Đại Học chăn Trâu




Sunday 8 March 2015

Lịch sử và tính chính trị của blog tiếng Việt

Lịch sử và tính chính trị của blog tiếng Việt

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-03-07
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Lịch sử và tính chính trị của blog tiếng Việt Phần âm thanhTải xuống âm thanh
me-nam-blog-622.jpg
Trang Blog của Blogger Mẹ Nấm, ảnh minh họa.
Screen capture
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã tạo nên một diện mạo mới cho truyền thông Việt Nam với sự ra đời của trang blog, hay trang thông tin điện tử không chịu sự kiểm soát của cơ quan công quyền. Trong gần 20 năm qua số lượng blog xuất hiện ngày càng nhiều và đóng vai trò ngày càng lớn trong đời sống truyền thông và chính trị Việt Nam.

20 năm sự ra đời của thông tin điện tử tiếng Việt

Chưa có một ghi nhận nào về thời điểm đầu tiên một trang mạng, một diễn đàn điện tử, một trang blog, tức là một đơn vị cụ thể trên không gian Internet, nơi mà người ta chia sẻ ý tưởng, xuất hiện lần đầu tiên bằng tiếng Việt. Có phần chắc là bắt đầu từ những năm 1990, người ta chứng kiến sự bùng nổ của thông tin trên mạng điện tử bằng tiếng Việt bằng nhiều hình thức khác nhau, từ diễn đàn cho đến nhật ký điện tử. Những trang điện tử này phát triển và biến mất theo sự phát triển và biến mất của những nền phần mềm như Yahoo 360, Wordpress, Blogspot…
Nhà báo, Blogger Đoan Trang, người bỏ công ghi nhận về lịch sử blog tiếng Việt, cho biết về khuynh hướng của nội dung các trang mạng tiếng Việt trong thời kỳ đầu như sau:
Có một nhân vật nữa là Only You cũng chuyên về Sốc Sẽ, Sến. Tắc kè và Vàng Anh thì có thêm phần chính trị. Hồi đó thì cũng đã có Ba Sàm, Câu lạc bộ nhà báo tự do. Tức là lúc đó tôi thấy blog nó phân loại rõ ràng hơn bây giờ.
-Blogger Đoan Trang
“Từ năm 2005 đến 2009, trong bốn năm đó thì blog nó có sự phân biệt nhất định, ví dụ như blog Trang Hạ, là nhà văn Trang Hạ, chuyên viết về phụ nữ, về gia đình, giới tính, như là một nhà văn nữ quyền trên mạng. Hà Kin thì viết chuyện tình New York, Trần Thu Trang thì viết Nhật ký tình yêu, Phải lấy người như anh, tức là những chuyện dành cho phụ nữ văn phòng, giới công sở. Hay là Tắc Kè, Vàng Anh thì chuyên về Sốc Sẽ, Sến, chuyện kinh dị. Có một nhân vật nữa là Only You cũng chuyên về Sốc Sẽ, Sến. Tắc kè và Vàng Anh thì có thêm phần chính trị. Hồi đó thì cũng đã có Ba Sàm, Câu lạc bộ nhà báo tự do. Tức là lúc đó tôi thấy blog nó phân loại rõ ràng hơn bây giờ.”
Sự xuất hiện của các trang mạng, hay blog tạo nên một môi trường thông tin khác, một công cụ truyền thông khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước Việt Nam, vốn từ trước đến nay không cho phép một sự đa dạng thông tin.
Sự giằng co giữa nhà nước của đảng cộng sản Việt Nam và sự tự do thông tin của các trang mạng diễn ra liên tục từ khi các trang này xuất hiện đến nay. Một cột mốc quan trong trong cuộc giằng co này là lời phát biểu của ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông rằng sự đưa tin của giới truyền thông phải tuân theo lề phải của nhà nước. Từ đó xuất hiện khái niệm Lề Trái để chỉ những mảng thông tin, chủ yếu là điện tử, không bị nhà nước chi phối. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo, người cũng tích cực dùng mạng điện tử để chuyển tải những ý tưởng của mình nói vui trong một lần trao đổi với chúng tôi rằng cái từ lề trái nghe trái nhưng lại là phải.
Tiếp đến là vào năm 2013 đảng cộng sản tiếp tục ra tiếp một nghị định gọi là nghị định 72 để hạn chế việc chia sẻ thông tin trên các trang mạng. Một lý do của việc đưa ra nghị định này là vì báo chí tư nhân bị cấm, mà nếu các trang mạng đưa tin, chia sẻ thông tin thì vô hình trung lại trở thành những tờ báo.
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, người điều khiển trang blog Một góc nhìn khác nói với chúng tôi trước khi bị bắt rằng trang mạng của ông thực sự là một tờ báo, và ông nói thêm rằng các tờ báo như vậy đang ngày càng lấn lướt các trang báo in của truyền thông chính thống do đảng cộng sản kiểm soát.

Tính chính trị của các trang điện tử

Trở lại nội dung của các trang điện tử, lần lượt người ta thấy xuất hiện các trang diễn đàn, blog, mang tính chính trị nhiều hơn. Đó là diễn đàn X-Cà phê, Ba Sàm, Một Góc nhìn khác, Câu lạc bộ nhà báo tự do, Công lý và sự thật, Dân làm báo…
Theo nhà báo Đoan Trang ghi lại thì năm 2009 là một năm sôi động của các thông tin, ý kiến phản biện xã hội được đưa ra từ các trang mạng và blog, với trọng tâm là phê phán dự án Bauxite Tây nguyên do người Trung quốc đầu tư. Dự án này được cho là mang lại nhiều nguy hại về môi sinh và an ninh quốc gia. Một trang mạng tập trung nhiều ý kiến phản biện nhất là Bauxite Việt Nam được các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, và Nguyễn Thế Hùng thành lập đã tập hợp được đến hơn 3000 chữ ký phản đối dự án bauxite của người Việt khắp nơi trên thế giới.
Những blog không có liên quan đến chính trị thì cũng có đấy, nhưng mà khi mà người ta lên blog thì người ta đều có tư tưởng của họ trong đó. Mà hễ là tư tưởng thì nó có ý nghĩa chính trị rồi. Nó gián tiếp tác động đến quan hệ giữa người và người rồi, thì đó là chính trị.
-Nhà văn Phạm Thành
Nói về tính chính trị hay phi chính trị của các blog tiếng Việt, nhà văn Phạm Thành chủ trang blog Bà Đầm Xòe nói rằng:
“Những blog không có liên quan đến chính trị thì cũng có đấy, nhưng mà khi mà người ta lên blog thì người ta đều có tư tưởng của họ trong đó. Mà hễ là tư tưởng thì nó có ý nghĩa chính trị rồi. Nó gián tiếp tác động đến quan hệ giữa người và người rồi, thì đó là chính trị. Có điều là anh ủng hộ chế độ này hay là phản biện phê phán chế độ này. Cũng có những blog trung dung như là Trần Nhương chẳng hạn, hay là những blog gọi là văn chương thuần túy. Họ nói là mình làm văn chương nghệ thuật chứ chẳng chính chị chính em gì. Họ tự ru nhủ họ thôi chứ thực chất họ cũng đang làm chính trị đấy.
Một điều quan trọng cũng cần đề cập đến trong tính chính trị của các blog tiếng Việt là những hoạt động chống sự gây hấn của Trung quốc trên biển Đông. Các trang blog hay diễn đàn điện tử là nơi tập hợp, tổ chức các cuộc biểu tình của thanh niên học sinh mỗi khi có một biến cố nào có liên quan đến quan hệ Việt Trung. Đó là những cuộc biểu tình trong các năm 2007, 2011.
Những diễn biến mang tính chính trị khác ngoài những chỉ trích về mối quan hệ với Trung quốc cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên các blog và trang mạng như tình trạng nông dân mất đất, đòi hỏi một Hiến pháp đa nguyên, hay chỉ trích ý thức hệ cộng sản…
Để đối phó với thế giới thông tin của blog và mạng điện tử mà mình không kiểm soát, đảng cộng sản dùng nhiều phương cách từ chuyện kỹ thuật như sử dụng các phần mềm ngăn chận truy cập, đánh sập các trang mạng, cho đến những biện pháp hình sự như bắt bớ những người viết blog. Các blogger Đoan Trang, Người Buôn Gió, Mẹ Nấm bị bắt trong năm 2009. Cũng năm này các nhà hoạt động chính trị đối kháng là Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung cũng bị bắt. Họ không phải là những người cuối cùng bị bắt trong cuộc giằng co giữa đảng cộng sản và thế giới blog chính trị mà đảng không kiểm soát được.
Vừa rồi là ghi nhận về sự xuất hiện và phát triển của thông tin điện tử tại Việt Nam trong thời gian gần 20 năm qua. Sang phần thứ hai cũng là phần cuối chúng tôi sẽ nói đến những vấn đề khó khăn mà các trang blog gặp phải hiện nay, cũng như những khuynh hướng mới của thông tin điện tử.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts