Đại Học chăn Trâu




Sunday 15 April 2018

TÔN KÍNH HAY PHỈ BÁNG QUỐC KỲ

 
TÔN KÍNH HAY PHỈ BÁNG QUỐC KỲ


Ý thức tôn kính quốc kỳ VNCH là biểu tượng “Hồn Thiêng Sông Núi” lúc nào cũng bảo hộ, che chở cho công dân của những người thuộc thế hệ trước đã được hun đúc từ thưở ấu thơ; khi còn nhỏ học tiểu học hàng ngày chào cờ hai lần một là “lễ thượng kỳ” vào buổi sáng, hai là “lễ hạ kỳ” sau khi tan trường, việc này được ghi lại trong sách tập làm văn, quốc văn lớp nhỏ dưới hình thức một bài thơ:

Ngày ngày chào lá quốc kỳ.
Nhớ người chiến sĩ chết vì non sông.
Nhớ xưa bao vị anh hùng
Phất cờ độc lập thành công hoàn toàn

Khi lên trung học mỗi tuần chào cờ một lần vào thứ hai, quốc kỳ được treo trên đỉnh cột cờ đến hết tuần giống như các công sở, đồn bót. Lòng tôn kính lá cờ là thể hiện kính trọng những anh hùng đã đứng lên dẫn dắt các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giữ nền độc lập cho nước nhà, tưởng nhớ đến những người chiến sĩ chết vì non sông trong đó có bà con quyến thuộc, bằng hữu, lân bang của mọi người. Do tính chất cao quý là biểu tượng của “Hồn Thiêng Sông Núi” nên vị trí của lá cờ luôn ở trên đỉnh cao của cao ốc hay cột cờ hoặc trên bàn thờ của người đã hy sinh cho tổ quốc.
Không ai dám xử dụng lá cờ vào những việc hạ tiện, che đầu, quấn cổ, dùng lá cờ làm mũ, áo che thân, trải bàn, trải thảm, bọc ghế, dây đeo chìa khóa, áo lót .v..v. một cách vô ý thức như đám ngưởi nặng thú tính phô trương ngu dốt ở hải ngoại hiện nay. Có trường hợp còn sơn thành chiếc xe để dãi dầu mưa nắng người ngoại quốc qua lại xúc phạm thì đó là hành động phỉ báng, lạm dụng quốc kỳ chứ không phải là tôn trọng hay kính quý quốc kỳ.

Những hình ảnh phô trương lố lăng trở thành bôi bác lá cờ thiêng

Hồn thiêng sông núi thành Khăn quàng cổ
Trò lố lăng lạm dụng quốc kỳ một cách thiếu ý thức của Ngô Kỷ

 
Thiết tưởng cũng cần phải chỉ rõ: Ca công, nhạc công, nghệ sĩ không phải là chiến sĩ vì nhà hàng không phải là chiến trường và sân khấu không phải là chiến địa.
Sau một cuộc chiến đấu, đụng độ với quân Cộng Sản là máu đổ, thịt rơi, kẻ bị thương mất tay, mất chân, người chết trải đầy trên chiến địa. Làm người dẫn chương trình trên sân khấu ca nhạc hò hát, đóng trò, diễn kịch mà gọi là chiến sĩ hay “nhà đấu tranh” thì quá hài hước, lại còn tôn vinh là “nhà ái quốc” thì quá thậm xưng, láo xược. Bởi vì sau mỗi cuộc “chiến đấu bằng mồm” trên sân khấu chấm dứt “thắng lợi về ta” là nhận tiền thù lao bỏ túi chứ có ai “hy sinh” vì ‘nước lạnh’ hay ‘nước nóng’ gì đâu.
Biểu tình ở nước Mỹ cách xa Việt Nam nửa vòng trái đất chỉ “đến hẹn lại lên” tập họp vài chục hay vài trăm người phất cờ, hô khẩu hiệu trên lề đường làm sao có thể gọi là đấu tranh? Sau mỗi lần biểu tình đấu tranh như thế có ai hy sinh vì bị “heart attack” hay không? Có ai ngã què chân, gãy tay không? Có người nào bị “police” bắt bớ, đánh đập còng tay, bị tra tấn, bỏ tù hay không?
Vậy mà cũng nảy sinh ra lắm anh hùng, liệt nữ thi nhau chế lá cờ thành đủ loại, đủ kiểu khăn, áo, mũ v..v.. không biết rằng làm như vậy là hạ nhục lá quốc kỳ thiêng liêng, trái lại còn lấy làm đắc ý. Ngoài ra còn cái trò đem quốc kỳ đi đón những người được chấp thuận cho tỵ nạn ở Hoa Kỳ do bị chế độ cộng sản ngược đãi để xảy ra tình trạng đáng hổ thẹn.
Tóm lại lá cờ không phải là đồ chơi, không phải là phương tiện để lạm dụng vào những trò hề chính trị.
Tôn kính lá cờ thực sự thì phải trả lá cờ vào vị trí trang trọng nhất là đỉnh cao của các kỳ đài và bàn thờ tổ quốc.
Cho dù Việt Nam Cộng Hòa đã tiêu vong nhưng lá cờ vàng ba sọc đỏ đã giữ gìn được phần đất tự do 21 năm, hàng triệu người đã phục vụ và hy sinh dưới ngọn cờ này với nhiệm vụ "bảo quốc an dân" tuy đại cuộc không thành nhưng đó vẫn là một giai đoạn không thể xóa bỏ trong giòng lịch sử dân tộc.

Kim Âu
April 13/2017

__._,_.___

Posted by: Gia Cat 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts