Đại Học chăn Trâu




Thursday 19 March 2015

Một phim tài liệu về môi trường gây sốt tại Trung Quốc

Một phim tài liệu về môi trường gây sốt tại Trung Quốc

Gia Minh, biên tập viên RFA
2015-03-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
03172015-doc-on-china-polluti.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Cô  Chai Jing (Sài Tĩnh), tác giả phim tài liệu có tựa theo tiếng Anh ‘Under the Dome’ ( tạm dịch Dưới Vòm Trời)
Cô Chai Jing (Sài Tĩnh), tác giả phim tài liệu có tựa theo tiếng Anh ‘Under the Dome’ ( tạm dịch Dưới Vòm Trời)
RFA screen shoot

Bộ phim tài liệu về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do một cựu nữ phóng viên truyền hình Trung Quốc thực hiện được lưu truyền trên các mạng video vào cuối tháng hai, đầu tháng ba vừa qua gây sốt tại Trung Quốc. Ngay sau đó cơ quan chức năng Hoa Lục ngăn chặn cuốn phim; tuy nhiên lãnh đạo Trung Quốc lại có những tuyên bố mạnh mẽ về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước này.
Qua sự kiện vừa nói, vấn nạn môi trường tại Việt Nam ra sao và được giải quyết thế nào qua cái nhìn của báo giới?

Phim tài liệu ‘Under the Dome’
Đó là lời của cô Sài Tĩnh, tác giả phim tài liệu có tựa theo tiếng Anh ‘Under the Dome’ ( tạm dịch Dưới Vòm Trời) dài hơn 100 phút được lưu truyền trên các mạng video vào đầu tháng ba vừa qua.

Cô Sài Tĩnh, 39 tuổi, là một cựu phóng viên truyền hình Trung Quốc. Cô này cho biết trước đây cô chẳng mấy để ý đến tình trạng khói mù tại hầu hết các nơi tác động đến sức khỏe của 600 triệu con người tại lục địa rộng lớn này. Ngay cả khi đi công tác đến những nơi mà bầu không khí tại những nơi đó đầy khói và bụi thải. Cô thừa nhận lúc bấy giờ chẳng bao giờ mang khẩu trang chống khói bụi dù nơi cô đến bất kể là nơi nào với khói bụi đến đâu.

Mãi đến khi mang thai đứa con, và quan ngại không khí bẩn sẽ gây hại cho sức khỏe con mình, cô mới tiến hành làm cuốn phim tài liệu ‘Dưới Vòm Trời’ nói về tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc. Cô nói rằng khi mang một sinh mạng khác trong mình, và những gì bạn hít thở, ăn uống đều là trách nhiệm; từ đó bạn phải sợ.

Con gái của cô Sài Tĩnh sinh ra với một bứu lành nhưng vẫn phải phẩu thuật. Cô Sài Tĩnh cho biết trong một năm cô buộc phải giữ con ở trong nhà 175 ngày vì không khí ô nhiễm. Cô cho biết vào một buổi sáng cô thấy con đập vào cửa kính; và cô thấy rằng sẽ đến một lúc con cô sẽ đặt câu hỏi tại sao mẹ lại giữ con trong nhà, điều gì hại con khi đi ra ngoài.
Phim tài liệu ‘Dưới Vòm Trời’ của Sài Tĩnh đan xen những ký ức cũ, những diễn giải khoa học, và những phóng sự điều tra. Tất cả nhằm nêu ra nguyên nhân gốc khiến cho không khí tại Hoa Lục bị ô nhiễm.Tác giả đan kết những đoạn phỏng vấn với những thống kê và phát biểu của chính tác giả với cử tọa tại một phòng thu ở Bắc Kinh vào tháng giêng năm nay.

Phim tài liệu ô nhiễm môi trường Dưới Vòm Trời của tác giả Sài Tĩnh được dựng tương tự như bộ phim của cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore hồi năm 2006 với tựa đề ‘An Inconvenient Truth’ ( Một sự thật bất tiện).

Bộ phim ‘Dưới Vòm Trời’ chỉ ra rằng công cuộc xây dựng chủ nghĩa tư bản của Trung Quốc đã khiến thế hệ trước đây lơ là hay chấp nhận một bầu không khí bẩn của đất nước. Người ta nói bầu khí bẩn đó là ‘sương mù’ chứ không phải khói mù. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tầng lớp trung lưu tại Hoa Lục giàu có hơn và họ nhận thấy không thể chấp nhận tình trạng ô nhiễm như thế nữa. Những cặp bố mẹ trẻ được báo động về mối nguy tiềm ẩn cho con cái họ bởi tình trạng ô nhiễm môi trường và thực phẩm bẩn.

Phim nêu rõ than đốt và dầu mỏ được sử dụng ở Hoa Lục là nguyên nhân gây đến 60% ô nhiễm không khí tại Trung Quốc. Theo cô Sài Tĩnh thì không chỉ đốt một lượng lớn mà nhiên liệu hóa thạch phẩm cấp tồi cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm.
Một đoạn trong phim gây ấn tượng là câu hỏi mà cô Sài Tĩnh nêu ra với một bé gái 6 tuổi là đã có bao giờ thấy những ngôi sao và áng mây trên bầu trời hay chưa, thì cháu trả lời là chưa bao giờ.
Một đoạn trong phim gây ấn tượng là câu hỏi mà cô Sài Tĩnh nêu ra với một bé gái 6 tuổi là đã có bao giờ thấy những ngôi sao và áng mây trên bầu trời hay chưa, thì cháu trả lời là chưa bao giờ

Trong phim tài liệu Dưới Vòm Trời, tác giả Sài Tĩnh cũng chỉ trích việc thực thi luật về bảo vệ môi trường tại Trung Quốc còn lỏng lẻo. Cô này nói rõ hai tổng công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc chống lại biện pháp áp dụng những tiêu chuẩn cao hơn cho nguyên liệu. Trong phim có lời của một quan chức ẩn danh thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia nói rằng hai tổng công ty dầu khí nhà nước Sinopec và CNPC từng đưa ra đe dọa sẽ cắt nguồn cung nếu như cơ quan môi trường tăng tiêu chuẩn cho mặt hàng nhiên liệu xăng dầu. Ngoài đe dọa cắt cung, hai tập đoàn này còn nói sẽ cho tăng giá bán.

Hưởng ứng của người dân Hoa Lục
Dù có những lực cản như thế, nhưng bộ phim tài liệu ‘Dưới Vòm Trời’ khi được tung ra đã nhận được ủng hộ của khá đông người dân Hoa Lục cũng như một số quan chức.
Tân bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường, Trần Cát Ninh, hoan nghênh bộ phim ngay sau khi phim được tung lên mạng. Ông này nói rằng phim ‘Dưới Vòm Trời’ làm ông nhớ đến tác phẩm ‘Silent Spring ( Mùa xuân thầm lặng)’ của nữ tác giả Rachel Carson xuất bản năm 1962 ở Hoa Kỳ. Đây là tác phẩm trình bày về vấn nạn ô nhiễm hóa chất ở Mỹ và được cho là cột mốc của phong trào bảo vệ môi trường chống lại việc sử dụng quá mức các loại thuốc trừ sâu.

Bộ trưởng Trần Cát Ninh nói với báo giới rằng ông rất hài lòng vì bộ phim tài liệu Dưới Vòm Trời đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức của người dân về vấn đề sức khỏe môi trường.

Thống kê cho thấy từ khi được tung ra vào ngày thứ bảy cho đến sáng thứ hai, số người vào mạng Youku, một trang video phổ biến tại Hoa Lục, để xem phim ‘Dưới Vòm Trời’ được cho biết lên đến hơn 20 triệu lượt. Ngoài ra phim còn được nhiều người vào xem trên các trang mạng khác nữa. Tổng cộng được nói có đến cả 100 triệu lượt.
Ngay cả trang mạng của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Trung Quốc, lúc đầu cũng cho post phim Dưới Vòm Trời lên.
Tuy nhiên, vào chiều chủ nhật biện pháp kiểm duyệt bộ phim Dưới Vòm Trời đã bắt đầu. Một số nhà báo Trung Quốc cho biết cơ quan tuyên truyền của chính quyền Bắc Kinh nhắc nhở các cơ quan truyền thông ngưng tập trung đưa tin, viết bài về cuốn phim tài liệu ‘Dưới Vòm Trời’ của Sài Tĩnh.
Cụ thể vào 5 năm tới, cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ cắt giảm 160 triệu tấn than. Chính quyền thủ đô Bắc Kinh sẽ cho đóng cửa 300 xí nghiệp gây ô nhiễm và loại bỏ 200 ngàn chiếc xe gây ô nhiễm ngay trong năm nay

Chính quyền tiếp tục lên tiếng
Dù có biện pháp ngăn chặn từ cơ quan chức năng như vừa nêu, những quan chức lãnh đạo của chính quyền Bắc Kinh lên tiếng mạnh mẽ về vấn nạn môi trường của Trung Quốc bấy lâu nay.

Chủ tịch Tập Cận Bình hai ngày trước khi diễn ra kỳ họp quốc hội đưa ra cam kết sẽ trừng phạt bằng bàn tay sắt đối với những kẻ vi phạm gây hủy hoại cho sinh thái, môi trường. Khi xử lý như thế sẽ không có luật trừ nào cả.
Trong lời phát biểu khai mạc kỳ họp quốc hội, thủ tướng Lý Khắc Cường, cũng cam đoan rằng chính phủ sẽ loại trừ những tác nhân ô nhiễm lớn và tăng cường hiệu quả việc sử dụng năng lượng.

Cụ thể vào 5 năm tới, cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ cắt giảm 160 triệu tấn than. Chính quyền thủ đô Bắc Kinh sẽ cho đóng cửa 300 xí nghiệp gây ô nhiễm và loại bỏ 200 ngàn chiếc xe gây ô nhiễm ngay trong năm nay.
Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Trần Cát Ninh thì cho rằng chưa có thể tạo ra bước ngoặt trong vấn nạn ô nhiễm môi trường tại Hoa Lục dù rằng mọi nổ lực vẫn phải hết sức tích cực. Ông này cho rằng vấn đề môi trường là xuất phát điểm của những vụ biểu tình ở Trung Quốc. Theo bộ trưởng Trần Cát Ninh nếu không giải quyết phù hợp khiến dân chúng phẩn nộ do môi trường sống bị ô nhiễm thì vấn đề môi trường sẽ dẫn đến bất ổn xã hội và đó là vấn đề chính trị.
Sau ba thập niên phát triển kinh tế bằng mọi giá, môi trường đất, nước và không khí của Trung Quốc bị ô nhiễm trầm trọng. Tuy nhiên đến lúc này, chính quyền địa phương và các ngành công nghiệp ở Trung Quốc vẫn miễn cưỡng giới hạn sản xuất gây ô nhiễm.

Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Trung Quốc Trần Cát Ninh nhấn mạnh đến việc chính quyền địa phương cần phải tuân thủ qui định luật pháp và cảnh sát môi trường phải nghiêm khắc trong khi thi hành luật.

Cái nhìn từ Việt Nam
Câu chuyện môi trường ô nhiễm tại Việt Nam lâu nay cũng khá tương tự như bên Trung Quốc.

Có nhà máy ở ngay trong khu dân cư. Dân cư kiện, nhưng họ lo lót cho chính quyền hay sao mà sau một thời gian hoãn lại nay họ vẫn tiếp tục. Còn như ở Bình Thuận nhà máy điện hạt nhân xây rất gần đường đi của người dân
Vấn nạn ô nhiễm được nêu nhiều nhưng biện pháp giải quyết không được thực thi như mong muốn.

Một nữ phóng viên trong nước không muốn nêu tên cho biết thực tế môi trường tại Việt Nam, biện pháp giải quyết của cơ quan chức năng, ý thức người dân và khả năng ô nhiễm ngày càng trầm trọng ở Việt Nam như sau:
Hiện tại đường sá đang được sửa chữa nhưng tiến độ hơi chậm và các hoạt động khác nên gây ra ô nhiễm môi trường rất nặng, ảnh hưởng đến người dân. Thứ hai các cầu cống, kênh rạch cũng ô nhiễm, khi đi ngang qua những nơi đó cũng bị hắt lên rất khó chịu. Thêm nữa tại một số bến xe hay những nơi công cộng, vệ sinh môi trường chưa được thực hiện một cách đúng mức cho nên có hiện trạng quang cảnh không đẹp đẽ, sạch sẽ. Hơn nữa ý thức của người dân chưa chấp hành tốt về vệ sinh môi trường.

Một điều nữa là xe máy, đây là phương tiện đi lại chính; nhưng nhà nước chưa có biện pháp gì để can thiệp, xử lý tình hình này. Phải nói hiện nay khi đi ra đường người ta rất sợ bụi, ô nhiễm không khí của xe cộ.

Một số nhà máy, xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý môi trường. Ở một số vùng nông thôn, nhà máy không xây dựng tách rời khu dân cư, có nhà máy ở ngay trong khu dân cư. Dân cư kiện, nhưng họ lo lót cho chính quyền hay sao mà sau một thời gian hoãn lại nay họ vẫn tiếp tục. Còn như ở Bình Thuận nhà máy điện hạt nhân xây rất gần đường đi của người dân.

Tình hình hiện nay vẫn đang ‘nằm’ nhưng nếu cứ diễn tiến như thế này thì một thời gian nữa sẽ rất nặng.
Một nhà báo từ miền Trung Việt Nam cũng nói đến đóng góp của báo giới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và biện pháp từ phía cơ quan chức năng sau khi có những lên tiếng từ phía truyền thông và dân chúng về tình trạng ô nhiễm gây hại cho cuộc sống và môi trường đất nước:

Ở Việt Nam nói chung các nhà báo cũng rất quan tâm đến vấn đề môi trường: việc phá rừng, ô nhiễm thì các nhà báo cũng đề cập nhưng mức độ không trầm trọng như ở Trung Quốc. Người ta chỉ nói với mức độ cảnh báo chứ chưa phải lên tiếng gay gắt như ở Trung Quốc. Đây không phải là vấn đề gì nhạy cảm nên báo chí nói cũng khá nhiều. Người dân cũng nhắc nhở báo chí phải nói mạnh về vấn đề môi trường.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts