John Sifton: Tại sao Hoa Kỳ không nên bán vũ khí cho Việt
Nam?
Posted
by admin on October 15th, 2014
Phải thay
đổi chế độ chính trị ở Việt Nam!
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview
by Yahoo
|
|||||||
|
John Sifton
14-10-2014
Ngày mồng 2 tháng Mười, nội các Obama vừa công bố sẽ
nới lỏng lệnh cấm bán các thiết bị quân sự có tính hủy diệt cho Việt Nam từng
được duy trì trong nhiều thập niên qua. Chính quyền Hoa Kỳ sẽ cho phép Lầu Năm
Góc và các công ty Mỹ được cung cấp cho Việt Nam các “thiết bị phòng
vệ liên quan đến an ninh hàng hải.” Động thái này trùng khớp với chuyến thăm
Washington của Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh – tại đó ông đã có các
cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck
Hagel – và được đưa ra khá bất ngờ. Nếu xem xét các luồng ý kiến trái ngược về
vấn đề này, có thể suy luận dường như việc giữ kín quyết định nói trên đến phút
cuối là chủ ý của phía Hoa Kỳ.
Bao trùm lên trên quyết định đó là thành tích nhân quyền cực kỳ
yếu kém của Việt Nam và thái độ khăng khăng không chịu thực hiện những cải cách
cơ bản của chính quyền Hà Nội. Cũng giống như nước láng giềng phía Bắc là Trung
Quốc, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Hoa Kỳ chấm dứt can thiệp quân
sự từ giữa thập niên 70, khi lệnh cấm vận vũ khí bắt đầu được áp đặt: Quốc gia
này đã giàu có hơn rất nhiều, đã hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, và
đã nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhưng cũng tương tự
như trường hợp của Trung Quốc, bản chất thực sự của chế độ vẫn được giữ nguyên:
Là một nhà nước phi dân chủ, độc đảng, áp đặt hạn chế khắt khe về các quyền tự
do cơ bản.
Chính quyền Hoa Kỳ biện
hộ cho quyết định thay đổi chính sách nói trên với lập luận rằng các thiết bị
hàng hải không thể dùng vào việc đàn áp đối lập. Lập luận này không xác đáng.
Đương nhiên, chính quyền Hà Nội sẽ không đem ngư lôi ra phóng vào đám đông biểu
tình. Lực lượng an ninh Việt Nam không cần các thiết bị quân sự phức tạp để dập
tắt tiếng nói của những người phản đối chính quyền. Khi họ muốn bắt các nhà bất
đồng chính kiến và blogger, họ chỉ việc lái xe đến địa điểm biểu tình, hay tư
gia và bắt người cần bắt. Việt Nam không cần phải mua súng, dùi cui hay bình
xịt hơi cay từ Hoa Kỳ – ngành an ninh Việt Nam có thể mua được các trang thiết
bị không mấy đắt tiền này từ các thị trường sẵn có.
Nhưng quyết định về việc bắt đầu bán vũ khí sát thương của Hoa
Kỳ đã gạt sang một bên bao công sức và lòng can đảm của các nhà hoạt động ở
Việt Nam, những người trông chờ Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác gây sức ép
buộc Đảng Cộng sản cầm quyền phải chấm dứt chính sách đàn áp có hệ thống và thực hiện các cải cách nghiêm
túc.
Quyết định này phát đi một thông điệp tới đảng cầm quyền ở Việt
Nam rằng có cải cách hay không là tùy họ, vì đằng nào họ cũng sẽ được đối xử
như thế. Đây chắc chắn không phải là loại thông điệp chúng ta muốn gửi đến Hà
Nội.
Nội các Obama nói rằng chính quyền Việt Nam đang đi những bước
ngắn hướng đến cải cách. Hà Nội tỏ ra sẵn sàng đối thoại về khả năng đóng cửa
một số trung tâm quản chế cưỡng bức lao động những người sử dụng ma túy, thay
thế bằng các trung tâm cai nghiện tự nguyện.
Chính phủ Việt Nam cũng đã ký, tuy
chưa phê chuẩn, Công ước Chống Tra tấn, một công ước nhân quyền quốc tế buộc
các quốc gia phải coi tra tấn là một tội hình sự, và vào ngày 26 tháng Chín vừa
qua, Việt Nam cũng đã bỏ phiếu thuận cho một công ước của Liên Hiệp Quốc về
quyền của người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới. Giới chức Hoa Kỳ cũng dẫn
một bằng chứng nữa của động thái tích cực là việc phóng thích các tù nhân chính
trị: khoảng 10 trường hợp trong vòng vài tháng gần đây.
Nhưng nếu nhìn kỹ hơn sẽ thấy sự việc khác hẳn. Tra tấn vẫn là
chuyện phổ biến ở Việt Nam, và chính quyền chưa hề có hành
động nào hướng tới việc thay đổi các điều luật hình sự hóa tự do ngôn luận hay
thành lập các tổ chức chính trị. Nhiều tù nhân được trả tự do trong thời gian
gần đây bị bệnh nặng hoặc ốm yếu không làm gì được.
Về trường hợp của nhà bất
đồng chính kiến nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ – một luật gia từng phê phán lãnh đạo
nhà nước tham nhũng và quản lý yếu kém – không phải chính quyền phóng thích ông
mà thực ra là ép buộc ông lưu vong ở Hoa Kỳ, vì chính quyền Hà Nội nghĩ rằng ở
đó ông sẽ bị hạn chế khả năng tổ chức chống đối chế độ độc đảng ở Việt Nam.
Đồng thời, vẫn còn hơn 150 người Việt Nam nữa bị kết án trong
những năm gần đây vì bày tỏ ý kiến hay có các hoạt động khác theo cách ôn hòa
vẫn còn đang bị giam giữ –
trong đó có những nhà hoạt động nổi tiếng như Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Văn Hải. Việc
hành hung các nhà bất đồng chính kiến, thường do côn đồ lạ mặt thực hiện, đang
có chiều hướng gia tăng.
Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế khá ngặt nghèo quyền tự do tín
ngưỡng, đàn áp các nhà thờ Cơ Đốc giáo độc lập, chùa Phật giáo độc lập và các
cơ sở tôn giáo độc lập khác. Trong khi giới chức đưa ra con số các cơ sở thờ tự
được đăng ký đang gia tăng, như một bằng chứng cho việc cải cách, thì rất nhiều
nhà thờ không muốn hoặc không được đăng
ký và vẫn bị coi là ngoài vòng pháp luật. Dù thế nào chăng nữa, cũng không thể
dẫn số lượng giấy đăng ký đã được cấp để làm bằng chứng của cải cách – vì các
nhóm tôn giáo lẽ ra không cần chờ sự ban phước của chính quyền mới được tồn
tại. Đặc sứ của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo Heiner Bielefeldt phải cắt ngắn chuyến
công tác tại Việt Nam vào tháng Bảy vì chính quyền sách nhiễu những người ông
cần gặp và can thiệp vào công việc của đặc sứ.
Những người ủng hộ bán quyết định bán vũ khí của chính phủ Hoa
Kỳ nói rằng Việt Nam cần các trang thiết bị hàng hải và tàu chiến tốt hơn để
đối phó với hành động tranh chấp chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển Đông Nam Á,
nhất là sau bế tắc về tranh chấp hải quân hồi tháng Năm, sau khi Bắc Kinh đặt giàn khoan dầu trong
lãnh hải Việt Nam. Quyết định nới lỏng cấm vận phần nào là một phản ứng trước
sự kiện tháng Năm, nhưng cũng phải được coi là một bước đi trong chiến lược
“xoay trục về Châu Á” của nội các Obama nhằm tập trung các mối quan tâm về kinh
tế và quân sự vào châu Á, dù có phải hy sinh một
số giá trị dân chủ.
Tập
trung quan tâm hơn về Châu Á trước hết phải là tận trung quan tâm tới người
châu Á – trong trường hợp này là khoảng 90 triệu người Việt Nam. Quan
hệ ngoại giao khăng khít hơn với Hà Nội không nên đạt được bằng sự hy sinh
quyền lợi của những người dân, nhà hoạt động, blogger đang đấu tranh cho dân
chủ và tự do.
Đừng coi thường tác hại của
bùn đỏ
Gia Minh, biên tập viên
RFA, Bangkok
2014-10-14
2014-10-14
Vụ tràn bùn đỏ từ hồ chứa xảy ra rạng sáng ngày 8/10/2014 ở nhà
máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng.
Courtesy PL
Tin tức về
vụ bùn đỏ tràn ra đường xí nghiệp tuyển quặng bauxite ở Tân Rai, Lâm Đồng vào
rạng sáng ngày 8 tháng 10 vừa qua, lại làm dấy lên cảnh báo về những tác hại
môi trường khôn lường cũng như những hệ lụy xã hội, quân sự của hoạt động khai
thác quặng bauxite như thế ở Tây Nguyên.
Tai nạn mới
Tờ Tuổi Trẻ đưa tin nhanh chóng về tình hình bùn đỏ tại hồ thải
quặng đuôi số 5 tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào xí nghiệp mỏ tuyển bô xít
Tân Rai ở Lâm Đồng. Theo bản tin của phóng viên Gia Bảo thì nguyên nhân của vụ
việc là do mưa lớn kéo dài nhiều ngày làm cho nước trong hồ không thoát kịp
dâng lên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập.
Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã điều xe đào và xe ben chở đất
đến để đắp thêm phần đập, ngăn chặn không cho bùn đỏ tiếp tục tràn xuống phía
dưới.
Tin cho biết hồ thải quặng đuôi số 5 là nơi chứa bùn và nước sau
khi lắng rửa quặng bauxite ở Xí nghiệp mỏ tuyển bauxite Tân Rai. Hồ này thuộc
Khu khai thác mỏ quặng bauxite Tân Rai và cách nhà máy alumin chừng 4 cây số.
Tất cả bùn đỏ và nước rửa quặng tại hồ thải quặng số 5 được nói sẽ được khai
thác tận thu và tuần hoàn về Xí nghiệp mỏ tuyển bauxite Tân Rai.
Ngay sau khi thông tin về vụ bùn đỏ tràn đập như thế được đưa ra
vào buổi sáng, buổi chiều phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng
sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Biên lên tiếng với báo chí rằng nước tràn ra có
màu đỏ chứ không phải là bùn đỏ từ hồ chứa chính và ông này nói rằng trong nước
màu đỏ đó không có hóa chất nên không độc hại. Ngoài ra nước đó cũng chỉ nằm
trong phạm vi nhà máy chưa tràn ra ngoài gây ảnh hưởng đến hoa màu và nhà cửa
của dân chúng sống chung quanh nhà máy.
Ông này còn cho biết thêm nguyên nhân là do mưa lớn liên tục
vượt qua cả đê chính và đê phụ.
Giáo sư- Tiến sỹ Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ
Quản lý Môi trường, thuộc Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, có ý kiến
về phát biểu của ông Nguyễn Văn Biên như sau:
Nếu từ hồ của quá trình luyện mà ra thì là bùn đỏ hoàn toàn,
trong đó sud nhiều và độ pH có thể lên đến 12-13. Cái này nhẹ hơn một chút, nhưng
dù sao vẫn là chất thải; đừng nói là tác hại không lớn như bùn đỏ.
GS.Tiến sỹ Lê Huy Bá
“Bùn này không phải là bùn đỏ hoàn toàn, có lẫn những chất hữu
cơ. Đây là sản phẩm của quá trình rửa và chiết xuất quặng ra chứ chưa phải là
quá trình luyện quặng thành alumin và thành nhôm. Hai quá trình có những hồ
riêng. Nếu từ hồ của quá trình luyện mà ra thì là bùn đỏ hoàn toàn, trong đó
sud nhiều và độ pH có thể lên đến 12-13. Cái này nhẹ hơn một chút, nhưng dù sao
vẫn là chất thải; đừng nói là tác hại không lớn như bùn đỏ. Bùn hữu cơ này cũng
từ quá trình tách rửa sơ khai nhưng cũng có tác hại đến môi trường chung
quanh.”
Giáo sư Lê Huy Bá nói đến qui trình và công nghệ mà Việt Nam
đang sử dụng cho hoạt động này hiện nay ở Tây Nguyên như sau:
Họ có nói nhưng tất nhiên không được công khai. Họ làm chuyện đã
rồi, cứ bưng bít và luôn chứng minh rằng có lợi, vì lỡ rồi mà. Qui trình công
nghệ thì lạc hậu. máy móc không tốt, độ an toàn thấp.
Tại phiên họp thứ 28 Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra hồi trung
tuần tháng 5 vừa qua, thứ trưởng Bộ Công thương trình rằng Viện Khoa học- Công
nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công mô hình xử lý bùn đỏ để sản xuất sắt và
việc triển khai trên thực tế là từ tháng 6 rồi.
Tuy vậy giáo sư Lê Huy Bá bác bỏ một kế hoạch sản xuất sắt từ
bùn đỏ như thế có thể hiệu quả, ông nói:
Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã điều xe đào và xe ben chở đất
đến để đắp ngăn chặn không cho bùn đỏ tiếp tục tràn xuống phía dưới
Có ông lãnh đạo nào đó, hình như ông ( Hoàng Trung Hải) trình
một thỏi sắt/thép cho quốc hội. Nói như thế là nói với con nít chứ không thể
nói với các nhà khoa học, vì làm một thỏi sắt như thế có thể làm được nhưng chi
phí biết bao nhiêu mà kể! Trong bauxite có hai thành phần chính là nhôm và sắt;
người ta chế biến alumin thành nhôm, còn sắt người ta có thể thu hồi và làm ra
thỏi sắt như người ta đã làm. Thế nhưng khó lắm. Sắt ở đây thuộc dạng Fe2O3,
hay là Fe3O4; chúng khó luyện thành sắt nguyên, sắt tốt được. Tuy nhiên trong
phòng thí nghiệm thì có thể làm được; còn họ làm để chứng minh như thế chỉ như
‘trò đùa’.
Cảnh báo cũ
Khi dự án khai thác bauxite tại khu vực Tây Nguyên được đưa ra,
rất nhiều các nhà khoa học đã lên tiếng về những tác động môi trường khôn lường
mà việc khai thác như thế sẽ gây nên cho khu vực Tây Nguyên, nơi được xem là
nóc nhà Đông Dương.
Giáo sư Lê Huy Bá tóm tắt lại một số những mối nguy như thế:
Còn bùn đỏ treo ở độ cao 700-800 mét như vậy nếu như vỡ thì bên
dưới hạ lưu chết do chìm trong lũ quét, nó tiêu diệt hệ sinh thái, bồi lấp vườn
tược của người ta, rồi tiêu diệt các sinh vật và ngay cả con người nếu chạm vào
bùn đỏ
GS.Tiến sỹ Lê Huy Bá
Tôi cũng đã nói về mặt kinh tế không có lợi lộc gì cả, về môi
trường cảnh quan thì bị tàn phá. Còn về hoàn thổ thì không làm được vì quặng
baxite ở Tây Nguyên nằm ‘lổm nhổm’ chứ không phải nằm trong một dãy có đồng
đều. Nên khi móc lên như kiểu từng lỗ giống kiểu ‘bới ổ gà’ nên sau đó không có
đất để mà hoàn thổ; trả lại tình trạng như ban đầu hầu như không thể làm được.
Đường xá thì bị phá hủy hết, xe chạy đến đâu thì hư hoại đến đó.
Còn bùn đỏ treo ở độ cao 700-800 mét như vậy nếu như vỡ thì bên
dưới hạ lưu chết do chìm trong lũ quét, nó tiêu diệt hệ sinh thái, bồi lấp vườn
tược của người ta, rồi tiêu diệt các sinh vật và ngay cả con người nếu chạm vào
bùn đỏ.
Trong đi ấy thì các nhà chuyên môn thuộc những lĩnh vực khác
cũng cảnh báo về những mối nguy xã hội, quân sự khi triển khai dự án khai thác
bauxite tại Tây Nguyên bằng công nghệ lạc hậu và nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm
xây dựng.
Giáo sư- TS Khoa học Võ Quý cũng có ý kiến cho rằng tình hình
thời tiết như hiện nay khó lường trước và ông đặt vấn đề nếu mưa lớn hơn nữa
thì tình trạng tràn đập như vừa qua lại xảy ra:
Nếu như mưa to nữa thì còn sạt (lở) nữa và còn có những việc xảy
ra mà khó lường được. Nhất là trong thời điểm hiện nay: vấn đề nóng lên toàn
cầu, mưa lũ chưa biết thế nào mà lường được. Bởi vì người ta biết biến đổi khí
hậu tăng lên chứ đâu giảm đi; nhất bão bấy lâu nay rất rõ: bão ngày càng lớn và
đột xuất; mưa thì chưa biết đến mức độ thế nào. Việt Nam mấy bữa nay bị rồi,
nhiều nước trên thế giới bị rồi. Đây là những cảnh báo về vấn đề môi trường. Đó
là một báo động cho những người thực hiện phải hết sức quan tâm.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người khởi xướng trang
Bauxite Việt Nam, cũng nêu quan ngại về tình hình mưa lớn ở Tây Nguyên liên
quan đến tình trạng tràn hồ như vừa qua:
Hiện tượng mưa trong mùa mưa ở Tây Nguyên rất ghê gớm, những
người sống ở đó cho thấy mưa ở Tây Nguyên là ghê gớm. Khi tràn được hồ đuôi
quặng này thì hồ bùn đỏ ở rất sát nhà máy, tuy khá vững chắc, nhưng khả năng
tràn là một khả năng ‘nằm đó’, một khả năng đặt ra. Nên chúng tôi đặt vấn đề là
những người thay mặt nhà nước từng hùng hổ tuyên bố trước ‘bàn dân thiên hạ’
rằng kế hoạch đã tính rồi và môi trường sinh thái không đáng lo gì nữa, bà con
cứ yên tâm.
Đến bây giờ, các ông ấy có lại đưa ra một lời hứa như đã từng hứa
chắc như ‘đinh đóng cột’ bao nhiêu lần trước đây rồi không! Và các ông ấy trình
bày cho dân biết phương án bảo vệ các cơ sở thải của quặng và các cơ sở lọc
alumina đạt đến bao nhiêu phần trăm rồi. Cơ sở kỹ thuật để giữ vững cho bùn đỏ
khỏi chảy ra ở hồ bùn đỏ đã đạt được bao nhiêu phần trăm rồi. Bởi vì nếu như
mưa vẫn tiếp tục và rồi đây hồ bùn đỏ bị tràn, chắc chắn môi trường sinh thái
sẽ bị đe dọa.
Kêu gọi lặp lại.
Trước tình hình những mối nguy của dự án khai thác bauxite ở Tây
Nguyên vẫn lơ lửng như thế những nhà khoa học như giáo sư Lê Huy Bá tiếp tục
kiên trì với quan điểm của họ là phải cho dừng dự án chấp nhận những chi phí đã
bỏ ra thay vì cứ chạy theo để tiếp tục tốn kém không thu lợi về kinh tế mà còn
có thể chịu những nguy hại bất ngờ và phá hủy môi trường không thể nào cứu vãn.
Ông nói:
Đã thấy không hợp lý nếu khai thác với các điều kiện như bây
giờ. Đã nói cả chục năm nay và lúc này những điều đó thể hiện rất rõ, không thể
nào chối cãi được. Chuyện đã xảy ra và còn nhiều việc xảy ra nữa chứ không phải
như thế. Tiện lợi không có, kinh tế kém, đường sá bị phá hủy, ô nhiễm môi
trường kề cận rồi
Giáo sư Võ Quý
Riêng tôi, tôi thấy nên ngưng lại chẳng thà chịu lỗ, chịu mất
bao nhiêu tiền bạc rồi, còn hơn cứ theo mãi thì tai hại về sau còn cao hơn.Biết
chấp nhận làm sai nhưng ngưng lại và biết xử lý theo hướng khác thì tốt hơn.
Giáo sư Võ Quý cũng nhắc lại những sai lầm trong dự án khai thác
bauxite ở Tây Nguyên và ông đồng ý với ý kiến của những nhà khoa học khác như
đồng nghiệp Lê Huy Bá là phải dừng lại chứ đừng lao tiếp vì càng làm càng lỗ,
ông nói:
Những tính toán ấy đã có trước khi sự việc xảy ra, các nhà khoa
học đã nói rất kỹ, đã có những lời khuyên lâu rồi; nhưng họ vẫn làm theo việc
họ đã ký kết, biết sao được!
Đã thấy không hợp lý nếu khai thác với các điều kiện như bây
giờ. Đã nói cả chục năm nay và lúc này những điều đó thể hiện rất rõ, không thể
nào chối cãi được. Chuyện đã xảy ra và còn nhiều việc xảy ra nữa chứ không phải
như thế. Tiện lợi không có, kinh tế kém, đường sá bị phá hủy, ô nhiễm môi
trường kề cận rồi.
Bỏ ra nhiều vốn rồi, nhưng thôi đành phải chịu vì càng theo thì
càng lỗ nữa và ai chịu? Chính nhân dân chịu chứ đâu phải nhà sản xuất chịu.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi lặp lại quan điểm của những nhà khoa học
thấy rõ những tai họa mà dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên sẽ gây ra và bản
thân họ từng lên tiếng không triển khai; và nay là phải ngưng ngay lại. Giáo sư
Nguyễn Huệ Chi phát biểu:
Tất cả những chuyện đó, đầu tiên những anh như nhà văn Nguyên
Ngọc, học giả Nguyễn Trung, tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn…; tất cả những anh ấy có
trao đổi với chúng tôi và chúng tôi đi đến một kết luận: chỉ có ngừng thôi,
không có cách nào khác!
Giáo sư Lê Huy Bá lý giải có những ràng buộc không thể nói ra
trong việc dù biết lỗ lã và chịu hại về môi trường cũng như nhiều lĩnh vực khác
nữa nhưng nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tiếp tục một dự án đầy nguy hại như thế.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại
các bạn trong chương trình kỳ tới.
Bauxite Tây Nguyên: Càng làm càng thiệt hại
Hungary đã từng gặp tai nạn vỡ đê hồ chứa bùn đỏ
vào năm 2010. Reuters
Theo tin
của tờ Tuổi Trẻ, ngày 08/10/2014 vừa qua, bùn đỏ đã tràn ra từ một hồ thải
quặng ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đúng hơn đây phải gọi là bùn
màu đỏ, màu của đất bazal và tuy bùn đỏ này không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật
sự, nhưng sự kiện này một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về tác hại
của việc khai thác bauxite Tây Nguyên đến môi trường và đời sống của người dân
trong khu vực, ấy là chưa kể những thiệt hại về kinh tế và nguy cơ về an ninh
quốc phòng.
Tai nạn nói trên xảy ra vào lúc mà chính phủ Việt Nam vẫn để cho
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản ( TKV ) tiếp tục kế hoạch “làm thí điểm”
khai thác bauxite, với nhà máy Tân Rai, Lâm Đồng đã đi vào hoạt động và nhà máy
Nhân Cơ, Đak Nông sắp hoàn tất việc xây dựng, bất chấp nhiều lời cảnh báo của
các nhà trí thức, các nhà khoa học.
Tháng tư vừa qua, một lần nữa họ đã ra một kiến nghị gởi các lãnh
đạo Đảng và Nhà nước, đề nghị dừng ngay cả hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, vì
theo họ, cả hai dự án này đều không được thực hiện đúng với chính những yêu cầu
mà Bộ Chính trị đề ra khi cho phép “làm thí điểm” khai thác bauxite Tây Nguyên.
Bức thư ngỏ cho rằng : “Trong điều kiện hiện nay của đất nước việc khai thác
bô-xít Tây Nguyên chỉ đem lại những thua lỗ nặng nề cho nền kinh tế, gây ra
nhiều hệ lụy về môi trường, xã hội cho Tây Nguyên nói riêng và cho cả nước nói
chung”.
Nhưng không những không dừng hai dự án “thí điểm”, bộ Công thương
Việt nam còn đề nghị chuyển từ khai thác bauxite sang sản xuất nhôm, điều mà
theo các nhà trí thức, các nhà khoa học, sẽ còn gây thiệt hại nhiều hơn nữa cho
đất nước.
Nhân vụ bùn màu đỏ tràn ra ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, ngày
08/10 vừa qua, RFI Việt ngữ phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc, một trong những
người đầu tiên ký vào kiến nghị yêu cầu dừng hẳn hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ.
RFI: Kính
thưa nhà văn Nguyên Ngọc, trước hết, theo ông, thông tin về vụ bùn đỏ tràn ra ở
khu vực nhà máy bauxite Tân Rai đáng ngại như thế nào?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Hôm nay ( 08/10 ) có xảy ra vụ vỡ bờ của một đập cách nhà máy Tân
Rai khoảng 4 cây số, tức là cũng nằm trong phạm vi dự án Tân Rai. Ở đấy, người
ta rửa quặng bauxite, tức là quặng nằm trong đất bazal, rồi có một băng chuyền
dài 4 cây số đưa quặng đó vào nhà máy. Trong nhà máy, quặng đã được rửa rồi sẽ
được luyện thành alumina.
Hồ bị vỡ hôm nay là hồ chứa những chất bám vào quặng, tức là đất
bazal cho nên bùn đó cũng có màu đỏ. Nhưng đó không phải là bùn đỏ như lâu nay
ta vẫn nói trong quy trình luyện bauxite. Tức là sau khi quặng được chuyển từ
băng chuyền dài 4 cây số nói trên vào nhà máy. Khi quặng được luyện thì sẽ ra
một chất thải, đó mới là bùn đỏ thật sự. Hồ chứa bùn đỏ đó thì nằm ngay trước
nhà máy.
Trước khi có dự án bauxite lớn ở Tây Nguyên và nhà máy bauxite Tân
Rai, ở vùng Bảo Lâm, Bảo Lộc đã có Công ty Hóa chất miền Nam cũng đã làm cái
việc rửa quặng bauxite và gởi quặng đó về Sài Gòn để chế biến ra alumina. Làm
cũng nhỏ thôi, nhưng cũng có một loại nước đỏ do màu đất chảy ra đường phố gần
Bảo Lộc. Trước đây, người dân ở đó cũng đã phản đối việc đó, là vì nước đó bẩn.
Nước có màu đỏ là vì nó có chất sắt, cho nên cũng có một chất độc nhất định.
RFI: Thưa ông, tuy
bùn màu đỏ đó không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật sự, nhưng các hồ chứa bùn đỏ độc
hại cũng có thể bị tràn ra ngoài?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Nguyên nhân là do mấy hôm nay ở miền Trung, cũng như Tây Nguyên
nói riêng mưa rất lớn do ảnh hưởng gió mùa phía Bắc. Chính mưa lớn đã làm tràn
hồ đuôi quặng, chứ không phải làm tràn hồ chứa bùn đỏ kế nhà máy. Nhưng dầu sao
nó cũng bảo động cho ta một điều thế này:
Tôi đã đến chổ hồ bùn đỏ gần nhà máy. Theo quan sát của tôi thì hồ
này không thể bị vỡ, nhưng tôi sợ là nếu mưa to quá sẽ bị tràn, mà tràn ra thì
rất nguy hiểm. Mà Lâm Đồng là vùng mưa nhiều nhất ở Tây Nguyên. Ở Tây Nguyên
tuy là có sáu tháng mưa và sáu tháng nắng, nhưng tập trung cao nhất là trong
hai tháng, cho nên nguy cơ tràn ra là rất nhiều.
Thứ hai, ở hồ bùn đỏ “chính thức” có hai lớp vải đặc biệt lót ở
dưới để chất động không thấm xuống nước ngầm. Đó là một loại vải có độ bền đặc
biệt. Vừa qua, tôi thấy vải này có nhiều chỗ bị rách và nước bùn thấm xuống
đất, tức là có thể thấm xuống nước ngầm.
Tuy hôm nay chỉ có hồ đuôi quặng bị tràn ra, nhưng sự kiện này cho
thấy là việc tràn hồ đỏ chính thức là khả năng hoàn toàn hiện thực.
RFI: Theo
ông bùn đỏ tràn ra hôm nay có tác hại như thế nào?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Như tôi nói vừa rồi, đất bazal có màu đỏ vì nó có sắt và như vậy
khi chảy vào nước sinh hoạt hay nước sản xuất thì đều gây ô nhiễm cả, gây nguy
hại cho đời sống người ta, phá hoại hoa màu, và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, tuy độ ô nhiểm không nặng nề như bùn đỏ từ trong nhà máy làm alumina.
Nhưng như tôi đã báo động ở trên, với lượng mưa như hiện nay, hồ
bùn đỏ ở đây cũng sẽ tràn ra. Bùn đỏ đó rất độc. Thậm chí vừa rồi có người
chết, tức là không biết làm thế nào, mà xe đổ bùn đỏ này lên người một công
nhân, khiến người này chết, cho thấy bùn đỏ độc như thế nào.
Có hai cách giữ bùn đỏ đó. Thứ nhất là giữ ướt, như hiện nay ta
đang làm. Giữ ướt kiểu này thì nguy hiểm vì nó dễ tràn ra môi trường. Cách thứ
hai là giữ khô, nhưng lại có một nguy hiểm khác là bụi độc, ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và nếu lan ra vùng sản xuất thì sẽ phá hoại toàn bộ vùng sản
xuất ấy. Cho nên bùn đỏ là vấn đề nan giải của sản xuất bauxite.
RFI: Ông có vẫn cho
rằng các dự án bauxite Tây Nguyên là không có lợi về mặt kinh tế?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Cách đây mấy năm tôi cùng với anh Nguyễn Thành Sơn, một
chuyên gia về mỏ, nghiên cứu rất nhiều về bauxite Tây Nguyên, cũng như tham gia
phản biện về bauxite Tây Nguyên, chúng tôi đã viết bài nói về 10 lý do không
nên khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Cho đến nay, chúng ta chỉ mới làm thí điểm ở hai nhà máy, nhà máy
Tân Rai đã sản xuất và nhà máy Nhân Cơ sắp hoàn thành. Qua hai thí điểm này,
những điều mà chúng tôi đã báo động lần lượt bộc lộ ra, trước hết là về kinh
tế.
Gần đây có một báo cáo của bộ Công Thương, dựa trên tư liệu của
tập đoàn TKV, đơn vị chủ thầu, bảo rằng khai thác bauxite không có vấn đề gì
cả, rất là tốt. Chúng tôi đang tập trung phản biện cái báo cáo này. Đây là một
báo cáo hết sức vô trách nhiệm, hoàn toàn không dựa trên thực tế của hai nhà
máy đang làm thí điểm.
Về kinh tế thì càng ngày càng lỗ, mặc dù cái tính đầu vào đã có
rất nhiều gian dối, không tính đầy đủ cái đầu vào. Thứ hai, tập đoàn TKV, đơn
vị chủ thầu thì liên tục xin giảm các loại thuế môi trường, thuế khoáng sản…,
mà vẫn cứ lỗ. Như vậy về mặt kinh tế không có lý do gì để làm bauxite cả. Họ
cũng bảo là trong bao năm nữa sẽ hết lỗ, nhưng cũng chẳng có căn cứ gì để nói
như vậy. Ngoài ra, cái việc bán không có ai mua, ngoài Trung Quốc, tức là bán
chỉ có một người mua, là rất nguy hiểm.
RFI: Về
mặt vận chuyển bauxite, thì từ lâu các nhà kinh tế cũng đã cảnh báo về chi phí
rất tốn kém. Theo quan sát của ông thì việc vận chuyển bauxite còn đang gây ra
những vấn đề gì về giao thông, ô nhiễm?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Về vận tải thì chúng tôi cũng đã báo động từ rất lâu. Thậm chí
chúng tôi đã đi khảo sát rất cụ thể những đường chính: đường 28, đường 55,
đường từ cảng Kê Gà lên. Chúng tôi cũng đã báo động là cảng Kê Gà không thể vận
chuyển bauxite được, nhưng không ai nghe, và cuối cùng thì bây giờ cũng phải bỏ
cảng Kê Gà và phải sử dụng một đường dân sinh, đường 20 từ Đà Lạt qua Bảo Lộc.
Xe chở bauxite thường là 40 tấn, 50 tấn, mà cây cầu trên đường dân
sinh đó chỉ chịu được 25 tấn. Bây giờ có một chuyện rất buồn cười: xe chở
bauxite đến cầu thì phải dừng lại, hạ hàng xuống, chia đôi ra, đi qua cầu rồi
quay trở lại chở nửa kia. Cứ như thế qua từng cây cầu trên đường 20 đó. Còn bây
giờ nếu nâng cấp con đường này lên thì phải tính lại đầu vào, giá cả.
Đó là chưa nói những ảnh hưởng lên đời sống nhân dân, gây ô nhiễm
và gây nguy hiểm về giao thông của dân. Ngay ở Bảo Lâm, tức là khu vực xung
quanh nhà máy đó, việc vận chuyển cũng đã làm ô nhiễm và làm rối loạn đời sống
của dân ở đấy. Sản xuất của người ta bị ảnh hưởng nặng nề.
RFI: Còn
những người dân tộc thiểu số tại các khu vực được giải tỏa để làm nhà máy
bauxite, họ được tái định cư như thế nào, họ sinh sống ra sao?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Về việc tái định cư ở đấy, chúng tôi đã đến quan sát các làng do
TKV dựng lên cho người Cơ Ho. Hôm chúng tôi đến thăm họ, các bà cụ khóc, vì
đồng bào dân tộc bản địa ở đấy không thể nào sống trong những nhà ống kiểu
thành phố. Họ không nuôi bò được, mà nuôi gà cũng không. Rẫy thì ở rất xa. Họ
bảo không có gì để kiếm sống được cả. Việc tái định cư chưa có nơi nào làm được
cả.
Việc đào tạo sử dụng lao động có kỹ thuật cho người dân tộc tại
chổ cũng chưa có nơi nào làm được. Về việc hoàn thổ, tức là khôi phục lại rừng
thì có làm được đâu?
Tất cả những điều đó chúng tôi đã báo động từ 5,6 năm nước. Từ khi
bắt đầu dự án bauxite, nhưng người ta vẫn cứ làm!
RFI: Trong
báo cáo vừa qua, bộ Công thương còn đề nghị là chuyển từ làm thí điểm bauxite
sang sản xuất nhôm. Theo ông, sản xuất nhôm thì có tác động ra sao?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Nói như thế là nói bừa, vô trách nhiệm! Điện ở đâu mà làm
nhôm? Điện bây giờ đang thiếu như thế, mà như ta đã biết, cái khâu từ alumina
làm ra nhôm là tốn điện rất nhiều. Với giá điện ở Việt Nam hiện nay thì không
thể làm nhôm được. Làm alumina đã lỗ rồi. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ alumina
và nhôm ở Việt Nam không có nhiều như thế. Bán ra ngoài thì chỉ có Trung Quốc
mua thôi. Chưa nói đến đời sống xã hội bị xáo trộn, khiến văn hóa cũng bị đảo
lộn.
Ấy là chưa nói đến mặt an ninh quốc phòng. Lao động của Trung
Quốc, lao động không có tay nghề được đưa vào đấy, trong khi lao động của mình
thì không sử dụng hết. Lao động nước ngoài tràn vào, thâm nhập vào trong đời
sống người dân trong làng. Ở một vùng đất có tính chất chiến lược như Tây
Nguyên, chưa biết nguy cơ lâu dài ra sao.
RFI: Tháng
tư vừa qua, các nhà trí thức, các nhà khoa học, đã ra một thư ngỏ, mà ông tham
gia ký tên, gởi chính phủ để yêu cầu dừng ngay các dự án khai thác bauxite Tây
Nguyên. Chính phủ có đã hồi đáp thư ngỏ này chưa?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Chúng tôi đã ra thư ngỏ vì thấy rằng, trước đây, khi có
những phản biện như vậy, Bộ Chính trị đã quyết định chỉ làm thí điểm hai nhà
máy và trên cơ sở kết luận về thí điểm đó mới quyết định có tiếp tục làm hay
không.
Sau khi đã đi khảo sát hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, chúng tôi
đã kiến nghị dừng xây nhà máy Nhân Cơ và chuẩn bị đóng cửa luôn nhà máy Tân
Rai, tức là dừng toàn bộ các dự án bauxite Tây Nguyên. Nhưng cho tới nay, chúng
tôi chưa hề nhận được phản hồi cho bất cứ kiến nghị nào, thậm chí không nhận
được trả lời từ đơn vị chủ thầu là TKV.
RFI: Xin cám ơn nhà văn Nguyên
Ngọc.
BÔXIT TÂY NGUYÊN BỎ THÌ THƯƠNG VƯƠNG THÌ TỘI
Tô Văn Trường
Thưa Anh
Dự án bôxit Tây Nguyên là sai lầm cơ bản về chủ trương, quy
mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử
nghiệm. Nhà nước đã
đầu tư vào 2 dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la đúng là
trong tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách tháo gỡ dần.
Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của nhà máy bô xít Tân Rai ở Tây Nguyên vừa qua chỉ
là một phần minh chứng đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo từ lâu về nguy cơ
hồ bùn đỏ.
Thời bao cấp,
tai nạn lớn nhất trong ngành khai khoáng đã xẩy ra tại bãi thải quặng đuôi
của mỏ măng gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của thế kỷ trước và làm thiệt mạng
gần 100 người. Vì khi đó đang còn chiến tranh, nên tai nạn thuộc loại “nhậy
cảm”, bí mật chỉ có các cán bộ kỹ thuật, tâm huyết với ngành mỏ và những
người có trách nhiệm mới được biết.
Kèm theo đây
là bài viết “Bôxit Tây Nguyên bỏ thì thương vương thì tội”.
Kính
Tô Văn Trường
|
Dự án bôxit Tây Nguyên là sai lầm cơ bản về chủ trương, quy mô,
công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử
nghiệm. Nhà nước đã
đầu tư vào 2 dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la đúng là trong
tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách tháo gỡ dần. Sự
cố vỡ đê hồ thải quặng của nhà máy bô xít Tân Rai ở Tây Nguyên vừa qua chỉ là
một phần minh chứng đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo từ lâu về nguy cơ hồ
bùn đỏ.
Thời bao cấp, tai nạn lớn nhất trong ngành khai khoáng đã xẩy ra
tại bãi thải quặng đuôi của mỏ măng gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của thế kỷ
trước và làm thiệt mạng gần 100 người. Vì khi đó đang còn chiến tranh, nên tai
nạn thuộc loại “nhậy cảm”, bí mật chỉ có các cán bộ kỹ thuật, tâm huyết với
ngành mỏ và những người có trách nhiệm mới được biết.
Tài nguyên thiên nhiên có 3 loại là tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên sinh vật và tài nguyên cảnh quan. Trong đó, tài nguyên khoáng sản không
tái tạo là tài sản quý giá của thiên nhiên trao tặng cho con người. (Thời gian
hình thành than ở Quảng Ninh cũng phải mất hơn 300 triệu năm).
Cách tiếp cận về kinh tế
Các nhà khoa học thường tranh luận về các ngành kinh tế nói chung,
thường trọng cung hơn trọng cầu, riêng về ngành khai thác khoáng sản phải trọng
cầu
hơn trọng cung vì cung dễ phát triển còn cầu thì khó kích. Đào bới đem bán thì dễ nhưng đào và sử dụng như thế nào cho có hiệu quả mới là điều cần bàn.
hơn trọng cung vì cung dễ phát triển còn cầu thì khó kích. Đào bới đem bán thì dễ nhưng đào và sử dụng như thế nào cho có hiệu quả mới là điều cần bàn.
Phương pháp khai thác tài nguyên
Xưa nay, chúng ta khai thác, chế biến, sử dụng đều theo quy
trình vật lý (khoan, nổ, bốc xúc, vận chuyển) đều theo quy trình vật lý, hiệu
quả thấp, tổn thất trong lòng đất cao. Trong khi thế giới coi trọng việc sử
dụng quy trình hóa học thay cho quy trình vật lý. Mỹ đang đi tiên phong về khai
thác dàu, than bằng quy trình sinh học đưa vi sinh biến than thành khí. Than,
dầu khí đều có nguồn gốc các bon nếu cộng vơi hydro tỷ lệ thấp tạo ra thể rắn,
nếu hydro tỷ lệ cao tạo ra thể khí.
Bãi thải quặng đuôi
Theo đánh giá của Ts Nguyễn Thành Sơn trong ngành khai khoáng, bãi
thải quặng đuôi là một hạng mục rất quan trọng cần được thiết kế đúng. Ở Việt
Nam cách đây hơn 40 năm, chúng ta đã có các bãi thải quặng đuôi được các chuyên
gia Trung Quốc giúp thiết kế ở mỏ Cromite Cổ Định (Thanh Hóa) và mỏ sắt Trại
Cau (Thái Nguyên), các chuyên gia Liên Xô giúp thiết kế bãi thải quặng đuôi ở
apatite Lào Cai. Nói chung, đây là những công trình thực sự phải có đầy đủ các
bước, từ luận chứng chọn địa điểm đến các giải pháp thiết kế cơ bản, đặc biệt
là vấn đề chống thấm và chống các chất kim loại nặng lọt ra ngoài môi trường
nước.
Tấc đất, tấc vàng, quê tôi ở Thái Bình nhiều chỗ 1 người chỉ có 1
sào đất canh tác tức là 1 ngày 1 người chỉ có 1m2 bới đất, nhặt
cỏ mà sống. Cho dù đất xung quanh Tân Rai, Nhân Cơ có hoang sơ, “đất
xấu”, nhưng về lâu dài vẫn là dự trữ quốc gia quí giá. Từ quan điểm độ phì
nhiêu thì “Không có đất xấu, chỉ có con người sử dụng không tốt”. Vậy khối
lượng chất thải cả đời sống của 2 nhà máy bôxit Tân Rai và Nhân Cơ là bao nhiêu?
Diện tích cho bãi thải đuôi bôxit là bao nhiêu? Nếu chất thải chứa vào kho sâu,
xây cao cố định thì tạm được nhưng năm này, qua năm khác cứ thải ra thì bao
nhiêu diện tích đất sẽ bị phủ? Có thể nói hầu hết các mỏ của ta xử lý chất thải
rắn không có bài bản, tạo thành một cảnh quan/môi trường nham nhở, bê bối, ô
nhiễm đủ thứ. Đã ở thế kỷ 21, đất nước ta không thể để như thế được.
Bài học đắt giá
Theo tôi hiểu, bãi thải có nhiều loại, tùy mục đích có sử dụng
tiếp hay không, phải được quan tâm ngay từ khâu thiết kế. Ví dụ bãi thải apatit
Lào Cai, có loại bỏ đi vĩnh viễn, nhưng cũng có loại sau này điều kiện kĩ
thuật và kinh tế cho phép thì tận dụng, thu hồi phần quặng có ích còn lẫn trong
bãi thải bằng cách đã xây dựng nhà máy tuyển quặng.
Bài học xương máu ở bãi thải quặng đuôi của mỏ Mangan Cao Bằng
thập niên 60 là do thiết kế không đúng, cao quá, nước mưa ngấm, xử lý thấm
không tốt nên hậu quả khủng khiếp chất thải đã trôi và vùi lấp làm thiệt mạng
khoảng 100 người ở bên dưới.
Các bãi thải vùng Cẩm Phả Quảng Ninh, cao hàng trăm mét, nước mưa
thoát hết nên không xảy ra sự cố đáng tiếc, nhưng vẫn bị một số hạt nhỏ vùi lấp
ở chân bãi thải, và một số gia đình phải chuyển đi nơi khác. Xin lưu ý là
vẫn có than còn lẫn trong nước thải, có hàm lượng lưu huỳnh làm cho nước có độ
acid, được chảy ra biển vẫn gây nên ô nhiễm môi trường.
Nước bãi thải mỏ Na Dương, do lượng lưu huỳnh trong đất đá thải
cao đến 7% cho nên nước từ bãi thải gây ô nhiễm cao, chảy ra đến đâu thì cây cỏ
ở đấy đều bị chết hết. Tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì khỏi phải
bàn vv…
Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của bôxit Tân Rai
Những người có kiến thức chuyên môn đều hiểu thưc tế thì đúng là
bùn thải quặng đuôi không độc hại so với bùn đỏ thải từ quá trình sản xuất
alumina. Tuy nhiên, đã là chất thải thì ít nhiều có hại và đều phải có quy
trình quản lý riêng. Bùn thải quặng đuôi có thành phần chủ yếu là sét, thải ra
khi sàng tuyển và rửa quặng thô bằng nước để làm giàu quặng trước khi đưa vào
quá trình sản xuất alumina.
Có thể, không có sử dụng hóa chất trong giai đoạn làm giàu quặng,
trừ khi do tính chất đất bazan Tây Nguyên sét bám dính bết vào quặng thì có thể
cần phải dùng thêm chất hoạt động bề mặt trong quá trình này, để vừa nâng cao
hiệu quả tách bùn sét, vừa đỡ tốn nước rửa, và vừa làm bùn dễ lắng khi thải vào
hồ chứa.
Bãi thải quặng đuôi từ nhà máy tuyển rửa quặng của dự án Tân Rai
được lựa chọn địa điểm và các giải pháp thiết kế ấu trĩ. Công nghệ tuyển quặng
được “copy” của Trung Quốc nhưng lại không có thử nghiệm tuyển công nghệ, tiêu
hao nhiều nước, phải nhờ các chuyên gia Ấn Độ hiệu chỉnh bằng sử dụng chất trợ
lắng. Quy mô sản xuất của nhà máy Tân Rai mới chỉ có 600.000 tấn/năm và chưa
chạy hết công suất mà đã xảy ra sự cố vượt tầm kiểm soát như vậy.
Ảnh : Thiết bị đang thi công ngăn việc tràn bùn
thải quặng ở khu vực Tân Rai
Từ sự cố vỡ đê hồ thải quặng của bôxit Tân Rai càng âu lo đến nguy
cơ về sự an toàn của hồ chứa bùn đỏ các chất độc hại còn nằm ở độ cao hơn hồ
tích nước để rửa quặng.
Biến bùn đỏ thành sắt xốp có phải là giải pháp cứu cánh?
Thời gian qua, công luận lại rộ lên thông tin tuyên truyền ca ngợi
ở Việt Nam đã nghiên cứu thành công việc chế ra sắt xốp từ bùn đỏ. Từ thập niên
70, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Nga v.v… đã phát minh quy trình sử dụng
này, bằng cách sử dụng than gày, và khí để hoàn nguyên. Đây cũng là quy trình
thông dụng trong ngành luyện kim (công nghệ phi coke) nhưng phải dùng nhiều
than. Sắt xốp đã từng được làm ở Thạch Khê, và Trại Cau (Thái Nguyên).
Ở Thái
Nguyên dùng than cốc luyện qua gang thành thép (nói chính xác cốc cũng là
dạng than). Ở đây hàm lượng quặng sắt khoảng 55%, mà hiệu quả còn
thấp, trong khi bùn đỏ ở nhà máy bauxite Tây Nguyên hàm lượng quặng
sắt chỉ có khoảng 30%, đấy là chưa kể chi phí phải vận chuyển hàng triệu
tấn than từ nơi xa Quảng Ninh lên Tây Nguyên hoặc phải chở toàn bộ bùn đỏ từ
Tây Nguyên xuống Bình Thuận để phát triển các dự án sắt xốp. Kiểu gì cũng không
khả thi về kinh tế.
Chuyện hoàn nguyên sắt trong bùn đỏ chỉ là “nói lấy được”, về kĩ
thuật thì thế giới đã làm, nhưng về kinh tế ở đây chỉ là chuyện hão huyền. “Sắt
xốp” là công nghệ “phi coke” đã được thế giới sử dụng hàng chục năm nay, không
phải là cứu cánh của bùn đỏ, mà chỉ là cứu cánh của những kẻ cơ hội về kỹ thuật
và ấu trĩ về kinh tế.
Giải pháp
Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5
tỷ đô la , đúng là trong tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn
cách tháo gỡ dần. Những người có trách nhiệm phải công bố các tài liệu phân
tích chất lượng nước và thành phần hạt quặng nhỏ ở hồ thải quặng Tân Rai (vì có
lắng lọc gì cũng không hết).
Cần có cơ quan chuyên môn độc lập, hội đủ chứng chỉ chất lượng,
làm QA/QC cho tốt để lấy mẫu đúng phương pháp và phân tích đúng tiêu chuẩn
trong phòng thí nghiệm được trang bị chuẩn mực. Sau đó, chỉ cần nhìn vào kết
quả phân tích và kiểm tra lại quy trình xử lý quặng thô của Tân Rai, nhất là
khi xử lý trong mùa mưa, sét bị bết lại và dính chặt vào quặng để đánh giá sâu
hơn.
Trước mắt, phải công khai tất cả các thông tin, số liệu cơ bản để
phân tích, kiểm toán dự án. VUSTA cần vào cuộc và thuê chuyên gia quốc tế độc
lập để đánh giá đối chứng, không thể để Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) hay Bộ
công thương tự đánh giá và xử lý vì “vừa đá bóng vừa thổi còi”!
Không để TKV tiếp tục độc quyền, độc diễn. Đối với dự án Nhân Cơ
cần tiến hành cổ phần hóa, giao cho Tổng công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) thực
thi làm đối trọng với TKV.
Thay cho lời kết
Hệ thống
chính trị thiếu sự kiểm soát hữu hiệu, xã hội dân sự yếu kém, tiếng nói của
người dân và phản biện của các nhà khoa học không được coi trọng thì trong quá
trình phát triển của đất nước, cái giá phải trả quá đắt không có gì là ngạc nhiên.
Dự án bô xít Tây Nguyên đúng là bỏ thì thương, vương thì tội. Việc khai thác
bauxite ở Tây Nguyên chỉ là một minh chứng sai lầm cơ bản về chủ trương, quy
mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử
nghiệm.
T.V.T.
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề
biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để
ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế
đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng
tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay
bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn
cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ
đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm
thừa hàng quán.
Cha chết sớm mẹ bị người
ta bán
Sang bên Tàu vào động
bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi
thường
Nghe người nói cán bộ
phường chia chác
Mình sống được nhờ tấm
lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu
ơ
Mất mẹ cha đời đói rét
bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin
hãy hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa
đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất
bên đường
Khi mọi người đưa chị
đến nhà thương
Chị đã chết từ trên
đường nhập viện.
Kẻ tông chị là đảng viên
say xỉn
Sợ liên quan chúng đã
biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn
mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên
đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng
rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé
vơi buồn
Trẻ ăn mày không được
đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại
cô nhi viện
MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại
Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải
chúng muốn làm gì thì làm.
Linh Nguyên
Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát ....Pó tay pó tay ! hết ý hết ý
Cùng nếm, ngửi, gõ với các bộ trưởng: Kim Tiến -
Khôi Nguyên - La Thăng:
Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành
động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi
Nguyên ơi
Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông
đi kiểm tra độ lún của mặt đường
CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ
NHÂN DÂN'
Ngạo mạn, dâm ô chính
là Lê Duẩn
Già mà lắm con là lão
Đỗ Mười
Mưu mô quỷ quyệt là Lê
Đức Anh
Nhẫn nhục sống lâu là
Võ Nguyên Giáp
Chưa nói đã cười là
Nguyễn Minh Triết
Giả danh Mác xít là Lê
Khả Phiêu
Cái gì cũng nhặt là Tô
Huy Rứa
Không bộ nào chứa là
Nguyễn Thiện Nhân
Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời, né tránh là
Nguyễn Hải Chuyền
Miệng lưỡi dịu mềm là
Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là
Đinh La Thăng
Ghét trung yêu nịnh là
Lê Hồng Anh
Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen đánh giặc miệng
là Trương Tấn Sang
Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải
*
Thầy gét bạn khinh là Hồ Đức Việt
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Đổi trắng thay đen là
Trương Vĩnh Trọng
Triệt suy phù thịnh là
Trần Đình Hoan
Đã dốt lại tham là Lê
Thanh Hải
Ăn vụng nói dại là Đinh
Thế Huynh
Juda phản chúa là Nguyễn Đức Tri
Tình duyên lận đận là
chị Kim Ngân
Vừa béo vừa dâm là Tòng
Thị Phóng
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Lên chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị
Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ
Tính tình ba phải là
Phạm Gia Khiêm
Chưa từng thanh liêm là
Nguyễn Thế Thảo
Ăn tiền tàn bạo là
Nguyễn Đức Nhanh
Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn tỉ tham nhũng là
Vinashin
‘Bà con’ Thủ Tướng là
Phạm Thanh Bình
Ngậm thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng
Xôi thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng
Lừa thầy phản bạn là Trương Hòa Bình
Ăn no kín tiếng là Cao Đức Phát
Móc ngoặc đi đêm là Ngô
Xuân Dụ
Coi Tây Tạng
trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu
Preview
by Yahoo
|
|||||
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài
cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp
nữa!
Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi
Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...
Chiến tranh biên giới Việt Trung
năm 1979
Battlefield
Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
|
|
Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm
thịt em nào trước đây?
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung cộng hành
hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
Nhà báo Bùi Tín phản bác luận
điệu xuyên tạc của báo QĐND ngày 26-08-2012.
https://www.youtube.com/watch?v=I2jL0S8GnoQ
SỐNG VỚI BỌN "ĐỈNH CAO TỘI ÁC" VIỆT CỘNG,
"CHÚA TRÙM THAM NHŨNG"
TỤI MÌNH CŨNG KHỐN NẠN VỚI CHÚNG NÓ, NÓI CHI CON NGƯỜI -
|
br class="" style="">
Nghệ
sĩ Tạ Trí Hải nói về cộng sản
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks