Tiến
trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 (Kỳ 11)
Thằng Hề
Nguyễn Minh Triết nói về Tham Nhũng
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Huỳnh Tâm
(Danlambao) - "Nhân
dân Việt Nam còn chần chừ gì nữa mà không nhìn thấy sự bành trướng đã tường tận
công thức độc trị của "Bác", đảng bí mật điều động mọi lãnh vực quân
sự, quốc phòng, ngoại giao, luật pháp, hành chính, kinh tế, giáo dục, văn hóa,
biên giới lãnh thổ, lãnh hải Biển Đông, khai thác toàn diện nội địa Việt Nam,
tất cả đều do Trung Quốc chi phối, thử hỏi ai khai thác ai, Việt Nam đã khai
thác được những gì tại lục địa Trung Quốc? Ngày nay tất cả mọi sinh hoạt của
nhân dân Việt Nam do "Bác" đảng Bành Trướng quản trị, điều phối và
chỉ đạo dưới hình thức chế độ "An Nam Khu" (在南区)."
*
Hà Nội, ngày 19-21 tháng 11 năm 1994. BCT/TW
Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch nước Lê Đức Anh mời
Tổng Bí thư, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) Giang Trạch Dân chính thức
viếng thăm Việt Nam. Vừa xuống phi cơ, ông ta tuyên bố ngay với giới báo chí,
truyền thông lớn nhất của Trung Quốc như nhật báo Nhân Dân, nhật báo Quang
Minh, Tài liệu tham khảo Tin tức, Global Times, nhật báo Quân đội Giải phóng,
nhật báo Giải phóng:
− Tôi muốn sử dụng sức
mạnh của đảng bằng mọi cách tốt nhất và lấy quyền thống trị Việt Nam, dù sự
khác biệt hai bên lãnh đạo không cùng tầm nhìn tương lai, từ độ cao này tôi xây
dựng chiến lược cho tình hình quan hệ song phương Trung-Việt, mục đích của ta
là điều trị bệnh chư hầu, kiểm tra cấp cao lãnh đạo Việt Cộng cho sinh hoạt hợp
lý, bởi bộ mặt Cộng sản trên thế giới đã đến hồi xuống cấp quá xấu xí, chúng ta
càng phải tuân thủ các tiền đề xã hội chủ nghĩa, xây dựng lại đất nước của họ,
làm một tiền đồn phía sau của Trung Quốc nếu cần. Chuyến đi lần này đến Việt
Nam không ngoài chỉnh đảng cho họ; Đỗ Mười, Lê Đức Anh nhất định phải tiếp nhận
mọi chỉ thị và tuân thủ thay đổi tiền đề Cộng sản đi đúng hướng thực tiễn, xây
dựng xã hội chủ nghĩa cho Đỗ Mười, Lê Đức Anh. Cũng là phương cách tốt nhất lấy
nội lực quốc gia chống lại Phương Tây. Trên danh nghĩa một nhà lãnh đạo Trung
Quốc cùng tầm nhìn dài hạn không thể khác biệt nhau, nâng lên độ cao chiến lược
cùng nhau kiểm tra, xem xét tình hình chung của quan hệ song phương Trung-Việt.
Tuy nhiên, có những lúc con gà Việt Nam hót tiếng dài và lớn, đó chẳng qua chỉ
là một động tác trấn an dư luận.
Hà Nội, ngày 19-21
tháng 11 năm 1994. Tổng Bí thư, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) Giang Trạch
Dân chính thức viếng thăm Việt Nam. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Việt Cộng khẳng định
"chúng ta vẫn là anh em".
Đầu năm 1990, đất thánh Cộng sản Liên Xô Chủ
nghĩa Xã hội trên đà chao đảo rồi tự lật đổ. Trước đó những nhà lãnh đạo Việt
Cộng tiên đoán rằng thành trì Quốc tế Xã hội Chủ Nghĩa tồn tại mạnh mẽ muôn
năm, không ai có thể biết trước thời gian sự thật bỗng xuống đường, nó cuốn
trôi Liên Xô và Đông Âu một cách êm nhẹ, kéo sụp đổ toàn diện kiến trúc Cộng
sản quốc tế.
Việt Cộng hoảng hốt, mất cân bằng chỗ dựa lưng
lớn, từ viện trợ tài chính, vũ khí, phương tiện chiến tranh của Liên Xô. Tất
nhiên đảng "Bác" muốn tồn tại chỉ còn một con đường duy nhất là bước
theo chân trước của Hồ Chí Minh, ông ta đã từng chủ động tiến vào Xã hội Chủ
Nghĩa Tàu. Trong tình hình thay đổi cục diện quốc tế quá nhanh, Việt Cộng chấp
nhận làm thân chư hầu theo đề nghị "song phương đoàn kết", Việt Cộng
thúc đẩy Trung Cộng quan hệ càng sớm càng tốt, bằng không sự nghiệp của
"Bác" sụp đổ.
Cộng sản Châu Á vốn không muốn diễn biến hòa
bình lập lại như ở Đông Âu, thay vào đó một phòng thủ mới tại Châu Á do Trung
Cộng thành lập "khối bảo thủ Cộng sản". Việt Cộng lấy quyết định đảng
phải tồn tại, dù đất nước mất hay còn, chẳng bao giờ họ màng đến cũng không tha
thiết bởi chủ ý "còn đảng còn mình". Việt Cộng cần sống bèn bí mật đi
đêm với Bắc Kinh, đàm phán với những nhà lãnh đạo Trung Cộng. Giang Trạch Dân
không đoái hoài tới những tên Việt Cộng vừa ăn cướp nước Việt Nam để trả nợ cho
Liên Xô và nay đáo đầu xin qui phục Trung Cộng, ông ta mạnh miệng miệt thị Việt
Cộng theo phong cách ngoại giao:
− Tôi trao đổi theo
phong cách con tim Trung Quốc, thái độ không khoan dung, quan điểm thẳng tay,
hy vọng trái tim của quý đồng chí Việt Cộng tiếp nhận phát biểu toàn diện của
Trung Cộng.
Những ngày Giang Trạch Dân ở Hà Nội, ông kiểm
tra lại hành chánh đảng, khen ngợi chư hầu tốt, đã định hướng được phương châm
thực hiện "Kỷ yếu bí mật Thành Đô". Cải thiện chính trị đảng duy trì
hợp tác với Trung Cộng và tăng cường kỹ năng lãnh đạo của BCT/BCH TƯ VC. Việt
Nam thực hiện tài tình những hướng dẫn của Trung Cộng. Giang Trạch Dân phát
biểu:
− Đầu tháng 9 năm
1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, và ngày nay
lãnh đạo BCT/BCH TƯ Tổng Bí thư Đỗ Mười, Tư vấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam Phạm Văn Đồng đã từng tham dự đàm phán bí mật lịch sử tổ chức tại Thành Đô,
Tứ Xuyên. Hôm nay là phần cuối của cuộc họp đầu tiên kỷ niệm quá khứ. Cả hai
bên đều nhận ra sự bình thường hóa quan hệ song phương giữa hai bên đã thực
hiện một quyết định lịch sử chính trị quan trọng. Lúc ấy tôi trích dẫn câu thơ
Lỗ Tấn (鲁迅) để kết luận Hội nghị bí mật Thành Đô. Nguyên văn: "Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù" (Độ tận
kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu) hay "Chúng tôi vẫn
còn là anh em, nụ cười có thể làm tan đi các đồng minh và kẻ thù". (Ngã
môn hoàn thị huynh đệ, tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu). Vần thơ này thay cho
lời kết thúc cuộc đàm phán nội bộ để tặng cho những đứa con xa tổ quốc, các
đồng chí BCT/BCH TƯ VC hài lòng [1]. Tôi còn nhớ sau đó, quý đồng chí lãnh đạo
Việt Cộng xúc động phát biểu lời sâu sắc: "Đồng chí Giang Trạch Dân kết
thúc tại hội đàm, bằng những câu thi dẫn dụ, đích thực thi cú của thái đẩu
đương liễu" [2].
Cả đàn lợn Việt Cộng khen Giang Trạch Dân đọc
thơ Lỗ Tấn tuyệt vời có một không hai tại Trung Hoa, trong khi ấy chính Giang
Trạch Dân quá dốt đặc về thi ca, đã đành, còn Việt Cộng cứ việc nghe ai đọc thơ
Lỗ Tấn hay nói lời Khổng Tử tưởng chừng siêu nhân hiện về. Nếu lúc ấy có một
trạng nguyên Việt Nam nào đó phản biện, thưa rằng ông Giang đã đọc nhằm thơ của
Giảng Vĩnh thì hay biết mấy.
Bắc Kinh, ngày 09
tháng 11 năm 1993, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, tổ chức tại đại sảnh
đường nhân dân, một buổi lễ đón Chủ tịch Việt Nam Lê Đức Anh thăm Trung Quốc.
Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Việt Cộng tổ chức một
vở tuồng nô lệ, Trung Cộng xoay lưng.
Các nhà lãnh đạo Việt Cộng Đỗ Mười, Võ Văn
Kiệt thăm chính thức Trung Quốc 1991, sau hội nghị bí mật Thành Đô, Việt Cộng
dấn thân sâu vào con đường chính trị mất nước "còn đảng còn mình",
giải pháp duy nhất đảng chọn chỉ vì tồn tại muôn năm theo ý "Bác" đã
ký 10.000 năm (1957). Quan hệ song phương tiến nhanh vào lệ thuộc Trung Quốc
không thể ngoài trục lộ "Bác" đã ấn định. Nay gọi cho có ý nghĩa và
hãnh diện bằng từ ngữ sáng tạo "khôi phục và phát triển". Kể từ đó,
tình hình chính trị Việt Nam thân thuộc với Bắc Kinh nhiều hơn như "môi hở
răng lạnh", và tiếp nhận áp lực chống Phương Tây. Đã nhiều lần Việt Cộng
bày tỏ mong muốn cải thiện mạnh mẽ để tăng cường quan hệ song phương với Trung
Quốc. BCT/BCH TƯ Việt Cộng chính thức mời Giang Trạch Dân đến thăm Việt Nam và
sẵn sàng tiếp nhận đầu môi của Trung Cộng "Việt Nam láng giềng tốt"
cùng nhau củng cố thân thiện, phát triển quyền lợi chung, ổn định hòa bình khu
vực, khôi phục quan hệ Trung-Việt trở nên bất bình thường.
Tổng Bí thư Đỗ Mười,
Chủ tịch Nước Lê Đức Anh tổ chức buổi lễ tiếp đón một Giang Trạch Dân uy nghiêm
tại Phủ Chủ tịch Hà Nội. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Việt Cộng coi trọng chuyến viếng thăm Việt Nam
của Giang Trạch Dân, Tân Hoa Xã tường thuật: - Lần đầu tiên thấy Việt Nam tiếp
đón một nguyên thủ quốc gia trịnh trọng hơn cả nghi lễ ngoại giao, một sự cố
lớn nhất trong lịch sử "quan hệ song phương, hữu nghị, hợp tác giữa Trung
Quốc-Việt Nam". Trước khi chuẩn bị tiếp đón Giang Trạch Dân, những ngày
này người dân Hà Thành hì hục làm vệ sinh đường phố, cắt cỏ, tỉa cây, làm đất
trồng hoa thơm cỏ lạ, biểu ngữ, lồng đèn Tàu, những chân dung Mao Trạch Đông,
Hồ Chí Minh, Giang Trạch Dân treo khắp mọi nơi, từ phi trường đến thành phố Hà
Nội, chúng tôi cứ tưởng đã đi lạc vào thành phố nhỏ của Trung Hoa.
Đích thân ông Tổng Bí thư Đỗ Mười, đến hiện
trường kiểm tra, xem lại từng nội dung biểu ngữ, không thể tưởng tượng tính
đảng nô lệ đến thế, hình dung được chế độ qua ông Đỗ Mười nặng nề phô trương
tính trung thành, đến độ bị lệch thần kinh, ông ta ra lệnh "viết tên của
đồng chí Giang Trạch Dân thật to, còn những chữ khác viết nhỏ hơn", sau đó
có hiện tượng băng rôn khẩu hiệu viết tên nước Việt Nam nhỏ hơn Giang Trạch
Dân. Buổi lễ đón chào rất trịnh trọng, đáng kể nhất những biểu ngữ có khẩu hiệu
nhai đi nhai lại, phần trước băng rôn viết chữ Hán, phần sau chữ Việt (4 tốt)
"Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt" [3]. (16 kim
tự) " Hữu nghị láng giềng, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới
tương lai" [4], và câu thần chú bí mật Thành Đô: "Phong ba đã trôi,
mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù" [5].
Buổi lễ hoành tráng có
trên 5457 đoàn viên thanh niên ưu tú Hồ Chí Minh và trên 3574 thanh niên Trung
Cộng đồng tham dự tại lễ đài. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Đỗ Mười thích nhất biểu ngữ chính ông cho đề
bút "Tình hữu nghị của Trung Quốc đối với sự biểu hiện tình
yêu". Cờ xí, lồng đèn Tàu rực trời, những biểu ngữ chữ Hán treo
vào ban đêm để tránh người dân bài Trung Cộng. Ông cũng cẩn thận lắng nghe báo
cáo an ninh đảm bảo an toàn 100% cho Giang Trạch Dân. Đỗ Mười lấy quyết định
chọn địa điểm tổ chức tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, dựng lên khán đài lớn để
Giang Trạch Dân chào nhân dân. Đảng và nhà nước Việt Nam lập một Ban tổ chức
trung ương điều hành mọi sinh hoạt và an ninh chu đáo chưa từng có. Quân đội
nhân dân Việt Cộng diễu hành trước mặt khán đài danh dự, phô trương lực lượng
vũ trang nhân dân Việt Nam khá hùng hậu, tuy nhiên họ diễu hành không khác nào
những quân đoàn Trung Cộng trong ngày lễ quốc khánh của địa phương, toàn bộ y
phục, quân trang, vũ khí của Trung Cộng. Đỗ Mười chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
lập chương trình văn nghệ, hương vị đặc sản trái cây tươi của Việt Nam, Đỗ Mười
ra lệnh cho ủy ban tiếp tân chọn những trái Thanh Long tốt nhất từ khắp nơi đưa
về Bắc Bộ Phủ chiêu đãi Giang Trạch Dân.
Theo chương trình Giang Trạch Dân thăm thành
phố Sài Gòn, sau 18 giờ chiều cùng ngày lấy phi cơ đi Hà Nội. Buổi tiếp đón
diễn ra tại phủ Chủ Tịch Nước, những thành phần tham dự có Hội đồng Bộ Trưởng
chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và toàn thể dân biểu, cán bộ cao cấp của đảng nhà
nước và quân đội tham dự. Toàn cảnh thảm đỏ hoa và thực vật tươi, bao quanh rực
rỡ bởi rừng hoa Anh Đào. Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, hớn hở trên tay cầm
tấm bảng lớn viết giòng chữ"Việt Nam-Trung Quốc, nhiệt liệt hoan nghênh
chuyến viếng thăm Việt Nam của Chủ tịch Giang Trạch Dân."
Ngày 20 tháng 11 năm 1994, chính thức tiếp đón
theo nghi lễ quốc khách, Đỗ Mười và Lê Đức Anh, cùng với Chủ tịch Giang Trạch
Dân tiến vào lễ đài Quảng trường Ba Đình, Quân nhạc hòa tấu 2 bản quốc ca của
Trung Quốc và Việt Nam. Giang Trạch Dân, Đỗ Mười và Lê Đức Anh, duyệt qua đội
quân danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam. Giang Trạch Dân hội đàm với Đỗ
Mười, Lê Đức Anh, tập trung vào các phạm trù có tình huống xã hội chủ nghĩa,
ông kêu gọi phát triển, đoàn kết chủ nghĩa xã hội. Vào lúc 21 giờ, Chủ tịch
Giang Trạch Dân gặp Cố vấn ĐCSVN Phạm Văn Đồng. Chuyến thăm này, hai nhà lãnh
đạo đàm phán chiều sâu thành quả Hội nghị bí mật Thành Đô, hai bên trao đổi và
bổ túc hoạt động mạnh mẽ theo chiều hướng mới và kiểm tra lại những thành quả
đã ký kết "quan hệ song phương".
Hà Nội ngày 19-22
tháng 11 năm 1994, BCT/TW Đảng Cộng sản Việt Nam Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch
nước Lê Đức Anh, tiếp đón Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) Chủ tịch Giang
Trạch Dân chính thức viếng thăm Việt Nam, duyệt qua quân lễ danh dự. Tài liệu
ảnh lưu: Huỳnh Tâm. [6]
Giang Trạch Dân và các nhà lãnh đạo Việt Nam
trao đổi, hai bên khẳng định chung, kể từ khi phục hồi hoàn toàn bình thường
hóa quan hệ song phương Trung Quốc-Việt Nam, hoạt động tốt phát triển hợp tác
quốc phòng, luật pháp, chính trị, kinh tế thương mại và khai thác Biển Đông,
hai bên chú trọng tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung mới và xem trọng tình
hình phát triển quân sự. Trung Quốc hoàn toàn khuyến khích, tôn trọng đối xử
chân thành, hai bên tìm kiếm mặt bằng chung và sự phát triển chung, như thế hệ cũ
và thế hệ tương lai cùng nhau lãnh đạo, xây dựng, tạo ra một mối quan hệ thân
thiện luân lưu đời đời.
Giang Trạch Dân nói rằng "Trung
Quốc và Việt Nam đang phải đối mặt với những nhiệm vụ quan trọng của việc đẩy
mạnh phát triển kinh tế, cần có quan điểm và ý kiến giống nhau hoặc tương tự
trên nhiều vấn đề lớn. Điều đặc biệt đáng chú ý là Trung Quốc và Việt Nam thông
qua thăm dò, đã tìm thấy một con đường phát triển phù hợp với điều kiện quốc
gia ổn định, đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Đây là cơ sở quan trọng để
hai nước tiếp tục củng cố và phát triển tình hữu nghị láng giềng tốt và hợp tác
cùng có lợi".
Nhà lãnh đạo đảng Việt Cộng Đỗ Mười phát biểu
rằng "Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự nghiệp cách mạng của Trung
Quốc, đã từng nhiệt tình ủng hộ nhân dân Việt Nam và viện trợ to lớn vũ khí,
quân trang, quân dụng, quân đội, lương thực, phương tiện đánh đế quốc Tây, đuổi
giặc Mỹ. Trung Quốc là hậu phương vĩ đại của Việt Nam đã từng vận dụng toàn lực
xây dựng cho xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mới có ngày nay. Nhân dân Việt Nam đời
đời nhớ ơn Trung Quốc vô cùng vĩ đại. Rất hạnh phúc nhìn thấy những thành tựu
to lớn, nguyên nhân cải cách và mở cửa của nhân dân Trung Quốc. Kể từ khi bình
thường hóa quan hệ song phương, tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh
vực khác nhau, sự phát triển nhanh chóng của giao lưu hữu nghị. Việt Nam sẽ
trao đổi nhiều hơn nữa với Trung Quốc để cho mối quan hệ song phương bước vào
sự nghiệp lâu dài, ổn định phát triển của thời đại mới".
Cùng ngày, Chủ tịch
Giang Trạch Dân viếng Lăng Hồ Chí Minh tại Hà Nội đặt vòng hoa và vinh danh hài
cốt sáp khô. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Bám Trung Cộng để mất
nước.
Giang Trạch Dân cho biết "Tôi đã
suy nghĩ cẩn thận, Trung Quốc-Việt Nam một con đường phát triển tương lai của
chủ nghĩa xã hội, một thể chế quốc gia đại lục. Đối mặt với tình hình quốc tế
mới, nên tuân thủ thực hiện các tiền đề xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để xây dựng
đất nước. Cách tốt nhất là sức mạnh quốc gia để chống lại Phương Tây. Quan hệ
Việt Nam nên được đặt dưới tiền đề của các nguyên nhân chủ nghĩa xã hội. Hai
nhà lãnh đạo có "tầm nhìn xa", từ độ cao chiến lược, kiểm tra và xem
xét tình hình chung quan hệ song phương Trung-Việt.
Giang Trạch Dân phát biểu thêm rằng "Chúng
ta phải có một tầm nhìn vĩ đại hơn", "phải có vị trí cao hơn",
chỉ có "vị trí Nguyễn Văn Linh vô cùng" chỉ có "Danh
sách chúng ta là những ngọn núi lớn".
Sau đó, ông đề ra phát triển quan hệ song
phương về quân sự, quốc phòng chung, phải có điểm chung giữa Trung Quốc và Việt
Nam là hai đảng thống trị lâu đời nhất của Châu Á bởi có những điểm tương đồng.
Nếu cả hai bên cùng xem xét các quan điểm tốt, lâu dài hơn, bất kỳ vấn đề nào
giữa hai nước đều có thể được giải quyết thỏa đáng.
Đỗ Mười, Lê Đức Anh hoàn toàn đồng ý quan điểm
của Giang Trạch Dân. Lê Đức Anh phát biểu: "Hai bên chỉ cần thực hiện một
số tốc hành hòa nhập và xem xét lại một số hoạt động nhìn xa trông rộng. Miễn
là Trung Quốc hiểu được sự duy trì tinh thần (16 kim tự) "Sơn thủy
tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan"
và (4 tốt) "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt"
đã được nhất mực trung thành 5 năm qua (1990-1994), tôi tin rằng các vấn đề
giữa hai nước có khả năng được giải quyết năm 2020. [7]
Buổi
lễ thúc đẩy sáp nhập toàn diện biên giới Cao Bằng-Quảng Tây của hai quân đội
Việt Cộng-Trung Cộng, được tổ chức tại Nam Ninh. Phó Chủ tịch Bộ trưởng Công an
khu vực Cao Hùng (Kaohsiung). Đáp ứng lời đề nghị của đại biểu Việt Nam. Cục
trưởng Bộ Công an Biên Phòng Việt Nam Vũ Đông Lập (Wu Dongli) và Bộ Quốc phòng
biên giới, Tư lệnh Vũ Trọng (Zhong Wu), chủ tọa buổi lễ "Xây dựng khu tự
trị biên giới". Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm. [8]
Đến nay, Lê Đức Anh mới chính thức thay mặt
đảng công bố chỉ tiêu thành quả năm 2020 trước sự xác định với Giang Trạch Dân,
đúng hẹn một chu kỳ cho phép Việt Nam hòa nhập "Mịn" vào Trung Quốc,
chiếu theo chính sách của Hồ Chí Minh-Mao Trạch Đông, cướp chính quyền Việt
Nam, thực hiện chính sách ngoại giao "Môi hở răng lạnh", "Tình
đồng chí và tình anh em" và "Cha già dân tộc". Tiếp nối thế hệ
phục hồi chính sách Hồ Chí Minh mở ra "Hội nghị bí mật Thành Đô",
Nguyễn Văn Linh-Giang Trạch Dân đề cao chiến lược "quan hệ song phương
Việt-Trung" chống Phương Tây. Nối kết sự nghiệp đảng truyền chỉ thi hành
chính sách "16 kim tự" và "4 tốt", một tiêu chuẩn Việt Nam
hòa nhập chung sống chỉ trong một Trung Quốc. Đảng Cộng sản huy hoàng nhất với
sự nghiệp của Trương Tấn Sang-Tập Cận Bình khai thác toàn diện không bỏ một tấc
đất lãnh thổ và lãnh hải Biển Đông, cuối cùng Việt Nam tự thay tên đổi họ, Quốc
thể Việt Nam phải biến mất.
Ngày nay nhân dân Việt Nam còn chần chừ gì nữa
mà không nhìn thấy sự bành trướng đã tường tận công thức độc trị của
"Bác", đảng bí mật điều động mọi lãnh vực quân sự, quốc phòng, ngoại
giao, luật pháp, hành chính, kinh tế, giáo dục, văn hóa, biên giới lãnh thổ,
lãnh hải Biển Đông, khai thác toàn diện nội địa Việt Nam, tất cả đều do Trung
Quốc chi phối, thử hỏi ai khai thác ai, Việt Nam đã khai thác được những gì tại
lục địa Trung Quốc? Ngày nay tất cả mọi sinh hoạt của nhân dân Việt Nam do
"Bác" đảng Bành Trướng quản trị, điều phối và chỉ đạo dưới hình thức
chế độ "An Nam Khu" (在南区).
__________________________________________
No comments:
Post a Comment
Thanks