Đại Học chăn Trâu




Saturday 28 February 2015

Cần nhìn lại cho rõ Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh để làm gì?

 

Cần nhìn lại cho rõ Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh để làm gì?
















Phan Châu Thành (Danlambao) - Trong bài “Hồ Chí Minh là người Tàu thì đảng Cộng sản Việt Nam vô tội?” của tác giả Bùi Anh Trinh (BAT) đăng lần đầu trên CXN và một số trang lề dân từ cuối năm ngoái 2014, chủ yếu hay hoàn toàn dành để phản biện bài “Hơn 20 điều nên biết về Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh”của tôi - Phan Châu Thành, đăng lần đầu trên Dân Làm Báo trước đó, tác giả BAT đã nêu câu hỏi trên (cho tôi - PCT?), và nhấn thêm một câu hỏi kết: “Cố gắng tách Hồ Chí Minh ra khỏi Nguyễn Tất Thành đề làm gì?”, cũng dành cho tôi?

Bớt một lá cờ máu... thay lời tâm sự

Tết này tôi rất buồn (vì thế sự VN - cả kinh tế và chính trị, văn hóa CS... quá hôi tanh), nhưng cũng rất rảnh, nên có thời gian suy nghĩ nhiều về hai người: Bùi Anh Trinh - BAT và Nguyễn Ngọc Già (NNG), là hai tác giả nổi tiếng trên lề dân mà tôi rất quí trọng, thậm chí tự nhận là bạn tâm giao của một người. Tôi đã viết hai bài tâm sự với hai tác giả đó trong dịp Tết này, định một bài gửi Danlambao (về/với NNG) và một bài gửi CXN (với BAT), mà thấy chưa “ổn” lắm, cần sửa lại, nên chưa gửi đi. Tâm sự Tết Ất Mùi của một người đang ngột ngạt trong nhà tù lớn của CSVN với bạn tâm giao đang bị giam trong nhà tù nhỏ (số 4 Phan Đăng Lưu?) và với “người bạn cùng chí hướng chống cộng sản” là BAT đang ở ngoài “nhà tù lớn” (Canada, Pháp hay Mỹ?) vì thế chưa được gửi lên lề Dân.

Nhưng tôi có thể nói một chi tiết trước: việc duy nhất tôi thấy mình làm được trong 2 tuần qua là công khai từ chối treo lá cờ máu của CSVN lên trước nhà mình, nhà bên ngoại tôi và văn phòng công ty “vô trách nhiệm vô hạn” của tôi, bất chấp ba ông/bà tổ trưởng dân phố ba nơi đó ra rả gọi tên chúng tôi ra và đập cổng nhắc nhở, có bà tổ trưởng còn nỉ non “treo cho tôi nhờ...”. Chắc bà ấy năm nay mất điểm thưởng của phường. Bác BAT và bác NNG ạ, Tết này trong nhà tù lớn ít nhất đã bớt được 3 lá cờ máu, đó là món quà nhỏ nhoi thầm lặng tôi kính tặng những người bạn mà tôi nghĩ đến nhiều nhất Tết vừa qua.

Đọc kỹ lại hai câu hỏi trên của BAT

Câu hỏi đầu tiên ngay trong đầu bài của BAT là “Hồ Chí Minh là người Tàu thì đảng Cộng sản Việt Nam vô tội?” như là một sự “đánh lận con đen”, như cố tình gian lận lờ đi điều tôi đã nói rõ ngay trong phần đầu bài viết “Hơn 20 điều nên biết về Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh” rằng: (trích lại) 

“Nếu rớt cái mặt mo NTT/NAQ thì HCM hiện nguyên hình là giặc Tàu”. Mà nếu HCM là giặc Tàu thì đảng CSVN là đảng Tàu, và “tư tưởng, đạo đức HCM” mà đảng CSVN đã và đang ra sức nhồi nhét vào đầu đảng viên và dân VN là tư tưởng đạo đức cướp nước hoặc bán nước Việt cho Tàu. Như thế thì đảng CSVN không phải vô tội, vô can mà là đảng tội phạm lớn và kinh khủng nhất đối với dân tộc Việt suốt lịch sử VN! Một đảng chung của cả những Liễu Thăng và hàng ngàn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống cùng hàng triệu chân tay Tắc/Thống?!” 

Thế là vô tội sao? BAT uyên bác thông kinh thuộc sử vậy mà suy luận bộp chộp vậy sao? Chỉ có thể giải thích rằng chỉ có cách “lập luận biện chứng” như thế thì BAT mới chứng minh được Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh là một, ngoài ra không có con đường nào khác.

Câu hỏi chốt của BAT là “Cố gắng tách Hồ Chí Minh ra khỏi Nguyễn Tất Thành đề làm gì?” Đây lại là một cách nói đánh tráo khái niệm - rất đặc trưng trong các “lý luận cách mạng” của CSVN, dùng ngay điều cần xem xét là cơ sở tiên đề của câu hỏi, hay biến mục tiêu thành phương tiện như ảo thuật.

Bài viết “Hơn 20 điều nên biết về Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh” của tôi chỉ là một cố gắng nghiên cứu tiểu sử HCM (được CSVN cho là Nguyễn Tất Thành (NTT), con phó bảng Nguyễn Sinh Sắc từ xứ Nghệ) của kẻ không chuyên nhưng độc lập với CS là tôi - PCT, bị “vấp” phải nghi án mạng NTT/NAQ và nghi án đánh tráo “Lã bất Vi - CS Tàu đẻ ra HCM” mà thôi, như nhiều nhà nghiên cứu tiểu sử HCM khác. Và dù đã đưa ra 2 chứng minh, 16 nghi vấn (khác nhau) và 4 kết luận (giống nhau) giữa NTT và HCM, tôi vẫn không kết luận HCM là người Tàu, chỉ để ngỏ cho mỗi người tự xem xét và kết luận cho mình, và để chờ thêm những bằng chứng tiếp theo của lịch sử.

Thế mà BAT lại đã chụp mũ cho tôi “Cố gắng tách Hồ Chí Minh ra khỏi Nguyễn Tất Thành”BAT nghiễm nhiên coi như HCM với NTT đã là một y như đảng CSVN đang nói, nên ai đó mới phải “tách” gì đó “ra khỏi” gì đó. Câu hỏi “để làm gì?” ở đây của BAT chỉ là một tu từ phụ ất ơ, sợi dây buộc chặt HCM với NTT là một như một tiên đề trong cấu hỏi mới là cái đinh mà BAT muốn ghim vào đầu người đọc?!

BAT tranh luận kiểu cộng sản?

Hai câu hỏi tranh luận chính trên của BAT thật là một kiểu tranh luận kiểu CS. Tôi sẽ không dùng, vì không muốn dùng, từ “lưu manh cộng sản” với BAT chút nào, nếu không có hai câu hỏi trên và nhiều chi tiết trong bài phản biện trên của BAT toát lên điều đó.

Ví dụ, trong bài “Hơn 20 điều nên biết về Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh” tôi đã thắc mắc lại lần nữa tại sao CSVN không dùng phép thử ADN (mà BAT gọi là DNA) để chứng minh HCM là NTT và dẹp bỏ mọi nghi vấn, trong đó có 16 nhóm nghi vấn tôi nêu ra khác biệt giữa NTT và HCM, và BAT đã phản biện như sau (trích):

“Có nhiều người thắc mắc (rất tào lao) là tại sao ĐCSVN không thử DNA xem có phải HCM là NTT hay không... (sic).”

Đối với tôi, PCT, có ba vấn đề về văn hóa tranh luận của BAT trong câu ngắn ngủi trên.

Thứ nhất, BAT dành cả bài viết dài chỉ để phản biện đích danh bài viết của tôi, phản biện chi tiết mọi điểm và lần lượt từng luận điểm lớn nhỏ của tôi (trên 20 luận điểm), gọi tên tôi ra tranh luận ở từng điểm lớn, vậy mà đến điểm kết về thử DNA này thì BAT quay ngoắt ra “nói với người khác”, cứ như tôi không nêu ra vấn đề đó: “Có nhiều người thắc mắc...” Tại sao không tiếp tục tranh luận trực diện rằng tôi PCT cho rằng đảng CSVN nên nhưng sợ thử DNA vì sợ lòi sự thật NTT không phải HCM?

Thứ hai, “quay ra nói với người ngoài” đã là văn hóa tranh luận kém lịch sự rồi BAT lại phang luôn câu cảm thán “(rất tào lao)” lại càng không tôn trọng đối tượng đang tranh luận, thể hiện "văn hóa"... cộng sản của người viết là BAT? Cộng sản khi không nói được vào nội dung thì luôn quay sang chê bai cá nhân - ở đây là chê đối tượng “tào lào”, vô bổ?! Tào lao vô bổ thì BAT đừng phản biện làm gì, cứ để bạn đọc tự kết luận có hơn không?

Thứ ba, BAT còn thêm vào một thán từ miệt thị nhất “(sic)” đối với đối tượng và nội dung tranh luận vào cuối câu nữa chứ, thật đúng là văn hóa cộng sản?! Nếu tôi đã phải thêm thán từ (sic) hay (sic!) vào đâu đó thì tôi sẽ không bao giờ muốn tranh luận về điều đó hay với ai đó - vì (sic) có nghĩa như là nhổ nước bọt xuống đất (một cách lịch sự!) và bỏ đi, bỏ qua. Vì còn tôn trọng BAT nên tôi mới viết bài này. Nhưng tôi bắt buộc phải có thêm một nghi vấn buồn: BAT có văn hóa tranh luận kiểu cộng sản ư, lạ thật? Buồn, là vì tôi vốn rất tôn trọng những gì BAT đã viết ra và học được ít nhiều từ đó.

Ngoài ra, còn một điều này nữa củng cố thêm nghi vấn của tôi về văn hóa tranh luận của BAT với tôi về đề tài NTT/HCM, đó là, các luận điểm chính của BAT chứng minh NTT và HCM là một đều giống hệt 5 luận điểm phản biện chính của ông Bùi Tín với bài viết khác trước đó của tôi về vấn đề trên (trong năm 2013). Ngay cả cách BAT bác bỏ việc thử DNA cũng lập luận giống hệt ông Bùi Tín. (Xem bài: “Có đúng đó là cuộc đánh tráo không thể có?” của PCT và phản biện của Bùi Tín trên lề dân...)

Hóa ra, ngoài họ Bùi ra thì hai người, BAT và Bùi Tín, còn nhiều điểm chung khác. Tôi phì cười khi nghĩ đến nghi án BAT là Bùi Tín, nhưng vẫn có thắc mắc, tại sao BAT phải ẩn danh nhỉ? Tôi, PCT, thì sợ bị vào tù như người bạn tâm giao NNG, nên đành phải ẩn danh (nhưng DLB, CXN, DL... có thể biết rõ tôi là ai nếu họ muốn). Nhưng BAT nếu là cựu sĩ quan VNCH đang ở Hải ngoại thì việc lộ danh tính với các bài viết nhìn lại lịch sử VN hiện đại như thế chỉ có lợi chứ có nguy hiểm gì đâu, như anh Châu Xuân Nguyễn vậy? Vì mục tiêu chống cộng sản là cao đẹp và minh bạch rồi, lại đang ở ngoài nhà tù CS lớn rồi, thì bác BAT sợ gì, giấu gì? Trừ khi mục tiêu “chống cộng” thật sự của BAT là khác?

Thêm 3 nghi vấn khác nhau giữa NTT và HCM của tôi...

Mặc dù BAT đã phản biện chi tiết và đầy đủ tất cả các luận điểm nghi ngờ NTT không phải là HCM của tôi, tôi chỉ có thể cảm ơn BAT vì điều đó. Việc BAT đã làm càng củng cố vững chắc thêm cho tôi trong các luận điểm đó. Nói cách khác, BAT đã không thuyết phục được tôi chút nào - bình thường thôi, như tôi đã không thuyết phục được BAT rằng NTT không phải HCM, như Bùi Tín hay Vũ Thư Hiên cũng không thuyết phục được tôi, thế thôi.

Nhưng BAT đã giúp tôi có thêm 3 nghi vấn khác nữa để chứng minh NTT không phải HCM. (Nghi vấn 1-16 đã đăng trong bài “Hơn 20 điều nên biết về Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh”). Đó là:

Nghi vấn thứ 17: về hành tung cá nhân của cán bộ QTSC NTT và lãnh tụ CSVN HCM. Dù chỉ là một cán bộ liên lạc quèn của QTCS giữa Á Đông (Thượng Hải, HKK, Indochine...) với Moscow, dù NTT còn chưa bao giờ là cán bộ của QTCS, chỉ 1 lần là thành viên Quốc tế Nông dân (đối với QTCS thì chỉ như Hội Nông dân của CSVN ngày nay với đảng CSVN vậy, chỉ là một kẻ trong đám nông dân của Domban), nhưng hành tung của NTT đến 1927 khá rõ ràng và được lưu lại minh bạch trong hồ sơ của cả hai phe. Phải nhắc lại rằng NTT chưa bao giờ vào đảng CSVN hay CSĐD, chứ chưa nói đến việc là cán bộ trung ương hay lãnh tụ đảng CS như Trần Phú, Minh Khai, Hồng Phong, Hà Huy Tập... Còn HCM thì xuất hiện bí ẩn ở Pắc Bó với lá cờ đỏ sao vàng của cộng sản Tàu, và hoàn toàn theo CS (Tàu). Trong gần 30 năm làm “lãnh tụ tối cao” của CSVN từ 1940 đến 1969 “lãnh tụ” HCM đã có biết bao nhiêu cuộc về Tàu với hành tung rất mờ ám mà sử sách của chính CSVN không ghi lại rõ ràng được, rằng Hồ đã bao nhiêu lần về Tàu với tư cách lãnh tụ CSVN hay cá nhân? Mỗi lần bao nhiêu ngày?, đi với ai?, ở đâu? mục đích là gì, đã làm gì? đã tiếp xúc với ai... v.v... và v.v... Không có gì hết về vô số chuyến “về Tàu” của HCM đó.

Bình luận 21 (của PCT - bình luận 1-20 đã trình bày trong bài “Hơn 20 điều nên biết về Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh”): Dù là lính quèn, nhưng hoạt động của NTT trước 1927 là khá minh bạch và chính danh, nên có hồ sơ lưu trữ có thể kiểm chứng và khả tín. Còn HCM dù là lãnh tụ nhưng xuất hiện với cả thân nhân, tên tuổi và hành tung luôn mờ ám, đặc biệt Hồ về Tàu thường xuyên, dài hạn mà lại càng không để lại dấu vết hành tung (trừ những chuyến viếng thăm cấp đảng và nhà nước chính thức) là sao? Hỏi là trả lời.

Nghi vấn thứ 18: về tâm thức và tác phong tài chính cá nhân. Đến 1927 NTT luôn phải vật lộn với khó khăn tài chính cá nhân, luôn phải nhờ vả, xin xỏ người khác hay tổ chức cho tiền để sống và làm việc, thậm chí NTT đã bán đứng cả cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy tiền thưởng, lừa cả tiền của QTND khi đi công tác ờ HKK. Còn HCM từ khi xuất hiện ở Pắc bó thì rất xông xênh rượu, thuốc, gái... HCM không bao giờ lo và sợ thiếu tiền và luôn tự tin tỏ ra khi cần sẽ lo được tiền mua lương thực, súng đạn ngay (yêu cầu CS Tàu đáp ứng - “giúp”...).

Bình luận 22: Đó là hai tâm thức tài chính và phong cách tiền bạc khác nhau hoàn toàn, không thể của cùng một người dù ở các giai đoạn khác nhau. Một bên luôn nghèo khó bủn xỉn, không có chỗ dựa (tài chính) vào đâu ngoài bản thân, nhờ vả và lừa bịp xung quanh, một bên xông xênh vô tư tiêu pha và giúp cho người khác, luôn sẵn sàng có nguồn tài chính lớn khi cần. Một kẻ thì luồn lách giữa các cá nhân tổ chức để sống và trộm cắp chính trị, một kẻ thì dựa chắc chắn vào tổ chức (CS Tàu) về tài chính để thao túng chính trị.

Nghi vấn thứ 19: về sự giúp đỡ và chỉ đạo của CS Tàu. NTT đến 1926 khi là đại diện của Quốc Tế Nông Dân vốn không là cái gì cả ở Moscow nhưng lại là ông lớn ở Quảng Châu vì Quốc Dân Đảng đang cầm thực quyền ở Trung quốc cũng chỉ bị Stalin xếp vào QTND, còn CS Tàu mới chỉ có khoảng bốn ngàn đảng viên trên khoảng 300 triệu dân, nên CS Tàu rất muốn “chỉ đạo” NTT và đã cử Chu Ân Lai từ Anh quốc về phụ trách hợp tác Quốc-Cộng lo vụ mua chuộc NTT (cạnh tranh với Quốc dân đảng). Chu cùng vợ là Dĩnh Siêu dùng bài tặng gái cho NTT-Lý Thụy là cưới Tăng Tuyết Minh cho NTT, có cả các lãnh tụ CS Tàu khác đến dự đám cưới như Thái Sướng, Lý Phúc Xuân, Bạo La Đình... HCM thì được CS Tàu chỉ đạo và giúp toàn diện từ đầu. Ông BAT nói là từ 1950 trở đi thôi, nên mới có kỷ niệm 65 năm quan hệ Việt cộng-Trung cộng...? (!)

Bình luận 23: Tàu cộng và Việt cộng chỉ chính thức công bố “quan hệ” từ 1950 mà ông BAT cũng tin ư? Còn từ 1930 đến 1950 Tàu cộng không quan tâm và chưa giúp gì Việt cộng ư? Thế năm 1926 bỗng dưng Chu Ân Lai (phụ trách đối ngoại của Trung ương CS Tàu) và các lãnh tụ CS Tàu khác xăng xái lo lấy vợ cho Lý Thụy là rỗi hơi rồi bỏ đó à, họ không có gì khác phải làm sao? Năm 1930 Tàu cộng lại giúp Hồ gom cả ba đảng CS thành 1 rồi tổ chức liên hoan cho Lý Thụy và đảng CSVN/CSĐD sau đó là vô tư rồi bỏ đó, “quên” luôn Lý Thụy đến 1950 sao? Hay sau khi theo Borodin từ Quảng Châu về Moscow sao NTT lại xăng xái xin sang bắc Thái và chui vào cộng đồng Hoa kiều ở đó sống hơn năm trời, chỉ về Tàu để bán đứng cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái của ông Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc dân đảng vì VNQDĐ vốn cũng là kẻ thù của CS Tàu và CS Việt như Kuo Min Tai của Tôn-Tưởng?

Thế BAT giải thích thế nào việc Hồ Quang năm 1940 trước khi đi Pác Bó phải lên Diên An gặp Chu (Mao nữa?) đã? Việc Hồ nhận nhiệm vụ từ Mao/Chu trước khi đi đó không phải là “quan hệ bị chỉ đạo” sao? Hay lúc đó Hồ Quang vẫn là biên chế tình báo Hoa Nam nên chưa tính là Việt cộng?

Thật là giấu đầu hở đuôi, bác BAT ơi!? Tôi thì đã nêu nghi vấn trong nhiều bài trước rằng NTT có thể đã bị tráo thành Tàu (sau là Tàu HCM) là từ trước 1930 cơ, không phải 1932 ở HKK. Có lẽ, đối với CS Tàu, việc điều khiển NTT từ năm 1926 cho lợi ích Tàu là quá dễ, và họ đã làm được, nhưng vì NTT quá ngu, quá yếu, quá kém cỏi nên phải thay bằng người Tàu tiện hơn (máu Lã Bất Vĩ đã chảy mấy ngàn năm trong máu mỗi người Tàu mà), hoặc có thể vì NTT bị bệnh chết nên họ bắt buộc phải thay bằng các nhân viên Hoa Nam, khá dễ dàng vì vốn “dân Nam ta ngu hơn lợn” mà...

Những mâu thuẫn “chí tử” của BAT

Bình luận này dài quá mà tôi vẫn chưa nói hết ý với bác BAT, rằng với tôi - PCT, bác BAT còn có tung tích mờ ám chả kém gì HCM? Mờ ám vì bác BAT tự mâu thuẫn nhiều quá. Hồi đầu tôi rất kính nể bác BAT, nhưng càng ngày tôi càng nghi ngờ bác, vì dù có vẻ rất uyên thâm bác BAT đã thể hiện quá nhiều mâu thuẫn cơ bản.

Một mặt, về cá nhân, bác tự xưng là người VNCH ở Hải ngoại mà lại phải ẩn danh! Mục tiêu viết bài của bác trên lề dân không rõ ràng! Anh Châu có thể tin bác BAT, chứ tôi thì chưa vội!

Một mặt, bác BAT “tấn công” Hồ và Giáp và cả đảng CSVN tới tấp, toàn diện, quyết liệt, có nhiều bằng chúng từ nghiên cứu lịch sử rất rộng và kỹ, nhưng lại cương quyết bảo vệ gốc gác “Nghệ” của Hồ, và nhất quán chứng minh Hồ không phải là cộng sản? Tôi thì nói cả Hồ Tàu là cộng sản và cả NTT cũng là cộng sản, chỉ là một kẻ CS Tàu cướp nước và một kẻ CS Việt ngu bán nước.

Mâu thuẫn thứ ba là dù là “người Nam, VNCH, ở Hải ngoại” ra đi sau 1975 nhưng văn phong của bác hơi Bắc kỳ và hơi CS, giống Bùi Tín, đó là cái “mùi BAT” mà tôi “ngửi thấy”. Mũi tôi thường bị tịt về thực phẩm nhưng lại rất “kiêng” mùi CS. Tết này buồn, bỏ nhiều thời gian đọc kỹ lại và suy nghĩ về các bài viết của BAT mà tôi nhận ra “mùi CS” của BAT hơi giống “mùi” Bùi Tín. Tôi rất mong BAT chứng mình tôi sai.

Mâu thuẫn thứ tư của BAT qua các bài viết là bác thực sự không chống Tàu, cũng chẳng thích Mỹ, dù BAT luôn nhấn mạnh HCM là gián điệp của Mỹ do Mỹ đưa về VN chứ không phải Tàu. Các tài liệu sử chính của bác BAT dường như vẫn chỉ là nguồn từ Pháp và Nga (giống Bùi Tín) và Internet, trong khi cố gắng tỏ vẻ đó là từ Mỹ. Tôi chắc bác BAT có rất nhiều tài liệu Tàu nhưng không dùng được?

Khác Bùi Tín (cơ bản vẫn bênh và thần tượng Hồ chằm chặp), BAT chê bai và hạ nhục Hồ hết cỡ, nào là bán nước, bịp bợm, lưu manh, bất lương, lừa đảo, tán ác, gian trá. Thôi thì không còn mức chê nào tệ hơn để BAT dành cho HCM nữa, nhưng cả hai họ Bùi đều vẫn giữ cho Hồ “trung trinh” 4 điều sau: 1) Hồ không thân Tàu (dù Tàu nuôi và bán nước cho Tàu - sic!); 2) Hồ không gốc người Tàu - không bị đánh tráo (là điều còn chưa ngã ngũ, nhưng cả hai họ Bùi quyết không muốn CS làm DNA kiểm tra?); 3) Hồ không phải cộng sản (sic!); và 4) Hồ thân Mỹ, là người của Mỹ (nhưng lại cùng Tàu quyết đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng?! - sic!).

Rất xin lỗi BAT nhưng với 4 điểm BAT khẳng định về Hồ trên thì tôi phải tặng đến ba chữ sic! Và xin không tranh luận về chúng với bất kỳ ai vì chúng vô lý chứ không phải vì ai là ai. Riêng điều HCM có phải người Tàu thì vẫn còn bỏ ngỏ và, theo tôi, vẫn cần làm DNA để kiểm chứng mà hai ông Bùi đều gặt phắt đi... làm tôi càm thấy như đó là nghị quyết của đảng “ta-ù” rồi không bàn cãi được nữa, kể cả trên lề dân! Hu hu...

“Siêu nhân Người Dơi” BAT là ai?

Cuối cùng thì để hiểu các bài viết của BAT, kể cả bài phản biện bài của tôi đã nêu trên, bạn đọc như tôi vẫn phải tự trả lời câu hỏi BAT là ai và các bài viết của BAT là nhằm mục đích gì?

“Siêu nhân Người Dơi” BAT bay vào Lề Dân từ đâu còn là bí ẩn, nhưng cách “bay đến” của “dơi” BAT hơi giống Chân dung Quyền Lực (CDQL): mạnh liệt, thuyết phục, lại không rõ mục đích thực sự! Nếu CDQL đánh phá dữ dội đảng CSVN về nhân sự (một nhóm CS bảo thủ thôi?), về tổ chức (trước ĐH 12), thì BAT đánh đảng CSVN và HCM, VNG dữ dội. Nếu CDQL làm mọi thứ dường như đều có lợi cho đồng chí X thì BAT phá đảng và bảo vệ Hồ quyết liệt về 4 điều trên để có lợi cho ai? Có lẽ vẫn có lợi cho đồng chí X trong giai đoạn quá độ phá đảng xây chế độ độc tài X-Pu (Putin) nhưng thân Mỹ sắp tới?

Nếu đúng thế thì BAT là ai đã rõ - một đồng chí hay một đơn vị X-con chăng? Chúng ta hãy chờ xem, chỉ khoảng 1 năm nữa sẽ rõ, trừ khi bác BAT lại tịt ngòi như CDQL!?

Cần nhìn lại cho rõ Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh để làm gì?

Bây giờ PCT tôi mới xin trả lời câu hỏi ở đầu bài này đã được chỉnh sủa lại để không còn là cái “bẫy biến mục tiêu thành công cụ” như BAT đã nêu ra (“Cố gắng tách Hồ Chí Minh ra khỏi Nguyễn Tất Thành đề làm gì?”). Đó là để kết luận:

1) Hồ do CS Tàu nuôi từ 1926 và là tay sai của CS Tàu từ đó.

2) Hồ có thể chính là giặc Tàu, là người Tàu do CS Tàu đã đánh tráo với NTT từ trước 1930.

3) Hồ và đảng CSVN hiện nay là những kẻ CS ngu dốt tàn bạo nhất vì đã rước CS Tàu vào VN từ trước 1930 đến nay.

4) Hồ và đảng CSVN chỉ luôn giả vờ thân Mỹ để lừa bịp người Việt và Mỹ về “xu hướng dân chủ” của chúng, vì lợi ích của CS Tàu và của cá nhân đảng CS của chúng mà thôi (đu dây giữ điều 4HP).

Cả bốn điều trên là để chúng ta người Việt không còn ai ảo tưởng chút gì về Hồ và đảng CSVN đầy tội ác nữa mà cùng đứng lên lật đổ chế độ CS này hoàn toàn.

Ví dụ, nếu chúng ta Tết này cả 90 triệu dân trong nước ai cũng từ chối treo cờ máu cộng sản thì cả nước đã không bị nhuộm đẫm màu máu tanh như nó đã và đang bị thế này.




Trưng cầu ý dân: sợ dân khác ý


Trưng cầu ý dân: sợ dân khác ý

Nam Nguyên - RFA
2015-02-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
namnguyen02272015.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
pham-chi-dung
TS. Phạm Chí Dũng
Courtesy of saohomsaomai.wordpress.com

Cánh én báo mùa xuân?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam bắt đầu hé mở cánh cửa cho vấn đề Trưng cầu ý dân, trong số các quyền cơ bản được Hiến pháp quy định như quyền tự do báo chí, biểu tình, lập hội và tiếp cận thông tin. Tất cả những quyền tưởng như bình thường này trên thực tế không hiện diện trong đời sống xã hội vì Quốc hội Việt Nam chưa từng ban hành các bộ luật để thực thi.
nguyen-van-thanh
KS. Nguyễn Văn Thạnh- Courtesy of quyhoangsatruongsa.com

Báo chí do Nhà nước quản lý đưa tin, hôm 25/2/2015 dự thảo Luật Trưng cầu ý dân do Hội Luật gia Việt Nam soạn thảo đã được đưa ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến lần đầu tiên. Buổi thảo luận bên cạnh một số ý kiến xây dựng dân chủ còn kèm theo rất nhiều băn khoăn, trăn trở về hậu quả có thể có đối với chế độ xã hội chủ nghĩa, một khi người dân có quyền dân chủ trực tiếp.
... tôi rất vui mừng và hoan nghênh, vui mừng vì  những vấn đề mà lâu nay được bao bọc trong một cái biển tăm tối dán dưới cán nhãn nhạy cảm, bắt đầu được nói lên ở Quốc hội...
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh

Thông tin trên báo chí chính thức, cho thấy các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đặt ra nhiều câu hỏi đáng ngạc nhiên và có vẻ như các nhà lập pháp của Việt Nam còn khá lạ lẫm với việc người dân có quyền được trưng cầu ý kiến.

Nhận định về các thông tin liên quan tới vấn đề Trưng cầu ý dân, Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Đà Nẵng phát biểu:
“Việt Nam chưa phải là nền dân chủ, nhưng đang tiến lên nền dân chủ, cho nên để sử dụng công cụ giám sát quyền lực xã hội lắng nghe ý kiến người dân tuyệt vời như công cụ trưng cầu dân ý, thì còn là tương lai tương đối khá xa. Nhưng mà tôi rất vui mừng và hoan nghênh, vui mừng vì  những vấn đề mà lâu nay được bao bọc trong một cái biển tăm tối dán dưới cán nhãn nhạy cảm, bắt đầu được nói lên ở Quốc hội và được mang ra thảo luận trên báo chí. Đây là một tín hiệu đáng mừng như là một cánh én bắt đầu báo hiệu cho một mùa xuân…”

Thận trọng! Khống chế?

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước được VietnamNet trích lời tỏ ra khá thận trọng với quyền trưng cầu ý dân được Hiến pháp qui định. Ông Ksor Phước cho rằng đây là việc quan trọng nếu làm tốt sẽ thể hiện quyền dân chủ trực tiếp của người dân, nếu xử lý không tốt thì sẽ đẩy mình vào nguy cơ bất ổn, tự ta làm rối ta. Ông Ksor Phước bày tỏ lo ngại về điều gọi là các thế lực lợi dụng thông tin trên mạng đòi hỏi nhiều sự thay đổi. Vị  Chủ tịch Hội đồng dân tộc còn đặt ra vấn đề khá lạ lùng là sau khi trưng cầu ý dân, Quốc hội cần xem xét lại kết quả rồi mới thực hiện.
... Quốc hội có phải là cố tình trì hoãn trây lì về việc ban hành quyền con người và cuối cùng bây giờ không cho trưng cầu dân ý về những quyền biểu tình, tự do lập hội và những quyền khác mà dân chúng đang đòi hỏi. Như vậy đó là một cách để bảo vệ ai? Bảo vệ Đảng bảo vệ nhóm lợi ích...
TS. Phạm Chí Dũng

Vẫn theo VietnamNet, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng tỏ ra băn khoăn, nếu kết quả trưng cầu ý dân không đúng như ý muốn thì có tổ chức trưng cầu lại không? Nếu dân không đồng ý thì sẽ thế nào?  Ông Sơn không nói rõ đúng ý muốn của ai, nhưng người đọc báo hiểu là ý muốn của Đảng và Nhà nước. Ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn thận trọng hơn nữa, ông Hùng cho rằng thực thi quyền Trưng cầu ý dân rất nguy hiểm nếu các quy định không chặt chẽ. Người đứng đầu Quốc hội lo sợ về điều lá phiếu có thể bị tác động và xuyên tạc.

TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập từ Saigon nhận định:
“Tôi có cảm giác lời lẽ của ông Nguyễn Sinh Hùng mang tính chất tư biện và cũng giống như lần trước ông nói nếu như Quốc hội làm sai thì dân chịu, tức là có những câu phát biểu không xứng tầm một người lãnh đạo Quốc hội, một ủy viên Bộ Chính trị. Lần này tôi muốn đặc tả vấn đề như thế này, không chỉ câu nói vừa rồi của ông Nguyễn Sinh Hùng, lần này ông còn nói quyền con người, quyền công dân không thể đem ra trưng cầu dân ý được. Ông ấy giải thích tại vì những vấn đề đó thuộc về luật định mà hạn chế là do luật không phải là do Quốc hội. Nh
nguyen-van-hien
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện- Courtesy of baomoi.com

ư vậy đặt ra vấn đề là như thế này, nếu nói hạn chế là do luật thì tức là luật cũng chính là do Quốc hội ban hành; thì tại sao những điều liên quan tới rất sát sườn, rất thiết thân tới quyền con người và quyền công dân như quyền tự do biểu tình, tự do lập hội đã được quy định từ Hiến pháp 1992, cho tới nay gần 1/4 thế kỷ rồi mà tại sao vẫn không được luật định. Như vậy Quốc hội có phải là cố tình trì hoãn trây lì về việc ban hành quyền con người và cuối cùng bây giờ không cho trưng cầu dân ý về những quyền biểu tình, tự do lập hội và những quyền khác mà dân chúng đang đòi hỏi. Như vậy đó là một cách để bảo vệ ai? Bảo vệ Đảng bảo vệ nhóm lợi ích và trong dư luận gần đây người ta nói Quốc hội cũng là một nhóm lợi ích. Có đúng hay không, tôi đặt vấn đề như thế.”

Rối bời- Mâu thuẫn

Theo Thời báo kinh tế Việt Nam: “Những vấn đề nào cần trưng cầu ý dân, giá trị pháp lý của kết quả trưng cầu như thế nào, ai có quyền đề nghị và điều kiện ra sao…hàng loạt câu hỏi vẫn rối bời khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Trưng cầu ý dân.”

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu được tờ báo trích lời cho rằng, giá trị pháp lý của việc lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu ý dân là khác nhau. Theo đó, Trưng cầu ý dân là quyền dân chủ trực tiếp, là chủ quyền của nhân dân, khi nhân dân đã biểu quyết đa số rồi thì đó là quyết định không có cơ quan nào có quyền phủ quyết, còn giám sát để xem cuộc trưng cầu ý dân có hợp hiến hợp pháp hay không là việc khác. Ông Uông Chu Lưu nhấn mạnh, khi cuộc Trưng cầu ý dân đó được tiến hành đúng pháp luật, đã hợp pháp hợp hiến rồi thì người dân là người quyết định cuối cùng, không có cơ quan nào có quyền thay đổi quyết định đó.

Vẫn theo Thời báo kinh tế Việt Nam, ông Uông Chu Lưu thêm rằng, điều 120 của Hiến pháp 2013 qui định Hiến pháp được 2/3 đại biểu Quốc hội thông qua thì có hiệu lực, nhưng trong trường hợp phải trưng cầu ý dân thì do Quốc hội quyết định việc có đưa Hiến pháp đó ra trưng cầu ý dân hay không. Một khi đã đưa ra Quốc hội và Trưng cầu ý dân, người dân biểu quyết đa số thì coi như đó là quyết định chứ không phải đưa trở lại Quốc hội nữa.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không đồng ý với cách giải thích của ông Uông Chu Lưu và nói rằng, trong trường hợp như vậy thì phải sửa Hiến pháp 2013.

Với nhiều ý kiến tranh cãi ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Trưng cầu ý dân, cho thấy vấn đề tôn trọng quyền chọn lựa tối thượng của nhân dân khó toàn vẹn. Phải chăng người dân ở các nước cộng sản một đảng toàn trị không thể có quyền dân chủ?

 TS Phạm Chí Dũng nhận
“Theo tôi biết cho đến giờ này những quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội, quyền tự do báo chí, quyền biểu tình, quyền trưng cầu dân ý kể cả luật tiếp cận thông tin vẫn chưa có ở một nước nào trong số những nước còn danh xưng xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Triều Tiên. Việt Nam mặc dù đã được coi là đổi mới, mở cửa kinh tế từ 1/4 thế kỷ rồi nhưng mà vẫn chưa có nổi một Luật về tiếp cận thông tin, Luật này được Hội nghị Paris đưa ra năm 1981 mà cho tới nay 34 năm rồi Việt Nam vẫn chưa có nổi một Luật tiếp cận thông tin, thì làm sao có điều kiện tác nghiệp tự do báo chí ở Việt Nam.”

Dân chủ giả mạo? Tháo gỡ vỏ hạt?

Trước xu hướng Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét thảo luận các dự luật về quyền tự do cơ bản của nhân dân mặc dù Đảng Cộng sản khẳng định độc quyền đất nước. TS Phạm Chí Dũng nhận định:
“Tôi rất lo sợ rằng đó là một sự giả mạo, nếu có ra được những Luật tiếp cận thông tin, tự do báo chí, biểu tình cũng chỉ là một sự giả mạo và lại thêm một công cụ nữa để ngăn chặn quyền cơ bản của công dân cứ với tinh thần như thế này và độc tài chính trị như thế này.”

... quyền lợi của giới lãnh đạo chính trị, giới kinh tế mạnh nhất hiện nay trong xã hội. Nhưng mà tôi thấy một quá trình nảy mầm mà ở đó tháo gỡ những cái vỏ hạt rất cứng. Tất cả những tổ chức xã hội dân sự đã đóng góp tiếng nói...
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh

Trong xu hướng mới, người dân Việt Nam có thể làm gì để được thực thi những quyền cơ bản của công dân như tự do báo chí, lập hội, biểu tình, trưng cầu dân ý. Dù với một tiến trình được cho là còn rất lâu dài, thì vai trò của các tổ chức xã hội dân sự độc lập có thể giúp ích gì cho người dân. Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh nhận

“ Một dân tộc nô lệ là một dân tộc bị mất các quyền tự do, một dân tộc tự do là một dân tộc được đảm bảo các quyền tự do. Dưới góc nhìn đó thì hiện nay Việt Nam không có tự do, rất nhiều quyền được hiến định nhưng không áp dụng trên thực tế. Điều này cũng có bản chất lịch sử trên thực tế, ví dụ như là quyền lợi của giới lãnh đạo chính trị, giới kinh tế mạnh nhất hiện nay trong xã hội. Nhưng mà tôi thấy một quá trình nảy mầm mà ở đó tháo gỡ những cái vỏ hạt rất cứng. Tất cả những tổ chức xã hội dân sự đã đóng góp tiếng nói, người ta phản biện, đòi hỏi, phê phán để thức tỉnh người dân. Điều này đã làm cho mầm tự do bắt đầu đâm chồi nảy lộc và đó là một quá trình không thể đảo ngược được và sớm muộn gì sẽ thành cây và thành cây cổ thụ.”

Mặc dù được qui định rất sớm ngay từ trong bản Hiến pháp đầu tiên  năm 1946 và tiếp tục trong các bản Hiến pháp tiếp theo như 1992 và 2013, nhưng trên thực tế quyền Trưng cầu dân ý chưa từng được thực hiện tại nước Việt Nam theo xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng một dự thảo luật Trưng cầu ý dân dù chưa được xem là hoàn chỉnh và còn tiếp tục bổ sung, cũng đã nhen nhúm một tia sáng cải cách ở Việt Nam trên một ý nghĩa nào đó.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

MƠ ƯỚC


MƠ ƯỚC

Cao Huy Thuần


Tảng sáng ngày 13-7-1989, tướng Arnaldo Ochoa, anh hùng cách mạng Cuba, bị xử bắn. Một tòa án quân sự buộc tội ông tham nhũng và buôn lậu ma túy. Đảng viên đảng Cộng sản từ trên 20 năm, đồng chí của Fidel Castro từ ngày đầu của cách mạng, Ochoa đóng một vai trò quan trọng trong chiến trận Santa Clara, chấm dứt chính thể độc tài của Batista. 

Ông được phái qua nhiều nước ở Nam Mỹ và ở Phi châu -- Vénézuela, Congo, Ethiopia -- để cố vấn cho các phong trào cách mạng địa phương. Khi Fidel Castro quyết định gửi quân qua tận Angola để làm "nghĩa vụ quốc tế", lại cũng Ochoa được giao trọng trách. Với thành công này đến thành công khác, ông trở về Cuba được dân chúng tiếp đón như anh hùng. Ông là một trong chỉ hai người được phong tước vị anh hùng cách mạng. Đang chuẩn bị để nhận chức vụ cao hơn, ông thình lình bị bắt ngày 12-6-1989 cùng với 14 sĩ quan khác về tội tham nhũng và lạm dụng công quỹ. Ông nhận tội nhưng dư luận không tin, nhất là dư luận phương Tây.

 Dư luận đưa ra nhiều giả thuyết. Ochoa có qua Liên Xô, không chừng ông tướng này có cảm tình với chính sách đổi mới của Gorbatchev. Gorbatchev lại vừa mới qua thăm Cuba, đầu tháng 6 năm ấy, để báo cho Castro biết Liên Xô không thể viện trợ cho Cuba được nữa. Các nước Đông Âu đã bắt đầu xoay chiều, nếu gió đổi mới thổi qua hòn đảo, không chừng ông tướng được dân quân kính nể này sẽ lãnh đạo phong trào cởi mở hơn chăng. Một dư luận thứ hai đưa ra một ý khác : trước tình thế mới, có thể Fidel và Raul Castro muốn thiết lập kỷ luật sắt trên quân đội. 

Dư luận thứ ba nhấn mạnh vai trò của ma túy : mật vụ Mỹ đang lập hồ sơ để buộc tội Cuba tham dự tích cực vào đường dây buôn lậu nha phiến hòng kiếm tiền trang trải cho quân đội viễn chinh của Ochoa ở Angola. Đưa nha phiến vào nước Mỹ là một tội lớn, nước Mỹ có thể lấy cớ để can thiệp, và can thiệp có thể xảy ra thuận lợi khi Liên Xô đã rút lui. Theo dư luận này, có thể Ochoa được nhận lệnh chính thức từ Fidel nhưng, vì lợi ích riêng, đã vượt qua giới hạn cho phép, bao che những hành động mờ ám của giới buôn lậu, có nguy cơ làm lộ tẩy bàn tay của Castro. 

Thanh toán Ochoa và các sĩ quan dưới trướng ông là để bảo vệ cho lãnh tụ, Ochoa là con dê tế thần. Dư luận tha hồ đồn đãi, bí mật chẳng hề lộ ra cho đến ngày nay, kể cả bí mật trong câu thú tội công khai trước tòa và truớc máy truyền hình của Ochoa : "Nếu tôi nhận lãnh bản án này, mà kết quả có thể là xử bắn... ý nghĩ cuối cùng của tôi là ghi ơn Fidel về cuộc cách mạng to lớn mà Fidel đã mang lại cho dân tộc". Sự thật chẳng ai biết, chẳng ai đi xuống tuyền đài để phỏng vấn Ochoa.

Bẵng đi một thời gian dài, tưởng rằng "vụ án Ochoa" đã đi vào lãng quên, bỗng nhiên sống lại, và sống lại như một bi hài kịch. Trong số 14 sĩ quan bị xử tội, sĩ quan cao cấp nhất bị xử bắn cùng với Ochoa là đại tá Antonio de La Guardia, cũng là thân tín với Fidel. Thuộc thành phần tư sản và trí thức, về nước sau khi học tại Mỹ, ông tham gia cách mạng từ đầu, góp phần vào việc thành lập đội quân đặc biệt, ưu tú, chuyên việc tình báo và an ninh của Fidel. Cũng như Ochoa, ông lãnh trách nhiệm liên lạc với quân du kích ở các nước Nam Mỹ. Khi Salvador Allende lên nắm quyền ở Chi Lê, ông và người em sinh đôi, Patricio, được phái qua đấy làm cố vấn an ninh cho Allende từ 1971 đến 1973.

 Đầu 1980, ông được giao trọng trách chỉ huy một Vụ đặc biệt của bộ Nội vụ, "Vụ Z", sau đổi tên thành "Vụ MC", có nhiệm vụ tìm ngoại tệ để chi phí cho đoàn quân viễn chinh tại Angola và qua mặt cấm vận Mỹ. Dân Cuba gọi đùa MC là marijuanacocaïne. Bởi vì, làm sao có ngoại tệ, có khí giới, có viễn chinh nếu không khai thác mỏ vàng ma túy, kể cả góp tay vào việc buôn lậu ? Tất cả mọi hoạt động nhằm qua mặt cấm vận Mỹ đều chính đáng. Buôn lậu, gian lận, giả mạo đều tốt nếu có lợi cho cách mạng.

Ai nói ra những thầm kín thâm cung bí sử đó ? Cô con gái của Antonio, Ileana de La Guardia. Sau khi cha cô bị xử bắn, cô xin rời khỏi Cuba, bôn ba từ Mê Hi Cô qua Tây Ban Nha, rồi cuối cùng trú ngụ tại Pháp. Mười năm sau khi cha cô chết, cô vẫn không nguôi hận. Thảm cảnh của cha cô và của gia đình đeo đuổi cô như là "một căn bệnh". 

Ngôi sao sáng của cách mạng, cha cô bị xử bắn như một tội nhân hạng bét chỉ vì thực hiện chính sách của lãnh tụ. Cô nói: cô biết cha cô xuất cảng xì gà lậu qua Mỹ để đổi lấy khí giới và dụng cụ y khoa. Cô biết cha cô mua lậu nhà cửa ở Panama, nhập lậu ngà voi và kim cương từ Angola, thậm chí bộ hạ còn mở xí nghiệp làm quần jean hiệu Loïs giả, rượu sâm banh giả. Tất cả đều tốt, đều chính đáng.

Ileana im lặng trong mười năm. Trong mười năm ấy, buôn lậu ma túy nổi cộm lên trên thời sự quốc tế như một đe dọa đến an ninh chung, như đầu mối của những nội chiến ở các nước Nam Mỹ, như khí giới của loạn quân, loạn đảng ở khắp nơi. Ngày 3-12-1998, công an Colombia tóm được trên cảng Carthagène, thuộc biển Caraïbes, 7254 ki lô cocaïne chuyển đến một công ty hỗn hợp Cuba - Tây Ban Nha có trú sở ở Cuba. Khi hay tin, Fidel Castro tuyên bố sẽ truy tìm thủ phạm. Ngày 5-1-1999, ông đọc diễn văn tố cáo hai người Tây Ban Nha, chủ công ty hỗn hợp, là thủ phạm đích danh. Thông tin từ phía Colombia cho biết ít nhất họ đã làm 6 chuyến như thế trong hai năm, lúc đầu hàng được chở từ Colombia qua Jamaïque, rồi từ đấy hàng được giao cho một tàu Cuba. Vụ việc trở nên sôi nổi khi hai chủ xị Tây Ban Nha họp báo để tố cáo chính quyền Cuba đã lạm dụng lòng ngay thẳng của họ. Họ đòi Cuba phải trả lại cho họ tất cả những của cải vật chất đã bị tịch thu. Cùng lúc, Fidel Castro tái lập án tử hình đối với các tay buôn lậu ma túy.

Nhắc lại chuyện ma túy ở đây làm gì vậy ? Để bôi đen ai, tô hồng cho ai chăng ? Chuyện kín đáo trong nội tình Cuba, chắc gì những chuyện tôi thuật lại trên đây, lấy từ báo chí, là đúng với sự thật ? Xin thưa : sở dĩ phải nhắc lại vụ việc ma túy là để bắt qua chuyện khác mà tôi đã gọi ở trên là bi hài kịch. Tháng giêng 1999, Ileana de La Guardia đệ đơn trước tòa án Paris để kiện một người về tội ám sát và buôn lậu ma túy trên thế giới. 

Người đó là... Fidel Castro. Dưới nhan đề "Người phụ nữ muốn lật đổ Castro", tờ báo Le Monde (29-6-1999) thuật lại câu nói của Ileana khi khởi tố một nguyên thủ quốc gia đương nhiệm : "Tôi cảm thấy như được giải thoát, như thể cuối cùng tôi đã làm được một việc gì tốt cho cha tôi, một việc gì siêu việt cha tôi và tôi, một việc gì đạo đức". 

Cô kể : sau khi cha cô bị bắn, gia đình chỉ biết được tin xử bắn khi nhận được một điện tín cho biết thi hài của cha cô được chôn dưới một nấm mồ vô danh. Khi cha cô bị bắt, cô đã chạy khắp nơi để nhờ can thiệp, chạy đến cả nhà văn Gabriel Garcia Marquez, bạn thân của Fidel, lúc ấy đang ở La Havane. Vô hiệu. Fidel Castro từ chối ân xá. Chạy đến cầu cứu các sĩ quan cao cấp khi tòa án quân sự xét xử, cô chỉ nghe họ nói : "Chị không tin ở Cách Mạng hay sao ?" Luật sư được chỉ định để biện hộ cho cha cô tuyên bố : "Bào chữa cho Tony de La Guardia thật là một nhục mạ".

Tòa án Paris không thụ lý đơn kiện của cô Ileana, với lý do là cô không chứng minh được rằng cô là nạn nhân trực tiếp của hoạt động buôn lậu. Nhưng cô kháng án và báo chí gọi cô là "Antigone của vùng Caraïbes", ví cô với Antigone đã dám đối đầu với vua Créon, để chôn xác anh, trong vở kịch của Sophocle thời cổ Hy Lạp.

Chuyện đã trên 15 năm, kể lại có ích lợi gì chăng ? Có chứ ! Chính là để vui mừng. Vui mừng, hân hoan, phấn khởi đón nhận tin tái lập bang giao giữa Cuba và Mỹ. Tin nổi bật nhất trên thế giới trong năm 2014. Tin vui nhất của dân tộc Cuba sau một nửa thế kỷ cấm vận. Tin vui cho cả nước Mỹ vì thế giới thấy nước Mỹ cởi mở hơn. Tin vui đặc biệt cho chúng ta, người Việt Nam, vì ông Fidel là khách đặc biệt của Việt Nam và nhất là vì Cuba là bạn đồng hành với Việt Nam trên con đường không thể không đi là đổi mới và phát triển dân chủ. 

Trên con đường đó, Cuba phải vượt qua một chướng ngại như Việt Nam đang cố vượt qua : sự chia rẽ dân tộc, ở trong cũng như ở ngoài nước, từ La Havane cũng như từ Miami. Nói khác, đoàn kết dân tộc là quốc sách để giữ vững độc lập, Cuba đối với một kẻ thù đã hết là thù, Việt Nam đối với ông bạn đã hết là bạn. Mà đoàn kết dân tộc phải bắt đầu bằng thái độ gì, chính sách gì ngay sau căng thẳng ? Lập lại hòa khí, thực tâm hòa hợp, hòa giải. Con đường dài và đầy chông gai, người Việt Nam chúng tôi biết thế, nhưng Cuba không có con đường nào khác.

Bởi vậy, tôi rất hứng khởi gặp lại bà Ileana de La Guardia trên báo Le Monde ngay sau khi tái lập bang giao giữa hai nước. Tôi chờ đợi một Ileana hận thù ngút trời. Không ! Một Ileana biết điều, phải chăng, ôn hòa, mực thước. Một "Antigone của Caraïbes" vui mừng trước "sự mềm dẻo" chưa từng thấy của hai chính phủ. Bây giờ, bà nói, khi nước Mỹ không còn là "kẻ thù" nữa, giao thông, trao đổi, thăm viếng giữa người Cuba ở trong nước với những người vượt biên "không thể bị chính quyền chỉ trích nữa". 

Bà nói tiếp, để trả lời luận điệu của một số người ở Miami : "Dù cho sự tăng trưởng trong giao dịch kinh tế có làm lợi cho các người cầm quyền đi nữa, người dân thường cũng được hưởng lợi, các người di tản cũng được dễ dàng gửi tiền về giúp gia đình, nước Cuba cũng được phát triển và thịnh vượng hơn". Bà cũng nói đến giới trẻ ở Cuba : đối với họ, căng thẳng giữa hai nước thù nghịch "đã thuộc về lịch sử quá khứ. 

Giới trẻ mong muốn được chia sẻ những thuận lợi của phương Tây". Vậy bà có muốn chính quyền xét lại vụ án và phục hồi danh dự của các người bị xử bắn chăng ? Bà nói bà không tin lắm, nhưng đó là một hành động "thông minh". Và nhấn mạnh : "Với điều kiện xét lại không phải để trả thù mà để hiểu nhau hơn và để làm hòa dịu quan hệ giữa những người Cuba có chính kiến khác nhau".

Chỉ vì mấy câu nói đơn sơ đó mà tôi viết bài này. Dù mai đây bà Ileana có thay đổi thái độ, hay dù chính quyền Cuba vẫn cứng rắn, điều đó không phải là vấn đề của tôi hôm nay. Hôm nay, tôi chỉ mơ ước cho dân tộc Cuba và cho dân tộc tôi. Mơ ước một ngày mai tay trong tay, dù giữa phát súng và người cha ngã gục. Bà Ileana cho tôi mơ ước như vậy.


20-12-2014

Cao Huy Thuần

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Báo chí vẫn là công cụ của đảng

Báo chí vẫn là công cụ của đảng

Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-01-18

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
01182015-press-freedom.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương
Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương
chinhphu.vn




Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI Đề án Quy hoạch báo chí đến năm 2025 là một vấn đề trong chương trình thảo luận. Theo đó, báo chí Việt Nam tiếp tục được nhấn mạnh là công cụ tuyên truyền của đảng, và không cho phép các nhóm lợi ích chi phối báo chí
Căn bản vẫn là độc tài, độc quyền về báo chí
Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, cho biết đây là lần đầu tiên Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản bàn đến quy hoạch cho báo chí. Tuy nhiên, theo nhận định thì những luận điểm trong đề án này không hề khác biệt so với những quan điểm vốn có của đảng Cộng sản Việt Nam đối với các cơ quan truyền thông trong nước.
Nhận định về điều này, tiến sĩ, nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định:
Phạm Chí Dũng: Họ vẫn nói như trước và từ bao nhiêu năm rồi. Thực chất là không để tư nhân hoá báo chí, vì họ rất sợ tư nhân hoá sẽ dẫn đến đa chiều, đa diện, và dẫn đến đa nguyên, đa đảng. cho nên, một nền chuyên chính báo chí hữu sản chứ không phải một nền chuyên chính báo chí kiểu vô sản là cái mà họ đang cần và họ luôn giữ độc tài, độc quyền về báo chí. Chừng nào họ không ở chân tường thì họ chưa buông báo chí đâu.
Đề án về quy hoạch báo chí cho rằng các cơ quan truyền thông của Việt Nam chưa được tổ chức hợp lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, hoạt động và đi vào hướng giật gân, câu khách.
Thực chất là không để tư nhân hoá báo chí, vì họ rất sợ tư nhân hoá sẽ dẫn đến đa chiều, đa diện, và dẫn đến đa nguyên, đa đảng. cho nên, một nền chuyên chính báo chí hữu sản chứ không phải một nền chuyên chính báo chí kiểu vô sản là cái mà họ đang cần và họ luôn giữ độc tài, độc quyền về báo chí
Phạm Chí Dũng
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, blogger từng đoạt giải nhà báo công dân của tổ chức Phóng viên Không biên giới, cho rằng đề án này thể hiện tính bảo thủ và giáo điều của đảng Cộng sản. Theo ông, nó cũng nhằm tái khẳng định lại vai trò kiểm soát của đảng Cộng sản đối với báo chí. Ông nói:
Huỳnh Ngọc Chênh: Thực ra, báo chí lâu nay vẫn nằm trong quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng, tới bây giờ khẳng định lại sự lãnh đạo đó thì để nhắc nhở mọi người rằng đảng vẫn còn tiếp tục nắm báo chí. Chuyện quy hoạch mục đích cũng là sắp xếp cho gọn bộ máy báo chí. Nó nhiều quá, nó lộn quá, bây giờ quy hoạch, sắp xếp lại.
Các nhóm lợi ích chưa đủ mạnh
Trong một bài báo đăng trên tờ New York Times hồi tháng 11 năm ngoái, cựu tổng biên tập tờ báo Thanh Niên, ông Nguyễn Công Khế, nhận định rằng báo chí Việt Nam đang phát triển chóng mặt trong vòng 5 năm qua, tới mức giới chức Việt Nam khó kiếm soát. Theo ông, điều đó đã dẫn đến những hệ quả được cho là nghiêm trọng, chẳng hạn như người đọc trẻ tuổi tìm đến những nguồn tin khác, ngoài nguồn tin chính thống của nhà nước. Cũng theo đề án nói trên, ban chấp hành trung ương tái khẳng định việc không để các nhóm lợi ích chi phối báo chí.
Theo ông Huỳnh Ngọc Chênh, điều này thực ra không cần nói đến trong đề án vì ở Việt Nam không hề có nhóm lợi ích nào đủ sức gây ảnh hưởng tới giới truyền thông ở quy mô lớn, có chăng chỉ là ảnh hưởng nhỏ, trong một khoảng thời gian nhất định. Ông nói:
Huỳnh Ngọc Chênh: Chưa có tập đoàn nào náo loạn được báo chí hết chưa có doanh nghiệp nào, nhóm lợi ích nào mà lũng loạn báo chí được một cách công khai. Trừ những chuyện lũng đoạn nhỏ mà lũng đoạn nhỏ thì bất cứ tờ báo nào cũng có thể bị. Người ta có thể đưa tiền bằng cách này hoặc bằng cách khác thông qua quảng cáo để đăng được một số thông tin này thông tin khác theo ý người ta.
Ông Phạm Chí Dũng thì cho rằng có sự manh mún phát triển của nhóm lợi ích trong vòng 2-3 năm trở lại đây và nó mang tính chính trị nhiều hơn. Ông nói:
Thực ra, báo chí lâu nay vẫn nằm trong quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng, tới bây giờ khẳng định lại sự lãnh đạo đó thì để nhắc nhở mọi người rằng đảng vẫn còn tiếp tục nắm báo chí. Chuyện quy hoạch mục đích cũng là sắp xếp cho gọn bộ máy báo chí.
Huỳnh Ngọc Chênh
Phạm Chí Dũng: Đó là khái niệm những lợi ích đang chi phối tờ báo, không chỉ vì lí do kinh tế mà cả về lý do chính trị. Tôi nghĩ rằng đó là một trong những hàm ý mà bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam họ đang đề cập tới, đang lo ngại là nhóm lợi ích báo chí và đang lấn sang những câu chuyện về mặt chính trị.
Ông lấy ví dụ về sự ra đời của trang blog Chân Dung Quyền Lực đang làm mưa làm gió trong công luận thời gian gần đây. Trang blog ẩn danh này liên tục đưa tin về những khối tài sản khổng lồ của các vị tai to mặt lớn trong chính quyền Việt Nam, đi kèm với nó là những bằng chứng rõ ràng, khiến người ta khó có thể nghi ngờ tính xác thực của nó.
Ông Phạm Chí Dũng nhận định:
Phạm Chí Dũng: Có thể bằng cách nào đó có thể coi đó là một nhóm quyền lực chi phối báo chí, chi phối mạng xã hội nhưng mà không phải để phục vụ cho mục tiêu tạo ra những diễn đàn dân chủ, phản biện và các ý kiến trái chiều mà để phục vụ cho công cuộc đấu đá lẫn nhau, để tranh giành quyền lực về mặt chính trị.
Đề án này cho thấy một tương lai tăm tối cho báo chí Việt Nam, vốn đã không mấy sáng sủa.
Bảng xếp hạng tự do báo chí năm 2014 của tổ chức Phóng viên Không biên giới cho thấy Việt Nam đứng thứ 174 về tự do báo chí. Báo cáo của tổ chức Freedom House trong năm 2014 cũng cho thấy Việt Nam là một trong những môi trường tồi tệ nhất đối với các nhà báo, nhất là những cây viết tự do không muốn bị sai khiến bởi Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan được cho là tổng biên tập duy nhất của tất cả các cơ quan truyền thông của Nhà nước.

Văn hóa hít của các cụ



Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts