Đại Học chăn Trâu




Thursday 30 October 2014

Đồng chí X đột nhiên ngoan ngoãn bất thường

 

Đồng chí X đột nhiên ngoan ngoãn bất thường

Cà Phê Tối: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân: Công cụ cướp đất của dân



image





Preview by Yahoo




Bạn đọc Danlambao - Giữa lúc đang bị chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tấn công tới tấp trên nghị trường quốc hội, vợ chồng ngài thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến đi Ấn Đô bất ngờ tỏ ra ngoan ngoãn một cách lạ kỳ.

Trong ảnh là vợ chồng thủ tướng đang tham dự buổi lễ tại chùa Mahabodhi, bang Bihar, Ấn Độ vào hôm 27/10/2014. Dù đã ngồi khoanh chân và chắp tay ngoan ngoãn, nhưng cặp mắt liếc láo liên của ngài thủ tướng vẫn đầy tà tâm.

Bắt chước blogger Điếu Cày, đồng chí X đi dép tổ ong chăng? Thưa không, đây là loại dép thường để đi trong phòng khách sạn.

Mặc dù tỏ ra ngoan ngoãn, nhưng mắt đồng chí X luôn hướng về ống kính như để khoe chuỗi tràng hạt lớn đang đeo trên tay.


Đồng chí X đang cầu xin điều gì?








=======================================





Lâm Đồng: Xe chở alumin trở thành nỗi ám ảnh của người dân

NGUYỄN DŨNG (TTXVN/VIETNAM+)



Hiện trường vụ lật xe đầu kéo chở alumin tháng 2/2014. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Sau những vụ tai nạn liên tiếp trong thời gian gần đây, xe chở alumin – sản phẩm của Dự án Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng (gọi tắt là Bauxite Tân Rai, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân trên tuyến đường mà đoàn xe này đi qua.

Từ tháng 5/2013, alumin bắt đầu được chuyển từ Tân Rai xuống cảng Gò Dầu (Đồng Nai) để xuất khẩu. Công tác vận chuyển alumin được Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) giao cho Công ty Cổ phần Than Miền Nam phụ trách.

Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 100 phương tiện của công ty này chở khoảng 1.700-2.000 tấn alumin đi cảng Gò Dầu.

Trong thời gian qua, alumin được vận chuyển theo lộ trình: từ nhà máy-tỉnh lộ ĐT 725-Quốc lộ 20-tỉnh lộ ĐT 769-cảng Gò Dầu.
Theo lộ trình này thì xe alumin sẽ đi qua nhiều khu dân cư, đô thị đông đúc như: thị trấn Lộc Thắng (Bảo Lâm), thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), Định Quán (Đồng Nai)…

Phương tiện vận tải vừa nhiều, hầu hết lại có kích thước lớn nên xe chở alumin đã trở thành nỗi ám ảnh trên các đoạn đường mà nó đi qua, nhất là những “điểm đen” về tai nạn giao thông.

Theo thống kê, chỉ tính riêng trên đoạn đường từ nhà máy Bôxit Tân Rai qua tỉnh lộ 725-Quốc lộ 20 (qua huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, thành phố Bảo Lộc) từ đầu năm 2014 đến nay đã có khoảng 10 vụ lật xe chở alumin.

Dốc Lâm Trường trên tuyến tỉnh lộ ĐT 725 (qua thị trấn Lộc Thắng, Bảo Lâm) là một “điểm đen” trong những vụ lật xe alumin.
Bà Nguyễn Thị Hương, nhà ngay khúc cua Lâm Trường cho biết: Chỉ vài tháng trở lại đây đã có năm vụ lật xe tại khúc cua này, trong đó có ba vụ lật xe chở alumin làm một người thiệt mạng, khiến nhiều nhà dân ở sát mặt đường nơi đây lo lắng.
Trước tình trạng trên, Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lâm đã có văn bản đề nghị Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên Nhôm Lâm Đồng (quản lý Dự án Bauxite Tân Rai) phối hợp với các đơn vị vận chuyển alumin có giải pháp chấn chỉnh hoạt động của các xe đi qua địa bàn.

Ông Vương Khả Kim, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lâm cho biết thêm, huyện cũng kiến nghị Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng có giải pháp khắc phục những “điểm đen” về tai nạn trên tuyến ĐT 725 và kiểm tra lại thiết kế mặt đường, độ nghiêng tại khúc cua Lâm Trường, bởi trên thực tế, một số tài xế cho rằng khi đi qua khúc cua này họ chạy khá chậm nhưng do mặt đường bị nghiêng về một bên khiến xe dễ bị lật, nhất là xe chở alumin có chiều dài lớn hơn xe thường.

Bà Nguyễn Thị Hương cho biết: “Sau vụ tai nạn chết người vừa qua, lực lượng cảnh sát giao thông đã tổ chức chốt trực, kiểm tra tốc độ thường xuyên tại khúc cua này, nhất là vào giờ cao điểm học sinh tan học về. Hơn một tuần trở lại đây, tôi thấy các xe alumin chạy cẩn thận, từ tốn hơn và chủ yếu chạy vào buổi chiều, tối có ít người đi đường”.

Ghi nhận vài ngày gần đây cho thấy, mật độ xe chở alumin từ khu vực nhà máy alumin Tân Rai ra tuyến đường ĐT 725 đã giảm đáng kể, tình trạng bốn, năm xe nối đuôi nhau rất ít, nhiều tài xế cũng chạy với tốc độ khá chậm.
Tại bãi tập kết xe trước cổng số 2 của nhà máy alumin, một số tài xế đang kiểm tra lại các bộ phận của xe để chờ đến giờ vào nhận hàng.

Ngồi nghỉ sau giờ giao ca, lái xe Phạm Lê Sang Ngọc Tiến cho biết, sau vụ lật xe alumin làm chết người mới đây, công ty đã gắn thiết bị giám sát hành trình trên từng xe theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải nên các lái xe đều phải tuân thủ tốc độ, tải trọng quy định. Ngoài ra, khi đi qua đường đèo, nhiều tài xế cũng chủ động kiểm tra xe, quan sát kỹ hơn để tránh nguy cơ tai nạn giao thông xảy ra.
Trong Hội nghị kiểm điểm một năm sản xuất và tiêu thụ alumin-hyđroxit nhôm được Vinacomin tổ chức tại Lâm Đồng tháng Tám vừa qua, đơn vị này cho biết: Kể từ khi vận hành chính thức đến năm 2014, nhà máy alumin Tân Rai đã vận hành khoảng 78% công suất thiết kế.

Dự kiến từ năm 2015, công suất sẽ được nâng lên 100% với sản lượng 650.000 tấn alumin một năm. Như vậy, khi sản lượng tăng lên, thêm nhiều đơn hàng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu được ký kết (như Vinacomin đã công bố trong Hội nghị nói trên) là đồng nghĩa với nhu cầu xe vận chuyển alumin cũng tăng.
Với lộ trình của xe chở alumin như hiện nay, việc tăng thêm xe alumin hoạt động trên tuyến Quốc lộ 20 – vốn có lưu lượng xe tải, xe du lịch khá nhiều càng khiến cho nỗi lo an toàn giao thông trên tuyến đường này gia tăng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên những tuyến đường này thì cần có một giải pháp lâu dài và căn cơ hơn chứ không chỉ là những giải pháp tình thế như hiện nay.
N.D.


Vấn đề an toàn địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Minh Trần

 - Cho đến nay công việc xây dựng các Dự án về vấn đề an toàn địa điểm đối với hai nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) đầu tiên Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 vẫn chưa hoàn tất…

Đối với nhà máy điện hạt nhân, an toàn địa điểm xây dựng nhà máy rất được quan tâm. Từ những năm 2009 và 2010, với Nghị quyết số 41/2009/QH12 của Quốc hội và văn bản số 460/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ, Chủ trương đầu tư và Kế hoạch tổng thể thực hiện Dự án Nhà máy Điện hạt nhân (NMĐHN) đã được khởi xướng, nhưng cho đến nay, vấn đề an toàn địa điểm đối với hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 vẫn còn được đặt ra ở nhiều cuộc hội thảo lớn nhỏ với sự tham gia của nhiều đại biểu trong và ngoài nước.

Đông đảo các nhà khoa học, cơ quan, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự Hội thảo về an toàn trong lựa chọn địa điểm nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Ninh Thuận. Ảnh: Cục ATBXHN.


Các tiêu chí an toàn địa điểm 

Tiêu chí an toàn đối với địa điểm để xây dựng NMĐHN bao gồm: Không có hoặc ít có khả năng chịu tác động từ các mối nguy hiểm tự nhiên như động đất, núi lửa, ngập lụt, sóng thần, bão lốc, địa chất kiến tạo,… hay các mối nguy hiểm do hoạt động của con người gây nên như cháy nổ, máy bay rơi…, có mật độ phân bố dân cư, các điều kiện khí tượng thủy văn, hải văn, nước ngầm, đường giao thông hợp lý,… để tác động phóng xạ của NMĐHN ra môi trường xung quanh là thấp nhất, cả trong điều kiện vận hành bình thường và khi có sự cố.


Trong đó, điều quan tâm nhất, đặc biệt sau sự cố sóng thần hy hữu gây ra thảm họa lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào tháng 3/2011, là vấn đề địa điểm được chọn cho hai nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, vùng ven biển Ninh Thuận nói chung với trọng tâm là khả năng xảy ra động đất và sóng thần.

Tại vì, về mặt địa chất, Ninh Thuận được xác định là vùng động đất cấp 5 hoặc 6 và theo tính toán khoa học, một trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5 độ Richter xuất hiện ngoài biển có khả năng gây ra sóng thần. Ngoài ra, Ninh Thuận giáp ranh với vùng Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận và các tỉnh lân cận này thuộc tuyến đứt gãy 109 – 110 độ, hàng năm đều có động đất, cường độ từ 4,7 đến 5,2 độ Richter.


Đây là hoạt động kiến tạo bình thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu động đất trên 8 độ Richter, ước tính sau 15-30 phút, sóng thần sẽ đến đất liền và ảnh hưởng trực tiếp lên khu vực nhà máy. Mặc dù, theo sự đánh giá của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, với mức độ động đất như xảy ra xưa nay kèm theo hoạt động của núi lửa, sóng thần cũng có thể xuất hiện nhưng với cấp độ không cao.

Đây có thể là cơ sở để Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cho rằng khu vực xây dựng nhà máy (Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2) là tương đối ổn định và những trận động đất thông thường sẽ không ảnh hưởng đến khu vực nhà máy. Ngoài ra, vị đại diện Ban chuẩn bị đầu tư dự án (tháng 3/2011) cho biết thêm: “Hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ được thiết kế ở mức dự phòng cao hơn từ 15 đến 30% so với mức độ động đất cao nhất đã từng xảy ra ở Việt Nam (6,8 độ Richter)”.

Ngoài ra, 2 nhà máy còn được thiết kế hệ thống đê chắn sóng cao đến 15 m, mặc dù mức sóng cao nhất ghi nhận được tại Ninh Thuận chỉ 8 m.

Tuy nhiên, vì là một vấn đề hệ trọng liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân, đặc biệt sau sự cố sóng thần hy hữu gây ra thảm họa lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima (tháng 3/2011), nên từ tháng 7/2011 đến nay đã diễn ra nhiều cuộc hội thảo quốc tế về sự an toàn của địa điểm Ninh Thuận với trọng tâm là các vấn đề liên quan đến động đất và sóng thần.


Sự tiến triển và các tồn tại

Cuộc hội thảo quốc tế thuộc loại sớm nhất diễn ra từ 26-28/7/2011 với chủ đề “Các vấn đề liên quan đến động đất và sóng thần trong việc phê duyệt địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận” với sự tham dự của hàng trăm chuyên gia đến từ Nga, Mỹ, Nhật Bản, Armenia và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.

Các nhà khoa học trong nước cũng có dịp bàn riêng để đóng góp ý kiến về vấn đề an toàn địa điểm tại Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 9, vào tháng 8/2011. Ở diễn đàn này, một số chuyên gia cho biết có một số đứt gãy đang hoạt động bị bỏ sót trong các nghiên cứu, khảo sát trước đây. Các đứt gãy này được cho là có vai trò quan trọng đối với sự ổn định công trình trong khu vực và được đề xuất khảo sát bổ sung. Và, do đó, một cuộc khảo sát địa chất mới đã bắt đầu tiến hành từ ngày 3/2/2012.


Và sau 2 năm tiến hành khảo sát thực địa nhằm bổ sung thông tin cần thiết và để các cơ quan hữu quan xây dựng các báo cáo đánh giá đầy đủ và chính xác hơn về mức độ an toàn địa chất của các địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tương lai Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, hai cuộc hội thảo lớn đã được tổ chức vào năm 2014 cùng một chủ đề “An toàn trong lựa chọn địa điểm dự án nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Ninh Thuận”, một cuộc vào giữa năm này (vào các ngày 20-22/5/2014) và một cuộc vừa mới diễn ra (vào các ngày 20-22/10/2014).


Riêng cuộc hội thảo tháng 10 mới đây do Chủ tịch Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia (ATHNQG), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với Ban quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tổ chức. Tham dự Hội thảo, có nhiều đoàn đại biểu quốc tế, như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA; các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật (TSO) cho cơ quan pháp quy của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nga, Slovakia; các công ty tư vấn cho Công ty điện nguyên tử Nhật Bản – JAPC, Liên doanh EPT của Nga và một số công ty của Nhật Bản (Công ty điện hạt nhân quốc tế NB, Trung tâm an toàn địa chất quốc tế). Về phía Việt Nam, nhiều cơ quan quan tâm và cử các đại biểu đến dự như Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ Công thương, Tập đoàn điện lực VN (EVN), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, Đại học Mỏ địa chất và Cục ATBXHN…


Tại Hội thảo này, đại diện tư vấn Nga (EPT) và đại diện tư vấn Nhật (JAPC) đã trình bày về phương pháp khảo sát, bằng chứng hiện có và kết quả đạt được về các đứt gãy hoạt động và mô hình kiến tạo địa chấn, đánh giá nguy hại động đất sóng thần tại khu vực địa điểm Ninh Thuận 1 và 2 và vùng phụ cận.

Vẫn còn tồn tại những ý kiến không thống nhất giữa 2 nhóm tư vấn nước ngoài nói trên liên quan đến địa chất, địa vật lý và địa chấn (nhận xét của Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân). Đồng thời hai nhóm tư vấn cũng có những ý kiến đóng góp về phương pháp khảo sát và kết quả của mỗi bên và đề xuất mô hình địa kiến tạo chung cho cả hai địa điểm.


Tại hội thảo, rất nhiều câu hỏi từ các chuyên gia trong nước và quốc tế đã được đặt ra cho tư vấn Nga và Nhật về các vấn đề liên quan đến đảm bảo an toàn trong lựa chọn địa điểm NMĐHN Ninh Thuận. Hai vị đại diện tư vấn Nga và Nhật cũng trình bày về các kế hoạch khảo sát bổ sung theo khuyến cáo về an toàn của Hội đồng An toàn hạt nhân Quốc gia.


Như vậy, cho đến nay công việc xây dựng các Dự án về vấn đề an toàn địa điểm đối với hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 vẫn chưa được hoàn tất. Rõ ràng, tình hình này đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm ở trong nước và các tổ chức tư vấn ở nước ngoài, trước hết là từ Nga và Nhật Bản, phải tăng tốc, ngay cả khi đã có quyết định lùi thời gian khởi công 2 xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.


M.T.

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts