16 năm ngồi tù oan chỉ vì cung cấp thông tin kẻ giết người
Ngày bị tù oan mới 19
tuổi, ngày được minh oan, ông Chiến đã già
Quảng Trị -
Giang Bắc (PLO) - “Ngày mới ra tù, trở về địa
phương, suốt ngày hai vợ chồng lủi thủi trong nhà, ngoài đồng. Tui không dám ra
đường, gặp ai cũng kêu thằng tù, thằng giết người nhục lắm. Nhiều lúc tui muốn chết
đi cho xong, thương vợ con mà cố nán sống. Nếu thằng U không bị bắt, có lẽ tui
mang án giết người suốt đời”
16 năm ngồi tù, cho đến tận
khi đã thi hành xong bản án, ổn định cuộc sống, ông Chiến mới được minh oan khi
hung thủ thực sự bị bắt.
Bỗng dưng bị khép tội giết người
Vụ án oan xảy ra ngày
19/5/1979. Khi đó, chàng thanh niên tên ông Trần Văn Chiến (SN 1960, ngụ ấp
Nam, xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) vừa đi làm đồng về. Cùng
lúc này, em họ tên U chạy ngang qua nói: “Tao giết thằng Sên” rồi lấy
chiếc túi nhét vội mấy quần áo bỏ đi.
Hai ngày sau, cả ấp rúng
động khi trưởng công an xã được phát hiện đã chết ngoài bãi đất hoang. Cảnh sát
xác định nạn nhân bị giết. Hay tin, ông Chiến giật mình nhớ lại lời U nói, vội
sang kể với người thím, rồi chạy đến công an xã cung cấp thông tin.
Lạ rằng vừa khai xong mấy
câu, ông bị công an xã bắt trói, ép nhận tội giết người. “Ở trại tạm giam
khoảng 2 tuần, ông Chiến đành nhận tội giết trưởng công an vì bị đánh quá đau.
Ngày CQĐT dựng lại hiện trường, ông Chiến cầm gậy quơ tứ tung theo “hướng dẫn”
của điều tra viên. Chàng thanh niên 19 tuổi bị khép vào tội giết người. “Tìm
được hung thủ”, CQĐT mới thả những người bị tạm giam trước đó.
Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh
Tiền Giang đưa bị cáo ra xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo không nhận tội
và khẳng định hung thủ thật sự là U. Nhưng HĐXX vẫn tuyên ông Chiến án chung
thân với tội “giết người”:
“Tui đã kí hết vào các giấy
tờ, lúc trong trại tạm giam nói câu nào bị đánh câu đó, đau quá mới kí bậy. Ra
toà kêu oan cũng chẳng ai nghe. Tui ức quá nhận hết, ai bảo gì tui đều gật đầu
nhận”,
ông Chiến kể.
Nhờ cải tạo tốt, ông Chiến
được giảm án, thả tự do từ ngày 21/8/1995. Thời gian ngồi tù tổng cộng 16 năm 3
tháng.
16 năm tù oan được bồi thường hơn 200 triệu
Ra tù đã gần 36 tuổi, ông
Chiến mang trong mình bản án giết người, nỗi mặc cảm tương lai tối mịt. Cầm 100
ngàn đồng cán bộ trại giam cho, ông ở lại Gia Lai tìm việc. Thanh niên vừa ra
tù may mắn được cô gái Nguyễn Thị Hồng Loan đem lòng cảm mến, cưu mang.
Sau khi người vợ sinh con
được 3 tháng, ông xin phép đưa gia đình về quê. Cuộc trở về không như ông mong
đợi. Mọi người đều nhìn ông bằng con mắt xa lạ, ghét bỏ. Gia đình nghèo khó
không giúp được gì. Ông đành dắt vợ con ra dựng tạm chòi lá tá túc nhờ mảnh đất
hoang của người cậu. Tiếng xấu giết người vẫn đè lên cái tên. Mỗi lần đi làm
thuê ở đâu, ông đều bị “soi” bởi lý lịch “đen”.
Mãi gần 2 năm sau ra tù,
ông Chiến mới được minh oan. Đó là một ngày giữa tháng 10/1997, ông Chiến đang
trồng rau ngoài đồng thì hay tin U bị bắt bên Lào, công an đã giải về Tiền
Giang.
Cơ hội được minh oan đã
đến, ông Chiến bỏ lại cuốc, cào chạy ào về nhà hỏi chuyện. Ông khóc òa vì sung
sướng, từ nay đã được thoát tiếng oan giết người. Mấy ngày sau, công an tỉnh cứ
vài ngày lại mời ông lên làm việc.
Nhà có mỗi chiếc xe đạp,
ông lại lạch cạch đạp hơn 40km “hầu án”: “Bắt thằng U rồi, họ (ý nói
cán bộ công an) vẫn chưa tin tui. Phần tui chẳng nghe đả động gì đến chuyện
giải oan, nhà lại thiếu gạo đành bỏ dở đi làm thuê”.
Trở lại diễn biến vụ án
trưởng công an xã bị sát hại, hung thủ thực sự Trần Văn U khai nhận toàn bộ
hành vi phạm tội. U khai nghiện rượu, mỗi lần say xỉn gây mất trật tự địa
phương nên bị công an xã mời đến giáo dục nhiều lần. Nhưng U không sửa đổi mà
vẫn chứng nào tật ấy mà còn sinh ra thù hằn người lập hồ sơ đưa mình đi cưỡng
bức lao động.
Khoảng 14h ngày 19/5/1979,
U thấy anh Sên đi bộ đã bí mật chuẩn bị 2 cây gậy “mai phục”. Nạn nhân bị đánh
vào đầu dẫn đến tử vong. Sau khi gây án, hung thủ kéo xác nạn nhân đến giấu tại
nghĩa địa, bỏ trốn về Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, sang tận Lào sinh sống. Ngày
24/10/1997, U bị bắt theo lệnh truy nã số 82 ngày 13/6/1979 của CA Tiền Giang.
Ngày 5/7/2001, TAND Tiền
Giang đưa ra xét xử vụ án. Bị cáo khai một mình thực hiện hành vi giết người,
không liên quan gì đến ông Chiến. Bị cáo U nhận án chung thân về tội giết
người, 3 năm tù về tội cướp tài sản. Ông Chiến được tuyên không phạm tội giết
người.
Ông Chiến sau đó đã làm đơn
yêu cầu các cơ quan gây oan sai cho mình đền bù 800 triệu đồng. Đến tháng
12/2004, ông Chiến được TAND Tiền Giang đền bù oan sai 252 triệu đồng, đồng
thời công khai xin lỗi tại địa phương, trên báo đài.
Những người thực thi công
quyền cẩu thả, ông Chiến đã bị “nhốt” cả đời trai trẻ trong nhà lao. 16 năm tù
đủ dài để con người ta xây dựng một cuộc sống đàng hoàng. Chừng đó thời gian
cũng đủ biến một thanh niên trẻ khoẻ thành ông già trong nhà tù.
“Ra tù, tui mất hết tương
lai. Căn nhà vợ chồng đang ở là do một người Việt kiều biết hoàn cảnh tù oan đã
tài trợ xây dựng. Nhưng chủ đất nói gần nói xa, ý muốn đòi lại đất. Các con tui
vì nghèo phải bỏ học giữa chừng. Tất cả do tù oan mà ra”,ông uất ức.
Tiễn khách ra ngõ, người
đàn ông nhắc lại: “Hồi trước toà
án tỉnh gọi tui lên thương lượng. Họ nói chỉ bồi thường chừng đó tiền (chính
xác là 252,7 triệu đồng), nếu không đồng ý thì ra toà. Lúc đó toà xét xử. Tui
không hiểu, đành gật đầu chấp nhận”./.
Quảng Trị - Giang Bắc
http://baophapluat.vn/phong-su-dieu-tra/16-nam-ngoi-tu-oan-chi-vi-cung-cap-thong-tin-ke-giet-nguoi-205453.html#
Hồ Chí Minh và sự dối
trá ở Việt Nam ngày nay
Bài viết này dành tặng cho giới trẻ Việt Nam.
Đại Nghĩa (Danlambao) - Trước tiên tôi xin giới thiệu với các
Bạn sự nhận định về ông HCM của ba nhà trí thức Việt Nam mà tuổi trẻ cần suy
nghiệm và nghiên cứu:
1- Triết gia Trần Đức Thảo: Một
nhà trí thức đã từ bỏ cuộc đời vàng son ở Pháp để trở về Việt Nam theo ông HCM
để phục vụ đất nước, nhưng ông đã thất vọng vì ông HCM không phải là mẫu người
để cho ông hợp tác.
“Cụ Hồ là một tay
chính trị nhiều thủ đoạn lắm chứ không phải là một tay hiền từ đâu!
... (NLTT-trang 82)
“Phải ghi nhận rằng
lãnh tụ Hồ Chí Minh là một nhà chính trị ‘mưu thần chước quỉ’, chuyên
hành động muôn hướng, muôn mặt, trí trá hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử
Trung Quốc!” (TĐT Những lời
trăng trối -trang 356)
2- Cựu Đại tá Bùi Tín: nguyên Tổng Biên Tập
báo QĐND và báo ND, người từng có dịp tiếp xúc với ông Hồ Chí Minh nhận xét như
sau:
“Về việc ca ngợi ông
HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ nên biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng
có sai lầm lớn là giả dối nhiều lắm. Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết
ra quyển sách nói về tiểu sử của mình, ký tên Trần Dân Tiên… trong
đó còn có ghi là HCM không có vợ con, suốt đời chỉ biết nghĩ đến
dân tộc, thế nhưng thật ra, ông ta có nhiều vợ”. (RFA online ngày 19-5-2007)
3- Luật sư Nguyễn Văn Đài: một nhà
tranh đấu trẻ, nguyên là người tù lương tâm của chế độ cộng sản trả lời phóng
viên Đỗ Hiếu đài RFA:
“Lời nói lịch sử từ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến các lãnh đạo về sau, nhưng trên thực tế thì không phải
như vậy, mà theo tôi, tất cả đều là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản thôi, tức
là dối trá, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mang về Việt Nam, rồi những
người thực hiện cũng lợi dụng đó mà cướp đất của dân, làm những điều gây bao
nhiêu tình trạng lộn xộn ở đất nước này”. (RFA online ngày 16-2-2012)
Qua ba nhân vật nêu trên, chúng ta thấy được
một phần nào về sự giả dối của xã hội Việt Nam ngày nay là do ông HCM du nhập
từ chính sách lừa dối của chủ nghĩa Mác-Lê. Ngay chính ông HCM cũng là một con
người có bản chất lừa dối cho nên ông tiếp thu chủ nghĩa lừa dối một cách hoàn
hảo và thi hành nó một cách nhuần nhuyễn. Thế rồi từ sự nghiệp ông “trồng
người” theo Hồng y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục địa phận Sài Gòn
trong bức thư gửi cho Linh mục Nguyễn Thái Hợp có đoạn viết:
"Sau 30 năm, tôi
thấy báo chí thông tin kết quả của một cuộc điều tra xã hội: 30-40% học sinh
Tiểu học nhiễm thói gian lận, lừa dối, 40-50% học sinh Trung học nhiễm thói đó,
lên Đại học thì tỷ lệ là 50-60%. Trong một lần sinh hoạt với giáo chức công
giáo, tôi hỏi tỷ lệ mà báo chí đưa ra có đúng không? Một giáo viên trả lời rằng
thực tế còn hơn thế. Vậy trong trường đời ngày nay tỷ lệ ăn gian, nói dối, hàng
giả, thuốc giả, học giả, là bao nhiêu?” (ĐoiThoai online ngày 24-7-2007)
Giáo sư sử học Hà Văn Thịnh, trong
lần trò chuyện với Mạc Việt Hồng báo mạng Đàn Chim Việt ngày 19-5-2010, nói về
sự giả dối trong lịch sử Việt Nam thời cộng sản. Và cũng chính vì lịch sử giả
dối cho nên khi đảng và nhà nước cộng sản bỏ tiền tỷ ra để dựng phim “Sống cùng
lịch sử” chẳng có con ma nào coi, đành phải “tình cho không biếu không”.
“Tôi nói thật với chị,
lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối.
Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm, với Pháp và Mỹ mà không thua
trận nào là không thể chấp nhận được…
Sự dối trá đó làm cho
sinh viên không thích học sử nữa. Thấy sử là bịp bợm,
chán quá! Tôi viết trên báo Lao Động năm 2005 “Lịch sử theo trang giấy học
trò”, tôi vạch rõ, dậy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều đó đau lòng
lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải, giữa
nói thật và không nói thật”.
(ĐanChimViet online ngày 19-5-2010)
Môn sử của CSVN Việt Nam đã không dám dạy cho
học sinh biết nỗi ô nhục của dân tộc Việt Nam một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ mà
chỉ lợi dụng lòng yêu nước đưa dân tộc vào cuộc chiến tranh “giải phóng” làm
tay sai cho Nga-Tàu. Ngay cả đài truyền hình “Kỷ niệm 70 năm thành lập QĐND”
cũng không dám đá động gì đến cuộc chiến tranh Biên giới Việt-Trung tháng 2 năm
1979 hay cuộc chiến giữ đảo Gạc Ma năm 1988 khiến cho giáo sư Tương Lai phải
chạnh lòng.
“Chao ôi, nói một phần
sự thật còn tệ hơn nói dối, sự lường gạt lịch sử là một tội ác. Làm sao mà
đạo diễn tài ba Lại Văn Sâm lại có thể quên hẳn một cuộc chiến
tranh: Cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược!...
Máu của các chiến sĩ
ta thấm đẫm suốt dãi biên cương của Tổ Quốc, hàng chục nghìn dân thường bị quân
xâm lược giết hại dã man”. (Boxitvn online ngày 22-12-2014)
Cố Trung tướng Trần Độ, người trọn
đời theo đảng cộng sản nhưng vì nhận thấy đảng toàn là gian dối cho nên ông đã
nói thẳng, nói thật và ông đã phải chịu thân bại danh liệt lúc cuối đời. Ông đã
đem hết tâm huyết viết lại những điều trăn trở vào tập “Nhật ký Rồng-Rắn”
để lại cho hậu thế.
“Chế độ này bắt mọi
người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con phải đóng trò, bắt nhiều người già phải
đóng trò.
Đặc điểm này đã góp
phần quyết định vào việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa, đảng
dối lừa, cán bộ dối lừa, đến gia đình cũng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa
dối, hứa hẹn lừa dối…(NKRR-trang
42-43)
“…một hệ thống trường
học hùng hậu để nhồi sọ chính trị, hàng nghìn báo cáo viên với những ‘lưỡi
gỗ’, ‘nói lấy được’, để ngu hóa và mê hoặc nhân dân. Bộ máy này được trang
bị hiện đại và đầy đủ, có quyền lực và tha hồ nói láo”.(NKRR-trang 80)
Qua sự trải nghiệm suốt thời gian “nằm
trong chăn” của độc tài cộng sản, Triết giaTrần Đức Thảo đã
nhận ra rằng “chăn có rận”, điều mà khi còn ở bên Pháp ông chưa bao giờ
nghĩ tới.
“Một đời sống cảnh
giác bệnh hoạn, đầy các biện pháp khủng bố, đe dọa tùy tiện, khiến không ai dám
thành thật để lộ suy nghĩ của mình! Ai cũng phải đóng kịch: ‘nói và
làm theo cách mạng!’ Từ đó thái độ giả dối, che giấu trở thành một phương thức
tự vệ. Phải hết sức ngụy biện mới chứng minh được rằng thiên đường XHCN
có thể xây dựng bằng phương pháp giả dối… (NLTT- trang 137)
“Rõ ràng là chế
độ ta đã tạo ra một lớp người ngu tín, vừa quá khích, vừa giả dối. Xấu
nói tốt, gian nói ngay, làm thì láo, báo cáo thì hay. Khắp nơi cán bộ thì ươn hèn,
ỉ lại vào tập thể, gian lận của công để mà sống no đủ trên đầu trên cổ nhân
dân”. (TĐT NLTT-trang 315)
Nguyễn Lân Thắng một nhà tranh đấu tích cực cho Nhân
quyền, trong một bức “Thư gửi bé Đậu” có đoạn mô tả sự băng hoại hằn sâu
trong xã hội Việt Nam ngày nay và tuổi trẻ là lớp người phải gánh chịu qua tri
thức bị nhồi sọ với sự hiểu biết hẹp hòi và nông cạn.
“Người ta đã phản bội
tất cả những gì đã hứa với dân để vun vén cho quần thần, cho gia tộc họ. Tham
nhũng tràn lan, đạo đức băng hoại, tài nguyên kiệt quệ, công nhân làm đĩ, nông
dân ăn mày, trí thức hạ mình, tổ quốc lâm nguy, nợ nước ngoài đến đời con chắc
chắn chưa trả được.
Tất cả những điều đó
là hậu quả của sự nói dối. Người ta nói dối để có nhiều người ủng hộ
cách mạng cướp chính quyền. Người ta nói dối để dân tộc lao vào đánh nhau như
quân thù hòng phục vụ mưu đồ của nước lớn”. (DanLuan online ngày 29-7-2014)
Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, người
đã nêu lên thắc mắc “Vì sao dối trá”? Nhưng rồi cũng chính Bà đã tự trả
lời một mình.
“…Cách mạng cộng
sản luôn luôn là một sự tình cờ có tính lịch sử và một sự lừa dối vĩ
dại…
…chính những người
cộng sản đã nhìn ra rằng Chủ nghĩa cộng sản và sự dối trá là một; và để
chúng ta thấy rằng dối trá là hiện tượng thuộc về bản chất của các xã hội cộng
sản trên toàn thế giới. Sự dối trá ấy hoàn toàn không liên quan gì đến
truyền thống dân tộc của chúng ta. Trái lại sự dối trá nhập khẩu này đang làm
biến dạng tính cách dân tộc của chúng ta”. (Boxitvn online ngày 26-11-2014)
Do đâu mà ngày xưa dân tộc ta hiền hòa, chân
chất mà ngày nay lại xảo trá gian manh? “Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng
dân tộc”
“Giáo sư Trần
Kinh Nghị không khỏi lưu ý rằng: ‘Ở Việt Nam bệnh dối trá có những
đặc thù riêng’. Những ‘đặc thù riêng’ ấy như thế nào? Tác giả giải thích:
‘Nó bắt nguồn từ
thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với
những phong trào thi đua và những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương,
nhân văn giai phẫm v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên. Những
thời kỳ kinh tế khắc khổ khiến con người ta trở nên bon chen và thủ đoạn. Tất
cả tạo nên lối sống và tư duy phức tạp, thường mang tính chất hai mặt,nói và
làm không đi đôi với nhau”. (RFA online ngày 24-6-2012)
Hồ Bất Khuất, một người Pháp theo Việt cộng lấy tên theo
họ “Hồ” là đủ biết ông ta đã từng ái mộ HCM như thế nào. Nhưng thời gian gần
đây ông trở thành người “phản biện” có tiếng vì ông đã nhận ra “bộ mặt thật của
CSVN”.
“Hiện nay đại bộ phận
chúng ta không đói, không khát nhưng luôn luôn cảm thấy ngột ngạt, ấm ức, tức
tối, vô vọng… Sở dĩ chúng ta có cảm giác này vì sự dối trá đang tràn
lan trong cuộc sống.
Hầu như ngày nào chúng
ta cũng ‘chạm trán’ với sự giả dối, nhưng chúng ta lại cố tình lờ đi vì
đấu tranh với sự giả dối không dơn giản chút nào. Có những sự giả dối vô
hại, thậm chí có chút lợi ích nho nhỏ, nhưng đại đa số giả dối có hại -
cái hại đó lớn tới mức làm băng hoại đạo đức xã hội, suy tàn quốc gia”. (Boxitvn online ngày 4-3-2012)
Nhà văn Trần Mạnh Hảo, trả lời
phóng viên Mặc Lâm nói lên hoàn cảnh của những người đã từng là đảng viên cộng
sản…
“Ông Phó thủ tướng Trần
Phương là một người cũng tận tụy đi theo cách mạng. Làm đến Phó thủ
tướng nhưng các ông ấy ngồi lại để góp ý cho đảng thì ông ấy nói rằng cuộc đời
trong mỗi cá nhân chúng ta để vượt qua những sự kiện quan trọng trong đời mà cứ
phải nói dối người thân, nói dối gia đình, nói dối mọi người đến mấy
lần thì khi về già đã thấy ngượng, thấy xấu hổ lắm.
Nhưng đảng cộng sản
của chúng ta từ khi sinh ra đến giờ toàn nói dối mà không biết tại sao
đảng không biết ngượng, không biết xấu hổ, không biết sám hối. Đấy là một cán
bộ cấp cao khi về hưu đã nói như thế…
Trong đám tang của Nguyễn
Khải thì người ta mới biết bài viết của ảnh, được gửi cho những người
trong đám tang và họ đưa lên mạng. Đau đớn như vậy, chết rồi mới dám
nói ra sự thật, chết rồi mới dám sám hối. Đấy là một bi kịch đau đớn của
người cầm bút”. (RFA online ngày
7-1-2012)
Sự dối trá của “xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
ngày nay đã thành một hệ thống từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Sống trong
chế độ CSVN không ai được quyền nói thật, dù kẻ đó là đảng viên cao cấp, là
quan chức của cộng sản; chức tước càng cao thì nói dối càng nhiều.
Ông Hạ Đình Nguyên, người sinh
viên “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” ngày nay mới biết và nói rõ:
“Đang làm quan mà nói
thật, thì mất hết, thân có thể vào nhà lao, tinh thần có thể bị dày xéo, nhục
mạ, đã và đang có bao nhiêu là điển hình! Vì thế mà không thể nói thật.
Nói dối cưỡng bức, lâu
ngày thành nói dối hồn nhiên, bạo dạn, trơn tru…”(Boxitvn online ngày 27-9-2013)
Luật sư Lê Quốc Quân, nhà tranh
đấu cho Nhân quyền đang ngồi tù vì đòi tự do dân chủ cho Việt Nam đã can đảm
nói động đến gương nói dóc của bác cụ.
“Có lẽ họ thấy vô khối
kẻ đang ăn cắp, ăn trộm hàng ngàn tiền tỷ của nhân dân vẫn lên TV nói về ‘đạo
đức tư tưởng’ cho nên họ cũng ‘học tập và làm theo’ trộm cắp, gian dối để
bớt lại chút tiền xăng, tiền phí đổ bãi để đưa về cho vợ con?... Tôi mà gặp nó
chắc sẽ khuyên nó không nên học tập theo lời dạy của Hồ Chí Minh nữa mà
phải ‘trực tiếp làm theo’ luôn đúng chính cuộc đời của ông Hồ - Đó là đi làm
cách mạng!” (DanLamBao
online ngày 28-3-2012)
Cụ nhạc sĩ Tô Hải, tác giả bản
nhạc “Sơn nữ ca” nổi tiếng từ thời Tiền chiến đã nằm trong guồng máy
cộng sản phải “ăn gian nói dối theo đảng” đến khi tuổi hạt đã
cao, cụ thấy không còn gì nữa để sợ nên cụ đã viết “Hồi ký của một thằng hèn”
để tố cáo “Đảng cộng sản Việt Nam lấy gian dối làm phương châm”
cho mọi chủ trương đường lối của chế độ.
“Nếu thấy cần, phải ‘bịa’
những ‘sự thật’ không hề có, mà điển hình là các vụ Lê Văn Tám, Nguyễn Văn
Bé…hoặc phóng đại những chiến thắng tưởng tượngbằng cách dấu nhẹm
đi con số tử vong của ‘Ta’ để đổi lấy việc ‘chiếm đóng, san bằng một đồn, bốt
và sau này một căn cứ, một thành phố, một chiến dịch chỉ có vài giờ, vài ngày
rồi rút lui an toàn kiểu ‘Ba ngàn người xuống núi, họ trở về chỉ có 50…’ mà Chế
Lan Viên lúc cuối đời đã viết trong bài thơ ‘Ai? Tôi!’…
Với phương châm: ‘Nói
dối bắt dầu từ những điều lớn sau đó đến những điều nhỏ!’ hoặc ‘nói dối! nói
dối nữa! Bao giờ cũng nói dối… Sẽ còn lại một cái gì đó!” (DanLamBao online ngày 10-7-2011)
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, người cựu tù
lương tâm vì tranh đấu cho Tự do Dân chủ cuối bài viết “Sự lừa dối tiếp diễn”
đã khẳng định như sau:
“…căn bệnh ngụy biện, lừa mỵ, đạo đức giả vẫn luôn tồn tại và
ngày càng tinh vi hơn, bởi một lẽ đơn giản: quyền lãnh đạo đất nước và quản trị
quốc gia vẫn bị người cộng sản độc chiếm và như một vòng xoắn bệnh lý, sự dối
lừa vẫn tiếp diễn.Sự dối lừa đã tiếp
diễn suốt 61 năm qua. 61 năm dối lừa của chính quyền cộng sản Việt Nam tính tới
ngày 2-9-2006”. (tudodanchu
online ngày 1-9-2006)
No comments:
Post a Comment
Thanks