Đại Học chăn Trâu




Saturday 28 September 2019

LUẬN TỘI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP - ĐẢNG DÂN CHỦ "KHÔN BA NĂM DẠI MỘT GIỜ"

----- Forwarded Message -----
From: MY LOAN <>
Sent: Thursday, September 26, 2019, 10:52:24 PM PDT
Subject: TRAN HUNG :LUẬN TỘI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP - ĐẢNG DÂN CHỦ "KHÔN BA NĂM DẠI MỘT GIỜ"

LUẬN TỘI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP - ĐẢNG DÂN CHỦ "KHÔN BA NĂM DẠI MỘT GIỜ"
Tran Hung.

Vin vào lời tố cáo nặc danh, đảng Dân chủ quyết định luận tội tổng thống Donald Trump mà không cần chờ bạch hóa bằng chứng tố giác cũng không mở cuộc điều tra chính thức rồi căn cứ vào kết quả điều tra cuối cùng để tiến hành luận tội tổng thống, hành động này của đảng Dân chủ vì mục đích gì? 

Mục đích cốt lõi của việc luận tội tổng thống là để phế truất tổng thống nếu có bằng chứng và kết luận điều tra khẳng định tổng thống đã vi phạm Hiến pháp, Luật pháp, chuẩn mực đạo đức của một người đứng đầu nước Mỹ. Nếu kết luận điều tra cho thấy hành vi của tổng thống phạm phải tội đại hình là phản quốc thì tổng thống sẽ bị ngồi tù sau khi bị phế truất. Ngoài ra, nếu có kết luận điều tra cuối cùng khẳng định tổng thống lạm quyền, cản trở công lý thì mục đích luận tội tổng thống là kết quả của cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tự phát trong lòng cử tri Mỹ, người bị luận tội sẽ không được cử tri Mỹ ủng hộ bằng lá phiếu của họ nếu anh ta tiếp tục tranh cử tổng thống.

Luận tội tổng thống Mỹ là một việc làm "kinh thiên động địa" bởi nếu không khéo thì phía chủ động luận tội tổng thống sẽ mất sạch danh dự, uy tín trong lòng cử tri Mỹ để kết cục họ bị đảng đối lập hất khỏi Lưỡng viện và ghế tổng thống Mỹ tại cuộc bầu cử tổng thống. Nói cách khác luận tội tổng thống đồng nghĩa với việc "chơi với lửa", nếu anh không chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản khống chế ngọn lửa mà vội vàng đốt lửa lên chơi thì lửa sẽ đốt sạch nhà anh. Vậy tại sao phe Dân chủ lại hấp tấp, khinh suất đến mức chỉ nghe kẻ tố giác cáo buộc tổng thống Trump gây áp lực, mặc định có điều kiện với tổng thống Ukraine để kích hoạt điều tra bằng chứng "lạm quyền - tham nhũng" của cựu phó tổng thống Joe Biden đổi lại Ukraine sẽ nhận được khoản viện trợ 400 triệu Mỹ kim, ngược lại nếu tổng thống Ukraine không cam kết thực thi thì Mỹ sẽ đóng băng viện trợ.

Luận tội tổng thống là con dao hai lưỡi, là trò chơi mạo hiểm quyết định sanh mệnh chánh trị của những người chủ động cuộc chơi và cả những người bị lôi kéo vào trò chơi. Nếu luận tội thành công, con đường chánh trị của kẻ bị luận tội đóng sầm lại, thậm chí còn bị ngồi tù, nếu luận tội thất bại, bên chủ xướng luận tội chỉ mất đi uy tín và danh dự, nặng nhứt là bị xử tội quấy rối tổng thống nhưng là "tập thể chịu trách nhiệm".
image.png

Như vậy, dù mới chỉ nhận được tin tức từ kẻ tố giác, chưa tổ chức minh bạch, điều tra, kết luận để xác thực mức độ khả tín của bằng chứng tố giác nhưng đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện đã quyết định luận tội tổng thống Donald Trump đã phơi bày "mục đích kép" của đảng Dân chủ mà theo ngôn từ bình dân đó là hành động "được chăng hay chớ". Nếu bằng chứng tố giác sau khi điều tra hoàn toàn trùng khớp với cáo buộc của kẻ tố giác thì tổng thống Donald Trump sẽ bị phế truất, thậm chí bị phạt tù còn nếu kết quả điều tra cuối cùng cho thấy kẻ tố giác là dựng chuyện, vu cáo thì uy tín của người bị tố giác là tổng thống Donald Trump sẽ bị vơi đi chút đỉnh bởi những người "nhẹ dạ cả tin", những người có nhận thức chánh trị có hạn dễ bị truyền thông dắt mũi.

Rõ ràng phe Dân chủ đã đánh một nước cờ liều theo lối đánh "cảm tử quân". Mục đích cuối cùng của phe Dân chủ khi quyết định luận tội tổng thống Donald Trump dù họ chỉ "mới nghe mà chưa thấy" đó là phe Dân chủ muốn giành lợi thế trên mặt trận truyền thông. Vũ khí truyền thông là thứ vũ khí hủy diệt uy lực và oan nghiệt mà các chánh khách thường bị nó hủy diệt, làm tổn thương bởi đặc thù của truyền thông là "lộng giả thành chơn".

Hiện nay phe Dân chủ đã bị cử tri Mỹ quay lưng vì sau những trò bẩn thỉu như vu cáo Nga hỗ trợ cho ông Trump thắng cử, nằng nặc đòi hỏi những điều phi lý, phi pháp nơi ông Trump như buộc phải cung cấp bản khai thuế, ngụy tạo ông Trump cản trở công lý trong quá trình "săn phù thủy" của Robert Muller,... cùng với những lời hứa hảo rằng "nếu cử tri Mỹ dồn phiếu cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 để đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện thì họ sẽ thúc đẩy những vấn đề liên quan đến đời sống hàng ngày của các gia đình, vấn đề công ăn việc làm, an ninh,... bằng các dự luật mà họ đặt ra trong vai trò lập pháp". Tuy nhiên thực tế cho thấy kể từ khi lừa được cử tri Mỹ để nắm quyền kiểm soát Hạ viện, phe Dân chủ không hành động như đã hứa mà chỉ tập trung vào "trò chơi chánh trị" để cản trở, quấy rối tổng thống.

Nói cách khác, sau khi giành được quyền kiểm soát Hạ viện, phe Dân chủ tưởng mình sẽ đánh bại, đánh sập tổng thống Donald Trump trong nửa nhiệm kỳ của Quốc Hội Mỹ là một năm nhưng tới hôm nay khi nửa nhiệm kỳ Quốc Hội chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc nhưng Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ kiểm soát chưa làm được gì từ hai việc cốt lõi là phế truất tổng thống để mở đường cho ứng viên phe Dân chủ thênh thang tiến vào Bạch Cung, giữ luôn Lưỡng viện vào mùa bầu cử năm 2020 cũng như chưa làm gì với những lời hứa hẹn tại mùa bầu cử giữa kỳ tháng 11/2018. 

Như một con bạc cháy túi, khát nước, phe Dân chủ đã hấp tấp tố lá bài cuối cùng với tất cả số tiền trong túi khi được mách bảo là Donald Trump đang bị lộ lá bài tẩy tại cuộc điện thoại ngày 25/7/2019 trong cuộc nói chuyện với tân tổng thống Ukraine Zelensky. Trong lúc cháy túi, khát nước thì thông tin "tố giác" kia được phe Dân chủ xem là lá bài quyết định canh bạc, họ đã tố sạch để mong gỡ gạc, lật ngược vị thế của họ trên chiếu bạc mà không cần kiểm chứng thực hư. 

Nói phe Dân chủ dại dột, nông nổi khi quyết định luận tội tổng thống chỉ dựa trên lời tố giác của một cá nhơn thì oan cho họ nhưng nếu nói phe Dân chủ đã liều mạng, quá nhiệt tình đầy ngu dốt thì cũng không sai. Oan là bởi vì phe Dân chủ hiện nay như người chết đuối gặp phải củi mục trôi sông, như gã ăn mày buồn ngủ gặp chiếu manh, bản năng sanh tồn và sức hấp dẫn của sự cám dỗ đã không còn chỗ để phe Dân chủ bình tĩnh hành động, buộc lòng họ phải hấp tấp quyết định luận tội tổng thống Donald Trump dù bằng chứng đúng sai chưa biết ra sao và hy vọng chưa biết có chắc chắn hay chỉ là mong manh khói sương.

Sự nông nổi, hấp tấp của phe Dân chủ rất dễ nhìn thấy ở hai luồng sắc thái đặc trưng, phía ủy ban Tình báo và ủy ban Tư pháp Hạ viện thì quyết tâm bới rác tìm giòi để luận tội ông Trump bất cứ thời khắc nào, riêng bà chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosy thì không muốn luận tội ông Trump tại thời điểm trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra bởi với nền tảng kinh nghiệm chánh trường bà ta biết rõ luận tội tổng thống là một phản ứng ngược, nó chỉ tiếp thêm sức chạy của ông Trump mà thôi.

Tuy nhiên, nếu không tìm mọi cách ngăn trở ông Trump trước thềm bầu cử tổng thống năm 2020 thì uy tín của bà Pelosy trong đảng Dân chủ là zero, cái ghế chủ tịch Hạ viện của bà cũng bay mất vào mùa bầu cử năm 2020, mặt khác bà cũng không có lý do chánh đáng để cản trở những di sản của ông Trump như Hiệp định thương mại tự do USMCA, kinh phí tạm ứng cho bức tường biên giới, Đạo luật chăm sóc sức khỏe mới thay thế Obamacare,... Vì vậy cái mà bà Nancy Pelosy cần nhứt hiện nay là "kiểm soát truyền thông" bằng việc đánh bóng tên tuổi của mình qua những trò chơi "thu phục nhơn tâm". Một trong những trò chơi "thu phục nhơn tâm" dễ thấy nhứt đó là bà ta chấp nhận đi ngược lại xu hướng thân Tàu cộng của ứng viên nặng ký thuộc đảng Dân chủ của bà là cựu phó tổng thống Joe Biden.

Tại các cuộc ra mắt cử tri Mỹ, Joe Biden luôn khẳng định Tàu cộng tốt, Mỹ phải quan hệ sâu sắc với Tàu cộng đã khiến ông Trump phải mỉa mai Joe Biden sẽ là tổng thống của Tàu cộng. Thế nhưng vội bà Pelosy thì ngược lại, bà vui vẻ tiếp đón Huỳnh Chi Phong và những bạn trẻ Hong Kong, bà ủng hộ dự luật nhơn quyền cho Hong Kong và các khu tự trị,... khiến Tàu cộng sủa loạn như chó sủa trăng. Pelosy quyết hạ Donald Trump nhưng lại đi ngược quan điểm, tư tưởng thân Tàu cộng của Joe Biden như vậy có lạ lắm không? 

Không lạ, bởi vì đó là trò chơi chánh trị đỉnh cao của những con cáo già chánh trị Mỹ. Bản thân bà Nancy Pelosy biết rõ Joe Biden sẽ không thể làm chủ Bạch Cung dù tay này đang thắng cử trước các ứng viên Dân chủ nhờ vũ khí "TIỀN và TRUYỀN THÔNG", nói cách khác hiện tượng Joe Biden trong mắt bà già Nancy Pelosy chỉ là "bong bóng chánh trị" vì những tai tiếng của Joe Biden tại Ukraine, Tàu cộng sẽ không cho phép Joe Biden chui lên ghế tổng thống bởi vì trước sau gì Joe Biden cũng bị Đảng Cộng hòa đập chết bởi những áp phe mờ ám kia. 

Tuy nhiên như đã nói, mục đích của bà Pelosy là "thu phục nhơn tâm" mà lực lượng truyền thông Fake News là thị trường chủ lực của bà ta. Bà ta sẽ đánh mất nhơn tâm ở lực lượng truyền thông Fake News cũng như phe Dân chủ thiên tả nếu bà ta không quyết định luận tội tổng thống Trump sau khi được các cơ quan chức trách của Hạ viện báo cáo bằng chứng tố giác tổng thống Trump của kẻ giấu tên. Quyết định luận tội tổng thống Trump tuy hấp tấp nhưng đó là cách để bà Pelosy thu phục nhơn tâm từ giới truyền thông bẩn và các dân biểu Dân chủ cực đoan.

Ngược lại, với những dân biểu cực đoan của phe Dân chủ tại Lưỡng viện và bản thân Joe Biden thì luận tội tổng thống Donald Trump là đòn "phản ứng ngược" với tác dụng "cả vú lấp miệng em". Bởi họ biết rằng một khi nghi án "lạm quyền - tham nhũng" của Joe Biden bị ông Trump và Đảng Cộng hòa xáo xới thì bi kịch của Hillary Clinton tại mùa bầu cử năm 2016 khi bà ta đang ở thế thắng như chẻ tre đột ngột ngã quỵ bởi lịnh điều này của FBI được phát hành ngay trước chặng về đích do nghi án rò rỉ emails. Joe Biden cũng vậy, sẽ chấm hết sự nghiệp chánh trị khi nghi án "lạm quyền - tham nhũng" tại Ukraine, Tàu cộng bị điều tra ở phút 89 của cuộc đua chức tổng thống năm 2020. Vì vậy, trước tố giác của kẻ giấu tên về nội dung cuộc điện thoại của ông Trump với ông Zelensky, Joe Biden và những người ủng hộ đã "phản đòn" bằng chiêu thức "biến đen thành trắng", từ thân với là nghi phạm của Donald Trump, Joe Biden trở thành kẻ bị hại, nạn nhơn, người tố giác Donald Trump. 

Cuộc loạn đả luận tội tổng thống đang diễn ra lần này nó giống như trò chơi "đẩy gậy" với cây gậy là cái đòn xóc hai đầu. Bên nào có nội công thâm hậu, có bọc giáp toàn thân thì sẽ đẩy được cây gậy ngập sâu vào bụng của đối phương. Dĩ nhiên ông Trump là người luôn chủ động và lường trước mọi tình huống có thể xảy ra nên không có gì phải lo lắng cả. Ông Trump luôn biết mình là mục tiêu tấn công không riêng gì phe Dân chủ mà kể cả những thế lực kẻ thù của Nước Mỹ bởi trong mắt chúng ông Trump bị cho là người luôn mua thù chuốc oán. Vì vậy ông Trump không ngây thơ đến mức gọi điện thoại công cho ông Zelensky để mặc cả, áp đặt như phe Dân chủ quy chụp và Fake News thêm mắm giậm muối. 

Việc ông Trump "chủ động" ngây thơ để tạo ra chỗ trống cho phe Dân chủ chụp lấy rồi quyết định luận tội ông là một đòn tấn công triệt hạ đối thủ rất cao siêu. Bởi như đã nói phe Dân chủ sẽ không từ bỏ quyết tâm lật đổ ông, hôm nay họ không luận tội được ông thì mai đây họ cũng sẽ luận tội ông nếu ông hở sườn. Giữa ông Trump và phe Dân chủ luôn luôn diễn ra trò chơi đẩy gậy bằng cây đòn xóc hai đầu. Trong trò chơi đây gậy, có một đòn hạ gục đối phương nhanh nhứt đó là lùi gậy, tức cho đội bạn mất đà bằng cách đẩy mạnh cho đội bạn lùi về phía sau một đoạn rồi nhả lực cho đội bạn nhào về phía mình một quãng hết đà phải thay đổi thế đứng sau đó đẩy mạnh hết lực thì đội bạn sẽ bị ngã ngửa gậy thọc giập chấn thủy luôn. 

Để luận tội tổng thống thì phải thông qua cửa Thượng viện, nơi đây là cửa thắng chắc của tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, lần luận tội này do phe Dân chủ phát động không vì mục đích bảo vệ công lý, bảo vệ Hiến pháp, thượng tôn pháp luật mà nó là trò chơi chánh trị, phe Dân chủ muốn qua việc luận tội tổng thống để xúi truyền thông đánh phá uy tín của tổng thống theo trò bẩn thỉu "lộng giả thành chơn". Vì vậy Donald Trump sẽ không dễ dàng để việc luận tội vỡ lở tại Thượng viện, bị Thượng viện ngăn chặn mà ông Trump sẽ chuyển sang sân đấu mới đó là nhờ Tòa án phân minh. 

Tức Ông Trump sẽ khởi kiện hành vi luận tội của phe Dân chủ vì mục đích chánh trị của họ ra Tòa án để phán quyết. Tòa án tuyên luận tội vô hiệu vì thiếu bằng chứng xác thực cũng như luận tội là trò lừa đảo chánh trị vì mục đích quấy rối, lật đổ tổng thống một cách phi pháp. Phán quyết này mới là dấu chấm hết cho phe Dân chủ trên chánh trường Nước Mỹ./.

Tran Hung.
__._,_.___

Posted by: Dan Vo 




From: nam Giang 
Sent: Friday, September 27, 2019, 11:49:03 AM PDT
Subject: Fw: THOI SU :Cựu quan chức CIA chế giễu đảng Dân chủ luận tội Tổng thống Trump

Ông bà Việt Nam tôi dạy : "Dục tốc bất đạt"mà bà Nancy Pelosi
không chịu nghe.Lụp chụp là hư sự.Hình ảnh bà thấy xuống cấp qúa.

Nam Giang,

From: MY LOAN 
Sent: Friday, September 27, 2019, 10:51:57 AM PDT
Subject: THOI SU :Cựu quan chức CIA chế giễu đảng Dân chủ luận tội Tổng thống Trump

Cựu quan chức CIA chế giễu đảng Dân chủ luận tội Tổng thống Trump

Trước khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tuyên bố điều tra luận tội ông Trump, Tổng thống đã cảnh báo rằng ý tưởng đó ngược lại sẽ đem đến hiệu quả tích cực đối với chiến dịch tái tranh cử của ông (ảnh: AP/IMAGO Images).
Yêu cầu luận tội Tổng thống Trump của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi không khác gì bà đã “lái tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi”, một cựu quan chức CIA bình luận hài hước trên kênh Fox News hôm thứ Tư (25/9).
Ông Bryan Dean Wright, người từng tuyên bố ủng hộ đảng Dân chủ, cho rằng quyết định của bà Pelosi là một “thảm họa”. Trước đó, nữ Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Dân chủ tuyên bố sẽ bắt đầu tiến trình luận tội Tổng thống Donald Trump với cáo buộc ông đã gây sức ép yêu cầu người đồng cấp Ukraine điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai ông này.
Bà Pelosi cáo buộc ông Trump phản bội lời thề đối với sứ mệnh tổng thống và an ninh quốc gia khi tìm cách lợi dụng một thế lực nước ngoài để làm lu mờ một đối thủ của mình trong cuộc tranh cử năm 2020. 
Ông Wright bình luận trên Fox News rằng bà Pelosi “đã lái tàu Titanic đâm vào tảng băng khổng lồ”, ám chỉ một “thảm họa” đối với cơ hội giành chiến thắng cho đảng Dân chủ trong mùa bầu cử 2020.
Cựu quan chức tình báo nhấn mạnh rằng nhóm cực đoan nhất trong đảng Dân chủ đang nằm toàn quyền kiểm soát đảng này, và họ đang cố gắng tìm bới những chuyện liên quan tới Nga, Ukraine hoặc bất cứ điều gì khác để lật đổ Tổng thống Trump.

Cựu quan chức CIA Bryan Dean Wright (bên phải) phát biểu trên Fox News về quyết định luận tội của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (ảnh chụp màn hình).
Ông Wright cho rằng hành động của đảng Dân chủ đối với Tổng thống Trump trong sự việc này không phải là cách thức mà nước Mỹ nên theo đuổi.
“Nhưng thật không may, đảng này được dẫn dắt bởi những người như Chuck (lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện) và Nancy (Chủ tịch Hạ viện), cùng những người nôn nóng, họ đang khiến đảng này rơi ra khỏi vách đá”, ông Wright nói thêm.

image.png
Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (ảnh: Pinterest).
Ông Wright cũng nói rằng ông không hiểu tại sao cựu Phó Tổng thống Joe Biden không bị đảng Dân chủ điều tra về những khuất tất liên quan đến vụ việc con trai ông ta bị nghi ngờ tham nhũng ở Ukraine. Hôm thứ Tư, Hạ nghị sỹ Kevin McCarthy cũng đặt ra chất vấn tương tự, ông nói rằng cựu Phó Tổng thống Biden từng “khoe khoang” về vai trò của ông ta trong việc sa thải một công tố viên điều tra công ty của con trai ông.
Cựu quan chức CIA Wright cũng đề cập đến một công ty có tên Blue Star có trụ sở tại Kiev, thủ đô của Ukraine, nơi tuyển dụng những người có liên quan đến cựu Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton của đảng Dân chủ. Theo ông Wright, Tổng thống Nga Vladimir Putin có trong tay tất cả thông tin về việc này.
Trước khi Chủ tịch Hạ viện Pelosi tuyên bố điều tra luận tội Tổng thống Trump, ông chủ Nhà Trắng đã cảnh báo bà rằng ý tưởng đó sẽ chỉ khiến cử tri ủng hộ ông hơn nữa trong cuộc bầu cử 2020.
Ông Trump giải thích rằng các cử tri sẽ thấy rằng đảng Dân chủ đang hành động thái quá. Ông nói: “Tin tốt lành là các cử tri sẽ hiểu vấn đề. Đây là lý do tại sao họ nói điều đó tích cực cho tôi trong cuộc bầu cử, nhưng bạn biết gì không? Điều đó thật tệ hại cho đất nước, bà ấy đang làm một điều thật tồi tệ.”
--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************
__._,_.___

Posted by: Dan Vo 
 
Kính mời đọc

LUẬN TỘI TỔNG THỐNG TRUMP

Định Nguyên

            Hạ Viện Mỹ đang từng bước điều tra luận tội (impeachment) Tổng Thống Donald Trump, liệu ông ta có bị truất phế không?
            Câu trả lời là khó lắm.  Điều tra luận tội là một việc, truất phế được tổng thống hay không là một việc khác.  Luận tội là trách nhiệm của Hạ Viện.  Truất phế tổng thống là quyền của Thượng Viện.  Sau khi Hạ Viện điều tra và đúc kết, nếu đủ túc số dân biểu đòi hỏi chấp thuận (trên 50%), hồ sơ luận tội đó sẽ được đưa lên Thượng Viện.  Thượng Viện sẽ mở một phiên toà để xét xử.  Phiên toà nầy không phải do Chủ tịch Thượng Viện chủ trì, mà do Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện ngồi ghế chánh án.  Nhưng dù ai làm chánh án cũng không quan trọng vì họ không phải là người quyết định tổng thống có tội hay không có tội.  Sau phần thủ tục phân tích, tìm hiểu, tranh luận, phiên toà sẽ biến thành “toà án nhân dân”(“dân” là các cụ Thượng nhà ta chứ không ai khác).  Nói rõ ra, quyết định sau cùng nằm trong tay các Thượng Nghị Sỹ (TNS).  Thượng Viện Mỹ có 100 TNS.  Để có thể truất phế được tổng thống phải có tối thiểu 2/3 TNS hay 67 ông Thượng đồng ý mới được.  Hiện nay, Thượng Viện Hoa Kỳ do Cộng Hoà (đảng của TT. Trump) chiếm đa số (53TNS/CH, 45TNS/DC, 02 TNS độc lập).  Giả sử các TNS/DC đoàn kết một lòng, nhưng nếu không có được 22 TNS từ phía Cộng Hoà và độc lập ủng hộ, phe thiểu số Dân Chủ kiếm đâu ra cho đủ 67 ông Thượng để truất phế Tổng Thống Trump?!  Hạ Viện điều tra luận tội không phải ngày một ngày hai mà có thể kéo dài hàng tháng.  Sau khi Hạ Viện chuyển hồ sơ luận tội lên Thượng Viện, Chủ tịch Thượng Viện còn có quyền “ngâm tôm” vụ án, nghĩa là ông có thể không tổ chức xét xử trong một thời gian nào đó. Như thế, chuyện TT. Trump bị bay chức giữa nhiệm kỳ là chuyện khó thể xẩy ra.  Nếu luận tội không đi tới đâu, TT. Trump vẫn có quyền tranh cử nhiệm kỳ hai.  Và ông vẫn có khả năng tái đắc cử.  TT. Trump vẫn được một thành phần “đặc biệt” nào đó người MỸ hậu thuẩn, bất luận những gì xẩy ra.

            Biết thế, tại sao Hạ Viện (do Dân Chủ chiếm đa số) vẫn cứ tiến hành luận tội?  Với hành động của TT. Trump, họ không làm không được.  Đó là trách nhiệm hiến định (công tố) của họ.  Từ lâu nay, ai cũng biết phía Dân Chủ rất cay cú TT. Trump, có thể nói họ có một sự hận thù chính trị đối vị tổng thống đương nhiệm nầy.  Nhưng họ chưa làm gì được vì chưa có lý do chính đáng.  Nay thì chính TT. Trump đã “giúp” họ. 
            TT. Trump bị một kẻ nào đó mà truyền thông gọi là whistle-blower (nghe nói người nầy là CIA từng làm việc trong Toà Bạch Ốc)) tố cáo là đã lạm dụng chức quyền cho mục đích chính trị cá nhân.  Ngày 25 tháng 7 vừa qua, TT. Trump đã điện đàm với tân Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.  Ngoài sự chúc mừng ông ta đắc cử, TT. Trump còn nhấn mạnh sự quan trọng của Hoa Kỳ đối với Ukraine.  Nhưng đây mới là chuyện gây nên sóng gió: TT. Trump đã áp lực tân Tổng thống Ukraine điều tra cha con ông Joe Biden.  Tuy TT. Trump và cả TT. Volodymyr Zelensky đều phủ nhận “không có áp lực” nhưng, theo The Washinton Post, trong hồ sơ do White House chuyển qua Quốc Hội, TT. Trump đã nhiều lần đề cập đến chuyện nầy khi nói chuyện với ông Volodymyr Zelensky.  Ngoài ra, trước khi có cuộc điện đàm nầy, TT. Trump đã ra lệnh giữ lại 400 triệu đô la viện trợ cho Ukraine.  Tại sao giữ lại?  Để ra điều kiện, gây áp lực chăng?  Người ta có thể nghĩ như thế, nhưng TT. Trump lại giải thích rằng “không chuyển tiền cho Ukraine vì quốc gia nầy tham nhũng”?!  Ai tin được sự giải thích nầy của tổng thống?  Và đó mới là vấn đề rắc rối cho TT. Trump.   TT. Trump cũng biết như vậy nên khi Quốc Hội yêu cầu chuyển giao hồ sơ về cuộc nói chuyện nầy, ông ra lệnh cho White House làm ngay.  (Khác với trước đây Quốc Hội đã từng yêu cầu TT. Trump công khai hồ sơ khai thuế cá nhân cũng như nội dung buổi nói chuyện với TT. Nga Putin tại Phần Lan nhưng đều bị TT. Trump từ chối, quốc hội cũng đành bó tay).
            Cha con ông Biden làm gì trong quá khứ?  Nếu thấy họ sai trái, tại sao Mỹ không điều tra mà phải nhờ Ukraine? Là người quyền lực nhất nước, tại sao TT. Trump không lệnh cho CIA, FBI…đều tra mà phải mượn tay nước ngoài?  Ông Trump đã làm tổng thống gần được ba năm.  Tại sao khi mới lên tổng thống, ông Trump không “trị” nhà Biden ngay mà đợi đến khi cựu Phó Tổng thống Joe Biden tham gia vận động tranh cử tổng thống mới tung đòn độc?  Đây chính là yếu huyệt của TT. Trump.  Và đây cũng là điểm “xệ” nhất của TT. Trump về khả năng chính trị và tư cách lãnh đạo.  Với đối tượng (Joe Biden) và thời điểm (đang tranh cử tổng) rõ ràng như thế, TT. Trump khó mà phủ nhận mục tiêu chính trị cá nhân trong việc nhờ nước ngoài can thiệp bầu cử của Mỹ.
            Tuy ông Joe Biden mới chỉ là ứng cử viên tổng thống trong đảng Dân Chủ.  Nhưng vì thấy rằng ông ta có thể là một đối thủ nặng ký trong kỳ bầu cứ năm tới nên TT. Trump “tiên hạ thủ vi cường” chăng? TT. Trump không biết có “hạ thủ” được không, hay chỉ chứng tỏ ông ta đã lạm dụng quyền lực, vi phạm đến an ninh, quyền lợi, và uy tín quốc gia, nghĩa là vi phạm hiến pháp, lại được các viên chức White House che dấu (cover up).  Và đây là lý do chính để phía Dân Chủ ra tay điều tra luận tội.  Họ không có quyền tự tung tự tác, “ngồi xổm trên luật pháp” hành xách tổng thống để “săn phù thuỷ” như một số dư luận trên các diễn đàn nói đâu. Ngày 27 tháng 9 vừa qua, tờ The Washington Post lại đưa tin: “Hơn 300 cựu chuyên viên an ninh quốc gia thuộc cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ cùng ký tên trong một bức thư yêu cầu quốc hội tiến hành luận tội TT. Trump về điều mà họ gọi là “sự lạm quyền vô lương tâm” của tổng thống.

            Chuyện TT. Trump kêu gọi Ukraine đều tra nhà Biden hiện nay làm người ta liên tưởng đến kỳ bầu cử trước.  Năm 2016, trong khi vận động tranh cử tổng thống, ông Donald Trump là dõng dạc kêu gọi nước Nga: “Russia, if you are listening, please find out 30,000.00 hidden emails from Hillary Clinton”.  Không ai biết Putin và nước Nga có giúp đỡ ông Trump hay không, và giúp đến mức nào nhưng rõ ràng, với lời kêu gọi trên, ông Trump đã trực tiếp “mời” nước ngoài can thiệp vào bầu cử Mỹ (và cuối cùng ông đã thắng cử).  Thấy ngon ăn nên “ngựa quen đường cũ”, kỳ nầy ông Trump lại nhờ đến một “đồng minh” nước ngoài khác can thiệp để tranh cử vào năm tới chăng?  Khó mà nghĩ các Dân Biểu Hạ Viện có thể ngồi yên trước hiện tượng quái đản đó.  Cuộc chiến luận tội đang tiến hành tuy gay cấn và còn nhiều chông gai. 
            Tình hình chính trị Mỹ đang rối như tơ vò.  Nước Mỹ hiện nay đang bị phân hoá, chia rẽ trầm trọng.  Nhiều người nghĩ rằng tinh thần văn minh chính trị (Political Civility) của Mỹ đang xuống dốc thê thảm. Truyền thống sinh hoạt chính trị ôn hoà, tôn trọng sự khác biệt chính kiến, tôn trọng đối thủ chính trị không còn.  Năm 2016 ông Donald Trump mở một chiến dịch tranh cử độc đáo có tính cách “cạn tàu ráo máng” với đối thủ Hillary Clinton bên phía Dân Chủ.  Ông ta không xem bà Clinton là đối thủ chính trị trong một nước dân chủ văn minh mà coi bà ta như kẻ thù, như kẻ phạm tội.  Đi tới đâu ông Trump cũng hô hào “Bỏ tù bà ta”, “Nhốt bà ta lại”.  Kết quả bầu cử như thế nào mọi người đã biết.  Nỗi đau thất cử cộng với việc bị xúc phạm cá nhân, hận thù từ đó mà phát sinh, mà hình thành.  Sự hận thù ấy không giới hạn trong phạm vi cá nhân và gia đình Clinton mà có thể đã lan toả, ăn sâu vào tâm thức của những thành phần Dân Chủ khác.  Với thành phần nầy, sự hô hào của ông Trump chỉ là một sự kích động hận thù chính trị nhằm thoả mãn mục đích cá nhân, không phải vì quyền lợi và danh dự của nước Mỹ.  Bằng chứng là từ đó đến nay, dưới chính thể TT. Donald Trump, bà Clinton vẫn vô sự, không ai bỏ tù hoặc bắt nhốt bà ta cả.  Lúc tranh cử ông Trump hô hào bắt bỏ tù bà Hillary, nhưng khi đã làm tổng thống, với quyền sinh sát trong tay, tại sao ông Trump không làm chuyện đó?! 
            Ông tổng thống nhà ta có tật ăn nói bạt mạng không cần phân biệt đúng sai, hôm nay nói thế nầy ngày mai nói thế khác.  Nhưng tệ hại nhất là ông hay nặng lời xúc phạm những người không đồng tình với ông, chống đối ông.  Vấn đề nầy của tổng thống nhiều lắm, không những đối với bà Clinton, một số các Dân Biểu/Thượng Nghị Sỹ Dân Chủ mà còn với nhiều người khác trong xã hội Mỹ, nói không hết được.  Tôi xin nêu hai ví dụ gần nhất.  Ngày thứ Năm, 26 tháng 9 vừa qua, ông Joseph Maguire Quyền Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ ra điều trần trước quốc hội.  Khi được Dân Biểu Devin Nunes (CH/CA) hỏi: “Ông nghĩ thế nào về việc làm của whistle-blower”.  Ông ta trả lời “Việc làm của whistle-blower rất tốt, rất cần”.  Thế mà TT. Trump lại lớn tiếng :”Hắn là một tên phản quốc”!  Ngày 29 tháng 9, TT. Trump còn tung ra một cái tweet có thể nói là kinh thiên động địa, ông viết: “Tiến hành luận tội là hành vi phản quốc có thể đưa đến nội chiến”.  Do đó, ông đòi bắt giam những giới chức đang đang điều tra và luận tội ông!!!
            Ông Trump có lẽ làm vua thích hợp hơn làm tổng thống.  Vua coi đất nước là của riêng mình.  Ai chống lại vua tức là phản bội sơn hà xã tắc.  Tổng thống chỉ là người quản lý và điều hành đất nước trong một thời gian nhất định, không thể tự xem mình là tổ quốc được.  Làm vua thì có quyền hạn tuyệt đối, nhất hô bá ứng, “thần dân” mà lỡ gặp mặt vua thì phải cúi đầu thi lễ, đừng nói chi chuyện phê bình chỉ trích.  Làm tổng thống, nhất là Tổng thống nước Mỹ, một nước dân chủ bậc nhất, quyền lực bị giới hạn; nơi mọi người dân đều được luật pháp cho phép quyền lên tiếng phê bình chỉ trích các giới chức lãnh đạo quốc gia, kể cả tổng thống.  Như thế, phê bình chỉ trích tổng thống không thể là tội phản quốc.  Làm tổng thống, để có sự bình tĩnh và phản ứng thích hợp, phải biết có hàng triệu cặp mắt đang theo dõi mình, có hàng triệu khối óc đang sẵn sàng phê bình mình.  TT. Trump không có được những yếu tính ấy.  Trước những sự chỉ trích và phê bình mình, Tổng thống Trump thường nỗi đoá, không có được những hành động/lời nói mang tính chính trị và đắc nhân tâm để giải thích xoa dịu tình thế.  Ông chỉ cần lớn tiếng mạt sát/sỉ nhục/đe doạ đối tượng để chứng tỏ uy quyền và thoả mãn tự ái.
            Với tính khí bất thường như thế, vì sự hiểu biết hạn chế luật pháp nước mình như thế, TT. Trump khó có thể  “Bring the country together”.
            Việc làm của đảng Dân Chủ hiện nay cũng không phải để gây đoàn kết dân tộc.  Họ đang thực hiện một đòn trí mạng vào vị tổng thống cũng như những thành phần hậu thuận ông ta.  Luận tội, nếu không đi tới đâu, cũng chỉ là một sự ngụp lặn trong một vùng biển đầy sóng gió và bất an, và sẽ làm cho sinh hoạt chính trị Mỹ tồi tệ thêm, hố chia rẽ sâu thêm.

                                                                                    Thượng tuần tháng 10, năm 2019

                                                                                                            Định Nguyên


__._,_.___

Posted by: Dinh Nguyen 

Friday 27 September 2019

15 điều luật lạ lùng – đáng ngạc nhiên là vẫn tồn tại ở nước Mỹ.


Subject:  15 điều luật lạ lùng – đáng ngạc nhiên là vẫn tồn tại ở nước Mỹ.



15 điều luật lạ lùng –

đáng ngạc nhiên là vẫn tồn tại ở nước Mỹ.





           Bạn có thể ngạc nhiên khi phát hiện ra luật cấm đeo khẩu trang nơi cộng cộng, hành vi chửi thề giữa đường, hoặc bấm còi gần cửa hàng bán đồ ăn địa phương… có thể bị phạt tiền, hoặc bắt giữ ở một số Tiểu bang của Mỹ.


           Dưới đây là 15 điều luật không chỉ lạ đời, có lẽ khó hoặc không thể thực thi nhưng vẫn tồn tại ở nước Mỹ:



Ở Alabama, thả “bom hơi” là vi phạm luật. Hãy quên trò chơi khăm thả “bom hơi” vào người khác đi, bởi nếu ở Alabama, mọi hành vi cố tình tạo ra mùi hôi, hay buôn bán những đồ chứa mùi hôi đều trái luật.



Ở Arkansas, bạn không thể bấm còi gần một cửa hàng đồ ăn sau 9 giờ tối. Đó là những cửa hàng có đồ uống lạnh hoặc bánh sandwich vẫn đang phục vụ. Khả năng là một cảnh sát sẽ phải chờ đúng nơi, đúng thời điểm mới thực thi được luật này.



Ở Delaware, thầm thì trong nhà thờ là bất hợp pháp. Lý do là hành vi thầm thì được coi là làm xáo trộn không khí yên tĩnh của không gian hành lễ.



Ở Florida, cấm đeo khẩu trang hoặc mũ trùm kín mặt ở nơi công cộng. Đối tượng được áp dụng là người trên 16 tuổi, nhưng loại trừ trường hợp là trang phục Lễ hội, sân khấu và sử dụng mặt nạ phòng độc trong trường hợp khẩn cấp.



Ở Georgia, cấm ăn gà rán bằng dao và nĩa. Sắc lệnh này được thông qua vào năm 1961, quy định mọi người chỉ có thể ăn gà rán bằng tay. Mặc dù luật hiếm khi được thi hành, nhưng năm 2009, một du khách đã bị bắt vì sử dụng dao và nĩa để ăn gà rán ở Tiểu bang này.



Ở Kansas, tiếng rít lốp xe là bất hợp pháp. Theo luật này, người điều khiển xe cơ giới trên đường phố hoặc đường cao tốc ở thành phố này khi tăng tốc, hoặc rẽ không được làm lốp xe phát ra tiếng rít, ảnh hưởng đến môi trường yên bình xung quanh.



Ở Louisiana, tội trộm tôm hùm đất sẽ bị phạt nặng. Tiểu bang Louisiana quy định, hành vi ăn trộm tôm hùm đất trị giá dưới 500 USD thì sẽ bị phạt tù không quá 6 tháng, và nộp phạt không quá 500 USD. Tuy nhiên, với con tôm trị giá hơn 1.500 USD, người phạm tội có thể phải ngồi tù tới 10 năm, hoặc phải nộp tới 3.000 USD tiền phạt.



Ở Maryland, không được chửi thề nơi công cộng. Tại Rockville, Maryland, người nào vô tình chửi thề, hoặc sử dụng “ngôn ngữ tục tĩu” trên đường, đường cao tốc, hoặc vỉa hè nào mà mọi người đi qua nghe thấy đều có thể bị phạt 100 USD.



Ở Montana, không được nuôi chuột cảnh. Tại Billings, Montana, việc có chuột, nuôi, hoặc bán chuột là trái luật, trừ khi để phục vụ nuôi chim săn mồi hoặc bò sát.



Ở Nebraska, bạn không thể kết hôn nếu có bệnh hoa liễu. Luật này được áp dụng để bảo vệ mọi người khỏi việc vô tình kết hôn với người nhiễm bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, khi đăng ký kết hôn ở Nebraska, bạn không cần phải xuất trình tiền sử bệnh, hay sổ Y bạ.



Ở New Hampshire, bạn không thể nhặt rong biển ngoài bãi biển. Đạo luật này nhằm ngăn chặn việc thu hoạch rong biển bất hợp pháp, nhưng trong một cuộc thi, các Sinh viên trường Đại học Granit gọi nó là “Luật ngu ngốc nhất của New Hampshire”.



Ở Bắc Carolina, cấm say rượu khi chơi trò bingo. Luật ra đời cách đây hơn 30 năm, theo đó cấm việc uống, hoặc bán rượu trong bất kỳ phòng nào đang diễn ra trò chơi bingo, nhưng luật sẽ khó thực thi nếu người ta chơi trò này trong nhà riêng.



Ở Pennsylvania, không được cho mèo hoặc chó ăn ít hơn một lần một ngày. Luật này bảo đảm người không được quên cho thú cưng ăn, với quy định thức ăn phải sạch sẽ, ngon miệng, đủ dinh dưỡng, và chó mèo cũng phải được uống nước sạch 3 lần mỗi ngày.



Ở Tennessee, người ta không thể chia sẻ mật khẩu Netflix. Chia sẻ mật khẩu Netflix, Hulu, hoặc các dịch vụ phát trực tuyến khác khá phổ biến giữa bạn bè và gia đình trong thời đại ngày nay, nhưng ở Tennessee, điều đó là bất hợp pháp, nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân mỗi người.



Ở Wisconsin, phô mai phải ngon, hoặc ít nhất là “rất dễ chịu”. Theo một luật tại Wisconsin, cả bơ và phô mai – đặc sản của Tiểu bang này phải không có bất kỳ hương vị và mùi không mong muốn nào, dù độ ngon và chất lượng phô mai thì tùy cảm nhận của mỗi người


                                                                                                Hết.

 

__._,_.___

Posted by: van tran 

Tuesday 24 September 2019

Phỏng vấn Giáo sư Tiến Sĩ Tường Vũ Đại Học Oregon Về Dự Án Di Sản VNCH và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt


Xin kính chuyển để kính tường. Xin chuyển tiếp nếu có thể. Đa tạ

                               Phỏng vấn Giáo sư Tiến Sĩ Tường Vũ Đại Học Oregon
                              Về Dự Án Di Sản VNCH và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt
·         Triều Giang thực hiện
 (Hình do Gs. Tường Vũ và trang web của Đại học Oregon cung cấp)

Image result for Phỏng vấn Giáo sư Tiến Sĩ Tường Vũ Đại Học Oregon Image result for Phỏng vấn Giáo sư Tiến Sĩ Tường Vũ Đại Học Oregon
Hình trái: Tiến sĩ Giáo sư Tường Vũ phát biểu trong buổi lễ ra trường của sinh viên trong ngành Á Châu học vào tháng 6 năm 2016. Hình phải: Mặt tiền của Đại học Oregon
LTG: Lịch sử chiến tranh Việt Nam và nguồn gốc của người Mỹ gốc Việt đã và đang bị ngộ nhận trên 40 năm qua bởi sự tuyên truyền của nhóm sử gia phản chiến cũng như CSVN tại học đường và xã hội Hoa Kỳ, Trung Tâm Á Châu Học của Đại Học Oregon và Hội Bảo Tồn Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) được sự khuyến khích và hỗ trợ đặc biệt của một số cựu viên chức chính phủ VNCH, đã chính thức hợp tác để hòan thành dự án Di sản Việt Nam Cộng Hoà/Lịch sử người Mỹ gốc Việt với mục tiêu khuyến khích và đào tạo các sử gia trẻ  nghiên cứu và viết về lịch sử Việt Nam, về chiến tranh Việt Nam  và Lịch sử người Mỹ Gốc Việt. Dự án sẽ kéo dài trong vòng 5 năm để hoàn thành 3 cuốn sách dành cho giới nghiên cứu, sách giáo khoa Trung học và Đại học, và cho đại chúng. Để phổ biến những nghiên cứu của mình, những sử gia trẻ này còn được khuyến khích tham dự và trình bày tại những cuộc hôi thảo chuyên ngành hàng năm tại các Trung tâm nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam như Vietnam Center và tại Hiệp Hội Các Sử Gia Về Quan Hệ Đối Ngoại Của Mỹ ( Society for Historians of American Foreign Relations (SHAFR). Đây là một bước tiến quan trọng của nỗ lực trả lại sự thật cho lịch sử chiến tranh VN, và công bằng cho VNCH được rất nhiều người trong cộng đồng người Việt quan tâm. Để tìm hiểu vấn đề một cách sâu rộng hơn, chúng tôi đã liên lạc với Giáo sư Tiến Sĩ Tường Vũ hiên là Giám Đốc Trung Tâm Á Châu Học của Đại Học Oregon và cũng là người trực tiếp điều hành Dự Án để thực hiện cuộc phỏng vấn dưới đây, mời độc giả theo dõi.
Triều Giang::  Xin Gs cho biết mục đích của Dự án Di sản Việt Nam Cộng Hoà/Lịch sử người Mỹ gốc Việt ?
Gs. Tường Vũ: Chủ trương của Dự án là khuyến khích việc nghiên cứu nghiêm túc và nâng cao hiểu biết về lịch sử Việt nam Cộng hoà và lịch sử người Mỹ gốc Việt.
Những công trình nghiên cứu về Việt nam Cộng hoà của người Mỹ không thiêú nhưng phần lớn bị ảnh hưởng bởi phong trào phản chiến nên có quan điểm miệt thị Việt nam Cộng hoà như một con rối của Mỹ: chính quyền thì tham nhũng độc tài, quân đội thì hèn nhát, xã hội miền Nam chỉ toàn buôn lậu, ma cô và đĩ điếm chẳng hạn. Quan điểm một chiều của phần lớn nhà nghiên cứu không khác mấy với tuyên truyền của cộng sản Hà nội về Việt nam Cộng hoà.
Trong khi đó, những tác phẩm nghiên cứu về người Mỹ gốc Việt rất ít, và phần lớn do các học giả trong ngành học về người Mỹ gốc Á châu (Asian-American studies) viết. Các tác phẩm này thường chỉ nhìn cộng đồng người Việt ở Mỹ với con mắt thương hại, coi người Mỹ gốc Việt là nạn nhân của “đế quốc Mỹ.” Nhưng không phải Mỹ xâm lăng Việt nam khiến người Việt phải bỏ nước ra đi; ngược lại, họ không thể chấp nhận sống với cộng sản và tin vào những giá trị phổ quát của nhân loại là tự do, dân chủ và nhân quyền.
Lịch sử của người Mỹ gốc Việt sẽ hoàn toàn bị lệch lạc nếu không nhắc đến cộng sản. Trong 80 năm cầm quyền, chế độ cộng sản đã tước đoạt tài sản và tự do của dân chúng, đàn áp tôn giáo, bịt miệng trí thức, trả thù quân cán chính Việt nam Cộng hoà. Người Việt tị nạn bỏ nước ra đi dù phải trả giá rất đắt. Vì không hiểu đúng lý tưởng tự do và lý do người Việt tị nạn bỏ nước ra đi, giới học giả và truyền thông Mỹ thường ngộ nhận là cộng đồng người Việt hải ngoại chống cộng một cách mù quáng. Điều này cũng giống với tuyên truyền của cộng sản Hà nội về người Mỹ gốc Việt.
Sự thiếu vắng nghiên cứu và hiểu biết lệch lạc về lịch sử Việt nam Cộng hoà và lịch sử người Mỹ gốc Việt là rất rõ ràng, và là lý do cộng đồng người Việt hải ngoại cần có sách viết về lịch sử của mình với cái nhìn khách quan và không có thái độ miệt thị hay thương hại.
Triều Giang: Theo ý kiến của Gs. thì dự án này có quá trễ khi mà lịch sử của VNCH, chiến tranh VN và sự có mặt của người Việt hải ngoại đã bị bóp méo, bị xuyên tạc quá nhiều và quá lâu?
Gs. Tường Vũ: Tôi nghĩ trong cái dở có cái hay. Với thời gian, nhiều sự thật lịch sử được tiết lộ giúp cho chúng ta có đầy đủ chứng cớ hơn. Tôi nghĩ dự án này ra đời đúng thời điểm với hàng loạt nghiên cứu mới nhất về chiến tranh Việt nam đã được xuất bản trong một thập kỷ qua buộc giới sử gia phải đánh giá lại cuộc chiến và vai trò của Việt nam Cộng hoà. Dù có ai đó muốn phủ nhận chúng ta bây giờ cũng không được vì chúng ta có chứng cớ rất mạnh.
Triều Giang: Xin Gs. Cho biết chương trình làm việc của dự án?
Gs. Tường Vũ: Dựa trên chủ trương trên, dự án có ba chương trình cụ thể như sau:
Một là: thành lập quỹ học bổng để mỗi năm cung cấp một học bổng hậu tiến sĩ cho một tân tiến sĩ ngành lịch sử để nghiên cứu lịch sử Việt nam Cộng hoà và lịch sử người Mỹ gốc Việt. Học bổng này sẽ giúp vị tân tiến sĩ này có cơ hội và kinh nghiệm làm việc cũng như chuẩn bị chuyên môn tốt hơn để có thể giành được một vị trí giáo sư đại học ngành lịch sử Việt nam hay lịch sử người Mỹ gốc Á châu (Asian-American studies).
Hai là: thành lập một quỹ tài trợ cho các học giả trẻ có cơ hội trình bày nghiên cứu của họ về lịch sử Việt nam Cộng hoà và lịch sử người Mỹ gốc Việt ở những Hội thảo quan trọng dành cho các học giả Mỹ về đề tài trên.
Ba là: mời gọi các học giả nghiên cứu và đóng góp vào 3 quyển sách (viết bằng Anh ngữ và xuất bản cả tiếng Anh và bản dịch Việt ngữ): hai hàn lâm và một đại chúng. Hai quyển sách hàn lâm, một về lịch sử Việt nam Cộng hoà và một về lịch sử người Mỹ gốc Việt, nhằm đề ra những hướng nghiên cứu mới có giá trị gây chú ý trong giới học giả đại học, nâng cao sự hiểu biết có hệ thống và khách quan về hai đề tài này, thay thế dần những sách vở có thái độ miệt thị làm lịch sử của chúng ta bị hiểu và dạy sai lạc. Quyển sách thứ ba nhằm phục vụ đại chúng kể cả học sinh trung học về chủ đề lịch sử người Mỹ gốc Việt. Nội dung sách bắt đầu từ cuộc chiến tranh Việt nam đến khi di tản, tị nạn, và định cư ở Mỹ. Vì không phải sách hàn lâm, quyển sách này sẽ được viết với lối văn sinh động, kèm theo nhiều hình ảnh sống động về lịch sử cộng đồng người Mỹ gốc Việt để thu hút các bạn trẻ. Sách có hai hình thức: sách giấy và sách đọc trên mạng. Sách có thể dùng trong trường phổ thông hay cho việc tra cứu của độc giả phổ thông.
Chúng tôi hy vọng 3 quyển sách trên sẽ ra đời trong 5 năm tới để phục vụ cộng đồng.
Triều Giang: Điều mà cộng đồng người Việt buồn phiền nhất là nhà trường tại Hoa Kỳ đã và đang dạy những bài học sai sót, có những thế hệ học sinh, sinh viên bây giờ đã trở thành trung niên và họ không muốn con cái họ và cả những thế hệ sau này phải tiếp tục học những bài lịch sử sai sót đó, theo Giáo sư thì những cuốn sách này có thể trở thành những sách giáo khoa hoặc là những sách tham khảo cho những sách giáo khoa trong các trường học hay không?
Gs. Tường Vũ: Tôi nghĩ những cuốn sách mà dự án thực hiện sẽ có đủ điều kiện để được dùng trong nhà trường cấp đại học và trung học cho mục đích tham khảo và cung cấp kiến thức nền tảng cho học sinh sinh viên. Nếu chúng ta có khả năng tài chính có thể biến sách thành một loại tài liệu trên mạng không thu phí (free online resource) có thêm phần hướng dẫn soạn bài, câu hỏi bài thi, phim ảnh dùng cho bài giảng, v.v… giúp cho các thầy cô trung/đại học dạy học thì họ sẽ thích dùng hơn.
Triều Giang: Giáo sư có thể cho biết vai trò và chương trình làm việc của Trung tâm Á Châu Học tại Đại học Oregon mà Gs. đang giữ vai trò Giám Đốc?
Gs. Tường Vũ: Chương trình Á Châu học (Asian Studies Program) ở trường Đại học Oregon ra đời từ năm 1942 là một chương trình liên ngành khoa học xã hội và nhân văn tập trung vào Á châu. Chúng tôi có nhiều học giả rải rác nhiều ngành học (địa lý, lịch sử, chính trị, văn chương, ngôn ngữ, nghệ thuật) nghiên cứu về Nhật bản, Trung quốc, Hàn Quốc/Bắc Hàn, Đông nam Á, và Nam Á. Chương trình Á Châu học kết nối các hoạt động và lớp học của họ. Chương trình cấp bằng cử nhân và cao học về Á Châu Học, và tổ chức các hoạt động ở trường như hội thảo có liên quan đến Á châu.
Ngoài Chương trình Á Châu học, ở trường Đại học Oregon còn có Trung Tâm Nghiên cứu về Á Châu và Thái Bình Dương (Center for Asian and Pacific Studies). Trung Tâm này là nơi tổ chức và tài trợ các hoạt động nghiên cứu tập thể hay cá nhân của các giáo sư trong trường có liên hệ đến khu vực Á châu-Thái Bình Dương. Chương trình này nhận tài trợ của chính phủ liên bang, tiểu bang, và các quỹ nghiên cứu của Nhật Bản và Hàn quốc, do Viện Nghiên Cứu Toàn Cầu (Global Studies Institute) quản lí.
Dự án Di sản Việt nam Cộng hoà/Lịch sử người Mỹ gốc Việt cũng do Viện Nghiên Cứu Toàn Cầu quản lí về mặt pháp nhân và tài chính. Viện Nghiên Cứu Toàn Cầu tập hợp nhiều tổ chức, trung tâm, và dự án nghiên cứu của nhiều vùng trên thế giới. Viện do một Phó Chủ tịch (Vice Provost) của trường Đại học Oregon đứng đầu. 
Triều Giang:  Dự án có cần sự tiếp tay của cộng đồng người Việt hải ngoại hay không? Nếu có thì trong lãnh vực nào?
Gs. Tường Vũ: Dự án ra đời do sự vận động tích cực và đóng góp tài chính của hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese-American Heritage Foundation (VAHF) qua cô Nancy Bùi. Đây là tổ chức có uy tín đã hoạt động lâu năm trong cộng đồng người Việt ở Mỹ. VAHF đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn có quay phim với những nhân vật lịch sử và nhiều người lớn tuổi trong cộng đồng để bảo vệ và duy trì ký ức của cộng đồng cho những thế hệ tiếp nối. VAHF cũng đã đóng góp tư liệu về người Việt tị nạn cho Trung Tâm Việt Nam ở Đại học Texas Tech University in Lubbock, TX, nơi lưu trữ và bảo tồn tài liệu về chiến tranh Việt nam. Dự án sẽ hợp tác với VAHF để sử dụng những tư liệu này.

Tương tự với VAHF, dự án rất cần sự tiếp tay của cộng đồng người Việt hải ngoại hỗ trợ tinh thần, đóng góp ý tưởng, giúp đỡ tài chính, cung cấp tư liệu lịch sử, và quảng bá các ấn phẩm bằng cách vận động các thư viện trường học địa phương mua và dùng sách. Sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng sẽ giúp dự án thành công và phục vụ cộng đồng tốt hơn.

Triều Giang: Xin chân thành cám ơn giáo sư đã dành thì giờ cho cuộc phỏng vấn này
Mọi ý kiến, đóng góp với Dự án, xin liên lạc với:

Giáo sư Tường Vũ

Triều Giang- Nancy Bùi:

(TG/09/2019)
__._,_.___

Posted by: Nancy Bui 

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts