Đại Học chăn Trâu




Monday 16 March 2015

Hãy hy vọng ngay trong sự tồi tệ

Hãy hy vọng ngay trong sự tồi tệ

Kính Hòa- RFA
2015-03-15
lawyer-for-the-unjust
Vị luật sư chống bất công Võ An Đôn

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những cái nhất

Nhận xét về định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của đảng cộng sản Việt nam đưa ra trong dự thảo đại hội đảng sắp tới của họ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển IDS nói rằng không có gì mới. Ông nói thêm là cứ như thế thì đường lối ấy sẽ làm hại cho nền kinh tế.

Bình luận về phát biểu mới đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về kinh tế thị trường blogger Kami lại cho là đáng chú ý.

Theo blogger này thì kể từ lần cải cách kinh tế lần đầu tiên của đảng cộng sản Việt nam hồi năm 1986, trong thực tế những nguyên tắc của cái gọi là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã bị từ bỏ. Tác giả Kami phân tích rằng trong gần 30 năm cải cách kinh tế luôn luôn có một sự đối nghịch nhau giữa một bên là những người điều khiển chính phủ là Thủ tướng và các vị Bộ trưởng của ông, còn bên kia là những người làm công tác đảng.

Trong một bài viết trước đó nhân vụ Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi bị kỷ luật, blogger Kami cho rằng đang có sự dịch chuyển quyền lực từ Bộ chính trị chỉ gồm có vài thành viên của đảng sang Trung ương đảng, nơi tập hợp nhiều hơn các đảng viên cao cấp. 

Ví dụ rõ ràng được Kami cũng như vài bloggers khác đưa ra cho việc chuyển quyền lực này chính là sự thắng thế của Thủ tướng Dũng trong các vụ tranh chấp chính trị suốt hai năm qua.
the-editor-in-chief
Tổng Biên tập báo Người CaoTuổi, ông Kim Quốc Hoa

Kami nhận xét về bản chất thực sự của đảng cộng sản Việt nam ngày nay:
Đảng CSVN chỉ còn cái duy nhất cái danh xưng là cộng sản chứ còn tất cả đường lối, chủ trương hành động của họ thì tuyệt nhiên không còn chút gì là cộng sản theo chủ nghĩa Marx-Lenin nữa. Song họ cố duy trì và níu kéo không ngoài mục đích duy trì quyền lực chính trị độc tôn của một nhóm người có lợi ích và bổng lộc từ chế độ hiện tại.

Bức tranh xã hội chính trị mà Kami mô tả đó, một mặt tạo cho người dân Việt nam có một cuộc sống đỡ khắc nghiệt hơn so với người dân ở các thể chế trùng tên ở Bắc Hàn và Cuba. Nhưng mặt khác, theo nhiều bloggers, nó lại đang đặt đất nước trong một tình trạng hỗn loạn về đạo đức và luật pháp.

Đó là một trạng thái không bình thường như lời Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn nói về chuyện có đến 6200 người bị nhập viện vì đánh nhau trong những ngày Tết. Điều không bình thường đó lại càng nặng nề hơn khi các quan chức Bộ Y tế lại nói rằng con số 6200 người bị nạn vì đánh nhau là một điều bình thường.

Một điều cũng khác thường nữa là đứng ở vị trí một quốc gia còn kém phát triển về nhiều phương diện, những người cầm quyền Việt nam lại mong muốn lập nên những kỷ lục quốc tế, từ tháp truyền hình cho đến tượng đài Bà mẹ Việt nam Anh hùng, từ tô hủ tíu vĩ đại cho đến tượng Phật Thích ca lớn nhất châu Á. 

Blogger, nhạc sĩ Tuấn Khanh cảm thán:
Người Việt đang bước vào thời kỳ chạy đua niềm vui với cái “nhất”. Cuộc đời trần tục hầm hập phả hơi nóng của cái “nhất” từ miếng ăn đến tận linh hồn tín ngưỡng, khiến mọi thứ phải là “nhất”: người ta chen nhau giật lá bùa, giật cái ấn, cướp cái phết… đến vật vã để mình được là “nhất.”

Cây bút Thục Quyên, chứng kiến đêm hoa đăng tưng bừng của Sài gòn vào dịp Tết nguyên đán, viết bài Sự ngu dốt của mình là sức mạnh của kẻ khác. Trong bài viết này Thục Quyên kể chuyện một người bạn Nhật bản, người sống ở Việt nam hơn mười năm, chỉ thấy buồn bả khi nhìn đêm hoa đăng, vì đó chỉ là cái bề ngoài hào nhoáng, không phải một hình ảnh thực sự của nước Việt nam ngày nay.

Trong khi đó thì tại vùng quê hẻo lánh của miền Trung, luật sư Võ An Đôn đang dấn thân vào những cuộc chiến công lý với hệ thống pháp luật, mà trong đó ông cho rằng công lý thuộc về kẻ có quyền và có tiền!

Câu chuyện về người luật sư trẻ tuổi này có được một may mắn là được kể lại trên cả truyền thông chính thống lẫn phi chính thống của các bloggers. Qua đó người ta biết rằng hệ thống tư pháp của Việt nam bị khống chế như thế nào bởi những người giữ nhiệm vụ chấp hành pháp luật.

Đó chính là hậu quả tất yếu của một nền tư pháp không độc lập. Điều được đảng cộng sản Việt nam luôn cố bảo vệ từ khi họ lên cầm quyền đến nay, là tòa án phải nằm trong tay đảng.
Tương tự như vậy, đảng cộng sản cũng luôn luôn muốn nắm giữ ngành truyền thông đại chúng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, trích lời ông tổ của những người cộng sản là Karl Marx:
Điều đó dẫn đến cái gì? Chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình, duy trì sự lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Còn nhân dân hoặc sẽ rơi vào tình trạng mê tín chinh trị, hoặc hoàn toàn quay lưng lại với cuộc sống quốc gia biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng tư... Làm cho nhân dân quen coi cái phạm pháp là tự do, coi tự do là phi pháp, coi cái hợp pháp là cái không tự do...

Lời phát biểu đó của Karl Marx là nhắm vào một nền truyền thông bị kiểm duyệt. Nhưng đồng thời người sáng lập chủ nghĩa cộng sản này lại chủ tương một nền chuyên chính, trong đó chỉ có 1 đảng duy nhất nắm giữ hết mọi thứ trong xã hội.

Những việc làm tiền hậu bất nhất ấy lại được lập lại bởi những người hậu duệ tư tưởng của Marx là những nhà lãnh đạo cộng sản Việt nam, như Thiện Tùng nhận xét trong bài Chuyện xưa chuyện nay đăng trên trang blog Bauxite Việt nam. Thiện Tùng cho rằng chính những người đã bắt đầu cho việc cải cách như ông Nguyễn Văn Linh, sau đó lại bóp nghẹt cải cách. Và sau nhiều thế hệ lãnh đạo từ năm 1986 đến nay có vẻ như các nhà lãnh đạo cộng sản vẫn loay hoay như thế.

Đảng và chủ quyền quốc gia

Tuần vừa qua cũng là tuần có một ngày đau buồn đối với những người quan tâm đến độc lập và chủ quyền của đất nước. Đó là chuyện 27 năm trước đảo Gạc Ma rơi vào tay Trung quốc. Blogger Nguyễn Hữu Vinh viết bài Một thắng lợi vẻ vang của đảng. Trong bài này ông nêu lên một điều đáng buồn là sự thờ ơ của công chúng Việt nam trước những thông tin mới về việc lấn chiếm biển Đông của Trung quốc, nhưng trớ trêu thay dó lại dường như là điều đảng đang muốn lúc này.
Blogger, nhà báo Lê Diễn Đức nhận xét về vấn đề chủ quyền quốc gia đối với đảng cộng sản, và chuyện đi thăm Hoa kỳ sắp tới của người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng:
Sự tồn tại và độc quyền cai trị của ĐCSVN là cơ bản nhất và quan trọng nhất, trên cả vấn đề chủ quyền.
Chuyến thăm Mỹ Nguyễn Phú Trọng sẽ là một cuộc đi chơi cưỡi ngựa xe hoa để biết nước Mỹ. Nó không mang lại ý nghĩa nào trước quan hệ hữu hảo với Trung Quốc vốn đã ăn sâu vào cấu trúc tổ chức quyền lực.

Nguyên nhân của những bi và hài kịch

Nhà bất đồng chính kiến Hà sĩ Phu nêu nguyên nhân của sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản tại Việt nam bắt nguồn từ thời điểm Việt nam đang thoát ra khỏi chế độ thuộc địa của người Pháp

Nhưng chẳng may, đúng lúc ấy cái hào quang bánh vẽ tẩm chất độc là Chủ nghĩa Cộng sản đang dịp khoa trương và mê hoặc, khiến một bộ phận của thế giới u mê thèm khát. 

Lòng yêu nước mãnh liệt nhưng thô sơ, cộng với khát vọng đổi đời thiển cận của dân cày, cộng với một “con số không tròn trĩnh” về giác ngộ Dân chủ và Chính trị đã giúp cho cái xu thế bánh vẽ sai lầm thắng thế, là đi vào con đường Cộng sản mà nhân vật Hồ Chí Minh là nhân vật trung tâm. Từ chỗ rẽ ấy ngày càng đi xa khỏi con đường văn minh phổ quát và dẫn đến thảm họa hôm nay.

Ông tiếp tục giải thích về những nhiễu nhương xã hội trong thời gian gần đây:
ha-si-phu
Nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu

Cái gọi là “Văn hóa Đảng” vừa mất gốc truyền thống vừa xa lạ với thế giới văn minh nên “chân không đến đất, cật không đến trời” lửng lơ trôi nổi không điểm tựa, như một nền Văn hóa bị mất chuẩn, loạng choạng mất điều khiển như vừa qua là lẽ đương nhiên.
Ông kết luận:

Muốn ôm ghế Cộng sản lại muốn văn minh? 
Không được đâu, đơn giản là vì không có nước Cộng sản nào lại văn minh cả!

Hãy hy vọng

Vấn đề ông Hà Sĩ Phu nêu ra trong thực tế về những quan hệ xã hội và kinh tế của Việt nam hiện nay không dễ dàng giải quyết chút nào cả.

Tuy nhiên như nhiều blogger có nhận xét, những ý tưởng cộng sản đã tàn phai nhiều lắm rồi trong xã hội Việt nam. Trong bài phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A mà chúng tôi đã đề cập trong phần đầu bài điểm blog này, ông cũng có nói rằng trong thực tế thì sự phát triển của nền kinh tế cũng không phụ thuộc vào câu chữ của đảng cộng sản.

Giáo sư người Mỹ Jonathan London, đồng thời cũng là một blogger, cho rằng những vấn đề xã hội chính trị ở Việt nam hiện nay là phức tạp, nhưng mặt khác ông cho rằng phải có một sự thay đổi chứ không nên duy trì những tín điều mang tín tôn giáo, phủ nhận sự đa nguyên của xã hội, cũng như cho rằng dân trí Việt nam thấp không thể cải cách được:

Tôi không hề hạ thấp nhũng phức tạp của các vấn đề chính trị xã hội ở Việt Nam hay bất cứ nước nào. Tôi chỉ lo sự chân thành tôn giáo đối với khuôn khổ mà không được cải cách có nguy cơ hạn chế dân trí của chính lực lượng chính trị mà đang chỉ định sự phát triển của đất nước. Một Việt Nam có tinh thần minh bạch đa nguyên sẽ là một Việt Nam mạnh hơn với một khuôn khổ chính trị mà thực sư sẽ của toàn người dân.

Giáo sư Jonathan London là người có nhiều hy vọng vào tương lai dân chủ của Việt nam, ông từng nói rằng trong 10 năm nữa thì điều đó sẽ đến. Ông nhận thấy những điều tích cực trong hiện trạng xã hội Việt nam hiện nay, ông viết tiếp

Ở Việt Nam, “chính trị đa nguyên” đang phát triển một cách rất lạ và không đều.

Trong những năm gần đây chúng ta đã thấy có một tinh thần đa nguyên nhất định phát triển ngay trong TW đảng và Quốc Hội của đảng. Đó là một phát triển đáng hoan nghênh.

Vấn đề của Việt Nam không phải là có khuôn khổ hay không mà là có một khuôn khổ như thế nào. Việt Nam có đủ lý do để tưởng tượng một Việt Nam dân chủ đa nguyên trong vòng 10 năm vì nếu không tưởng tượng thì không thế nào có.

Vâng, sự tưởng tượng là gì nếu không phải là sức sống và sáng tạo của loài người, trong đó có người Việt nam!


 


__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts