From: "Lu Giang l
To: Lu Giang <
Sent: Thursday, October 27, 2016 8:11 AM
Subject: [DDCL] Lịch sử cuộc chiến VN vẫn còn đen tối
To: Lu Giang <
Sent: Thursday, October 27, 2016 8:11 AM
Subject: [DDCL] Lịch sử cuộc chiến VN vẫn còn đen tối
Lịch sử cuộc chiến VN
vẫn còn đen tối
Lữ
Giang
Hàng năm, cứ đến ngày lễ giỗ cố Tống Tống Ngô Đình Diệm, một cuộc
chiến lại nổi lên giữa phe chống và phe bênh! Phe chống viết “bản
cáo trạng” (indictment), còn phe
bênh viết “biện
minh trạng” (justification). Đa số viết theo cảm tính,
hoặc chỉ chọn những tài liệu hay sự kiện nào yểm trợ cho lập luận của họ, còn
các tài liệu và sự kiện bất lợi đều bị loại ra, mặc dầu đó là những tài liệu
nói lên những sự thật không thể chối cãi được, như video chiếu cảnh Hòa Thượng
Quảng Đức bị thiêu sống chẳng hạn.
KHÓ
CHẤP NHẬN SỰ THẬT
Như chúng tôi đã nói nhiều lần, bây giờ tại liệu lịch sử về cuộc
chiến Việt Nam đã được giải mã gần hết, nên giai đoạn bênh hay chống phải chấm
dứt. Bây giờ là giai đoạn LÀM
SÁNG TỎ SỰ THẬT LỊCH SỬ: cái
gì đúng nói đúng, cái gì sai nói sai. Tuy nhiên, kêu
gọi mọi người làm sáng tỏ sự thật lịch sử không phải là dễ vì nhiều lý do.
1.-
Về phía người Việt
Có hai lý do chính khiến người Việt khó tiến tới làm sáng tỏ sự
thật lịch sử:
Lý do thứ nhất là rất ít người viết sử biết phân biệt cái gì được
coi là tài liệu lịch sử (historical documents), cái gì chỉ được coi là thông
tin (information), cái gì chỉ là nghe nói (hearsay), cái gì chỉ là quan điểm
hay nhận xét của cá nhân... Tệ hại hơn nữa, nhiều người tự nhận là “sử gia” hay
“tiến sĩ” lại đi lượm những thứ “nhỗ ra liếm lại” để làm bằng chứng khi viết
sử!
Lý do thứ hai là có một số người và tổ chức vẫn tin rằng có thể
dùng VỌNG NGỮ để phủ nhận, che đậy
hay bênh vực cho những sai lầm nghiêm trọng của họ trong quá trình lịch sử, đã
đưa Phật Giáo và đất nước vào những ngày đen tối. Đối với họ, “Vọng
ngữ là con đường giải thoát” được chọn lựa.
2.-
Về phía Hoa Kỳ
Để đạt các mục tiêu chính trị và quân sự, HOA
KỲ là TỔ SƯ XỬ DỤNG VỌNG NGỮ để lèo lái hay đánh lạc
hương dư luận. Họ có cả một hệ thống truyền thông áp đảo để làm cho dư luận tin
rằng những tin họ đưa ra là đúng sự thật. Sau khi biến cố qua rồi, họ thường
cho giải mã tài liệu để tiết lộ những sự thật đã xảy ra.
Một thí dụ cụ thể: sau cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, các cơ quan
truyền thông và các viên chức Mỹ đều nói rằng việc làm đảo chánh và giết Tổng
Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu là do quyết định của các tướng lãnh
Việt Nam. Đến năm 1991, khi cho xuất bản bộ tài liệu “Foreign Relations of
the United States 1961 – 1963”, Volume IV, họ bắt đầu cho biết người lãnh
đạo cuộc đảo chánh là Thứ Trưởng Ngoại Giao Averell
W. Harriman và kẻ thi hành là Cabot
Lodge và Lucien Conein. Đến ngày 28.2.2003 Mỹ mới cho công bố cuốn
băng trong đó Tổng Tống Jonhson xác nhận Mỹ đã tổ chức cuộc đảo chánh và ra
lệnh giết ông Diệm và ông Nhu: “Lúc
đầu họ nói với tôi về ông Diệm. Ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì
thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và xử dụng
một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa để hạ sát ông ta. Bây giờ chúng ta thật sự
không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.”
Nhưng khi cần mở một chiến dịch để phục vụ cho một mục tiêu mới,
họ cho các trường đại học và sử gia vẽ lại lịch sử để giúp thực hiện mục tiêu
mà họ muốn đạt tới.
KHI
MỸ VẼ LẠI LỊCH SỬ
Kể từ năm 2010, Mỹ thay đổi chiến lược về Á Châu nên đã cho vẽ lại
lịch sử với mục tiêu biến các nước trong vùng Biển Đông thành công cụ đối đầu
với Trung Quốc, trong đó ba đối thủ là Đảng CSVN, Đảng Cộng Sản Cambodia và
Đảng Cộng Sản Lào được chú ý đặc biệt. Việc vẽ lại lịch sử này thường được thực
hiện dưới hình thức các cuộc hội thảo về lịch sử chiến tranh Việt Nam. Nhìn
chung, CỨ
MỖI LẦN MUỐN XÍCH LẠI GẦN CSVN HƠN, MỸ THƯỜNG ĐƯA VNCH RA VÀ ĐẠP XUỐNG.
1.-
Cuộc hội thảo tại George C. Marshall Conference Center
Cuộc hội thảo thứ nhất được Văn Phòng Sử Gia (Office of The
Historian) thuộc Sở Công Vụ (Bureau of Public Affairs) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
tổ chức tại George C. Marshall Conference Center ở Washington DC trong hai ngày
29 và 30.9.2010, với chủ đề “Kinh
nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, 1946-1975”.
Trong các thành phần tham dự người ta thấy có Cựu Ngoại Trưởng Henry A.
Kissinger, và Cựu Phụ Tá Ngoại Trưởng John D. Negroponte.
Hai đề tài đưa ra thảo luận được đặc biệt chú ý: “Với
bạn hữu như hhế: Hoa Kỳ và Đồng Minh”
và “Ngô
Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và sự trổi dậy của Đảng Cần Lao”.
Đọc bản thuyết trình về đề tài thứ hai của Giáo sư Edward Miller
với sự góp ý của ông
Huỳnh Văn Lang, một đảng viên Cần Lao bị loại,
chúng tôi muốn ói. Dùng những bằng chứng lịch sử để bác bỏ lập luận của ông ta
chẳng có gì khó khăn, nhưng ông ta chỉ là một kẻ “phát ngôn theo đơn đặt hàng”
để lèo lái thời cuộc nên có nói cũng vô ích thôi.
Còn Kissinger tuyên bố thất
bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam là do chính người Mỹ tự gây ra, và trước hết là đã
đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt.
Sau khi vẽ lại lịch sử, trong một bài diễn văn đọc trước Quốc Hội
Úc ngày 17.11.2011, ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ xoay trục từ Trung Đông về Á Châu
Thái Bình Dương (để bao vây Trung Quốc cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự).
Ông nói: “Tại
khu vực Á Châu Thái Bình Dương trong thế kỷ thứ 21, nước Mỹ sẽ toàn tâm toàn
lực nhập cuộc.”
Mặc dầu ông dùng dao to búa lớn như vậy, ngoài người Việt đấu
tranh ở hải ngoại ra, chẳng nước nào tin ông ta.
2.-
Cuộc hội thảo tại Đại Học Cornell ở New York
Cuộc hội thảo thứ hai để vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam được
tổ chức tại Đại Học Cornell ở New York vào ngày 11 và 12.6.2012 với đế tài “Những
tiếng nói từ nền đệ nhị VNCH”.
Tài liệu về cuộc hội thảo này đã được Đại Học Cornell in thành
sách.
3.-
Cuộc hội thảo tại Lyndon B. Johson Library ở Texas
Cuộc hội thảo thứ ba để vẽ lại lịch sử là cuộc hội thảo Thượng
Đỉnh Chiến Tranh Việt Nam được tổ chức tại Lyndon B. Johson Library ở Austin,
Texas, từ ngày 26 - 28.4.2016, trong đó bài nói chuyện của cựu Ngoại Trưởng
Kissinger được coi là một phần của Hội Nghị. Mục tiêu của Hội Nghị được nói là
để “đưa
ra một ánh sáng dứt khoát về chiến tranh, và những bài học và di sản của nó.”
Kissinger nói: "Không
có ai muốn chiến tranh, không có ai muốn leo thang chiến tranh. Họ đều muốn hòa
bình...” và “Sự
thất bại cơ bản là sự chia rẽ ở nước ta, không có sự chia rẽ đó chúng ta
có thể quản lý nó. Đó là một bi kịch lịch sử mà nước Mỹ tìm thấy chính mình quá
chia rẽ."
Nhưng cuộc chiến chỉ kéo dài trong 3 năm, từ 1965 đến 1967. Đến
giữa năm 1967, các phong trào phản chiến đã được Mỹ phát động. Sự chia rẽ là do
chính phủ Mỹ cố tình tạo ra để bỏ miền Nam.
Để đổ quân vào miền Nam Việt Nam, Mỹ
đã giết hai Tổng Thống, một của Mỹ và một của VNCH.
Và để rút quân ra, Mỹ
đã đem miền Nam bán cho Trung Quốc.
Đây là những quyết định có tính toán chứ chẳng có sự sai lầm nào cả.
4.-
Cuộc hội thảo tại Đại Học Berkely
Cuộc hội thảo thứ tư để vẽ lại lịch sử là cuộc hội thảo “Kinh
nghiệm kiến quốc thời VNCH, 1955-1975”
được tổ chức tại Đại Học Berkely ở California từ 17 – 18.10.2016. Trong cuộc
hội thảo này nhiều diễn giả của VNCH đã cố gắng chứng minh rằng mặc dầu Hoa Kỳ
đã giữ một vai trò then chốt trong khả năng đứng vững của Miền Nam như một thực
thể độc lập, nhưng những nỗ lực của VNCH không được đánh giá đúng mức.
Giáo Sư Vũ Tường, Giám đốc Chương Trình
Nghiên Cứu Á Châu thuộc Phân Khoa Chính Trị Học tại đại học Eugene, Oregon, đã
giải thích khá rõ ràng về công trình của cuộc hội thảo này, nhưng chúng tôi
thấy các diễn giả đã tránh né, không muốn đụng chạm đến mục tiêu và chính sách
của Hoa Kỳ khi điều hành cuộc chiến Việt Nam. Giáo Sư Vũ Tường cũng chưa nắm
vững mặt trái đàng sau của các cuộc hội thảo.
CẦN NÓI RÕ SỰ THẬT LỊCH SỬ
Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của nhiều viên chức VNCH trong
việc làm sáng tỏ vai trò của VNCH trong chiến tranh Việt Nam, nhưng có hai vấn
đề căn bản cần được làm sáng tỏ nhưng chưa được nói đến, đó là:
Hoa
Kỳ đã xây dựng rồi phá sập đệ nhất cộng hòa như thế nào?
Hoa
Kỳ đã xây dựng rồi phá sập đệ nhị cộng hòa như thế nào?
Sau khi giết ông Diệm, Hoa Kỳ chỉ muốn xử dụng các tay chân bộ hạ
thiếu khả năng để dễ dàng đánh lừa và sai khiến. Hoa Kỳ không muốn xử dụng
những nhân vật có chính sách, có đường lối và biết lãnh đạo của miền Nam, vì sợ
họ không tuân theo sự chỉ đạo của Hoa Kỳ như chính phủ Ngô Đình Diệm. Và cuối
cùng Kissinger đã kết luận rằng miền
Nam mất là do sự bất tài (incompetence) của người miền Nam!
Đó là những vấn đề cần được đưa ra ánh sáng bằng các bằng chứng
lịch sử do chính người Mỹ đã giải mã.
Mới đây, Tổng Thống ông Duterte đã nói thẳng với Mỹ: “Philippines
có quan hệ với phương Tây, nhưng tôi muốn mọi người biết rằng chúng tôi có cách
giải quyết của riêng mình. Philippines sẽ không phụ thuộc vào Mỹ. Chúng tôi
cũng không có ý định làm vừa lòng bất kì ai khác ngoài lợi ích của người
Philippines”
"Đừng biến
tôi thành những con chó của quý vị, như thể tôi là một con chó với một dây
xích, và quý vị ném ra một số bánh mì, ở nơi tôi không thể với tới được."
Nếu Mỹ cứ tiếp tục đi theo con đường cũ, còn nhiều nước sẽ tách
rời khỏi Mỹ và Mỹ sẽ thất bại cả ở Đông Âu lẫn Biển Đông khi thực hiện chiến
lực chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) để bán vũ khí.
Ngày 27.10.2016
Lữ
Giang
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks