Đại Học chăn Trâu




Tuesday 30 June 2015

10 Quốc gia có dân số "Học thức cao nhất thế giới


From: tuyetlinh bui <
Date:15/06/2015 10:59 PM (GMT-08:00)
 
Subject: Fw: 10 QUỐC GIA CÓ DÂN SỐ HỌC THỨC NHẤT THẾ GIỚI !

10 Quốc gia có dân số
"Học thức cao 
nhất thế giới".

(Theo 24/7 Wall Street) Tổ chức Phát Triển và Hỗ Tương Kinh Tế (OECD) vừa công bố một bản khảo cứu cho biết là trong vòng 50 năm qua, số sinh viên đại học ở các quốc gia phát triển gia tăng gần 200 phần trăm.
Bản công bố này cũng liệt kê danh sách 10 quốc gia trên thế giới có cư dân học thức nhất trên thế giới.

image

Đứng hàng thứ 10Phần Lan với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 37 %.
Sản lượng quốc gia (GDP) tính theo đầu người là 36,585 Mỹ kim


image

Úc Đại Lợi là quốc gia có cư dân học thức đứng hàng thứ 9 trên thế giới,
với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học cũng 37 %.
Sản lượng GDP tính theo đầu người là 40, 719 Mỹ kim

image

Anh là quốc gia đứng hàng thứ 8 về số dân học thức,
với tỷ lệ dân số có bằng cấp cũng ở mức 37 %,
và sản lượng GDP tính theo đầu người là 35, 504 Mỹ kim

thanhimage

Na Uy là quốc gia đứng hàng thứ 7 trong bảng sắp hạng,
với sản lượng GDP ở mức 56,617 Mỹ kim một đầu người

image

Nam Hàn là quốc gia đứng hàng thứ 6,
với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 39 %,
trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 29,101 Mỹ kim

image

Quốc gia đứng hàng thứ 5Tân Tây Lan,
với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 40 %.
Sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 29,871 Mỹ kim

image

Hoa Kỳ là quốc gia đứng hàng thứ 4,
với số dân có bằng cấp đại học ở mức 41 %.
Trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người là 46,588 Mỹ kim

image

Quốc gia đứng hàng thứ 3 trong bảng danh sách là Nhật,
với 44 % dần số có bằng cấp đại học.
Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 33,751 Mỹ kim

image

Do Thái là quốc gia đứng
hàng thứ 2 trong bảng danh sách
với 45 % dân số có bằng cấp đại học,
trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 28,596 Mỹ kim

image


Canada là quốc gia đứng hàng đầu về trình độ trí thức,
với 50 % dân số có bằng cấp đại học.
Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 39, 070 dollars










.





__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Thành dân tộc lớn từ những bài học rất nhỏ


Thành dân tộc lớn từ những bài học rất nhỏ

Posted on June 24, 2015 by editor 1 Comment

Xuân Bình | Báo Người Đô Thị

tqd1
Đ có th tr thành mt dân tc ln, chúng ta phi bt đu t nhng bài hc rt nh. Mi người Vit hãy t thay đi mình t mt cách nhìn, cách nghĩ, mt thái đ ng x. Trn Quang Đc.

LTS | Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc từng là những nước đồng văn. Hàng nghìn năm qua, các quốc gia này có mối quan hệ phức tạp, có tương tác, giao lưu, ảnh hưởng tích cực; có xâm lấn, cai trị, lệ thuộc, tác động tiêu cực… Nhưng khác hẳn Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước đi ngoạn mục, vượt thoát khỏi những ảnh hưởng, kiềm toả của Trung Hoa, trở thành quốc gia phát triển hùng mạnh, có ảnh hưởng lớn trong khu vực, với cả Trung Quốc và thế giới. Sau chuyến đi trải nghiệm văn hoá Hàn Quốc vừa qua, trong khi tình hình biển Đông, quan hệ Việt – Trung có những diễn biến phức tạp, nhà nghiên cứu văn hoá trẻ Trần Quang Đức dành cho Người Đô Thị vài trao đổi chung quanh những gì ông trực cảm về thái độ, tinh thần “thoát Tàu” của người Hàn Quốc.

Thưa ông, để vượt thoát những tác động tiêu cực trong mối quan hệ với một nước lớn như Trung Hoa, người Hàn và người Nhật đã làm gì để tự cường?

Về đường lối chính trị, Nhật Bản luôn đi một đường riêng, ngay trong quá khứ cũng không có mối quan hệ tông chủ – phiên thuộc đối với Trung Quốc. Còn ở bán đảo Triều Tiên, nửa đầu thế kỷ 20, sau khi thoát khỏi sự đô hộ của đế quốc Nhật, miền Nam theo đường lối tư bản, thân Mỹ, trở thành Đại Hàn Dân Quốc. Với một nền chính trị dân chủ, không chịu sự chi phối từ phía Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những chính sách tự cường thành công, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.

Trước đây, cả hai nước đều từng nhập siêu từ Trung Quốc nhưng sau đó đã đẩy mạnh sản xuất trong nước, cổ vũ người dân sử dụng hàng nội địa. Với tinh thần cầu thị, họ đã tạo nên những thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Nhà nghiên cứu văn hoá Trần Quang Đức
Thành Seoul xưa được xây theo nguyên mẫu thành Tây An đời Đường của Trung Quốc, nhưng Hàn Quốc ngày nay mang nhiều dấu ấn Âu hoá trên nhiều lĩnh vực. Phải chăng thân phương Tây là một định mệnh với Hàn Quốc?
Nhà nghiên cứu văn hoá Trần Quang Đức
Nhà nghiên cứu văn hoá Trần Quang Đức

Điều chắc chắn mà tôi có thể trao đổi là trong quá khứ, các triều đại phong kiến ở bán đảo Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản đều từng yêu chuộng văn hoá cung đình Trung Hoa, đặc biệt là các triều đại Đường – Tống – Minh. Không chỉ có thành Seoul (Hán Thành), kinh đô Nara (Nại Lương) của Nhật Bản cũng có nguyên mẫu là thành Tây An thời Đường. 

Ở ta, thành Thăng Long thời Lý cũng được xây dựng phỏng theo mô hình kinh đô Lạc Dương, Khai Phong thời Tống; hoàng thành Huế được mô phỏng theo mô hình Tử Cấm Thành thời Minh. Đối với những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Hán thì phong thuỷ, kinh Dịch hiển nhiên là những lý niệm không thể thiếu khi xây dựng cung điện, nhất là khu hoạch kinh đô. Người Hàn còn đưa Thái cực đồ vào quốc kỳ, thể hiện quan niệm cổ của người phương Đông về trời đất, vạn vật.

Tuy nhiên, thời đại ngày nay, những giá trị mà văn hoá phương Tây đem lại có sức hút rất lớn đối với các quốc gia châu Á, nhất là những nước vốn có truyền thống bảo thủ. Chúng ta thấy một Nhật Bản đã thành công trong việc học tập, xây dựng nhà nước theo mô hình phương Tây. Hàn Quốc cũng đã và đang trở thành một trong những cường quốc châu Á. Vấn đề Âu hoá theo tôi là định mệnh không chỉ đối với Hàn Quốc.

Ở Seoul, trước cửa toà nhà Quốc hội, người Hàn vẫn lưu giữ, bảo tồn cổng Đại Hán. Ở các tỉnh, thành phố khác, trước đầu làng cổ vẫn có chữ Hán khắc trên bia đá. Trong gia đình người dân, trong góc trang trọng nhất vẫn treo những bài thơ chữ Hán, kể cả thơ của các thi sĩ nổi tiếng Trung Hoa. ông cảm nhận gì về điều này?

Trước toà nhà quốc hội Hàn Quốc có cổng đề ba chữ “Đại Hán môn” (cửa Đại Hán). Điều này gắn liền với một quan niệm thời phong kiến, quan niệm Hoa Di.

Vua quan, sĩ phu Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản đều từng tự nhận là Hoa Hạ, không muốn bị gọi là man di. Các khái niệm Hoa, Hạ bấy giờ thường mang hàm ý văn hoá, chứ chưa đặc chỉ huyết thống hay chủng tộc. Khi nhà Thanh diệt nhà Minh, triều đình Triều Tiên và nhà Nguyễn Việt Nam đều cho rằng vương triều mình kế thừa và gìn giữ văn hoá Trung Hoa chính thống, đều tự nhận là Hoa là Hán, với nghĩa là truyền nhân của văn hoá Trung Hoa.

Kinh đô của Triều Tiên được gọi là Hán Thành, Hán Dương. Con sông chạy qua Hán Thành gọi là Hán Thuỷ, Hán giang (cái gọi là “kỳ tích sông Hàn” đúng ra phải gọi là “kỳ tích sông Hán”). Phía Nam kinh thành gọi là Nam Hán.

Hàn Quốc và Nhật Bản chuyển trực tiếp từ chế độ phong kiến sang tư bản, không có đấu tố, cải cách ruộng đất, cách mạng văn hoá hay các phong trào phản đế, phản phong. Nếp sống, thị hiếu, thẩm mỹ của người dân không bị định hướng, lên án, chụp mũ để rồi bị đánh hội đồng… Do vậy, nhiều truyền thống trước đây được lưu giữ và nâng tầm để trở thành những “nét đẹp” văn hoá của Hàn – Nhật. Họ không bài xích cực đoan.

Những bài thơ chữ Hán nổi tiếng của người bản địa hay người Trung Quốc vẫn được dẫn dụng, được thể hiện trên các bức thư pháp, bình phong làm vật trang trí. Bởi tất cả những yếu tố văn hoá Trung Hoa trong quá khứ đều góp phần tạo nên văn hoá Hàn, Nhật của ngày hôm nay. Nhật Bản vẫn sử dụng chữ Hán chứ không mang định kiến đó là thứ văn tự vay mượn.

Rất công phu, cẩn trọng trong việc tìm kiếm nguồn tri thức cổ, ông tìm thấy gì trong những giá sách Seoul? Những tác phẩm nào gây cho ông ấn tượng mạnh mẽ về thái độ tự tôn tinh thần dân tộc của người Hàn?

Tôi từng có một số bài viết nói về tinh thần dân tộc Hàn thể hiện trong học thuật. Do quốc thổ gắn liền với Trung Quốc, có sự giao lưu văn hoá với Trung Quốc từ rất sớm, về sau lại từng tự nhận là truyền nhân của văn minh Hoa Hạ, đến khi chủ nghĩa dân tộc hình thành và được đẩy mạnh vào đầu thế kỷ 20, người Hàn đã phản tư, nhìn nhận lại nguồn gốc dân tộc, về nền văn hoá Hàn, nhiều học giả đã chứng minh ngược lại rằng: chữ Hán, Kinh Dịch, tết Đoan Ngọ, Trung Thu, v.v. đều do người Hàn Quốc tạo nên. 

Vừa rồi tới hiệu sách Kyobo, tôi vẫn thấy nhiều cuốn sách khảo cứu dạng này. Tuy nhiên, gần đây độ “hot” của nó đã giảm đi nhiều. Ở Việt Nam ta hiện nay cũng đã có những khảo cứu kiểu như vậy, và có thể nói, ngay cả chủ nghĩa dân tộc trong học thuật thì ở ta vẫn lạc hậu so với Hàn gần 50 năm.

Ông từng có những bài viết khảo cứu và bày tỏ thái độ trước những phản ứng cực đoan về việc sử dụng đèn lồng Trung Quốc. Cảm giác của ông thế nào khi vào thăm bảo tàng giấy Hanji?
Hội đèn lồng Hanji ở Đại hàn Dân Quốc. Nguồn:  www.goexploreasia.com
Hội đèn lồng Hanji ở Đại hàn Dân Quốc. Nguồn: www.goexploreasia.com
Càng phản ứng cực đoan, càng thể hiện sự thiếu hiểu biết và nỗi sợ hãi. Đơn cử như đèn lồng, loại đèn thắp sáng được sử dụng lâu đời ở vùng Đông Á. Thay vì nhập khẩu loại đèn lồng đỏ rẻ tiền từ Trung Quốc, người Hàn và Nhật vẫn làm ra đèn lồng theo kiểu cách của họ.

Người Hàn sử dụng loại giấy dó Hanji để tạo ra những chiếc đèn có kiểu dáng khác nhau, đẹp điển nhã, trang trọng, vượt xa loại đèn lồng đỏ do Trung Quốc sản xuất. Trong khi ở ta, chưa nói đến việc sử dụng giấy dó để tạo ra các sản phẩm khác nhau, chỉ riêng việc người Việt xưa có dùng đèn lồng hay không, nhiều nhà nghiên cứu, trí thức cũng không nắm rõ, thậm chí nhiều người còn cao giọng nói đèn lồng chỉ là sản phẩm của văn hoá Tàu. Tôi đã tìm hiểu về đèn lồng Việt. Tôi tán đồng quan điểm không nên nhập đèn lồng từ Trung Quốc. Song thay vì phản ứng cực đoan, bài xích một cách vô tri, ta hãy tìm hiểu kỹ càng trước đã. Cần khuyến khích sản xuất, tiêu thụ mặt hàng truyền thống ở trong nước.

Khi tới thăm nhà máy mỹ phẩm lớn nhất, thành công nhất Hàn Quốc của ông  [Suh Kyung Bae -DCVOnline] chủ Sulwhasoo ở Osan, ông có tìm thấy mối liên hệ nào giữa tình yêu của người mẹ với quá trình phát triển thương hiệu mỹ phẩm gắn liền cùng biểu tượng hoa trà này không?

Tôi có một cảm nhận rất rõ từ người dân Hàn Quốc: mọi sự thành công của họ đều được tạo tựu trên nền tảng truyền thống, gia đình. Một bông hoa trà người mẹ cài lên áo người con, sau này trở thành biểu tượng của cả một thương hiệu lớn. Dù sở hữu cơ ngơi đồ sộ với những nhà máy, xưởng sản xuất hiện đại, được thiết kế đẹp mắt, nhưng ông chủ tập đoàn đã dành một nơi đẹp nhất, trang trọng nhất, là bảo tàng mỹ phẩm Sulwhasoo, để lưu giữ hình ảnh khu bếp người mẹ [ Yun Dok Jeong là bà của Suh Kyung Bae – DCVOnline] thường nấu năm xưa. Những thước phim cảm động ở đây cho người xem được tận mắt chứng kiến quá trình trưởng thành của ông, cũng như sự tri ân vô cùng của ông đối với mẹ, đối với quê hương mình.

Là tác giả Ngàn năm áo mũ, một công trình nghiên cứu về lịch sử văn hoá, cụ thể là trang phục dân tộc, ông đã tìm kiếm được điều gì mới mẻ khi đi thăm các bảo tàng, trung tâm văn hoá, làng cổ, chợ… ở Hàn Quốc?
Tranh và ảnh : 1. Tiến sĩ Triều Tiên cài Ngự tứ hoa ; 2. Bức vẽ “Ông Thám hoa cầm cành hoa” trong sách “Kỹ thuật của người An Nam” ; 3. Thám hoa triều Nguyễn ; 4. Tiến sĩ triều Thanh ; 5. Tiến sĩ triều Minh. Nguồn: Trần Quang Đức.
Tranh và ảnh : 1. Tiến sĩ Triều Tiên cài Ngự tứ hoa ; 2. Bức vẽ “Ông Thám hoa cầm cành hoa” trong sách “Kỹ thuật của người An Nam” ; 3. Thám hoa triều Nguyễn ; 4. Tiến sĩ triều Thanh ; 5. Tiến sĩ triều Minh. Nguồn: Trần Quang Đức.

Tôi nhận thấy ở các bảo tàng, làng cổ, chợ Dongdaemun hay Namdaemun, mặt hàng thủ công truyền thống Hàn Quốc được bán rất chạy. Người Hàn Quốc cũng rất biết kinh doanh dựa trên các mặt hàng này. Hình nộm vua – hoàng hậu, quạt giấy, kẹp sách mang hình ảnh đặc trưng của Hàn Quốc, thiệp hay phong bì in tranh quốc hoạ, giấy bọc in mờ những trang sách cổ của Hàn Quốc… đều hết sức trang nhã, mỹ quan. ẩn sau những hình ảnh này là sự trân trọng, phát huy tích cực từ văn hoá cổ truyền của người Hàn Quốc.

Để có thể trở thành một dân tộc lớn, chúng ta phải bắt đầu từ những bài học rất nhỏ. Mỗi người Việt hãy tự thay đổi mình từ một cách nhìn, cách nghĩ, một thái độ ứng xử. Đó chắc chắn không phải thái độ mặc cảm, tự ti, một thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, dễ bị kích động. Đó phải là năng lực tri nhận, gạt bỏ những điều cổ hủ, lỗi thời. Đó là thái độ trân trọng, biết đón nhận, tiếp thu tất cả những giá trị cao đẹp của mọi nền văn hoá, trong đó có văn hoá Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đó là tinh thần, khát vọng trở thành một dân tộc lớn, tự cường.

Nguồn: Thành dân tộc lớn từ những bài học rất nhỏ. Xuân Bình, Người Đô Thị, 12/06/2014. DCVOnline minh họa bổ túc.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday 24 June 2015

CHỌN CHỖ ĐỨNG CỦA LƯƠNG TRI HAY CHỖ NGỒI CỦA TRÍ NGỦ?


CHỌN CHỖ ĐỨNG CỦA LƯƠNG TRI
HAY CHỖ NGỒI CỦA TRÍ NGỦ?
(Kính gửi các đồng nghiệp trong Hội nhà văn Việt Nam)

Bùi Minh Quốc

Đăm San, người dám nghĩ điều không ai dám nghĩ
Đăm San, người dám làm điều không thể làm! 
TRƯỜNG CA ĐĂM SAN

Tôi đứng về phía những người chưa bao giờ khuất phục
Về phía những người đàn ông và đàn bà mà tính khí không bao giờ khuất phục
WALT WHITMAN

Đại hội 4 Hội nhà văn Việt Nam (mà tôi có tham dự, họp tháng 10 năm 1989 tại Ba Đình) hội trường nóng lên từng giờ.Ngay phút đầu, khi nghe giới thiệu xong danh sách đoàn chủ tịch, tiến sĩ Phan Hồng Giang liền đứng dậy chất vấn: “Ông Tô Hoài ngày mai bay đi Cai-rô họp hội nghị nhà văn Á – Phi, tại sao lại để ngồi ở đoàn chủ tịch? Cần dành vị trí ấy cho người khác thực sự làm việc”. Đại hội dấy lên làn sóng phản đối. Thế là ông Tô Hoài phải tuyên bố rút khỏi đoàn chủ tịch. 

Theo đề cử và biểu quyết tức thì của đại hội, nhà thơ nữ Ý Nhi được bổ sung vào đoàn chủ tịch. Sự kiện này là cú đột phá chưa từng có, bứt ra khỏi một cái nếp cố hữu bấy lâu - mọi việc từ nội dung đến nhân sự đều được sắp đặt trước dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban bí thư trung ương Đảng, còn những người dự đại hội chỉ là những con rối bỏ phiếu hoặc giơ tay để hợp thức hoá cho sự sắp đặt ấy (Vào giờ giải lao, đã diễn ra một cuộc đối thoại bình đẳng cởi mở thẳng thắn giữa nhà thơ Ý Nhi với cố vấn Lê Đức Thọ  - một nhân vật đầy quyền uy chi phối chính trường Việt Nam nhiều thập niên - về vấn đề đại hội nên hay không nên bầu trực tiếp Tổng thư ký Hội). 

Không khí đại hội càng nóng dữ bởi lời lẽ không chút kiêng dè của nhà văn nữ Dương Thu Hương nhằm thẳng vào điều cấm kỵ số 1: “Cần nhấn mạnh rằng Đảng phải biết ơn Nhân Dân chứ không nên chỉ nói Nhân Dân biết ơn Đảng!” (Ít năm sau, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu có nhắc lại, rằng công ơn của Nhân Dân đối với Đảng là công ơn sinh thành, nhưng ông nói chỉ để mị dân chứ chưa bao giờ tiến hành sinh hoạt đảng thật rốt ráo cho đảng viên, trước hết là đảng viên thuộc bộ phận mà cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An gọi là  “Vua tập thể ” thấm nhuần tư tưởng cực kỳ quan trọng này, nên bao năm ròng chỉ thấy “Vua tập thể ” trả ơn đấng sinh thành bằng hành động dùng công an quân đội và ngầm kết hợp hợp cả xã hội đen cướp đất Dân, bịt miệng Dân). Nhà thơ Trần Mạnh Hảo lên diễn đàn chất vấn: nhà văn đâu phải con gà con vịt mà Đảng khi thì trói, khi thì cởi trói, rồi lại trói trở lại, bằng chứng nóng hổi là vụ khai trừ cách chức cắt lương hai cán bộ chủ chốt của Hội Văn Nghệ Lâm Đồng -.nhà thơ Bùi Minh Quốc và nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự  - chỉ vì đi lấy chữ ký đòi đổi mới triệt để, không đổi mới nửa vời, đòi chấm dứt tình trạng lời nói không đi đôi với việc làm

Nhà văn Trần Thùy Mai lên diễn đàn tập trung nói (trong nước mắt uất ức) về vụ kỷ luật phi lý nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự và yêu cầu Đảng phải tôn trọng tính độc lập về tổ chức của các hội đoàn (như chính nghị quyết trung ương 6 khoá 6 đã đề ra; đến đại hôi 5 họp tháng 3 năm 1995, nhà thơ Trần Mạnh Hảo cùng các nhà văn Hoàng Minh Tường, Hoàng Bình Trọng vẫn kiên trì tiếp tục nhắc lại vụ này). Liên tiếp dậy lên những tràng vỗ tay rầm rộ dành cho những tiếng nói mạnh mẽ của lương tri lần đầu tiên cất lên tại một đại hội của Hội nhà văn Việt Nam.Rồi nhà văn Bửu Tiến lên diễn đàn xin lỗi anh em nhóm Nhân văn – Giai phẩm vì ông đã tham gia viết bài “đánh” Nhân văn. 

Ồng thành tâm bộc bạch: Tôi đã cao tuổi, tôi phải nói lên được những lời này trên chính diễn đàn này cho được nhẹ lòng khi nhắm mắt xuôi tay…Rồi một sự kiện đặc biêt: Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh, phó trưởng Ban Văn hoá Văn nghệ trung ương lên diễn đàn với bài phát biểu của trưởng ban Trần Độ vì vắng mặt nên ủy nhiệm cho ông đọc. Hơn một lần bài phát biểu của Trưởng ban Trần Độ bị ngắt quãng bởi những tràng vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt và kết thúc với một tràng vỗ tay dài nhất, vang động nhất.Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh nói lớn: “Tôi thấy tại đại hội này hiện ra sự thức tỉnh lương tri của một bộ phận dân tộc ta, bộ phận tinh hoa của dân tộc, là các nhà văn chúng ta !”.

Sự thức tỉnh của lương tri dân tộc biểu thị qua các nhà văn, tại đại hội của Hội nhà văn vốn bao lâu đã trở thành chốn ngủ lịm của lương tri! Thật là một tín hiệu đáng mừng, lại càng đặc biệt đáng chú ý là xuất hiện không lâu sau khi“Vua tập thể ” đàn áp lực lượng đổi mới bằng biện pháp buộc nhà văn Nguyên Ngọc thôi giữ chức Tổng biên tập báo Văn Nghệ tờ báo đi đầu trong đổi mới, đồng thời khéo léo vô hiệu hoá Trưởng ban Trần Độ bằng thủ đoạn sáp nhập Ban Văn hoá Văn nghệ vào Ban Tuyên huấn trung ương.

Sự thức tỉnh của lương tri tại đại hội 4 đã đạt được một kết quả quan trọng: xác định Hội nhà văn Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp chứ không phải tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, đồng thời (lẳng lặng) bãi bỏ nguyên tắc “văn nghệ phục vụ chính trị”.
Nhưng từ sau đại hội 4, sự thức tỉnh của lương tri trong Hội nhà văn Việt Nam mạnh lên hay lịm dần đi?

Đại hội 5 trở lại xác định Hội nhà văn Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp và đến nay vẫn thế. Đáp lại các ý kiến đề nghị Hội trở lại là tổ chức xã hội nghề nghiệp như đại hội 4 đã xác định, chủ tịch Hội Hữu Thỉnh cho biết: phải khó khăn lắm ông mới xin cho Hội được là tổ chức chính trị vì tổ chức chính trị được cấp kinh phí cao hơn nhiều các tổ chức xã hội nghề nghiệp. 

Nhiều nhà văn hội viên gạo cội tỏ ra phấn hứng về việc đó và bảo nhau: Hữu Thỉnh xin tiền giỏi, nên ủng hộ Hữu Thỉnh làm khoá nữa.Quả nhiên, sau hai khoá 6 và 7, đến đại hội 8 (họp tháng 8.2010) Hữu Thỉnh tiếp tục ngồi ghế chủ tịch thêm khoá thứ ba.Mới đây, tại đại hội của Hội nhà văn Việt Nam khu vực miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long họp ở Mỹ Tho hôm 04.05.2015, khi phát biểu về chuẩn bị nhân sự lãnh đạo Hội cho khoá 9, chủ tịch Hữu Thỉnh nêu tấm gương bên Hội Văn Nghệ dân gian: giáo sư Tô Ngọc Thanh đã làm Tổng thư ký, Chủ tịch 4 khoá nay ngoài 80 tuổi vẫn đang làm tốt chức trách chủ tịch khoá thứ năm và có thể làm tiếp khoá thứ sáu. Có vẻ Hữu Thỉnh đang chuẩn bị tâm lý cho các hội viên được bầu đi đại hội đại biểu toàn quốc sẵn sàng chấp nhận ông – một người được coi là giỏi xin tiền – làm chủ tịch khoá thứ tư.

Vậy đó, chính trị của Hội nhà văn Việt Nam hiện nay là như thế.
Chưa cần phải là những tinh hoa của dân tộc, chỉ với một lương tri bình thường, cũng đủ thấy rõ rằng nơi đây không còn chút gì của truyền thống VĂN HOÁ CỨU QUỐC – tổ chức tiền thân của Hội nhà văn Việt Nam, không còn chút gì của chính trị yêu nước vì dân, nơi đây không một ai dám khẳng định lập trường chính trị TỔ QUỐC TRÊN HẾT QUYỀN DÂN TRÊN HẾT nữa.

Với một lương tri bình thường cũng đủ thấy rõ rằng: cái tổ chức chính trị này - Hội nhà văn Việt Nam – mà “Vua tập thể ” lấy tiền thuế của dân để chăm nuôi hậu hĩnh là cốt dùng nó làm bệ đỡ cho chiếc ngai quyền lực của mình (hãy nhấp chuột một giây vào mạng mà ngắm cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi ngai rồng, ông này làm Tổng tới hai khoá đấy).Nhân dân coi đây là tổ chức nô bộc của“Vua tập thể ”, có oan không?  Với một lương tri bình thường cũng đủ thấy rõ rằng: không oan!

Với một lương tri bình thường, tha thiết muốn bớt đi một gánh nặng chi phí lớn cho nhà nước (lấy từ tiền dân đóng thuế),  tại đại hội 8 (tháng 8 năm 2010) có 28 nhà văn đứng đầu là giáo sư Nguyễn Huệ Chi ( tiếp theo là các nhà văn Lại Nguyên Ân, Trần Nhương, Trần Thùy Mai, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Khắc Phê, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ, Bùi Minh Quốc, Ngô Minh, Đoàn Tử Huyến, Võ Văn Trực, Võ Thị Hảo, Trần Kỳ Trung, Dư Thị Hoàn, Trịnh Hoài Giang, Nguyễn Khắc Thạch, Nguyễn Đắc Xuân, Cao Duy Thảo, Trần Công Tấn, Nguyễn Võ Lệ Hà, Hoàng Tiến, Thanh Thảo, Nguyễn Quang Lập, Trần Ninh Hồ, Thái Thăng Long) đã cùng nhau ký kiến nghị yêu cầu đại hội quyết định dứt khoát rời bỏ cơ chế bao cấp, chuyển từ hội xin tiền nhà nước thành hội tự nuôi tự quản. Báo Văn Nghệ khăng khăng nhất định không chịu đưa thông tin cực kỳ quan trọng này mặc dù hai nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Bùi Minh Quốc nhiều lần gặp trực tiếp tổng biên tập Nguyễn Trí Huân yêu cầu đăng.

Chỉ với một lương tri bình thường, các đảng viên hội viên HNVVN Nguyễn Thị Ngọc Trai, vào Đảng năm 1963, nhà báo, nhà văn, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội, Tô Nhuận Vỹ, vào Đảng năm 1967, nhà văn, nguyên Bí thư Đảng Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP. Huế, Nguyễn Đắc Xuân, vào Đảng năm 1973, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên Trưởng Đại diện báo Lao Động tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, TP. Huế, Ngô Minh, vào Đảng năm 1975, nhà báo, nhà văn, TP. Huế, Trần Đình Sử, vào Đảng năm 1986, Giáo sư Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội đã tham gia ký thư ngỏ của 61 đảng viên phản đối đường lối cách mạng XHCN, khẳng định lập trường cách mạng dân tộc dân chủ của mình.

Chỉ với một lương tri bình thường, giờ đây các hội viên HNVVN hẳn phải thấy rõ rằng “Vua tập thể ”đang lôi cả cái đảng cầm quyền này cùng các tổ chức nô bộc của nó vào một cuộc tự sát về chính trị và văn hoá.
Chỉ với một lương tri bình thường, giờ đây các hội viên HNVVN hẳn phải thấy rõ rằng mình đang lâm vào cảnh nếu giữ tư cách hội viên thì mất tư cách của người cầm bút có lương tri.
Đã đến lúc các hội viên HNVVN phải dứt khoát chọn chỗ đứng của lương tri hay chỗ ngồi của trí ngủ (thực ra phần lớn là giả vờ ngủ) !

Đà Lạt 07.06.2015
BMQ

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday 22 June 2015

Giáo dục VN 'đẽo cày thành tăm'


Giáo dục VN 'đẽo cày thành tăm'

  • 20 tháng 6 2015




Có ý kiến cho rằng giáo dục Việt Nam gặp bế tắc
 
Mới đây Nhóm Đối thoại giáo dục gồm các nhà khoa học trẻ và tâm huyết với ngành giáo dục do giáo sư Ngô Bảo Châu chủ trì vừa đưa ra khuyến nghị đại học Việt Nam tới giới lãnh đạo ngành.

Bản khuyến nghị là kết quả ba năm nghiên cứu của nhóm về cải cách Đại học cho rằng "Hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam cần được cải cách cơ bản và sâu sắc ngay từ nguyên lý và quy tắc tổ chức" và là một quá trình lâu dài và liên tục.
Nhân khuyến nghị này, trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ, giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam ở Hà Nội, cho rằng giáo dục Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng về đường lối, triết l‎ý giáo dục, kéo theo khủng hoảng về phương thức và quản lý tổ chức giáo dục.

“Do triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay không được xác định tốt nên người học, người dạy và cả người quản lý đều lúng túng. Vì thế không thúc đẩy được sự hình thành những tài năng giáo dục cho thời kỳ mới, không giúp nảy nở những nhân tố tích cực của dân tộc, kể cả tâm thức của người học cũng như tâm thế của người dạy.”
Ông nói thêm chính trong tình hình ấy “sự vươn lên để có tài năng từ người quản lý đến người thầy thật giỏi đang là cái Việt Nam còn thiếu”.


image





Giáo dc Vit Nam khng hong v đường li, triết lý và phương thc, t chc, theo mt nhà quan sát.
Aperçu par Yahoo


Theo giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Phó Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, “nguyên nhân cơ bản là lý thuyết Mác Lênin không giải đáp nổi vấn đề này và những người gọi là nắm chủ thuyết này cũng không biết về chủ thuyết đó, không biết cái gốc cũng như cái ngọn, hay cái hệ thống và vì thế nó như thợ thuyền đẽo cày ở ngã ba. Cuối cùng đẽo một thanh gỗ thành cái tăm.”

'Cùng nơi Ngôn cú'

Để giải giải quyết tình trạng hiện nay, giáo sư Mai trích dẫn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói năm ngoài là phải đổi mới thể chế và Đảng cũng đã thấy vấn đề tuy nhiên ông cho rằng giới lãnh đạo “không dám đi đến tận cùng”.
“Ông tổ về văn hóa, cụ Trần Nhân Tông, trong một tác phẩm rất lớn là Cư Trần Lạc Đạo, có nói một câu là "Cùng nơi Ngôn cú", tức là nơi lĩnh vực tư duy, khoa học, lý thuyết, văn hóa, tinh thần thì phải đi cho tới tận cùng, đến điểm cao nhất, sâu xa nhất, bao quát nhất, gốc rễ nhất, nhưng mình có chịu đi theo đâu mà chỉ loanh quanh vào những cái phần hình thức. Đấy là vấn đề.”
Việc các nhà lãnh đạo Việt Nam không làm được điều đó theo ông là “khó hiểu mà dễ nhìn thấy.”
“Không ai trong những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay có thể trở thành người được gọi là những nhà khoa học, nhà tư tưởng, tức cái vốn trí thức, tư tưởng và tư duy của họ rất nông vì thế họ suy nghĩ hời hợt, bề ngoài và đấy là cái khó,” giáo sư Mai nói.

Trước câu hỏi Việt Nam hiện nay đang có những cải cách giáo dục ráo riết thì liệu những cải cách này đi tới đâu, có hiệu quả và có đi đúng hướng hay không, giáo sư Mai nói:
"Nếu căn cứ vào những người quản lý, lãnh đạo thì tôi không hy vọng. Cái lò đào tạo ra người quản lý là trường Nguyễn Ái Quốc, trường Đảng, thì đó là những nơi xơ cứng nhất, giáo điều nhất, kiến thức hẹp nhất.

“Họ lại rất thích áp đặt, không thích cãi lại, không thích hoài nghi khoa học thì làm sao họ có thể là người chủ xướng cho một sự khai phóng trong giáo dục, để cho mỗi học sinh là một nhân phẩm tự do, một thuyết khách tự do, để trưởng thành thành một con người - con người chính nó, của nó và riêng nó và đấy là một vấn đề lớn,” ông nói.

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai cũng cho rằng xã hội đồng thời buộc phải sống và có những nhóm người phải gồng mình lên để phát triển tài năng, phẩm chất, phẩm hạnh của mình.
“Nhu cầu ấy tồn tại thường xuyên trong xã hội cho nên chúng ta thấy có những nhân vật kiệt xuất nổi lên, những người trẻ trong nhà trường khi ra nước ngoài, trong môi trường khoa học xã hội thuận lợi, họ phát triển được tài năng.
“Như thế tức là xã hội đang cố gắng bù đắp lại những thiếu sót, những lỗ hổng mà cơ chế và chính sách đang tạo ra.”

Bước đột phá

Liệu có hy vọng là những khuyến nghị mới nhất sẽ được giới lãnh đạo giáo dục ở Việt Nam tiếp thu, quyết tâm thực hiện hay không?
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai cho biết là bao giờ cũng có những hy vọng nhưng có đạt được như mong ước tối đa hay không thì đó còn là câu hỏi.
"Trong tình hình hình nay thì còn ở trong trạng thái nhùng nhằng. Hy vọng tới đây sẽ có được một sự bứt phá khỏi con đường đi hiện nay, tạo ra một chân trời mới."
Và để có được bước đột phá này theo ông cần có một số yếu tố như những người tử tế, có học, có tâm huyết, có đạo đức trong số các nhà lãnh đạo phải vươn lên, thực hiện lời dạy của Trần Nhân Tông, đi tới cùng chứ không thể nửa chừng nửa vời.
Ông hy vọng nếu giới trí thức hành động, suy nghĩ, dấn thân thì có thể đây sẽ là bước đổi mới.

Cuối cùng ông kết luận rằng để có một nền giáo dục mới hay cả trong các lĩnh vực khác thì phải xây dựng ba cột trụ, đó là lớp trí thức hiện tại phát triển với số lượng đông thêm; những doanh nhân cấp tiếp (không phải những doanh nhân thành đạt do ăn cắp ăn cướp của xã hội của nhà nước của dân mà thành đạt); và chính sách nhân văn
“Đó là những cột trụ sẽ hy vọng đỡ cho ngôi nhà của đất nước,” giáo sư Nguyễn Khắc Mai nói.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts