Đại Học chăn Trâu




Wednesday 2 December 2020

Bầu cử Mỹ: “Binh pháp Tôn Tử” của TT Donald Trump

  

Bầu cử Mỹ: “Binh pháp Tôn Tử” của TT Donald Trump

 

Epoch Times tiếng Việt, Chủ Nhật, 29/11/2020

 

Thế giới đã hai lần chứng kiến những pha kịch tính trong hai cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ, và cho đến tận hôm nay người ta vẫn không ngừng tự hỏi:

 

Trump áp dụng binh pháp tôn tử

“Nhà chính trị nghiệp dư” Donald Trump đã vận dụng binh pháp Tôn Tử như thế nào để đảo ngược ván cờ ngàn cân treo sợi tóc?

Trump& deep state.jpg

                                 (Ảnh ETViet tổng hợp)

 

Vì sao có đủ mọi lợi thế để thành công như Hillary Clinton, nhưng vẫn thất bại? Phải chăng muốn dễ dàng trở thành tổng thống, bạn không cần tài năng cũng chẳng cần danh tiếng, mà chỉ cần gian lận phiếu bầu? Và “nhà chính trị nghiệp dư” Donald Trump đã vận dụng binh pháp Tôn Tử như thế nào để đảo ngược ván cờ ngàn cân treo sợi tóc?

 

Cũng từ đó, thế giới đã không ít lần thán phục trước một Donald Trump với nhãn quan chính trị thiên tài và đi những nước cờ như một nhà quân sự kiệt xuất. Bài viết này thử bàn về những chiến thuật binh pháp mà TT Trump đã vận dụng trong cuộc bầu cử 2020.

 

Một phút nhìn lại…

TT Trump và TT Ronald Reagan

 

Reagan-Trump-700x420.jpg

 

                                Trái: TT Ronald Reagan (Michael Evans/The White House/Getty Images);

                                Phải: TT Donald Trump (Ảnh Samira Bouaou/The Epoch Times)

 

Mặc dù Donald Trump chỉ vừa mới kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên, nhưng rất nhiều người đã ca ngợi ông là một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất Hoa Kỳ. Nhận xét ấy có phần đúng, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ. Ấy là bởi, nếu so sánh với người cha lập quốc từng trải qua cuộc chiến giành độc lập như G. Washington, hoặc vị tổng thống từng đương đầu với cuộc nội chiến như A. Lincoln, hay tổng thống R. Reagan từng làm nên sức mạnh Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh… thì bấy nhiêu thử thách của các đấng tiền nhiệm cũng chưa thể sánh với mối hiểm họa mà TT Trump phải đương đầu.

 

Trong tất cả các đời tổng thống tiền nhiệm, chưa bao giờ đảng đối lập lại trở nên thiên tả, hủ bại, hơn nữa còn bất chấp mọi thủ đoạn để phế truất vị tổng thống hợp pháp do dân bầu.

 

Trong tất cả các đời tổng thống tiền nhiệm, chưa bao giờ báo chí Mỹ dưới bàn tay thao túng của các thế lực ngầm lại cùng hợp lực đả kích và bôi nhọ đương kim tổng thống nhiều đến thế.

 

Trong tất cả các đời tổng thống tiền nhiệm, chưa bao giờ ông chủ tòa Bạch Cung phải đối mặt với sự thù địch vô hình ngay từ phút đầu tiên tuyên thệ nhậm chức. Đó là các cuộc điều tra luận tội, “săn phù thủy”, và đủ mọi chiêu trò đảo chính khiến ông chưa giây phút nào yên.

 

Cũng trong tất cả các đời tổng thống tiền nhiệm, chưa bao giờ người đứng đầu Nhà Trắng phải đối mặt với cả thù trong lẫn giặc ngoài như hiện nay. Một bên là phản thần, nội gián, truyền thông, “Big Tech”, các chính trị gia tham nhũng cùng với các ông lớn tài phiệt và các tổ chức khủng bố hoạt động dưới sự giật dây của thế lực ngầm. Còn một bên là hiểm họa ngoại bang từ Iran, Trung Quốc, thậm chí ngay cả một số nước đồng minh cũng lộ rõ là những người bạn “một dạ hai lòng”.

 

Ấy vậy mà, Donald Trump đã hóa giải mọi thế bí của ván cờ!

 

Dưới thời TT Trump, không chỉ nước Mỹ ngày càng hùng mạnh: việc làm đã trở lại, kinh tế tăng trưởng, quân sự và quốc phòng phát triển như vũ bão… mà cục diện thế giới cũng được bình yên: Triều Tiên không dám hung hăng phách lối, Iran không còn ngang ngược làm càn, Trung Quốc cũng không thể lộng hành cho mình là bá chủ, hiểm họa IS bị diệt trừ, hòa bình cũng sớm lập lại ở Trung Đông.

 

TT Donald Trump đã xuất sắc vượt qua 4 năm đầu thử thách, vậy trước thế cờ hiểm hóc của cuộc bầu cử 2020, ông sẽ ứng phó như thế nào?

 

Một ván cờ hiểm hóc: binh pháp Tôn Tử của ông Trump

 

Giuliani-Powell-.jpg

Luật sư của TT Trump

Luật sư của TT Trump, cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani nói chuyện với giới truyền thông khi luật sư của chiến dịch Trump Sidney Powell (trái) và các thành viên đội pháp lý của chiến dịch Trump đứng ở hai bên trong một cuộc họp báo tại trụ sở Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng Hòa ở Washington, hôm 19/11/2020. (Ảnh Charlotte Cuthbertson / The Epoch Times)

 

Không khó để nhận ra rằng, những lùm xùm mà chúng ta đang chứng kiến đều không nằm ngoài dự liệu của TT Trump. Ngay trong phiên tranh luận lần đầu tiên với ứng cử viên Joe Biden, ông đã khẳng định: “Đây sẽ là cuộc bầu cử gian lận nhất trước nay chưa từng có. Chúng tôi có thể thắng vào đêm 3/11, nhưng cuộc tổng tuyển cử có thể sẽ kéo dài cả tháng”. Và nếu quay ngược thời gian trở lại 8 năm về trước, có thể thấy TT Trump đã nhìn thấu các gian lận bầu cử từ rất sớm. Trong đoạn tweet vào năm 2012, ông viết: Quý vị bầu cho ai không quan trọng, điều quan trọng là ai đang kiểm phiếu, và hãy cẩn thận với gian lận bầu cử.

 

Vị tổng thống đã có tầm nhìn xa trông rộng nhường ấy, lẽ nào không hay biết đối phương sẽ gian lận? Và nếu vậy, liệu ông có chấp nhận ngồi yên để mặc cho phe đối lập tùy ý thao túng cuộc bầu cử này hay không? Tất nhiên là không! Vậy thì, cớ sao ông vẫn để cho gian lận tái diễn? Bởi vì, đây chính là nước cờ trong “liên hoàn kế”, là một chiến thuật trong binh pháp, và nếu nói theo ngôn ngữ của TT Trump thì rất có thể mục đích là để quái vật lộ diện, và sau đó là… tát cạn đầm lầy!

 

Trong binh pháp có một kế gọi là “giả si bất điên”, ấy là để cho quân địch coi thường mà không đề phòng, để chúng tự phơi bày và bộc lộ chân tướng. Bản thân Donald Trump cũng từng chia sẻ: Trong cuộc đối đầu, tôi thích nhất là đối thủ coi thường mình.

 

Sự thiên tài của TT Trump nằm ở chỗ, ông có thể rút về bất cứ thời điểm nào để quan sát và nắm chắc đối phương mà họ không hề hay biết. Thế nên mới có chuyện đảng Dân chủ khinh nhờn luật pháp, “một tay che cả bầu trời”, đã tung ra tất cả những mánh khóe gian lận, từ phiếu giả, phiếu khống, tráo phiếu, đổi phiếu, hủy phiếu, trộm phiếu, sử dụng hệ thống gian lận Dominion… cho đến mua chuộc các quan chức. Nhưng khi họ tưởng như đã thao túng cuộc bầu cử, đã có thể ăn mừng “chiến thắng trót lọt”, thì thông tin về công nghệ mã hoá QFS Blockchain giúp phân biệt lá phiếu thật – giả mới được tiết lộ. Và khi ai cũng ngỡ Dominion là công cụ hoàn hảo ‘không để lại vết tích’, thì bất ngờ một gáo nước lạnh khi đội ngũ pháp lý tung ra “quái vật Kraken” – chương trình tác chiến không gian mạng của Bộ Quốc phòng, với đầy đủ mọi bằng chứng gian lận không thể chối cãi.

 

Thoạt nhìn sẽ thấy cuộc bầu cử năm nay đặt TT Trump vào tình thế muôn phần bất lợi, đâu đâu là những bàn tay thao túng vô hình. Đảng Dân chủ có đủ mọi lợi thế ‘tiền hô hậu ủng’, lại thêm sự yểm trợ của nhà nước ngầm giúp họ phô trương thanh thế. Các thống đốc tiểu bang và một số chính trị gia thì cấu kết, thông đồng, trong khi FBI và CIA lại dường như khoanh tay rũ bỏ mọi trách nhiệm. Các hãng truyền thông dòng chính nắm trong tay quyền lực mềm cũng đồng loạt nội công ngoại kích, lèo lái dư luận, còn tổ chức bạo loạn Antifa thì luôn chực chờ để phá rối bất cứ lúc nào. Nhưng bất ngờ là, mặc cho báo chí tung hô ứng viên Joe Biden, còn dân chúng yêu mến ông thì hoài nghi, tuyệt vọng, TT Trump lại thong dong đánh một ván golf nhàn nhã. Để rồi sau đó thiên hạ mới ngỡ ngàng nhận ra: Ngài Trump đã dàn binh bố trận, “thập diện mai phục”, bày “thiên la địa võng” từ rất lâu rồi.

 

Vậy, “thiên la địa võng” ấy là gì? Là QFS Blockchain chặn đứng chiêu bài phiếu giả? Là mạng lưới vệ binh tình báo bí mật thu thập chứng cứ trên khắp mọi tiểu bang? Là cuộc đột kích thu giữ máy chủ Scylt, phơi bày trò gian lận qua Dominion? Hay là OANN – kênh thông tin thay thế cho các hãng truyền thông thiên tả? Đúng, nhưng chưa phải là tất cả!

 

Trong những ngày qua, dư luận xôn xao và hồi hộp chờ đợi “quái vật Kraken” xuất thế. Đây chính là chương trình tác chiến không gian mạng của Bộ Quốc phòng để theo dõi và thu thập dữ liệu về các hành động bất chính của “nhà nước ngầm”. Với Kraken, TT Trump ngay từ đầu đã nắm trong tay bằng chứng về hành vi gian lận, nhưng ông đã chọn cách án binh bất động, cho đến khi mẻ lưới đã giăng đầy.

 

Nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ. Trước đó, vào năm 2018, TT Trump đã ban hành “Lệnh hành pháp về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt nhất định trong trường hợp có sự can thiệp của nước ngoài vào bầu cử ở Hoa Kỳ”. Sắc lệnh ấy không chỉ là gọng kìm pháp lý đối với các hãng tin lớn như CNN,  New York Times, NBC News, Fox News… hay các ông chủ công nghệ như Twitter, Facebook khi “phát tán các tuyên truyền và thông tin sai lệch về cuộc bầu cử”, mà còn có uy lực trừng phạt bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào đồng lõa hoặc che đậy “sự can thiệp của nước ngoài” vào bầu cử ở Hoa Kỳ.

 

Và nếu nhìn lại, sẽ thấy dường như Donald Trump đã có trong tay mọi tuyệt chiêu, nhưng ông không vội tung ra mà chỉ lặng lẽ chờ đợi đến khi thời cơ đã chín muồi. Trước bầu cử, đội ngũ của TT Trump chỉ tập trung vào những bằng chứng cho thấy sự hủ bại của gia tộc Biden, từ bê bối Ukraine đến ổ cứng tai tiếng của Hunter. Nhưng sau cuộc bầu cử, trọng tâm đã dần dần chuyển từ phơi bày gian lận phiếu bầu sang cuộc chiến giữa sự thật và dối trá, chính và tà, giữa công lý và ma quỷ, giữa lương tri và những thế lực ngầm trong bóng tối.

 

“Phao chuyên dẫn ngọc” (ném gạch đưa ngọc), từng nước cờ của TT Trump chỉ là một mảnh ghép được đưa ra, chỉ đến cuối cùng khi tất cả đã khớp lại thành một bức tranh tổng thể thì người ta mới thấy được một ván bài kiệt tác. Sẽ không ai biết được tầm nhìn ấy xa đến đâu, cũng không ai đoán được chiến lược ấy xuất chúng đến nhường nào. Thế nên, chỉ một vài quân tốt bị tổn thất dễ khiến đối phương lầm tưởng… cho đến khi nước cờ quyết định làm người ta ngỡ ngàng.

 

Jerome Corsi, tác giả viết sách chính trị nổi tiếng của nước Mỹ từng nhận xét: “Tôi nói điều này về Donald Trump giống như là tôi đã biết ông ấy trong nhiều thập kỷ. Tôi đã nói: Donald Trump luôn trông giống như là sắp thua đến nơi trước khi ông ấy chiến thắng. Quý vị biết đấy, lúc nào ông ấy cũng trông như thể chỉ một gang tấc nữa thôi là mất hết tiền, chỉ một gang tấc nữa thôi là mất thỏa thuận đang thương thuyết. Nhưng tất cả những gì Donald Trump làm trong cuộc đời mình đều thành công rực rỡ”…

 

Những gì chúng ta vừa bàn luận trên đây chỉ là một vài chiến thuật của TT Trump mà chúng ta đã biết, nhưng rất có thể vẫn còn đó những nước cờ cao tay mà chúng ta chưa biết. Cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, nhưng có thể chắc chắn rằng, công chúng yêu mến TT Donald Trump sẽ không mất niềm tin.

 

Người phương Tây có câu nói: “Khi bầu trời tối đến một mức nhất định, các vì sao sẽ tỏa sáng”. Vậy bạn có tin không, sắp có một vì sao rực sáng trên bầu trời!

 

Trí Văn

 

CHUYÊN ĐỀ: Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Tổng thống Trump

--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "PhucHungViet" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to PhucHungViet+unsubscribe@googlegroups.com.


To view this discussion on the web visit

https://groups.google.com/d/msgid/PhucHungViet/843918022.2515501.1606669558788%40mail.yahoo.com

.

__._,_.___


Posted by: Hank Music 

Wednesday 11 November 2020

Như thế mới gọi là bầu cử

  

 

 

Như thế mới gọi là bầu cử

09/11/2020


Alexei A. Navalny nói rất đúng: Một nước dân chủ tự do khác những nước độc tài đảng trị ở chỗ người ta không biết trước ai sẽ thắng cử.

Xem bình luận

Giáo sư Moch Faisal Karim, dạy môn bang giao quốc tế tại Đại học Binus ở Indonesia, sau hai ngày theo dõi cuộc bầu cử và kiểm phiếu ở Mỹ, phải thốt lên: “Giống như coi trận chung kết World Cup!”

Trong mấy ngày qua, dân Indonesia cũng như ở nhiều nước khác, chăm chú ngó bản đồ nước Mỹ đang bôi mầu xanh và đỏ để coi tin tức về cuộc tranh hùng Trump-Biden! Đài Fuji Television ở Nhật dùng các kỹ thuật mới nhất giống như trong trò chơi điện tử (video games) để khán giả nhìn thấy tấn kịch bầu cử đang diễn ra bên kia Thái Bình Dương!

Người Việt Nam ở trong nước cũng chăm chú coi tin tức bầu cử tổng thống Mỹ. Các bạn tôi đã truyền nhau mấy bức hình qua email, chụp cảnh một cửa hàng đóng cửa kín bưng, với tấm bìa viết mấy chữ in lớn, viết hoa: “NGHỈ MỘT NGÀY (03-11-2020) ĐI MỸ COI TRỰC TIẾP BẦU CỬ TỔNG THỐNG.” Và một tờ giấy viết tay, chấm câu rất tự do: “Nếu Trump thắng (hình bộ mặt cười). Có thể nghỉ thêm 4 ngày ăn mừng. Nếu ông ấy thua (hình bộ mặt khóc), có thể nghỉ thêm 4 năm để … ăn mày.”

Người ta vẫn nói hơn một tỷ dân Ấn Độ ghiền hai thứ giải trí, một là “phim Bollywood;” hai là các cuộc tranh cử và bỏ phiếu. Ông Pradeep, quản lý một khách sạn nhỏ nằm giữa những ruộng lúa xanh tươi trong một ngôi làng, thú nhận: “Tôi thường chẳng bao giờ coi tin bầu cử ở Mỹ. Nhưng năm nay tôi theo sát từng bước, giống như coi bầu cử ở nước tôi vậy.” Nhà văn Feyi Fawehinmi, người Nigeria ở châu Phi, quan sát vở kịch bầu cử ở Mỹ với những màn thay đổi bất ngờ, hồi hộp, gay cấn, đã tóm tắt cảm tưởng của mình: “Không nước nào có thể soạn một kịch bản như vầy! Nhấp nhổm ngồi coi! Giải trí toàn hảo!”

Nhưng đối với nhiều khán giả, đây không phải chỉ là một trò giải trí mà dân Mỹ đã cống hiến cho thế giới. Họ còn thấy một truyền thống tự do dân chủ mà người dân nhiều nước trên thế giới đang khao khát sao cho họ cũng được hưởng. Thí dụ, ông Alexei A. Navalny, một lãnh tụ đối lập ở nước Nga.

Trong ngày Thứ Tư, Navalny viết: “Thức giấc, coi trên Twitter coi ai thắng. Chưa có kết quả nào hết!” Và kết luận: “Thế đấy! Thế mới gọi là bầu cử!” Ông mới thoát chết sau khi sang Đức chữa trị vì bị đầu độc, mà mọi người đều nghi ngờ là do thủ hạ của Tổng thống Vladimir Putin ra tay.

Thế mới gọi là bầu cử!

Alexei A. Navalny nói rất đúng: Một nước dân chủ tự do khác những nước độc tài đảng trị ở chỗ người ta không biết trước ai sẽ thắng cử. Có khi hai, ba ngày sau khi bỏ phiếu vẫn chưa biết chắc. Kết quả ai nhiều, ai ít phiếu thay đổi từng giờ từng phút. Bởi vì phải kiểm tra rồi đếm tất cả các lá phiếu, của từng người dân một.

Trước ngày bỏ phiếu mươi ngày, tôi đem bao thư đựng lá phiếu của mình tới bỏ vô một thùng phiếu đặt tại thư viện thành phố, tôi tin rằng lá phiếu sẽ được mang ra đếm. Đầu tiên, nhiều người sẽ so sánh chữ ký của tôi ngoài phong bì với chữ ký trên bằng lái xe của tôi, mà sở Kiều Lộ cung cấp cho các phòng kiểm phiếu. Nếu chữ ký đúng, người ta sẽ giữ bao thư niêm kín tới đúng ngày mới mở ra. Trên lá phiếu không có tên hay chữ ký của cử tri nữa.

Như chúng ta đã chứng kiến, số phiếu bầu cho hai ứng cử viên tổng thống Mỹ lên xuống chập chờn trong ba ngày, kể từ khi bắt đầu đếm. Cả thế giới theo dõi tin tức coi ai đã được bao nhiêu phiếu ở mỗi tiểu bang cũng như các điều dự đoán sau cùng ai sẽ thắng ở đó. Các báo, các đài loan tin các con số, nhưng dù cuộc kiểm phiếu chưa chấm dứt họ vẫn có thể tiên đoán kết quả cuối cùng ở mỗi tiểu bang, dựa trên các phương pháp tính toán của họ.

Một câu chuyện đặc biệt lý thú là sau khi dân Mỹ đã bỏ phiếu, mấy báo, đài theo dõi trong mấy ngày để tiên đoán ai sẽ thắng ở tiểu bang nào để chiếm được số phiếu cử tri đoàn ở đó.

Ngay từ nửa đêm ngày bỏ phiếu, 3 tháng 11, đài Fox News đã tiên đoán ứng cử viên Joseph R. Biden Jr. sẽ thắng thế ở Tiểu bang Arizona. Fox là một đài được coi là “rất thân” với Tổng thống Donald Trump. Các nhà bình luận ở đài này nhiệt liệt ủng hộ ông Trump. Đây là đài duy nhất được ông Trump thường xuyên theo dõi. Nhưng ban tin tức của đài Fox hoạt động độc lập, không dính tới những nhà bình luận.

Trong ngày Thứ Tư, nhiều người trong Tòa Bạch Ốc đã gọi thẳng cho Rupert Murdoch, chủ tịch công ty mẹ của đài Fox, phản đối tại sao loan báo lời tiên đoán “bất lợi” như thế. Hơn nữa, số phiếu được đếm ở Arizona còn ít, số phiếu chưa đếm rất nhiều, không thể tiên đoán “ẩu” như vậy! Tổng thống Donald Trump gọi điện thoại cho ông Doug Ducey, thống đốc Arizona cũng thuộc đảng Cộng Hòa. Ông Ducey trấn an: Chưa biết ai thắng đâu! Vẫn còn mấy triệu lá phiếu chưa mở ra đếm! Việc kiểm phiếu bảo đảm công minh, thẳng thắn! Tất nhiên ông Ducey chỉ có thể nói như vậy chứ không bảo đảm ông Trump sẽ thắng.

Người đưa ra lời tiên đoán ông Biden thắng ở Arizona là nhà báo Arnon Mishkin. Ông Bret Baier, người đứng đầu ban tin tức chính trị của đài, đã phải nói chuyện mấy lần với ông Mishkin, hỏi đi hỏi lại rằng ông có chắc chắn kết quả sẽ như ông tiên đoán hay không? Ông Arnon Mishkin trình bầy phương pháp của mình khi thu thập và phân tích các dữ kiện rồi dùng máy vi tính để tiên đoán kết quả, và ông nhất định không nói ngược lại. Ông Bret Baier chịu thua.

Chúng ta biết rằng những lời tiên đoán ai thắng ở đâu không thể nào ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử. Cuộc bỏ phiếu đã kết thúc. Dù một tờ báo hay một đài tiên đoán ai thắng thế ở đâu thì, sau cùng, cũng không thể nào thay đổi số phận của các ứng cử viên, phải chờ tới khi đếm hết các lá phiếu mới biết. Cuối cùng, đài Fox News đã chấp nhận lý lẽ của ông Arnon Mishkin, không ai yêu cầu ông rút lại, hay nói lại một cách dè dặt hơn. Đây là một bài học cho giới truyền thông. Chỉ trong một xã hội tự do dân chủ người ta mới cư xử với nhau như vậy.

Điều đáng chú ý khác là trong suốt hai ngày sau đó, các tờ báo và đài ti vi thường đối lập với Tổng thống Trump, như báo New York Times, đài CNN, không ai dựa theo lời tiên đoán của ông Mishkin mà loan tin ông Biden thắng ở Arizona. Vì máy vi tính của họ không nói như thế! Họ làm công việc thông tin, tôn trọng các quy tắc nghề nghiệp; không ai chấp nhận đóng vai tuyên truyền, cổ động cho một đảng chính trị nào! Cũng chỉ trong một nước có truyền thống dân chủ mới có hiện tượng này.

Mỗi báo và đài đều dùng những phương pháp tiên đoán của họ, đặt trong máy vi tính, họ phải trả hàng triệu mỹ kim thuê người thiết lập. Đài Fox News tin tưởng vào máy vi tính của ông Mishkin. Các báo đài khác phải dựa trên máy móc của họ, họ không thể nhắm mắt loan báo theo đài Fox, dù họ cũng muốn ông Biden thắng thế ở một tiểu bang mà ông Trump đã thắng trong năm 2016.

Hai quy tắc để bảo đảm chế độ dân chủ, không thể nào thiếu được: Thứ nhất, tất cả mọi người dân trưởng thành đều có quyền bỏ phiếu. Thứ hai, đếm không bỏ xót một lá phiếu hợp lệ nào.

Những ai là người làm công việc bảo đảm hai quy tắc trên được tôn trọng? Trong bài trước, chúng tôi đã nói đến vai trò của những “anh hùng vô danh” của nền dân chủ: Những người tổ chức bầu cử và lo việc kiểm phiếu, đếm phiếu.

Các công dân Mỹ có thể đi bỏ phiếu xong rồi về ngủ ngon, vì tin tưởng vào những con người bình thường, lương thiện làm việc trong guồng máy đó. Tin rằng họ hết sức cẩn thận làm nhiệm vụ của mình với tấm lòng công bằng, chính trực. Công việc giản dị không khác gì một người đầu bếp trong tiệm ăn hay một người thợ lắp ráp xe trong cơ xưởng. Hơn nữa, người ta biết rằng các ứng cử viên đều có quyền đưa người đại diện của mình đến quan sát việc kiểm phiếu, đếm phiếu.

Chúng ta phải đồng ý với ông Alexei A. Navalny. Chỉ trong một xã hội tự do dân chủ mới có cảnh lá phiếu của người dân thay đổi vận mệnh của các nhà chính trị như vậy. Trong khi cả thế giới, hồi hộp theo dõi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, sốt ruột muốn biết kết quả ngay, thì guồng máy bầu cử và kiểm phiếu ở Mỹ vẫn làm công việc một cách cẩn trọng và âm thầm! Việc đếm phiếu càng dùng thời gian dài, số phận của hai ứng cử viên càng lúc lên lúc xuống nhiều hơn, thì chỉ chứng tỏ chế độ dân chủ là có thật, đang diễn ra trước mắt mọi người.

Cuộc kiểm phiếu ở Mỹ giống như một vở kịch bi, hài; cả thế giới được coi cho vui. Nhưng mọi người cũng thấy rằng người dân Mỹ, từng người một, cầm lá phiếu trên tay, họ thực sự quyết định việc chọn người cai trị nước mình. Các định chế dân chủ tự do bảo đảm quyền quyết định đó.

 

 

 

__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh 

MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI DỊCH GIẢ BÙI VĂN NAM SƠN CHUYỆN “HẠ TẦNG KIẾN THỨC”

  

 

 

MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI DỊCH GIẢ BÙI VĂN NAM SƠN

CHUYỆN “HẠ TẦNG KIẾN THỨC”

 

Lê Ngọc Sơn: Thưa ông, vì sao ông đi dịch những cuốn sách triết học đồ sộ và kinh điển của thế giới?!

Bùi Văn Nam Sơn: Thực ra tôi già rồi, thời gian của tôi không còn nhiều nữa, tôi chỉ cố gắng làm cái gì trong khả năng của tôi thôi. Tôi tự đặt ra cho mình nhiệm vụ chính bây giờ là dịch một số các tác phẩm kinh điển sang tiếng Việt. Vì lẽ, thứ nhất, những quyển sách dạng này khô khan chẳng ai thèm dịch; thứ hai, nếu không dịch những quyển này thì không biết bao giờ người ta mới dịch… trong khi đó là những nền tảng cho các anh em trong chuyên ngành. Nhìn vào thư viện của Việt Nam mình, chưa thấy có mấy sách kinh điển của nhân loại, tôi thấy buồn lắm. Thành thực mà nói, không thể đòi một bạn sinh viên đọc tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác vèo vèo như đọc tiếng Việt được. Vả lại, quả là không công bằng! Một người cùng trang lứa với các bạn sinh viên của ta, như những sinh viên ở Pháp, Mỹ, Đức, Nhật… thì họ dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, họ đỡ vất vả hơn nhiều lắm. Bây giờ đòi hỏi những bạn cử nhân mới 23 tuổi ngồi đọc một cuốn sách kinh điển dày cộp bằng tiếng Anh, thậm chí bằng tiếng Đức… làm sao mà đọc nổi… Đâu phải sinh viên Mỹ nào cũng đọc được tiếng Đức, hay sinh viên Pháp nào cũng đọc được tiếng Anh thông thạo… Thế mà họ vẫn thành công, vì họ sử dụng các bản dịch có chất lượng, và các công trình nghiên cứu của họ vẫn đạt được trình độ quốc tế.

Ở Việt Nam, ít ai làm việc dịch thuật, thế nên gánh nặng đè lên vai những anh em trẻ. Lứa tuổi 18-25 phải gánh cả một gánh nặng, vừa học kiến thức, vừa học ngoại ngữ. Do trở ngại về ngôn ngữ, mình khó có thể nắm vững vấn đề và tra cứu đến nơi đến chốn. Điều đó không phải lỗi của thế hệ trẻ, đó là lỗi của thế hệ đi trước, như chúng tôi, không kịp chuẩn bị tư liệu nền cho các bạn. Thật là quá cực, quá tội cho các bạn! Còn việc chúng ta phải nỗ lực học ngoại ngữ lại là chuyện khác! Khi tiếng Anh đã trở thành một lingua franca trong khoa học, việc đọc, viết, nói thành thạo tiếng Anh trong các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật là một yêu cầu hiển nhiên. Trong các ngành khoa học xã hội-nhân văn, còn cần thêm nhiều ngoại ngữ lẫn cổ ngữ khác nữa, nhưng vấn đề nói ở đây là không thể đòi hỏi những gì bất khả thi và quá sức…

Lê Ngọc Sơn:Thời sinh viên của ông ắt hẳn thấm thía nỗi vất vả này lắm?

Bùi Văn Nam Sơn: Đúng. Thời sinh viên, tôi cũng đã rất “đau khổ” vì thiếu sách tiếng Việt. Năm 21 tuổi, tôi sang Đức học, sau khi học xong cử nhân ngành Triết ở Sài Gòn, lúc đó tự thấy vốn liếng chữ nghĩa cũng kha khá rồi... Khi sang đó thì từ bậc cử nhân cho đến tiến sĩ, từ người mới vào trường đến người sắp ra trường đều có thể học chung một lớp. Lớp của tôi có mấy ông bạn người Nhật Bản, người Hàn Quốc… Lúc đó các bạn Hàn Quốc cũng khổ sở, vật vã như mình, vì nước họ có rất ít những bản dịch ra tiếng Hàn, và cũng như tôi, chưa thể đọc tiếng Đức thành thạo được. Trong khi đó mấy chàng Nhật Bản còn trẻ măng, mới 19 tuổi, vừa học xong tú tài, lại tỏ ra am hiểu và tự tin lắm! Tôi kinh ngạc, thì các bạn ấy mới mở túi cho xem một đống sách toàn tiếng Nhật: những bản dịch Hegel, Kant, Heidegger…, sách tham khảo, từ điển. Mình mất cả năm vật lộn với một cuốn sách, họ chỉ cần vài tháng là đọc xong. Thời gian mình đầu tư cho chuyện đọc đã quá mất sức rồi, làm sao có thể suy nghĩ hay tìm tòi thêm được cái gì mới nữa. Khoảng cách về điều kiện nghiên cứu giữa mình với người Nhật thật rõ rệt!

Riêng trong lĩnh vực triết học, sách vở mênh mông, còn số dịch giả thì đếm trên đầu ngón tay… Lẽ ra cần cả một thế hệ chuẩn bị nền móng, cho các bạn trẻ sau này đỡ cực hơn. Tất nhiên, ý nghĩa của việc dịch thuật không phải chỉ có thế.. Nó còn góp phần xây dựng ngôn ngữ khoa học cho một đất nước, đem ánh sáng khai minh đến cho số đông để cải hóa xã hội, như nhiều bài viết mới đây của quý Thầy Nguyễn Xuân Xanh, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Văn Thọ… đã nhấn mạnh.

Lê Ngọc Sơn: Vậy cho đến nay, so với các nước trong khu vực, chúng ta đang thế nào, thưa ông?

Bùi Văn Nam Sơn: Cách đây chừng 5-7 năm, chính ông bạn người Hàn Quốc ngày xưa học chung với tôi, về dạy ở Đại học Seoul, viết thư kể cho tôi nghe: ông và thế hệ trước đó, từ những năm 1970 trở đi đã bắt tay vào dịch sách vở cho Hàn Quốc. Hầu hết những tác phẩm kinh điển quan trọng từ tiếng Đức đã được dịch sang tiếng Hàn, hết toàn tập này đến toàn tập khác, mà mỗi toàn tập của một tác giả thì có đến 40-50 tập. Tôi rất kinh ngạc về sức làm việc của họ. 40 năm thôi, nhưng với trách nhiệm với đất nước và đàn em, họ quyết tâm làm được việc lớn như thế. Vậy thì ngày hôm nay, làm sao sinh viên của ta có thể “đấu” lại được một sinh viên Hàn Quốc, trong khi cách đây 40 năm, anh sinh viên này cũng vất vả y như mình. Khoảng cách đó thật khủng khiếp!

Việc học hành nghiêm chỉnh, tiếp thu có hệ thống đã là thách đố ghê gớm, và cái đó cần nhiều thế hệ mới vượt qua được, ít nhất cũng là 30-40 năm như Hàn Quốc. Chúng ta đừng vội nói gì cao xa, sách vở đàng hoàng là nền móng cơ bản nhất của nền học vấn và của nền đại học.

Lê Ngọc Sơn:Vì sao chúng ta không làm được như những nước ở gần mình như Nhật, như Hàn? Và ông có thấy được cuộc đua tranh trên thế giới về mặt tri thức đang diễn ra rất quyết liệt?

Bùi Văn Nam Sơn: Chúng ta thiếu tính tổ chức, thiếu khả năng làm việc tập thể và một kế hoạch trường kì của cả một tầng lớp, của cả một thế hệ. Mỗi thế hệ phải thấy trách nhiệm lịch sử của mình, thấy tình trạng khách quan đặt ra cho mình gánh nặng nào, và họ phải giải quyết một cách thông minh nhất, ít tốn sức nhất, với sự bền bỉ và quyết tâm. Thế hệ sau thừa hưởng và nối tiếp thành quả của những người đi trước, thì nền học thuật cứ thế đi lên thôi.

Tôi được cho biết rằng ở Nhật, những tạp chí khoa học chuyên ngành trên thế giới hầu như lập tức được dịch sang tiếng Nhật, vì họ có nhu cầu cạnh tranh. Nếu không theo kịp thông tin mới, làm sao có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới, làm sao bắt kịp trình độ quốc tế để đi dự hội thảo khoa học?

Trở lại tình cảnh của ta, cơ sở hạ tầng về kiến thức là phần rất chểnh mảng. Cái cơ bản nhất thì lại bị xem nhẹ… Bây giờ cứ hô hào sinh viên sáng tạo đi, có công trình đột phá đi, hãy phản biện đi… Nhưng phải biết người ta đã viết gì, nghĩ gì, ta mới phản biện và có ý kiến riêng được chứ!

SỬA SOẠN TINH THẦN, CHUẨN BỊ YÊN CƯƠNG

Lê Ngọc Sơn:Trong quan niệm của ông, một bạn sinh viên phải thế nào?

Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi, thời gian được học đại học là quãng thời gian đẹp nhất, quý nhất của một đời người. Khi ta đang ở trong quãng thời gian đó, thường không thấy quý đâu, nhưng sau này nhìn lại mới thấy đây là thời gian quý nhất, “sướng” nhất. Được trở thành sinh viên là một bước ngoặt. Chữ “sinh viên” khác về chất với chữ “học sinh”. Ngay bản thân chữ “sinh viên” đã cho thấy sự khác biệt ấy: Sinh viên trong tiếng Anh và tiếng Đức là “student”, trong tiếng Pháp là “étudiant”, liên quan đến 3 động từ: to study, studieren, étudier ít nhiều đều mang hàm nghĩa là “nghiên cứu”. Sinh viên là phải nghiên cứu, chứ không chỉ thụ động tiếp thu kiến thức... Trong tiếng Việt, “sinh viên” có chữ “viên”, nghĩa là đã có một vị trí nào đó... Do vậy, cần ý thức được điều này để cả người dạy lẫn người học ở bậc đại học nhận thức được trách nhiệm của chính mình. Dạy và học ở đại học không chỉ là truyền thụ và tiếp thu kiến thức mà chủ yếu là gợi hứng cho nghiên cứu.

Ngay cả ở trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông cũng có vấn đề. Những năm 1970 về trước, mang tấm bằng tú tài của Việt Nam sang Tây Âu là được chấp nhận hầu như tương đương, còn những bằng tú tài của Thái Lan, Malaysia, Indonesia… thì buộc phải học lại một năm, tức chỉ bằng đầu lớp 12 bên đó. Bây giờ thì như thế nào? Chúng ta phải nghiêm túc tự vấn về mình...

Lê Ngọc Sơn: Ở các nước phát triển, khoa học trú ngụ ở đại học, tại sao ở các đại học ở ta thì chưa thấy gì, thưa ông?

Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi là do không phân biệt rạch ròi giữa đại học và trung học. Trường đại học dứt khoát không phải là trường phổ thông cấp 4. Nó khác về chất trong hệ thống giáo dục quốc gia. Đại học cũng không phải là trường dạy nghề, trường dạy nghề lẽ ra cần có một hệ thồng khác, cũng cao cấp và sáng giá không kém gì đại học. Ở Đức, sau khi đỗ tú tài, ta có hai con đường để lựa chọn, một là các trường kỹ thuật, trường dạy nghề chuyên nghiệp dành riêng cho những kỹ sư thực hành, rất hay và thiết thực, ra trường dễ kiếm việc làm và lương cao. Hoặc hướng thứ hai là nghiên cứu: cũng có thể là khoa học-kỹ thuật nhưng nặng về lý thuyết. Do có hai hướng rõ ràng như vậy, dựa vào việc phân định khách quan về nhiệm vụ, nên khi vào đâu, ta sẽ biết làm cái gì, biết rõ tính chất của trường mình. Việc “liên thông” giữa hai loại trường này lại là chuyện khác nữa!

Do đó, đại học đương nhiên mang tính chất nghiên cứu, dù ở năm thứ nhất cũng là nghiên cứu, ở bậc tiến sĩ, hay sau tiến sĩ cũng là nghiên cứu. Từ sinh viên đến giáo sư đều làm nghiên cứu. Không khí của đại học là nghiên cứu. Thành ra, cái mà ta đang nhầm lẫn ở đây là nhẫm lẫn tính chất của đại học, dẫn đến hệ quả rất trầm trọng là biến đại học thành trường dạy nghề, và biến trường dạy nghề thành ra cái gì đó rất là yếu kém và yếu thế. Đã đi học để nghiên cứu thì phải toát ra tinh thần nghiên cứu, tức là toàn bộ giáo sư và sinh viên là một cộng đồng nghiên cứu, người đi trước hướng dẫn, dìu dắt người đi sau, không ngừng hình thành những chuyên ngành mới, những trường phái mới… Nghiên cứu có nhiều cấp độ, cấp thấp/ cấp cao, dễ/ khó… Cũng tránh hướng suy nghĩ rằng, nghiên cứu là cái gì đó cao xa lắm, thực ra đâu phải vậy: ngay năm thứ nhất, bạn cũng đã phải có tư duy nghiên cứu rồi, tự tìm tòi phương hướng và phương tiện nghiên cứu của mình với sự giúp đỡ của người đi trước.

Vì thế, hình thức Sêmina ngày càng chiếm ưu thế. Sêmina là lao động tập thể của sinh viên lẫn giáo sư, của thầy và trò, cùng nhau tìm tòi tài liệu, tổng kết, nhận định, đánh giá những gì đã có, đó là những hình thức ban đầu của nghiên cứu ngay từ năm thứ nhất.

Lê Ngọc Sơn: Theo ông, sinh viên phải chuẩn bị những gì cho một tương lai đầy thử thách trước mặt?

Bùi Văn Nam Sơn: Người Pháp có câu ngạn ngữ: “muốn đi xa phải chăm sóc yên cương” (“Qui veut aller loin, ménage sa monture”/ Racine), nghĩa là, phải biết dưỡng sức và chuẩn bị phương tiện. Đi mười dặm thì đơn giản, nhưng đi trăm dặm, nghìn dặm, vạn dặm… thì lại khác. Công việc học cũng vậy thôi, nếu chỉ nghĩ lấy cái bằng ra để kiếm việc làm, nuôi sống bản thân thì khá đơn giản, nhưng nếu muốn tiến xa trong chuyên ngành của mình thì phải chuẩn bị cho 30, 40 năm sau về cả ý thức lẫn sức lực.

Chắc bạn biết rằng trên 30 tuổi rất khó học ngoại ngữ, do nguyên nhân sinh lý thôi, trên 30 tuổi thì các nơ-ron thần kinh già đi, giảm thiểu khả năng tiếp thu. Vậy thì phải luyện rèn ngoại ngữ trước 30 tuổi. Người làm nghiên cứu cần trang bị cho mình nhiều ngoại ngữ. Đối với các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, cần phải có hai ngoại ngữ thông dụng. Đối với người làm nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội-nhân văn, thì càng nhiều càng tốt, cả cổ ngữ nữa. Đó là vốn liếng tối thiểu để nghiên cứu.

Lê Ngọc Sơn: Cần tạo cảm hứng ham hiểu biết của anh chị em sinh viên như thế nào, thưa ông?

Bùi Văn Nam Sơn: Theo quan sát của tôi, hiện nay, anh chị em sinh viên đang chịu nhiều áp lực thi cử quá mức. Cần tạo một khoảng hở để anh chị em sinh viên vui chơi, và có… chơi nhiều thì mới thấy việc học là thú vị, không học thì tiếc, và thế là lao vào học. Học trong sự say mê. Hãy tạo không gian tự do để anh chị em cảm thấy hứng thú nghiên cứu, chứ suốt ngày bị áp lực thi cử, hay sợ tương lai của mình phụ thuộc vào thi cử…thì những việc đó làm hao tổn năng lượng của anh em trẻ một cách quá đáng! Thể lực và thể thao đại học cũng là hiện tượng rất đáng lo ngại, chưa nói đến những hình thức tiêu cực phản giáo dục…

Lê Ngọc Sơn: Chúng ta nên bắt đầu lại thế nào để xây dựng lại tinh thần đại học một cách tử tế?

Bùi Văn Nam Sơn: Hình như ta đang có cao vọng là phấn đấu đứng vào hàng ngũ những đại học tiên tiến trên thế giới. Tôi nghĩ là khó vô cùng! Với những gì hiện có, tôi e chuyện đó là ảo tưởng. Nhiều thập kỷ nữa chưa chắc mình đã vào được hàng ngũ những đại học trung bình ở khu vực, chứ đừng nói đại học đẳng cấp quốc tế. Và để có cơ may làm được điều đó thì việc trước tiên là phải thay đổi tính chất của đại học hiện nay.

Điều đáng lo là chúng ta không lo những chuyện bình thường, coi nhẹ những chuyện bình thường. Chuyện lẽ ra ai cũng phải làm, nước nào cũng phải làm thì mình lại xem thường, mình chỉ muốn làm những gì khác thường, phi thường. Làm sao làm những chuyện khác thường, phi thường khi cái bình thường, ta chưa làm được? Hãy là cái gì bình thường trước đã. Những đại học, học viện trên thế giới người ta là cái gì thì mình là đúng cái đó đi đã: đầu tư cho sách vở đầy đủ, đầu tư cho con người, không gian học thuật, v.v...

ĐI XA CẦN CÓ BẠN ĐƯỜNG VÀ TẬP HIỂU NHỮNG ĐIỀU KHÁC BIỆT

Lê Ngọc Sơn: Như vậy, sẽ phải bình tĩnh để nhìn lại năng lực tự thân và hướng đi của mình?

Bùi Văn Nam Sơn: Vâng. Một nền giáo dục lạc hậu thì đuổi mãi chắc rồi cũng bắt kịp, nhưng lạc hướng thì chịu thua. Chúng ta thường mong làm những điều phi thường, nhưng đôi khi thực chất nó lại là nghịch thường. Những cách làm của mình hiện nay là trái với bình thường, không giống ai và không có ai làm như thế cả. Trên thế giới, nền giáo dục quốc gia được định hình tư lâu lắm rồi. Những định chế khoa học cũng đã định hình từ xa xưa với hơn 700 năm kinh nghiệm.. Họ làm gì, ta làm nấy cho giống đại học cái đã, rồi phát triển dần lên.

Lê Ngọc Sơn: Phía trước là cả chặng đường dài, theo ông, các bạn sinh viên nên làm gì?

Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi các bạn trẻ cần hình thành ý thức tự học và xác định tinh thần đi xa phải có bạn đường. Thứ nhất,sinh viên cần có tinh thần tự học trọn đời, nghiên cứu trọn đời. Ngay cả khi đã “bỏ nghề”, nhưng nếu còn tha thiết với nó, ta vẫn tìm sách mà đọc, cố gắng hết sức trong thời gian eo hẹp để làm giàu tri thức cho mình, nâng chất lượng cuộc sống mình lên. Đó là tinh thần tự học. Thứ hai, đã có tinh thần tự học, thì hoàn cảnh nào đi nữa vẫn có thể tham gia làm việc từng nhóm với nhau. Bạn có thể sinh hoạt với nhau trong một nhóm bạn hữu tâm giao, có thể theo đuổi một công việc tình nguyện, không ăn lương, thậm chí không dính đến bộ máy hay tổ chức nào cả. Chúng ta cần những nhóm người nhiệt huyết, không lệ thuộc vào đồng lương nhà nước, cơ quan… Cái có sức sống nhất chính là những nhóm nghiên cứu độc lập, tự nguyện, vô vị lợi, chủ yếu là vì lòng say mê, tình tri kỉ… được hình thành ngay thời sinh viên. Cho nên tình bạn trong đại học không chỉ là vui chơi, chính tình bạn có tính tự nguyện này là mầm mống cho những hoạt động khoa học bền bỉ. Trong lịch sử khoa học, có những nhóm nghiên cứu kết bạn với nhau từ hồi sinh viên cực kì khăng khít, đã tạo ra những công trình phi thường.

Lê Ngọc Sơn: Theo ông, làm sao để người trẻ kiên trì trên con đường nghiên cứu?

Bùi Văn Nam Sơn: Đã là sinh viên đúng nghĩa thì ta phải ham chuyên môn của mình ngay từ khi bước chân vào trường đại học. Bước vào giảng đường, thư viện hay phòng thí nghiệm, ta cảm thấy linh thiêng, hào hứng, thì mới có hi vọng thành tựu. Ít ra là cũng ham đọc sách, chứ cầm cuốn sách mà đọc vài trang là lăn ra ngủ thì không thể nào đi xa được đâu. Phải mê sách vở, mê nghiên cứu, mê chữ nghĩa,.... thì mới có triển vọng. Dần dần thành thói quen, trong đó có thói quen tập đọc, tập chịu đựng: cái khó nhất trong học tập, nghiên cứu là chịu đọc những cái mà mình không thích. Đọc một cách nghiêm chỉnh, không thành kiến những gì không giống mình. Nghiên cứu là để hiểu vấn đề và hiểu người khác một cách nghiêm chỉnh, trung thực. Đừng vì ghét quan điểm của tác giả nào đó, rồi chưa đọc kỹ về họ đã bác bỏ hay xuyên tạc họ. Cố tình hạ thấp họ để nghĩ mình thắng họ, thì thực chất họ cũng chẳng thấp hơn được. Phải hiểu một cách chân thực, phản bác họ bằng luận cứ. Và để làm được điều đó thì, như đã nói, phải chịu khó đọc những cái mình không thích, học những môn mình không ưa. Tập thói quen này khó lắm đó, nhưng hoàn toàn có thể làm được.

Dù có nhiều khó khăn đón chờ phía trước, nhưng xin hãy cứ kiên trì, rồi mùa hoa trái sẽ tới!

Xin cảm ơn ông!

Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)

Rải băng: Tạ Thương

(Bài đăng trên báo SVVN số Xuân Quý Tỵ 2013)

Image en ligne

 

__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday 10 November 2020

Bá quyền kết thúc như thế nào – Sự rã rệu của quyền lực Mỹ

  

 

 

Bá quyền kết thúc như thế nào – Sự rã rệu của quyền lực Mỹ

|

 Alexander CooleyDaniel H. Nexon, Foreign Affairs, tháng Bảy/tháng Tám 2020

 

How Hegemony Ends

U.S. global leadership is not simply in retreat; it is unraveling. And the decline is not cyclical but permanent.

 

 

Trần Ngọc Cư dịch 

[ALEXANDER COOLEY là Giáo sư Chính trị học Ngạch Claire Tow tại Barnard College và là Giám đốc Viện Nghiên cứu Harriman tại Columbia University.

DANIEL H. NEXON là Phó Giáo sư tại Phân khoa Chính quyền tại Trường Nghiệp vụ Nước ngoài Edmund A. Walsh tại Đại học Georgetown.

Hai ông là tác giả cuốn Exit From Hegemony: The Unraveling of the American Global Order (Chấm dứt bá quyền: Sự rã rệu của trật tự toàn cầu Mỹ).] 

Nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong trật tự toàn cầu. Phản ứng quốc tế thiếu phối hợp trong việc đối phó đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế tiếp sau đó, sự hồi sinh của chính trị dân tộc chủ nghĩa và chính sách cứng rắn về biên giới quốc gia hình như báo trước sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế thiếu hợp tác và mong manh hơn. Theo nhiều nhà quan sát, những phát triển này nêu bật sự nguy hiểm của chính sách “nước Mỹ trước hết” của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và việc ông rút lui khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu. 

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch coronavirus, Trump vẫn thường xuyên chỉ trích giá trị của các liên minh và các định chế như NATO, ủng hộ sự tan rã của Liên Minh Châu Âu, rút khỏi một loạt các hiệp định và tổ chức quốc tế, và quay sang chiều chuộng các nhà độc tài như Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ông đặt nghi vấn về giá trị của việc đưa các giá trị tự do như dân chủ và nhân quyền vào trung tâm của chính sách đối ngoại. Việc Trump rõ ràng dành ưu tiên cho chính trị giao dịch tổng số bằng không [có kẻ thắng người thua] chứng minh thêm khái niệm Mỹ đang từ bỏ cam kết thúc đẩy một trật tự quốc tế tự do.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Vladivostok, Nga, tháng Chín 2018. Ảnh: Mikhail Metzel / TASS Host Photo Agency / Reuters 

Một số nhà phân tích tin rằng Hoa Kỳ vẫn còn có thể quay trở lại, bằng cách khôi phục các chiến lược mà Mỹ đã vận dụng, từ cuối Thế chiến II đến sau Chiến tranh Lạnh, để xây dựng và duy trì một trật tự quốc tế thành công. Nếu một nước Mỹ thời hậu Trump có thể nắm lại các trách nhiệm về quyền lực toàn cầu của mình, thì thời đại này – bao gồm cả đại dịch sẽ định tính cách cho nó – chỉ là một sự chệch hướng tạm thời chứ không phải là một bước trên con đường dẫn đến xáo trộn vĩnh viễn. 

Dẫu sao, những dự đoán về sự xuống dốc của Mỹ và sự thay đổi trong trật tự quốc tế chẳng có gì mới lạ – và thường xuyên sai lầm. Vào giữa những năm 1980, nhiều nhà phân tích tin rằng sự lãnh đạo của Mỹ đang trên đường kết thúc. Hệ thống Bretton Woods đã sụp đổ vào những năm 1970; Hoa Kỳ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các nền kinh tế châu  Âu và Đông Á, đặc biệt từ Tây Đức và Nhật Bản; và Liên Xô lúc bấy giờ trông giống như một thực thể trường tồn của chính trị thế giới. Tuy nhiên, đến cuối năm 1991, Liên Xô đã chính thức tan rã, Nhật Bản bước vào “thập kỷ mất mát” vì sự trì trệ kinh tế và nhiệm vụ hợp nhất tốn kém đã tiêu hết nguồn lực của một nước Đức thống nhất. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã trải qua một thập kỷ bùng nổ đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế cao bất ngờ. Kết quả là điều mà mà nhiều người ca ngợi là “một thời điểm đơn cực” [a unipolar moment] của bá quyền Mỹ. 

Nhưng lần này thực sự là khác. Chính các lực tác động làm cho bá quyền Mỹ trở nên vững vàng trước đây ngày nay đang thúc đẩy sự giải thể của nó. Có ba sự phát triển đã từng thúc đẩy trật tự hậu Chiến tranh Lạnh do Mỹ lãnh đạo. Một là, với sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản, Mỹ không còn phải đối diện với một dự án ý thức hệ toàn cầu quan trọng nào có thể cạnh tranh với Mỹ. Hai là, với sự tan rã của Liên Xô và cơ sở hạ tầng của các định chế và quan hệ đối tác của chế độ Xô Viết, các quốc gia yếu hơn không còn lựa chọn đáng kể nào ngoài việc hướng tới Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhằm đảm bảo hậu thuẫn quân sự, kinh tế và chính trị. Và ba là, các nhà hoạt động và phong trào xuyên quốc gia đang truyền bá các giá trị và chuẩn mực tự do vốn đã củng cố trật tự tự do. 

Ngày nay, những động lực tương tự đã quay lại chống Hoa Kỳ: một chu kỳ độc hại làm xói mòn quyền lực Mỹ đang thay thế chu kỳ tốt lành đã từng củng cố nó. Với sự trỗi dậy của các cường quốc như Trung Quốc và Nga, các dự án chuyên quyền và phi tự do đang cạnh tranh với hệ thống quốc tế tự do do Mỹ lãnh đạo. Các nước đang phát triển, và thậm chí nhiều nước phát triển, có thể tìm kiếm những cường quốc bảo trợ mới thay vì tiếp tục phụ thuộc vào sự hào phóng và hậu thuẫn của phương Tây. Và các mạng lưới xuyên quốc gia phi tự do, thường là cánh hữu, đang ra sức chống lại các quy tắc và các tín lý của trật tự quốc tế tự do mà trước đây dường như không thể bị lung lạc. Nói tóm lại, vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ không chỉ thoái hoá, mà nó đang rã rệu. Và sự xuống dốc này không có tính chu kỳ mà là vĩnh viễn. 

THỜI ĐIỂM ĐƠN CỰC BIẾN MẤT 

Thật có vẻ lạ lùng khi ta nói về một sự xuống dốc vĩnh viễn của Mỹ khi Mỹ chi tiêu một ngân sách quốc phòng nhiều hơn so với bảy đối thủ tiếp theo kết hợp lại và duy trì một mạng lưới các căn cứ quân sự vô song ở nước ngoài. Sức mạnh quân sự đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì thế ưu việt của Hoa Kỳ trong những năm 1990 và những năm đầu của thế kỷ này; không một quốc gia nào khác có thể nới rộng những bảo đảm an ninh đáng tin cậy trên toàn bộ hệ thống quốc tế. Nhưng sự thống trị của quân đội Mỹ ít phụ thuộc vào ngân sách quốc phòng – trên thực tế, chi tiêu quân sự của Mỹ đã giảm trong những năm 1990 và chỉ gia tăng đột biến sau vụ tấn công 11 tháng 9. Ưu thế quân sự của Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào một số yếu tố khác như sự biến mất của Liên Xô như một đối thủ cạnh tranh, sự gia tăng lợi thế công nghệ mà quân đội Mỹ hưởng được và việc hầu hết các cường quốc hạng hai trên thế giới sẵn sàng dựa vào sức mạnh Hoa Kỳ thay vì xây dựng lực lượng quân sự của riêng mình. Nếu sự trỗi dậy của Mỹ như một cường quốc đơn cực chủ yếu phụ thuộc vào sự giải thể của Liên Xô, thì sự kéo dài của tính đơn cực đó trong thập kỷ tiếp theo là do việc các đồng minh châu Á và châu  Âu đồng tình chấp nhận vai trò bá quyền của Mỹ. 

Nếu ta chỉ nói về khoảnh khắc đơn cực thì sẽ làm lu mờ thêm các đặc điểm quan trọng của chính trị thế giới đã hình thành nền tảng cho sự thống trị của Mỹ. Sự tan rã của Liên Xô cuối cùng đã khép lại cánh cửa của dự án duy nhất về trật tự toàn cầu có thể cạnh tranh với chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa Mác - Lênin (và các phó sản của nó) hầu hết đã biến mất như một nguồn cạnh tranh ý thức hệ. Cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia liên hệ nó – các tổ chức, các tập quán và các mạng lưới, bao gồm Hiệp ước Warsaw, Hội đồng Tương trợ Kinh tế và chính bản thân Liên Xô – tất cả đều sụp đổ từ bên trong. Không có sự hỗ trợ của Liên Xô, hầu hết các quốc gia liên kết với Moscow, các nhóm nổi dậy và các phong trào chính trị phải quyết định hoặc bỏ cuộc hoặc gia nhập liên minh với Hoa Kỳ. Vào giữa những năm 1990, chỉ còn lại một khuôn khổ nổi bật cho các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, đó là hệ thống các liên minh và định chế quốc tế tự do thả neo tại Washington. 

Hoa Kỳ và các đồng minh của mình – được gọi tắt là phương Tây – cùng nhau hưởng độc quyền bảo trợ trên thực tế [a de facto patronage monopoly] trong thời kỳ đơn cực này. Với một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, phương Tây đã cung ứng nguồn an ninh quan trọng duy nhất, các lợi ích kinh tế, hậu thuẫn chính trị và tính hợp pháp cho nhiều quốc gia. Các nước đang phát triển không còn có thể dùng đòn bẩy chính trị với Washington bằng cách đe dọa quay qua Moscow hoặc đưa ra nguy cơ bị cộng sản chiếm chính quyền để giúp họ khỏi phải tiến hành cải cách trong nước. Sự bành trướng nhanh chóng sức mạnh và ảnh hưởng của phương Tây không có gì cản trở đến mức nhiều nhà hoạch định chính sách đã tin vào chiến thắng vĩnh viễn của chủ nghĩa tự do. Hầu hết các chính phủ đều thấy rõ không có một phương án thay thế khả thi nào khác. 

Không có nguồn hỗ trợ nào khác, các nước càng có nhiều khả năng tuân thủ các điều kiện của viện trợ phương Tây mà họ nhận được. Các lãnh đạo độc tài phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế nghiêm khắc và các yêu sách nặng nề từ các tổ chức quốc tế do phương Tây kiểm soát. Vâng, các cường quốc dân chủ tiếp tục bảo vệ một số quốc gia chuyên chế (như Ả Rập Saudi giàu dầu mỏ) khỏi những yêu sách như vậy vì lý do chiến lược và kinh tế. Và các nền dân chủ hàng đầu, kể cả Hoa Kỳ, chính họ cũng vi phạm các quy tắc quốc tế liên quan đến nhân quyền, dân quyền và các quyền chính trị, đáng kể nhất là dưới hình thức tra tấn và giam giữ tù nhân một cách khác thường [ở những địa phương nằm ngoài luật pháp Mỹ] trong cái gọi là cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng ngay cả những ngoại lệ đạo đức giả này cũng đã củng cố quyền bá chủ của trật tự tự do, bởi vì chúng châm ngòi cho sự lên án mạnh mẽ giúp khẳng định các nguyên tắc tự do và bởi vì chính các quan chức Hoa Kỳ cũng phải tiếp tục lên tiếng cam kết các quy tắc tự do. 

Trong khi đó, số lượng mạng lưới xuyên quốc gia ngày càng mở rộng – thường được mệnh danh là “xã hội dân sự quốc tế” – đã chống đỡ cho một kiến trúc mới xuất hiện của trật tự quốc tế  hậu Chiến tranh Lạnh. Các nhóm và cá nhân này đóng vai trò những người lính chân chính của bá quyền Mỹ bằng cách truyền bá các quy tắc và tập quán tự do rộng rãi. Sự sụp đổ của các nền kinh tế kế hoạch tập trung trong thế giới hậu cộng sản đã mở đường cho các làn sóng tư vấn và nhà thầu phương Tây giúp mang lại các cải cách thị trường, đôi khi có hậu quả tai hại, như ở Nga và Ukraine, nơi trị liệu sốc do phương Tây hậu thuẫn [Western-backed shock therapy]đã làm cho hàng chục triệu người trở nên bần cùng trong khi tạo ra một lớp đầu sỏ giàu có, những người đã biến tài sản nhà nước trước đây thành các đế chế cá nhân. Các tổ chức tài chính quốc tế, cơ quan quản lý chính phủ, ngân hàng trung ương và các nhà kinh tế đã nỗ lực xây dựng một sự đồng thuận của giới chóp bu [an elite concensus] ủng hộ thương mại tự do và sự chuyển dịch vốn qua các biên giới quốc gia. 

Các nhóm xã hội dân sự cũng tìm cách lèo lái các nước hậu cộng sản và đang phát triển theo mô hình dân chủ tự do phương Tây. Các toán chuyên gia phương Tây đã tư vấn cho các chính phủ về việc thiết kế hiến pháp mới, cải cách pháp lý và hệ thống đa đảng. Các nhà quan sát quốc tế, hầu hết trong số họ đến từ các nền dân chủ phương Tây, đã theo dõi các cuộc bầu cử ở các nước xa xôi. Các tổ chức phi chính phủ (NGO) ủng hộ việc mở rộng quyền con người, bình đẳng giới và bảo vệ môi trường, đã tạo được liên minh với các nhà nước và các cơ quan truyền thông có thiện cảm. Công việc của các nhà hoạt động xuyên quốc gia, các cộng đồng học thuật và các phong trào xã hội đã giúp xây dựng một dự án tự do bao trùm lên các nỗ lực hội nhập kinh tế và chính trị thế giới. Trong suốt những năm 1990, các lực lượng này đã giúp tạo ra một ảo tưởng về một trật tự tự do vô địch dựa trên bá quyền toàn cầu của Mỹ. Ảo ảnh đó bây giờ đã bị rách nát. 

SỰ TÁI HIỆN CỦA CÁC ĐẠI CƯỜNG 

Ngày nay, các đại cường khác đang đưa ra các quan niệm cạnh tranh về trật tự toàn cầu, thường là các cường quốc theo chế độ độc tài có sức thu hút đối với nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia yếu hơn. Phương Tây không còn chủ trì độc quyền bảo trợ [a monopoly of patronage]. Các tổ chức khu vực mới nổi và các mạng lưới xuyên quốc gia phi tự do đang ra sức cạnh tranh ảnh hưởng với Hoa Kỳ. Những thay đổi dài hạn trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc, là nguyên nhân của nhiều phát triển có tính cạnh tranh này. Những thay đổi này đã làm thay đổi cục diện địa chính trị. 

Vào tháng 4 năm 1997, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã cùng nhau cam kết “thúc đẩy đa cực hóa thế giới và thiết lập một trật tự quốc tế mới.” Trong nhiều năm, nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách phương Tây đã khinh thường hoặc bác bỏ những thách thức này, coi chúng là giọng điệu nói lấy được [wishful rhetoric]. Họ lập luận rằng Bắc Kinh vẫn cam kết tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực của trật tự do Mỹ lãnh đạo, bằng cách chỉ ra rằng Trung Quốc tiếp tục hưởng lợi từ hệ thống hiện tại. Ngay cả khi Nga ngày càng trở nên quyết đoán trong việc lên án Hoa Kỳ trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này và kêu gọi một thế giới đa cực hơn, các nhà quan sát không tin rằng Moscow có thể vận dụng được hậu thuẫn từ bất kỳ đồng minh quan trọng nào. Các nhà phân tích phương Tây đặc biệt không tin rằng Bắc Kinh và Moscow có thể vượt qua hàng thập kỷ ngờ vực và ganh đua nhau để hợp tác chống lại các nỗ lực của Mỹ để duy trì và ảnh hưởng trật tự quốc tế. 

Sự hoài nghi này là có lý do vào thời cao điểm của bá quyền toàn cầu Mỹ trong những năm 1990 và thậm chí vẫn còn hợp lý trong suốt thập kỷ tiếp theo. Nhưng tuyên bố năm 1997 của hai nhà lãnh đạo nói trên, bây giờ nhìn lại, thấy giống như một bản thiết kế cho đường lối theo đó Bắc Kinh và Moscow đã cố gắng sắp xếp lại chính trị quốc tế trong suốt 20 năm qua. Trung Quốc và Nga hiện đang trực tiếp thách thức các khía cạnh tự do của trật tự quốc tế, từ bên trong các định chế và diễn đàn của chính trật tự đó; đồng thời, họ đang xây dựng một trật tự thay thế thông qua các định chế và địa điểm mới, trong đó họ có ảnh hưởng lớn hơn và có thể coi nhẹ quyền con người và các quyền tự do dân sự. 

Tại Liên Hợp Quốc, chẳng hạn, hai nước thường xuyên tham khảo ý kiến về phiếu bầu và các sáng kiến được đưa ra. Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hai nước đã phối hợp sự chống đối của họ nhằm chỉ trích các can thiệp và các kêu gọi thay đổi chế độ do phương Tây đưa ra; hai nước đã phủ quyết các đề xuất về Syria và nỗ lực áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela và Yemen do phương Tây bảo trợ. Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, từ năm 2006 đến 2018, Trung Quốc và Nga đã bỏ phiếu giống nhau 86% thời gian, thường xuyên hơn so với 78% số lần bầu theo thỏa thuận hai bên từ năm 1991 đến 2005. Ngược lại, kể từ năm 2005, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đồng ý chỉ 21 phần trăm thời gian. Bắc Kinh và Moscow cũng đã dẫn đầu các sáng kiến của Liên Hợp Quốc nhằm thúc đẩy các chuẩn mực mới, đáng chú ý nhất là trong lĩnh vực không gian mạng, đặt ưu tiên chủ quyền quốc gia lên trên quyền cá nhân, hạn chế học thuyết về trách nhiệm bảo hộ [responsibity to protect] và hạn chế quyền lực của các nghị quyết nhân quyền do phương Tây bảo trợ. 

Trung Quốc và Nga cũng đã đi đầu trong việc tạo ra các định chế quốc tế mới và các diễn đàn khu vực nhằm loại trừ Hoa Kỳ và phương Tây một cách rộng lớn hơn. Có lẽ nổi tiếng nhất trong số này là nhóm BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.. Từ năm 2006, nhóm này đã xuất hiện như một bối cảnh năng động nhằm thảo luận các vấn đề về trật tự quốc tế và lãnh đạo toàn cầu, bao gồm xây dựng các phương án thay thế cho các định chế do phương Tây kiểm soát trong các lĩnh vực quản trị Internet, hệ thống thanh toán quốc tế và hỗ trợ phát triển. Năm 2016, các quốc gia BRICS đã tạo ra Ngân hàng Phát triển Mới [New Development Bank] chuyên về tài trợ – cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. 

Trung Quốc và Nga mỗi nước cũng đã thúc đẩy rất nhiều tổ chức an ninh khu vực mới – gồm Hội nghị về các biện pháp xây dựng niềm tin và tương tác ở châu Á, Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể, và Cơ chế điều phối và hợp tác tứ giác –  gồm cả Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc điều hành và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) do Nga hậu thuẫn. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) – một tổ chức an ninh, thúc đẩy hợp tác giữa các dịch vụ an ninh và giám sát các cuộc tập trận quân sự hai năm một lần – được thành lập năm 2001 theo sáng kiến của cả Bắc Kinh và Moscow. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đã nhận thêm Ấn Độ và Pakistan làm thành viên đầy đủ vào năm 2017. Kết quả cuối cùng là sự xuất hiện của các cấu trúc song song của việc quản trị toàn cầu, những cấu trúc này bị chi phối bởi các quốc gia độc tài và cạnh tranh với các cấu trúc cũ hơn, tự do hơn. 

Các nhà phê bình thường coi BRICS, EAEU và SCO là những “nơi nói chuyện suông”, trong đó các quốc gia thành viên không thực sự giải quyết vấn đề hoặc tham gia hợp tác có ý nghĩa. Nhưng hầu hết các tổ chức quốc tế khác cũng không khác bao nhiêu. Ngay cả khi chúng cho thấy không thể giải quyết các vấn đề tập thể, các tổ chức khu vực cho phép các thành viên khẳng định các giá trị chung và nâng cao tầm vóc của các cường quốc đủ sức triệu tập các diễn đàn này. Chúng tạo ra mối quan hệ ngoại giao dày đặc hơn giữa các thành viên của mình, do đó, giúp các thành viên này dễ dàng hơn trong việc xây dựng các liên minh quân sự và chính trị. Nói tóm lại, các tổ chức này tạo thành một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng trật tự quốc tế, một cơ sở hạ tầng trước đây bị chi phối bởi các nước dân chủ phương Tây sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Thật vậy, mảng mới này của các tổ chức không phải phương Tây [non-Western organizations] đã đưa các cơ chế quản trị xuyên quốc gia vào các khu vực như Trung Á, trước đây vốn thiếu kết nối với nhiều tổ chức quản trị toàn cầu. Từ năm 2001, hầu hết các quốc gia Trung Á đã tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể do Nga đứng đầu, EAEU, AIIB và dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc được gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). 

Trung Quốc và Nga hiện cũng đang xâm lấn vào các khu vực có truyền thống được Hoa Kỳ và các đồng minh lãnh đạo; ví dụ, Trung Quốc triệu tập nhóm 17 + 1 với các quốc gia ở Trung và Đông Âu và Diễn đàn Trung Quốc-CELAC (Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean) ở Mỹ Latinh. Các nhóm này cung cấp cho các quốc gia trong các khu vực này những đấu trường mới để giành lấy sự hợp tác và hỗ trợ đồng thời thách thức sự đoàn kết của các khối truyền thống phương Tây; chỉ vài ngày trước khi nhóm 16 + 1 mở rộng để bao gồm thành viên EU Hy Lạp vào tháng 4 năm 2020, Ủy ban châu  Âu đã gọi Trung Quốc là “một đối thủ mang tính hệ thống” giữa những lo ngại cho rằng Sáng kiến một Vành đai-một Con đường [BRI] đang phá hoại các quy định và các chuẩn mực của Liên  Âu. 

Bắc Kinh và Moscow dường như đang quản lý thành công  liên minh vì lợi ích trước mắt [alliance of convenience] của mình, bất chấp các dự đoán cho rằng họ sẽ không thể chịu đựng được các dự án quốc tế khác của nhau. Điều này thậm chí đã xảy ra trong các lĩnh vực mà lợi ích khác nhau của họ có thể dẫn đến căng thẳng đáng kể. Nga lên tiếng ủng hộ Sáng kiến một Vành đai-một Con đường của Trung Quốc, mặc dù đã xâm nhập vào Trung Á, nơi Moscow vẫn coi là sân sau của mình. Trên thực tế, kể từ năm 2017, luận điệu của Kremlin đã chuyển từ nói về “một phạm vi ảnh hưởng” rõ ràng của Nga ở khu vực Á-Âu [Eurasia] sang việc chấp nhận một khu vực “Đại Á-Âu” [Greater Eurasia] rộng lớn hơn, trong đó đầu tư và hội nhập do Trung Quốc dẫn đầu phù hợp sít sao với những nỗ lực của Nga nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của phương Tây. Moscow theo mô hình tương tự khi Bắc Kinh lần đầu tiên đề xuất thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) vào năm 2015. Bộ Tài chính Nga ban đầu từ chối hỗ trợ ngân hàng, nhưng Kremlin đã thay đổi hướng đi sau khi thấy gió đang thổi theo chiều nào; Nga chính thức gia nhập ngân hàng vào cuối năm. 

Trung Quốc cũng tỏ ra sẵn sàng đáp ứng những lo ngại và nhạy cảm của Nga. Trung Quốc đã cùng với các nước BRICS khác từ chối lên án Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, mặc dù làm như vậy rõ ràng đã đi ngược lại việc lâu nay Trung Quốc chống chủ nghĩa ly khai và các vi phạm sự vẹn toàn lãnh thổ. Hơn nữa, cuộc chiến tranh thương mại giữa chính quyền Trump với Trung Quốc đã mang lại cho Bắc Kinh thêm nhiều động lực để hỗ trợ các nỗ lực của Nga nhằm phát triển các lựa chọn thay thế cho hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT do phương Tây kiểm soát và thương mại bằng đồng đô la, nhằm làm suy yếu phạm vi trừng phạt toàn cầu của Hoa Kỳ. 

CHẤM DỨT CHẾ ĐỘ ĐỘC QUYỀN BẢO TRỢ CỦA PHƯƠNG TÂY 

Trung Quốc và Nga không phải là các quốc gia duy nhất đang tìm cách làm cho chính trị thế giới thuận lợi hơn đối với các chế độ phi dân chủ và ít chịu phục tùng bá quyền Mỹ. Kể từ 2007, việc cho vay của “các nhà tài trợ lừa đảo” trên thế giới, chẳng hạn như Venezuela giàu dầu mỏ đã đưa ra khả năng rằng sự hỗ trợ không ràng buộc như vậy có thể làm suy yếu các sáng kiến viện trợ của phương Tây vốn được thiết kế để khuyến khích các chính phủ thực hiện cải cách tự do. 

Kể từ đó, các công ty cho vay của nhà nước Trung Quốc, như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, đã mở các dòng tín dụng đáng kể trên khắp Châu Phi và các nước đang phát triển. Do hậu quả của khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã trở thành một nguồn cho vay và tài trợ khẩn cấp quan trọng cho các quốc gia không thể tiếp cận hoặc bị loại khỏi các tổ chức tài chính phương Tây. Trong cuộc khủng hoảng tài chính này, Trung Quốc đã đưa ra hơn 75 tỷ đô la cho các khoản vay trong các giao dịch năng lượng cho các quốc gia ở Mỹ Latinh – Brazil, Ecuador, và Venezuela – và cho Kazakhstan, Nga và Turkmenistan ở Khu vực Á-Âu. 

BẢO HÀNH HỆ THỐNG QUYỀN LỰC MỸ 

Trung Quốc không phải là nước bảo trợ thay thế duy nhất. Sau Mùa xuân Ả Rập, các quốc gia vùng Vịnh như Qatar cho Ai Cập vay tiền, cho phép Cairo tránh chuyển sang Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong thời gian hỗn loạn. Nhưng Trung Quốc cho đến nay vẫn là quốc gia tham vọng nhất về vấn đề này. Một nghiên cứu của AidData cho thấy tổng số viện trợ nước ngoài của Trung Quốc từ năm 2000 đến 2014 đạt 354 tỷ đô la, gần tổng số 395 tỷ đô la của viện trợ Mỹ. Trung Quốc kể từ đó đã vượt qua các khoản giải ngân viện trợ hàng năm của Hoa Kỳ. Hơn nữa, viện trợ của Trung Quốc làm suy yếu các nỗ lực của phương Tây để truyền bá các chuẩn mực tự do. Một số nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù các quỹ của Trung Quốc đã thúc đẩy sự phát triển ở nhiều quốc gia, nhưng chúng cũng đã gây ra tham nhũng trắng trợn và các lề thói của chế độ ô dù. Ở các quốc gia vừa trỗi dậy từ chiến tranh, như Nepal, Sri Lanka, Sudan và Nam Sudan, viện trợ tái thiết và phát triển của Trung Quốc đã chảy vào các chính phủ chiến thắng, giúp họ tránh khỏi các áp lực quốc tế buộc họ phải đáp ứng các đòi hỏi của kẻ thù trong nước và áp dụng các mô hình hòa bình và hòa giải tự do hơn. 

Sự kết thúc độc quyền bảo trợ của phương Tây đã chứng kiến sự trỗi dậy đồng thời của những người theo chủ nghĩa dân túy dân tộc chủ nghĩa cuồng nhiệt ngay cả ở các quốc gia được gắn chặt vào quỹ đạo kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ. Những người như Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tự coi mình là những người bảo vệ chủ quyền trong nước chống lại sự phá hoại của thế giới tự do. Họ bác bỏ những lo ngại của phương Tây về sự sụp đổ dân chủ ở nước họ và nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của mối quan hệ kinh tế và an ninh của họ với Trung Quốc và Nga. Trong trường hợp của Philippines, Duterte gần đây đã chấm dứt một hiệp ước quân sự hai thập kỷ với Hoa Kỳ sau khi Washington hủy visa của cựu cảnh sát trưởng quốc gia, người bị cáo buộc vi phạm nhân quyền trong cuộc chiến tranh đẫm máu và gây tranh cãi của Philippines về vấn đề ma tuý. 

Tất nhiên, một số trong những thách thức cụ thể này đối với lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ trở nên tồi tệ vì chúng xuất phát từ việc thay đổi hoàn cảnh chính trị và tính khí của các cá nhân lãnh đạo. Nhưng việc mở rộng các lựa chọn để thoát ra khỏi khu vực của các nước bảo trợ, tổ chức và các mô hình chính trị thay thế hiện nay dường như là một đặc điểm thường trực của chính trị quốc tế. Các chính phủ địa phương được rộng chỗ để điều động. Ngay cả khi các quốc gia này không chủ động chuyển đổi các thế lực bảo trợ, khả năng này có thể cung cấp cho họ đòn bẩy lớn hơn. Do đó, Trung Quốc và Nga có tự do hành động hơn để tranh giành quyền bá chủ của Hoa Kỳ và xây dựng các trật tự thay thế. 

Các chế độ chuyên quyền đã tìm ra cách để hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ tầm ảnh hưởng của mạng lưới vận động xuyên quốc gia của phe tự do và các tổ chức phi chính phủ có đầu óc cải cách. Cái gọi là các cuộc cách mạng màu trong thế giới hậu Xô Viết trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này và Mùa xuân Ả Rập những năm 2010-11 ở Trung Đông đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Chúng gây báo động cho các chính phủ độc tài và phi tự do vốn ngày càng coi việc bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy dân chủ là mối đe dọa đối với sự sống còn của họ. Đáp lại, các chế độ này đã ngăn chặn ảnh hưởng của các tổ chức phi chính phủ có liên hệ nước ngoài. Họ áp đặt các hạn chế chặt chẽ trong việc nhận tiền từ nước ngoài, cấm các hoạt động chính trị khác nhau và chụp mũ một số nhà hoạt động nhất định là “tay sai nước ngoài.” 

Một số chính phủ hiện tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ của riêng mình vừa để ngăn chặn áp lực tự do hóa trong nước vừa thi đua với trật tự tự do từ ngoài. Chẳng hạn, để đáp lại sự ủng hộ của phương Tây đối với các nhà hoạt động trẻ tuổi trong các cuộc cách mạng màu, Điện Kremlin đã thành lập nhóm thanh niên Nashi để vận động thanh niên ủng hộ nhà nước. Hiệp hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, tổ chức phi chính phủ lâu đời nhất Trung Quốc, đã cung cấp vật tư y tế cho các nước châu  Âu giữa đại dịch COVID-19 như một phần của chiến dịch quan hệ công chúng theo bài bản cẩn thận. Các chế độ này cũng sử dụng các nền tảng kỹ thuật số và phương tiện truyền thông xã hội để phá vỡ cuộc vận động và hô hào chống chính phủ. Một cách tương tự, Nga cũng đã triển khai các công cụ như vậy ở nước ngoài trong các hoạt động thông tin và xâm nhập phá hoại các cuộc bầu cử tại các quốc gia dân chủ. 

Hai sự phát triển đã giúp thúc đẩy bước ngoặt phi tự do ở phương Tây: Cuộc Đại suy thoái năm 2008 và cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu  Âu năm 2015. Trong thập kỷ qua, các mạng lưới phi tự do – nói chung chứ không phải chỉ cánh Hữu – đã thách thức sự đồng thuận của giới cầm quyền ở phương Tây. Một số tổ chức và nhân vật chính trị đặt nghi vấn về giá trị của việc tiếp tục làm thành viên trong các tổ chức lớn của trật tự tự do, như Liên minh châu  Âu và NATO. Nhiều phong trào cánh hữu ở phương Tây nhận được cả sự hỗ trợ về tài chính lẫn khuyến khích tinh thần từ Moscow, vốn ủng hộ các hoạt động “kinh tài đen tối” nhằm thúc đẩy các lợi ích đầu sỏ hẹp hòi ở Mỹ và các đảng chính trị cực hữu ở châu  Âu với hy vọng làm suy yếu các chính phủ dân chủ và nuôi dưỡng các đồng minh tương lai. Tại Ý, đảng chống nhập cư Lega hiện là đảng được lòng dân nhất bất chấp những tiết lộ về âm mưu giành sự hỗ trợ tài chính bất hợp pháp từ Moscow. Ở Pháp, Tập hợp Dân tộc, vốn có lịch sử ủng hộ Nga, vẫn là một thế lực mạnh mẽ của chính trị trong nước. 

Những sự phát triển này lặp lại đường lối mà các phong trào “chống lại trật tự” đã giúp thúc đẩy sự xuống dốc của các thế lực bá quyền trong quá khứ. Các mạng lưới xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong cả việc duy trì lẫn thách thức các trật tự quốc tế trước đó. Ví dụ, các mạng lưới Tin lành đã giúp làm xói mòn sức mạnh của Tây Ban Nha khi châu  Âu bắt đầu bước vào thời kỳ hiện đại, đáng chú ý nhất là bằng cách hỗ trợ cuộc nổi dậy của Hà Lan trong thế kỷ XVI. Các phong trào tự do và cộng hòa, đặc biệt là trong bối cảnh các cuộc cách mạng trên khắp châu  Âu vào năm 1848, đã góp phần phá hoại Đồng thuận Châu Âu [the Concert of Europe], theo đó các Đại cường cố gắng quản lý trật tự quốc tế trên lục địa này trong nửa đầu thế kỷ XIX. Sự trỗi dậy của các mạng lưới xuyên quốc gia phát xít và cộng sản đã giúp tạo ra cuộc đấu tranh quyền lực toàn cầu trong Thế chiến II. Các phong trào chống trật tự đã đạt được quyền lực chính trị ở các quốc gia như Đức, Ý và Nhật Bản, khiến các quốc gia này phá vỡ hoặc ra sức tấn công các cấu trúc hiện hữu của trật tự quốc tế. Nhưng ngay cả các phong trào chống trật tự ít thành công hơn vẫn có thể làm suy yếu sự gắn kết của các thế lực bá quyền và các đồng minh của họ. 

Không phải mọi phong trào phi tự do hay cánh hữu phản đối trật tự do Hoa Kỳ lãnh đạo đều tìm cách thách thức sự lãnh đạo của Hoa Kỳ hoặc quay sang coi Nga như một tấm gương của chủ nghĩa bảo thủ văn hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, các phong trào này đang giúp phân cực hóa chính trị trong các nền dân chủ công nghiệp tiên tiến và làm suy yếu sự hỗ trợ cho các định chế của trật tự quốc tế. Một trong số những phong trào này thậm chí đã chiếm được Nhà Trắng: Chủ nghĩa Trump, một xu hướng được hiểu rõ ràng nhất là một phong trào phản đối trật tự với một phạm vi xuyên quốc gia nhắm vào các liên minh và quan hệ đối tác có vị trí trung tâm đối với bá quyền Hoa Kỳ. 

Cuộc tranh giành quyền lực giữa các đại cường, việc chấm dứt độc quyền bảo trợ của phương Tây và sự xuất hiện của các phong trào phản đối hệ thống quốc tế tự do đã làm thay đổi trật tự toàn cầu mà Washington đã chủ trì kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Trong nhiều khía cạnh, đại dịch COVID-19 dường như đang đẩy nhanh hơn nữa sự xói mòn của bá quyền Hoa Kỳ. Trung Quốc đã gia tăng ảnh hưởng của mình trong Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức toàn cầu khác do hậu quả của việc chính quyền Trump cắt tài trợ và và đổ lỗi cho cơ quan y tế công cộng này. Bắc Kinh và Moscow đang mô tả chính mình là các nhà cung cấp hàng hóa khẩn cấp và vật tư y tế, đến các nước châu Âu như Ý, Serbia và Tây Ban Nha, và thậm chí đến cả Hoa Kỳ. Các chính phủ phi tự do trên toàn thế giới đang sử dụng đại dịch để che đậy việc hạn chế tự do truyền thông và trấn áp phe đối lập chính trị và xã hội dân sự. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn còn hưởng thế ưu việt quân sự của mình, nhưng địa vị thống trị ấy của Hoa Kỳ đặc biệt không phù hợp để đối phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay và các hậu quả dây chuyền của nó. 

Ngay cả khi cốt lõi của hệ thống bá quyền Mỹ, bao gồm hầu hết các đồng minh lâu đời tại châu Á và châu Âu và dựa trên các quy tắc và định chế được phát triển trong Chiến tranh Lạnh, vẫn còn vững mạnh, và như nhiều người bênh vực trật tự tự do sẽ đề xuất, ngay cả khi Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu có thể vận dụng sức mạnh tổng hợp kinh tế và quân sự để tạo lợi thế cho mình, thực tế là Washington sẽ phải làm quen với một trật tự quốc tế ngày càng cạnh tranh và phức tạp. Không có cách sửa chữa dễ dàng cho việc này. Không có khoản chi tiêu quân sự nào có thể đảo ngược các quá trình thúc đẩy sự rã rệu của bá quyền Mỹ. Ngay cả khi Joe Biden, ứng cử viên Dân chủ giả định, đánh bại Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm nay, hoặc nếu Đảng Cộng hoà chịu từ bỏ chủ nghĩa Trump, sự tan rã vẫn còn tiếp tục. 

Các câu hỏi chủ yếu hiện nay liên quan đến tình trạng tan rã là nó sẽ lan rộng bao xa. Liệu các đồng minh cốt lõi sẽ tách rời khỏi hệ thống bá quyền Mỹ hay không? Hoa Kỳ có thể duy trì sự thống trị tài chính và tiền tệ đến bao lâu, và ở mức độ nào? Kết quả thuận lợi nhất sẽ đòi hỏi phải dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Trump ở Hoa Kỳ và cam kết xây dựng lại các định chế dân chủ tự do từ cốt lõi. Ở cả cấp độ trong nước lẫn quốc tế, những nỗ lực như vậy sẽ đòi hỏi phải có các liên minh giữa các đảng và các mạng lưới chính trị trung hữu, trung tả và tiến bộ. 

Những gì các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ có thể làm là lên kế hoạch cho một thế giới sau khi mất vai trò bá quyền toàn cầu. Nếu họ giúp duy trì được phần cốt lõi của hệ thống quyền lực Mỹ, các quan chức Hoa Kỳ có thể đảm bảo rằng Hoa Kỳ lãnh đạo liên minh kinh tế và quân sự mạnh nhất trong một thế giới của nhiều trung tâm quyền lực, thay vì đứng về phía thua cuộc trong  hầu hết các cuộc thi đua về hình dạng của trật tự quốc tế mới. Để đạt được mục đích này, Hoa Kỳ phải phục hồi lại Bộ Ngoại giao đang gặp nhiều khó khăn và thiếu nhân viên, xây dựng lại và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực ngoại giao của mình. Tài lãnh đạo quốc gia thông minh sẽ giúp lèo lái một đại cường qua một thế giới được xác định bằng các cạnh tranh lợi ích và thay đổi liên minh. 

Hoa Kỳ thiếu cả ý chí lẫn nguồn lực để qua mặt Trung Quốc và các cường quốc mới nổi khác trong việc mua chuộc sự trung thành của các chính phủ. Hoa Kỳ sẽ không thể đảm bảo sự cam kết của một số quốc gia đối với các viễn kiến của mình về trật tự quốc tế. Nhiều chính phủ trong số đó đã xem trật tự do Hoa Kỳ lãnh đạo là mối đe dọa đối với quyền tự chủ, nếu không phải là sự sống còn của họ. Và một số chính phủ vẫn còn hoan nghênh một trật tự tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo hiện đang tranh đấu với chủ nghĩa dân túy và các phong trào phi tự do khác đang phản đối trật tự này. 

Ngay cả ở đỉnh cao của thời điểm đơn cực, Washington không luôn luôn muốn làm gì thì làm. Bây giờ, để mô hình chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ duy trì sức hấp dẫn đáng kể, Hoa Kỳ trước tiên phải tổ chức lại việc nhà của mình. Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những trở ngại của chính mình trong việc tạo ra một hệ thống thay thế; Bắc Kinh có thể gây khó chịu cho các đối tác và các nước lệ thuộc bằng các chiến thuật gây áp lực và các hợp đồng thiếu minh bạch và thường xuyên tham nhũng. Một bộ máy chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ được hồi sinh sẽ có thể thực hiện ảnh hưởng đáng kể đến trật tự quốc tế ngay cả khi không có quyền bá chủ toàn cầu. Nhưng để thành công, Washington phải công nhận rằng thế giới không còn giống với thời kỳ khác thường trong lịch sử những năm 1990 và thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này. Thời khắc đơn cực đã trôi qua, và nó không quay trở lại./. 

A.. C.D. H. N.

Dịch giả gửi BVN.

 

__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts