Đại Học chăn Trâu




Monday 20 November 2017

SỐ PHẬN CỦA VIỆT NAM SAU CƠN BÃO DONALD TRUMP




Kính mời đọc và phổ biến

SỐ PHẬN CỦA VIỆT NAM
SAU CƠN BÃO DONALD TRUMP

            Suốt trên dưới hai chục năm qua, trước tham vọng bành trướng về kinh tế lẫn quân sự của Trung Quốc (TQ), ai cũng nhìn về phía Mỹ, hy vọng Mỹ sẽ làm một cái gì đó để ngăn chận, hay ít nhất kềm hãm một phần nào cuồng vọng của TQ.  Ngoài Mỹ ra, không có nước nào đủ sức mạnh và ảnh hưởng để có thể chận đứng đế quốc đỏ Trung Hoa trong âm mưu thống trị thế giới, độc chiếm Biển Đông và thanh toán các nước trong vùng.  Nhưng chuyến Á du vừa qua của TT. Trump, có thể nói hy vọng đó đã tiêu tan.  TQ sẽ tự do thực hiện mọi tham vọng của mình mà không sợ ai cầm chân.
            Việt Nam là nước chịu hệ quả trực tiếp, bị ảnh hưởng nặng nề trước mộng xâm lăng của TQ.  Dù không thể nào chấp nhận chế độ CSVN, nhưng trước sự đe doạ của TQ, phần đông người Việt Nam (trong cũng như ngoài nước) ai cũng trông đợi Mỹ sẽ có hành động thích nghi có lợi cho hoà bình và sự ổn định trong khu vực.  Ai cũng tin tưởng và vui mừng khi nghe Mỹ tuyên bố chống lại mọi âm mưu quân sự hoá con đường hàng hải quốc tế nầy của TQ.  Sự xuất hiện thường xuyên của các tàu chiến, máy bay Mỹ trong khu vực đã đem lại niềm hy vọng cho con dân Việt Nam yêu nước, chống Tàu.  Nhưng căn cứ vào những gì TT. Trump nói và làm trong chuyến viếng thăm Á Châu vừa qua, tình hình đã đổi khác, hy vọng đó đã trở thành hão huyền.
            Về kinh tế, sau khi Hiệp Ước TPP được thành lập, do Mỹ đứng đầu, để cô lập TQ; lập tức TQ cho ra đời Hiệp Ước RECEP (Regional Comprehensive Economic Partnership/Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực) để cạnh tranh, cạnh tranh cả kinh tế lẫn chính trị.  Sau khi đắc cử, TT. Trump rút khỏi Hiệp Ước TPP, RECEP trở thành một mình một chợ.  Hiện nay, RECEP đã có 16 thành viên trong khi TPP chỉ có 11 nhưng không có nước nào xứng tầm với TQ.  Mỹ bỏ cuộc, TQ có được cơ hội ngàn vàng để gây ảnh hưởng đến các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.  Trong bối cảnh đó, Việt Nam khó thoát khỏi sự lệ thuộc toàn diện (vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề) vào kinh tế của TQ.  Lệ thuộc kinh tế thì phải lệ thuộc chính trị, Việt Nam sẽ bị gọng kềm của TQ siết chặt về mọi mặt.
            Khi đến thăm TQ, TT. Trump đã được Tập Cận Bình (TCB) nghên đón hết sức trọng thể.  Ai cũng thấy thế nhưng lý do của sự tiếp đón quá sức nồng hậu đó thì mỗi người nghĩ một cách.  Người thì cho rằng TCB sợ Mỹ, nể mặt TT. Trump; kẻ khác ngược lại cho rằng TCB muốn ăn mừng vì “bất chiến tự nhiên thành”; hơn nữa, để trở ơn Donald Trump, người “đồng minh” đã giúp TQ thực hiện tham vọng bá quyền của mình.  Ông Obama, “thủ phạm” chế ra TPP nên khi ông ta đến TQ vào năm 2016 bị TCB chơi đểu, không trải thảm đỏ để đón ông.  Ông Trump rút khỏi TPP nên được TCB tiếp đón nồng hậu.  Có qua có lại mà.  TCB là một tay rất đáo để so với TT. Trump.  Tôi sợ…
            Tại Hội Nghị APEC Đàng Nẵng, TT. Trump kêu gọi hợp tác kinh tế song phương trong tinh thần bình đảng có qua có lại.  Điều nầy rất đáng hoan nghênh, có thể làm cho Mỹ chấm dứt tình trạng thâm thủng mậu dịch bấy lâu nay.  Những từ chối các hoạt động đa phương, kể cả hoạt động kinh tế, liệu TT. Trump có thể “Make America Great Again” được không?  Để có được sự vĩ đại, ngoài sức mạnh kinh tế, Mỹ còn phải bao gồm những sức mạnh khác, trong đó vị trị đầu đàn của nước nầy trên thế giới đóng một vai trò hết sức quan trọng.  Bất cứ nước nào, nếu biết làm kinh tế giỏi cũng có thể khiến cho dân giàu nước mạnh.  Nhưng “dân giàu nước mạnh” chưa phải là một nước vĩ đại trong ý nghĩa thực sự và bao quát của nó.
            Trong khi tranh cử, ông Trump đã lên án TQ rất mạnh mẽ làm cho nhiều người (đặc biệt người Việt Nam) hí hửng tin tưởng rằng ông Trump sẽ là người ra tay tiêu diệt TQ.  Nhưng sau khi đắc cử, đặc biệt là trong chuyến viếng thăm TQ vừa qua, TT. Trump đã đổi giọng, không những không lên án mà còn khen TQ nữa.  I don’t blame China.  “You have known to take advance to make your country rich and developed…”.  Một số người Việt tin rằng các tổng thống tiền nhiệm, đặc biệt là hai tổng thống thuộc đảng Dân Chủ là Bill Clinton và Barack Obama đã bị TQ “mua” nên thả cho TQ tự do phát triển; bây giờ là lúc TT. Trump sẽ xuống tay tiêu diệt TQ!  Không biết hiện nay họ còn tin như thế nữa không?!
            Về sự phát triển thế lực quân sự ở Biển Đông, có thể nói TQ đang gặp thuận lợi chưa từng có.  Lý do:  Mỹ gần như phủi tay trước xung đột Biển Đông.  Thời gian qua, sau khi chiếm đảo Hoàng Sa và một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, TQ cho tái tạo cơi nới, thiết lập sân bay và các căn cứ quân sự trên đó, đe doạ nghiêm trọng đến an ninh và chủ quyền của các nước trong vùng, nhất là Việt Nam.  Với âm mưu nầy, TQ chỉ ngán Mỹ, nước duy nhất có thể cản đường họ.  Tuy Mỹ (dưới thời ông Bush Con và Obama) chưa làm được trò trống gì, chỉ đưa tàu chiến, máy bay thám sát các nơi đó.  Nhưng bà Hillary Clinton, Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời ông Obama, đã tuyên bố “Biển Đông là quyền lợi cốt lõi của Mỹ”, trực tiếp thách thức âm mưu độc chiếm Biển Đông của TQ.  Sự việc đang ở mức độ đó, nhưng dù sao TQ phải dè chừng, không dám công khai làm tới.  Như vậy, từ trước đến nay, đặc biết là dưới thời hai tổng thống, một Cộng Hoà (George W. Bush), một Dân Chủ (Barack Obama), Mỹ là kẻ liên can trực tiếp đến xung đột Biển Đông.  Nhưng, theo phát biểu của TT. Trump tại Hà Nội, Mỹ không còn là người trực tiếp liên can mà đã trở thành kẻ vô can.  Trong khi nói chuyện với Chủ tịch Nước (VN) Trần Đại Quang, ông Trump đề xướng: “Tôi sẵn sàng làm trung gian hoà giải về vấn đề tranh chấp Biển Đông.  Khả năng hoà giải của tôi cừ lắm”!  Trước “thiện chí” của Tổng thống Mỹ, ông Trần Đại Quang không nói gì được.  Ông ta “ngọng” vì chưa “nắm bắt” được “tấm lòng” cùng ý tưởng mới mẻ của ông tổng thống.
            Phát biểu của TT. Trump chứng tỏ Mỹ không còn là đối lực của TQ, không còn coi lưu thông hàng hải tại Biển Đông là “quyền lợi cốt lõi” của Mỹ nữa.  Thông điệp của TT. Trump là “Xung đột Biển Đông là chuyện của các anh, không phải của tôi”!  Biển Đông coi như sẽ thuộc về TQ.  Các nước trong vùng sẽ phải chịu sự chi phối của TQ về mọi mặt.  Việt Nam chạy đi đâu cho thoát?  Và việc dân tộc Việt Nam bị Hán hoá chỉ còn là vấn đề trước mắt.
            Với chủ trương xoá bỏ mọi dấu ấn của người tiền nhiệm, TT. Trump xoay trục về Ấn Độ-Thái Bình Dương/ Indo-Pacific (thay ĐNA của Obama), bỏ ngỏ Biển Đông cho TQ thao túng.  Vừa qua, tại TQ hai nhà lãnh đạo Mỹ/Trung đã cùng hào hứng tung hô: “Chúng ta sẽ cùng lãnh đạo.  Chúng ta sẽ cùng vĩ đại”!  Điều gì đã làm họ hào hứng như vậy?  Mỹ và TQ đã có một thoả thuận, một sự chia chác ngầm về những quyền lợi nào đó chăng?  Quyền lợi đó là gì?  Rất có thể ông Trump giao cho TCB giải quyết vụ Bắc Hàn; đổi lại Mỹ sẽ để TQ làm chủ Biển Đông.  Sau khi TT. Trump rời TQ, ngày 17 tháng 11 năm 2017 TCB liền cử một đặc sứ là ông Tống Đào (Song Tao) sang “thăm hữu nghị” Bắc Triều Tiên.  Đây là dấu hiệu rất đáng được chú ý.  Thời điểm “thăm hữu nghị” rất không bình thường, có thể là chìa khoá cho nghi án trao đổi/thoả thuận ngầm giữa đôi bên.  Thảo nào mà mà hai đương sự cùng hò reo: “Chúng ta cùng lành đạo.  Chúng ta cùng vĩ đại”.  Sự đổi chác nầy, nếu có, lợi hại như thế nào đối với nước Mỹ chưa ai có thể nói được, nhưng chắc chắn TQ sẽ hưởng lợi rất lớn.  Họ sẽ vung tay cướp thêm biển đảo ở Biển Đông mà không còn sợ ai.
            Donald Trump đã bán Biển Đông cho TQ rồi chăng?
            Chuyện đi đêm chính trị khó ai có thể xác quyết liền, phải đợi thời gian mới sáng tỏ được.  Đây chỉ là dấu hỏi, là nghi vấn dựa vào những điều đáng ngờ.  Đề nghị “trung gian hoà giải” của TT. Trump kéo theo việc TCB vội vã cử người đi Bắc Triều Tiên làm cho người ta nghĩ hai bên đang tiến hành thực hiện nghĩa vụ mà họ đã cam kết với nhau.
            Từ khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ, các cuộc hải hành tuần tra Biển Đông (Freedom of Navigation Operations/FONOP) không còn được thường xuyên như trước.  Khi đến Á Châu, TT. Trump chỉ dự hội nghị APEC (kinh tế) tại Đàng Nẵng, thăm xã giao Việt Nam và Phi Luật Tân mà không dự Hội Nghị Đông Á, nơi thảo luận về vấn đề Biển Đông.  Như vậy, an ninh Biển Đông không nằm trong sự quan tâm của chính phủ Trump.  TQ đang mở cờ trong bụng, họ sẽ làm chủ Biển Đông, các nước trong vùng sẽ nằm trong vòng ảnh hưởng nặng nề của họ trong nay mai.  Việt Nam chạy đi đâu cho thoát?
            Số phận của DÂN TỘC VIỆT NAM đang bi thảm sẽ càng bi thảm hơn!!!
            Trong bài diễn văn đọc tại Đà Nẵng, TT. Trump đã có lời chia buồn cùng nạn nhân cơn bão Damrey xẩy ra tại miền Trung Việt Nam trước khi ông đến.  Nhưng chính ông lại tạo ra một cơn bão khác có sức tàn phá khốc liệt hơn nhiều cho toàn dân xứ Việt!
            “Tân quan tân chế”, mỗi tổng thống (Mỹ) có đường đi nước bước riêng, không có gì lạ.  Tôi thường nghe nói nước Mỹ có “Think Tank”, có “Hội Kín”, có “Thế Lực Đen”…với tầm nhìn xa, vạch ra sách lược cho Mỹ cả trăm năm hoặc lâu hơn nữa.  Các tổng thống có thể có chiến thuật riêng nhưng tất cả phải đi đúng trọng tâm của chiến lược chung đó.
            Với TT. Trump, liệu điều nầy còn giá trị, còn được quan tâm phục vụ không?!


         CHỊU!!!

                                             Mùa Thanksgiving, năm 2017

                                                               Định Nguyên

__._,_.___

Posted by: Dinh Nguyen

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts