Đại Học chăn Trâu




Sunday 1 March 2015

NHỮNG BÀI LUẬN VĂN HAY KHỦNG KHIẾP THỜI XHCN !



From: keith.nguyen
Subject: Nguyễn Sinh Hùng . . . / Tâm lý mặc cảm . . . / VN trong mắt Lý Quang Diệu /

 NHỮNG BÀI LUẬN VĂN HAY KHỦNG KHIẾP THỜI XHCN !
Date: Fri, 27 Feb 2015 15:11:46 +0000

Nguyễn Sinh Hùng và quyền... súc vật!
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhZ12Kvn_VEiqyQjqMalrXtFtVB9gqdzKzY9J_3c5ffMvrm1WBPr-pVTy92cwrbpaZZNTiJuXE4v2-A4HlbPcTjCjr5xzs_QdqJaG5IH5mQX4WkYMDPKDq18pYIfozHf-sR648559YHcNk/s1600/tmp-danlambao.jpg
CTV Danlambao - Trong phiên họp chiều 25/2 của Ủy ban Thường vụ Đảng hội có đưa ra quy định tại dự thảo Luật Trưng cầu dân ý. Dự thảo đã đề ra phương án: những vấn đề cần trưng cầu ý dân gồm: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; những chính sách về chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; việc gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế... Tuy nhiên, Chủ tịch đảng hội Nguyễn Sinh Hùng đã phản biện rằng: “Quyền con người và quyền công dân không thể đưa ra trưng cầu ý dân được”!!!

Theo ông chủ tịch đảng hội này thì "quyền con người, quyền công dân thì có quyền đương nhiênquyền do luật định. Quyền đương nhiên thì mọi người phải thi hành ngay từ khi Hiến pháp có hiệu lực, còn cái gì hạn chế quyền con người và quyền công dân thì phải do luật định chứ có phải do trưng cầu ý dân đâu". (1)
Thử mổ xẻ câu nói này của ông ta:
Khi nói "quyền con người, quyền công dân là đương nhiên" thì người ta xem đó là một quyền tự nhiên có được từ khi một người mới sinh ra. Dưới ánh sáng văn minh và các quan điểm về nhân quyền thì đó là quyền phổ quát, không bị giới hạn và bất khả xâm phạm.
Tuy nhiên, trước hết ông Hùng gắn quyền của 90 triệu người vào Hiến pháp do đảng của ông tự viết, tự phê chuẩn, tự thi hành và tự vi phạm. Do đó, quyền con người và quyền công dân không còn là quyền đương nhiên mà trước hết là quyền do Hiến pháp cộng sản quy định.
Nhưng chưa đủ! Sau đó, cái đương nhiên còn sót lại sau khi được Hiến pháp của đảng độc tài quy định cũng xem như là bỏ vào sọt rác luôn với câu thòng: còn cái gì hạn chế quyền con người và quyền công dân thì phải do luật định chứ có phải do trưng cầu ý dân đâu. Do đó, quyền con người và quyền công dân không còn là quyền đương nhiên mà là quyền do đảng cộng sản ban bố theo luật do họ đặt ra.
Tóm lại, tập thể 90 triệu người dân không có "quyền" gì cả. Ngay cả chuyện có quyền trong việc cùng nhau xác định quyền con người và quyền công dân của mình bao gồm những gì, phạm vi rộng hẹp ra sao, có hay không có những giới hạn cũng không luôn. Ngược lại cái quyền (không còn) đương nhiên ấy nằm trong tay của những tên làm luật - là những đảng viên đang nhất quyết nắm quyền cai trị muôn năm với điều 4 Hiến pháp.
Chẳng có tập đoàn muốn độc quyền cai trị muôn năm nào lại muốn giao, muốn trưng cầu dân ý về quyền công dân cả. Do đó, dưới chế độ độc tài cộng sản, khi quyền con người hoàn toàn nằm trong luật định của đảng thì phải nói rằng quyền con người chỉ ngang hay thấp hơn quyền chó ngựa.
Với cái quyền chó ngựa ấy thì đương nhiên không có chuyện cá nhân người dân nào có quyền đề nghị trưng cầu dân ý. Theo phương án của đảng hội thì chỉ có Ủy ban Thường vụ, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu đảng hội mới có quyền đề nghị trưng cầu dân ý. Kế đến là cánh tay nối dài của đảng: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách còn muốn cho chắc ăn, hiểu cho rõ đã tuyên bố: "Dứt khoát phải là và chỉ có tập thể đề nghị chứ không thể là cá nhân đề nghị trưng cầu ý dân".
Và nên nhớ rằng cái gọi là tập thể đây là những tập thể của đảng hay cách tay nối dài của đảng. Không có chuyện một tập thể mấy ngàn công dân độc lập lại có tư cách đề nghị trưng cầu dân ý cho quyền con người!
Chỉ cần quan sát những thảo luận, tuyên bố của các quan đỏ, người dân biết ngay số phận của mình: Ở Việt Nam chỉ có một quyền đương nhiên, đó là quyền súc vật.


(1) vneconomy.vn/thoi-su/chu-the-nao-co-quyen-de-nghi-trung-cau-y-dan-20150225091546913.htm

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tâm lý mặc cảm về nguồn gốc xuất thân và sự thiếu hụt nhân tài lãnh đạo đất nước trong thời bình của người Việt
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjeeRFCxNjj98NabUSAG4uOUI1qdTUQFH9FutQ8IG8vYYipSfnL5qLxNWGjdJTkOlg5ePgaklQkt2WRbngb7KSwIR-aV5665OuiSoe_V8mmC1llij1lbsNxKyjrMIYtKSyddFBoueRrxk4/s1600/16vang4tot099-danlambao2.jpg
Nguyễn Trọng Bình (Viet-studies . . . Việt Nam từ khi đất nước hòa bình thống nhất đến nay ít có hoặc không có nhân tài thật sự ngoài đời mà chỉ có nhân tài tồn tại trong trí tưởng tượng của những người dân vì quá yêu, quá hâm mộ, quá “thần tượng” đồng đội, đồng chí trong tổ chức, cơ quan, làng xã của mình thôi? Cho nên, mỗi khi “thần tượng” của mình qua đời thì vì “nghĩa tử là nghĩa tận” nên mạnh ai nấy thần thánh hóa “thần tượng” lên như những anh hùng xuất chúng của dân tộc? Phải chăng vì vậy mà đi suốt chiều dài nước Việt đến đâu người ta cũng thấy tượng đồng bia đá, nhà mồ, nhà tưởng niệm, đền đài, lăng tẩm rất nguy nga tráng lệ dành cho những “nhân tài kiệt xuất” ấy?...

1. Vài năm trở lại đây, cứ như một thông lệ trong mỗi dịp xuân về, không ít thì nhiều dân chúng cả nước lại được nghe những người đã hoặc đang giữ cương vị lãnh đạo nước nhà bàn về hai đề tài cũ mèm. Một là chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc, hai là chính sách tìm kiếm và đãi ngộ nhân tài nhằm xây dựng và phát triển đất nước trong thời bình. Thật lòng, không hiểu sao mỗi khi nghe các vị “đức cao vọng trọng” nước nhà phát biểu về hai vấn đề cũ mèm này bản thân tôi vừa “dị ứng” vừa thấy lòng buồn vô hạn. Vì lẽ, nghe các vị phát biểu tôi buộc phải nghĩ đến vận mệnh và tương lai của nước nhà sao cứ mãi quẩn quanh, năm này qua tháng nọ đi trên con đường không có lối ra.
Thử hỏi đất nước đã thống nhất, giang sơn đã thu về một mối kể ra có hơn nửa đời người rồi vậy mà năm này qua tháng nọ hai chuyện trên vẫn - cứ - phải - mang ra nhắc đi nhắc lại là sao? Điều này, theo tôi ít nhiều cũng đã nói lên một sự thật: nội lực quốc gia hiện nay vẫn đang bị phân tán rất nhiều và không biết đến khi nào mới thật sự hòa hợp, thống nhất. Thứ nữa, thiển nghĩ những người đã và đang nắm quyền cai quản nước nhà có thực sự muốn hòa hợp dân tộc và tìm kiếm nhân tài thật sự để xây dựng đất nước phồn thịnh hay không? Bởi nếu muốn thì theo tôi đây là chỗ không nên nói nhiều và nói trùng lắp mãi mà phải nhanh chóng bắt tay vào làm ngay thôi. Vì đất nước, quốc gia đến nay theo tôi, cái “nguyên khí” đã và đang vơi đi nhiều lắm rồi; nguồn tài nguyên “rừng vàng biển bạc” mà tạo hóa ban tặng cũng đang dần bị thu hẹp và việc khai thác gần như muốn cạn kiệt rồi... Vậy nên, thời điểm này mà vẫn ngồi “run đùi” bàn chuyện hòa hợp dân tộc và tìm kiếm nhân tài thì có phải là quá muộn màng và kỳ cục lắm không? Có thể có ai đó cho rằng mới nửa đời người mà làm được bao nhiêu chuyện là giỏi lắm rồi nhưng thử hỏi nửa đời của hơn 90 triệu dân cộng lại thì sao, có chua xót và cay đắng không?
Thôi thì ở đây, vấn đề hòa hợp dân tộc xin tạm thời gác lại, sẽ bàn vào một dịp khác. Bài viết này chỉ xin góp vài ý kiến xung quanh chuyện tìm kiếm nhân tài.

2. Có một thực tế mà ai cũng thấy ở nước ta thời gian qua là, mỗi khi có một người “nổi tiếng” (nhất là những người từng giữ cương vị lãnh đạo cấp cao trong bộ máy chính quyền) nào đó mất đi thì qua các phương tiện truyền thông công chúng sẽ biết được trong các bài điếu văn, trong các sổ tang gia đình tràn ngập những lời ca tụng, biểu dương công đức người vừa nằm xuống như những “nhân tài kiệt xuất” của đất nước. Nào là “vĩnh biệt đồng chí kiên trung”, “vĩnh biệt người con ưu tú của...”, “vĩnh biệt nhà lãnh đạo tài ba”; nào là “đồng chí là tấm gương sáng ngời, suốt đời tận tụy vì dân, vì nước...” v.v...
Vẫn biết “nghĩa tử là nghĩa tận”, vẫn biết “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý và truyền thống cao quý của dân tộc cần phải gìn giữ, với lại, cũng không ai có quyền ngăn cấm việc thể hiện tình cảm yêu thương, sự mến mộ của ai đó đối với người đã khuất. Tuy vậy, ở một góc nhìn khác, tôi tin là bất cứ một người Việt Nam nào thật lòng quan tâm, trăn trở với hiện tình đất nước cũng ít nhất một lần tự đặt câu hỏi tại sao Việt Nam có rất nhiều “nhân tài kiệt xuất” như vậy nhưng đến nay nước nhà vẫn lẹt đẹt và không thể hóa rồng? Lẽ ra, với truyền thống dài dặc nhân tài như vậy thì Việt Nam phải bay cao, bay xa từ lâu rồi chứ không thể ì ạch mãi thế này?
Chưa hết, như mọi người đã biết, Đảng là tổ chức nắm quyền lãnh, chỉ đạo trong mọi đường hướng phát triển đất nước và dân tộc suốt mấy mươi năm qua. Và lâu nay việc kết nạp người vào hàng ngũ của Đảng đều phải tuân theo một quy trình rất chặt chẽ và ngặt nghèo, chỉ có những người thật sự có Đức, có Tài và lý lịch “ba đời trong sáng như gương” thì mới được xét cho vào. Theo cái logic thông thường mà suy thì những người đã và đang nắm quyền lãnh đạo trong bộ máy nhà nước và chính quyền hẳn nhiên phải là những cá nhân ưu tú và xuất sắc nhất (theo nghĩa những nhân tài của đất nước). Thế thì tại sao mấy mươi năm qua những “nhân tài” này vẫn không thể đưa đất nước “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như mong mỏi của chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời?
Từ hai nghịch lý trên, người viết bài này “trộm” nghĩ hay là Việt Nam từ khi đất nước hòa bình thống nhất đến nay ít có hoặc không có nhân tài thật sự ngoài đời mà chỉ có nhân tài tồn tại trong trí tưởng tượng của những người dân vì quá yêu, quá hâm mộ, quá “thần tượng” đồng đội, đồng chí trong tổ chức, cơ quan, làng xã của mình thôi? Cho nên, mỗi khi “thần tượng” của mình qua đời thì vì “nghĩa tử là nghĩa tận” nên mạnh ai nấy thần thánh hóa “thần tượng” lên như những anh hùng xuất chúng của dân tộc? Phải chăng vì vậy mà đi suốt chiều dài nước Việt đến đâu người ta cũng thấy tượng đồng bia đá, nhà mồ, nhà tưởng niệm, đền đài, lăng tẩm rất nguy nga tráng lệ dành cho những “nhân tài kiệt xuất” ấy?
Công bằng mà nói, nếu căn cứ vào sự đánh giá của nhân dân dành cho những lãnh đạo sau khi họ mất đi thì gần đây nổi bật lên là hai nhân vật có thể xem là nhân tài của đất nước trong thời bình. Một là cố thủ tướng Võ Văn Kiệt và hai là ông Nguyễn Bá Thanh - nguyên Bí thư Đà Nẵng và Trưởng ban Nội chính Trung ương. Tuy vậy, nếu so sánh hai nhân vật này với Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long ở Singapore thì theo tôi hai người tài của Việt Nam vẫn chưa đủ “tầm phủ sóng” để có thể hiệu triệu toàn dân, từ đó tạo ra động lực thật sự để xoay chuyển vận mệnh của đất nước. Dĩ nhiên, so sánh như thế là khập khiểng, tuy nhiên, qua so sánh này tôi muốn lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp người Việt cần phải hết sức cẩn trọng trong việc phong “nhân tài” cho các lãnh đạo trong nước. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nếu chúng ta vẫn cứ “đóng cửa” và tự phong “nhân tài” cho nhau thì có khác gì đang một mình... “tự sướng” trong đêm đen?
Nói cách khác, qua đây cho thấy thời gian qua người Việt dường như đang có sự nhầm lẫn trong quan niệm và quá dễ dãi khi phong danh hiệu “nhân tài” cho một lãnh đạo hay một cá nhân nào đó.
Tuy chưa có một công trình nghiên cứu nào nhằm so sánh mật độ nhân tài giữa các nước trên thế giới nhưng tôi tin rằng nếu có một công trình như thế thì Việt Nam chí ít cũng sẽ có thêm một kỷ lục thế giới về mật độ “nhân tài” trong dân chúng. Bởi không biết tự lúc nào hễ nghe tin một anh nào đó được bổ nhiệm vào một vị trí lãnh đạo cao hơn trong bộ máy nhà nước; hay anh nào đó vừa “lấy xong cái Tiến sĩ”, vừa mới được phong GS hay PGS... thì cả làng, cả xóm, cả tỉnh, cả nước gọi đó là “nhân tài” và “phong Thánh” mà chẳng thèm xem xét anh ta đã có đóng góp gì thiết thực cho dân cho nước hay chưa; chẳng thèm tìm hiểu việc thăng quan tiến chức của anh ta có minh bạch, có đường hoàng hay vì phe phái và lợi ích nhóm nên được nâng đỡ và tâng bốc lên?
Chính sự nhầm lẫn và dễ dãi này, theo tôi đã dẫn đến một hệ lụy là lâu dần cả một dân tộc quay cuồng trong căn bệnh háo danh, khoe mẽ và nhất là “thùng rỗng kêu to” lúc nào không hay. Từ đó làm cho việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài nhất là nhân tài trong hàng ngũ lãnh đạo và quản lý đất nước rơi vào cảnh “vàng thau lẫn lộn”, người thực tài và có tâm với đất nước thì bị vứt ra bên lề xã hội và ngược lại.
Không những vậy, nhìn ở góc độ văn hóa, sự nhầm lẫn và dễ dãi trong quan niệm về “nhân tài” của người dân thời gian qua cũng ít nhiều nói lên cái tâm lý mặc cảm về nguồn gốc xuất thân và sự thiếu hụt nhân tài thật sự của cả dân tộc. Người ta đua nhau để được lên quan, để được gọi là GS, TS, để trở thành người nổi tiếng, để rạng danh dòng tộc bằng con đường bất lương và thiếu minh bạch là một trong những biểu hiện rõ nhất cho cái tâm lý mặc cảm này. Điều này vô tình đã tạo ra cái hệ lụy rất nguy hiểm là có không ít người thay vì dũng cảm nhìn vào sự thật về hiện tình của đất nước trong thời điểm hiện tại để mà thay đổi thì lại bấu víu vào những ánh hào quang xưa cũ của các vị tiền nhân, xem đó như là cứu cánh, là phép mầu rồi biện hộ, lấp liếm cho những sai lầm trong quá trình lãnh đạo của mình.

3. Đất nước muốn ổn định và phát triển thì nhất định phải có sự hòa hợp của cả dân tộc. Nhưng muốn có sự hòa hợp của cả dân tộc thì xã hội cần có một hành lang, một không khí “đối thoại” chân thành và dân chủ giữa lãnh đạo, chính quyền với mọi tầng lớp nhân dân hay giữa các tầng lớp nhân dân với nhau. Nói cách khác, nếu không có không khí “đối thoại” chân thành và dân chủ này (mà chỉ là sự “độc thoại”, muốn nói gì thì nói từ một phía nào đó) thì mọi chính sách dù đúng đắn đến mấy cũng rất khó đi vào đời sống, rất khó trở thành hiện thực.
Bởi lẽ, trong cuộc sống những suy nghĩ và lời nói chân thành là rất cần thiết nhưng vẫn chưa đủ vì nó không quan trọng bằng những hành động và việc làm cụ thể nhằm hiện thực hóa suy nghĩ và lời nói ấy. Cho nên, nói cho cùng một đất nước muốn phát triển và thịnh vượng thì những lời nói cùng những việc làm chân thành từ phía người lãnh đạo là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Có được điều này rồi thì chắc chắn nhân tài của đất nước sẽ xuất hiện và tự nguyện chung tay góp sức xây dựng quê hương thôi. Khi ấy, “nguyên khí quốc gia” chắc chắn cũng sẽ theo đó mà sung mãn, tràn trề mà không cần đến những phong trào “trải thảm đỏ” để thu hút, tìm kiếm nhân tài mang nặng tính hình thức như hiện nay.

Cần Thơ, 26/2/2015

Nguồn tham khảo:
1. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói về giải pháp để thu hút nhân tài.
vov.vn/chinh-tri/nguyen-pho-thu-tuong-vu-khoan-noi-ve-giai-phap-de-thu-hut-nhan-tai-383588.vov
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu
(Tác giả: Cao Huy Huân)

Trong lúc chúng ta "gà cùng một mẹ" đá nhau chết bỏ thì những quốc gia có trí tuệ và tầm nhìn tốt hơn đã sử dụng chúng ta như bàn đạp để phát triển và vươn lên.
Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.
Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.
Lý Quang Diệu, nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.
Còn bây giờ thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lý Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại - kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một cảng biển lớn, một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.
Lý Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rõ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lý Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á. Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?
Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản. Lại nói đến Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần, nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á. Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, thì yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lý Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này. Tôi hay đọc các bài viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt. Xin lỗi, tôi không thấy được sự thông minh và cần cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 25 triệu dân Việt Nam , thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đã yếu kém như thế thì yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.
Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. Tôi đồng tình với quan điểm này của Lý Quang Diệu. Tôi thường nghe nói về cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam và cũng thường xem các video thi hùng biện tiếng Anh của em. Báo chí và truyền thông Việt Nam cũng hay đề cập đến em, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một động thái nào của chính phủ Việt Nam dành cho Đỗ Nhật Nam. Phải chăng đối với chính phủ Việt Nam, cậu bé ấy không phải là nhân tài cần đầu tư và phát triển? Chưa kể là trong một lần phát biểu về truyện tranh, cậu bé ấy đã bị những người lớn Việt Nam công kích, chỉ vì em không thích đọc truyện tranh mà chỉ thích đọc sách khoa học. Thật trớ trêu. Đỗ Nhật Nam chỉ là một trường hợp thần đồng được báo chí ưu ái, nhưng cũng bị chính phủ thờ ơ. Vậy còn những thần đồng thầm lặng khác ở cái đất nước hơn 90 triệu dân này thì sẽ nhận được hỗ trợ gì từ chính phủ? Trong mọi sự phát triển, yếu tố con người luôn tối quan trọng. Thật đáng tiếc.
Nói thế nào đi chăng nữa, Lý Quang Diệu cũng chỉ là người ngoài, không phải người Việt Nam. Thế nhưng những nhận định khách quan của ông cũng đáng để suy ngẫm về sự phát triển của một quốc gia nhiều thuận lợi như Việt Nam. Tôi thường thấy Việt Nam rất tự hào về lực lượng lao động trẻ với giá nhân công rẻ của minh. Tôi cảm thấy đó là một điều đáng xấu hổ. Giá nhân công rẻ chẳng qua là do trình độ, tay nghề kém nên chẳng thể đòi hòi được trả công cao. Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp hơn Việt Nam là Campuchia cũng đã tự chế tạo được xe hơi. Ngược lại, khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam thì mới vỡ lẽ là Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động. Tất nhiên, Việt Nam đã đánh mất cơ hội gia công cho hãng này. Việt Nam còn sẽ đánh mất nhiều cơ hội như thế cả về quy mô và số lượng nếu cứ tiếp tục tự hào với những cái thuộc về quá khứ và không nhận thức được một cách thấu đáo và nghiêm túc rằng mình đang ở đâu trên bản đồ khu vực và thế giới . Lý Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy thì 20 năm nữa Malaysia sẽ phát triển ra sao và mãi mãi người Việt Nam sẽ bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình hay sao?

(Tác giả: Cao Huy Huân)

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
NHỮNG BÀI LUẬN VĂN HAY KHỦNG KHIẾP THỜI XHCN !
Mời các bạn tham khảo một số trích đoạn từ bài tập làm văn của học sinh trung học Việt Nam hiện nay. Không biết nên cười hay nên khóc hay cười ra nước mắt đây !?
Cam đoan có thật 100%!!!

***Đề 1: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về thân phận nàng Kiều trong thời đại phong kiến.
Bài làm:
"Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."
(Một phát hiện rất mới về Thúy Kiều!!!)

***Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.
Bài làm:
"... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."
(Đây có lẽ là ảnh hưởng của điện ảnh Trung Hoa chăng?)

***Đề 3: Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện biên phủ.
Bài làm:
".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng ch í phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết quả: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)".
(Rất đáng khen, đặc biệt là những con số!)

***Đề 4: Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?
Bài làm:
" Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa.... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..." (!!!)

***Đề 5: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái".
Bài làm:
"Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi...." (Bó tay!!!)

***Đề 6: Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.
Bài làm:
"Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."
(Không biết "nước phụ nữ" ở đâu ra vậy ta???)

***Đề 7 : Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?
Bài làm:
"Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt..."
(Ngô Tất Tố không học võ nên không biết chị Dậu đã sử dụng loại võ gì).

***Đề 8: Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?
Bài làm:
Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, Đánh 2 trận tan tác quân ta" !!!
(Nhầm mỗi tí thôi mà!)

***Đề 9 : Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ (điển hình như bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" của Lê Anh Xuân)
Bài làm 1:
"... người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi day... Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"
(Chết như vậy mới sinh động chứ!!!)
Bài làm 2:
"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."
(Liệu có phải chị kia lấy mất không?)

***Đề 10: "Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
Bài làm:
"Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôi. Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."
(Gia đình nhà em học sinh này có thể ở gần vùng khai thác đá quý nào đó?) (và hằng ngàynhà em ăn cơm với gì ...? để trong văn ước mơ có món mặn thịt xào với tô canh ??? ! tk)

***Đề 11: Hãy tả chiếc bồ nhà em.
Bài làm:
- Nhà em ít thóc nên không có bồ. Thóc nhà em đựng ở thúng, cót. Tuy nhiên, em có nghe bác Thạch, bạn bố em nói, bố em có bồ, nhưng không mang về nhà. Em có gặng hỏi, bố em chỉ nói: Con còn bé quá, sau này sẽ biết. Em cứ nghĩ: Bồ đựng thóc thì sao lại để nơi khác. Bác Thạch có nói, bồ của bố em dễ thương lắm, đáng yêu lắm. Bác ý bảo bồ của bố em dài, chân cao, miệng nhỏ, trông cũng nhỏ nhắn. Và thế là em hiểu, bố em có thóc, và ông ta để riêng một chỗ. Tuy nhiên em mong bồ của bố em phải to cơ, mà bố phải mang bồ về nhà cơ. Nhưng tại sao khi nói ý muốn này cho mẹ em, thì mẹ em nói, nếu bố em mang bồ về nhà, mẹ em sẽ chọc tiết. Em chẳng hiểu gì cả. Chả nhẽ bồ thóc lại là một loại động vật à? Em rất muốn nhìn thấy bồ. Và khi đó em sẽ tả chiếc bồ thật hay, thật xúc tích. Được rồi, nếu không, em sẽ gom tiền, tự kiếm bồ cho mình. Và có lẽ phải thế cô ạ !!!
(Đáng được điểm 10 cho một tâm hồn trẻ thơ trong trắng !)

***Đề 12: Lục Vân Tiên khi cứu được Kiều Nguyệt Nga thoát khỏi tay bọn cướp hung ác, đến bên kiệu nói:
" Khoan khoan ngồi đó chớ ra.
Nàng là phận gái ta là phận trai"
Anh hay chị cho biết ý của câu thơ nầy cụ đồ Chiểu muốn gởi đến chúng ta điểm gì?
Bài làm:
- Lục Vân Tiên là người có học, còn kiều Nguyệt Nga là con nhà quyền quí. Ban ngày ban mặt trò chuyện sợ người ta thấy dị nghị, nên Lục Vân Tiên đề nghị Kiều nguyệt Nga cứ ngồi trong kiệu để anh chung vào nói chuyện tiện hơn không ai thấy. Theo em nghĩ, cụ Đồ Chiểu muốn gởi đến chúng ta chuyện trái gái mình phải kín đáo....Áp dụng trong đời sống thực tế, chúng ta nên vào quán đèn mờ!!!
(không biết bên kia thế giới cụ Đồ nghĩ sao)


Theo GD 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts