Đại Học chăn Trâu




Thursday 18 December 2014

Nghĩ gọn về Anh Ba Sàm

Nghĩ gọn về Anh Ba Sàm














Phạm Hồng Sơn (pro&contra) - Theo một nguồn khả tín, Tướng Tô Lâm, một ngôi sao đang lên nhanh của Bộ Công an, đồng môn thuở C500 của Anh Ba Sàm, từng gặp trực tiếp Anh Ba Sàm để khuyên nhủ. 

Nhưng, Anh Ba Sàm, cho đến khi bị bắt, hẳn chưa một ngày rời Ba Sàm. Có lẽ chỉ có những người đã ấp ủ, trăn trở và rất tha thiết với Tự do hơn tất cả mọi thứ mới có ứng xử như Anh Ba Sàm đã thể hiện: tiếp tục tình bạn nhưng “anh đường anh tôi đường tôi” dù “anh” đã dốc bầu tâm giao và dù “anh” là một chỉ huy quyền uy của lực lượng chuyên chính hiện hành. Chắc chắn tâm giao đó, khuyên nhủ đó phải được hiểu theo hai mặt, là những cam kết, hứa hẹn, tưởng thưởng, viễn cảnh không nhỏ về vật chất và ở mặt kia là một đe dọa của thì tương lai gần cùng những tương lai xa hơn đầy tai ương, uy hiếp.

Chắc chắn nhiều người đã từng hoài nghi, nghi ngờ Anh Ba Sàm. Việc bắt Anh Ba Sàm đã làm chỉ số tín nhiệm và tin tưởng nơi anh tăng vọt, nhưng, tôi tin, sự thận trọng, nghi ngờ chưa hẳn đã hết. Song, tôi cũng tin những người khó tính nhất, thận trọng nhất phải thừa nhận bản kết toán về truyền thông do Anh Ba Sàm tạo ra có số dư dương rất lớn thuộc về khai trí giúp nhận chân lịch sử, xóa đi những ảo tưởng về lãnh tụ, xua đi những huyễn hoặc về chính trị nhằm “phá vòng nô lệ” cả Tàu và ta. 

Càng thấy giá trị và ấn tượng ghê gớm nếu ta lại đặt số dư đó ở giữa hai vật, một bên là tấm thẻ Đảng đỏ thẫm của một cố Ủy viên Trung ương, cựu đại sứ tại Liên Xô (cái nôi của toàn trị cộng sản) còn bên kia là bộ quân phục sĩ quan an ninh màu cỏ tối đã bạc. Nhưng hình ảnh này không còn thuộc riêng cá nhân và gia đình Anh Ba Sàm nữa, nó đã thành một biểu tượng chung cho đặc tính hấp dẫn, khơi gợi thiện tính trong con người của Dân chủ Tự do. Bất kỳ hốc tối, khoảng băng giá nào của xã hội cũng có thể sẽ bén hoặc bắt tia lửa Dân chủ.

Xem thế, những hoài nghi, nghi kị đã và đang tồn tại có điều gì đó thật nhẫn tâm. Nhưng tình trạng lòng người hoang mang, chao đảo như vậy không phải là điều mới hay là trường hợp đầu tiên. Cách đây chừng 15 năm, khi ấy các “nhà hoạt động” còn hiếm hơn “lá mùa Thu”, bản thân tôi, người có ít kinh nghiệm, đã chứng kiến ít nhất một trường hợp tương tự.

 Tình trạng mù mờ, hoài nghi xót xa và không dễ chia sẻ, không thể lý giải được ngay một cách thấu đáo như thế vừa là hệ quả tất yếu vừa là một bi kịch không chỉ của đương sự, nghề nghiệp cá nhân, lịch sử gia đình mà còn là của lịch sử một dân tộc đã phải chịu nhiều tráo trở, là hệ lụy rất khó rời ngay được của một xã hội đã phải vượt thoát, sống còn bằng luồn lách với gần như mọi thủ đoạn trên nửa thế kỷ. Nhưng đó cũng là thách thức, là thử thách đối với tất cả những người muốn tiến bộ. Mọi sự nghi ngờ theo năm tháng dai dẳng đến đâu cuối cùng chỉ làm tăng thêm giá trị, niềm tin, ngưỡng phục, phẩm hạnh cho cái thật, dĩ nhiên chỉ khi cái thật đó không bải hoải, không bị giết chết bởi nghi ngờ.

Những chi tiết trình bày như thế không thể tránh được hệ quả gợi lên trong tâm trí nhiều người về nỗi cô đơn, lẻ loi của Anh Ba Sàm. Tuy nhiên, dù chúng ta không thích, đó vẫn là một thực tế hiển hiện của thân phận những người tranh đấu cho nhân quyền, tự do, dân chủ tại Việt Nam từ nhiều thập niên qua cho tới tận hôm nay, dù đã có những cải thiện. Đã có nhiều trăm người ký tên thật vào các thỉnh nguyện đòi trả tự do cho Anh Ba Sàm (và nhiều người khác) – một vượt bực so với chỉ 5 năm trước. Nhưng đã có bao nhiêu người có hành động mang tính rời xa thực sự cái Đảng, cái chính thể đang trấn áp Anh Ba Sàm (cùng nhiều người khác), như trả thẻ Đảng, bỏ ngành công an, tuyên bố rời những chức vị chẳng danh giá cho lắm, v.v., vì Anh Ba Sàm? Hiện thực này khiến tôi không thể không liên tưởng tới một hoạt cảnh múa đôi:

Bên này, nhà độc tài ngày càng phát ra những ngôn từ, những động tác, hình thái mới gần hơn với dân chủ nhưng quyết không để cái gì làm tổn hại tới các thiết chế độc tài, bên kia, người bị trị cũng ngày càng xướng ra những phát ngôn ủng hộ dân chủ, biểu tỏ phản đối trấn áp tự do nhưng cũng quyết không làm điều gì tổn hại tới danh vị, đặc quyền bản thân do độc tài ban phát.

Song, nói như thế không có nghĩa cố tình không biết đến những tấm lòng thơm thảo, những con tim đang trăn trở, nhức nhối, những chuyển động âm thầm trong lòng người. Nhưng nếu trung thực và mạnh dạn, chúng ta phải thấy rằng độc tài từ bao năm qua luôn đưa tay ghìm bớt tiếng cười khi liếc mắt nhìn những thỉnh nguyện có những lập luận rằng “người ấy” là “người yêu nước”, “không vi phạm pháp luật”, “không phải bất đồng chính kiến”, “không muốn làm anh hùng”, “đang đầy bệnh tật”, “rất ôn hòa”, “vì sự thật”, “đã có công với Đảng”, “thuộc gia đình cách mạng”, “chỉ vì lợi ích của Đảng” v.v...

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ cái sự “một mình” (alone), chứ không phải “cô đơn” (lonely), luôn là một thuộc tính bất biến của mọi khai phá, sáng tạo.

Tôi đã từng có lần yếu đuối rất đáng trách thốt ra lời “Thương anh” với người vì tự do mà bị lao tù. Nhưng nghĩ thêm, đối với những người bị lâm nạn vì đã khát khao tự do thực sự, cái “tình thương” đó không phải là điều họ cần nhất.

(Bảy tháng và 11 ngày sau khi Anh Ba Sàm cùng đồng sự bị bắt. Cuối ngày thứ Mười, ngày đã hết lệnh tạm giữ – tối đa 09 ngày – phải chuyển sang lệnh tạm giam,tức có “khởi tố”- thủ tục tố tụng tối thiểu để giam giữ lâu dài và đưa đến các thủ tục khác: truy tố, xử án, kết án – sau khi nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa bị bắt.)



© 2014 Phạm Hồng Sơn & pro&contra



Bà Bùi Thị Minh Hằng (tiếp theo)

Xem phần: (1)

Phạm Hồng Sơn - Trước phiên phúc thẩm, tôi đã tin tưởng, cầu mong bà Bùi Thị Minh Hằng và các đồng sự nhất quán về quan điểm và giữ nguyên khí phách. Thực tế đã trả lời hơn tôi mong đợi. Theo tường thuật của một Luật sư có mặt trong phiên tòa, bà Hằng đã: “đả đảo phiên tòa bất công của chính quyền cộng sản.” Tôi không chỉ mừng mà còn thấy bản thân rất may mắn trong lần này vì có những lần niềm tin lớn của tôi đã bị thực tế bác bỏ thẳng thừng.

Có thể nói bà Bùi Thị Minh Hằng phần nào có tính đại diện cho sự phức tạp, đổ nát, trăn trở, lầm lạc, thức tỉnh của một bộ phận dân chúng và là chứng nhân cho cả những biến chuyển chính trị một thời của xã hội Việt Nam. Bà là một “sản phẩm” không thể phủ nhận của nhà nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” và “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Là một người gặt hái và cũng là nạn nhân của “xuất khẩu lao động” trong thiên đường Liên Xô vĩ đại. Là con đẻ và cũng là một “con bò sữa loại bé nuôi cho béo rồi thịt” của một nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Là một hiện thân cho những bất đồng, xung đột, chia rẽ, vỡ nát từ trong gia đình lớn tới gia đình nhỏ của một xã hội tao loạn, tha hóa, mất phương hướng. Là biểu hiện của sự chuyển đổi nhận thức đương đại của một số nhân dân, dám đưa ẩn ức riêng để hòa vào cái oan chung, dám rời xa cuộc đời phóng túng, hưởng thụ cá nhân để góp thân vào sự mạo hiểm cho lợi ích cộng đồng, xã hội…

Một cuộc đời như thế, tất nhiên, sẽ là một bãi rác đẹp cho các ngòi bút bảo vệ độc tài, là một mỏ vàng cho những cây bút viết vì Con Người. Chỉ đáng tiếc trong xã hội hiện nay bút độc tài vẫn nhiều hơn bút người. Nhưng chính đó lại thể hiện cái bản lĩnh của bà Hằng và những người sát cánh cùng bà.

Cố nhiên, viết như thế không có nghĩa bà Hằng, giống như tất cả chúng ta, là con người hoàn hảo, không cần phải tự vấn, xem xét lại bản thân để sửa chữa hay hoàn thiện hơn nữa. Nhưng trong một xã hội đầy thờ ơ và hèn mạt, mọi mầm thiện, mầm dũng nhú lên đều là những bấu víu âm thầm cho lòng người, và đương nhiên rất cần phải được nâng niu, chắt chiu, bảo vệ.

Trong Đèn cù, Trần Đĩnh đã khái quát cái hèn của người dân Việt Nam trong thời xã hội chủ nghĩa là: “’nhân dân anh hùng không sợ bom đạn’ lại thua Thằng Hèn – Hèn vì nhân dân ta khiếp sợ quyền lực, khuất phục từ tổ trưởng trở đi”. Nhưng có những thực tế còn thảm hại hơn nhiều. Một lần đi ủng hộ bị cáo trong một phiên tòa, vô tình tôi được gặp một vị Giáo sư danh tiếng cũng đi ủng hộ, thật là vinh dự và vui mừng vô cùng. Nhưng khi bị công an xua đuổi, cả nhóm phải tản ra khỏi khu vực “cấm”, vị Giáo sư hốt hoảng nói với mấy người đi bên cạnh: “Này, đừng đi cùng nhau, không họ lại cho là có tổ chức đấy!” Ngày hôm sau, bài tường thuật về việc đi dự tòa của vị Giáo sư đó tràn ngập khắp mạng, tôi đọc và thấy đúng là bài viết thuộc đẳng cấp giáo sư, rất chữ nghĩa và khí phách.

Dĩ nhiên, làm “công dân” trong các nước xã hội chủ nghĩa, không cứ gì Việt Nam, không ai có thể độc quyền được cái hèn. Và không bao giờ có con người chỉ hoàn toàn thuộc về một khái niệm. Nhưng tôi thực sự bất lực trong việc định thứ hạng cho Trí và Dũng, Dũng và Trí. Vì thiếu một trong hai cái, hoặc đôi khi chỉ xếp nhầm vị trí thôi, độc tài chắc chắn sẽ mãi mãi còn mỉm cười.



Không thể có dân giàu nước mạnh với chế độ CS!














Hãy hiểu chính xác về CS:

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, thì VN chúng ta là một nước nghèo nàn và lạc hậu, nhưng ngoài đường chúng ta thấy ghi các biểu ngữ: “Nước VN giàu mạnh, công bằng và văn minh”! Có thật nước VN chúng ta giàu mạnh, công bằng và văn minh không? Tất cả chúng ta đã tự thấy rồi! Chúng ta đừng “mơ ngủ” để cho CS lừa bịp nữa! Chúng ta phải biết từ trong căn nguyên, chế độ CS không chủ trương dân giàu, nước mạnh, mà chủ trương “bần cùng hóa” và “ngu dân” để dễ cai trị. Muốn cứu nước và cứu mình, thì tất cả chúng ta phải có những hiểu biết căn bản về CS, và những nhận định chân xác về thực trạng đất nước chúng ta.

Điều kiện để một đất nước có thể trở nên giàu mạnh, là phải có một đội ngũ tài giỏi để điều hành đất nước, và họ phải có cái tâm kèm theo cái tài. Đất nước ta đang không có điều kiện đó, và tương lai cũng khó có!

Những “chủ nhân tương lai” của đất nước:

Đó là những người trẻ hôm nay. Nhưng những người trẻ đó hiện tại ra sao, để chúng ta “trông cây biết quả”?

Nếu tiếp xúc nhiều với giới sinh viên VN hiện tại, chúng ta sẽ thấy hết sức ngỡ ngàng khi nhận biết về thực trạng của họ: nghèo nàn về trí tuệ, bạc nhược về tinh thần, không định hướng, không có lý tưởng! Trong khi nền giáo dục cũ của miền Nam là đào tạo nên những con người “tài đức song toàn”, những con người biết tự tin, tự lập, những con người phải có lý tưởng để vươn tới, thì ngày nay sản phẩm của nền giáo dục XHCN lại là những con người trái ngược hẳn! Từ đó, khó mà kỳ vọng vào giới trẻ ngày nay, trong vai trò người chủ của đất nước mai sau! 

Chúng tôi không “vơ đũa cả nắm”, nhưng hầu hết là như thế! Nếu không sa vào việc ăn chơi, sa đọa (thành phần con nhà giàu), thì ngược lại, cái nghèo khó túng thiếu làm cho sinh viên bạc nhược về cả thể xác lẫn tinh thần! Họ không dám bàn đến chính trị, xã hội, vì không quan tâm, hay sợ hãi! Quan sát trong trường học, hay trong một giảng đường, hầu hết SV giống như một bè rau muống, trôi nổi bềnh bồng, không gốc rễ, không nhành lá, không bám chắc vào đâu cả, để mà phát triển, mà sinh hoa trái. Các em sống cậy nhờ gia đình, hay vớ được việc gì thì làm việc ấy, miễn có đồng tiền để sống qua ngày, mặc dù đồng tiền của họ kiếm ra có khi chẳng trong sạch gì, ví dụ nghề “dư luận viên” cũng có nhiều SV tham gia! Ngày mai ra sao không biết, đến đâu hay đến đó. 

Nói về “lý tưởng” đối với họ thật là chuyện viển vông! Những SV có cha mẹ để dựa, thì tương lai để cho cha mẹ lo. Những người phải tự lực thì chẳng có ai hướng dẫn về tinh thần để biết định hướng cuộc sống, nên họ như bèo dạt mây trôi! 

Hỏi về kiến thức của họ mới thật là thảm hại! Chúng tôi có dịp trao đổi với một nhóm sinh viên đã ra trường, tức là những “trí thức trẻ”, mà họ không biết gì về thực trạng xã hội xung quanh, không biết tại sao đồng tiền bị mất giá, chẳng hiểu “lạm phát” là gì! Được hỏi về lạm phát, cậu SV trả lời rất cụ thể: thí dụ em có 100.000đ, em có thể sống được 1 ngày, khi lạm phát sẽ chỉ còn sống được nửa ngày! Nhưng giải thích từ ngữ “lạm phát” thì không giải thích được! Hỏi sao vậy, họ nói thầy giáo trong trường không giảng, còn thày không giảng vì “nhạy cảm”, sợ đụng đến... chính quyền sẽ bị mất điểm! 

Nếu hỏi thêm về lịch sử, thì những SV này không hề biết Ải Nam Quan nay ở đâu, mà cũng chẳng thèm thắc mắc. Nói về việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, cậu SV cũng không biết HS-TS nằm ở đâu, TC chiếm hồi nào! Còn về công hàm Phạm Văn Đồng, về hội nghị Thành Đô, về đảng CS thì họ lại càng không biết, và không cần biết, vì không muốn phiền phức, do nhà nước cấm! Ở trong lớp nếu ai đặt ra một thắc mắc về tình hình đất nước, về nhân quyền, thì trước hết là thày sẽ dẹp, và cả hội trường sẽ phản đối, họ chỉ học những gì thày giảng, và thày chỉ giảng theo nhà nước, SV học được gì thì không cần biết! Mai mốt muốn tiến thân thì nhà giàu đã có cha mẹ mua chức, mua bằng, kẻ nghèo thì “phấn đấu vào đảng” ắt sẽ kiếm ra tiền! Còn nói đến việc TC chiếm nước, thì được trả lời là “làm gì có!”, “đã có chính quyền lo”! Hỏi về những sự việc xảy ra chung quanh, như dân oan mất đất, người biểu tình yêu nước chống TC xâm lăng thì... hoàn toàn không biết! Những tên tuổi như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, LS Lê quốc Quân, Mẹ Nấm, Phạm Thanh Nghiên… đối với hầu hết SV và giới trẻ VN, thì hoàn toàn lạ hoắc, không hề có trong đầu của họ!

Với một nền giáo dục què quặt và gian manh cố tình của CS, SV ra trường kiến thức thì trống rỗng, nhận định thì mơ hồ nếu không nói là dốt đặc, cái tâm thì không có, toàn những kẻ chỉ muốn ăn chực nằm chờ người khác giúp cho, thử hỏi nước ta sẽ giàu, dân ta sẽ mạnh bằng cách gì đây? Còn với người bình dân chân lấm tay bùn, hay những người lao động phải chúi đầu vào sinh kế, họ còn biết được điều gì ngoài sự lầm than cơ cực, và lầm lũi sống qua ngày!

Thực tế xã hội hôm nay: 

- Về tinh thần: Xã hội VN chúng ta đang công bằng, văn minh và đạo đức như thế này đây: bảo mẫu trấn cháu bé 18 tháng vào phi nước; “cô giáo như mẹ hiền” xách chân cháu bé lên, đánh rơi cháu xuống đất rồi đạp lên đến bể tim; học sinh quan hệ tình dục trong lớp thản nhiên; nhà sư giết tình nhân rồi vùi chôn trong sân chùa; nhà sư chụp ảnh khỏa thân với người mẫu trần truồng định tung lên mạng với tựa đề: “thoát y để thiền”; giáo dục nhà trường thì dùng xảo ngôn, gương sống của người đi trước thì gian tham vô đạo, thầy giáo mua dâm học trò, thậm chí hiệu trưởng còn làm “tú bà” để bán học trò cho kẻ mua dâm lấy tiền! Nền giáo dục như thế nào mà biến con người trở thành mất nhân tính, lệch lạc và đồi trụy đến như thế, VN tự cổ chí kim chưa hề có! Như vậy nhà trường là nơi sản sinh ra quỷ ma chứ có phải là lò đúc nhân tài để làm chủ đất nước đâu, mà nước mạnh dân giàu?CS đã hủy hoại con người, và tương lai của dân tộc VN!

- Về vật chất: theo nhận định của các tổ chức quốc tế một cách vô tư công bằng, thì VN là một đất nước nghèo nàn và lạc hậu vào bậc nhất thế giới, chỉ ngang bằng Bắc Hàn, còn thua cả Campuchia và Lào về cả thu nhập bình quân đầu người và sự tự do dân chủ, chưa dám nói tới Thái Lan, thì phải đợi nửa thế kỷ nữa mới bằng họ bây giờ, trong khi trước năm 1975, ba nước lân bang này còn kém xa miền Nam VN! Đã từng có những đánh giá: VN tụt hậu cả hàng trăm năm” từ khi có CS!

 Như vậy CS có mặt đã không xây dựng phát triển đất nước, mà chỉ phá hoại và làm cho đất nước thụt lùi hàng trăm năm, trong khi trước đó, miền Nam VN đã từng là Hòn Ngọc Viễn Đông, hơn hẳn các nước vùng Đông Nam Á, nhưng sau khi CS cưỡng chiếm thì trở thành lạc hậu, đói nghèo hơn mọi nước trong khu vực! Đừng thấy một số nhỏ người có tài sản hay làm ăn khấm khá mà hiểu lầm rằng CS muốn dân giàu, đó chỉ là vì xã hội VN ngày nay có khác: một số có thân nhân ở nước ngoài giúp, một số lợi dụng lúc CS buộc phải “mở cửa” về kinh tế mà ráng làm ăn, còn đa phần là do “miêu duệ”, hay nhờ vào quen biết, thế thần, cơ hội mà thu tóm được của cải, tài sản!

Không lạ gì điều đó, nếu chúng ta chịu khó nghĩ kỹ về bản chất và chủ trương của CS:

- CS chủ trương chuyên chính vô sản, tức là sẽ tiến đến một xã hội vô sản, mọi người đều như nhau, không ai được quyền có tài sản, trừ đảng viên CS, những kẻ lãnh đạo. Người dân ai có tư hữu cũng sẽ bị cướp, bị san bằng. Chúng ta từng thấy những từ ngữ thường được dùng trong chế độ CS là “đánh tư sản”, “diệt tư bản”..., những từ này không hề có trong chế độ tư bản, tự do. CS coi tư sản là kẻ thù, chỉ có vô sản mới là đối tượng ưu ái của chế độ CS, như vậy ở đâu ra dân giàu? 

Dân nghèo thì làm sao học hành, phát triển, làm sao có trí thức mà xây dựng đất nước? Khi làm chủ miền Bắc, CS đã “vô sản hóa” người dân bằng cuộc “cải cách ruộng đất”, biến mọi người thành bần cùng, khố rách áo ôm, và đưa các thành phần “bần cố nông” lên lãnh đạo đất nước! 

Khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc đầu tiên của CS là “đánh tư sản”, đánh bằng cách tịch thu hết mọi tài sản của những công kỹ nghệ gia, những nhà kinh doanh, kể cả trường học, bệnh viện, rồi đối với dân thì “đổi tiền” nhiều lần, từ tiền triệu đổi thành tiền đồng, mà đồng tiền mới cũng không tăng giá trị! Họ cho đó là thành công của “cách mạng”, khi kéo được những người làm ăn kinh doanh giàu có xuống thành vô sản đồng đều, chứ không khuyến khích những người làm ăn chân chính này để họ góp phần phát triển đất nước. Vì thế nên trước 1975, miền Nam đã từng sản xuất được xe hơi, mà sau 40 năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, một con ốc vít cũng không làm nổi! Như vậy chẳng phải là thụt hậu thì là gì? CS vừa chủ trương bần cùng hóa người dân, vừa chủ trương ngu dân!

- Trong chế độ CS, trí thức bị coi là thành phần “phản động”, là kẻ thù cần phải tiêu giệt. Mao Trạch Đông, ông cố của CS Tàu đã nói: “trí thức không bằng cục phân”! Trong chế độ CS, những người trí thức đi theo CS cũng bị khử trừ vì không được tin tưởng. Còn nhớ rõ khi CS chiếm miền Nam, chúng tôi là những giáo sư cũ của Sài Gòn (nay gọi là giáo viên), khi đi dạy học bao giờ các thày cô cũng phải ăn mặc tề chỉnh, nam GS thì quần tây, áo sơ mi bỏ trong quần, thắt “cà vạt”, nữ thì mặc áo dài, không ai mặc áo thun, quần jean đến trường, càng không thể mặc đồ bà ba ngắn củn mà đứng trước học sinh, SV. 

Ấy thế mà khi thấy giáo viên miền Nam mặc áo dài, cái áo truyền thống VN, mà đám cán bộ miền Bắc mới vào hăm he hấm hứ, kêu chúng tôi lại và nói với giọng đầy căm tức: “các đồng chí giờ này còn giữ tác phong tiểu tư sản, tư tưởng không chịu biến chuyển!”. Họ có vẻ thù địch với sự lịch sự văn minh lắm thì phải! Chỉ có những thành phần khố rách áo ôm, những kẻ vô sản chuyên chính mới là thành phần nòng cốt. Như vậy mà nước mạnh được sao? 

Lấy ai để điều hành, để xây dựng đất nước?

 CS chỉ đề cao giai cấp công nông. Những người nông dân, công nhân không phải thành phần trí thức, mà nếu có những người trí thức lãnh đạo công, nông dân, CS cũng kỳ thị và tìm cách loại trừ! Bây giờ trong hàng ngũ lãnh đạo CS có rất nhiều kẻ có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng tuyệt đại đều là bằng giả, bằng mua; rất nhiều kẻ giàu có, nhưng đó là những kẻ giàu vì tham nhũng, bóc lột, chứ không kẻ nào là có tài, và tạo ra sản nghiệp bằng khả năng chân chính của họ. Giàu do chức quyền, giàu do con ông cháu cha CS.

 Những tư bản đỏ là chính đám này, làm giàu bất chính bằng tham nhũng, bóc lột, bán nước! Còn người dân thì không được quyền tư hữu, nếu có thì trước sau gì cũng bị moi móc, bị đánh tư sản, bằng cách này cách kia, bị gán tội này tội nọ, để san bằng mọi người thành vô sản. Vì thế, có những nhận định chí lý, chính xác: “Chế độ Tư bản có thể không công bằng trong việc phân chia lợi tức, tài sản, nhưng chế độ CS thì tuyệt đối công bằng trong việc phân phối sự nghèo nàn, đói rách, ngu muội và lạc hậu” cho mọi người như nhau!

Việc này được chứng minh bằng thực tế: không một nước CS nào trên thế giới đã tạo được một xã hội giàu mạnh, công bằng và văn minh, kể cả Nga là cái nôi của CS. Vì thế toàn bộ thế giới CS đã đồng loạt sụp đổ, mà nguyên nhân chính là sự đói nghèo đưa đến sự bất mãn của toàn dân. Ngày nay còn lại 4 tên CS là Tàu, Việt Nam, Cu Ba và Bắc Hàn, thì cả 4 “thiên đường XHCN” này đều được đói nghèo, ngu muội, lạc hậu ngự trị. Có thể nhiều người sẽ nói TC là nước giàu, nhưng không phải, chỉ có thành phần lãnh đạo giàu thôi, còn dân TC thì đại thể là nghèo nàn và lạc hậu, cũng giống như VN, có khi còn tệ hơn. Bắc Hàn và Cu Ba cũng từng đi van nài ăn xin cơm gạo của cả thế giới!

Để kết luận, nếu chúng ta muốn cho dân giàu nước mạnh, thì chỉ có một cách làphải hết cộng sản!, vì CS chủ trương vô sản chuyên chính, lấy đâu ra giàu? Giàu và mạnh phải hiểu là chỉ dành cho chính quyền, họ vừa giàu tiền của, vừa có sức mạnh để trấn áp những thế lực chống lại họ, để họ tồn tại mà cỡi đầu dân, mà vơ vét. Dân phải nghèo, phải ngu mới dễ cai trị, nắm dân là nắm cái bao tử của dân thì mới chắc! Đói rách lấy đâu ra sức mà chiến đấu? Ngu muội thì đầu óc đâu mà mưu tính chống lại được CS? Muốn xã hội văn minh, dân giàu nước mạnh, thì chỉ có chế độ tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, và nền kinh tế tư bản mà thôi. Hãy xem CS sợ hãi tự do, nhân quyền như thế nào! Hãy xem họ đánh giá các ý kiến xây dựng, đòi cởi mở của 61 đảng viên “trí thức CS” của họ là gây rối, làm mất uy tín của Đảng, để thấy họ sợ gì và muốn gì! Dân giàu, nước mạnh không phải mục tiêu của CS! Chỉ có đảng CS là được quyền giàu và mạnh mà thôi! 




Đảng Cộng Sản Việt Nam















Khả năng thì ít 
Tham vọng thì nhiều 
Cho nên nói liều 
Nói nhiều nói ẩu. 

Đúng được thì chớ 
Không đúng làm lơ 
Từ trước tới giờ 
Đảng ta như thế. 

Dân biết dân làm 
Dân bàn kiểm tra 
Đảng ta làm cha 
Ngồi không lấy hết. 

Dân làm ông chủ 
Ngủ bụng đói meo 
Tớ nằm giường Lèo 
Ngáy như bò rống. 

Sau Tết mừng xuân 
Trước Tết mừng đảng 
Ra chợ sắp hàng 
Cái bụng trống rỗng. 

Lòng dân mênh mông 
Dưới ngọn cờ hồng 
Theo ta thì sống 
Chống ta thì chết. 

Lý trên họng súng 
Lẽ bụng công an 
Sai đúng không màng 
Luật rừng của đảng. 

Bỏ tù yêu nước 
Quỳ rước ngoại bang 
Không thằng Việt gian 
Cũng tên bán nước. 

Với giặc thì hèn 
Với dân thì ác 
Chẳng ngoài ai khác 
Con cháu bác Hồ. 

Lấy bạn làm thù 
Lấy thù làm bạn 
Đó là cái đảng 
Cọng sản Việt Nam. 














No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts