Đại Học chăn Trâu




Sunday, 21 December 2014

Chuyện ngày “đại đoàn kết toàn dân”


Chuyện ngày “đại đoàn kết toàn dân”

Ls. Nguyễn Văn Đài: An ninh thuê mướn côn đồ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền



image





Preview by Yahoo


Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-11-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
11192014-ttvn.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
loatuyentruyen.jpg
Chiếc loa tuyên truyền
 RFA photo




Hằng năm, cứ đến ngày 18 tháng 11, ngày ông Hồ Chí Minh thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, thì nhà cầm quyền, cụ thể là nhà cầm quyền các địa phương phát động phong trào đại đoàn kết toàn dân và kêu gọi nhân dân trong khu xóm, khu phố cùng chung tiền thêm vào khoản ngân quĩ của nhà nước trung ương rót xuống để mở tiệc gọi là ăn uống no say với nhau thể hiện tình thân ái thông quá ly rượu, miếng thịt ngày hội. Vài năm trở lại đây, năm nào cũng như năm nào, đến hẹn lại lên, câu chuyện ngày hội “đại đoàn kết” nghe ra còn dài thậm thượt.

Một người dân Cần Thơ, tên Tuấn, chia sẻ: “Ngày này thì họ đọc lại di chúc của Bác cho dân nghe rồi báo cáo tình hình hoạt động năm qua, cũng có trò chơi rồi nhận giải thưởng cho các trò chơi, xong rồi cũng có liên hoan này kia. Ở xã thì lớn còn ở ấp thì sơ sơ, nhậu vài mâm vậy thôi. Các ấp khác thì họ có ca hát, làm tới hai ngày lận đó.”
Theo ông Tuấn, cái ngày gọi là “đại đoàn kết toàn dân” này, thực tâm mà nói, đối với người miền Nam chẳng có ý nghĩa gì nếu không muốn nói là nó chỉ mang tính hình thức và gây tốn kém. Nói sâu xa một chút là cái ngày hội cứ nghe là đoàn kết, là văn hoá này trên thực tế lại gây ra quá nhiều phiền toái và thiếu văn hoá.

Sở dĩ nói ngày hội này quá phiền toái bởi Việt Nam vốn dĩ là một quốc gia mạnh về ăn nhậu nhưng lại rất yếu về ý thức văn hoá cũng như ý thức dân chủ, tiến bộ, chuyện rủ nhau cứ đến hẹn lại lên cùng nhau mổ heo, giết chó, mua bia về bày đầy bàn và xúm xít nhau nói ba điều bảy chuyện gọi là kêu gọi đại đoàn kết, xong công đoạn kêu gọi này lại xúm nhau ăn nhậu hả hê. Mục tiêu chính của người tham gia không phải là đoàn kết. Vì không có kiểu biểu lộ đoàn kết nào lại như thế được.

Mà mục đích để người ta xúm xít đến đây là để ăn nhậu, hẹn hò, ca hát cho thoả thích. Thật ra, thay vì phải di karaoke hay vào quán nhậu hát với nhau tốn nhiều tiền túi, ở các tu điểm “đại đoàn kết toàn dân” này, người ta chỉ bỏ ra một ít tiền túi cộng với tiền nhà nước rót tài trợ là có cái để chơi. Trong khi đó không phải ai đến đây cũng để chơi, nhiều người già cả, cao niên vì nễ mích lòng trưởng thôn nên đến dự, đóng góp xong rồi ra về, những khoản thừa này các nhóm chơi được thoả thích hưởng.

Và trên một đất nước mà đi đâu cũng gặp quan nhậu, dùng bữa nhậu, dùng âm thanh, dàn nhạc để kêu gọi đai đoàn kết toàn dân cũng là điều dễ hiểu. Điều này chỉ cho thấy rằng tầm nhận thức của người dân thôn quê không phải người nào cũng được mở mang. Thậm chí, có nhiều nơi, người ta chỉ biết rượu, thịt, ca hát và say lăn quay ra ngủ, không màn đến bất cứ chuyện gì làm mệt đầu vì suy nghĩ. Có lẽ đây là môi trường tốt nhất cho những buổi liên hoan đại đoàn kết ngộp bia rượu như thế này.

Và đánh vào tâm lý cứ rượu vào thì lời ra, muốn hát, muốn nhảy múa của đa phần người dân vốn thiếu ăn, thiếu mặt quanh năm nhưng lại quá nhiều trầm uất, muốn nhảy múa, muốn hò hét để giải thoát, thường thì các buổi liên hoan đại đoàn kết, ngoài việc hát ca, còn có thêm những chương trình khiêu vũ cây nhà lá vườn giữa các cặp đôi lắp ghép tức thời. Và, cũng có thể nói đây là một trong những đầu mối dẫn đến chuyện ngoại tình tràn lan khắp các miền quê.


Ngày “đại đoàn kết” mở màn…
haudaidoanket.jpg
Hậu ngày đại đoàn kết. RFA photo


Một nông dân tên Hiền, ở huyện Phong Điền, Cần Thơ, chia sẻ: “Ngày toàn dân nói chung quy là cũng giống như ngày bầu cử này nọ vậy đó, lễ hội, đua ghe… Họ gom lại thành từng phường, từng khóm rồi tổ chức kéo co, mấy trò chơi lễ hội, rồi đổ ra công viên, bày ra nấu nướng, nhậu nhẹt, ca hát từ sáng tới chiều rồi sáng mai dọn dẹp.”

Nói xong, Ông Hiền đọc thêm hai câu thơ tự sáng tác: Ngày đại đoàn kết mở màn/ Mấy cô rần rật chuyển sang ngoại tình… Đọc xong, ông cười chua chát nói rằng những gì chỉ mang tính hình thức không những không mang lại ích lợi cho người dân mà còn gây ra nhiều sự độc hại bởi trong cái rỗng tuếch của nó đã chứa mầm mống của tội ác.

Tình trạng những cặp hôn nhân trở thành dối trá, lừa dối nhau để tìm bạn tình trong những đêm liên hoan văn nghệ phường, văn nghệ xóm, họp xóm, họp tổ và liên hoan đại đoàn kết toàn dân đang diễn ra khắp các miền đất nước này. Bởi lẽ, khi người dân thực sự đoàn kết không phải là rủ nhau ăn nhậu, đàn đúm mà biết chia sẻ sự hiểu biết cho nhau, tôn trọng sự khác biệt của nhau trong một bầu không khí chan hoà, thân ái.

Và hơn hết, khi con người đoàn kết thật sự, người ta biết chia sẻ nhau từ trong gia đình cho đến xã hội, người ta biết cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, người mạnh phải biết nâng đỡ kẻ yếu thế, chuyện đau ốm, tang chay hiếu hỉ trong xóm làng người ta phải biết chia sẻ nhau… Nghiệt nỗi, kể từ khi ngày hội “đại đoàn kết toàn dân” bùng nổ từ Nam tới Bắc, người ta lại bắt đầu sống hình thức và sa đoạ hơn, hết quan tâm đến những người chung quanh đau khổ hay vui buồn, chỉ cần biết có lợi cho bản thân là đủ. Đó là tình hình chung không thể chối bỏ vào đâu.

Ông Hiền cũng nói thêm là nếu được, vẫn còn kịp, nhà nước nên bỏ đi những kiểu hô hào hình thức, những ngày “đại đoàn kết toàn dân” hay “hiến chương nhà giáo”, “thầy thuốc Việt Nam”, “nhà báo Việt Nam”… gì gì đó đi, bởi điều cần tôn vinh nhất là lương tri, đạo đức nghề nghiệp cũng như lương tri, đạo đức xã hội chứ không phải là một ngày hô hào ăn nhậu, liên hoan, mít tinh… vừa gây tốn kém ngân sách lại vừa vô bổ, dẫn đến thói quen hưởng thụ vô tội vạ và ích kỉ.

Một xã hội thực sự tốt là một xã hội của những con người hiểu biết và sống có nguyên tắc, biết tiết chế và không tham lam vô độ. Điều ấy rất cần thiết cho Việt Nam hiện tại.


TBT Nguyễn Phú Trọng: Duy nhất đảng CS lãnh đạo quân đội, "không phân chia" cho bất kỳ ai!













Bạn đọc Danlambao - Đánh dấu 70 năm ngày thành lập lực lượng quân đội Việt Nam, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chấp bút một bài viết có tiêu đề: “Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định mọi thắng lợi và sự trưởng thành, phát triển của quân đội nhân dân Việt Nam” đăng trên báo đảng CSVN – cơ quan ngôn luận của trung ương đảng CSVN.

Bài viết dài lê thê, nhiều nội dung sáo rỗng chỉ nhằm mục đích khẳng định quyền lực độc tôn của đảng cộng sản khi tự cho mình quyền lãnh đạo 'tuyệt đối' đối với lực lượng quân đội.

Trong vai trò là bí thư quân uỷ trung ương, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh quyền lãnh đạo tối cao của đảng cộng sản đối với với quân đội là “không thể phân chia cho bất kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác”.

“Phải đẩy mạnh đấu tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động "diễn biến hoà bình" nói chung và "phi chính trị hoá" quân đội nói riêng của các thế lực thù địch. Thực chất, "phi chính trị hoá" quân đội là thủ đoạn cực kỳ nham hiểm của thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng nước ta, tách rời quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho quân đội không còn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước”

“Mỗi quân nhân đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động, nhạy bén, sắc sảo và kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "phi chính trị hoá" quân đội của các thế lực thù địch; tỉnh táo, kịp thời xử lý các tình huống phức tạp diễn ra trong hoạt động thực tiễn theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không để kẻ địch lợi dụng”, TBT Nguyễn Phú Trọng viết.

Từ khi thành lập từ năm 1944 đến nay, lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam liên tục duy trì chế độ 2 người chỉ huy, quyền lực chủ yếu tập trung vào vai trò của các chính uỷ, chính trị viên trong đơn vị quân đội.

Quyền lực bao trùm của đảng CS đã khiến quân đội Việt Nam ngày càng trở thành một bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả. Hậu quả là hiện nay, lực lượng quân đội bị biến thành một tổ chức thâu tóm quyền lực, tham nhũng tràn lan...














Nghiêm trọng hơn, chủ trương bán nước của đảng CSVN cũng đã khiến lực lượng quân đội Việt Nam ngày càng trở nên nhu nhược trước hành động xâm lược của Trung Cộng. Trong trận hải chiến Gạc Ma năm  1988, 64 người lính hải quân Việt Nam đã trở thành bia đỡ đạn cho lính Trung Cộng chỉ sau một trận chiến ngắn. Nguyên nhân chỉ vì lệnh 'không được nổ súng' của ủy viên bộ chính trị Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng.

Gần đây, xuất hiện nhiều ý kiến kêu gọi hạn chế quyền lực của đảng CS trong đội nhằm mục đích biến lực lượng vũ trang VN trở nên chuyên nghiệp và gia tăng sức chiến đấu. Dù vậy, những ý kiến này đã nhanh chóng bị đảng cộng sản phản ứng dữ dội thông qua những bài 'bút chiến' một chiều đăng trên các tờ báo đảng.

Trên thực tế, việc loại bỏ quyền lực của đảng CS trong quân đội luôn là một yêu cầu cần thiết và nhận được nhiều sự hưởng ứng, đặc biệt trong thời điểm mà đảng CS ngày càng lộ rõ bộ mặt bán nước cho Trung Cộng. Do đó, giới chóp bu CS đã hoảng sợ và vu cáo xu hướng là 'thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch'.

Ngay trong bài viết đánh dấu 70 năm ngày thành lập quân đội, TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải liên tục nhắc đi nhắc lại về sự 'lãnh đạo tuyệt đối' của đảng CS trong quân đội. Dù vậy, những lời kêu gào của ông Trọng đã quá lạc lõng và ngày càng lỗi thời, không biết có còn được ai lắng nghe?  



No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts