Đại Học chăn Trâu




Monday, 29 August 2016

Bảo Thủ - Cấp Tiến: Bầu Bên Nào?

----- Forwarded Message -----
From: "Tuan Le vtuan93  wrote
Sent: Tuesday, August 23, 2016 2:39 PM
Subject: [XOM_NHA_LA_YAMAHA] Một bài viết mà tất cả người Việt tị nạn cần nghiền ngẫm để có những nhận thức đúng về Dân Chủ và Cộng Hòa trong mối quan hệ giữa Mỹ và VNCH, cũng như về những vấn đề chúng ta quan tâm.

 

Bảo Thủ - Cấp Tiến: Bầu Bên Nào?

23/08/201600:00:00(Xem: 1294)

...Đảng DC cũng là đảng của bà tài tử Jane Fonda và anh lính John Kerry...

Cuộc bầu tổng thống phần lớn bị chi phối bởi hai cá nhân đại diện cho hai đảng. Thiên hạ tụ năm tụ bẩy khen chê về hai nhân vật này, cãi cọ nên bầu cho ai. Câu chuyện không giản dị như vậy. Lá phiếu của một cử tri suy nghĩ chín chắn thường bị chi phối bởi 5 lựa chọn:

1. giữa hai cá nhân đang tranh cử,

2. giữa hai chính đảng lớn,

3. giữa hai nhân sinh quan hay ý thức hệ tạm gọi là bảo thủ và cấp tiến,

4. giữa việc nắm quyền hay giữ lý tưởng,

5. giữa ý thức hệ và thực tế.

Cả 5 yếu tố trên đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng, và rất khó nói cái nào có tính quyết định. Tất cả là tùy ý kiến cá nhân mỗi người.

- Có người thì coi cá nhân ứng viên là yếu tố cột trụ, vì tổng thống là bộ mặt, là người lấy quyết định cuối cùng, là quyền lực thực sự. Đây là ưu tư của đa số nên thiên hạ cho đến nay vẫn chú tâm vào bà Hillary và ông Trump.

- Có người coi đảng trên hết, giải thích việc các chính khách trước đây tranh cử chống nhau nhưng bây giờ lại ủng hộ nhau, như TNS Sanders, sỉ vả bà Hillary thậm tệ khi tranh cử chống bà, bây giờ ủng hộ bà vì cùng là đồng chí trong đảng DC.

- Có người nhìn vào quan điểm bảo thủ hay cấp tiến, như TNS Ted Cruz thuộc thành phần bảo thủ cực đoan, tranh cử thua ông Trump nhưng nhất quyết không chấp nhận ông này vì nghĩ ông này là bảo thủ giả mạo.

- Có người nghĩ then chốt là chiếm được Nhà Trắng vì không nắm quyền thì chẳng làm được gì, trong khi nhiều người khác coi nặng vấn đề tôn trọng lý tưởng, không bán ý thức hệ đổi lấy quyền hành. Phần lớn khối cử tri của ông Trump bất cần chuyện ông thắng hay thua, chỉ bỏ phiếu vì lý tưởng hay vì cảm xúc, nhiều khi "cho bõ ghét". Ngay chính ông Trump cũng có vẻ không sống chết vì cái Nhà Trắng, trong khi bà Hillary nghiến răng nghiến lợi lo chiếm cho được Nhà Trắng bằng mọi giá, mọi mánh.

- Cuối cùng là những người không cần biết ý thức hệ, đảng phái hay cá nhân gì hết, mà chỉ nhìn vào nhu cầu đời sống thực tế, như một số lớn dân lao động tại các tiểu bang kỹ nghệ bất mãn với DC vì đời sống khó khăn dưới mấy năm của TT Obama, bầu cho ông Trump.

Nhìn chung thì đây là lựa chọn giữa hai ý thức hệ bảo thủ hay cấp tiến. Chúng ta nghe hai cụm từ này thường xuyên, nhưng dường như vẫn chưa nhận thức được rõ ràng thế nào là bảo thủ, thế nào là cấp tiến. Ta hãy xét lại qua một vài khiá cạnh chính. Dĩ nhiên cột báo nhỏ nhoi này chỉ có thể đưa ra vài nét đại cương và thực tế để chúng ta hiểu thêm khác biệt thôi.

Đảng DC theo con đường cấp tiến. Thật ra, cấp tiến không có nghiã rõ ràng gì, mà phải nói là DC đặt nặng tính công bằng xã hội, chủ trương nâng đỡ những thành phần thiểu số, hay ít nhất cũng giúp cho họ có cơ hội đồng đều, không bị chèn ép. Nếu để yên thì san bằng bất công không thể nào "tự nhiên" xẩy ra vì bản tính con người là ích kỷ, mạnh ai nấy tự lo cho mình trước, lấn át người khác nếu cần. Do đó, phải có can thiệp của Nhà Nước, vừa làm trọng tài, vừa ra luật nâng đỡ và bảo vệ khối thiểu số.

Cụ thể là trên phương diện kinh tế, cấp tiến chủ trương tái phân phối lợi tức, lấy tiền của những người có tiền qua hình thức thuế nặng và nếu chưa đủ, thì vay mượn khắp nơi, để đưa lại cho những người không có tiền, qua hình thức trợ cấp đủ loại.

Nhà nước can thiệp mạnh cũng có hệ quả khác: một rừng luật lệ trói tay thiên hạ trong mọi khiá cạnh cuộc sống, qua một hệ thống hành chánh nặng nề, tốn kém, mà không hữu hiệu.

Trong khi đó thì đảng CH theo con đường gọi là bảo thủ. Đúng ra phải nói CH là đảng tôn trọng tự do cá nhân, trong đó Nhà Nước đóng một vai trò tối thiểu, kiểu như "mạng lưới an toàn cuối cùng" để bảo đảm không ai bị thiệt thòi quá nhiều, bị đàn áp quá mức. Quan điểm CH tin tưởng ở sáng kiến cá nhân, ở luật quân bình thiên nhiên kiểu như cái gì thái quá thì sẽ bị phản ứng ngược tạo lại thế quân bình. Ai bị đàn áp sẽ nổi lên chống đối. Giá cả cao quá không ai mua, sẽ phải giảm.

Vì vai trò tối thiểu của Nhà Nước nên không có nhu cầu luật lệ rườm rà, cũng chẳng có nhu cầu tiền nhiều, thuế nặng. Khuynh hướng này dĩ nhiên cũng nhìn thấy tính ích kỷ tự nhiên của nhân loại, nhưng lại nhìn dưới khiá cạnh tích cực, nghiã là chính vì cái ích kỷ đó mà ai cũng muốn tiến thân, ai cũng muốn làm giàu, từ đó cả xã hội được nhờ. Trong cái ích kỷ chung, tất cả đều làm giàu sẽ như nước thủy triều dâng lên, nâng tất cả các con thuyền, tức là tất cả các khối dân, giàu cũng như nghèo.

Nhìn chung, khó ai chối cãi được quan điểm cấp tiến có vẻ nhân bản hơn, tốt đẹp hơn nhiều. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế lịch sử, quan điểm cấp tiến luôn luôn có cái hố sâu giữa lý thuyết và thực tế. Lý thuyết rất hay, thực tế luôn luôn là thất bại. Chính sách cấp tiến khó đi đến thành công hơn, với thành công hiểu theo nghiã chung là dân giàu, nước mạnh.

Trước tiên là quan điểm đó mang tính giả tạo, gượng ép vì đi ngược lại bản năng con người. Việc thi hành thông thường phải qua hình thức áp chế, nhẹ thì là đủ thứ luật lệ mà mọi vi phạm đều phải bị trừng phạt, nặng thì bị áp đặt bằng súng đạn và nhà tù.

Lý do thứ hai khó thành công chỉ vì hầu như tất cả đều tùy thuộc vào Nhà Nước. Ở đây, không còn là sáng kiến cá nhân của cả triệu người nữa, mà tất cả do một số rất nhỏ quan chức, có người có khả năng và thiện chí, nhưng phần lớn ít khả năng hay cũng chẳng có động cơ nào để cố gắng làm tốt, làm đúng. Họ ngồi trong phòng làm việc –comáy lạnh như ở Mỹ, hay nóng chẩy mỡ bên các xứ Phi Châu- rồi ra kế hoạch dựa trên những tin tức, dữ kiện phần lớn không chính xác, không thực tế. Rồi áp đặt kế hoạch lên cả nước. Kế hoạch dựa trên dữ kiện sai thì dĩ nhiên đi đến kết quả sai luôn.

Bằng chứng cụ thể và gần đây nhất là thất bại của Obamacare. Trên lý thuyết cũng như trên phương diện nhân bản, khó ai có thể bác bỏ mục đích tốt của Obamacare, muốn toàn dân có bảo hiểm y tế. Nhưng lại có tính áp đặt như ai không mua bảo hiểm sẽ bị phạt nặng. Lại cũng vì soạn thảo hấp tấp bởi một nhúm công chức, dựa trên dữ kiện không chính xác, các quan chức không có khả năng đoán biết trước hết mọi trường hợp, nên ra kế hoạch luộm thuộm, để rồi Obamacare gặp đủ khó khăn, từ computer chạy sai, đến gian lận đủ kiểu, lỗ lã lớn cho các hãng bảo hiểm, cuối cùng là tất cả chi phí bảo hiểm cũng như dịch vụ y tế đều tăng vọt.

Khuynh hướng cấp tiến dĩ nhiên có nhiều cấp. Cực đoan nhất là chủ nghiã cộng sản, áp đặt kế hoạch của Nhà Nước một cách tuyệt đối cứng ngắc bằng bạo lực. Các chế độ của Staline, Mao, Pol Pot, Hồ Chí Minh, họ Kim,... đã giết cả trăm triệu người để áp đặt các kế hoạch không tưởng, để rồi cuối cùng vẫn thất bại.

Một khuynh hướng cấp tiến tương đối ôn hoà hơn được áp dụng tại đa số các quốc gia Âu Châu. Nhưng ngay cả trong chính sách "ôn hoà" này, cũng có màu nhạt, màu đậm. Càng đậm thì lại càng gặp nhiều khó khăn. Tiêu biểu là các nước Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ái Nhĩ Lan. Tất cả đang gặp khó khăn kinh tế nặng nề, trong đó chính những người nghèo bị thiệt hại nặng nhất. Nhạt hơn như Đức hay Anh thì ít rắc rối hơn.

Con đường tự do cá nhân dĩ nhiên cũng không phải là hoàn hảo. Phải thẳng thắn nhìn nhận nếu không có áp lực của khối cấp tiến và cộng sản, mà cứ hoàn toàn tin tưởng vào luật quân bình tự nhiên, tôn trọng tự do cá nhân một cách tuyệt đối thì thế giới ngày nay có lẽ vẫn còn chìm đắm trong khung cảnh thế kỷ 19 trong đó giới tài phiệt nhà giàu vẫn bóc lột tận xương tủy khối lao động và nhà nghèo.

Định nghiã một chủ thuyết thành công là một chủ thuyết đạt được tình trạng dân giàu nước mạnh thật ra cũng đã có thành kiến rồi vì đó là quan điểm của khối tự do cá nhân hay bảo thủ. Trong quan điểm cấp tiến, thành công không phải chỉ là chuyện tiền nhiều, ăn sung mặc sướng, mà còn là công bằng xã hội. Một chế độ đưa đến giàu sang nhưng đầy rẫy bất công vẫn là một thất bại. Nói cách khác, chủ nghiã tự do cá nhân dù sao cũng phải có giới hạn và cần Nhà Nước làm cảnh sát.

Nhìn dưới một khiá cạnh khác, sự can thiệp quá nhiều biến Nhà Nước cấp tiến thành Nhà Nước "vú em". Trên phương diện xã hội, Nhà Nước vú em chỉ khiến cho thiên hạ ngày càng ỷ lại vào trợ cấp, ngày càng lười, càng nhược, mất ý chí tiến thân, mất sáng kiến. Nước Mỹ qua hơn 200 năm lịch sử từ ngày dựng nước đến giờ, phát triển không ngừng, biến thành cường quốc chính là nhờ tinh thần khai phá, tự túc tự cường chứ không phải nhờ "tiền chùa" do Nhà Nước ban phát. Chỉ nhìn sự suy thoái của các cường quốc vú em Âu Châu thì thấy rõ.

Quan điểm tự do coi trọng mỗi cá nhân, tin tưởng ở khả năng, tài trí, "tính bản thiện" của tất cả. Quan điểm cấp tiến nghĩ chỉ có quan chức lãnh đạo là tốt, là giỏi biết phải làm gì, còn thiên hạ thì có hai khối: thiểu số nhà giàu tàn ác, và đại đa số là "dân ngu khu đen" như GS Gruber đã nói.

Con đường nào đúng, sai hoàn toàn tùy thuộc mỗi người trong mỗi hoàn cảnh, nhưng có điều chắc chắn là trong cả hai quan điểm, nếu đi quá xa đều tai hại.

Khác biệt cấp tiến – bao thủ còn được thể hiện qua khiá cạnh văn hoá. Bảo thủ ở đây mang ý nghiã bảo vệ những phong tục, giá trị luân lý, tôn giáo cổ điển, trong khi cấp tiến muốn cải đổi cho hợp xu thế thời đại, phóng khoáng hơn, chấp nhận bỏ suy tư cũ. Tiêu biểu nhất là chấp nhận bỏ tôn giáo quá khắt khe, nhìn nhận đồng tính, cổ võ hội nhập và hoà đồng màu da, văn hoá, chấp nhận phá thai, chống sở hữu súng,…

Trong "cuộc chiến" giữa bảo thủ và cấp tiến, truyền thông thân phe cấp tiến đã bóp méo rất nhiều chuyện. Chẳng hạn như đã tô vẽ đảng CH như đảng của nhà giàu da trắng, kỳ thị màu da, kỳ thị nam nữ, chống môi trường sạch, và chống bảo hiểm y tế toàn dân. Sự thật không phải vậy.

Lấy ví dụ TT Cộng Hòa Nixon: ông là người đã khai sinh ra Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (Environment Protection Agency – EPA), Luật
 Title IX bảo đảm bình quyền không phân biệt nam nữ trong ngành giáo dục [TT Obama đang dựa trên luật này để áp đặt việc dân chuyển giới được sử dụng phòng vệ sinh theo ý mình], cũng là tổng thống đưa ra dự luật bảo hiểm y tế toàn dân đầu tiên nhưng bị quốc hội do DC kiểm soát thời đó bác bỏ.

Trên đây là những diễn giải có tính lý thuyết tổng quát. Riêng đối với dân tỵ nạn chúng ta, vấn đề đặt ra có hơi khác với dân Mỹ.

Đa số dân tỵ nạn ta ủng hộ DC. Lý do hiển nhiên là vì tin rằng DC là đảng của người nghèo lo bảo vệ trợ cấp, trong khi CH là đảng của dân nhà giàu da trắng. Thêm lý do nữa là CH với TT Nixon và NT Kissinger đã bán đứng Miền Nam cho TC. Cả hai lý lẽ đều sai.

Lập luận DC là đảng của nhà nghèo là chủ đề tuyên truyền của DC, được truyền thông dòng chính nhai đi nhai lại, mãi rồi thiên hạ tưởng là sự thật.

Kẻ viết này nhớ lại một trao đổi với một bà tỵ nạn lớn tuổi hồi PTT Al Gore tranh cử với TĐ George Bush của CH năm 2000. Đại khái câu chuyện như sau:

- Thưa bác, thế bác tính bầu cho ai?

- Cụ bà: ấy chết, nhất định là phải bầu cho ông Gore chứ. Bầu cho Bush, nó cắt hết tiền già tiền thuốc của tôi thì lấy gì sống?

Câu chuyện ngắn gọn này giải thích tại sao đa số dân tỵ nạn bỏ phiếu cho DC. Ai cũng sợ CH nắm quyền là sẽ mất trợ cấp, tiền già, Medicare, Medicaid, tiền thất nghiệp,... Sự thật khác xa khi ta nhìn vào lịch sử cận đại Mỹ:

Từ sau Thế Chiến II đến nay, đã có 6 tổng thống CH cai trị tổng cộng 36 năm, và 5 tổng thống DC nắm quyền 28 năm. Chưa có một tổng thống CH nào cắt một xu trợ cấp nào của ai.

Ta thử nhìn vào chương trình Medicare, bảo hiểm y tế cho những người cao niên trên 65 tuổi. Chương trình này thật sự được khai sinh bởi TT Eisenhower của CH năm 1951, bắt đầu cho các cựu quân nhân. TT Johnson của DC bành trướng ra cho khối dân sự vào năm 1965. Đến thời TT Reagan của CH thì Medicare mở rộng ra thêm để bồi hoàn chi phí y tế của các tổ chức HMO [Health Maintenance Organization]. TT Bush con của CH khai sinh ra thêm Medicare Part D, Nhà Nước trợ cấp phần lớn tiền thuốc luôn, tốn cả trăm tỷ.

Lập luận CH cắt trợ cấp hay không lo cho người nghèo, người già chỉ là một huyền thoại đã ăn sâu vào tâm lý quần chúng, rất khó giải phá, mặc dù sai hoàn toàn.

Về câu chuyện "mất" Miền Nam VN, đổ lỗi lên đầu TT Nixon và NT Kissinger là việc đảng DC đã cố gắng diễn giải với sự phụ họa của truyền thông phe ta từ nửa thế kỷ nay. Sự thật là phe cấp tiến, từ đảng DC đến truyền thông và trí thức khoa bảng, đã trói tay khoá chân TT Nixon, ép ông vào ngõ cụt, bắt buộc phải rút ra khỏi VN thôi. Quý độc giả muốn tham khảo kỹ vấn đề, có thể đọc bài nghiên cứu của GS Sử Học Julian Zelizer của đại học Princeton:

Đại khái, tất cả là từ quốc hội do DC kiểm soát dưới thời TT Nixon:

- Trong 4 năm nhiệm kỳ đầu của TT Nixon, quốc hội biểu quyết 80 lần (trung bình cứ ba tuần một lần) đòi hỏi TT Nixon chấm dứt cuộc chiến và rút quân về.

- Năm 1969, ra luật cấm tất cả mọi hoạt động quân sự trên xứ Lào, bảo đảm an toàn cho VC tải quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, cũng trói tay Mỹ không giúp VNCH được trong chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971.

- Năm 1970, cấm tất cả mọi hoạt động quân sự trên đất Căm-Pu–Chia, bao đảm VC có chiến khu an toàn bên kia biên giới.

- Năm 1972, cấm tất cả mọi tài trợ cho các cuộc hành quân của quân đội Mỹ tại Đông Nam Á.

- Tháng Tám 1973, cấm tất cả mọi hình thức viện trợ quân sự cho Miền Nam VN.

- Năm 1973, thông qua luật War Power Acts, bắt buộc tổng thống muốn sử dụng quân lực phải có sự chấp thuận của lưỡng viện quốc hội. Vì luật này, sau khi Hiệp Định Paris được ký và quân Mỹ đã rút về, CSBV tấn công năm 1975, cho dù TT Ford có muốn nhẩy vào cũng không được vì quốc hội do DC kiểm soát sẽ không phê chuẩn.

- Năm 1975, quốc hội hai lần bác bỏ thỉnh cầu của TT Ford xin giải ngân khẩn cấp cho Nam VN trước là 700 triệu, sau là 300 triệu.

Trước những tu chính án liên tục cắt tiền, cắt súng đạn, cắt quyền như vậy của quốc hội do DC kiểm soát, TT Nixon và NT Kissinger bắt buộc phải đi TC và Liên Xô để tìm cách cứu vãn được chừng nào hay chừng nấy. Phe DC và truyền thông nhất quyết chối bỏ trách nhiệm trong việc mất Nam VN, viết lại lịch sử, đổ thừa cho Nixon-Kissinger bán đứng NVN, và không thiếu gì dân tỵ nạn không nghiên cứu kỹ vấn đề, hay vì tính phe đảng, lập lại lập luận của DC.

Ta cũng nên nhớ năm 1972, ứng viên TT của DC, George McGovern, hô hào chấm dứt chiến tranh VN, rút hết quân về trong vòng ba tháng, chỉ cần một điều kiện duy nhất: VC trả lại tù binh Mỹ, còn chuyện gì xẩy ra cho Nam VN là chuyện của... Nam VN ông không cần biết. Nếu ông McGovern thắng cử, thì VC đã lấy gọn miền Nam từ đầu năm 1973, không cần Hiệp Định Paris, không cần phải đi Bắc Kinh, cũng không cần 12 sư đoàn, thay vì chúng ta đã cầm cự được tới tháng 4, 1975. Và cũng chẳng có ai qua Mỹ tỵ nạn được hết vì ông McGovern [cũng như TNS Joe Biden và TĐ Jerry Brown] công khai chống lại việc nhận dân tỵ nạn Việt. Tháng Tư năm 1975, quốc hội DC bác bỏ thỉnh cầu của TT Ford xin 177 triệu để tài trợ việc di tản 100.000 người Việt qua Mỹ [sau đó được thông qua khít nút sau khi TT Ford nhất định đòi biểu quyết lại]. Đảng DC cũng là đảng của bà tài tử Jane Fonda và anh lính John Kerry với câu nói để đời "lính Mỹ và đồng minh chỉ giỏi ăn cắp gà và hãm đàn bà". Hầu hết truyền thông cấp tiến viết bài miệt thị lính VNCH và xã hội đĩ điếm, tham nhũng VNCH cũng đều là ký giả theo phe DC.

Trong xứ tự do này, dân tỵ nạn ta muốn bầu cho ai cũng được, nhưng nếu bầu cho DC, thì không thể nghĩ vì DC cho trợ cấp mà CH lo cắt, cũng khỏi cần gãi đầu gãi tai thắc mắc sao "mấy lão già VNCH lại thích cái đảng CH". Không phải là "thích CH", mà là "không thích DC" thì đúng hơn
. (21-08-16)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.


__._,_.___

Posted by: Phu Van 

Sunday, 28 August 2016

Thảm họa tiếng Anh ”ba rọi” của người Việt bây giờ


Thảm họa tiếng Anh ”ba rọi” của người Việt bây giờ
Việt Nam hiện nay đang top (xin lỗi đứng đầu thế giới) về nói tiếng Anh “ba rọi” (*) cho nên đã làm tiếng Việt suy đồi và có nguy cơ tuyệt chủng hay trở nên ngôn ngữ của sắc dân thiểu số. Bởi vì:
Dân chúng chỉ thích đi tour chứ không thích đi du lịch.
Và chỉ thích gọi phone chứ không thích gọi điện thoại.
Và chỉ thích coi tivi chứ không chịu coi truyền hình.

Các chương trình giải trí/ca nhạc chết hết cả mà chỉ còn các show. Và Got Talent thì quá nhiều fan kể cả fan cuồng. Kẻ ủng hộ, người hâm mộ nay xuống Âm Phủ cả rồi.
Thời đại mới, người ta chỉ thích coi các live show chứ không thích các chương trình trực tiếp.
Hot girl thì làm loạn cả xã hội. Cả trường học cũng có hot girl chứ không còn gái rửng mỡ, gái ăn mặc hở hang, ăn mặc khiêu dâm nữa.
Các teentuổi teen thì choán chỗ của vị thành niên.
Chỉ có hot boy thì đi bán xì-ke, ma túy, chứ không có thanh niên đi bán xì-ke ma túy.
Ông/Bà cũng chết hết mà chỉ còn Mr. và Mrs.
Trên sân cỏ, cầu thủ chỉ thích đá penalty chứ không chịu đá phạt đền.
Thủ môn không chịu vào khung thành để nhặt bóng vì đó là gôn (goal).
Xe gắn máy cũng biến mất và chỉ còn xe mô tô chạy khơi khơi trên đường phố.
Ca-nô phóng ào ào trên mặt nước khiến xuồng máy sợ quá phải giạt qua một bên.
Tin hot tin nóng không biết là tin gì. Phải chăng đó là tin có liên quan đến xác thịt hay tin hấp dẫn? Người rành tiếng Việt cũng ngơ ngác.
Tại Việt Nam bây giờ xe ô-tô có giá hơn xe hơi. Nhớ đem xe ô-tô về Việt Nam bán, đừng đem xe hơi.
Clip này clip kia khiến đoạn phim, đoạn băng ngắn sợ hết hồn.
 Bà con bây giờ chỉ thích tiêm vaccine  chứ không thích chủng ngừa hay trích ngừa vì sợ chết.
Thời đại mới người ta đua nhau vào căng-tin (cantine) chứ không thích vào nhà ăn nữa.
Top ten thì cưỡi lên cổ mười người đứng đầu  rồi.
Tập họp, biểu tình bây giờ quê mùa lắm mà phải nói là mít-tinh.
Dùng thuốc kích thích” phải nói là “doping” cho nó giống Mỹ. Muốn học tiếng Anh “ba rọi” kiểu này thỉnh thoảng ghé trang tin điện tử VOA hoặc BBC Việt Ngữ sẽ được thỏa mãn.
Môn Quyền Anh cũng đã chết để boxing lên ngôi.
Võ sĩ bị hạ đo ván ngóc đầu dậy, cãi lại trọng tài và nói rằng tôi bị hạ knock-out.
Các tay đua  cổ lỗ sĩ chết hết mà chỉ còn coureur đạp xe khơi khơi rất “kịch tính”.
Người viết trang tin chuyên đề ngày nào cũng cãi lộn với blogger.
Mua huy hiệu người ta hỏi “Ông bà nói gì vậy?” vì họ chỉ biết có logo.
Bay một mình/dẫn bóng một mình/ độc diễn không ai hiểu cho nên phải nói là solo.
Phi công ngồi lâu trong buồng lái , buồn quá nên rời cabin ra ngoài tán dóc với hành khách.
Biểu ngữ  vì muốn “thoát Trung” cho nên phải nói là băng-rôn.
Ngày hội  vì muốn “đi Mỹ “ cho nên phải nói festival cho quen.
Bích chương (dán trên tường) không chịu nói mà phải nói Áp-phích (Affiche) cho có vẻ ta là Mỹ đây.
Chương trình thương mại  giờ đây bị các showbiz đè bẹp.
Chuyện tai tiếng bây giờ trở thành scandal  bàn tán ồn àogây sốt trên mạng.
Bây giờ người ta không còn nhập cảng Xe  thùng/ xe kiện hàng/xe vận tải hạng nặng nữa
mà chỉ nhập toàn xe container. Ráng mà chịu!
Hầm ngầm, hầm trú ẩn nói sợ người ta không hiểu cho nên phải nói là boong-ke (bunker).
Ảnh cởi truồng/lõa thể đưa ra bị tố là dâm ô cho nên phải nói”lái” là ảnh nude.
Bây giờ người ta không còn sợ vi khuẩn, siêu vi trùng  nữa mà chỉ sợ vi -rút (virus) mà thôi vì vi-rút nguy hiểm hơn siêu vi trùng!
Giải túc cầu/bóng đá thế giới  đã chết và thay bằng World Cup.
Trọng tài thổi còi nói “đá đi” cầu thủ Việt Nam đứng ngơ ngác vì không hiểu “đá” là gì mà chỉ biết “sút” (shoot). Cho nên “bóng đá” Việt Nam phải đổi tên thành “Bóng Sút Việt Nam”.
Căng thẳng thần kinh/đầu óc vào bệnh viện nói, bác sĩ không hiểu cho nên phải nói là stress.
Sửng sốt, choáng váng, bàng hoàng giờ cũng tiêu ma vì chỉ còn  Sốc (Shock) mà thôi.
Vợ chồng mới cưới nhất định không chịu hưởng tuần trăng mật ở khu nghỉ mát vì khu nghỉ mát không sang bằng resort.
Nói đấm bóp người ta tưởng rằng đó là đánh lộn cho nên phải nói là massage.
Bây giờ về Việt Nam mà nói máy hình, máy thu hình thì người ta nhìn mình như người ở Phi Châu mới về cho nên phải nói camera cho họ nể.
Ngân hàng bây giờ chỉ có máy ATM chứ không có Máy chuyển tiền tự động nữa. Ráng mà chịu.
Dân quê, dân lao động đọc báo không hiểu GDP là gì cho nên phải học lớp “Tiếng Anh Cấp Tốc” hoặc hỏi mấy giáo sư Anh Văn…thì mới biết đó là Tổng Sản Lượng Quốc Gia (Gross Domestic Product). Tội nghiệp quá!
Đường giây thông báo khẩn cấp dùng làm chi, mà phải dùng hot line cho nó oai.

Nói  làm bàn hai trái /thắng hai trái  quê mùa lắm cho nên phải nói làm cú đúp (coup double) cho nó có vẻ Tây. Tây đè đầu 100 năm, nay vẫn còn nhớ gậy và roi gân bò của ông Tây năm xưa.
Giải không nên  nói mà phải nói là cúp cho có vẻ văn minh. Tiếng Việt bây giờ thấp kém so với tiếng Tây, tiếng Mỹ nhiều lắm. Nói tiếng Anh “ba rọi” mới văn minh, hiện đại.

Câu lạc bộ / hộp đêm vào làm chi. Vào club cho nó sang.
Phụ nữ mặc áo tắm hai mảnh không hấp dẫn bằng mặc bikini.
Các loại đàn như dương cầm, tây ban cầm, vĩ cầm đều đã quăng vào xọt rác và piano, guitar,  violin/violion nói như thế mới sang như Tây!
Ăn mặc hở hang/khiêu dâm hết thời rồi mà phải nói ăn mặc hot.
Pháo tháp/đồn canh phải  nói là lô cốt. Ông Tây vẫn hơn Ông Ta.
Hợp chất, vật liệu tổng hợp/hỗn hợp  còn nữa đâu cho nên phải dùng  composite.
Tập bản đồ vì không hiểu nghĩa tiếng Anh cho nên nói bừa là atlas để đánh lừa độc giả.
Tình dục/trao đổi xác thịt/làm tình nói  ra sợ thô tục cho nên nó trớ là sex.
-Cơ phận phụ/bộ phận rời không hiểu cho nên nói đại là module.
-Thái Lan có sex tour chứ làm gì  có du lịch mua dâm. Nói ra sợ người ta cười.

            Ô hô! Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu. Một trăm năm nô lệ giặc Tây mà đất nước chưa bị đồng hóa. Nay Mỹ mới “bình thường hóa” từ năm 1995 mà gốc rễ văn hóa Việt đã có nguy cơ mục ruỗng rồi. Nếu 600,000 quân Mỹ đổ vào như thời Chiến Tranh Việt Nam thì đất nước sẽ biến thành Phi Luật Tân. Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ chính. Tiếng Việt sẽ trở thành thổ ngữ. Cái đó cũng tốt thôi. 

Vì như thế mới “thoát Trung” và tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc như Đại Hàn hay Nhật Bản và ngửa mặt với thế giới để nói rằng chúng tôi có một nền văn hóa và ngôn ngữ giống hệt như Mỹ- một siêu cường của hành tinh này đây. Do mặc cảm thấp kém không ngóc đầu lên được cho nên nô lệ cũng là cách để hãnh diện. Đầy tớ cho nhà giầu hay nhà quan lớn ra ngoài cũng vênh vang lắm chứ. Nếu bắt chước giống hệt chủ thì còn oai hơn nữa.
Đào Văn Bình
(California Tháng 8,2016)

__._,_.___

Posted by: Binh Dao 

Friday, 26 August 2016

Cái chết của hùm thiêng Yên Thế



Show original message

 

 

Cái chết của hùm thiêng Yên Thế

© Trần Gia Phụng
Image result for Ông Hoàng Hoa Thám

Ông Hoàng Hoa Thám

Yên Thế là một vùng đồi núi thấp ở trung du Bắc phần, nằm cách Hà Nội khoảng 50 cây số về phía đông bắc, giữa rặng Cai Kinh ở phía bắc, thượng lưu sông Cầu ở phía tây và thượng lưu sông Thương ở phía đông. Vào thời nhà Nguyễn, Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Ninh. Qua thời Pháp thuộc, Yên Thế thuộc về Bắc Giang cho đến ngày nay. Phía bắc Yên Thế (Yên Thế thượng) cao khoảng từ 100 đến 150 mét, trong khi càng xuống phía nam, càng thoai thoải, nhiều đồng ruộng. Ở Yên Thế, rừng cây rậm rạp, um tùm, rất tiện lợi cho việc ứng dụng du kích chiến chống Pháp. Khí hậu tại đây quanh năm ẩm thấp, sương mù, có nhiều loại muỗi truyền bịnh sốt rét chết người và nhiều thú dữ.
Từ năm 1888, Pháp cho làm đường xe lửa từ Hà Nội đi Lạng Sơn, để nối liền với con đường sắt sang Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Hoa). Con đường nầy có một đoạn khá dài từ Phủ Lạng Thương đến Lạng Sơn, chạy dọc phía đông của vùng Yên Thế. Công trình nầy phải mất 7 năm mới hoàn thành. (Paul Chack, Hoang-Tham Pirate, Paris: Les Éditions de France, 1933, tr. 7.)
Yên Thế một thời là địa bàn chiến khu chống Pháp của hai nhân vật lẫy lừng là Hoàng Đình Kinh và Hoàng Hoa Thám.

Nguồn: Phỏng theo Paul Chack, Hoang-Tham Pirate, Paris, Les éditions de France, 1933, tt. 8-9.
Nguồn: Phỏng theo Paul Chack, Hoang-Tham Pirate,
Paris, Les éditions de France, 1933, tt. 8-9.
1.- XUẤT THÂN CỦA ĐỀ THÁM
Hoàng Đình Kinh, một cai tổng ở tỉnh Bắc Giang, nổi lên hùng cứ Yên Thế năm 1885, nhưng thất bại, nên bỏ trốn sang Trung Hoa năm 1886. Năm 1887, Cai Kinh trở về, lập căn cứ ở vùng núi Đồng Nãi, phía bắc Yên Thế. Ông rất nổi danh, nên cả vùng núi nơi ông lập căn cứ được gọi là rặng Cai Kinh. Cai Kinh bị ám sát chết khoảng tháng 8-1888. Người ta không biết ai là thủ phạm. Lúc bấy giờ, các thuộc hạ của Cai Kinh chia nhau đóng giữ vùng Yên Thế và các vùng lân cận.
Pháp tiếp tục tấn công và cuối cùng Pháp chiếm được toàn bộ vùng Yên Thế. Một số thủ lãnh nghĩa quân đem lính của mình lần lượt ra đầu thú với Pháp, như đề Toán (13-4-1892), đề Kiều (16-4-1892), và đề Sặt (20-4-1892). Tính đến ngày 1-6-1892, có tất cả 193 nghĩa quân mang theo 144 súng trường và 21 súng lục (súng sáu viên) ra quy thuận với Pháp. Sau vụ nầy, Hoàng Hoa Thám nổi lên thành lãnh tụ chống Pháp chính của Yên Thế. (Paul Chack, sđd. tr. 17.)
Lúc nhỏ Hoàng Hoa Thám tên là Trương Văn Nghĩa, con của ông Trương Văn Thận và bà Lương Thị Minh, gốc làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Tác giả Paul Chack cho biết khi Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai năm 1882, Hoàng Hoa Thám được 20 tuổi. Vậy Hoàng Hoa Thám có thể sinh 1862. Cha mẹ chết sớm, ông theo người chú đến sống ở làng Trũng, phủ Yên Thế, tỉnh Bắc Ninh.
Khi Pháp chiếm Hà Nội năm 1882, Trương Văn Nghĩa gia nhập đạo quân chống Pháp của lãnh binh Bắc Ninh là Trần Quang Loan. Sau đó, Nghĩa theo Thân Bá Phúc, phó tướng của cai tổng Hoàng Đình Kinh, tức Cai Kinh. Bá Phúc nhận Nghĩa làm con nuôi. Bá Phúc và Nghĩa đi theo Cai Kinh khi Cai Kinh bỏ trốn sang Trung Hoa năm 1886. Cai Kinh rất quý mến tài trí của Nghĩa, cho đổi qua họ của mình là họ Hoàng, đặt tên là Hoàng Hoa Thám, và phong chức chánh đề đốc, nên Hoàng Hoa Thám được gọi là Đề Thám.
2.- HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ THÁM
Sau khi Cai Kinh bị ám sát năm 1888 và một số lãnh tụ Yên Thế đầu hàng Pháp năm 1892, Đề Thám cho tái lập nhiều căn cứ ở Nhã Nam. Từ đây, Pháp tập trung chú ý vào Đề Thám. Pháp tiếp tục chiêu dụ các lãnh tụ nghĩa quân. Tháng 2 năm 1894, Bá Phúc, cha nuôi của Đề Thám, đóng căn cứ ở Luộc Hạ, dẫn một số thuộc hạ ra đầu thú với Pháp. Pháp liền sử dụng Bá Phúc để ám sát Đề Thám. Tháng 4 năm 1894, Bá Phúc mời Đề Thám cùng một viên quan đại diện cho tổng đốc Bắc Ninh là Lê Hoan, đến Luộc Hạ để bàn thảo điều kiện cho Đề Thám quy hàng. Khi gặp nhau, Bá Phúc đưa chén trà mời Đề Thám. Đề Thám tinh ý, không uống, mà giao cho một viên tùy tùng của Bá Phúc uống. Uống xong, tên nầy chết tại chỗ.
Ngày 18-5-1894, Bá Phúc đến thăm Đề Thám ở Hố Chuối (Hữu Thuế). Phúc lén đặt một cái tráp (hộp nhỏ bằng gỗ) dưới gầm giường. Trong tráp có chứa quả mìn. Sau khi đốt ngòi nổ, Phúc kiếm cớ cáo từ. May mắn, Đề Thám phát hiện được âm mưu nầy. Ông ra lệnh nghĩa quân rút ra xa, để cho quả mìn nổ, và phục binh sẵn ở đó. Pháp được tin nầy, tưởng Đề Thám đã chết, liền tung hai cánh quân từ Nhã Nam và từ Bắc Ninh, gồm khoảng 450 người, đến tấn công Hố Chuối, không ngờ bị phục kích nặng nề. Khoảng vài chục lính Pháp Việt bị chết và bị thương, trong đó phó giám binh Trouvé bị chết, giám binh Lambert và công sứ Muselier bị thương nặng. Ngày 22-5-1894, quân Pháp tấn công Hố Chuối (Hữu Thuế) lần nữa, nhưng Đề Thám đã rút qua Thái Nguyên. Pháp phá hủy hoàn toàn căn cứ Hố Chuối.
Ba tháng sau, Đề Thám đem quân trở về Yên Thế lập căn cứ mới ở Lạng Thương, giữa Chợ Gò và Hữu Thuế, phía bắc của Nhã Nam. Ngày 17-9-1894, bang Kinh, một thuộc tướng của Đề Thám, phục kích trên đường xe lửa Hà Nội-Lạng Sơn, đoạn giữa Suối Ngành (Ghềnh) và Bắc Lệ (Bắc Lộ), bắt được hai người Pháp là Chesnay và Logiou. Chesnay là chủ thầu việc đốn cây để làm đường xe lửa và Logiou là nhân viên của Chesnay. Đề Thám báo tin cho người Pháp ở Nhã Nam biết.
Pháp nhờ giám mục Velasco, người Tây Ban Nha, phụ trách giáo xứ Bắc Ninh, đến Yên Thế điều đình. Giám mục Velasco gởi 3 linh mục tên là Khâm,chánh xứ làng đạo Bi-noi, Trần Chính Nhã, làng Dao-ngan, và Nguyễn Đức Hạnh từ Phủ Lạng Thương. Ba linh mục nầy đến Yên Thế, bị nghĩa quân bắt đưa về gặp Đề Thám. Đề Thám cho linh mục Khâm về mời giám mục Velasco đến nói chuyện, còn giữ hai linh mục kia ở lại làm con tin. Giám mục Velasco đến một mình. Đề Thám đón vào thảo luận với giám mục tại một ngôi chùa trong rừng. Khi cần, thì có người của Đề Thám đưa tin của giám mục Velasco về Bắc Ninh để hỏi ý kiến Phủ toàn quyền Pháp. (Paul Chack, sđd. tt. 104-105.)
Sau hai tuần lễ thảo luận, phủ toàn quyền Pháp ở Hà Nội bằng lòng trả cho đề Thám 15,000 đồng bạc Đông Dương, tiền chuộc hai người Pháp. Đồng thời, để cho Đề Thám quy thuận, phủ toàn quyền Đông Dương đồng ý giao cho Đề Thám cai quản bốn tổng ở Yên Thế Thượng là Yên Lễ, Hữu Thượng, Mục Sơn, Nhã Nam, và được hưởng thuế trong ba năm, bắt đầu từ ngày 23-10-1894.
Sau khi giảng hòa, Đề Thám đóng bản doanh ở Phồn Xương, tổ chức làm ruộng, khai khẩn đồn điền, khuếch trương thế lực, tích trữ lương thực, mua thêm vũ khí. Trong khi đó, chung quanh Yên Thế xảy ra nhiều cuộc tấn công, cướp bóc, mà Pháp đổ lỗi cho thuộc hạ của Đề Thám. Pháp còn cho rằng các “tướng cướp” đã trốn lên Yên Thế, một cứ địa an toàn, để tránh bị truy nã.
Dựa vào lý do đó, phủ toàn quyền Pháp giao cho đại tá Galliéni, trưởng quân khu 2, đóng ở Lạng Sơn, giải quyết việc Yên Thế. Galliéni gởi thư cáo buộc Đề Thám đã bao che cho thuộc hạ đi đánh cướp, gây mất an ninh, và buộc Đề Thám phải giải giới tất cả mọi người. Đề Thám trả lời rằng ông hoàn toàn không hay biết việc cướp bóc và hứa sẽ đem nạp 30 thủ hạ và 30 khẩu súng. Galliéni không chấp thuận, ra lệnh tấn công Phồn Xương ngày 29-11-1895, nhưng Đề Thám đã lẫn trốn. Ông dẫn gia đình và thuộc hạ di chuyển hết căn cứ nầy đến căn cứ khác, không ở yên một chỗ, để tránh bị tấn công. Lực lượng của ông khi ẩn khi hiện khắp vùng rừng núi Thái Nguyên, Bắc Giang và Bắc Ninh.
Tháng 1-1897, Paul Doumer đến làm toàn quyền Đông Dương. Lúc đó, Doumer dự tính xin quốc hội Paris thuận cho vay 200 triệu quan để thực hiện dự án cai trị Đông Dương. Muốn thế, ông phải chứng tỏ cho quốc hội Paris thấy rằng Đông Dương hoàn toàn ổn định, không còn mất an ninh. Do đó, ông gấp rút giải quyết vụ Yên Thế, nhờ giám mục Velasco đứng làm trung gian một lần nữa, cho Đề Thám biết ý định hòa bình của tân toàn quyền. Ngày 13-11-1897, Đề Thám viết thư cho Doumer đồng ý quy thuận với những điều kiện cũ, nghĩa là Đề Thám sẽ cai trị bốn tổng như trước đây. Phủ toàn quyền chấp thuận và Đề Thám trở lại Phồn Xương tháng 12-1897. (Paul Chack, sđd. tt. 128-130.) Lần nầy, Đề Thám tạm sống yên ổn ở Yên Thế. Được bốn năm, tin tưởng rằng Đề Thám hoàn toàn chịu quy thuận, Pháp long trọng tổ chức lễ tuyên thệ của Đề Thám tại Nhã Nam ngày 17-4-1901.
3.- ĐỀ THÁM VỚI PHONG TRÀO DUY TÂN VÀ ĐÔNG DU
Tình hình chính trị Việt Nam yên tĩnh một thời gian vào đầu thế kỷ 20 và bắt đầu sôi động trở lại với sự thành lập phong trào Duy tân và phong trào Đông du ở miền Trung Việt Nam. Hoạt động của hai phong trào nầy vang dội đến rừng núi Yên Thế, nhất là khi lãnh tụ của cả hai phong trào nầy đến thăm điền trang của Đề Thám.
Thứ nhứt, khoảng đầu năm 1906, Phan Châu Trinh ra Hà Nội. Ông giúp các ông Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục. Trước khi lên đường qua Trung Hoa, Phan Châu Trinh đến Yên Thế thăm Đề Thám, nhờ sự hướng dẫn của Ông Ích Đường. Ông Ích Đường là con của Ông Ích Kiền và là cháu nội Ông Ích Khiêm. Ông Ích Khiêm, với một bà vợ người Hà Đông, có một người con trai là Ông Ích Thọ. Như thế Thọ là em của Kiền và là chú của Đường. Nhân ra bắc thăm quê ngoại, Ông Ích Thọ lên Yên Thế, gia nhập lực lượng Đề Thám. Ông Ích Đường đem theo gia phả nhà mình cùng Phan Châu Trinh lên Yên Thế, gặp Ông Ích Thọ. Hai bên nhận ra chú cháu. Thọ đưa Phan Châu Trinh đến gặp Đề Thám. (Theo lời kể của Ông Ích Bật, con trai của Ông Ích Đường, cho người viết trong các cuộc phỏng vấn năm 1972, 1973 tại Đà Nẵng.) Không ai rõ Đề Thám và Phan Châu Trinh đã trao đổi những gì, nhưng đường lối của hai ông hoàn toàn khác biệt nhau, một bên bạo động, một bên bất bạo động, nên về sau không nghe nói đến nữa.
Thứ hai, vào đầu 1907, Phan Bội Châu từ Nhật Bản, qua Trung Hoa, theo đường bộ về Việt Nam, đã ghé Yên Thế thăm Đề Thám trong 10 ngày. (Phan Bội Châu niên biểu, đăng trong Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập, tập 6, Huế: Nxb. Thuận Hóa, 1990, tr. 131.) Thật ra, đây là lần thứ hai Phan Bội Châu lên Yên Thế. Ông lên Yên Thế lần đầu vào cuối năm 1902, nhưng không gặp được Đề Thám vì ông Đề bị đau. (Chương Thâu, sđd. tt. 62-63.)
Trong lần thứ hai nầy, khi gặp nhau, Phan Bội Châu đề nghị Đề Thám ba điều: 1) Mời Đề Thám gia nhập hội Duy tân và thừa nhận Cường Để làm hội chủ. 2) Xin Đề Thám dung nạp những nghĩa sĩ Trung Kỳ bị khủng bố. 3) Nhờ Đề Thám ứng viện khi Trung Kỳ xướng nghĩa. Đề Thám cũng đề nghị Phan Bội Châu ba điều: 1) Trung Kỳ viện trợ cho Phồn Xương, nếu có việc đánh Pháp. 2) Hội Duy tân lo việc ngoại giao nếu Phồn Xương đánh Pháp. 3) Hội Duy tân trợ giúp nếu Phồn Xương thiếu thốn. Đề Thám liền chọn một hòn núi nhỏ phía sau đồn Phồn Xương để Phan Bội Châu lập căn cứ cho người Trung Kỳ. Chính tại núi nầy, Phạm Văn Ngôn, hiệu là Tùng Nham, dựng một đồn riêng, gọi là đồn Tú Nghệ, cho những nhà hoạt động Trung Kỳ tá túc. (Chương Thâu, sđd. tt. 132-133.)
Sau khi Phan Bội Châu rời Yên Thế, Đề Thám bí mật lập đảng Nghĩa Hưng, nhận Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ, đúng theo đề nghị của Phan Bội Châu. (Paul Chack, sđd. tt. 154-158.) Đề Thám còn bí mật cử thuộc hạ là lý Nho tổ chức đánh úp Pháp tại Hà Nội ngày 17-11-1907, nhưng bất thành. (Paul Chack, sđd. 168-169.) Ngày 27-6-1908, tại Hà Nội, một nhóm lính khố đỏ tổ chức đầu độc lính Pháp, với sự yểm trợ ở bên ngoài của lực lượng Hoàng Hoa Thám. Công việc bị bại lộ nên mưu tính nầy bị Pháp chận đứng.
Cần lưu ý rằng trước vụ đầu độc lính Pháp tại Hà Nội (tháng 6-1908), là vụ xin xâu chống thuế ở Trung Kỳ (tháng 3-1908). Pháp đàn áp dữ dội và dẹp yên ngay tức khắc. Sau vụ nầy, tổng thống Pháp ký sắc lệnh ngày 26-6-1908 cử Wladilas Klobukowsky làm toàn quyền Đông Dương. Klobukowsky đưa ra những biện pháp cứng rắn để giải quyết cả hai vụ nổi dậy ở Trung Kỳ và ở Hà Nội. Nhằm tiếp tục ổn định tình hình, chính quyền Pháp liền nghĩ đến việc tấn công Yên Thế, mà người Pháp tin rằng đó là nơi nương náu của những phần tử chống đối, và là đầu mối của những xáo trộn ở Bắc Kỳ.
4.- PHÁP TẤN CÔNG YÊN THẾ
Ngày 28-1-1909, Pháp gởi tối hậu thư buộc Đề Thám phải trình diện ở Hà Nội, trao võ khí, thuộc hạ, người đào ngũ và phiến quân trốn ở Yên Thế cho Pháp. Đồng thời Pháp treo yết thị tại các đình làng trên toàn tỉnh Bắc Giang tố cáo Đề Thám không chịu yên ổn làm ăn, mà tiếp tục cướp bóc, và kêu gọi dân chúng giúp đỡ chính phủ dẹp Đề Thám.
Ngày hôm sau, 29-1-1909, quân khố xanh (Việt) tấn công căn cứ của Đề Thám ở Chợ Gò, phía bắc Nhã Nam, nhưng bị đẩy lui. Khi quân Pháp đến Chợ Gò ngày hôm sau, thì nghĩa quân đã rút đến vùng cách Hà Nội khoảng 20 cây số về phía bắc. Tại đây, ngày 5-7-1909, thuộc hạ của Đề Thám bắt được một người Pháp tên là Voisin, giám thị hãng thầu Leroy, trên con đường đá mới mở từ Đông Anh đi Cao Bằng. Đề Thám liền dùng Voisin làm con tin để thương lượng với Hà Nội.
Tin Voisin bị bắt làm xôn xao dư luận Hà Nội, nhưng Pháp không chịu chuộc, mà buộc Đề Thám phải thả Voisin, và nhất quyết đem quân lùng bắt Đề Thám. Đề Thám tiếp tục di chuyển liên tục, lên Thái Nguyên, về Yên Thế… Voisin bị đuối sức; Đề Thám đành thả y. Thuộc hạ của Đề Thám hoặc bị tử thương, hoặc dần dần đầu hàng Pháp, chỉ còn một ít người theo Đề Thám.
Ngày 30-7-1909, Pháp cử Lê Hoan, nay đổi qua chức tổng đốc Hải Dương, làm Khâm sai, cầm quân cùng Pháp đánh Đề Thám. Lê Hoan theo phương pháp của Nguyễn Thân, ngăn chận những nguồn tiếp liệu của Đề Thám, trừng phạt thật nặng những làng nào tình nghi chứa chấp hay yểm trợ cho Đề Thám, nên dần dần dân chúng giảm việc giúp đỡ Đề Thám. Đề Thám rút lên gần Tam Đảo giữa Vĩnh Yên và Thái Nguyên. Một trận đụng độ lớn cuối cùng xảy ra ngày 5-10-1909 tại núi Lang, gần Tam Đảo. Pháp chết 17 (trong đó có 7 quân Pháp), bị thương 31 người (trong đó có 21 Pháp). Đề Thám chỉ còn khoảng 20 quân. Cả Rinh và Đội Sơn, hai thủ hạ thân cận của đề Thám đầu hàng Lê Hoan. Ngày 30-11, bà Ba Nhu, tức bà vợ thứ ba của Đề Thám, cùng con là Hoàng Thị Thế, bị bắt. Bà là một nữ thủ lãnh nổi tiếng ở Yên Thế, giúp chồng rất đắc lực.
4.- CÁI CHẾT CỦA HÙM THIÊNG YÊN THẾ
Có hai nguồn tin khác nhau về cái chết của Đề Thám.
Theo nguồn tin của Pháp, quân Pháp đeo bám Đề Thám hết sức gắt gao, nhưng vẫn không bắt được Hùm Thiêng Yên Thế. Ông ẩn hiện khắp nơi, Pháp không biết cách nào bắt cho được Đề Thám, liền nhờ đến Lương Tam Kỳ, một dư đảng của Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Hoa, tràn sang nước ta làm thổ phỉ. Sau hòa ước Thiên Tân lần thứ hai ngày 9-6-1885 giữa Pháp và Trung Hoa về vấn đề Việt Nam, quân Trung Hoa rút về nước, Lương Tam Kỳ ở lại hoạt động vùng Chợ Chu (bắc Thái Nguyên), xuống tới Tam Đảo (giữa Thái Nguyên và Phúc Yên). Năm 1889, Pháp đem quân tấn công. Lương Tam Kỳ xin hàng với điều kiện được chia đất cai trị và được trả lương. Phủ toàn quyền Pháp đồng ý, giao cho Lương Tam Kỳ cai quản 4 tổng gần Chợ Chu và 42,000 đồng Đông Dương một năm. Lương Tam Kỳ ở yên trong 4 tổng đó và quân Pháp cũng không được vào 4 tổng đó.
Được Pháp thuyết phục, Lương Tam Kỳ gởi ba “khách trú” (chỉ người Trung Hoa), giả làm người của tướng Liên bên Quảng Tây (Trung Hoa), đến liên lạc với Đề Thám ở Yên Thế thượng vào ngày 10-1-1913. Tuy đang cần sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng Đề Thám cũng rất cẩn thận đề phòng, nên mãi đến một tháng sau, tối 9-2-1913 (rạng 10-2-1913), ba người nầy mới ra tay, hạ thủ được Đề Thám trong lúc ông đang ngủ. (Paul Chack, sđd. tt 261-263.) (10-2-1913 tức mồng 5 Tết năm quý sửu). Quân Pháp cho bêu đầu Đề Thám ở Nhã Nam trong 2 ngày rồi dùng dầu hỏa thiêu đốt, tro cốt đổ xuống ao. Nguồn tin nầy về cái chết của Đề Thám được xem là nguồn tin chính thức, và sử sách thường viết theo nguồn tin nầy.
Tuy nhiên, theo nguồn tin gia đình của Đề Thám thì sự thật không phải như vậy. Trong sách Năm mươi năm cách mạng hải ngoại- Hồi ký của Hoàng Nam Hùng, do Phạm Giật Đức biên soạn, Sài Gòn 1960, trang 43, phần chú thích, Hoàng Nam Hùng kể lại: “Việc ông Hoàng Hoa Thám bị giết chỉ là một giả thuyết của người Pháp dựng lên, vì sau đó cái đầu lâu ấy có người đến nhận là đầu của người khách [Tàu) buôn bán ở Bố Hạ. Người nầy vì giống ông Thám, nên quân của Lương Tam Kỳ giết đi để thay thế, mục đích để tạm yên cho ông Thế khỏi bị truy tầm. Năm 1947, tôi [Hoàng Nam Hùng] có qua nhà bà vợ hai của Ông [Đề Thám] ở làng Trũng, thì được biết Ông chốn [trốn] về ở đây, và sau mất đi vì bị bệnh kiết. Tuy việc nầy sau đó người Pháp có biết, nhưng mục đích để yên lòng dư luận, họ cũng lờ đi.”
Lời của Hoàng Nam Hùng thuật lại một việc không liên hệ đến vấn đề chính trị mà Hoàng Nam Hùng đang theo đuổi, có thể xem là trung lập hay vô tư đối với cái chết của Hoàng Hoa Thám. Hoàng Nam Hùng gặp được bà vợ thứ hai của Đề Thám và bà nầy kể lại cái chết của chồng mình thì hẳn là chính xác. Do đó, cần phải chú ý đến nguồn tin nầy để nghiên cứu thêm, nhất là tìm đến quê quán của bà vợ thứ hai của Hoàng Hoa Thám ở làng Trũng tại Yên Thế để dò hỏi và kiểm chứng lại nguồn tin nầy, nhân đó có thể lần mò tìm ra ngôi mộ của Hoàng Hoa Thám ở vùng nầy.
Nếu nguồn tin Hoàng Nam Hùng thuật lại đúng với thực tế, thì đây là một đính chính quan trọng về cái chết của Hùm Thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám, tên thật là TrươngVăn Nghĩa, dầu sa cơ thất thế, vẫn không để nhân thân lọt vào tay quân Pháp xâm lược.
(Toronto, 22-8-2016)
© Trần Gia Phụng

 

 






__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Thursday, 25 August 2016

Siêu quyền lực và bầu cử Tổng Thống Mỹ




 Siêu quyền lực và bầu cử
Tổng Thống Mỹ
Lữ Giang
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay có rất nhiều chuyện lạ đã xảy ra. Chúng tôi đã viết hai bài nói về những chuyện lạ đó. Bài thứ nhất là “Đảng cử đảng bầu” phổ biến ngày 14.4.2016 và bài thứ hai là “Hoa Kỳ và biến loạn bầu cử” ngày 11.8.2016. Những gì chúng tôi tiên đoán đang đúng. Chúng tôi xin nhắc lại những câu quan trọng chúng tôi đã trích dẫn làm chủ đề cho sự tiên đoán:
Trong một lá thư gởi cho một cộng tác viên của mình đề ngày 21.11.1933, Tổng Thống Franklin Roosevelt đã viết:
Sự thật của vấn đề, như bạn đã biết, là yếu tố tài chánh trong các trung tâm rộng lớn đã làm chủ chính quyền của nước Mỹ kể từ thời Andrew Jackson."
 Image result for bilderberg group pictures
Huy hiệu của Siêu Quyền Lực Bilderberg Group.
Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Felix Frankfurter đã từng nói:
Những người thật sự cai trị ở Washington là vô hình, và thực thi quyền hành từ sau hậu trường.”
Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2000, chương trình Agenda của Mỹ ngày 28.10.2000 đã mở một cuộc phỏng vấn bình luận gia và nhà văn nổi tiếng Gore Vidal về cuộc tranh cử giữa Gore và Bush. Câu hỏi được đặt ra như sau: “Có cái gì khác biệt giữa Gore và Bush?” Gore Vidal đã phán những câu nẩy lửa như sau:
Ồ, chúng ta nắm chắc hệ thống chính trị của nước Mỹ trong 50 năm gần đây. Chúng ta có bầu cử nhưng không có quan điểm chính trị. Chúng ta có một đảng chính trị - ĐẢNG CÔNG TY MỸ QUỐC, MỘT ĐẢNG VỀ TÀI SẢN (We have one political party - the party of corporate America, the property party) - và đảng đó có hai nhánh. Một nhánh được gọi là Dân Chủ, một nhánh được gọi là Cộng Hòa. Vậy, chính yếu là cùng một người vừa tài trợ cho Gore vừa tài trợ cho Bush….”
Chúng tôi xin ghi thêm: Trong cuốn “Tragedy and Hope”, ông Carrol Quigley, Giáo sư Georgetown University, cũng đã khẳng định:
Lý luận rằng hai đảng đại diện cho những tư tưởng và chinh sách đối nghịch, một có thể là của Cánh Hữu và một của Cánh Tả, chỉ là một tư tưởng điên rồ, chỉ các nhà tư tưởng hàn lâm và giáo điều chấp nhận mà thôi! Thay vì thế, HAI ĐẢNG CHỈ LÀ MỘT. Vì thế người Mỹ có thể ‘ném bỏ bọn bất lương’ trong bất cứ cuộc bầu cử nào, mà không đưa đến bất cứ những sự thay đổi sâu sắc hay bao quát nào về chánh sách”.
Trên đây là những nhận xét của các nhân vật có thẩm quyến ở Mỹ. Thực tế đã chứng minh những điều họ nói là đúng.
KHI SIÊU QUYỀN LỰC RA TAY
Chuyện không ngờ là có rất nhiều “người Việt đấu tranh” rất thích ông Donald Trump do “bắt đúng tần số”. Có người đã nói với chúng tôi rằng phải có một người như Donald Trump mới “trị” được Cộng Sản và Trung Quốc. Obama hay Haillary Clinton quá yếu! Họ vẫn tin tưởng “chống cộng” là mục tiêu hàng đầu của thế giới ngày nay, nằm trên cả kinh tế, an ninh, quốc phòng, khủng bố, môi trường…! Họ cũng như ông Donald Trump đã lầm tưởng rằng Tổng Thống Mỹ là “đấng toàn năng”, muốn làm gì trên đất nước này thì làm! 
Image result for bilderberg group pictures
Một cuộc họp của Bilderberg Group
Website chính thức của nhóm Siêu Quyền Lực Bilderberg Group tiết lộ rằng từ 11 đến 14.6.2015, 140 đại diện cao cấp của nhóm thuộc 22 quốc gia đã họp tại khách sạn Interalpen-Hotel Tyrol ở Telfs-Buchen, Áo quốc, để bàn về những vấn đề của thế giới trong năm 2016, trong đó có những vấn đề chính sau đây: Các vấn đề kinh tế hiện tại, chiến lược Châu Âu, toàn cầu hóa, Hy lạp, Iran, Trung Đông, NATO, Nga, khủng bố, Anh quốc, Hoa Kỳ, bầu cử Hoa Kỳ.
Trong bản tin ngày 8.6.2015 của InfoWars có đầu đề “Bilderberg Backs Hillary For 2016 Presidency (Bilderberg ủng hộ Hillary ứng cử Tổng Thống năm 2016), ký giả Steve Watson cho biết tại cuộc họp nói trên, có bà Jim Messina thuộc nhóm Messina Group, cố vấn của bà Hillary Clinton tham dự. Bà cũng là người đã đứng đầu trong cuộc vận động tranh cử cho Tổng Thống Obama 2012. Vào năm 2008, Bilderberg Group cũng đã từng bí mật gặp ông Obama và bà Hillary Clinton tại Bắc Virginia và đã chọn ông Obama làm tổng thống Hoa Kỳ.
Bản tin nói rằng bà Hillary Clinton phát xuất từ giới ưu tú của Bilderberg, còn ông Clinton đã từng tham dự hội nghị Bilderberg tại Đức năm 1991 trước khi làm Tổng Thống Mỹ, và ông ta đã trở lại tham gia hội nghị này năm 1999 tại Sintra, Bồ Đào Nha. Còn bà Clinton được nói đã tham dự hội nghị Bilderberg vào năm 2006 tại Ottawa, Canada.
Như vậy cả ông lẫn bà Clinton đều là thành viên ưu tú của tổ chức Siêu Quyền Lực Bilderberg Group.
BILDERBERS GROUP LÀ TỔ CHỨC NÀO?
Những người quen suy nghĩ và hành động theo cảm tính thường RẤT SỢ SỰ THẬT và nghe ai nói gì khác với điều mình muốn đểu cho là “đồ dỏm”. Nhưng với Bilderberg Group, không thể nói là “đồ dỏm” được.  Chỉ cần vào Google đánh chữ Bilderberg Group là thấy hàng trăm bài và tin tức nói về tổ chức Bilderberg Group. Sách viết về tổ chức này cũng quá nhiều.
Nhưng đây là một tổ chức bí mật, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, giống bang hội của Tàu, nên khó có nhà nghiên cứu nào dám nói là đã nắm vững cơ cấu và hoạt động của tổ chức này. Tất cả chỉ là những nỗ lực khám phá và tìm hiểu.
Nói một cách tổng quát, Bilderberg Group, hay hội nghị Bilderberg, hay các cuộc họp Bilderberg, hay Bilderberg Club là một hội nghị riêng tư hàng năm gồm từ 120 đến 150 thành viên thuộc giới tinh hoa chính trị Châu Âu và Bắc Mỹ, các chuyên gia từ các ngành công nghiệp, tài chính, học viện, và các phương tiện truyền thông, được thành lập từ năm 1954.
Theo Andrew Kakabadse, Giáo sư về Quản trị và Lãnh đạo, mục tiêu ban đầu của nhóm là thúc đẩy Chủ nghĩa Đại Tây Dương (Atlanticism), tức chủ nghĩa đề cao tầm quan trọng của sự hợp tác giữa Châu Âu, Hoa Kỳ và Canada về chính trị, kinh tế và các vấn đề quốc phòng, chủ trương tăng cường quan hệ Mỹ - Châu Âu và ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới khác phát triển. Chủ đề của Tập đoàn Bilderberg là "tăng cường sự đồng thuận xung quanh thị trường tự do giữa các nước tư bản Tây phương và các lợi ích của họ trên khắp thế giới".
 Image result for bilderberg group pictures
Một số khuôn mặt của các lãnh đạo Bilderberg Group
Hội nghi Bilderberg thứ 64 năm nay họp từ 9 đến 12.6.2016 tại Dresden ở Đức với chi phí lên đến 35.638.750 USD vì phải huy động hàng nghìn cảnh sát, quân đội và mật vụ Đức đến bảo vệ an ninh. Đề tài thảo luận gồm 9 vấn đề, trong đó có vấn đề Trung Quốc và các chế tài trừng phạt cần thiết, vấn đề Trung Đông… Vấn đề yểm trợ cho người sẽ làm tân Tổng Thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2016 cũng đã được bàn đến.
DỰNG KỊCH BẢN BẦU TỔNG THỐNG
Ông George W. Bush năm 2000, ông Barack Obama năm 2008 hay bà Hillary Clinton năm nay không phải là những chính trị gia xuất sắc hay nổi bật, nhưng sở dĩ họ được Siêu Quyền Lực chọn vì biết những người này sẵn sàng và có khả năng thi hành những kế hoạch và đường lối đã được vạch sẵn. Trường hợp bà Hillary còn yếu hơn, nên nếu bà gặp một đối thủ khá xuất sắc, bà có thể bị đánh bại. Vậy muốn bà Hillary tiến đến địa vị được chọn, cần phải có một kế hoạch có hiêu quả.
Qua các diễn biến của cuộc tranh cử vừa qua và đang diễn tiến, chúng ta thấy có hai kịch bản đã được dàn dựng:
1.- Kịch bản thứ nhất: dùng du đãng đường phố để loại tất cả các đối thủ của bà Hillary.
Các nhà phân tích đều biết Donald Trump là một người mang bệnh cuồng vĩ (grandiose delusions), luôn tự coi mình là người vượt trội lên trên tất cả mọi người, nhưng lại thiếu văn hóa và thiếu hiểu biết về chính trị, nên chỉ cần thổi lên là ông ta sẽ coi trời bằng vung. Quả đúng như vậy. Ông ta đã dám tuyên bố: “Nếu tôi đứng giữa Đại lộ thứ năm (Fifth Avenue) và bắn ai đó thì tôi cũng sẽ không mất bất kỳ lá phiếu cử tri nào, okay?”.
Khi được đẩy ra tranh cử, ông ta đã xử dụng tối đa ngôn ngữ đường phố để tấn công các chính trị gia nổi tiếng của đảng Cộng Hòa nên họ phải bỏ chạy vì không muốn “dây với hủi”. Những người như Ted Cruz, Thượng Nghị Sĩ bang Texas; Jim Gilmore, Thống Đốc Virginia; John Kasich, Thống Đốc Ohio; Rand Paul, Thượng Nghị Sĩ bang Kentucky; Marco Rubio, Thượng Nghị Sĩ bang Florida…, nếu được đảng Cộng Hòa cử làm ứng cử viên tổng thống, bà Hillary khó thắng họ được. Nhưng Donald Trump đã cho tất cả “đi chỗ khác chơi”!
2.- Kịch bản thứ hai: đẩy cây cho Donald Trump tự bắn vào chân mình rồi quỵ xuống.
Donald Trump chẳng biết gì về chính trị, luật pháp, an ninh, tình báo… nên múa gậy vườn hoang. Nhà phân tích chính trị Tracy Sefl đã nói: “Ông ta không xử dụng bất cứ chiến lược căn bản nào khi tranh cử, ông ta làm theo cách của ông ấy, ông ta cũng chẳng cần phòng thủ.” Vì thế, phe đối thủ đã cho nội gián xâm nhập vào và gài bẫy hay cố vấn cho ông ta tự bắn vào chân mình.
Bà Meredith McIver, người viết diễn văn cho bà Melania, vợ của Donald Trungp, lại lấy nguyên văn một vài đoạn trong bài diễn văn của bà Michelle Obama bỏ vào cho bà Melania đọc. Khi bị tố là đạo văn thì bà ta giải thích lòng vòng. Trong một bản tin ngày 22.6.2016 phổ biến trên Prntly.com, ký giả Connor Balough cho biết một người trong nhóm Clinton đã tiết lộ những tài liệu gây xôn xao dư luận, trong đó nói rằng họ đang kiểm soát một số nhóm ủng hộ Donald Trump trên facebook và đang dò thám các thành viên của Trump để thu thập thông tin. Trong khi đó, sáng ngày 19.8.2016, ông Paul Manafort, Chủ tịch Ban Vận động Tranh cử của Donald Trump đã phải từ chức vì bị điều tra vụ nhận tiền của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych! Nói một cách tổng quát, trong bộ tham mưu của Donald Trump, khó mà biết được ai là bạn và ai là thù.
Kịch bản thứ hai được mở đầu bằng những tượng Donald Trump hoàn toàn khỏa thân mang tên "Hoàng đế không có tinh hoàn" do nhóm INDECLINE trình bày tại New York, San Francisco, Los Angeles, Cleveland và Seattle. Ginger, người thiết kế bức tượng, cho biết ông muốn tạo ra một "vẻ ngoài khó ưa" cho ông Trump. Nhóm này cũng đã tung ra video mô tả quá trình tạo ra các bức tượng trên. Đây là chuyện chưa hề xảy ra đối với các cuộc bầu tổng thống trước đây. Những màn tiếp theo sẽ được trình diễn trong giai đoạn tới.
Người ta ước lượng số tiền tranh cử bà Hillary thu được sẽ gấp 10 lần của ông Donald Trump. Họ huy động cả một hệ thống truyền thông to lớn để lèo lái dư luận một cách tinh vi.
NẾU BÀ HILLARY ĐẮC CỬ?
Luật Hoa Kỳ cho phép phê phán các ứng cử viên một cách dễ dãi mà không bị truy tố về mạ lỵ phỉ báng (defamation), vì thế khi ra tranh cử, các ứng cử viên đều phải chấp nhận trò “chọi đá đường rầy xe lửa” từ bốn phía. Điều đáng quan tâm là những người it am hiểu về luật pháp, kể cả những người có tiến sĩ nọ hay tiến sĩ kia, thường lầm tưởng mọi lời tố cáo đều là bằng chứng của sự vi phạm pháp luật (evidence) nên bám lấy nó, và cuối cùng sẽ thất vọng.
Một câu hỏi được nhiều người đặt ra: Bà Hillary sẽ đưa nước Mỹ đi về đâu nếu bà đắc cử tổng thống?
Khẩu hiệu của ông Obama khi ra tranh cử năm 2008 là “CHANGE” (thay đổi), nhưng sau 8 năm cầm quyền ông ta chỉ làm được đạo luật Obamacare thay đổi chế độ ý tế của nước Mỹ, còn hiệp ước TPP để ngăn chận sự bành trước mậu dịch của Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa được nước nào phê chuẩn. Nước Mỹ theo chế độ tam quyền phân lập chứ không phải như ở Thổ Nhĩ Kỳ hay Philippines, Tổng Thống muốn bắt ai thì bắt, bắn ai thì bắn. Ngoài ra, Tổng Thống Mỹ còn phải thực hiện các kế hoạch do các tổ chức quyền lực đứng đàng sau đã vạch sẵn. 
Đọc bản Cương Lĩnh của đảng Dân Chủ biểu quyết hôm 27.7.2016, chúng ta thấy vị tổng thống kế tiếp sẽ tiếp tục thực hiện những kế hoạch căn bản của nước Mỹ mà ông Obama chưa hoàn tất và xúc tiến các kế hoạch mới đã được hoạch định.
Hội nghi Bilderberg năm 2008 tại Westfields Marriott hotel ở Chantilly, Virginia, từ ngày 05 đến 08.6.2008, đã cử ông Obama làm Tổng Thống Mỹ và giao cho tiếp tục thi hành kế hoạch “Một Trung Đông Mới” (New Middle East) được Tổng Thống Bush cho công bố ngày 17.8.2006, và chuyển từ chiến lược can thiệp bằng quân sự (military intervention strategy) qua chiến lược chiến tranh ủy nhiệm (proxy war strategy) để có thể bán được nhiều vũ khí hơn.
Image result for bilderberg group pictures
Tài liệu cho biết cả ông Obama lẫn bà Hillary có đến gặp một số nhân vật trong hội nghị nói trên, nhưng không phải gặp tại hội nghị mà gặp sau đó ở Northern Virginia. Bà Hillary trong nhiệm kỳ tới cũng chỉ là người nối tiếp công tác của ông Obama.
Nước Mỹ đã có 44 đời Tổng Tống, nhưng chỉ có hai Tổng Thống không do Siêu Quyền Lực chỉ định, đó là Tổng Thống Abraham Lincoln (1861-1865) và Tổng Thống Kennedy (1961- 1963). Cả hai đều đã bị ám sát chết. Chỗ nào dành cho Donald Trump “chống cộng”?
Mạnh Tử bảo: Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định, vạn sự phận dĩ định”, có nghĩa là từ cái ăn cái uống đều do Trời định trước, mọi việc đều đã được số phận an bài. Nhưng trong các cuộc “bầu cử dân chủ” Tổng Thống ở Mỹ, “tiền định” không phải là ông Trời mà là Siêu Quyền Lực!
Ngày 25.8.2016
Lữ Giang.





__._,_.___

Posted by: Lu Giang

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts