Đại Học chăn Trâu




Monday 29 December 2014

'Đảng CSVN cần xoay trục về phía nhân dân'


'Đảng CSVN cần xoay trục về phía nhân dân'
  • 4 giờ trước

·         Bài giảng Thánh lễ cầu nguyện cho CLHB và tử tù Nguyễn Văn Chưởng.



image





Preview by Yahoo


Lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc
Để thoát khỏi 'định hướng' của Trung Quốc, lãnh đạo VN nên 'xoay trục' về với nhân dân, theo nhà quan sát.

Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải 'xoay trục' về phía nhân dân và dân tộc để giải quyết các mối mâu thuẫn 'nội bộ lãnh đạo' và 'thoát ra khỏi định hướng' của Trung Quốc , theo ý kiến của giới phân tích từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 27/12/2014 từ Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết của Việt Nam, nói:
"Bây giờ để có ứng xử tử tế, đàng hoàng, nhân văn với nhau, giống như minh triết của Việt Nam 'Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn'...
"Thì chỉ có điều kiện xoay trục về nhân dân, xoay trục về dân tộc, thì chúng ta có thể tìm mọi phương sách, tìm mọi giải pháp vừa đúng đắn, tiến bộ, nhân văn, để đối xử với nhau trong nội bộ của dân tộc.
"Đấy là cái mà chúng tôi nghĩ rằng phải tiến tới một cách, một suy nghĩ như vậy, thì mới xử lý được mọi mâu thuẫn, giàn xếp được êm thấm mọi mâu thuẫn, mọi khác biệt, đấy là vấn đề lớn phải đặt ra."
Bình luận của nhà nghiên cứu minh triết Việt Nam được đưa ra ngay sau khi một lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc, ông Du Chính Thanh, Chủ tịch Chính hiệp TQ, mới hoàn tất chuyến thăm ba ngày, từ ngày 25 tới 27/12/2014, gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam từ Tổng bí thư, tới Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.
Hôm thứ Bảy, tờ Xinhuanet.com, trang tin điện tử thuộc Tân Hoa Xã của Trung Quốc, dẫn lời ông Du, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tổng kết chuyến thăm Việt Nam của ông này.
Chuyến thăm này của tôi tới Việt Nam, do Ban Chấp hành TƯ Đảng CS và Tổng bí thư Tập Cận Bình yêu cầu, nhằm mục đích nâng cao hiểu biết song phương, xây dựng đồng thuận và thúc đẩy tiến bộ trong các quan hệ Trung - Việt theo đúng hướngÔng Du Chính Thanh
"Chuyến thăm này của tôi tới Việt Nam, do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản và Tổng bí thư Tập Cận Bình yêu cầu, nhằm mục đích nâng cao hiểu biết song phương, xây dựng đồng thuận và thúc đẩy tiến bộ trong các quan hệ Trung - Việt theo đúng hướng."
Tân Hoa Xã cũng trích lời ông Du Chính Thanh về quan điểm của Trung Quốc trong xử lý mối quan hệ mà gần đây đã bị căng thẳng do việc Trung Quốc đưa dàn khoan HD-981 vào khu vực Hoàng Sa, cũng như kiên cố hóa nhiều công trình trên các khu vực mà Việt Nam nói là Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biển Đông.
"Vấn đề về biển là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, đòi hỏi các thương lượng để quản lý và kiểm soát các khác biệt," ông Du được hãng thông tấn Trung Quốc dẫn lời nói.
"Ngoại giao bắc loa có thể chỉ gây ra những bất định trong công luận, điều mà cả hai bên cần phải tránh."
Hôm thứ Sáu một cựu quan chức ngoại giao cao cấp của Việt Nam, người từng làm việc tại Trung Quốc trong nhiều năm, nói với BBC:
"Trung Quốc đang muốn hạ dọng và thay đổi chiến thuật, nhưng chiến lược của họ là không đổi. Họ vẫn rắp tâm gặm nhấm biển Đông, tiếp tục chủ nghĩa Bá quyền nước lớn.
"Luận điệu của họ có thể thay đổi, nhưng bản chất mưu đồ của họ thì vẫn như cũ," nhà quan sát không muốn tiết lộ danh tính nói.
'Ẩn số Trung Quốc?'
Lãnh đạo Trung Quốc
Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nhấn manh quan hệ hợp tác chặt chẽ với TQ là 'cơ hội'.

Hôm 27/12, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu thuộc Ban Dân vận Trung ương nói với BBC về tính toán của ông Tập Cận Bình và dàn lãnh đạo Trung Quốc trong đối sách hiện nay với Việt Nam.
Nhìn lại hệ thống chính sách và chiến lược đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, ông nói:
"Những điều mà Trung Quốc hiện nay họ đang làm là một ẩn số, Trung Quốc đang là một ẩn số. Nhưng cái lộ rõ để cho người ta thấy thì nó thể hiện chủ nghĩa bá quyền Đại Hán, mà con đường, phương thức vẫn là Đế quốc Chủ nghĩa.
"Dùng bạo quyền để mở rộng biên giới, mở rộng vùng ảnh hưởng, mở rộng cái thể địa chính trị mới bằng con đường như thế.
"Cho nên đối với Việt Nam thì làm gì? Họ đánh phía Bắc, họ nuôi dưỡng Pol Pot ở phía Nam, rồi họ chiếm Hoàng Sa, rồi họ chiếm Gạc Ma, chiếm Bãi Chữ thập, rồi họ xây dựng ở đấy những hòn đảo chìm bây giờ trở thành những đảo nổi và họ biến thành căn cứ quân sự.
"Tôi tin rằng họ cũng đang âm thầm để tạo ra một cái gọi là vùng ADIZ (Vùng nhận diện phòng không) mới ở tại Biển Đông, sau khi họ đã làm ở Biển Hoa Đông, thì họ đang âm thầm làm việc này.
Họ (Trung Quốc) đang theo một thể chế chính trị về mặt lịch sử đã bị lên án, đã phá sản, còn sự cố níu giữ thì chắc chắn về mặt thời gian không thể bền vững đượcNhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
"Nếu họ vẫn theo đuổi nền tảng chính trị như hiện nay, tức là một Đảng Cộng sản độc tài, độc quyền, rất sơ cứng, rất bạo lực, thì chắc chắn họ vẫn theo phương thức Đế quốc Chủ nghĩa, để hành xử, chứ chưa có thể có một tinh thần đưa giá trị tư duy mềm mại, uyển chuyển, nhân văn, dân chủ, tiến bộ vào trong đời sống chính trị của nước họ."
Theo nhà nghiên cứu, hiện nay rõ ràng Trung Quốc theo một thể chế chính trị 'bị lên án' về mặt lịch sử.
Ông Nguyễn Khắc Mai nói tiếp: "Họ đang theo một thể chế chính trị về mặt lịch sử đã bị lên án, đã phá sản, còn sự cố níu giữ thì chắc chắn về mặt thời gian không thể bền vững được.
"Tôi tin rằng nhân loại cũng như Trung Quốc sẽ thay đổi, mà hiện nay họ phải tích tụ những nhân tố mới, trong xã hội để mà thay đổi; chưa có những nhân tố mới và chưa có lực lượng xã hội mới, thì có tể nói Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn đi theo con đường cũ như thế. Mà như thế là hành xử theo cái nếp đã có sẵn rồi.
"Ở trong nước thì chẹt những phe phái mà nó lộ liễu, quá tham nhũng, để đề cao uy tín của nhóm cầm quyền mới, như kiểu của Tập Cận Bình chống tham nhũng, 'đánh hổ, đánh ruồi', siết chặt, họ nêu lên 7 phương châm về mặt tư tưởng, cấm bảy điều không được nói, không được phê phán, chỉ trích v.v... Siết chặt lĩnh vực tư duy, ngôn luận và tinh thần.
"Còn ở phía ngoài thì họ kích động tinh thần dân tộc Đại Hán, để nuôi dưỡng một đầu óc Đại Hán trong dân Trung Quốc... muốn cho Trung Quốc vươn lên thành ra nhân tố hàng đầu lãnh đạo Thế giới, thành một siêu cường thống trị trước mắt khu vực xung quanh châu Á và sau đó lan tỏa ra thế giới."
'Không thể theo đuôi'
Tập Cận Bình
Ông Du Chính Thanh nói ông được Tổng Bí thư Tập Cận Bình giao nhiệm vụ sang VN lần này, theo Tân Hoa xã.

Bình luận về phát biểu của ông Du Chính Thanh tuyên bố muốn đưa quan hệ "Trung - Việt" trở lại "theo đúng hướng", mà như theo một số ý kiến quan sát là thực ra 'Trung Quốc muốn nắn đường lối của Việt Nam", ông Khắc Mai nêu quan điểm về việc làm thế nào để Việt Nam cần độc lập hơn và không 'theo đuôi'.
Ông nói: "Thế còn nếu cứ theo đuôi một phía nào đấy, thì chắc chắn là mình không thể xử lý một cách đàng hoàng, đúng đắn mọi vấn đề trong mối quan hệ dân tộc được.
"Cho nên tôi hy vọng nhân dân Việt Nam sẽ có một trưởng thành mới và muốn như thế, phải phát huy tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do học thuật, mà mấy hôm nay người ta đang nói tới phải 'Đổi mới mô hình' của Hội đồng Lý luận Trung ương, nói như thế, nhưng không thấy mô hình mới như thế nào.
"Tôi nghĩ rằng nên như thế này là tất cả các dân tộc trưởng thành trên thế giới hiện nay, họ có một phương thức ứng xử thành nề nếp, thành quy luật, là mọi vấn đề, mọi công việc, đầu trên hết thì phải là nhóm tinh hoa, nhóm trí tuệ, nhóm trí thức bàn luận.
"Mà ở Việt Nam nói là bàn cho 'nát nước', nước mà cũng phải nát, tức là bàn đến nơi đến chốn, sau đó thì nhóm chính trị, nhóm doanh nhân, nhóm quản lý mới tiếp nhận những kiến thức ấy để đưa vào chính sách, để đưa vào đường lối, chủ trương, vào công việc của mình.
Đúng hướng thì đúng hướng nào? Đúng hướng theo hướng mà họ áp đặt thì theo tôi đây vẫn là một xu thế. Tức là bằng hình thức nhẹ nhàng cố tỏ thiện chí, nhưng tôi tin chắc rằng họ vẫn kiên định đường lối của họ trong quan hệ mang tính chất nước lớn áp đặt đối với VNPhó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao
"Thì Việt Nam hiện nay đang làm ngược, tức là lấy nhóm chính trị để làm mọi việc, còn giới tinh hoa, giới trí thức trở thành con ngựa chạy lẽo đẽo thau sau.
"Mình đang làm trái ngược, cho nên muốn giải quyết tất cả mọi vấn đề, kể cả để xử lý sau này đối với những người mà có công, có tội như thế nào cho nó rất đàng hoàng, thì cái ấy phải đề cao sức làm việc của giới tinh hoa, giới trí thức. Thì chúng tôi thấy đấy là con đường."
Hôm thứ Bảy, bình luận về phát biểu chấn chỉnh quan hệ Việt - Trung đi 'đúng hướng' của Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc tại Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nhà phân tích chính trị, xã hội, bình luận:
"Câu đúng hướng của ông Du Chính Thanh có thể làm cho người ta suy nghĩ rằng theo phía Bắc Kinh, thì có điều gì không đúng hướng chăng? Hay là Bắc Kinh muốn có một sự chấn chỉnh gì đó chăng? Và Bắc Kinh đặt vấn đề là đúng hướng hay không đúng hướng."
Còn một nhà quan sát khác, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ Phó Ban Biên giới Chính phủ cũng nêu câu hỏi với BBC:
"Đúng hướng thì đúng hướng nào? Đúng hướng theo hướng mà họ áp đặt thì theo tôi đây vẫn là một xu thế. Tức là bằng hình thức nhẹ nhàng cố tỏ thiện chí, nhưng tôi tin chắc rằng họ vẫn kiên định đường lối của họ trong quan hệ mang tính chất nước lớn áp đặt đối với Việt Nam.
"Và lần này có thể nói một nhân vật có thể nói là cao cấp nhất trong thời gian gần đây sang Việt Nam, tiếp sau chuyến thăm của ông Bộ trưởng Ngoại giao, tôi tin rằng gọi là chuyến thăm nhưng tính chất của chuyến thăm, theo tôi đánh giá, nó gây tính chất áp lực về chính trị đối với Việt Nam," ông Giao nhận xét.
Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc
Bản thân Trung Quốc đang đi theo một hệ thống thể chế 'lỗi thời' và bị lịch sử 'lên án', theo nhà nghiên cứu.


Viện Khổng tử TQ khai trương ở Việt Nam
  • 6 giờ trước
Khai trương Viện Khổng tử ở Việt Nam
Ông Du Chính Thanh (hai, trái sang) tại lễ khai trương Viện Khổng tử tại Hà Nội hôm 27/12/2014.

Viện Khổng tử của Trung Quốc vừa được khai trương tại Đại học Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam ba ngày của Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Chính hiệp TQ, ông Du Chính Thanh.
Học viện Khổng tử được thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới và là tổ chức được nhà nước Trung Quốc trực tiếp đầu tư kinh phí hàng năm cho từng viện.
Tờ tin mạng của Tân Hoa Xã, Xinhuanet.com bản tiếng Anh, hôm thứ Bảy cho hay Học viện Khổng tử đã được chính thức khai trương tại Hà Nội với sự tham dự của ông Du, quan chức hàng thứ tư trong Bộ Chính trị Trung Quốc, và ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
"Trong thời gian ở Việt Nam, ông Du đã viếng lăng cố Chủ tịch Việt Nam ông Hồ Chí Minh và chứng kiến khai trương Viện Khổng tử ở Đại học Hà Nội," Tân Hoa Xã nói.
Hôm Chủ nhật, trang tin Vnexpress.net cũng đưa tin hai ông Du Chính Thanh và Nguyễn Thiện Nhân đã 'dự lễ gắn biển' và dẫn lời Hiệu trưởng Đại học Hà Nội, ông Nguyễn Đình Luận nói:
"Việc thành lập Học viện Khổng Tử sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Trung Quốc, góp phần củng cố và phát triển quan hệ Việt - Trung," tờ báo điện tử của Việt Nam cho hay.
'65 năm quan hệ'
Ông Du quyết tâm thực hiện các nỗ lực chung với Việt Nam nhằm đánh dấu 65 năm quan hệ ngoại giao song phương vào năm tới, nhằm đặt một nền tảng vững chắc cho phát triển các mối quan hệ trong tương laiTờ Xinhuanet của Tân Hoa Xã
Hôm thứ Bảy, tờ báo điện tử của Tân Hoa xã dẫn lời ông Du Chính Thanh nói về quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh 'quan hệ hợp tác' vẫn là xu hướng 'chính' trong quan hệ của hai nước láng giềng từ 65 năm qua.
"Hợp tác hữu nghị vẫn là chính yếu trong quan hệ Trung - Việt kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao 65 năm qua...
"Các trao đổi cấp cao giữa hai đảng đã đóng vai trò không thể thay thế trong việc phát triển các mối quan hệ song phương."
Tân Hoa Xã cho hay ông Du Chính Thanh bày tỏ quyết tâm phối hợp với Việt Nam nhân sự kiện sáu thập niên quan hệ.
"Ông Du quyết tâm thực hiện các nỗ lực chung với Việt Nam nhằm đánh dấu 65 năm quan hệ ngoại giao song phương vào năm tới, nhằm đặt một nền tảng vững chắc cho phát triển các mối quan hệ trong tương lai."
Trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài ba ngày, từ 25 tới 27/12/2014, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc đã có các cuộc làm việc với các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam gồm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, thường trực Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Nguyễn Thiện Nhân.


Nhìn lại Xã Hội Việt Nam năm 2014
  • 27 tháng 12 2014
Người Việt khắp nơi trong đó có London đã biểu tình phản đối Trung Quốc trong vụ giàn khoan

Năm 2014 chứng kiến nhiều sự kiện kịch tính ở Việt Nam trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại, nhân quyền và người Việt ở nước ngoài.
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong hơn hai tháng tại nơi mà Việt Nam coi là vùng đặc quyền kinh tế của riêng mình đã khiến quan hệ hai bên trở nên căng thẳng.
Việt Nam cáo buộc các tàu Trung Quốc đâm vào tàu hải quân Việt Nam tại vùng biển mà Bắc Kinh đưa giàn khoan nổi của họ vào từ đầu tháng Năm.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này [độc lập, chủ quyền] để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
Nguyễn Hùng của BBC nói ngoài tuyên bố về hữu nghị viển vông, lệ thuộc vào Trung Quốc, ông Dũng cũng còn có những phát biểu cứng rắn khác về Trung Quốc.
Khi tiếp xúc cử tri ở Hải Phòng trong tháng 12, ông nói “Không thể có bạn kiểu nhà tôi là nhà anh, của tôi là của anh được”.
Trong số các lãnh đạo ở Việt Nam thì ông Dũng có những phát biểu mạnh mẽ nhất khi đề cập tới những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Các phát biểu này được sự tán đồng của số đông người dân nhưng không nhất thiết được các chính trị gia bảo thủ và thân Trung Quốc chia sẻ.
Bạo loạn
Diễn biến trên Biển Đông cũng dẫn tới những vụ bạo loạn ở một số nơi trong đó có Hà Tĩnh khiến hai công nhân Trung Quốc chết và nhiều người bị thương.
Trung Quốc sau đó đã đưa tàu tới đón hàng ngàn công nhân về nước.
null
Nhiều nhà máy của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Đài Loan, đã bị đập phá trong các vụ bạo loạn.
Một số nhà máy của các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng trong đợt bạo loạn và chính các nước này ở góc độ nào đó cũng có những tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Nguyễn Giang của BBC dẫn lời trang The Diplomat nói sự kiện Trung Quốc đặt dàn khoan Hải Dương vào vùng biển Việt Nam cho là có tranh chấp gần Hoàng Sa không thể không nhìn trong bối cảnh chung được các trang chuyên đề về châu Á.
Đó là chính sách ‘nắn gân’ các quốc gia trong khu vực của Chủ tịch Tập Cận Bình sau khi lên cầm quyền.
Điều này có nghĩa là bối cảnh Trung Quốc đưa dàn khoan vào Biển Đông nằm cùng trong chính sách của họ ở biển Hoa Đông khi Trung Quốc cho lập vùng nhận dạng phòng không gần Điếu ngư/Senkaku để thách thức Nhật Bản mà cụ thể là thủ tướng Shinzo Abe.
Nhiều cơ sở của các công ty Đài Loan đã bị đốt phá hồi tháng Năm

Ngoài ra đây cũng là cách Trung Quốc thử thách Hoa Kỳ để định lượng cách ứng phó trước chính sách xoay trục của Mỹ tại vùng Tây Thái Bình Dương.
Giới bình luận cũng cho rằng dù trong năm 2014, Trung Quốc tạm ngưng thách thức các quốc gia khác về biển đảo trong vùng nhưng điều này chỉ có tính tạm thời, và trong 2015 các diễn biến mới quanh an ninh biển đảo sẽ có thể lại bùng phát.
Mọi thứ phụ thuộc vào chuyện nội bộ Trung Quốc và cách đánh giá các vấn đề khu vực của ông Tập Cận Bình.
35 chiến tranh biên giới
Vẫn liên quan tới quan hệ Việt – Trung, năm 2014 đánh dấu 35 năm cuộc chiến biên giới đẫm máu hồi năm 1979.
Cuộc tấn công quy mô vào sáu tỉnh biên giới của Việt Nam đã khiến hàng vạn người ở hai bên thiệt mạng trong đó có rất nhiều thường dân Việt Nam.
Khác với các đợt kỷ niệm 30/4 mỗi năm, chính quyền không bật đèn xanh cho các hoạt động tưởng niệm.
BBC Tiếng Việt và Tiếng Trung đã cử các cộng tác viên tới Vân Nam.
Ông Dean Peng, người đứng bên trái trong ảnh trên và ông Ngô Nhật Đăng, đứng thứ hai từ phải sang đã tìm gặp được hai cựu binh Trung Quốc của cuộc chiến năm xưa và đã uống tới say. Bản thân ông Đăng cũng nhập ngũ trong năm 79.

Hai cộng tác viên của BBC nói phía Trung Quốc cũng không kỷ niệm cuộc chiến này và các nghĩa trang ở Vân Nam cho thấy nhiều lính Trung Quốc đã chết trong cuộc xung đột.
Cựu binh Trung Quốc nói khi nghe tiếng còi xung trận ‘họ bỗng trở thành những người khác’.
Trong khi quan hệ Việt – Trung sứt mẻ đáng kể, mối quan hệ truyền thống giữa Nga và Việt Nam đã ấm nóng trở lại qua những hợp đồng mua bán vũ khí, tàu ngầm và những chuyến thăm qua lại.
Các quan chức Việt Nam tỏ ra vồn vã khi đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin, khác hẳn với cách họ đón tiếp những chính trị gia Trung Quốc.
Một số phương tiện truyền thông chính thống của Việt Nam cũng có vẻ ủng hộ quan điểm của Moscow trong những vấn đề liên quan tới Ukraine.
Quan hệ Việt - Mỹ
Cuối tháng 12 năm 2014, Tân Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius đã tới Việt Nam chính thức bắt đầu một nhiệm kỳ mới.
Quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ không có đột phá trong năm 2014.
Nguyễn Giang của BBC nói ông Osius sang nhậm chức ở Việt Nam trong bối cảnh hai quốc gia đối thoại, giao lưu và hợp tác ngày càng nhiều trong ba nhóm chủ đề.
null
Đầu tiên là quan hệ địa chính trị mang tính chiến lược của Washington ở Việt Nam trong quan hệ tay ba với Trung Quốc.
Thứ nhì là quan hệ kinh tế ngày càng tăng và thứ ba là mảng xã hội dân sự gồm cả nhân quyền, tự do tôn giáo và sự phát triển các mạng lưới cộng đồng.
Theo Nguyễn Giang, trong cả ba nhóm chủ đề, quan hệ Mỹ – Việt vừa có đối thoại thuận lợi, vừa có các khác biệt khá cơ bản, mà sâu nặng nhất là khác biệt nhân quyền và mô hình thể chế.
Hoa Kỳ vẫn tiếp tục lên tiếng ủng hộ các nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam, và khuyến khích chính quyền mở rộng tự do ngôn luận trước sự dùng dằng, lúc lắng nghe lúc bác bỏ của Đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam.
Ngoài ra, ngay cả về đường hướng phát triển hợp tác quân sự, Việt Nam cũng muốn có cách đi riêng, vừa dựa vào thế của Mỹ về pháp lý quốc tế về biển đảo, vừa cho Nga dễ dàng ra vào khu vực cảng nước sâu Cam Ranh.
Về kinh tế, dù Việt Nam hưởng nhiều lợi từ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và nguồn đầu tư, kiều hối bằng đô la từ Mỹ về là rất quan trọng, các nhóm lợi ích tại Việt Nam vẫn không muốn cải tổ hệ thống quản trị theo cách thức Hoa Kỳ coi là tốt hơn.
Hoa Kỳ có thái độ nhìn xa, cũng muốn nhấn mạnh đến thiện chí và dùng quyền lực mềm như khuyến khích tự do tôn giáo hơn nữa, thúc đẩy đàm phán TPP, mở Đại học Fulbright, tăng số sinh viên Việt Nam sang Mỹ học hơn là gây sức ép mạnh mẽ với chính quyền Việt Nam trong cả ba lĩnh vực: chiến lược địa chính trị, kinh tế và xã hội dân sự hay nhân quyền.
'Mạnh mẽ lên!'
Trong lĩnh vực nhân quyền, tin tốt lành là hai người được coi là tù nhân lương tâm của Việt Nam, ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã được trả tự do và tới Hoa Kỳ.
Khi đặt chân tới California, ông Hải đã có lời nhắn gửi các tù nhân khác còn ở Việt Nam "hãy mạnh mẽ lên!".
Sau khi hai ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải được trả tự do, Tổ chức Bảo vệ K‎y giả vẫn xếp Việt Nam đứng hàng thứ năm trên thế giới về việc cầm giữ các cây viết.
Tổng số 16 người mà tổ chức này đưa ra chưa bao gồm hai cây viết bị bắt vào dịp cuối năm là Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa.
null
Hoa Kỳ nói hai vụ bắt giữ “làm tổn hại tới các nghĩa vụ cũng như cam kết quốc tế của Việt Nam về nhân quyền.”
Trên thực tế Việt Nam hiện là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và trong phiên kiểm định nhân quyền ở Geneva hồi tháng Hai Hà Nội đã lên tiếng bảo vệ thành tích nhân quyền của mình.
Một số tổ chức dân sự và cá nhân từ Việt Nam đã lần đầu tiên tới tham gia phiên kiểm định định kỳ.
Cây viết độc lập Phạm Chí Dũng vẫn bị ngăn cản khi muốn tham gia các hoạt động liên quan và chỉ có thể gửi video đã thu sẵn tới.
Cũng trong năm qua ông Phạm Chí Dũng cùng một số người khác đã lập ra Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
'Đèn Cù'
Vẫn liên quan tới các cây viết không theo định hướng của chính quyền, tác giả Trần Đĩnh trong năm đã xuất bản ở hải ngoại hai tập sách Đèn Cù gây nhiều tiếng vang và tranh cãi.
Cuốn sách đụng chạm tới nhiều nhân vật lãnh đạo cao cấp trong đó có ông Hồ Chí Minh.
Cuốn Đèn Cù cũng đề cập tới biến cố Cải cách Ruộng đất xảy ra hơn 60 năm về trước.
Một triển lãm về Cải cách Ruộng đất ở Hà Nội cũng bị đóng cửa sớm.
Hình ảnh từ triển lãm Cải cách Ruộng đất

Cuộc Triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Hà Nội là một cố gắng muộn màng của hệ thống khoa giáo ở Việt Nam muốn nhìn lại một vấn đề rất nghiêm trọng nhưng lại không đủ tự tin để mở lại nghiêm túc mà chỉ 'nửa đóng nửa mở, nửa kín nửa hở.'
Trong lịch sử cuộc cách mạng vô sản do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Cải cách Ruộng đất theo mô hình Mao là chiến dịch bạo lực sâu rộng nhằm vào chính nông dân Việt Nam, với niềm tin khi đó là để ‘cải tạo’ cả một xã hội, và đã lại những vết thương đạo đức khủng khiếp.
null
Vì không cho nói ra hết về những đau thương và sự tàn phá với xã hội của Cải cách Ruộng đất nên cuộc triển lãm đã lại cảm giác cụt hứng, thậm chí giận dữ trong một phần công chúng Việt Nam.
Nhưng ngược lại, sự quan tâm của dư luận cho thấy còn khá nhiều chủ đề chưa mở hết trong lịch sử Việt Nam, mà Cải cách Ruộng đất chỉ là một, và tác giả nào viết được về những giai đoạn đó sẽ nhanh chóng đi vào lòng người.
Kỷ luật vì 'án oan'
Cuối năm 2014 ở Việt Nam rộ lên làn sóng đòi công lý cho hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng.
Cả hai người đều bị kết tử hình từ vài năm nay và gia đình họ nói hệ thống tư pháp Việt Nam đã kết án oan.
Trong vụ tử tù Hồ Duy Hải, án tử hình đã được hoãn thực hiện chỉ một ngày trước khi bản án được thi hành để xem xét lại.
Và báo chí Việt Nam nói Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các chi tiết của vụ anh Nguyễn Văn Chưởng bị kết án tử hình trong quá trình xét xử mà gia đình tố cáo công an Hải Phòng đã 'tra tấn' và ép cung bản thân anh Chưởng và các nhân chứng chủ chốt.
Liên quan tới một vụ kết án chung thân đã được minh oan, vào cuối tháng 12, Giám đốc và Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang bị kỷ luật 'nghỉ việc sớm' do để xảy ra vụ án oan đối với tử tù Nguyễn Thanh Chấn.
Ông Nguyễn Thanh Chấn ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã bị kết án và đi tù 10 năm do bị các cơ quan công an điều tra và tố tụng của tỉnh này buộc tội và kết án là hung thủ giết người, cướp của, hiếp dâm, gây ra cái chết của bà Nguyễn Thị Hoan, người ở cùng thôn.
Toàn quyền tiểu bang
Liên quan tới người Việt Nam ở nước ngoài, ông Lê Văn Hiếu, người gốc Việt từng là thuyền nhân tị nạn, đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Toàn quyền tiểu bang Nam Úc hồi đầu tháng Chín.
null
Cũng liên quan tới các cựu thuyền nhân, Thượng viện Canada hôm đầu tháng 12 đã thông qua Dự Luật "Hành trình đến Tự do" vốn được Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải và Thượng nghị sỹ Enverga đồng bảo trợ.
Theo dự luật, ngày 30/4 hàng năm được coi là ngày kỷ niệm làn sóng người tỵ nạn từ Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975. Tuy nhiên, dự luật còn phải qua Hạ Viện Canada.
Còn tại Hoa Kỳ, Janet Nguyễn, một giám sát viên Quận Cam, đã ghi tên vào lịch sử khi trở thành người Việt đầu tiên được bầu chọn vào Thượng viện tiểu bang California, nơi có đông người gốc Việt nhất Hoa Kỳ.
Hiện bà Janet là dân biểu cao cấp nhất của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Ngoài bà, ở California hiện cũng có khoảng 20 đại biểu dân cử gốc Việt các cấp, đa số là ủy viên giáo dục và nghị viên hội đồng thành phố.
'Flappy Bird'
Năm 2014 cũng đánh dấu hai lần trở về của ca sỹ Khánh Ly.
Giọng hát nhạc Trịnh Công Sơn độc đáo của bà đã thu hút sự chú ‎y của đông đảo khan giả nhưng cũng có những tranh cãi liên quan tới bản quyền nhạc Trịnh Công Sơn giữa đơn vị tổ chức biểu diễn và trung tâm bản quyền.
Flappy Bird khiến Nguyễn Hà Đông nổi tiếng khắp thế giới

Tại nước Anh, một người Việt đã được vinh danh là nhà tạo mẫu tóc số một.
Anh Giáp Lê tốt nghiệp đại học ngành kinh doanh nhưng đã theo đuổi đam mê về tạo mẫu tóc. Anh nói người Việt muốn thành công ở London phải cố gắng gấp nhiều lần người bản xứ.
Và dù bạn là người Việt ở ngoài hay ở trong nước, có lẽ bạn khó mà không nghe tới trò chơi Flappy Bird.
Trò chơi này đã mang lại hàng triệu đô la cho chủ nhân Nguyễn Hà Đông nhưng anh đã sớm kết liễu trò chơi vì sợ nó gây nghiện cho người dùng.


HRW nói VN dùng côn đồ trấn áp nhân quyền
  • 27 tháng 12 2014
Cảnh sát Việt Nam đối mặt với những người ủng hộ ông Lê Quốc Quân tại phiên xử ông hồi tháng Hai năm 2014
Công an Việt Nam bị cáo buộc làm ngơ trước những vụ hành hung các nhà hoạt động

Giám đốc Á châu của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vừa lên tiếng cáo buộc Việt Nam dùng côn đồ để trấn áp nhân quyền.
Trong bài viết đăng trên trang The Diplomat hôm 27/10, ông Brad Adams mở đầu với những câu:
"Điều gì tệ hại hơn, bị bỏ tù hay bị đánh đập? Đây là câu hỏi mà các nhà hoạt động ở Việt Nam cân nhắc vào Ngày Nhân quyền Quốc tế trong tháng này.
"Chính quyền Việt Nam đã bỏ tù người dân vì khác chính kiến trong hơn nửa thế kỷ qua. Gần đây chính quyền cố thuyết phục các chính phủ và các nhà ngoại giao rằng họ đã độ lượng hơn và chỉ ra rằng các vụ bắt những người chỉ trích đã giảm đi."
Mặc dù vậy ông Adams nói ít nhất 29 nhà hoạt động và blogger trong đó có hai blogger có tiếng, Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Quang Lập đã bị bắt trong năm 2014.
Nhưng cáo buộc chính của bài viết là chính quyền ở Hà Nội đã dùng côn đồ để trấn áp những người mà họ không bỏ tù.
"Côn đồ, có vẻ như là nhân viên chính quyền mặc thường phục, đã bắt đầu tấn công những người bất đồng chính kiến, thường là [tấn công] công khai, mà hoàn toàn không chịu hậu quả gì.
"Gần đây nhất, hôm 9/12, blogger Nguyễn Hoàng Vi ở thành phố Hồ Chí Minh đang đi về nhà thì bị một nhóm nam và nữ giới chặn được, túm tóc và đấm túi bụi.
"Hàng chục người trong đó có cả các nhân viên an ninh của chính quyền đóng bên ngoài nhà Vi đã đứng nhìn và không can thiệp.
"Khi một lái xe taxi định chở Vi tới bệnh viện thì lực lượng an ninh can thiệp và đòi đưa cô về nhà."
Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc về chuyện họ trấn áp những người bất đồng chính kiến.
'Xô đẩy Tổng lãnh sự'
Ngoài vụ việc đối với blogger Nguyễn Hoàng Vi, ông Brad Adams cũng nêu những vụ trấn áp với hình thức tương tự đối với blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Huỳnh Ngọc Tuấn và Huỳnh Trọng Hiếu.
Bênh cạnh đó là những cuộc tấn công khác nhắm vào các nhà hoạt động Trần Thị Thúy Nga và Trương Minh Đức.
Ông Adams cũng nói ngay cả Tổng Lãnh sự Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh cũng bị xô đẩy khi ông tới nơi diễn ra một vụ chạm trán giữa các nhà hoạt động và côn đồ.
Không ai bị buộc tội trong những vụ này. Hầu hết các vụ tấn công xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật và trước mặt những người khác. Cảnh sát mặc sắc phục không can thiệp, nhiều khả năng vì họ tin rằng những kẻ tấn công là nhân viên chính quyền.Brad Adams, Giám đốc Á châu của Human Rights Watch
Vị Giám đốc Á châu của Human Rights Watch viết:
"Không ai bị buộc tội trong những vụ này. Hầu hết các vụ tấn công xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật và trước mặt những người khác.
"Cảnh sát mặc sắc phục không can thiệp, nhiều khả năng vì họ tin rằng những kẻ tấn công là nhân viên chính quyền.
"Toan ngăn chặn các cuộc tấn công, đúng ra là một quyết định duy nhất đúng về mặt nghề nghiệp và đạo đức đối với một cảnh sát, lại quá mạo hiểm và có thể làm họ mất việc hoặc tệ hơn."
Cuối bài ông Adams nói cho dù châu Âu và Nhật Bản muốn tăng cường buôn bán và Hoa Kỳ muốn có quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam để đối trọng với Trung Quốc, họ cũng "cần nhớ rằng các chính phủ tốt nhất và ổn định nhất là các chính phủ tạo không gian an toàn cho tự do ngôn luận chứ không phải các chính phủ đánh đập hay bỏ tù những người bày tỏ chính kiến."
Human Rights Watch và một số tổ chức theo dõi nhân quyền khác từng bị Việt Nam liệt vào các tổ chức "có dụng ý xấu" đối với chính quyền Hà Nội.


Ba lần Giáo sư Ngô Bảo Châu lên tiếng
Nguyễn HùngBBC Tiếng Việt
  • 27 tháng 12 2014
Giáo sư Ngô Bảo Châu ở Đại học Bách khoa Hà Nội hồi tháng 3/2013
Nhiều lần lên tiếng của Giáo sư Châu liên quan tới tự do ngôn luận

Hồi năm 2006 tôi trở lại Việt Nam nhân 20 năm thực hiện chính sách Đổi Mới từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khi đó tôi gặp một trí thức Việt kiều có tiếng đang có công việc kinh doanh ở Việt Nam.
Ông nói với tôi đại ý chúng ta nên nhìn Việt Nam như một cuốn phim chứ đừng nhìn như những bức ảnh.
Mỗi bức ảnh sẽ đều có thể có những vấn đề trong đó nhưng nhìn theo chiều dài thì sẽ thấy những thay đổi mà theo ý ông là sự tiến bộ.
Từ đó tới nay cuốn phim đã dài thêm tám năm và tôi muốn nhìn lại một nửa chặng đường này trong lĩnh vực quyền tự do biểu đạt qua những phát biểu của một người có tiếng và có nhiều lúc lên tiếng công khai khác, Giáo sư Ngô Bảo Châu, người được giải Fields, vốn được coi là Nobel toán học hồi năm 2010.
'Việc của con cừu'
Trong blog viết sau khi được giải Fields cách đây hơn bốn năm và nay không còn truy cập được, ông Châu viết:
''Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa.''
Giáo sư Châu nói 'bám theo lề là việc của con cừu'

Sau đó ông bình về chuyện người được bàn tán nhiều về lề trái, lề phải lúc bấy giờ:
"Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC [Ngô Bảo Châu] là lề trái hay lề phải.
''Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''
Năm đó báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nói Việt Nam bắt ít nhất 25 người bất đồng chính kiến và kết án 14 người bị bắt trong các năm trước đó.
'Đối mặt số phận'
Nửa năm sau khi bày tỏ quan điểm về sự khác biệt giữa cừu và con người tự do, Giáo sư Châu lại có blog 'Về sự sợ hãi' viết về bản án bảy năm tù dành cho Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ vì tội tuyên truyền chống nhà nước.
Ông Châu viết: "...[V]ới những gì xảy ra gần đây, ông [Cù Huy Hà Vũ] thể hiện mình như một con người không tầm thường.
Blog về phiên xử ông Cù Huy Hà Vũ sau đã khiến Giáo sư Châu khóa bog của chính ông
"Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình.

"Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này."
Giáo sư Châu, người cũng được đào tạo bài bản tại Pháp như ông Hà Vũ, khi đó viết tiếp:
"Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
"Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ.
"Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này."
Những rùm beng sau đó về blog này đã khiến vị giáo sư quyết định chuyển blog sang chế độ riêng tư và người ta đã không còn đọc được những gì ông viết.
Báo cáo của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch nói trong năm 2011, Việt Nam bắt giữ 27 nhà hoạt động nhân quyền trong khi truy tố 33 người khác với mức án gộp lên tới 185 năm tù.
'Hình ảnh xấu về Việt Nam'
Trong hai năm sau đó, người ta không thấy Giáo sư Châu lên tiếng công khai về những vụ bắt bớ hay xét xử liên quan tới những tội danh mà một số chính phủ và tổ chức chỉ trích là được dùng để bóp nghẹt tự do ngôn luận.
Ông Nguyễn Quang Lập sức khoẻ yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam.Trích từ thư ngỏ
Tới cuối năm 2014, ông Châu tham gia thư ngỏ đòi cho nhà văn Nguyễn Quang Lập, người bị bắt hồi đầu tháng 12, được tại ngoại trong quá trình điều tra.
Thư ngỏ có đoạn: "Qua các tác phẩm và bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Lập mà chúng tôi đã đọc, chúng tôi cảm thấy rằng ông là một người có tâm với đất nước.
"Ông Nguyễn Quang Lập sức khoẻ yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam.
"Chúng tôi e rằng việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khoẻ như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế."
Thay đổi tư tưởng
Sau thư ngỏ đề nghị cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại, Giám đốc Á châu của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch nói ông Lập chỉ là một trong số 29 người bày tỏ quan điểm ôn hòa bị bắt trong năm 2014, năm cũng chứng kiến hai ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải được trả tự do và sang Hoa Kỳ.
Công an gác bên ngoài nơi diễn ra Đại hội XI hồi năm 2011
Việt Nam sẽ có Đại hội Đảng XII để quyết định hướng đi sắp tới vào năm 2016
Mặc dù số người bị bắt trong những năm Giáo sư Châu lên tiếng chưa hẳn là bắt người hàng loạt nhưng con số cũng không hề giảm.

Theo Human Rights Watch, điều đáng lo ngại là xu hướng công khai dùng bạo lực để trấn áp những người dám lên tiếng hay dám bảo vệ những người dám lên tiếng đòi quyền của họ.
Điều trớ trêu là chính sự thay đổi về tư tưởng trong lĩnh vực kinh tế đã mang lại sự giàu có tương đối cho một bộ phận đáng kể người Việt và cũng chỉ có sự thay đổi về tư tưởng trong các lĩnh vực khác mới giữ được sự giàu có tương đối đó trong tương lai.
Chỉ còn khoảng hơn một năm nữa Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội XII vào năm 2016, 30 năm sau chính sách Đổi Mới.
Về mặt kinh tế, Việt Nam đã đi một chặng đường dài và có những lúc được coi là tấm gương.
Nhưng về mặt quyền con người dường như Hà Nội chưa bao giờ có thành tích tương tự.
Lý do phần nào có lẽ vì những người "xé rào" về kinh tế đã được chính quyền và công chúng tán thưởng nhưng những ai "xé rào" về tư tưởng lại gặp nhiều trở ngại.
Điều trớ trêu là chính sự thay đổi về tư tưởng trong lĩnh vực kinh tế đã mang lại sự giàu có tương đối cho một bộ phận đáng kể người Việt và cũng chỉ có sự thay đổi về tư tưởng trong các lĩnh vực khác mới giữ được sự giàu có tương đối đó trong tương lai.


Bà Bùi Hằng 'tuyệt thực suốt hai tuần'
  • 25 tháng 12 2014
Phiên tòa bà Bùi Hằng
Bà Bùi Hằng (đầu tiên, phải sang) đã tuyệt thực để phản đối việc bị y án sơ thẩm 3 năm tù, theo gia đình.

Bà Bùi Hằng, nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, đang tiếp tục tuyệt thực suốt hai tuần ở trong tù để phản đối 'bản án phúc thẩm bất công', theo gia đình của bà.
Trao đổi với BBC trong dịp Giáng sinh, 25/12/2014, con gái nhà hoạt động mới bị Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, y án sơ thẩm 3 năm tù giam trong phiên phúc thẩm ngày 12/12 vì tội 'gây rối trật tự công cộng', nói:
"Sau phiên tòa ngày 12/12 vừa rồi, tôi có được gặp mẹ sau đấy mấy ngày, sau khoảng 4-5 ngày, tôi có được gặp mẹ thêm một lần nữa, bà có thông báo với tôi là bà đã tuyệt thực kể từ hôm diễn ra phiên tòa phúc thẩm, tức là từ hôm 12/12 vừa rồi," Quỳnh Anh, con đầu lòng của bà Bùi Hằng nói.
"Như trước đấy bà vẫn nói là nếu như phiên tòa phúc thẩm không trả lại tự do cho bà và hai người bạn, thì bà sẽ dùng tính mạng của mình, tức là bà sẽ tuyệt thực đến chết ở trong tù để chứng minh cho sự trong sạch của bà và những người bạn của bà.
"Sau phiên tòa khoảng 5 ngày, tôi có được gặp bà, thì bà đã bắt đầu tuyệt thực, nhưng trong lúc này, theo nội quy thăm nuôi, một tháng tôi chỉ được gặp bà một lần, mỗi lần tôi bay từ Hà Nội xuống Đồng Tháp để thăm bà, thì lần thăm gặp gần nhất tôi được gặp bà sẽ là ngày 6/1 tới, thì đến lúc đấy tôi mới có tình hình chính xác sau hơn nửa tháng tuyệt thực của bà."
Bà cũng đã tuyệt thực rất nhiều, mỗi lần tuyệt thực như thế, nó ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể, từ gan, thận, tụy. Cho tới thời điểm này, vừa rồi khi đầu năm bị bắt, thì mẹ tôi có bốn đợt tuyệt thực tổng cộngCon gái bà Bùi Hằng
Tuy nhiên theo con gái nhà hoạt động, sức khỏe của bà đã 'yếu' đi.
Cô Quỳnh Anh nói: "Sức khỏe thì có lẽ bọn tôi chưa nắm được cho đến thời điểm này, bởi vì thực ra có lẽ giờ này mẹ tôi cũng yếu rồi, sau một thời gian đầu tiên bị bắt từ tháng 2/2014 vừa rồi, bà có tuyệt thực một thời gian rất là dài.
"Và vừa rồi bên phía Trại giam họ có thông báo với tôi về tình trạng là mẹ tôi suy nhược sức khỏe khá nhiều, nên có yêu cầu tôi mang thêm thuốc bổ thời gian trước, thế nhưng mà cho đến thời điểm này khi bà tuyên bố tuyệt thực thì bọn tôi rất lo lắng bởi vì sức khỏe của bà không còn được tốt như hồi trước nữa."
'Bốn lần tuyệt thực'
Con gái nhà hoạt động cho hay đây ít nhất là lần thứ tư trong năm 2014 mà bà Bùi Hằng tuyệt thực ở trong trại giam, kể từ khi bà bị bắt ở Đồng Tháp với lý do 'gây rối trật tự công cộng', điều mà bà luôn bác bỏ và coi đó là cớ của nhà cầm quyền để 'ngăn chặn' bà.
Con gái bà Hằng nói thêm:
"Mẹ tôi cũng đã lớn tuổi, năm nay đã trên 50, và cái thứ hai nữa, năm 2011, như mọi người đã biết, bà có bị bắt giữ 6 tháng trái phép ở Trại Thanh Hà, Vĩnh Phúc, Hà Nội.
Vụ án bà Bùi Hằng
Bà Bùi Hằng bị y án 3 năm tù giam vì 'tội gây rối trật tự công cộng', điều mà bà đã phản đối.

"Trong thời gian ấy, bà cũng đã tuyệt thực rất nhiều, mỗi lần tuyệt thực như thế, nó ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể, từ gan, thận, tụy.
"Cho tới thời điểm này, vừa rồi khi đầu năm bị bắt, thì mẹ tôi có bốn đợt tuyệt thực tổng cộng, nhưng lần dài nhất là lần đầu tiên để phản đối sự bắt giữ trái phép của công an Đồng Tháp, thì mẹ tôi có tuyệt thực một lần dài nhất là 53 ngày."
Con gái bà Bùi Hằng cho hay gia đình bà đang tiến hành các thủ tục đề nghị giám đốc thẩm cho bà Hằng sau khi bà bị y án tại phiên tòa phúc thẩm hôm 12/12.
Cô Quỳnh Anh nói:
"Hiện giờ gia đình cũng đang chuẩn bị các đơn để yêu cầu giám đốc thẩm, điều tra lại vụ án của mẹ tôi, về mặt pháp luật là như thế."
'Rắn vào phòng giam'
Hôm thứ Năm, luật sư Hà Huy Sơn, một trong ba luật sư bào chữa cho bà Bùi Hằng và một nữ bị cáo cùng vụ án, bà Thúy Quỳnh, nói với BBC:
"Trước phiên phúc thẩm diễn ra, tôi cũng biết ý định của bà Bùi Hằng là sẽ dùng cái chết để phản kháng bản án.
Tôi cũng đã có động viên và đề nghị là bà không nên tuyệt thực và không nên phản kháng bằng cách dùng cái chết của mình. Nhưng tôi thấy bà Hằng cũng rất cương quyết và bà khẳng định là bà sẽ chọn cách đấu tranh đòi công lý của bà ấyLuật sư Hà Huy Sơn
"Tôi cũng đã có động viên và đề nghị là bà không nên tuyệt thực và không nên phản kháng bằng cách dùng cái chết của mình.
"Nhưng tôi thấy bà Hằng cũng rất cương quyết và bà khẳng định là bà sẽ chọn cách đấu tranh đòi công lý của bà ấy."
Luật sư Sơn nói là sẵn sàng hỗ trợ cho gia đình bà Hằng tiến hành thủ tục làm đơn gửi lên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để kháng nghị bàn án phúc thẩm.
Ông Sơn cũng nói là bên cạnh bà Hằng, bà Thúy Quỳnh, một nhà hoạt động dân chủ khác mà luật sư này sẵn sàng hỗ trợ thêm về pháp lý, cũng đang 'tuyệt thực'.
Hôm thứ Năm, con gái bà Bùi Hằng cho hay hai nữ tù nhân hiện bị giam tách biệt với nhau với bà Hằng được giam chung với khoảng ba, bốn nữ tù nhân thường phạm.
Cô Quỳnh Anh cũng nói với BBC cô được bà Hằng cho biết việc tại phòng giam của hai nữ tù nhân thường xuyên xuất hiện 'rắn' với nhiều 'kiến lửa'.



Đảng việt cộng làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê, đã chỉ là cái xác chết thối rữa?

Đỗ Đăng Liêu

alt

Các bài liên hệ

Cùng tác giả:

Báo Quân Đội Nhân Dân mới đây đăng bài viết của Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch". Ông viết:
"Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô hào rời bỏ CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ XHCN ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Trong hàng ngũ những người cộng sản và nhân dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh t¬ư tưởng bi quan, dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc cách mạng XHCN".
Và tác giả bồi thêm vào lời khẳng định bất cần lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng định khác cũng ngang tàng không kém, chẳng hạn như: "… không thể mượn cớ sự sụp đổ mô hình CNXH cụ thể ở một quốc gia nào đó để bài bác và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH". Cả thế giới cộng sản theo cùng một mô hình nhà nước Liên Xô và đã sập gần như toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo riết chạy theo kinh tế tư bản (hay kinh tế thị trường mà Mác lên án từ ngày đầu là loại "kinh tế tư bản bóc lột") để sống còn thì tác giả không hề hay biết?
Còn nhiều khẳng định bất cần trí óc của cả người đọc lẫn chính người viết, như: "…trong hơn 80 năm qua, đặc biệt những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, càng củng cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào của mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn."

Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.
Nhưng có lẽ chẳng ai chê bai gì khả năng của tác giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao một việc quá khó. Làm sao mà bảo vệ nổi chủ nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày nay?!
Làm sao bảo vệ nổi khi thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số gần 100 quốc gia tự nhận là theo Chủ Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước Nga, ngày hôm nay chỉ còn có 5 nước vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu) vô vọng vào CNXH là Trung Cộng, Việt Cộng, Lào Cộng, Cu Ba và Bắc Hàn. Tình trạng 5 quốc gia này, từ chính trị, đến văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi tệ, lạc hậu thì cũng cực kỳ bất ổn và khủng hoảng. Nói chung là trong tình trạng chết dần hoặc có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. Trong khi đó, tất cả các nước thoát độc tài cộng sản để chuyển sang thể chế dân chủ đều bừng sống lại về mọi mặt, như những người bị bóp cổ lâu ngày nay được thở lại dưỡng khí trong lành.
Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.

Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.
Làm sao bảo vệ nổi khi ĐCSVN, từ lời nói đến việc làm, nhất nhất không còn chút gì là các đặc tính của xã hội XHCN. Các hứa hẹn nền tảng như "Tài sản và phương tiện sản xuất là thuộc về toàn dân" hoàn toàn biến mất trong nền kinh tế tư bản hoang dã hiện nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét của tầng lớp "tư bản đỏ" vừa xuất hiện ở mọi cấp. Các quan chức với số tài sản lên đến hàng chục tỉ mỹ kim không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên danh nghĩa đã "hiến dâng cả đời cho cách mạng" và không làm gì riêng ngoài đồng lương cán bộ. Cũng vậy, loại hứa hẹn nền tảng như"Giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước tiếp tay các chủ hãng ngoại quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính đáng của công nhân; và một nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân để giao lại cho giai cấp tư bản đỏ.
Làm sao bảo vệ nổi khi chế độ XHCN hiện nay còn phong kiến gấp trăm lần chế độ mà nó đả phá và thay thế. Thật vậy, đất nước Việt Nam ngày nay có "vua tập thể" hay "tập thể vua", với cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực địa lý, khu vực kinh tế, khu vực quyền hành riêng và theo thể thức "cha truyền con nối". Thế hệ thái tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và nắm tiền từ độ tuổi 20.
Làm sao bảo vệ nổi khi mà chính tập thể đảng viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không hiểu là gì khi gia nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì chủ nghiã đó chỉ để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng giềng; và nhất là đã nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền cực ác, cực gian trá, và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao, đến ông cháu họ Kim bên Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt khi gia nhập trở thành những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng mất tính người.
Làm sao bảo vệ nổi khi những quan chức lớn ngã bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không dám chữa tại các nước XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa các nước XHCN mà còn vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính những người đang viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang cố gắng gửi con cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước "tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.
***
Ngày mà dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả ông Nguyễn Đức Thắng.

Ủy viên Bộ chính trị hãy công khai tài sản
clip_image002
Nhân vụ việc Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam bị tuyên bố vi phạm, mắc khuyết điểm về “chính sách nhà, đất” khi “sở hữu quá nhiều ”bất động sản có giá trị”, một nhà quan sát trong nước kêu gọi các lãnh đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội ”công khai tài sản” ra toàn dân.
Trao đổi với BBC hôm 22/11/2014 từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
“Tôi hy vọng sau vụ ông Truyền thì có thể Đảng và Nhà nước sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đặc biệt trên Facebook, trên Internet, người ta sẽ có dịp đưa hình ảnh những người có tài sản lớn lên. Cái đó cũng là việc đấu tranh chống tham nhũng và góp phần xây dựng nhà nước này trong sạch, vững mạnh. Cái đó là điều tốt”.
Trước câu hỏi vì sao đợt này chỉ có một mình ông Trần Văn Truyền bị đưa khuyết điểm, sai phạm ra công bố, mà không phải là những quan chức lãnh đạo, cấp cao nào khác nữa, ông Thuận nói:
“Trước nhất là ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu rồi, mạng lưới quyền lực suy giảm rồi cho nên ông bị đưa ra, còn những người đương đầy quyền lực thì việc đưa ra cũng không dễ. Hay nói một cách thẳng thắn là không ai đưa ra chọc với những người đang ‘cầm gươm, cầm súng’, cho nên chưa biết có đưa ra được không, họ lại bắn trước, họ lại chém trước”.
Hãy công khai, làm gương
Theo Luật sư Thuận, đã tới lúc các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong các cơ quan quyền lực đứng đầu của Đảng và Nhà nước tỏ ra “gương mẫu”, ông nói:
“Cho nên vấn đề quan trọng là bây giờ phải công khai tài sản của mấy ông ấy lên, mà trước hết là mấy ông lớn, các vị trong Bộ Chính trị, các vị trong Chính phủ là phải công khai trước. Rồi tiếp tục là các đồng chí Thường vụ Quốc hội là công khai hết đi, công khai in một cái đặc san trong đó. Đặc san có thể bán vài triệu bạc người ta cũng mua. Và yêu cầu nhân dân giám sát mà theo Hiến pháp mới là bây giờ Đảng phải theo sự giám sát của nhân dân”.
Theo Luật sư Thuận, việc giám sát này tập trung trọng tâm chính vào “tài sản, đạo đức và chủ trương”. Ông nói: “Giám sát là tài sản là chính, giám sát đạo đức, rồi giám sát chủ trương làm việc – chủ trương có sai, đúng hay không, những việc ông ban hành có sai, đúng, gây thiệt hại hay không…”
“Từ việc ông Truyền, nên chăng, muốn lấy lòng tin của nhân dân một cách rõ ràng thì công khai tài sản đăng trên báo hết, tất cả các ông lãnh đạo cấp cao, rồi lần lần xuống các địa phương, làm gương trước, cũng như Nghị quyết Trung ương IV là phải kiểm điểm từ trên kiểm điểm xuống”, cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.


Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình P1 den P19 2705 2011 UBCLHBVN TTMVSaigon

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P1

https://www.youtube.com/watch?v=EgeAhdetSkM

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P2

https://www.youtube.com/watch?v=V_6mXbMZing

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P3

https://www.youtube.com/watch?v=REofL3ZKYLY

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P4

https://www.youtube.com/watch?v=gOmuh3l9gKo

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P5

https://www.youtube.com/watch?v=2tYKbN9r2NU

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P6

https://www.youtube.com/watch?v=LiVDgZxhXLw

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P7

https://www.youtube.com/watch?v=wBeJ6ZJY2xY

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P8     

https://www.youtube.com/watch?v=5TzFqsMV7uA

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P9

https://www.youtube.com/watch?v=pDNu7TBMOjs

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P10 Ls Le Quoc Quean


Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P11

https://www.youtube.com/watch?v=vDXTv8CfKWY

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P12

https://www.youtube.com/watch?v=gWusonXpKos

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P13 Gioi thieu dai dien UBCL 18 giao phan

https://www.youtube.com/watch?v=TP4HLmwchXw

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P14

https://www.youtube.com/watch?v=x4NRfi9oKUE

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P15 HY Pham Minh Man

https://www.youtube.com/watch?v=yiUl5iglTO8

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P16

https://www.youtube.com/watch?v=WV76zVdiEoA

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P17

https://www.youtube.com/watch?v=blZu_jH6nLA

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P18

https://www.youtube.com/watch?v=x8x7RDUQDds

 

Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P19

https://www.youtube.com/watch?v=dVWvtfwnkLg

 

Oakland, CA Sun Oct 26 2014


No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts