Chặt hạ cây xanh đô thị và sự
thiếu vắng cơ chế dân chủ trực tiếp
Luật sư Hà Huy Sơn
Sự việc chính quyền thành phố Hà Nội tiến hành chủ trương chặt hạ 6.700
cây xanh đô thị để phá bỏ hoặc trồng loại cây mới đã gây thu hút và sự quan tâm
rất lớn của công luận không chỉ trên địa bàn Thủ đô.
Phía người dân thì có nhiều ý kiến không đồng tình về chủ trương
và cách làm của chính quyền thành phố Hà Nội. Các ý kiến này đã được phản ảnh
trên các phương tiện truyền thông và cả báo chí nhà nước.
Phía chính quyền thì
cũng có nhiều ý kiến, nhiều tuyên bố của người có chức năng đại diện cho cơ
quan nhà nước thành phố Hà Nội lại cho rằng: “chủ trương này là hợp pháp, là
được Nhân dân đồng tình”. Bản chất sự việc thể hiện sự mâu thuẫn. Vậy quyền
quyết định thuộc về ai, căn cứ vào đâu là hợp pháp, khách quan?
Tuy biết rằng
quản lý cây xanh đô thị đã có Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của
Chính phủ quy định. Nhưng đối với các vấn đề xã hội, nếu các văn bản quy phạm
pháp luật không đáp ứng được yêu cầu của Nhân dân thì phải cần đến cơ chế “dân
chủ trực tiếp”.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”
(khoản 1, điều 2).
Chủ thể
“Nhân dân” từ ngày lập nước 02/09/1945 cho đến nay lại không bao giờ được xác
lập bằng bất cứ một văn bản pháp luật nào. Vì không có luật trưng cầu ý dân nên không có cơ sở pháp lý để nhân
danh “Nhân dân đồng tình” hay “ý dân” là như thế nào đối với các vấn đề của xã
hội, của đất nước. Mặt khác, Hiến pháp
cũng quy định Nhân dân có hai hình thức thực hiện quyền lực đó là “dân chủ trực
tiếp” và “dân chủ đại diện”, “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà
nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng
nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.”
(Điều 6).
Cơ chế “dân chủ đại diện” thì được thể chế phổ biến nhưng cơ chế
“dân chủ trực tiếp” thì chưa bao giờ có.
Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc… thực chất chỉ là
những tổ chức được Nhân dân ủy quyền. Nếu người được ủy quyền lạm dụng, không thực
hiện ý chí của Nhân dân thì Nhân dân có quyền rút lại ủy quyền đó bất cứ lúc
nào là điều hoàn toàn hợp pháp và hợp lý.
Để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp
cần phải ưu tiên hàng đầu ban hành luật biểu tình, luật trưng cầu ý dân. Khi đó
các vấn đề như chặt bỏ cây xanh đô thị ở thành phố Hà Nội sẽ được giải quyết
một cách hợp pháp, khách quan./.
Hà Nội, ngày 19/03/2015
H. H. S.
Tác giả gửi BVN.
__._,_.___
19 tháng 3 2015 Cập nhật
lúc 21:47 ICT
Một nhóm các
công dân sống tại Hà Nội gửi thư ngỏ tới lãnh đạo thành phố kiến nghị việc
ngưng chặt hàng cây hàng loạt.
Đại diện của
nhóm, bà Dương Ngọc Trà cho BBC Tiếng Việt biết sau khi thu thập đủ chữ ký
qua mạng thư ngỏ sẽ được gửi tới ba địa chỉ là Hội đồng Nhân dân Thành phố,
ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Nguyễn Thế Thảo, và ông Giám đốc Sở Xây
dựng.
Thành phần tham
gia ký thư ngỏ rất đa dạng, từ những người nội trợ, làm nghề tự do cho tới các
nhà báo về môi trường và một số đại diện của các tổ chức phi chính phủ, bà
Trà cho biết thêm.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks