Đại Học chăn Trâu




Tuesday 21 October 2014

SỰ HÃNH TIẾN CỦA NGƯỜI VÔ HỌC....



Lịch sự tối thiểu trong cách giao tiếp còn không biết, lãnh đạo quốc gia đưa cả nước xuống hố không phải là điều lạ.
SỰ HÃNH TIẾN CỦA NGƯỜI VÔ HỌC....
Dinhnguyen Dinh
Hình của TTXVN.
Kiến thức phổ thông không chỉ là những hiểu biết đời thường mà nó còn là sự giao tiếp hàng ngày giữa con người với nhau .Trong đó có phép xã giao .( Tôi chưa nói phép ngoại giao giữa các nguyên thủ quốc gia) Trong cách xã giao ngoài lời nói ý nhị,dịu dàng ,những cử chỉ đi đứng khoan thai,nhẹ nhàng … Cái bắt tay nó thể hiện trình độ một con người….

Cả thế giới tôi không dám nói nhưng với nước Pháp và các nước nói tiếng La Tinh người ta rất coi trọng cái bắt tay này……Một cái bắt tay thật chặt tỏ rõ chân tình ….Một bàn tay ấm áp nói lên cái tình người chân thật…..Một nụ cười tươi thân thiện ,một ánh mắt nhìn thẳng người đối diện ta đây là người quân tử dám đối diện với sự thật , không hề gian dối hay quanh co.……

Giờ đây thử phân tích cái tấm hình anh “Tưởng Thú” của ta khi bắt tay với Đức Giáo Hoàng Francis ...Giáo chủ của đạo Thiên Chúa Giáo…( Ngài là người đứng đầu ,đại diện cho hơn 2 tỉ người trên trái đất này với sự đạo đức , uyên bác vô vàn).

ĐGH đã bắt tay thật chặt ,nở một nụ cười thật tươi , đôi mắt ngài nhìn thẳng .Ngài có hèn,mọn không thưa quí vị…?….Theo tôi ngài không hề hèn mọn mà ngài đã trở nên cao quí trong sự khiêm cung….Còn ‘Tưởng Thú” của chúng ta :Mặt vênh vênh . ưỡn ngực , người thẳng đứng , mắt nhìn đi nơi khác tỏ vẻ coi thường cái bắt tay này ,lo làm đẹp với phóng viên ảnh…..Ông có cao quí không thưa quí vị…?….Theo tôi ông chẳng cao quý tí nào mà là người ‘VÔ HỌC” ,một nguyên tắc xã giao rất thường ông cũng chẳng biết……!!!.......

Không biết quí vị sao chớ tôi thật lấy làm xấu hổ….Rất xấu hổ khi có người đại diện cho nước Việt Nam hiền hòa lại tỏ vẻ lấc cấc ,vênh vênh váo váo, khinh mạn trước tất cả những con mắt trên thế giới này….. ĐÂY CÓ PHẢI LÀ SỰ HÃNH TIẾN KHÔNG ..?.....Tự trả lời.....CÓ LẼ THẾ......!!!!.......
ĐINH NGUYỄN 19-10-2014….

Nguyễn Ngọc Nhi


TRÙM XẠO GẶP NHAU

Khi người ta nói Việt Nam đang đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì sự ví von ấy hàm ý liều lĩnh, bắt cá hai tay, muốn chơi với cả hai bên mà lại không thật lòng với bên nào. Có nghĩa là cà chớn. Và như thế thì rốt cuộc chẳng được gì. Sẽ trơ trọi, sẽ đơn độc. Và trò “đu dây” ấy sẽ rất nguy hiểm.

Nhưng trên thực tế Việt Nam có đu dây không?

Người đu dây là một người tự tin, dũng cảm, mạnh mẽ và tài năng. Nhưng đứng trước Trung Quốc và Mỹ thì chính quyền Việt Nam không hề có các tố chất ấy.
-Không tự tin vì mặc cảm nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu. Trước đây Việt Nam huênh hoang là “đánh thắng ba đế quốc sừng sỏ”. Nay thì tự ti đến nỗi một ông bộ trưởng Tàu sang Việt Nam để “kêu gọi đứa con hoang trở về” mà chính quyền cứ im thin thít.

-Không dũng cảm vì nó giết ngư dân mình mà mình còn sợ phạm huý, chỉ dám gọi nó là “tàu lạ”. Nó đổ quân chiếm đảo của mình mà mình lại ra lệnh không được kháng cự để đến nỗi bị nó bắn tan xác 65 chiến sĩ hải quân ở Gạc Ma chỉ trong vòng mấy phút.

-Không mạnh mẽ vì vũ khí thời chiến tranh để lại thì đã rỉ sét, vũ khí mới mua thì lèo tèo vài ba cái làm kiểng, và nạn tham nhũng tràn lan, quanh năm lo vơ vét ăn chặn, cắt xén, rút rỉa ngân sách, còn chí khí đâu mà đánh giặc?

Thử hỏi một kẻ nhu nhược, tự ti mặc cảm và nghèo rớt mồng tơi như Việt Nam thì nhìn thẳng vào mặt người ta còn không dám, nói chi tới chuyện đu dây. Vì đu dây là “giỡn mặt tử thần”. Việt Nam có bản lãnh gì mà dám đu dây?

Và điều quan trọng nhất là từ khi ông Hồ tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp đã khẳng định chỗ đứng của mình là trong vòng tay Trung Quốc rồi. Thắng trận Điện Biên Phủ cũng là nhờ vũ khí Trung Quốc, thắng Mỹ cũng nhờ vũ khí Trung Quốc.
Cho nên miệng thì nói “không có gì quý hơn độc lập tự do” nhưng trong lòng thì đã quyết “đổi độc lập tự do đề nắm cho được chính quyền”.

Từ chọn lựa đó mới đẻ ra “Cải Cách Ruộng Đất”. Trong chiến dịch này nhà cầm quyền Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc đến nỗi vì muốn lấy lòng họ mà phải bắn bỏ nhiều nhân sĩ yêu nước từng đem cả tài sản mình ra giúp đỡ kháng chiến.
Năm 1990 ông Linh cùng các đồng chí của ông tại hội nghị Thành Đô đã làm một việc mà bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gọi là: “Bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm”.

Năm 2010 liên tiếp nhiều phái đoàn quân sự cấp cao của Việt Nam sang học tập ở Trung Quốc, dấn thêm những bước quan trọng vào sự lệ thuộc quân sự.
Rõ ràng là ngay từ những ngày đầu thành lập chế độ, thì Việt Nam đã hành xử như một tỉnh lẻ của Trung Quốc -trừ một giai đoạn ngắn từ năm 1975 đến 1979 có ý muốn thoát Trung và lập tức bị TQ “cho một bài học” bằng cuộc chiến tranh biên giới 1979 –  còn lại, từ trước 1945 đến nay, chính quyền Việt Nam đã một lòng theo Trung Quốc, đã chọn Trung Quốc làm ông chủ, đã nguyện nâng khăn sửa túi cho Trung Quốc, đã khép nép làm “con nuôi” của các vị cha già dân tộc: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và ngày nay là Tập Cận Bình.

Với một “thân phận” như vậy, liệu Việt Nam có tư cách để “đu dây” qua phía Mỹ không?
*
Chuyện Việt Nam đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ xem ra chỉ là bịa đặt.
Nhưng sao lại có chuyện các vị lãnh đạo cao cấp Việt Nam thăm viếng Hoa Kỳ?
Tôi cho rằng các cuộc thăm viếng ấy cũng nằm trong kịch bản của Trung Quốc. Việt Nam muốn vào TPP, muốn mua vũ khí của Mỹ. Cả hai việc ấy cũng chỉ có lợi cho Trung Quốc.
Xưa nay phần lớn các hàng xuất khẩu của “Việt Nam” sang Mỹ chỉ là trên giấy tờ, chỉ là nói cho oai, thực ra đó là hàng của Trung Quốc sản xuất tại Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu – tiếng là của Việt Nam – thực ra cũng là kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.
Việt Nam mua của Nga 2 tàu ngầm Kilo, nhưng Trung Quốc đã mua 20 tàu ngầm kilo giống như vậy. Liệu 2 chiếc có gãi ngứa được 20 chiếc nếu xảy ra chiến tranh không? Nếu câu trả lới là KHÔNG thì mua tàu ngầm để làm gì?
Đối với một kẻ nhu nhược, mặc cảm và run rẩy thì có con dao trên tay hay không, cũng giống hệt nhau. Bởi vì vấn đề là anh có dám đâm hay không. Nếu anh không dám đâm thì cầm dao để làm gì? Mua dao để làm gì?
*
Vậy thì những dư luận cho rằng:
-Việt Nam đang đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ.
-Mỹ bỏ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam vì vấn đề nhân quyền
-Việt Nam mua vũ khi của Nga và Mỹ để đương đầu với Trung Quốc… tất cả đều xạo, vì:
1/ Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn khẳng định mối quan hệ trước sau như một với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Trung Quốc; thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển theo phương châm “16 chữ vàng” và tinh thần “4 tốt”.
2/ Mớ vũ khí Việt Nam mua được quá ít ỏi (tiền đâu mua nhiều?), đối với Trung Quốc chỉ là những đồ chơi. Chưa kể việc Trung Quốc đã xây xong một sân bay quân sự trên đảo Hoàng Sa rồi. Cái sân bay ấy còn lợi hại hơn cả một hàng không mẫu hạm vì nó “đậu” sát bờ biển Việt Nam (chỉ cách Đà Nẵng hơn 300 km) và không thể bị đánh chìm!
3/ Mỹ cũng rất muốn bán vũ khí cho Việt Nam (chế tạo vũ khí là một trong những nền công nghiệp quan trọng của Mỹ). Mỹ đưa vấn đề “nhân quyền” ra để mặc cả với Việt Nam cũng chỉ là màu mè, ra vẻ ta đây quan tâm tới nhân quyền, còn phía Việt Nam thì giữ thể diện cho Mỹ bằng cách thả tượng trưng vài người nổi tiếng. Trên thực tế nếu Việt Nam đếch thả người nào thì Mỹ vẫn bán vũ khí như thường (ngu sao không bán?)
4/ Việt Nam mua vũ khí của Nga, của Mỹ nhưng không xài (vì có dám đánh nhau với Trung Quốc đâu mà xài?). Vậy mua để làm gì?
Câu hỏi này làm người ta nghĩ ngay tới vụ Vinashin mua cái “ụ nổi”. Và vô số vụ “mua về đắp mền” khác nữa.
*
Chúng ta đang sống trong một thời đại XẠO HẾT CHỖ NÓI. Nga cũng xạo, Mỹ cũng xạo, Trung Cộng cũng xạo và Việt Nam cũng… rứa.
“Mười Sáu Chữ Vàng”, “Bốn Tốt” cũng xạo, Mỹ “quan ngại sâu sắc” cũng xạo, Mỹ “bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí” cũng xạo, mà “đu dây” cũng xạo nốt.
ĐÀO HIẾU
http://daohieu.wordpress.com/2014/10/14/huyen-thoai-du-day-dao-hieu/

Các nhà dân chủ đứng giữa đêm pháo hoa và chiếc bình đầy chuột

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-10-20
Các bạn trẻ biểu tình ủng hộ dân chủ tập trung cho một lớp học ngoài trời ở quận Causeway Bay ở Hong Kong vào ngày 01 Tháng Mười, năm 2014.
Các bạn trẻ biểu tình ủng hộ dân chủ tập trung cho một lớp học ngoài trời ở quận Causeway Bay ở Hong Kong vào ngày 01 Tháng Mười, năm 2014.
AFP
Tuần trước chúng tôi đã đặt tựa đề cho bài điểm blog là Dư âm Hồng Kong, những tưởng câu chuyện Hong kong đã kết thúc. Không! Nó chưa kết thúc, chưa kết thúc trên đường phố Hồng Kong và cũng chưa kết thúc trong lòng các blogger Việt nam.
Ba tuần lễ sống cùng không khí Hồng Kong, cảm xúc mạnh mẽ ban đầu đang nhường bước cho những suy nghiệm trầm lắng hơn, những suy nghiệm về dân chủ, về tuổi trẻ và về Việt nam.
Trông người mà nghĩ đến ta
Không biết có phải để ứng theo câu nói xưa rằng Thiên bất dung gian hay không mà ngay lúc tuổi trẻ Hồng Kong tưng bừng lo toan việc nước thì Hà nội bắn pháo hoa, và tuổi trẻ Hà nội tưng bừng nô nức vui chơi trong đêm pháo hoa mà nhiều người nói rằng hàng tỉ đồng đã ra đi trong thuốc pháo.
Trong bài Mối quan tâm của thế hệ, blogger Viết từ Sài gòn viết rằng:
Không thể nói gì hơn là xấu hổ, quá sức xấu hổ khi phần đông tuổi trẻ Việt Nam chẳng biết gì về sự tiến bộ của thế giới cũng như họ chưa bao giờ hiểu được thế nào là giá trị của sự tiến bộ và giá trị của một thế hệ tôn trọng dân chủ, một thế hệ có dân chủ. Những thứ họ quan tâm là miếng ăn, bữa nhậu, thú vui nó mắt và khám phá giới tính, tìm những ảo giác…
Không thể nói gì hơn là xấu hổ, quá sức xấu hổ khi phần đông tuổi trẻ Việt Nam chẳng biết gì về sự tiến bộ của thế giới cũng như họ chưa bao giờ hiểu được thế nào là giá trị của sự tiến bộ và giá trị của một thế hệ tôn trọng dân chủ, một thế hệ có dân chủ
blogger Viết từ Sài gòn
Trong không khí ồn ào náo nhiệt đó, blogger Nguyễn Lân Thắng, một tay săn ảnh đã không thể “chung vui” cùng hàng trăm ngàn bạn trẻ Hà nội, anh trích lời Karl Marx, ông tổ tinh thần của những người cầm quyền tại Hà Nội và Bắc Kinh
Chỉ có loài cầm thú mới quay lưng lại với nỗi khốn cùng của đồng loại để chỉ biết lo chăm sóc cho bộ lông của chúng.
Và rồi sau màn pháo hoa nhộn nhịp, anh ra khỏi nhà để tìm được những bức ảnh đường phố Hà Nội đầy rác, và những bóng đèn điện thể hiện hình ảnh các con chim bồ câu hòa bình lao vào cây liềm và chiếc búa của đảng cộng sản. Anh viết tiếp
Bạn có quyền gào lên sung sướng vì pháo hoa, nhưng cho phép tôi giữ lại trong lòng nỗi buồn mênh mang về một đất nước vô cảm.
Nhưng blogger Song Chi lại có cái nhìn vị tha hơn về sự hồn nhiên đến vô trách nhiệm của những người trẻ tuổi khi bà viết rằng
Nên đừng trách tuổi trẻ Việt Nam không được như tuổi trẻ Hong Kong, người lớn Việt Nam thì sao? Trong khi người lớn ở Hong Kong ủng hộ, hỗ trợ hoặc cùng xuống đường, cùng ăn cùng ngủ cùng hứng lựu đạn cay với con em họ thì nhiều người lớn ở Hà Nội và các vùng lân cận cũng đổ xuống đường nhưng là để xem pháo hoa. Hay người lớn ở Sài Gòn thì chỉ biết ngậm ngùi than thở cho sự “biến mất” của thương xá Tax, một công trình kiến trúc có tuổi đời hơn 130 năm, những hàng cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm mà không dám xuống đường phản đối, đừng nói gì đến xuống đường đòi tự do dân chủ…
Một số đông bạn trẻ Việt nam hò reo mừng các buổi bắn pháo bông tại Hà Nội tốn hàng tỷ đồng
Một số đông bạn trẻ Việt nam hò reo mừng tại các buổi bắn pháo bông tại Hà Nội tốn hàng tỷ đồng
Còn blogger Viết từ Sài gòn thì cho rằng sự hững hờ, hồn nhiên vô trách nhiệm ấy là một sự tha hóa của cả một thế hệ
Và cái đích đến của họ là sự vong thân một cách toàn diện.
Người lớn ở Sài Gòn thì chỉ biết ngậm ngùi than thở cho sự “biến mất” của thương xá Tax, một công trình kiến trúc có tuổi đời hơn 130 năm, những hàng cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm mà không dám xuống đường phản đối
blogger Song Chi
Đó là điều đáng buồn, đáng xấu hổ, thậm chí đáng nhục của quốc gia, dân tộc. Nhưng đó lại là thắng lợi lớn của kẻ cầm quyền độc tài. Vì đối với nhà nước độc tài, không có gì đáng quí và đáng có hơn hàng nhiều thế hệ, thậm chí cả một dân tộc trở nên ngu ngốc, coi trọng miếng ăn và hưởng thụ nhưng không quan tâm gì đến vận mệnh đất nước cũng như tương lai con em, tương lai đất nước sẽ về đâu.
Song Chi cố gắng tìm kiếm nguyên nhân của sự tha hóa và vong thân ấy, và bà kết luận rằng Đất độc thì cây khó mà sinh quả ngọt.
Mảnh đất độc địa nào ghê gớm như vậy?
Mảnh đất độc địa của giáo điều và chiếc bình vôi nên vất đi
Blogger Cánh Cò viết về người cộng sản, những người có trách nhiệm lớn nhất trong việc tạo dựng môi trường xã hội của Việt nam hôm nay
Việc coi thường mọi giá trị nhân văn của người cộng sản đã để lại vết cháy xém trên cơ chế không thể nào tẩy rửa
Nhà văn Phạm Đình Trọng nói với chúng tôi về cái cách nhìn của người cộng sản về con người, trong lúc ông gần như bị giam lõng dù không có một bản án dân sự hay hình sự nào:
“Ở chế độ này người ta không nhìn nhận chúng tôi là con người nữa, mà như bầy súc vật, họ muốn làm thế nào thì làm. Đã là con người thì phải có những quyền tối thiểu là tự do đi lại, ăn uống, hít thở.”
Cánh Cò Viết tiếp về những phát ngôn của các nhà lãnh đạo cộng sản trong thời gian gần đây rằng: Nói không cần ai nghe và do đó trách nhiệm của lời nói là một khái niệm hết sức cộng sản.
Một trong những lời nói đó là câu phát biểu của một quan chức cao cấp rằng bùn đỏ trên Tây Nguyên đang tràn ra từ các hồ chứa chất thải do khai thác quặng bauxite là không độc hại và nó chỉ là bùn có màu đỏ. Nhà khoa học Tô Văn Trường đã ngao ngán đặt câu hỏi là những quan chức ấy nói lấy được hay nói chỉ để nói!
Nhưng câu nói nổi tiếng nhất chắc có lẽ là của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam về công việc chống tham nhũng hiện nay. Ông nói rằng chống tham nhũng như ném chuột và không nên làm vỡ chiếc bình quý.
Câu nói nổi tiếng này không ngờ là đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong suốt hai tuần lễ liền.
Blogger Kami thì đoán rằng ông Trọng nói thế như là một thông điệp gửi đến các đối thủ chính trị nguy hiểm của ông là ông đã đầu hàng.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu thì thẳn thắng nói rằng chiếc bình đó chính là đảng cộng sản.
Cây bút Thế Thanh cũng đề cập tới chiếc bình cộng sản ấy trong một bài phê bình tác phẩm Đèn Cù của nhà văn Trần Đĩnh trên trang của nhà văn Phạm Thị Hoài. Thế Thanh viết rằng sở dĩ Trần Đĩnh còn chưa bị nhà cầm quyền cộng sản đụng tới vì thực ra ông vẫn chưa động tới cái bình của họ, cái bình mà nhà hoạt động dân sự Nguyễn Quang A nói rằng nó chỉ là chiếc bình vôi cần vứt đi.
Còn nhà Kinh tế Alan Phan thì dí dỏm hơn, ông viết rằng chuyện những người điên quản lý trại giam như người Mỹ vẫn hay trào lộng không nguy hiểm bằng để những con chuột quản lý kho gạo!
Câu chuyện dân chủ Việt nam
Tổng kết hơn nửa thế kỷ cai trị của người cộng sản ở Việt nam, blogger Nguyễn Hưng Quốc viết
Những người cộng sản, trước khi giành được chính quyền, chỉ hướng tới tương lai và dùng cái tương lai xa xôi và không tưởng ấy để chiêu dụ dân chúng và tập hợp lực lượng; sau khi giành được chính quyền, họ chỉ quay về với quá khứ, dùng cái quá khứ tranh đấu và chiến thắng ấy để biện chính cho quyền lực mình đang nắm giữ và muốn tiếp tục nắm giữ mãi mãi. Hình như không bao giờ họ sống và nhìn vào hiện tại để thấy tất cả những tai ương và khốn khổ do họ tạo ra cho người khác và cho cả dân tộc.
Giải thích điều này Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nói ngắn gọn:
Lý thuyết của họ là dựa trên vô sản, nhưng do độc quyền nên khi họ có quyền rồi thì họ thành tư sản
Và những nhà tư bản đỏ hiện cai trị Việt nam không còn dễ dàng nữa, vì như blogger Cánh cò viết
Thông tin đã thành bão, giấc mơ bịt miệng nhân dân của lãnh đạo đã tan vỡ, những mảnh vỡ ấy đâm thấu tim gan xã hội và làm cho tiếng ta thán của cộng đồng ngày một lớn hơn.
Họ (người cộng sản) chỉ quay về với quá khứ, dùng cái quá khứ tranh đấu và chiến thắng ấy để biện chính cho quyền lực mình đang nắm giữ và muốn tiếp tục nắm giữ mãi mãi. Hình như không bao giờ họ sống và nhìn vào hiện tại để thấy tất cả những tai ương và khốn khổ do họ tạo ra cho người khác và cho cả dân tộc
blogger Nguyễn Hưng Quốc
Ngoài những lời ta thán thì cũng đã có những con người can đảm hơn, can đảm nói lên sự thật, như facebooker Đặng Bích Phượng viết rằng viết lên sự thật mà đi tù thì cũng viết.
Nhưng liệu sự dũng cảm ấy đã đủ để làm nên một cuộc thay đổi cho xã hội Việt nam tốt đẹp hơn?
Với một cái nhìn nhiều lý trí hơn tình cảm blogger Kami nhận xét về phong trào dân chủ ở Việt nam trong bài Bài học nào cho phong trào Dân chủ VN từ biểu tình ở Hong kong?
Trong bài này Kami đề cập đến chuyện gần đây Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, người chống lại sự can thiệp của đảng cộng sản vào công việc độc lập của luật sư đoàn. Trong tuần lễ vừa qua luật sư Trừng bị cơ quan an ninh Việt nam thẩm vấn. Kami viết rằng:
Một câu hỏi được đặt ra là: Các tổ chức XHDS ở Việt nam đã đứng ở đâu trong lúc xảy ra câu chuyện ở Đoàn Luật sư TP. HCM và tại sao họ không có bất cứ hành động gì để bày tỏ sự ủng hộ trong cuộc đấu tranh đơn độc của LS. Nguyễn Đăng Trừng?
Sự thất bại của các hoạt động chính trị đông người của các tổ chức XHDS ở Việt nam trong những ngày gần đây nhất, như: Biểu tình phản đối bắn pháo  hoa hay Trao Kiến nghị Yêu cầu Quốc hội Bạch hóa vấn đề Hội nghị Thành Đô, đã cho thấy các hoạt động này chủ yếu mang tính hình thức, a dua nhằm gây tiếng vang và thiếu sáng tạo.
Câu hỏi Bài học nào của Kami dường như trở nên khó trả lời hơn khi nhìn những bức ảnh của blogger Nguyễn Lân Thắng mô tả một đám đông trẻ trung hớn hở bên lề một con phố Hà nội đầy rác sau đêm pháo hoa!

Thực ảo hiệu quả dự án sân bay Long Thành

Trà Trường Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Theo dự kiến ngày 22-10, dự án xây dựng và khai thác sân bay Long Thành - Đồng Nai sẽ được trình Quốc hội để xin chủ trương đầu tư.

Dự án này được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay đến 2025, được xây dựng với tổng mức đầu tư trên 7,8 tỉ USD, tương đương 164.000 tỉ đồng.

Từ năm 2017 đến năm 2025, sân bay Long Thành sẽ được thực hiện công suất thiết kế và đưa vào khai thác đón khoảng 25 triệu lượt khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Để trấn an dư luận và thuyết phục quốc hội, thu hút nhà đầu tư, luân chứng kinh tế kỹ thuật dự án này (Giai đoạn 1) được tính toán rất hấp dẫn bởi nó tác động tích cực đến kinh tế - xã hội với tỉ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) trên 22%.


Thực tế thì như thế nào?


Việc xây dựng mới sân bay Long Thành - Đồng Nai là quy luật, yêu cầu tất yếu cho tương lai, phù hợp phát triển kinh tế xã hội, khi công suất khai thác sân bay Tân Sơn Nhất ở ngưỡng tới hạn. Hơn nữa sân bay ở xa khu vực thành phố Hồ Chí Minh dành cho chủ yếu là hành khách nước ngoài cũng góp phần khai thác cơ sở hạ tầng mới, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực phía nam.


Công suất khai thác của nhà ga Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là 20 triệu hành khách/năm. Năm 2013 đã có 20 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 9 triệu lượt hành khách quốc tế và 11 triệu lượt hành khách nội địa. Hiện vẫn đang đầu tư mở rộng lên quy mô 25 triệu lượt khách cho gói dự án có tổng mức là 2.311,2 tỷ đồng để đáp ứng tăng trưởng cho những năm tiếp theo.


Vấn đề đáng nói đến là hiệu quả đầu tư của dự án sân bay Long Thành - Đồng Nai nếu tính đúng, tính hợp lý thì lập luận hiệu quả tỷ suất hoàn vốn nội tại như tính toán là 22% - phải chăng là con số mơ hồ và ngụy biện?

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts