Đại Học chăn Trâu




Tuesday 28 June 2016

Sáo trúc, quốc hồn của âm nhạc dân tộc Việt Nam

 

Sáo trúc, quốc hồn của âm nhạc dân tộc Việt Nam

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-06-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
IMG_0545-622.jpg
Nghệ sĩ Ngọc Nôi
Hình do Nghệ sĩ Ngọc Nôi cung cấp
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Sáo trúc có lẽ là loại nhạc cụ lâu đời nhất trong các loại nhạc cụ dân gian Việt Nam. Bắt đầu từ những thân tre mảnh mai trong vườn nhà tiếng sáo trỗi lên như ru trẻ trong những giấc trưa oi ả, sáo theo trẻ ra đồng réo rắt trên lưng trâu, cho tới khi tiếng chiều rơi chậm hồn quê. Tiếng sáo thanh bình, ngọt ngào và đầy ắp tâm hồn Việt Nam ấy đã và đang sống cùng chúng ta từ mái tranh nghèo cho tới những căn phòng máy lạnh nơi thành thị. Sáo trúc Việt Nam sẵn lòng chia sẻ buồn vui mà chưa bao giờ cảm thấy thua thiệt vì thân phận đơn giản của nó.
Vâng, thân sáo chỉ là một khúc trúc hay nứa có chiều dài từ 40 tới 55 cm. Ở đầu ống có một lỗ hình bầu dục là lỗ thổi. Thẳng hàng với lỗ thổi là 6 lỗ bấm, chỉ có vậy mà khi thổi lên nó làm mê mẩn bao người.
Người Việt thích ngâm thơ mà tiếng sáo có lẽ là nhạc cụ chính nâng tiếng ngâm lên một cung bậc khác. Tiếng sáo trong dân ca làm cho không khí hội hè đình đám nhôn nhịp hẳn lên do tiết tấu nhanh và réo rắt của nó. Thế nhưng nói tới buồn thì không gì buồn bằng tiếng sáo, cứ quanh quẩn chung quanh nỗi buồn của người nghe như vuốt ve cảm xúc, như tạo sự cảm thông hay dẫn dắt nỗi nhớ nhà trên đường cô quạnh. Tiếng sáo hầu như có mặt trong mỗi lần giận dỗi hay hờn ghen và biết đâu tiếng sáo lại chính là mối lương duyên khi cả hai người yêu nhau đều thích cái âm sắc đậm đà hồn dân tộc ấy.
Sáo đơn giản như vậy nhưng thật ra muốn thổi cho tới trình độ thu hút tâm hồn người khác thì không hề đơn giản chút nào. Học từ những ngày đầu trên lưng trâu như những chú mục đồng thì chỉ vài hôm là xong nhưng để viên mãn với sáo thì có thể suốt cả cuộc đời người nghệ sĩ. Sáo cũng như các bộ môn nghệ thuật khác phải để hồn vào với nó như mẹ ấp ủ cho con để từ đó nghe rõ từng âm sắc bỗng trầm, dài ngắn, khi thiết tha lúc hạnh phúc hay bất chợt đớn đau. Có lẽ vì vậy mà kẻ chơi sáo thì nhiều nhưng nổi tiếng và tên tuổi dính liền với cây sáo trúc lại không có mấy người.
Đăc biệt khi ra hải ngoại, người nổi tiếng về sáo trước năm 75 là Nguyễn Đình Nghĩa từng được mệnh danh là “tiếng sáo thần” đã không còn với chúng ta. Trong chương trình Thi văn Tao Đàn của đài phát thanh Sài Gòn từ năm 1955 có tiếng sáo Tô Kiều Ngân một thời lừng lẫy nâng những bài thơ nổi tiếng thành những áng mây diễm tuyệt.

Tiếng sáo Ngọc Nôi

Qua dần với thời gian, một cây sáo khác tại hải ngoại vẫn còn sinh hoạt trong các buổi phát thanh hay truyền hình của miền Nam California. Ông là nghệ sĩ Ngọc Nôi, vẫn đam mê với tiếng sáo mà từ khi 15 tuổi ông đã cầm nó trên tay. Qua bao nhiêu năm thăng trầm cuộc đời ngày nay tiếng sáo Ngọc Nôi vẫn trỗi lên cho người xa xứ có dịp nhớ lại quê nhà…
Mỗi lần tôi trình diễn xong thì họ chỉ nói là “tuyệt vời” thôi! Ngay cả khi tôi được mời sang Đài Loan trình diễn, đại diện cho Việt Nam thổi sáo, Đài Loan là xứ sở thổi sáo cũng rất hay nhưng khi mình thổi thì khán giả Đài cũng rất là ái mộ.
-Nghệ sĩ Ngọc Nôi
Nghệ sĩ Ngọc Nôi: Trước nhất xin được tự giới thiệu tôi là nghệ sĩ Ngọc Nôi tôi qua Mỹ năm 1992 trước đây tôi là người lính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi học thổi sáo từ năm 15 tuổi mà năm nay tôi đã 70 tuổi cho nên trong thời gian dài như vậy tôi nghiên cứu rất nhiều. Ở Việt Nam tôi thổi cho đài phát thanh Nha Trang và sau khi vào quân đội tôi không thổi sáo nữa mãi sau này tôi mới tiếp tục thổi lại. Hiện nay tôi đem tiếng sáo của Việt Nam mình để thổi ở xứ người kể cả người bản xứ hay người thổ dân Mỹ họ đều ái mộ. Khi tôi trình diễn trong những buổi nhạc hội của người Hoa Kỳ thì họ đều rất lạ lùng. Khi tôi trình diễn xong họ đứng xếp hàng họ thấy một cây sáo bằng tre mà tại sao lại không thua gì một nhạc cụ lớn bên này. Đó là điều hãnh diện của mình vì đã đem được tiếng sáo của dân tộc mình để phổ biến cho người nước ngoài cho họ biết dân tộc mình có nền âm nhạc không thua kém gì phương Tây.
Mặc Lâm: Anh có thể cho biết cơ may nào mà anh trình diễn trước công chúng Mỹ cũng như các nước và phản ứng của khán giả là có làm anh ngạc nhiên không?
Nghệ sĩ Ngọc Nôi: Mỗi lần tôi trình diễn xong thì họ chỉ nói là “tuyệt vời” thôi! Ngay cả khi tôi được mời sang Đài Loan trình diễn, đại diện cho Việt Nam thổi sáo, Đài Loan là xứ sở thổi sáo cũng rất hay nhưng khi mình thổi thì khán giả Đài cũng rất là ái mộ, không biết hay dở gì nhưng họ cũng cho là tuyệt diệu!
nguyendinhnghia_400.jpg
Tiếng sáo thần Nguyễn Đình Nghĩa 1940-2005
Mặc Lâm: Anh vừa cho biết khán thính giả Đài Loan cũng như người Indian… còn riêng về người Việt thì sao?
Nghệ sĩ Ngọc Nôi: Người Việt ở vùng Cali này thì ai cũng biết tôi, nhất là những người từng đi xem trình diễn văn nghệ hay trong những đêm thơ nhạc, những tổ chức nhạc cổ truyền hay các buổi dân ca như hát chèo, chầu văn thì đều biết tôi vì tôi trình diễn tất cả những bộ môn đó.
Mặc Lâm: Vâng có thể một chút nữa xin anh cho nghe vài khúc ngắn của sáo cho dân ca như chèo hay chầu văn…anh có bao giờ phụ trách một chương trình tương tự như chương trình thi văn Tao Đàn hay Mây Tần như ngày xưa mà tiếng sáo là nhạc cụ chủ đạo dẫn dắt thính giả theo cung bậc của bài thơ hay không?
Nghệ sĩ Ngọc Nôi: Cách đây đã lâu, khoảng 10 năm tôi có cộng tác với đài STBN và là người khởi xướng cho chương trình đó. Tôi làm chương trình Thi văn Tao Đàn thứ nhất là để phổ biến những bài thơ hồi xưa cũng như các bài hiện tại bây giờ quý vị cần nghe. Thơ hải ngoại thường thì thương nhớ quê hương và chương trình của chúng tôi đã phổ biến tới khán thính giả.
Mặc Lâm: Thưa anh một câu hỏi có vẻ riêng tư một chút: hiện tại anh có truyền nhân chưa và anh có sợ tiếng sáo của mình mai một hay không, nếu những truyền nhân đó không nắm vững những kỹ thuật cơ bản và nhất là cái hồn của tiếng sáo, nhất là cái hồn Việt Nam trong tiếng sáo…
Thật ra tôi cũng có nhiều sinh viên học trong trường nhạc ra họ nghe tiếng của tôi họ lại học và tôi cũng truyền hết cho học trò mình. Nhưng họ thấy khó quá và nói chung hình như học sáo cần cái thiên tư của mỗi người.
-Nghệ sĩ Ngọc Nôi
Nghệ sĩ Ngọc Nôi: Thật ra tôi cũng có nhiều sinh viên học trong trường nhạc ra họ nghe tiếng của tôi họ lại học và tôi cũng truyền hết cho học trò mình. Nhưng họ thấy khó quá và nói chung hình như học sáo cần cái thiên tư của mỗi người tuy mình chỉ hết lòng nhưng họ không đạt được ý mình muốn do vậy người ta nản lòng. Hơn nữa khi học sáo phải cố gắng, kiên trì nữa nhưng do bận rộn việc làm ăn cho nên không đạt được ý mình muốn. Mình muốn truyền lại nghề cho các em sau này nhưng rất giới hạn anh à.
Mặc Lâm: Vâng bây giờ thì xin anh cho một khúc chầu văn hay một khúc cho chèo mà anh đệm sáo theo đàn có được không ạ…
Nghệ sĩ Ngọc Nôi: Như anh nói hỗi nãy rất là đúng tại vì thường thường các loại dân ca đó mình phối hợp theo những nhạc cụ chứ còn thổi solo một mình thì nghe không được vì nó đi với cung khác chứ không phải như cung của tao đàn. Chẳng hạn anh ngâm sa mạc có nghệ sĩ ngâm thơ thì tôi sẽ chuyển theo. Âm hưởng của chầu văn hay âm hưởng của chèo cổ thì nó khác. Thay vì mình đi theo Bemol thì nó thấp, nó khác ví dụ như đoạn sau đây: (mời quý vị nghe tiếng sáo trong phần âm thanh)
Mặc Lâm: Còn riêng về sa mạc thì nó khác nhau thế nào?
Nghệ sĩ Ngọc Nôi: Cũng vậy, khi người ta ngâm thơ thì bằng vào kinh nghiệm, trình độ hay sự thẩm âm của mình bén nhạy khi người ta ngâm đến đâu thì mình trình diễn theo đến đó.
Mặc Lâm: Tiếng sáo thuộc thang âm ngũ cung thì làm sao mình áp dụng vào tân nhạc thường là thang thất cung thưa anh.
Nghệ sĩ Ngọc Nôi: Được, chẳng hạn một đoạn “Trống cơm” theo dạng thất cung. (tiếng sáo).
Mặc Lâm: Kính thưa quý vị, chúng tôi hy vọng những điều vừa chia sẻ với nghệ sĩ Ngọc Nôi sẽ mở thêm cho chúng ta một cánh cửa của tiếng sáo Việt Nam, tiếng sáo đã quá lâu chúng ta không được nghe nơi xứ người. Xìn cám ơn nghệ sĩ Ngọc Nôi về cuộc nói chuyện này.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday 26 June 2016

Ấn tượng



 n tượng 


(I) 
  
Tôi ít dùng chữ này. Phần vì không muốn bắt chước những người ở VN bây giờ, xài chữ này một cách "vô tư" như chữ "vô tư"
 (họ dùng một cách bừa bãi). Nhưng, mọi việc xảy ra trong ngày hôm qua đã khiến tôi bất chợt dùng chữ này, một cách như tự động, từ bên trong tôi nó bật ra. 
  
Chiếc xe bus khoảng 60 chổ ngồi bắt đầu đi vào khu vực có tòa nhà triển lãm, tại một địa phương tên là Jeløy, thuộc Moss; cách Thủ đô Oslo khoảng 60 km. Xe càng vào sâu, đường càng hẹp. Cuối cùng, tuy chưa đến tòa nhà Triển lãm, mọi người trên xe đều đi xuống, để đi bộ vào trong. Khoảng 16 người trên xe tự động làm việc này, vì nhận thấy, dù 6 (7) xe du lịch từ trong chạy ra và cả xe bus cố lách qua hai bên, nhưng không bên nào dám chạy tiếp.
 
  
Nhờ đi bộ, tôi trông được quanh cảnh cây, cỏ hai bên đường. Đúng như chủ đề buổi Triển lãm: "Đất màu mỡ, Munch tại Moss, 1913-1916", đất hai bên đường có vẻ phì nhiêu. Mọi luống đất như mới được cày và gieo hạt.
 
  
Tòa nhà Triển lãm màu trắng, nằm trên khu vườn tên Alby, nơi trước kia danh họa Munch là khách được thường xuyên mời đến. Ông ta ở Grimsrød hovedgård, cách đây không xa, thường đi quanh nơi này và lấy cảm hứng cho những bức tranh của ông.
 
  
Tôi không biết có phải là người có "máu nghệ thuật" hay không...nhưng có đôi dịp tìm hiểu khá nhiều về danh họa này. Nói là có "duyên nghệ thuật" có thể đúng hơn. Một lần, từ lời mời của một người bạn bạn xứ, tôi đã đến thăm triển lãm tranh của anh ta; tại một địa điểm khác cũng gần đây.
 
  
Trước giờ khai mạc, một chương trình được xếp đặt công phu. Một nhà văn Na Uy, Atle Næss, tác giả những sách thiếu niên, cùng Giám đốc tòa nhà triển lãm, Dag Aak Sveinar, mỗi người có cuộc nói chuyện với nội dung được soạn khá công phu. Một người Mỹ, Camille Norment, đã hòa âm bằng những dụng cụ thủy tinh tự chế.
 
  
Trong khi xem tranh, tôi chợt có một vài niềm vui nhỏ. Gặp lại một số người tôi quen trước đây và một số khác, những người thường gặp mặt vào những lần đi xem triển lãm trước, tại những nơi khác; cách nay cũng khá lâu.
 
  
Một câu viết của danh họa Munch, được đặt nơi dễ thấy, với nét chữ to, có thể đã làm không những tôi mà người khác cũng bị thuyết phục, đó là: Nghệ thuật là sự sáng tạo các dạng thức hình ảnh, thông qua hệ thần kinh của con người -mắt- bộ não và trái tim.
 
  
Trước đây, ít nhất vài lần, tôi đã hỏi một đôi người bạn bản xứ về lý do tại sao họa sĩ Munch lại trở thành danh họa
 (tầm cỡ thế giới). Có người trả lời vì ông là người thuộc trường phái Ấn tượng (Expressionism), người cho rằng, ông đã nổi tiếng từ lần có cuộc triển lãm bên Đức và cuộc triển lãm này bị buộc phải đóng cửa vào năm 1892..v.v.. Được hỏi ngược lại, tôi trả lời rằng, không những tò mò vì tại sao ông ta trở thành danh họa, tôi muốn tìm hiểu thêm và thấy ra, nơi tranh ông có tính triết lý nhân sinh. 
  
Trong tờ chương trình (lớn cỡ khổ A3), có ghi một câu viết khác của Munch
: "Jeg maler ikke efter naturen jeg tar fra dens rike fat"(1). Điều này được ông Frank Høyfødt, người viết cuốn sách "Fruktbar jord, Munch i Moss, 1913-1916"(2), diễn giải cho đám đông, khi họ đứng gần bên một khung cửa sổ. 

Bức tranh gần khung cửa sổ, cho thấy, một người nữ và nam đang nhìn ra biển ở phía  trước mặt. Khung cảnh đó, ngay lúc ấy, y hệt như mọi người đang đứng trong tòa nhà triển lãm, cùng với đôi thanh niên, tất cả nhìn về một phía. Chỉ khác là, với lời giải thích bên cạnh bức tranh, người xem rõ được tâm sự bơ vơ của cô gái, khi chàng trai đã để lại tâm trạng cô đơn nơi cô nàng. 
  
Niềm vui nhỏ khác, như tôi đã nói trên, khi nhìn thấy một bức tranh khác và lời giải thích tại góc phòng kế bên. Lời giải thích
 (của Munch) nói rõ, ý rằng, trên thân thể ruỗng mục của tôi, những bông hoa sẽ trổi dậy và tôi ở trong đó -mãi trường tồn- (3). 
  
Niềm vui, bởi đó là lời giải thích về một nan đề đã có từ lâu, cho bất cứ ai, ở bất cứ đất nước nào. Việt Nam ta, có câu của một nhà thơ:
 "Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy. Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười". Mấy hôm trước, trên trang mạng, có một bài viết, do một người có kiến thức y khoa, viết về tình trạng chăm sóc những người già trong những nhà dưỡng lão. Bài viết dài, nhưng tựu trung, theo tác giả, chăm sóc người già, không những phải thông thạo về kỹ thuật, người đó còn phải biết đến tâm lý. 

Tôi góp ý, nói thêm là, cần có những giờ để người già được tiếp xúc với những vị làm việc tôn giáo (nhà sư, linh mục, mục sư...) để chuẩn bị tâm lý cho những người già đó. Tôi viết tiếp, ở VN, thời ông, bà cha mẹ của tôi, những ông nội, ông cố (không phải tất cả) khi còn sống, đã làm sẵn những cái hòm, để khi mất, con cháu đỡ tốn công với việc hậu sự. Hơn nữa, đó là tâm lý của những người biết họ đã từ đâu đến và sẽ đi về đâu. 

Cuối bài, tôi thêm một câu -không rõ tác giả- "Ta tưởng xung trn chơi chc lát. Ai ng thm thoát đã trăm năm"!  
  
Niềm vui khác nữa khi bất ngờ được một người xem tranh, nhờ tôi hỏi người Tiếp tân, về giờ trở lại Oslo của xe bus. Anh ta từ Tô Cách Lan, qua Na Uy, thăm bạn và nhân đó, đi xem cuộc triển lãm này. Câu hỏi anh ta nêu ra cho tôi, như trước đây, tôi đã từng được hỏi là, vì sao đã đến xem cuộc triển lãm ngày hôm nay. Câu trả lời của tôi, không khác những lần trước; nhưng lần này, tôi có nhiều dữ kiện để tin chắc điều mình ngưỡng mộ về danh họa này là có chứng cớ.
 
  
Ấn tượng tôi có với danh họa Munch, không phải vì ông có lúc đã ở trong trường phái ấn tượng (Impression) -ông đã trải qua một ít các trường phái khác nữa- mà vì những bức tranh của ông đã nói lên một triết lý nhân sinh sống động. Cảnh những người lao động trong giờ tan sở, những người xúc tuyết, đào mộ..v.v.. bên cạnh những bức tranh, vẽ ra một giới trung lưu mới trong xã hội thời đó (bụng bự), ăn tiệc, nhẩy đầm..v..v..chắc cũng gợi cho người xem tranh, bất cứ ai, một niềm cảm khái về sự chênh lệch mức sống trong xã hội Na Uy thời xưa.
 
  
Trong cuộc vui chơi dưới trần thế, mỗi người sẽ tự nhiên đến với những gì phù hợp với riêng mình. Nhưng, nếu nói đến việc học, cái học không hạn chế ở một lãnh vực nào cả. Như có người đã nói:"Nếu người ta biết cảm thụ cái đẹp, người ta sẽ nhận ra cái đẹp, sẽ sống tốt hơn. Học phát triển con người, theo tôi, mới là học"(4). Việc đi xem cuộc triển lãm hôm qua (5) quả đã để lại trong tôi một ấn tượng đẹp!
 
  
  
  
Đng Quang Chính
 
21.06.2016 
09:12 
  
  
  
Ghi chú: 
(1)   Tôi không vẽ theo thiên nhiên, tôi lấy từ những (thùng) chứa phong phú (phỏng dịch) 
(2)   Cuốn sách như là một catalog (sách tổng kê) những tranh ảnh và lời giải thích các tranh ảnh của buổi triển lãm, được xuất bản cùng lúc với cuộc triển lãm. 
(3)   «Opp av mitt rådende legeme skal der stige blomster -og jeg skal være i dem-Evigheten» 
(Up of my rotten body there shall rises flowers -and I may be in them – Eternity) 
(4)   TS Bùi Trân Phượng 
(5)   Thứ bảy 19.06.2016 
__._,_.___

Posted by: chuong ngoc van dam 

Saturday 25 June 2016

Chàng phụ hồ Quảng Nam viết chữ đẹp như in


Chàng phụ hồ Quảng Nam viết chữ đẹp như in

Mai Xuân Rin được bạn bè yêu mến nhờ có tài viết chữ đẹp, cùng tinh thần vượt khó, không bao giờ từ bỏ ước mơ.
Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo tỉnh Quảng Nam, Mai Xuân Rin (23 tuổi) được nhiều người nể phục về tài viết chữ đẹp trên giấy và nhiều vật dụng khác.


Chàng trai nghèo hiếu học
Những năm học cấp 1, Xuân Rin luôn là "thần tượng" của bạn cùng lớp bởi nét chữ đẹp và đều tăm tắp. Nhiều năm liền, chàng trai này được chọn đi thi vở sạch chữ đẹp, giành không ít giải thưởng.


Năm cấp 2 và cấp 3, vì có quá nhiều môn phải viết nên 9X không còn viết chữ nắn nót được như trước. Thậm chí, chữ của cậu còn có phần nguệch ngoạc.


Chang phu ho Quang Nam viet chu dep nhu in
Nét chữ đẹp như in của chàng trai xứ Quảng.


Học hết cấp 3, vì điều kiện gia đình khó khăn, bố mất sức lao động, kinh tế gia đình hoàn toàn do mẹ Xuân Rin làm trụ cột.
"Là anh cả trong nhà nên mình không thể tiếp tục lên đại học. Mình phải làm công việc tay chân phụ giúp cho mẹ nuôi các em”, chàng trai sinh năm 1993 tâm sự.

Tuy không còn được đi học nhưng Rin rất ham đọc, học hỏi. Cậu thường tiết kiệm tiền, mua sách cũ hoặc mượn bạn bè các cuốn sách hay về đọc mỗi khi rảnh rỗi.


Gian nan trong việc luyện chữ
Chia sẻ về lý do quyết tâm luyện chữ đẹp, Xuân Rin nói: “Viết và luyện chữ là đam mê từ nhỏ của mình. Một lần, tình cờ mình tham gia nhóm luyện chữ trên Facebook. Lúc đó, niềm đam mê trở lại và mình bắt tay ngay vào việc viết chữ hàng ngày”.
Tuy nhiên đi làm trong thời gian dài khiến đôi tay chàng trai Quảng Nam cứng lại. Vì vậy, Rin gặp khá nhiều khó khăn khi quay về thời luyện chữ.
9X chia sẻ, đôi lúc cậu từng muốn bỏ cuộc. Song sự ủng hộ của bạn bè và gia đình là động lực giúp cho chàng trai quyết tâm thực hiện đam mê.

Hiện ban ngày, Xuân Rin đi làm phụ hồ, bốc vác kiếm tiền. Đêm đến, cậu lại ngồi cặm cụi bên bàn học luyện chữ.
“Mình viết chữ đẹp đến nay được 2 năm. Thời gian đầu, mình mất 2 ngày, 1 đêm để thay đổi được nét chữ. Mình tập từ việc sử dụng bút mực. Khi đôi tay dần thuần thục hơn, mình chuyển sang bút bi”, 9X kể.
Chang phu ho Quang Nam viet chu dep nhu in
Những chiếc bút chì gỗ được Xuân Rin tự tay khắc.

Ở vùng quê nghèo hẻo lánh, việc mua sắm những vật dụng cần thiết để duy trì năng khiếu là điều khó khăn với Rin, đặc biệt là mua bút luyện chữ. Tuy nhiên, chàng trai này may mắn được thầy cô và bạn bè trong nhóm giúp đỡ nhiệt tình, thỉnh thoảng lại tặng cho những chiếc bút máy loại tốt.
Sau một thời gian ngắn, chữ viết của 9X xứ Quảng tiến bộ vượt bậc, được nhiều người đánh giá là đẹp, bay bổng. Ngoài viết chữ trên giấy, cậu còn khắc chữ lên trứng, lên dưa hấu và thâm chí là sáng tạo trên ruột bút chì.

“Để khắc được chữ trên bút chì, mình đã phải tự học qua mạng. Mình muốn đưa nét chữ của bản thân lên những vật liệu dùng hàng ngày. Mình rất vui khi các sản phẩm được người thân, bạn bè khen ngợi”, 9X chia sẻ.


Ước mơ luyện chữ cho trẻ em nghèo
“Mình luyện chữ vì đam mê và rèn sự kiên trì cho bản thân. Đặc biệt, mục tiêu lớn nhất của mình là có thể mở một lớp học dạy viết chữ cho những em nhỏ khó khăn trong xã.
Hiện tại, mình chỉ mới dạy được cho vài em. Mình sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất thực hiện được ước mơ mang chữ đẹp đến gần mọi người hơn”, chàng trai sinh năm 1993 nói.
Chang phu ho Quang Nam viet chu dep nhu in
Chân dung chàng 9X xứ Quảng có tài viết chữ đẹp như in.
Xuân Rin cho biết thêm, sau một thời gian lao động nặng trong tình trạng sức khỏe không cho phép, hiện cậu phải ở nhà chữa bệnh. Nhờ năng khiếu viết chữ đẹp nên dù không đi làm, 9X vẫn nhận được nhiều đơn đặt hàng, khắc chữ từ những người luôn yêu mến và ủng hộ cậu.
Xuân Rin tâm sự, khi nào có đủ điều kiện, cậu sẽ tiếp tục theo đuổi ước mơ và cầm trong tay tấm bằng đại học.


Nét chữ đẹp như in của chàng tra nghèo xứ Quảng được bạn bè mến mộ.


VietBao.vn (Theo_Zing News >>>)
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday 22 June 2016

Một lũ ký sinh trùng....Xin mời quý vị & bạn hữu tiếp tay tiêu diệt giùm cái lũ ký sinh trùng nó đây nè ... Bớ làng nước ơi ?!

 

KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN


----- Forwarded Message -----
From: Minh Nguyen <
Sent: Wednesday, June 15, 2016 4:39 PM
Subject: Nước CHXHCN ViệtNam Một Lũ Ký Sinh Trùng ...

Đến Bao Giờ Toàn Dân Làm Đơn Ký Tên Đi Kiện Bọn Sâu Dân Mọt Nước ???
Xin hãy ngược dòng lịch sử của Đảng-Cộng-Sản. Từ lúc giờ thứ [25] hai mươi lăm ; Tính từ ngày cuối 30-4-1975 .

 Vạch mặt bọn chốt bu của bè lũ "Đảng" cai trị độc tài . Làm xói mòn đất nước ; Cướp của nhân dân để lại gánh nợ đất nước cho đời !!!
Xin đừng nhắm mắt xuôi tay . Hãy mở cho thật to đôi mắt ra mà đánh vần từng chữ qua bài học của Đảng Ông Ngoại bên Tàu đã và đang kêu gọi dưới đây:

Phong trào kiện Giang Trạch Dân lan rộng khắp Trung Quốc

Là kẻ chủ mưu 2 cuộc đàn áp đẫm máu: Thảm sát Thiên An Môn 1989, đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999, giờ đây Gian...

Phó Thủ tướng “chống tham nhũng” Nguyễn Xuân Phúc và hai căn biệt thự tại M...


Từ biệt thự biển, nhà thờ họ đến khối tài sản khổng lồ của gia đình Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc


Xin mời quý vị & bạn hữu tiếp tay tiêu diệt giùm cái lũ ký sinh trùng nó đây nè ... Bớ làng nước ơi ?!
Tư-Ghẻ
On Wednesday, June 15, 2016 11:32 AM, khuong Ly <> wrote:

See you again
khuong Ly <l schrieb am 15:31 Dienstag, 14.Juni 2016:

---------- Weitergeleitete Nachricht ----------
Von: "thuc le" <
Datum: 12.06.2016 21:42
Betreff: Fwd: FW: Một lũ ký sinh trùng (NT2K4FL)
An:
Cc:

-

Một lũ ký sinh trùng

CTV Danlambao - Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thì hàng năm đảng CSVN đã rút tỉa tài sản của nhân dân, tổng cộng khoản 14.000 tỷ đồng, để chi cho các "tổ chức quần chúng", hay chính xác hơn là những cái vòi bạch tuột của đảng. 6 con ký sinh trùng loài sản này gồm có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và Công đoàn.

Đám ký sinh trùng này đã hút khoản 1,7% GDP, một con số cao hơn ngân sách dành cho Bộ Nông nghiệp, gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và gấp 5 lần số tiền dự chi cho lãnh vực Khoa học Công nghệ.



Trong 6 con sinh trùng này thì Mặt trận tổ sản chuyên trách chuyện đấu tố, gạch tên những ai ra ứng cử theo lòng dân mà không hợp ý đảng. Hội phụ nữ chuyện mảng giả danh côn đồ, bịt mặt đánh ghen những thành phần quần chúng yêu nước nhưng không yêu đảng. Đoàn thanh niên chuyên trách phần cuồng Hồ, học tập theo gương đạo đức Trần Dân Tiên và làm hàng rào chắn ngăn cản người dân xuống đường chống Tàu khựa. Riêng Công đoàn thì chuyên trị công nhân nào đòi tăng lương, cải thiện môi trường làm việc và làm tôi tớ cho các chủ nhân công ty nước ngoài theo chỉ thị của Ba Đình.

Tuy nhiên, 6 con sinh trùng này chỉ là 6 con... con. Con... cha của chúng là đảng loài sản, gốc tích từ bên Tàu, con ký sinh trùng bự nhất đã và đang hút rỉa tận xương tận tủy mồ hôi xương máu của cả dân tộc trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Ngân sách chính thức đổ vào họng con ký sinh loài sản này là bao nhiêu thì đi hỏi những con cá chết - vì sao mà chết.

Ngoài ngân sách khủng dành cho những tổ chức ăn bám của đảng cộng sản, VEPR còn đưa ra tình trạng thiếu minh bạch trong chi tiêu, hoàn toàn không có sự giám sát độc lập nào đối với việc sử dụng nguồn tiền của dân bởi những con ký sinh trùng này.

Tình trạng sử dụng tiền "công" của nhân dân cho chuyện "tư" của đảng cộng sản này xảy ra trong tình trạng nợ công của quốc gia đang đụng trần. Số nợ công nhảy vọt gấp đôi trong vòng 5 năm qua, từ con số 1,393 triệu tỉ đồng vọt lên 2,608 triệu tỉ đồng.

Ai sẽ trả số nợ này. 
Dĩ nhiên không phải là các quan chức đảng, các đảng viên đang ngồi mát ăn bát vàng trong các tổ chức ngoại vi của đảng. Không những không trả mà chúng còn tiếp tục ăn, ăn mãi theo bản chất của loài sản.

12.06.2016







__._,_.___

Posted by: "San Le D." 

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts