Đại Học chăn Trâu




Wednesday 25 April 2018

ĐẰNG SAU HIỆP ĐỊNH PARIS, MẬT ƯỚC NIXON & PHẠM VĂN ĐỒNG



From:

 
Mời đọc một tài liệu hayvề bí ẩn của Hiệp định Paris


                            AI CUNG BIET CHINH NIXON VA KISSINGER LA 2 NGUOI DA BAN DUNG VNCH CHO  CONG SAN DE LAY LONG TRUNG CONG

 
Là một quốc gia có diện tích không nhỏ, dân số cũng đông có hạng và chiếm ngữ một địa thế đắc địa ở Đông nam á thay vì nếu ở xa thằng Tàu thì dân tộc chúng ta đã có được một đời sống tương đối tốt đẹp hơn trăm vạn lần.
Đọc xong bài này tôi cứ nghĩ mọi cơ hội tốt đẹp cho VN té ra lại chỉ bị một anh H Kiss xoay như xoay váy, sau khi qua Liên Xô xin họ giảm quân viện cho VN(điều này thực ra LX lại tăng thêm cho HN để dứt điểm Nam Việt), rồi qua Tàu ăn óc khỉ và tay gấu bàn giao Đông Dương và Biển Đông cho Tàu, hắn vào Nam ép TT Thiệu ký văn bản hiệp ước hòa bình vô điều kiện, lại nhãy ra Hà Nội dự ký bản mật ước bồi hoàn sau hậu chiến 4,3 tỹ đô...

ĐẰNG SAU HIỆP ĐỊNH PARIS, MẬT ƯỚC NIXON & PHẠM VĂN ĐỒNG
Bùi Anh Trinh
 alt

Năm 1973, ngày 7.2, mười một ngày sau khi ký kết Hiệp Định Paris, Kissinger lên đường đi Hà Nội. Tại Hà Nội Kissinger trao cho Phạm văn Đồng một công hàm của Tổng Thống Nixon, trong đó quy định thể thức thanh toán số tiền bồi thường chiến tranh cho Hà Nội là 4,75 tỷ USD. Sau đó Thủ Tướng cộng sản Việt Nam Phạm văn Đồng giao cho Kissinger mang về cho Tổng Thống Hoa Kỳ một công hàm hoan nghênh tinh thần Mật ước của Nixon và hứa sẽ thi hành nghiêm chỉnh Mật ước này. Như vậy là Mật ước đã có đủ chữ ký của cả hai người cầm đầu chính phủ. (Lưu văn Lợi, Các Cuộc Thương Lượng Lê đức Thọ & Kissinger tại Paris)
Nguyên văn Mật ước:
Ngày 1 tháng 2 năm 1973.
Tổng Thống thông báo cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa những nguyên tắc sẽ chỉ đạo sự tham gia của Hoa Kỳ về việc xây dựng lại sau chiến tranh ở Bắc Việt Nam. Như đã nêu trong Điều 21 của Hiệp Định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973, Hoa Kỳ thực hiện sự tham gia này theo chính sách truyền thống của mình.
Những nguyên tắc đó là:
1.- Hoa Kỳ sẽ đóng góp xây dựng lại Bắc Việt sau chiến tranh mà không cần một đòi hỏi chính trị nào.
2.- Con số cam kết sơ khởi là 3,25 tỷ Dollars viện trợ không hoàn lại trong vòng 5 năm. Những hình thức viện trợ khác (viện trợ phát triển kinh tế) sẽ được nghiên cứu sau.
3.- Công việc điều hành kế hoạch viện trợ sẽ do một Ủy Ban được đặt tên là Ủy ban hỗn hợp kinh tế Hoa Kỳ-Bắc Việt. Ủy ban sẽ được hình thành trong vòng 30 ngày sau khi ký Hiệp Định.
4.- Chức năng của Ủy ban này sẽ là đề ra các chương trình cho việc đóng góp của Hoa Kỳ vào công cuộc xây dựng lại ở Bắc Việt Nam. Sự đóng góp của Hoa Kỳ sẽ tiến hành trên cơ sở những yếu tố sau đây:
a/ Các nhu cầu của Bắc Việt Nam do những tàn phá của chiến tranh gây nên.
b/ Các yêu cầu của công cuộc xây dựng lại sau chiến tranh trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp của nền kinh tế Bắc Việt Nam.
5.-) Ủy ban hỗn hợp kinh tế sẽ gồm những đại diện ngang nhau của mỗi bên. Ủy ban sẽ thỏa thuận về một bộ máy để quản lý chương trình đóng góp của Hoa Kỳ vào công cuộc xây dựng lại Bắc Việt Nam. Ủy ban sẽ cố gắng hoàn thành sự thỏa thuận này trong vòng 60 ngày sau khi được thành lập.
6.- Hai thành viên của Ủy ban sẽ hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Những trụ sở của Ủy ban sẽ đặt tại một nơi sẽ được thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
7.- Hoa Kỳ cho rằng việc thực hiện những nguyên tắc nói trên sẽ thúc đẩy những quan hệ kinh tế thương mại và các quan hệ khác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và sẽ góp phần vào việc bảo đảm một nền hòa bình vững chắc và lâu dài ở Đông Dương. Những nguyên tắc này phù hợp với tinh thần của Chương VIII của Hiệp Định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ký tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973.
Điều ghi chú về những hình thức viện trợ khác:
Về những hình thức viện trợ khác, việc nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy rằng những chương trình thích hợp có thể là vào khoảng 1 đến 1,5 tỷ đô la tùy theo nhu cầu của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa  về lương thực và hàng hóa khác.
Hiểu biết về Chương trình xây dựng lại kinh tế:
Có sự hiểu biết là những đề nghị của ủy ban hỗn hợp kinh tế nói trong công hàm của Tổng Thống gửi Thủ Tướng sẽ do mỗi thành viên thực hiện theo những quy định của Hiến Pháp của mình’’ (Lưu văn Lợi, Các Cuộc Thương Lượng Lê đức Thọ-Kissinger Tại Paris).
Tại sao cả hai bên đều không thi hành mật ước ?
Như vậy những gì hai bên thương lượng với nhau suốt 4 năm không nằm trong Hiệp Định, mà nằm trong Mật ước. Và hai bên ký với nhau Hiệp Định Paris chỉ là che mắt thế gian, còn Mật ước mới là kết quả thương lượng thực giữa hai bên.
Khoan nói tới hai bên đã mật cam kết với nhau những gì, nhưng tại sao lại không giữ lời giao ước ? Đây là một giao ước mật chứ không phải là giao ước công khai. Một khi giao ước mật được ký kết thì phải được tôn trọng tuyệt đối, gần như là lời thề thiêng liêng. Nếu có một bên phản bội thì bên kia chỉ cần tung mật ước ra trước ánh sáng thì bên vi phạm sẽ trở thành kẻ lừa đảo.
Mãi đến ngày 19.5.1977 Tổng Thống Hoa Kỳ Cater mới loan báo rằng sau khi ký Hiệp Định Paris 1973, Tổng Thống Nixon đã có ký với Hà Nội một mật ước riêng. Trong đó cam kết bồi thường 4,75 tỷ USD cho Hà Nội.
Sau loan báo của Tổng Thống, Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên bố đó chỉ là lời hứa của người đứng đầu cơ quan hành pháp Hoa Kỳ, cho nên quốc gia Hoa Kỳ không có trách nhiệm phải thi hành cam kết đó. Vì vậy dư luận hiểu rằng chính phía Hoa Kỳ đã không thi hành đúng như cam kết, nghĩa là sau Hiệp Định Paris Hoa Kỳ không chung cho Hà Nội một đồng nào trong số 4,75 tỷ.
Vấn đề được đặt ra là tại sao Nixon lại không thi hành những điều mà ông nhân danh Tổng Thống Hoa Kỳ  để viết ra ? Trong khi đó Hà Nội cũng không đưa mật ước ra để tố cáo Nixon thất hứa ? Nhất là khi Nixon còn tại chức ? Đặc biệt theo như nhân dân Hoa Kỳ  được biết một cách không chính thức thì Hoa Kỳ chỉ phải chung cho Hà Nội 3,25 tỷ đô la mà thôi, tại sao giờ đây chính phủ Cater lại loan báo là 4,75 tỷ.
Còn về phía Hà Nội tại sao họ cứ một mực tố cáo Nguyễn Văn Thiệu vi phạm Hiệp Định mà không công khai hay bán công khai tố cáo Nixon không giữ lời hứa về số tiền tái thiết Bắc Việt ? Nhất là khi Nixon còn tại chức ?
Chìa khóa giải mã
Năm 1998 chính phủ cộng sản Việt Nam (Phan văn Khải) đã cho công bố toàn bộ biên bản các cuộc mật đàm giữa Lê đức Thọ và Kissinger bằng một cuốn sách của Đại Tá cộng sản Việt Nam Lưu văn Lợi, ông là chuyên gia thương thuyết trong phái đoàn Hà Nội tại Paris. Cuốn sách có tựa đề là ‘’Các Cuộc Thương Lượng Lê đức Thọ & Kissinger tại Paris’’, sách xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1998 nhưng phổ biến hạn chế, đặc biệt không cho lưu hành trong nước.
Đến tháng 10 năm 2002 nhà xuất bản ‘’Công an Nhân dân’’ mới in lại và xuất bản trong nước. Trong chương cuối có đăng nguyên văn bản mật ước Nixon-Phạm văn Đồng, được Nixon ký ngày 1.2.1973, nghĩa là 4 ngày sau khi hai bên ký kết Hiệp Định Paris.
Bản mật ước gồm có 7 mục, trong đó 3 mục đầu quy định thể thức chi trả 3,25 tiền bồi thường chiến tranh và 4 mục sau quy định thể thức viện trợ kinh tế dài hạn cho Hà Nội, bước đầu là 1,5 tỷ hàng hóa và lương thực (viện trợ với lãi xuất ưu đãi). Cơ quan điều hành hệ thống viện trợ bồi thường chiến tranh của Hoa Kỳ tại Hà Nội sẽ được thành lập xong trong vòng 30 ngày sau khi Hiệp Định Paris được ký kết. Và hệ thống sẽ đi vào hoạt động trong vòng 60 ngày sau khi được thành lập, nghĩa là đồng đô la viện trợ đầu tiên sẽ đến Hà Nội 1 tháng sau khi người tù binh Hoa Kỳ cuối cùng đã được thả (Tù binh được thả trong vòng 60 ngày).
So sánh thời gian trao trả tù binh và thời gian bắt đầu chung viện trợ thì có thể kết luận được rằng ‘’Nếu Hà Nội thả hết 391 tù binh Hoa Kỳ  xong rồi thì Hoa Kỳ mới thưởng bằng tiền viện trợ’’ Đây là lời hứa của bên chiến thắng: Hà Nội phải thả hết tù binh vô điều kiện, thả xong tới người cuối cùng một cách vui vẻ thì mới được chung 4,75 tỷ. (Thường thì giao ước bồi thường và trao trả tù binh được thực hiện trên nguyên tắc: Đồng tiền đầu tiên được đưa ra cùng với người tù đầu tiên được thả, và đồng tiền cuối cùng được đưa ra cùng với ngày người tù binh cuối cùng được thả. Thêm một bằng chứng chứng minh Hà Nội đã đầu hàng sau cuộc dội bom).
Vậy thì ai đánh lừa ai ?
Sự kiện tù binh phải được thả hết trước khi Hà Nội nhận được viện trợ chứng tỏ Hoa Kỳ không có lý do gì để sợ Hà Nội phản bội mật ước. Có chăng là Hà Nội sợ Hoa Kỳ lấy xong tù binh rồi quỵt nợ không chung tiền. Và thực tế xảy ra đúng như vậy, Nixon lấy được toàn bộ tù binh nhưng không chung được 1 đồng như đã hứa. Cái gì khiến cho Nixon và Kissinger trở thành những tay lừa đảo hạng bét ?
Người ta xem lại biên bản từng cuộc mật đàm để truy nguyên hoàn cảnh phát sinh ra bản mật ước Nixon-Phạm văn Đồng. Hóa ra ban đầu, trước trận thả bom 12 ngày đêm thì mật ước đã được soạn trước nhưng chỉ có 3 mục đầu, nghĩa là bồi thường 3,25 tỷ. Số tiền này đã được thông báo cho Quốc Hội Hoa Kỳ.
Nhưng sau khi Hà Nội thiếu điều kéo cờ trắng trong cuộc dội bom 12 ngày đêm thì hai bên mới ngồi lại và thêm vào 4 mục sau, có thêm 1,5 tỷ viện trợ lương thực và hàng hóa (Đây là số tiền cho vay để phát triển kinh tế chứ không phải là viện trợ nhân đạo không hoàn lại). Đồng thời có thêm một kế hoạch viện trợ phát triển kinh tế về lâu về dài cho Bắc Việt.
So sánh mật ước 3 mục (trước cuộc dội bom) với mật ước 7 mục (sau cuộc dội bom) thì sau cuộc dội bom Hà Nội đã được Nixon thưởng thêm bằng cam kết sẽ viện trợ phát tiển kinh tế cho Hà Nội như là viện trợ cho một nước đồng minh, giống như viện trợ cho Nam Hàn sau Hiệp Ước Bàn Môn Điếm hay viện trợ cho Sài Gòn sau Hiệp định Genève.
Suy ra Hà Nội đã âm thầm trở thành đồng minh của Hoa Kỳ sau cuộc dội bom, nghĩa là thay vì đầu hàng thì Hà Nội đã xin hồi chánh.
Đầu hàng là buông súng và chịu mọi sự phán xét của kẻ thù, còn hồi chánh là ly khai với phe cọng sản và trở thành đồng minh của phe tự do. Lê Duẩn quyết định hồi chánh thì có lợi cho Bắc Việt nhiều hơn so với đầu hàng. Ông ta có quyền ly khai khỏi phe cộng sản bởi vì Trung Quốc và Liên Sô đã phản bội ông ta trước.
Còn nếu như ông ta đầu hàng thì không có ai giúp ông hồi phục kinh tế sau chiến tranh mà trái lại ông còn giữ nguyên quyển sổ nợ chiến phí của Liên Sô và Trung Quốc. Vả lại chạy theo Mỹ thì tất cả dân Việt từ Nam chí Bắc đều hoan hô ông, còn như tiếp tục chạy theo hai đàn anh đểu cáng là Trung Quốc và Liên Sô thì dân tộc mãi mãi trong tăm tối và đói khát như Bắc Hàn hay Cu Ba ngày nay.
Tại sao không bắt Hà Nội đầu hàng mà lại cho hồi chánh ?
Ngay từ những ngày đầu có cuộc mật đàm Kissinger-Lê đức Thọ thì Quốc Hội Hoa Kỳ đã mặc nhiên cho phép Kissinger có quyền bỏ tiền ra lấy tù binh trở về. Vấn đề là Kissinger trình diễn làm sao cho việc chung tiền không có vẻ là Hoa Kỳ bại trận. Vì vậy Nixon vẫn hợp pháp khi Kissinger soạn ra tờ ‘’Mật ước 3 điểm’’ hứa chung 3,25 tỷ cho Hà Nội. Số tiền đã được thông báo cho Quốc Hội Hoa Kỳ và ngay cả dân chúng Hoa Kỳ cũng được biết một cách không chính thức.
Thế nhưng 4 mục sau (cam kết thiết lập hệ thống viện trợ kinh tế dài hạn cho Hà Nội) là một việc làm phi pháp, bởi vì không xin phép Quốc Hội Hoa Kỳ, ‘’lén thỏa thuận với đối phương’’. Vả lại viện trợ kinh tế dài hạn chỉ được dành cho quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ chứ không thể nào dành cho ‘’kẻ thù’’.
Ngoài ra những đối thủ của Nixon trong Đảng Dân Chủ cũng có thể cáo buộc rằng cái giá để lấy tù binh trở về là công cuộc viện trợ phát triển kinh tế cho Hà Nội. Cũng là phạm pháp vì không xin phép Quốc Hội, nhưng nếu có xin phép thì Quốc Hội cũng sẽ bác bỏ bởi vì viện trợ kinh tế chỉ được cung cấp cho các quốc gia đồng minh trong khi Hà Nội đang là quốc gia thù địch.
Sự kiện Nixon lẫn Hà Nội giữ kín tờ mật ước cho tới 1977 chứng tỏ ngày đó hai bên đồng thỏa thuận ‘’Hà Nội bí mật hồi chánh’’. Hà Nội có quyền ly khai khỏi thế giới cọng sản là do Trung Quốc và Liên Sô tráo trở, cả hai đã ngưng cung cấp vũ khí để buộc Hà Nội phải chấm dứt chiến tranh và trả tù binh cho Hoa Kỳ.
Thế nhưng tại sao Nixon lại giấu nhẹm tin Hà Nội hồi chánh ? Câu trả lời rằng nhân dân Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận bởi vì mối thù giữa Hà Nội và nhân dân Hoa Kỳ đang còn nóng hổi, Quốc Hội và dân chúng Hoa Kỳ muốn Hà Nội phải đầu hàng chứ dứt khoát không có chuyện Hà Nội tự nhiên trở thành đồng minh của Hoa Kỳ mà chẳng phải trả giá cho tội lỗi của họ.
Vậy thì tại sao Nixon không buộc Hà Nội phải đầu hàng đúng theo ước vọng của dân chúng Hoa Kỳ ? Câu trả lời là Trung Quốc và Liên Sô sẽ không chấp nhận. Họ đã thỏa thuận trói tay Hà Nội để Hà Nội ngưng theo đuổi chiến tranh chứ không phải để cho Hoa Kỳ tha hồ đánh Bắc Việt đến nỗi phải đầu hàng. Thế giới sẽ nguyền rủa hai đàn anh đểu cáng.
Nếu Hà Nội đầu hàng vì trận dội bom 12 ngày đêm thì đương nhiên Liên Sô và Trung Quốc sẽ công bố cho thế giới biết rằng trong năm 1972 đích thân Nixon đến Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa để năn nỉ họ thôi viện trợ vũ khí cho Hà Nội để Hà Nội chấm dứt mộng theo đuổi chiến tranh, đem lại hòa bình cho nhân dân Việt Nam và cho toàn thế giới chứ họ không ngờ là Hoa Kỳ đã lợi dụng việc này để tấn công buộc Hà Nội phải đầu hàng.
Hậu quả chắc chắn sẽ kéo theo sự căng thẳng trở lại giữa Hoa Kỳ và thế giới cọng sản. Và dư luận thế giới sẽ coi Hoa Kỳ như là một kẻ tráo trở vô liêm sỉ, bởi vì rõ ràng là Hoa Kỳ đã bị cộng sản Việt Nam đánh bại nhưng lại năn nỉ Liên Sô và Trung Quốc trói tay Hà Nội để Hoa Kỳ tiếp tục hạ gục Hà Nội.
Vì vậy mà Nixon đã không kịp trở tay khi nghe Hà Nội đề nghị hồi chánh, ông chỉ còn có nước bí mật giúp đỡ Hà Nội dưới hình thức viện trợ bồi thường chiến tranh. Sau đó là hiệp thương trao đổi hàng hóa giữa hai miền Nam Bắc (theo Hiệp Định Genève và Hiệp Định Paris). Cuối cùng là tổng tuyển cử lựa chọn chế độ (Cũng theo Hiệp Định Genève và Hiệp Định Paris). Dự trù đến lúc tổng tuyển cử thì Hà Nội sẽ sắp xếp cho dân miền Bắc bỏ phiếu quyết định theo chế độ tự do. Lúc đó Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa sẽ không nói gì được. Và nhân dân Hoa Kỳ không thể nào từ chối.
*(Ghi chú: Thực ra bức mật thư đã được Hà Nội tiết lộ dần dần cho các dân biểu nghị sĩ Hoa Kỳ từ năm 1975 nhưng những người này đã nhém đi vì không muốn chung tiền cho Hà Nội. Họ viện lý do Hà Nội đã không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Paris:
Tháng 12 năm 1975 phái đoàn của Hoa Kỳ do Dân Biểu Montgomery dẫn đầu đến Hà Nội đã được xem.
Ngày 15.1.1976 phái đoàn do Thượng Nghị Sĩ McGovern dẫn đầu đến Hà Nội đã được xem.
Ngày 14.4.1976, báo Nhân Dân của Hà Nội đăng một phần Mật ước với lời công kích chính phủ Mỹ (Đăng 3 điều đầu, giấu 4 điều sau).
Ngày 3.5.1977, Phái đoàn đàm phán bình thường hóa quan hệ giữa cộng sản Việt Nam và Hoa Kỳ tại Paris do Holbrooks dẫn đầu đã được thứ trưởng ngoại giao cộng sản Việt Nam Phan Hiền cho xem.
Ngày 6.5.1977, báo Nhân Dân của Hà Nội cho đăng một phần Mật ước và một phần Công hàm đáp nhận của Phạm văn Đồng cùng với lời chỉ trích chính phủ Mỹ ‘’chà đạp luật pháp quốc tế’’. Dân Biểu Hoa Kỳ Lester L.Wolff đòi đưa Nixon ra tòa nếu Nixon không đưa ra bản Mật ước.
Ngày 14.5.1977 Nixon viết thư trả lời Wolff rằng chẳng có cam kết viện trợ nào cả.
Ngày 19.5.1977, trước sức ép của Wolff, chính phủ Cater loan báo ngày 1.2.1973 Nixon có ký một Mật ước với Hà Nội với con số 4,75 tỷ USD (nghĩa là cho lộ luôn 4 điều sau mà Hà Nội đã giấu).
Ngày 21.5.1977 bộ ngoại giao Hà Nội cho công bố toàn văn Mật ước của Nixon và công hàm đáp nhận của Phạm văn Đồng).
…oOo…
ĐẰNG SAU HIỆP ĐỊNH PARIS, MẬT ƯỚC NIXON & NGUYỄN VĂN THIỆU
Bùi Anh Trinh
Năm 1973, ngày 8.1, sau trận dội bom Mùa Giáng Sinh, Hòa đàm Paris được nối lại, mở đầu phiên họp là bài diễn văn của Lê đức Thọ, ông ta công kích Hoa Kỳ lật lọng leo thang chiến tranh. Kissinger không còn vui vẻ hoạt bát như các cuộc họp trước. Buổi chiều hai bên tiếp tục soạn thảo những chi tiết của văn bản hiệp ước mà trước đây đã bị bỏ dở.
Ngày 9, 10, 11 và 12.1, hai bên hoàn thành văn bản của hiệp ước bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Buổi chiều Kissinger và Sullivan họp với đoàn đàm phán Việt Nam Cộng Hòa để thông báo nội dung toàn bộ văn bản Hiệp Định. Vấn đề còn lại là Tổng Thống Thiệu có chấp thuận hay không.
* Chú giải: Đoạn tường thuật trên đây được ghi lại trong biên bản của bộ ngoại giao Hà Nội, do Lưu văn Lợi công bố năm 1998. Đọc qua đoạn biên bản này không ai có thể ngờ rằng đây là một cuộc họp sau cuộc dội bom Hà Nội 12 ngày đêm của Hoa Kỳ.
Hẳn nhiên là phải có nhiều biến cố và nhiều thượng lượng đã xảy ra sau khi cuộc dội bom vừa chấm dứt. Thế nhưng biên bản buổi họp được ghi lại như không hề có gì xảy ra. Chứng tỏ Lưu văn Lợi đã buộc phải giấu kín những trao đổi đã xảy ra giữa Kissinger và Lê đức Thọ trước khi hai ông bước vào phiên họp ngày 8.1.1975, tức là từ ngày ngưng ném bom 29.12.1972.
Những giấu kín đó đã làm tốn rất nhiều giấy mực của những nhà nghiên cứu thời cuộc, người ta cho rằng Hà Nội đã chịu đầu hàng trước khi cuộc dội bom chấm dứt. Điều này sẽ được đưa ra ánh sáng 5 năm sau cái chết của Kissinger.
alt

Năm 1973, ngày 14.1, Tướng Alexander Haig đến Sài Gòn với tối hậu thư của Nixon cam kết ‘’Chúng tôi sẽ không nhìn nhận quyền có mặt của quân đội ngoại quốc nào trên mãnh đất miền Nam. Chúng tôi sẽ phản ứng mãnh liệt trong trường hợp Hiệp Định bị vi phạm…’’, ‘’…Tôi quyết định sẽ tiếp tục viện trợ đầy đủ kinh tế và quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa’’. Tối hôm đó họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Tổng Thống Thiệu trình bày nội dung tối hậu thư của Nixon. Đa số mọi người đồng ý nên ký vào vì đã có cam kết Mỹ sẽ tham chiến trở lại để đổi lại việc quân Bắc Việt có thể vi phạm hiệp ước.
Ngày 17.1, Tổng Thống Thiệu gửi thư phúc đáp cho Tổng Thống Nixon trong một phong bì dán kín và nhờ Haig chuyển về cho Nixon khi đến Hoa Kỳ. Nhưng Haig về đến Tòa Đại Sứ thì xé phong bì để chuyển bằng diện tín về Washington. Trong thư Thiệu cho biết cần một cam kết rõ ràng hơn nhằm bảo đảm cho việc ông ta chấp nhận quân Bắc Việt ở lại miền Nam (Hồi ký của Alexander Haig).
Ngay đêm đó, trong lúc Haig còn ở tại Sài Gòn, Đại Sứ Bunker chuyển đến Tổng Thống Thiệu một điện văn của Nixon, cho biết sau ngày ký hiệp ước, dự trù vào ngày 27.1, Phó Tổng Thống Agnew sẽ đến Sài Gòn với một bản mật ước của Tổng Thống Nixon, trong đó nêu rõ ba vấn đề:
1.- Hoa Kỳ công nhận chính phủ của ngài là chính phủ duy nhất hợp pháp ở miền Nam Việt Nam.
2.- Hoa Kỳ không công nhận quyền có mặt của quân ngoại quốc trên lãnh thổ của miền Nam.
3.- Hoa Kỳ sẽ phản ứng mãnh liệt nếu bản Hiệp Định bị vi phạm. Ngoài ra: ‘’Tôi muốn được hội kiến riêng với ngài ba hay bốn tuần sau ở tại San Clements, California để chúng ta có dịp công khai nhắc lại mối hợp tác giữa hai nước, và sự cam kết của Hoa Kỳ’’ (Nguyễn Tiến Hưng, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập).
Trên nguyên tắc, đây cũng là điều kiện để hình thành Hiệp Định, nếu không có điện thư cam kết đó thì Tổng Thống Thiệu đã không ký vào Hiệp Định. Nguyên bản bức điện văn được Nguyễn Tiến Hưng đưa lên sách The Palace File, bản tiếng Việt trang 663.. Vì vậy sau này cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã hết lời nguyền rủa Hoa Kỳ bội ước.
Không phải Tổng Thống Nixon chủ tâm lừa đảo, sở dĩ ông mạnh dạn viết bức điện cam kết đó là vì Hà Nội đã đầu hàng. Không thể nào có chuyện Hà Nội gây chiến trở lại, họ không còn súng đạn, không còn gạo, và đang cần tiền viện trợ tái thiết của Hoa Kỳ (Tiến bồi thường chiến tranh). Không ngờ là sau này tình thế đã biến chuyển khác hẳn với những toan tính của Nixon và Kissinger.
Năm 1973, ngày 16.1. Tài liệu của CIA: ‘’Ngày 16/1 Haig đến Sài Gòn với một thư tay khác của Nixon gởi cho Tổng Thống Thiệu rằng nếu vẫn không ký ông sẽ công khai tố cáo trước dư luận thế giới Thiệu ngăn cản hòa bình. Thiệu vẫn hoãn binh và cho biết sẽ trả lời Nixon vào ngày hôm sau.
Hôm sau, 15 phút sau khi máy bay Haig rời Tân Sơn Nhất, Thiệu triệu tập Hội Đồng An Ninh thu hẹp, đọc tối hậu thư của Nixon cho Hội Đồng nghe. Sau đó Hội Đồng bàn về cung cách thi hành hiệp định. Việc ký kết đến đây xem như đương nhiên. CIA báo cáo rằng ‘’trong thâm tâm Thiệu biết trước sau cũng phải ký theo ý Hoa Kỳ, nhưng ông đã làm những gì cần thiết có lợi cho sự tồn tại của Nam Việt Nam.’’
Sáng ngày 20/1 Thiệu triệu tập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia thông báo quyết định ký. Phó Tổng Thống Trần Văn Hương khóc nói rằng Nam Việt Nam đang ở trên một chiếc gậy, chạy hướng nào cũng không tránh được tai họa, và ký Hiệp Định thì tai họa nhỏ hơn. Sau khi Hương dứt lời, Thiệu nói đồng ý với sự miêu tả của Hương (CIA and The Generals, bản dịch của Trần Bình Nam).
Theo như đoạn tài liệu này của CIA thì Haig đến Sài Gòn ngày 14 rồi trở lại Hoa Kỳ, sau đó ngày 16 mới trở lại với thư cam kết của Tổng Thống Nixon. Nhưng thực ra theo hồi ký của Haig thì thay vì đem thư của Thiệu về Hoa Kỳ thì ông và Bunker đã mở thư (do lệnh của Nixon) và chuyển bằng điện về cho Nixon. Rồi Nixon gởi lại thư cam kết bằng điện cho Bunker để Bunker chuyển cho Thiệu.
Tài liệu của CIA ngày đó có hơi khác so với hồi ký của Tướng Haig, sự thực là Haig đã mở thư tại Sài Gòn và nhận điện thư của Nixon rồi đem đến cho Thiệu chứ không có về Hoa Kỳ. Haig và Bunker không cần phải cho CIA biết chuyện này. Do đó đoạn tài liệu này của CIA chỉ là nhờ thâu thập qua thông tin của Trần Thiện Khiêm, nhưng Khiêm không hề biết là Haig không có về Hoa Kỳ.
Đây mới chỉ là bức điện thư báo trước, coi như bản nháp của mật ước, còn mật ước có chữ ký của Nixon sẽ được Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Agnew đem đến Sài Gòn sau khi Hiệp Định ngưng bắn được ký kết.
Ký kết hòa ước
Năm 1973, ngày 23.1, lúc 10 giờ 45 sáng, bản Hiệp Định Paris 1973 được Kissigner và Lê đức Thọ ký tắt. Sau khi ký xong hai ông trao đổi cho nhau cây viết để làm kỷ niệm.
Năm 1973, ngày 27.1, buổi sáng, 4 bên tham chiến cùng ký kết Hiệp Định có liên quan đến 4 bên, gồm có Ngoại Trưởng Hoa Kỳ William Rogers, Ngoại Trưởng Hà Nội Nguyễn Duy Trinh, Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Lắm, và Đại diện mặt trận giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Bình. Buổi chiều Hoa Kỳ và Hà Nội ký vào văn kiện thứ hai có liên quan tới sự kết ước giữa hai bên.
* Chú giải:
Dư luận Hoa Kỳ đối với Nixon: Báo Washington Post: ‘’Chúng ta biết ơn Nixon vì ông đã thực hiện lời hứa chấm dứt chiến tranh trong vòng 4 năm’’.
Báo Boston Herald Traveler: ‘’Nó tốt hơn nhiều so với một cuộc đầu hàng hèn nhát mà một số người Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận’’.
Báo Walstreet Journal: ‘’Ông đã rút 550 ngàn quân ra khỏi Việt Nam và đem được tù binh trở về mà không mất chế độ Sài Gòn…Kẻ địch đã hiểu rằng xương sống của người ngồi trong Tòa Bạch Ốc được làm bằng thép…’’
Báo Cleverlnad Plain Dealer: ‘’Ván bài quốc tế của ông đã có kết quả trước mọi thứ áp lực ở trong cũng như ngoài nước. Đây là giờ phút oanh liệt nhất của vị Tổng Thống thứ 37 của chúng ta’’.
Theo ghi chép của Hadleman thì sau khi xem các bài báo đó, Nixon có nhận xét rằng chưa có ai nói đúng về ông ta, đó là ‘’có bản lĩnh và kiên trì’’.
Bí mật đằng sau Hiệp Định:
Hiệp Định gồm có 9 khoản, trong 9 khoản có 23 điều. Nội dung của 9 khoản, 23 điều cho thấy trong 4 năm đàm phán hai bên chỉ thương lượng với nhau về 3 mục là (1) Mỹ rút quân (2) Hà Nội trả tù binh (3) Mỹ bồi thường chiến tranh. Tuy nhiên chuyện Mỹ rút quân là do Nixon tự quyết định rút quân về để thay thế bằng quân Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải là do kết quả điều đình. Như vậy chỉ còn 2 vấn đề mà người ta phải hẹn nhau đến Paris để thương lượng trong 4 năm là Hà Nội trả tù binh và đòi bồi thường chiến tranh.
Nhưng vấn đề trao trả tù binh Hoa Kỳ và tiền bồi thường chiến tranh chỉ được đưa ra sau khi cả Trung Quốc và Liên Sô đều thông báo cho Hà Nội là họ muốn Hà Nội chấm dứt chiến tranh. Lúc đó Lê Duẩn có muốn đánh tiếp cũng không có gạo, không có đạn để đánh. Do đó chỉ cần 2 cuộc họp cách nhau 2 tháng thì Hà Nội đã đưa ra toàn bộ các điều kiện của họ: Tức là thả tù binh Hoa Kỳ vô điều kiện, không đòi thay thế chế độ Thiệu, không đòi thả 38 ngàn tù chính trị cọng sản miền Nam, không buộc Hoa Kỳ phải ghi điều khoản bồi thường chiến tranh vào trong Hiệp định đình chiến v.v…Dĩ nhiên là Nixon nợ Liên Sô và Trung Quốc về sự nhượng bộ này.
Nội dung 9 khoản ghi trong Hiệp Định cho thấy không cần phải tốn tới 4 năm mới có được văn bản của hiệp định:
Khoản 1: Các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên Kissinger và Lê đức Thọ không phải thương lượng với nhau về chương này, chỉ cần sao lại chương 1 của Hiệp Định Genève).
Khoản 2: Chấm dứt chiến sự, rút quân. Chương này dành cho chuyên viên kỹ thuật, ấn định ngày giờ ngưng bắn, thời hạn rút quân, dĩ nhiên hai ông cũng không thương lượng với nhau về mục này.
Khoản 3: Việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt. Đây mới là mục chính yếu để thương lượng nhưng tránh không nói tới chữ ‘’trao trả tù binh’’ mà nói là trao trả nhân viên quân sự bị bắt.
Khoản 4: Việc thực hiện quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam (Dĩ nhiên vấn đề này cũng không cần thương lượng, chỉ cần sao lại Hiệp Định Genève).
Khoản 5: Vấn đề thống nhất Việt Nam. Không cần thương lượng, chỉ cần nói rằng theo như Hiệp Định Genève 1954 là xong.
Khoản 6: Ủy ban kiểm soát đình chiến. Cũng không cần thương lượng, việc này cũng chỉ giao cho các chuyên viên quân sự.
Khoản 7: Đối với Cam Bốt và Lào. Cũng ghi theo như Hiệp Định Genève là xong.
Khoản 8: Quan hệ giữa Hoa Kỳ và cộng sản Bắc Việt. Đây mới là vấn đề chính, nghĩa là ai phải chung cho ai và chung bao nhiêu.
Khoản 9: Các quy định khác: Hiệp định có hiệu lực sau khi ký./.
Vậy thì chỉ cần xem lại khoản 3 và khoản 8 có 3 điều chính yếu:
Điều 5 (Thuộc khoản 3): Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi ký hiệp định này sẽ hoàn toàn rút ra khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự liên quan đến chương trình vũ khí, đạn dược và các dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và các nước ngoài khác…
Điều 8 (Thuộc khoản 3): Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân nói trong điều 5.
Điều 21(Thuộc khoản 8): Hoa Kỳ mong rằng Hiệp Định này sẽ mang lại một thời kỳ hòa giải với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng như với các dân tộc Đông Dương. Theo chính sách truyền thống của mình, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công việc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và toàn Đông Dương.
Tóm tắt 9 khoản, 23 điều của Hiệp Định thì người ta thấy ngay sự phi lý: Ngưng bắn da beo, chính phủ Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn tồn tại, 38.000 cán bộ dân sự cộng sản miền Nam vẫn bị giam trong các trại tù. Trong khi đó tù binh cộng sản Bắc Việt, tù binh Việt Nam Cộng Hòa và tù binh Hoa Kỳ được thả, Hoa Kỳ không phải trả tiền bồi thường chiến tranh nhưng: ‘’Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết sau chiến tranh’’. Như vậy công lao chiến đấu của cộng sản Việt Nam từ 1959 tới 1973 coi như bỏ đi, họ không được một tí lợi nào cả ?
Nếu Hà Nội sáng suốt thì bắt phải ghi rõ con số 3,25 tỷ vào điều khoản 21 và ấn định lịch trình trao đổi, hễ đưa bao nhiêu thì thả bấy nhiêu, đưa tới đồng Dollar cuối cùng thì thả người cuối cùng. Dĩ nhiên một khi đã ghi con số và lịch trình trao đổi thì đến khi Quốc Hội Hoa Kỳ biểu quyết thông qua Hiệp Định sẽ phải ký thêm một đạo luật chuẩn chi ngân sách đính kèm. Phải chăng Lê đức Thọ đã bị lừa ?
Vì không tin là Lê đức Thọ bị lừa cho nên những nhà quan sát thời cuộc thừa hiểu rằng đằng sau Hiệp Định phải có một mật ước riêng giữa hai bên, trong đó sẽ quy định rõ con số bồi thường chiến tranh cũng như thể thức thanh toán.
Còn về phần Quốc Hội Hoa Kỳ thì họ không có lý do gì để từ chối một hiệp định công khai, hoàn toàn có lợi cho Hoa Kỳ, nghĩa là chấm dứt chiến tranh, đem được tù binh trở về mà không tốn một đồng nào cả.









__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Thursday 19 April 2018

Nguồn gốc Bản Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa



 

Nguồn gốc Bản Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa

Trần Gia Phụng



- Chiều Thứ Ba 27-3-2018, tại Hội đồng Thành phố Toronto, 100% nghị viên hiện diện (38/38) đã bỏ phiếu chấp thuận đề nghị thượng kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Kỳ đài quảng trường Nathan Phillips ở City Hall Toronto ngày Thứ Bảy 28-4-2018 nhân dịp Tưởng niệm Quốc hận 30-04.


Chào quốc kỳ song hành với hát quốc ca. Nhân dịp nầy, chúng tôi xin ôn lại nguồn gốc bản Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa từ khi được sáng tác năm 1941 cho đến ngày nay.

*

Một bài hát luôn luôn gồm hai phần là nhạc và lời. Nhạc là nhịp điệu dẫn dắt bài hát. Lời là ca từ diễn ý bài hát. Thông thường trong một bài hát, nhạc là cái sườn, không thay đổi. Lời có thể thay đổi tùy ý tác giả viết ra bài hát, hay có thể thay đổi theo sáng kiến và hoàn cảnh của người sử dụng. Bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng thế, được thay lời nhiều lần.

Theo học giả Nguyễn-Ngu-Í trong bài “Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt”, đăng trên tạp chí Bách Khoa tại Sài Gòn số 244 ngày 1-3-1967, thì nguồn gốc đầu tiên của bài quốc ca VNCH là bài “Quấc dân hành khúc” do Lưu Hữu Phước, người Cần Thơ (Nam phần), sinh viên Đại học Hà Nội, sáng tác vào giữa năm 1941 tại Hà Nội. (Chữ “Quấc” viết với chữ “â”.)

Nguyễn Ngu Í, Lưu Hữu Phước

Nguyễn-Ngu-Í (1921-1979) là người đồng thời với Lưu Hữu Phước (1921-1989), đã từng làm việc chung với Lưu Hữu Phước tại Hà Nội vào giữa năm 1946. Nhờ vậy, chắc chắn Nguyễn-Ngu-Í đã nghe Lưu Hữu Phước kể lại đầy đủ lai lịch và những thay đổi của bài “Quấc dân hành khúc”.

Chẳng những thế, sống tại Hà Nội, Nguyễn-Ngu-Í có thể cũng đã được nghe cả những sinh viên Hà Nội lúc đó, kể chuyện về hoàn cảnh xuất hiện và những thay đổi của bản “Quấc dân hành khúc”. Vì vậy, hy vọng nguồn tin của Nguyễn-Ngu-Í về bản nhạc nầy là khả tín. (Để đọc tạp chí Bách Khoa và tìm bài viết của Nguyễn-Ngu-Í, xin vào VOA tiếng Việt, link https://www.voatiengviet.com/a/tap-chi-bach-khoa-truoc-1975/4084311.html).

Cũng theo bài báo của Nguyễn-Ngu-Í, bản nhạc nầy được chính tác giả Lưu Hữu Phước đổi tên thành “Sinh viên hành khúc” vào cuối năm 1941. Tại đại học Hà Nội, ngoài sinh viên Việt, còn có sinh viên Lào, Cao Miên và cả người Pháp nữa, nên hai sinh viên Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên đặt thêm lời Pháp. Bài hát bằng tiếng Pháp có tên là “La marche des étudiants”. Vua Cao Miên lúc đó là Norodom Sihanouk rất thích bản nhạc bằng tiếng Pháp nầy.

Qua đầu năm 1942, Tổng hội sinh viên Đại học Hà Nội muốn có một bản hành khúc cho riêng sinh viên đại học, nên với sự đồng ý của sinh viên Lưu Hữu Phước, Tổng hội đã mở cuộc thi đặt lời cho bản nhạc của Lưu Hữu Phước.

Hai sinh viên Trường Thuốc (Y khoa) trúng giải là Lê Khắc Thiền (nhứt) và Đặng Ngọc Tốt (nhì). Lời hai bài trúng giải hợp lại cùng với điệp khúc của bài “Sinh viên hành khúc”, thành bản “Tiếng gọi sinh viên”, bài hát chính thức của Đại học Hà Nội.

Bài hát “Tiếng gọi sinh viên” nhanh chóng được truyền tụng trong giới sinh viên, học sinh và phổ biến rộng rãi ra ngoài khuôn viên trường học. Thanh niên các giới say sưa hát bản nhạc nầy, và tự ý đổi hai chữ “sinh viên” bằng hai chữ “thanh niên”, cho phù hợp với khung cảnh xã hội bên ngoài học đường.

Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim từ tháng 4 đến tháng 8-1945, đoàn Thanh Niên Tiền Phong ở Nam kỳ do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lãnh đạo, chọn bài “Tiếng gọi thanh niên” làm đoàn ca của đoàn. (Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, “Những kỷ niệm với bài quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa”. http://namkyluctinh.com/a-lichsu/quochieuvnnlvkyniemvoiquoccavnch)

Năm 1945, mặt trận Việt Minh, tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Đông Dương cướp chính quyền và lập ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945. Quốc ca của chế độ cộng sản là bản “Tiến quân ca” do Văn Cao sáng tác. Lúc đầu, bài hát nầy có câu rất sắt máu: “…Thề phanh thây uống máu quân thù…”. Ngày nay được đổi thành “…Vì nhân dân chiến đấu không ngừng…” 

Chiến tranh Việt Minh-Pháp bùng nổ tối 19-12-1946. Trong lúc chiến tranh xảy ra, Việt Minh cộng sản tiếp tục thi hành kế hoạch giết tiềm lực, tiêu diệt tất cả những thành phần theo chủ trương quốc gia dân tộc, không theo Việt Minh. Những thành phần nầy bị dồn vào thế phải quy tụ chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, và vì sống còn, chẳng đặng đừng liên kết với Pháp chống Viêt Minh. Mặt khác, Pháp chiếm các thành phố và vùng phụ cận, đánh đuổi Việt Minh chạy về nông thôn, hay lên rừng núi. Pháp cần tổ chức hành chánh ở những vùng Pháp chiếm được, nên cần một giải pháp chính trị mới. Vì vậy, Pháp cũng muốn nói chuyện với cựu hoàng Bảo Đại.

Do nhu cầu từ cả hai phía, phía những nhà chính trị theo chủ trương dân tộc và phía Pháp muốn thiết lập một cơ chế hành chánh mới, cao ủy Pháp Emile Bollaert tại Đông Dương mời cựu hoàng Bảo Đại hội kiến ngày 6-12-1947, trên chiến hạm Duguay Trouin, thả neo trong vịnh Hạ Long, để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho tình hình lúc bấy giờ. Hai bên đi đến thông cáo chung là sẽ cùng nhau thương thuyết để Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam.

Mở đầu cuộc vận động, cựu hoàng Bảo Đại qua Pháp tiếp tục thương thuyết. Khi về lại Hồng Kông, cựu hoàng thảo luận thêm với các chính khách quốc gia và giao cho thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập chính phủ trung ương lâm thời, nhằm thảo luận với Pháp một tạm ước về thống nhất đất nước. Nguyễn Văn Xuân đã từng được Hồ Chí Minh mời vào chính phủ đầu tiên năm 1945, nhưng ông Xuân từ chối.

Đối đầu với Việt Minh cộng sản, thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam tại Sài Gòn ngày 1-6-1948, ban hành “Pháp quy tạm thời” (Statut Provisoire), chọn bài “Tiếng gọi thanh niên” làm quốc ca. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989, tr. 75.) Bản quốc ca bắt đầu bằng câu “Này thanh niên ơi…” (Hỏi chuyện tại Montreal ngày 2-12-2017 bác sĩ Từ Uyên, tú tài năm 1951 và giáo sư Bùi Tiến Rủng, tú tài năm 1953. Cả hai ông lúc đó là sinh viên Đại học Hà Nội, thuộc lòng bản quốc ca nầy. Hai ông xác nhận quốc ca lúc đó bắt đầu bằng câu: “Này thanh niên ơi…”)

Sau chính phủ Trung ương Lâm thời, cựu hoàng Bảo Đại tiếp tục thương thuyết và ký kết tại Paris với tổng thống Pháp là Vincent Auriol hiệp định Élysée ngày 8-3-1949, đưa đến việc thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng, chống Việt Minh cộng sản.

Chính thể Quốc Gia Việt Nam cũng dùng bài “Tiếng gọi thanh niên” làm quốc ca. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai đất nước ở vĩ tuyến 17. Chính thể Quốc Gia Việt Nam cai trị miền Nam Việt Nam. Lúc đó, quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Ông Diệm nhậm chức ngày 7-7-1954 (Ngày Song thất). Sau khi ổn định tình hình, thủ tướng Diệm tổ chức trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955. Kết quả quốc trưởng Bảo Đại bị lật đổ, thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, đổi Quốc Gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hòa.

Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng Hòa được bầu ngày 4-3-1956. Trong khi soạn thảo hiến pháp, Quốc hội dự tính tuyển chọn quốc kỳ và quốc ca cho chính thể mới, nhưng chưa chọn được lá cờ và bản nhạc nào ưng ý, nên ngày 31-7-1956, Quốc hội quyết định giữ quốc kỳ và quốc ca cũ. (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, California, Nxb. Xuân Thu tái bản, không đề năm, tr. 200.)

Bản quốc ca “ Tiếng gọi thanh niên” được đổi thành "Tiếng gọi công dân", và mở đầu bằng câu: “Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng…” Đồng thời thay đổi khá nhiều lời so với bài “Tiếng gọi thanh nhiên”. (Những người lớn tuổi, nhứt là những vị di cư sau hiệp định Genève, cho biết sau khi vào Nam Việt Nam năm 1954 một thời gian, thì mới có bài “Tiếng gọi công dân.)

Sau đó, Quốc hội lập hiến mở cuộc thi vẽ quốc kỳ và thi sáng tác quốc ca. Có tất cả 350 mẩu cờ và 50 bản nhạc được đề nghị. Ngày 17-10-1956, một lần nữa, Quốc hội lập hiến tuyên bố không chọn được bản quốc ca hay quốc kỳ mới, và quyết định giữ nguyên quốc kỳ và quốc ca cũ làm biểu tương. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 203.) Sau đây là nguyên văn lời bản "Tiếng gọi công dân" thời Việt Nam Cộng Hòa:

Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông, từ nay luôn vững bền.

Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!

Như thế, bài hát “Quấc dân hành khúc” xuất hiện giữa năm 1941, đổi thành “Sinh viên hành khúc” cuối năm 1941, rồi “Tiếng gọi sinh viên” đầu năm 1942. Lúc đó, tinh thần yêu nước của dân chúng trên toàn quốc dâng lên rất cao sau cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và hai tác giả đặt lời là Lê Khắc Thiền và Đặng Ngọc Tốt là những sinh viên yêu nước, sáng tác bản nhạc nầy trong tinh thần yêu nước dạt dào, và chưa theo phong trào Việt Minh cộng sản.

Năm 1945, Lưu Hữu Phước cũng như một số thanh niên khác, vì lòng yêu nước, nghe theo lời phỉnh gạt, gia nhập phong trào Việt Minh, sinh hoạt trong ngành văn hóa, nghệ thuật, tuyên truyền. Vì thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản miền Nam, Lưu Hữu Phước không được cộng sản trọng dụng, cũng chẳng giữ một chức vụ gì quan trọng dưới chế độ cộng sản ở Bắc Việt Nan sau hiệp định Genève năm 1954.

Trong chiến tranh 1954-1975, do nhu cầu tuyên truyền và lôi kéo dân chúng Nam Việt Nam, cộng sản Bắc Việt Nam đề cử Lưu Hữu Phước đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng bộ Thông tin Văn hóa năm 1965 trong chính phủ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một công cụ bù nhìn để tuyên truyền của đảng Cộng Sản, gồm những người gốc miền Nam, kể cả những người không vào đảng Cộng Sản.

Sau năm 1975, “được chim bẻ ná, được cá đá lờ”, đảng Cộng Sản (lúc đó còn tên là đảng Lao Động) giải tán ngay mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, trong đó có bộ trưởng Lưu Hữu Phước. Suốt đời Lưu Hữu Phước bị đảng cộng sản lợi dụng, làm con cờ tuyên truyền, chỉ được cộng sản giao cho làm công tác văn nghệ, tức chỉ làm văn công cho cộng sản mà thôi.

Cần chú ý đến các điểm trên đây để thấy rằng bản nhạc được dùng làm quốc ca Quốc Gia Việt Nam từ năm 1948, rồi quốc ca Viêt Nam Cộng Hòa từ sau năm 1954, là tâm huyết của những sinh viên yêu nước vào những năm 1941, 1942, chứ lúc đó những tác giả nầy không phải là những người theo cộng sản.

Năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tạm thời cưỡng chiếm. Bản quốc ca “Tiếng gọi công dân" và lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cùng với người Việt di tản ra hải ngoại, được hát vang khắp nơi trên thế giới. Chẳng những thế, ngày nay bản quốc ca nầy cùng với lá Cờ Vàng bắt đầu sống lại ở trong nước, chẳng những ở Nam Việt Nam mà cả ở Bắc Việt Nam, như là biểu tượng của tự do dân chủ mà toàn dân Việt Nam đang khao khát.

Xin kính mời quý vị đồng hương Toronto và vùng phụ cận tham dự đông đảo LỄ CHÀO CỜ VIỆT NAM CỘNG HÒA vào lúc 12 giờ trưa THỨ BẢY 28-4-2018 tại City Hall Toronto trong buổi Tưởng niệm Quốc hận năm nay, và cùng nhau hát bản quốc ca yêu quý và thiêng liêng của chúng ta.

*

Ngày 12-4-2018, Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ), ra trước tòa án tỉnh Nghệ An, mặc chiếc áo thun đen, in hình dấu vân tay màu vàng làm nền cho 3 sọc đỏ. Phía dưới in dòng chữ: “It’s in my DNA”. (Hình Internet.)

16.04.2018


Trần Gia Phụng

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Viết từ Saigon: xin lỗi!


 Chừng nào người ta không có thói quen nói xin lỗi, trẻ con không được chú trọng dạy dỗ mà chỉ học xin lỗi qua loa ở nhà trường để lớn lên, trong gia đình, ngoài xã hội, không thể mở miệng nói xin lỗi, thì với mức độ dân trí thể hiện ở một điều nhỏ nhoi như vậy, VN khó mà tiến lên đâu nổi.
 
Viết từ Saigon: xin lỗi!
SGCN


Một số người xa xứ lâu năm, khi về quê nhà nhận xét ở ngoại quốc, “Sorry” và “Thank you” được dùng liên tục. Còn người Việt khi mắc lỗi, nhận được món quà hay thụ hưởng một chuyện gì, cũng ít khi nói “xin lỗi” hay “cám ơn”.
Thực ra, người mình không hẳn vô tình hay vô ý đến như thế, mà có lẽ do tính hướng nội của người Á đông ít biểu lộ ra ngoài trong khi người Tây phương hướng ngoại hơn, thẳng thắn biểu lộ ý nghĩ, cảm xúc và họ cũng than phiền trong giao thiệp, dân Á Đông hay nói vòng vo đợi người khác đoán ý mà ít khi đi thẳng ngay vào vấn đề.
Điều đó do nền văn hóa khác nhau. Vào các ngày lễ hội, Tây phương thường đổ xô ra đường phố, khiêu vũ, tụ tập đông vui. Ngược lại ngày Tết Nguyên Đán của VN, mọi người tụ tập ở trong nhà tận hưởng không khí thiêng liêng trầm lắng trong lúc khách du lịch thấy chán ngắt vì ngoài đường phố vắng vẻ, khó tìm được quán ăn, các cửa hàng mở…
Người Việt vốn ít nói xin lỗi. Có nhiều cách thể hiện sự xin lỗi hơn là mở miệng rối rít nói ngay chữ xin lỗi. Nhoẻn miệng cười thẹn ra chiều biết lỗi rồi, nói một câu gì đó hứa hẹn sửa sang lỗi lầm bằng hành động cụ thể nhưng không nói xin lỗi… Xem chừng câu này nặng phần màu mè quá, mà hầu hết người mình thấy xa lạ, không quen nói những câu xã giao như vậy.

Văn hóa Tây phương thâm nhập mạnh mẽ khiến câu xin lỗi hiện nay trở thành quen thuộc, cần thiết trong các mối giao tiếp hàng ngày. Đến lúc này, người ta đã ý thức hễ gây lỗi thì cần thiết phải xin lỗi. Thế nhưng, do nhiều lý do, mặc cảm tự ti chẳng hạn… Nếu xin lỗi thì ‘quê’ lắm, mất mặt lắm, hóa ra mình có lỗi, tự thừa nhận mình có khiếm khuyết chăng nên lướt qua, chẳng việc gì phải xin lỗi.
Sự kín đáo Á Đông dần dần không còn mang ý nghĩa thâ trầm nữa. Trong cuộc sống đói khó triền miên, người ta cố gắng lẩn tránh, không muốn nhận lỗi. Bởi vì trong rất nhiều trường họp, nhận lỗi đồng nghĩa với bồi thường. Mà bồi thường thì túi tiền không đủ. Vậy nên cứ lấp liếm thoát thân là tốt hơn cả.

Tại ngã tư đèn xanh đèn đỏ, chiếc xe ngừng đúng vạch, thình lình bị một xe tông vào phía sau. Ngoảnh lại, tên đằng sau nhe răng cười phân bua:
-Tại cái thắng không ăn.
À, lỗi do cái thắng chứ không phải người chủ không chịu mang xe đi sửa. Trẻ con hư nghịch ngợm là do lỗi của đứa con nít cứng đầu chứ không phải do cha mẹ thiếu hướng dẫn, dạy bảo…
Nếu mọi thứ đều được bảo hiểm đầy đủ thì khi có rủi ro xảy ra, một bên có thể thẳng thắn xin lỗi, bên kia chấp nhận lời xin lỗi và mọi thiệt hại vật chất được công ty bảo hiểm giải quyết thỏa đáng. Hoặc nếu ai nấy dư tiền trong túi thì cũng sẵn sàng xin lỗi nhằm bày tỏ thiện chí giải quyết vấn đề và chứng tỏ tư cách ứng xử văn minh.

Còn như không có những bảo đảm kiểu đó, thì chẳng tội gì xin lỗi, tên bị hại lại nhân cơ hội lấn lướt vòi vĩnh, khó dễ đủ điều thì nguy.
Vì thế nhiều vụ va chạm nhỏ xe cộ trên đường, ít ai buông một lời xin lỗi mà hai bên đều hầm hầm nhìn nhau, đỏ mặt tía tai… chửi thề trước tiên cái đã, chửi nhau không xong thì kéo nhau vào lề đường thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Bởi vì ngoài chuyện bồi thường thiệt hại thì những việc đụng độ còn có nghĩa xâm phạm danh dự mà không thể giải quyết chỉ bằng một câu xin lỗi sơ sài.

Không xin lỗi thì chứng tỏ trình độ văn hóa kém nhưng câu xin lỗi buột ra mau chóng quá lại mang vẻ kém “thành khẩn” chăng, có vẻ muốn mau chóng xí xóa một lỗi lầm ngang “trọng tội” chăng. Vì thế một câu xin lỗi quá nhanh nhảu lại đôi khi khó dễ dàng được bỏ qua mọi chuyện được.
Không quen nghe câu “xin lỗi” khơi khơi, bị coi là không có giá trị gì trong thực tế nên gần đây một vụ án mạng kinh hoàng đã xảy ra. Vào buổi tối trời mưa, ba xe gắn máy với năm thanh niên va quẹt nhau rồi sinh ra cãi vã. Dù một người do vội đi thăm con nhỏ nằm trong bệnh viện đã lên tiếng “xin lỗi” nhưng đối phương vẫn không nhận “xin lỗi” mà rút thắt lưng quất ào ào. Tức khí, bên bị quất vào mặt đã giơ con dao mới mua ra và kết quả ba người gục ngã…

Miền đồng bằng còn thế nói gì đến miền núi cao. Một đoàn từ thiện gồm những người cùng buôn bán trong một ngôi chợ mang năm trăm phần quà gồm gạo, cá khô… lên phát cho dân vùng Tây nguyên. Do sơ suất nên quà đã hết mà vẫn có ba người còn cầm phiếu trong tay. Mặc dù ban tổ chức hết lời xin lỗi và xin gửi lại mỗi người năm trăm ngàn bằng giá trị của một phần quà nhưng ba người nọ trả lời cương quyết:
-Tao không nhận xin lỗi, tao không nhận tiền. Chúng mày ăn lương chỉ để làm cái việc này. Phải đền cho tao phần quà.

Thế đấy, muốn xin lỗi đâu phải dễ. Việc xin lỗi chứng tỏ mình có lỗi càng chỉ gây thêm rắc rối. Muốn cư xử với nhau một cách lịch sự cũng khó khăn lắm chứ chẳng chơi. Cho nên chắc ăn hơn hết, trước khi xin lỗi cần phải dò xét người đối diện thế nào rồi mới lựa lời mà xin lỗi!
Người Việt cũng có thói quen người lớn không xin lỗi người nhỏ, cấp trên không xin lỗi cấp dưới. Con cái có lỗi phải xin lỗi cha mẹ nhưng phụ huynh có lỗi thì lờ đi, cấp dưới có lỗi phải xin lỗi cấp trên nơm nớp sợ trách phạt. Đến lúc cấp trên có lỗi thì đó không phải là… lỗi! Cùng lắm cười xòa tức là ta biết lỗi rồi. Do đó bị coi là chuyện lạ xảy ra khi TPHCM xin lỗi nữ du khách Ai Cập bị cướp, một cảnh sát gửi lời xin lỗi cô gái về hành động nhổ nước bọt hoặc bộ trưởng phải xin lỗi vì phát ngôn “đa số thực phẩm an toàn mà người dân không biết” trong khi trong thực tế, thực phẩm bẩn tràn lan khắp nơi hiển nhiên đến mức báo động.
Quả lạ thật! Xin lỗi như vậy là chuyện hiếm lắm.
Dù sao sau khi tấm tắc ca ngợi vì những lời xin lỗi rất mực lạ lùng, hiếm hoi ấy thì người ta thắc mắc có những hành động chấn chỉnh sửa sai không. Hay cứ mau mắn xin lỗi để xoa dịu tình hình để sau đó thì… hết chuyện! Tức là mọi chuyện vẫn như cũ không gì thay đổi ngoài lời xin lỗi vuốt ve cho mọi chuyện lẹ lẹ chìm xuồng. Xin lỗi để nhận lỗi rồi thiện ý sửa sai hay xin lỗi cho qua chuyện thì còn tùy trường hợp. Trong trường hợp trên, lời xin lỗi đã bị lạm dụng nặng nề.
Tưởng chừng người Việt đã làm quen với lời xin lỗi và sẽ dùng nó như một sự thể hiện phẩm chất cá nhân. Tuy nhiên không phải, khi đã ý thức về việc cần phải dùng lời xin lỗi thì người ta đâm ra lại hà tiện dùng nó.. Trong xã hội, việc xin lỗi lại có chiều hướng giảm đi. Thật khó khăn khi phải thốt ra câu xin lỗi.. Trẻ em lúc nhỏ được dạy xin lỗi khi gây phiền toái cho người khác nhưng lớn lên, thói quen này mất dần. Chắc vì chung quanh chẳng mấy ai nói nên lời xin lỗi cất lên lắm khi nghe ngượng nghịu, nghe chẳng thật chút nào!
Mặt khác, một diễn viên hài VN, trong vụ án “ấu dâm” phạm ở Mỹ, khi về nước đã không xin lỗi bàn dân, lại còn có thái độ hiu hiu vì nghe theo lời bà luật sư giải thích nếu “xin lỗi” nghĩa là mình… có lỗi! Dù anh chàng này bị kết án 18 tháng và đã thụ án 50% thời gian vì tội lạm dụng tình dục thiếu niên 16 tuổi.
Vậy người không bao giờ nói câu “xin lỗi” nghĩa là không bao giờ mắc lỗi!
Chiếc xe taxi chạy vào sân trường tiểu học ở Hà Nội đụng gãy chân một em học sinh. Cô hiệu trưởng và hiệu phó ngồi trên xe lúc ấy đã lấp liếm lỗi bằng mọi cách: đổ lỗi em học sinh chơi tự ngã, phát phiếu điều tra khảo sát để chạy tội, kêu oan… buộc phụ huynh em học sinh mất mấy tháng trời vất vả đi thu thập chứng cứ, báo chí vào cuộc, dư luật bất bình… Nếu cô hiệu trưởng xin lỗi ngay từ đầu thì mọi việc đã không bị đẩy đi quá xa như thế. Cái giá của một lời xin lỗi quá đắt khi hiệu trưởng đã cố tránh né nó.

Một người có hành động sai trái sẽ không “xin lỗi” nghiêm túc và dứt khoát mà lo bao che lỗi lầm rồi sau đó che không nổi mới tìm mọi cách năn nỉ, dọa dẫm…, dùng tình cảm để thay lời muốn nói là “xin lỗi”.
Hiệu trưởng trong vụ trên chỉ bị mất mặt, mất chức nhưng lời xin lỗi có thể còn dẫn tới những hậu quả nặng nề hơn.
Bực tức vì người đàn ông va trúng mình trong quán karaoke ven Sài Gòn nhưng không xin lỗi, một thanh niên hai mươi hai tuổi đã đuổi theo hỏi tội bằng cách rút dao đâm nạn nhân tử vong. Người đàn ông nọ là trụ cột nuôi một gia đình vợ và các con nghèo. Thanh niên gây án quá trẻ và gia đình cũng quá nghèo. Tất cả chỉ vì một lời xin lỗi không được thốt ra. Chắc người đàn ông nghĩ chỉ một va nhẹ thì đâu cần tới xin lỗi làm gì to chuyện quá. Nhưng bi kịch nhanh chóng ập xuống hai gia đình.
Thông thường một bên cho rằng lỗi nhẹ đâu cần tới lời xin lỗi mang tính trịnh trọng, còn bên kia lỗi không nặng lắm, bực mình một chút thôi bỏ qua. Thế nhưng cuộc sống quá căng thẳng trong thành phố nhiều cạnh tranh, người ta trở nên ngày càng nóng nảy, thô lỗ. Lời xin lỗi không đưa ra kịp thời là xảy chuyện ngay.

Một chữ đơn giản thế mà sao khó nói quá. Hay là phải thực sự đưa vào chương trình học bắt buộc từ mẫu giáo, tiểu học trở lên dạy về xin lỗi, hay là mở lớp dạy xin lỗi như vô số các lớp dạy  sống mở ra khắp nơi cho thanh thiếu niên.
Chừng nào người ta không có thói quen nói xin lỗi, trẻ con không được chú trọng dạy dỗ mà chỉ học xin lỗi qua loa ở nhà trường để lớn lên, trong gia đình, ngoài xã hội, không thể mở miệng nói xin lỗi, thì với mức độ dân trí thể hiện ở một điều nhỏ nhoi như vậy, VN khó mà tiến lên đâu nổi.
SGCN

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay

Trí thức và mâm thịt chó

  

Một số tiến sĩ ở Việt Nam trong lễ tốt nghiệp. (Hình: UEH)
Ở Việt Nam có trí thức hay không? Trí thức Việt Nam đang ngồi chỗ nào trong câu chuyện chính sự? Đó là những câu hỏi nổi cộm hiện nay, khi mà số lượng giáo sư, tiến sĩ tại Việt Nam nhiều tựa lá mùa thu, trong khi đó, hầu hết các sách lược cho tương lai Việt Nam lại có nguy cơ rơi vào tắc tị.
Có người ví von chính trường Việt Nam như một mâm thịt chó, và trí thức Việt Nam có người thèm thịt chó, có người ăn gượng gạo, có người không muốn ăn. Vậy vấn đề mâm thịt chó và trí thức Việt Nam diễn tiến ra sao?
Nói cho nhanh, chính trị Việt Nam hiện tại và nền chính trị các quốc gia độc tài có mô hình chính trị mâm thịt chó. Có nghĩa là khác xa với nền chính trị “buffet” của các quốc gia dân chủ mà ở đó, chính khách có thể chọn rượu vang đỏ, vang trắng, bia, rượu mạnh… Có thể chọn ăn bánh ngọt, bánh mặn, thịt heo xông khói, thịt bò hay cua biển… Và có thể đứng trò chuyện với nhau một cách thoải mái, cởi mở trong giai điệu du dương của một symphony… Thì, nền chính trị mâm thịt chó chỉ có độc nhất là chó! Thịt chó có thể biến thể thành bảy món, chín món, rượu có thể là rượu ngô Bắc Hà hay rượu nếp cốm hoa vàng hay Bàu Đá… Nhưng, chắc chắn một điều, trong mâm thịt chó, người ta chuộng ăn tạp, uống mạnh và ồn ào.
Trong mâm thịt chó chỉ có rượu, lá mơ, củ sả, củ riềng, thịt chó, dồi chó, các món biến thể của chó nhưng tuyệt nhiên không có món thịt của bất kì con gì khác lọt vào mâm được. Và muốn ngồi chung chiếu chung mâm, người ta phải cùng tần số ăn uống, cùng tần số hưởng thụ. Điều này cũng thể hiện qua đẳng cấp mâm, nghĩa là người bình dân, kẻ tiện dân thì ngồi trong các quán bình dân, giá rẻ, chuyên bán chó đánh bả. Ngược lại, dân thịt chó hạng sang thì ngồi chiếu hoa, uống rượu ngon và mỗi phần thịt chó có giá tiền ít nhất là gấp đôi, gấp ba lần quán bình dân.
Muốn ăn hạng sang, muốn nâng level, người hạng bình dân hay hạ tiện phải bằng cách này, cách khác lân la, hi sinh nhiều thứ và thậm chí nịnh nọt, chạy chọt để được làm quen với các mâm hạng sang mà tới. Đương nhiên, kẻ bình dân hay mạt hạng muốn đổi đời, trước đó hắn/y/thị phải có một cục tiền thật to (cũng có khi nhờ buôn chó, bắt trộm chó, đánh bả chó mà có được!). Và trong mâm thịt chó, dù là hạng sang hay hạng bình dân, hạng rượu gạo nát bét đi nữa thì vấn đề ăn và uống vẫn quan trọng nhất. Bởi không thể có chuyện vừa chấm mắm tôm, vừa nhai nhoàm nhàm lá mơ, thịt chó mà nói chuyện về âm nhạc, chính trị, văn hóa, văn chương hay triết học. Người ta ngại nói bởi nói sẽ văng mắm tôm sang người khác, văng vào mâm, sẽ gây khó chịu. Và nói cũng làm “mất năng suất” ăn uống, mất cảm giác ngon khi ăn, mất “tập trung dân chủ” khi ăn.
Đến đây, có thể thấy rõ dần mối quan hệ giữa trí thức và mâm thịt chó chính trị Việt Nam. Một trí thức, dù muốn hay không muốn, khi bước vào nền chính trị mâm thịt chó thì phải chấp nhận luật chơi của mâm thịt chó nếu không muốn bị tống cổ ra khỏi mâm, khỏi chiếu.
Thử xem lại, vấn đề gần gũi nhất, quan trọng nhất đối với người trí thức chính là giáo dục. Trí thức Việt Nam đã làm được gì cho nền giáo dục? Xin thưa là họ không những không làm được gì mà có nguy cơ trở thành những kẻ xôi thịt, những kẻ ăn bám hoặc những kẻ ù lì mang mầm mống phá hoại.
Vì sao lại nói các trí thức Việt Nam có nguy cơ trở thành mầm mống phá hoại và nói như vậy khi đứng ở góc nhìn nào? Trước tiên, phải xét vấn đề tiếng nói của người trí thức trong mối tương quan chính trị Việt Nam, nói về sức nặng của trí thức trong mối tương quan đó.
Thử nhìn lại suốt gần 50 năm, nền chính trị Việt Nam do ai quản lý, ai lãnh đạo và ai cai trị? Đương nhiên, trí thức Việt Nam không có mặt trong hệ thống quản lý, lãnh đạo và cai trị. Có chăng là tới thời điểm bây giờ có ông Nguyễn Phú Trọng với học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ nhưng cái học hàm học vị của ông này không phải là học hàm học vị của trí thức, những thứ tri thức ông ta thụ đắc để có học hàm học vị không phải là tri thức quí của nhân loại mà là Mác, Lê, một loại “hoại tử tri thức.” Nghĩa là nền văn minh nhân loại đã vứt thứ tri thức ấy vào sọt rác rất lâu rồi, bởi nó có nguy cơ gây họa cho nhân loại.
Và cái họa dễ nhận thấy nhất là hệ thống chính trị Việt Nam trở thành hệ thống biệt lập so với đà tiến triển của nhân loại. Thay vì cố gắng thiết lập một nền giáo dục tiến bộ, thiết lập một nền chính trị khoa học, dân chủ và cởi mở để thông qua đó, các vấn đề về y tế, giáo dục, kinh tế được minh bạch, sạch sẽ và văn minh… Thì nền chính trị Cộng Sản xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam dường như lãnh đạo và lãnh đạo, đi theo một đường hướng chẳng liên quan gì mấy các lĩnh vực cấp thiết dân sinh.
Nền chính trị quyền lợi mâm chén này nhanh chóng đẩy xã hội đến chỗ thực dục và cơ hội chưa từng có trong lịch sử. Một cử nhân sư phạm, muốn trở thành giáo viên, thay vì tốn công sức đầu tư cho kĩ năng, bản lĩnh và đạo đức sư phạm thì người ta tốn công sức để đào ra một khoản tiền đủ lớn để đút lót, hối lộ, kiếm chỗ đứng trên bục giảng. Để rồi sau đó, với mức lương thực nhận, phải tốn đền mười, mười lăm năm thì “nhà giáo” kia mới gỡ được vốn đã đầu tư cho chỗ đứng bục giảng. Thử hỏi, với kiểu đầu tư như vậy, liệu giáo viên có thể chịu đứng yên mà dạy học sinh cho tới nơi tới chốn, dạy một cách nhiệt tình? Hay là giáo viên kia phải ngồi trên lửa, phải phóng lao theo lao, phải chấp nhận chịu những cái nhục kế tiếp để mà giữ chỗ dạy, giữ cái hợp đồng, hi vọng biên chế?
Và cái giá phải trả cho việc này là sinh quyển giáo dục vốn thiêng liêng, trong lành nhanh chóng bị biến thành hố rác văn hóa, hố rác lịch sử và ngành giáo dục vốn tĩnh lặng, trí tuệ trở thành cái chợ ồn ào, nhặng xị.
Các nhóm ngành nghề khác từ y tế, truyền thông cho đến văn hóa, kinh tế đều không thoát khỏi tình trạng chạy chỗ, móc ngoặc, tham nhũng, đút lót, hối lộ mà ngành giáo dục đang dính chấu. Và với một quốc gia mà mọi thứ đều thực dục, đều qui ra tiền, đều chạy chọt, đều cá lớn nuốt cá bé, đều đội trên đạp dưới… Thì liệu sự nghiêm túc, sự tử tế, lòng tự trọng có tồn tại được không?
Nói đến đây để thấy chỗ đứng của người trí thức trước mâm thịt chó chính trị Việt Nam, dường như trí thức không còn là trí thức một khi họ ngồi vào mâm thịt chó. Họ phải im mồm, nhìn trước ngó sau mà ăn để vừa không mất miếng ngon lại không gây mích lòng người khác vì đã gắp quá nhiều, gắp quá nhiệt tình. Và trong mâm thịt chó, mọi người đều đồng đẳng, đều uống rượu như nhau, đừng mang âm nhạc hay thơ ca, khoa học vào đây để nói. Bởi nói chỉ làm văng mắm tôm, ảnh hưởng đến bữa ngon của người khác.
Muốn nói đến tri thức nhân loại, muốn hành xử như một trí thức, người trí thức phải tìm chỗ khác, phải nói chuyện đó trong buổi cà phê, trong buổi uống trà, những người cùng tiếng nói với nhau. Và đương nhiên, nói để mà nói, nói để giải bớt cái ấm ức không nói được lúc ăn thịt chó chứ không phải nói ra để thay bữa thịt chó bằng tiệc buffet hay bữa cà phê hay kêu gọi bỏ thịt chó. Bởi tất cả những hành động đó có thể khiến nhà trí thức tắm đầy mắm tôm trước khi bị tống ra khỏi mâm thịt chó và có thể là trước khi chết.
Nói cho cùng thì nếu xét trong hệ thống chính trị Việt Nam, có thể khẳng định là không có nhà trí thức nào trong đó cho dù họ mang danh và có thực tài với học hàm, học vị của họ. Nhưng những thứ đó chỉ có giá trị khi họ đứng bên ngoài chính trị. Còn những gì họ phải dùng, phải sống trong hệ thống là nói và làm cho phù hợp với chỉ thị, với cương lĩnh đảng. Điều này cũng giống như trí thức ngồi vào mâm thịt chó, nguyên tắc bắt buộc là không được nói gì ngoài ăn thịt chó! Trí thức Việt Nam đang phải tham gia, tham dự và hưởng thụ một cái mâm thịt chó quá đa dạng, phong phú và ngon miệng, đừng trách vì sao họ chỉ biết nhoàm nhàm nhai. Bởi không nhai cũng chết!
VietTuSaiGon

__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts