Đại Học chăn Trâu




Wednesday 17 December 2014

Trung Quốc trang bị súng bắn tia laser cho tầu tuần tra ở Biển Đông ?

Trung Quốc trang bị súng bắn tia laser cho tầu tuần tra ở Biển Đông ?
media

Súng bắn tia vi ba. Ảnh minh họa.DR

Theo nhật báo Anh The Telegraph số ra ngày 16/12/2014, Trung Quốc đã chế tạo một loại súng bắn tia vi ba, với tầm hoạt động lên đến 1 cây số. Loại vũ khí này sẽ dược dùng để trang bị cho lực lượng hải cảnh, đang hoạt động mạnh tại Biển Đông.

The Telegraph nêu bật sự tương đồng của loại vũ khí mới này với một phát minh của Mỹ đã bị thu hồi vì lý do đạo đức và kỹ thuật.
Loại súng bắn tia vi ba do Trung Quốc chế tạo mang tên là Poly WB-1, có tính năng phát ra một tia vi ba dày khoảng một ly. Khi bắn trúng người, tia vi ba sẽ làm nóng chất nước dưới da, làm đối tượng bị phỏng và đau đớn dữ dội. Khẩu súng có tầm bắn 80 mét, nhưng nếu tăng cường độ, có thể có tầm hoạt động hơn 1 km.

Vi ba là loại công nghệ được dùng trong những chiếc lò micro-onde hay microwave, mà người Việt còn gọi là vi sóng, dùng để hâm nóng thức ăn hay đun sôi nước.

Theo chuyên san Anh IHS Jane, Trung Quốc đã giới thiệu loại súng Poly WB-1 tại bên lề Triển lãm Hàng không Airshow China 2014 ở Châu Hải vào tháng 11 vừa qua. Bắc Kinh được cho là có ý định phát triển thêm để có thể gắn loại súng này trên tàu tuần tra.

Các chiếc tàu Trung Quốc trong thời gian gần đây, đã được tung vào những cuộc đọ sức với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, và với Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt trong những tháng Năm, Sáu và Bảy vừa qua khi Hải quân, Hải cảnh và thâm chí tàu cá Trung Quốc đổ vào bảo vệ giàn khoan HD-981 mà Bắc Kinh kéo vào hạ đặt trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Loại súng này trên nguyên tắc không gây chết người và ưu điểm là không tạo ra thương tích lộ rõ bên ngoài, do đó sẽ không tạo nên những hình ảnh máu me gây sốc. Chính quyền Mỹ, nước đầu tiên phát minh ra loại vũ khí này, vì bị chỉ trích dữ dội, đã từng cố gắng biện minh rằng súng bắn tia vi ba cũng không gây ra tác hại lâu dài.

Nhật báo Anh ghi nhận : súng bắn tia vi ba của Trung Quốc tương tự như loại súng gọi là ADS của quân đội Mỹ. Có tin là vũ khí này đã trình làng vào năm 2004, sau đó được lực lượng Mỹ tại Irak sử dụng để chống bạo loạn.

Loại súng này cũng từng được dùng ở Afghanistan vào năm 2010 nhưng sau đó đã bị thu hồi vì một loạt các vấn đề an toàn và kỹ thuật, trong đó có việc cần đến mất 16 tiếng đồng hồ để khởi động. Vấn đề đạo đức cũng là một trong những lý do khiến loại vũ khí này không được sử dụng.

Theo trang mạng chuyên về công nghệ mới Endgadget, loại vũ khí này còn gặp trục trặc khi gặp mưa hay bụi. Do đó, nếu Trung Quốc không cải thiện được các vấn đề nêu trên, thì loại vũ khí đó sẽ trở thành vô dụng. 


mediaIshagaki, đảo Nhật Bản nằm sát nhất vùng biển tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông..Ảnh : Wikipedia
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên Biển Hoa Đông tiếp diễn bất chấp một cử chỉ xuống thang giữa Chủ tịch Trung Quốc và Thủ tướng Nhật hồi đầu tháng 11/2014. Phóng viên Le Figaro có mặt trực tiếp trên một tàu tuần duyên mà Nhật Bản vừa hạ thủy đầu tháng 12, chuyển đến công chúng nhiều chi tiết sống động về không khí tại chỗ.
« Kabira », chiếc tàu lớn của lực lượng tuần duyên Nhật Bản vừa hạ thủy ngày 03/12. Dài hơn 96 mét, với trọng tải 1.500 tấn, tàu có trang bị súng máy và một sân bay trực thăng. Kabira là chiếc tàu thứ tư loại này được bổ sung cho đội tàu tuần tiễu xung quanh quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, nhằm ngăn chặn sự lấn lướt của các tàu Trung Quốc. Từ đây đến năm 2016, lực lượng Nhật tại khu vực này có kế hoạch nhận thêm 10 tàu nữa. Mục tiêu của Nhật là thường xuyên triển khai một số lượng tàu đông hơn phía Trung Quốc để không bị mất quyền kiểm soát khu vực.
Theo người phát ngôn của tuần duyên Nhật, chiến thuật của phía Nhật là ngăn chặn đường đi của tàu Trung Quốc, buộc tàu Trung Quốc phải bật ra khỏi khu vực này, nhưng đồng thời để tránh mọi va chạm trực tiếp, tàu Nhật luôn giữ khoảng cách khoảng 10 mét. Bằng loa và đài, tuần duyên Nhật liên tục đưa ra các cảnh cáo, nhưng phía Trung Quốc không bao giờ trả lời.
Tuần duyên Nhật Bản rất thận trọng trước Trung Quốc. Nếu như hồi năm ngoái, Nhật đã dùng vòi rồng hay dùng tàu kẹp tàu, để chống lại những người đòi chủ quyền đến từ Đài Loan, thì đối với Trung Quốc, Nhật lại hết sức dè dặt, để tránh Bắc Kinh lấy cớ leo thang. Thuyền trưởng tàu Kabira khẳng định : « Chúng tôi không biết họ nghĩ gì ». Năm 2010, đụng độ với một tàu cá Trung Quốc và việc viên thuyền trưởng bị bắt giữ đã làm bùng lên một cuộc «khủng hoảng ngoại giao » giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Thái độ thận trọng của tuần duyên Nhật không nhận được sự đồng thuận từ phía 48.000 cư dân đảo Ishigaki, những người « đứng ở tuyến đầu chống lại sức mạnh gia tăng của Trung Quốc». Ngư dân Ishigaki đánh bắt hải sản xung quanh Senkaku thường xuyên bị tàu Trung Quốc quấy nhiễu. Thị trưởng Ishagaki kêu gọi phát triển cảng biển và các cơ sở hạ tầng, và nhờ thế khẳng định chủ quyền của Nhật. Tuy nhiên, đây là điều đi ngược lại chính sách của Nhật cho đến nay. Lãnh đạo đảo Ishigaki khẳng định « điều sai lầm là chờ Trung Quốc, và mang lại cho Bắc Kinh một cái cớ để triển khai hạm đội tại khu vực này ».
Về triển vọng xuống thang căng thẳng Nhật – Trung, sau « cái bắt tay cho dù vẫn còn lạnh giá» của Tập Cận Bình với Shinzo Abe, các thành viên tuần duyên Nhật Bản nhận thấy trên thực tế không có gì thay đổi trên mặt biển. Đọ sức hàng ngày vẫn tiếp diễn cách xa các ống kính camera.
Trung Quốc – Nga : « Một mặt trận ý thức hệ » chống Phương Tây mới
Vẫn liên quan đến Trung Quốc, nhưng lần này trong thế đối đầu với Phương Tây, Le Monde có bài bình luận « Một mặt trận ý thức hệ mới » của nhà báo Alain Frachon. Theo tác giả, kể từ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, « chủ nghĩa tự do kinh tế » là đặc trưng của thế giới Phương Tây đã thắng lợi khắp nơi, nhưng điều này không đúng với « chủ nghĩa tự do chính trị». Trung Quốc và Nga đã không thống nhất trong cuộc chiến kinh tế chống lại Phương Tây, nhưng lãnh đạo hai quốc gia này lại gặp nhau trong việc lên án « các tư tưởng Phương Tây ».
Dưới « ngọn cờ bảo vệ các giá trị quốc gia », Bắc Kinh và Matxcơva muốn tìm mọi cách để duy trì một chế độ độc đoán trong nước. Tại Nga, Tổng thống Putin dùng « các giá trị Nga » để biện minh cho các hành động bành trướng lãnh thổ mới đây ở Ukraina. Còn ở Trung Quốc, người ta duy trì các tình cảm chống Phương Tây ở cấp cao nhất của đảng Cộng sản.
Các luận điểm dân tộc chủ nghĩa được các quốc gia này sử dụng để đàn áp những người tranh đấu cho nhân quyền, nhân danh việc chống lại mưu đồ do Phương Tây ngấm ngầm giật dây, ví dụ như các cáo buộc liên quan đến phong trào dân chủ tại Hồng Kông. Các chương trình tiếng Anh, Tây Ban Nha, hay Pháp của các đài truyền hình Nhà nước của Nga và Trung Quốc được đầu tư rất nhiều để tham gia vào « cuộc chiến ý thức hệ » này.
Shinzo Abe trên đường giành đa số áp đảo
Về Nhật Bản, bài « Shinzo Abe trên đường giành được đa số áp đảo » của Les Echos dẫn các dự báo hôm qua 11/12, theo đó, đảng của đương kim Thủ tướng Nhật sẽ có thêm nhiều ghế tại Hạ viện sau cuộc bầu cử sớm vào Chủ nhật này. Số ghế mà đảng Tự do Dân chủ và các đồng minh có thể đoạt được ít nhất là 340, trên tổng số 475 ghế, có nghĩa là nhiều hơn 325 ghế như hiện nay.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự thắng lợi này được tờ báo giải thích là, rất suy yếu sau thất bại 2012, đảng đối lập không tìm được đủ các ứng cử viên vào ghế dân biểu.
Thắng lợi chắc chắn của đảng Tự do Dân chủ, tuy nhiên, được Les Echos đánh giá là « mang tính bề ngoài ». Các nhà phân tích cho rằng việc giải tán Hạ viện của Thủ tướng Abe khiến lịch trình cải cách của ông bị chậm lại, cụ thể là việc trì hoãn bỏ phiếu thông qua ngân sách và nhiều văn bản quan trọng. Còn về lâu dài, các chuyên gia lo ngại chiến thắng mới của đảng Tự do Dân chủ khiến đảng này sử dụng nhiệm kỳ này để ưu tiên thực thi các chủ trương chính trị, như vấn đề an ninh quốc gia, hay việc tái khởi động điện hạt nhân, thay vì các cải cách kinh tế.
Nhật : Tranh cử qua mạng bị hạn chế
Về bầu cử Nhật Bản, Les Echos có bài « Cuộc tranh cử bằng găng trắng và thư », ghi nhận nhiều chi tiết thú vị về các quy định tranh cử khá ngặt nghèo tại đảo quốc, trong đó một số quy định cũ kỹ vẫn được áp dụng từ giữa thế kỷ trước, rất xa lạ với kỷ nguyên kỹ thuật số. Chỉ tới năm ngoái Quốc hội Nhật mới cho phép chương trình tranh cử trên mạng và các ứng cử viên có quyền mở Facebook hay Twitter riêng.
Tuy nhiên, việc tranh cử trên internet cũng bị giới hạn. Chỉ có các ứng cử viên và đảng của họ có quyền gửi các thông điệp tuyên truyền chính trị qua email, còn những cử tri bình thường không có quyền này. Bộ Truyền thông Nhật cũng vừa ra thông báo nhắc lại lệnh cấm những người dưới 20 tuổi tham gia « các hoạt động trên mạng liên quan đến bầu cử ».
Nếu không hợp tác về nước, 30 quốc gia có thể rơi vào chiến tranh
Liên quan đến hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Peru, « Nếu không có các hợp tác về nước, 30 nước có thể rơi vào chiến tranh » là tựa đề bài phỏng vấn do đặc phái viên của Libération gửi về từ Lima. Thư ký của Thỏa thuận Liên Hiệp Quốc về chống sa mạc hóa, bà Monique Barbut, bày tỏ lo ngại lớn về tốc độ chậm tiến triển của các đàm phán hiện tại. Đại diện của chương trình chống sa mạc hóa của Liên Hiệp Quốc đưa ra những con số báo động.
Từ đây đến 2050, từ 10% đến 20% dân số thế giới bị nạn đói đe dọa, do chất lượng đất nông nghiệp xuống cấp, đặc biệt do thiếu nước. Nguy cơ nạn đói quy mô lớn càng tăng cao, khi mỗi năm thế giới phải có thêm 4 triệu ha đất trồng trọt mới, để đáp ứng nhu cầu tăng dân số, sẽ lên đến 9,6 tỷ người năm 2050. 
Ý : Cuộc chiến giữa hai cánh tả
Hôm nay, kêu gọi tổng bãi công tại Ý đến phản đối chính sách cải cách của chính phủ có thể làm quốc gia Nam Âu tê liệt. Le Figaro dành xã luận và hồ sơ chính của phụ trang kinh tế để nói về chủ đề này. Xã luận Le Figaro với tựa đề « Bài học Ý » so sánh các cải cách mà chính phủ cánh tả hai nước dự định tiến hành : phía Pháp là khả năng cho phép làm việc thêm một số ngày chủ nhật trong năm, còn tại Ý, đó là việc đơn giản hóa thủ tục thuê lao động, một hợp đồng lao động duy nhất… Tờ báo thiên hữu bày tỏ thái độ thất vọng đối với các cải cách mà chính quyền của Tổng thống Hollande đề xuất và thực thi cho đến nay, trong khi đó tờ báo thiên tả Libération giải thích lý do của cuộc tổng bãi công hôm nay tại Ý là để « phản đối một cuộc cải cách quá tự do hóa của một bộ phận chính phủ cánh tả ».
Xã luận Libération nhận xét dự định cải cách của Thủ tướng Ý, dựa trên các cử tri thuộc tầng lớp trung lưu, không có sự tham gia của các tổ chức xã hội trung gian – như các đảng phái chính trị, nghiệp đoàn công nhân và thậm chí chủ doanh nghiệp – có nguy cơ không thành công. « Tại Pháp, cũng như Ý, nếu cánh tả theo xu thế xã hội –tự do muốn thực thi các cải cách, họ không thể phá bỏ một hệ thống xã hội - có thể hiện tại rất èo uột, nhưng đã tồn tại qua nhiều thử thách – mà không mang lại những đánh đổi về việc làm và tăng trưởng ».
Pháp : Giới chủ đối thoại với đảng Cộng sản
Đối đầu giữa hai cánh tả ngay trong đảng cầm quyền là một thực tế tại Pháp. Tuy nhiên, sáng nay, l’Humanité ghi nhận cuộc đối thoại hiếm có giữa Pierre Gattaz - chủ tịch MEDEF, tổ chức của giới chủ doanh nghiệp - với lãnh đạo đảng Cộng sản, Pierre Laurent. Cuộc đối thoại với rất nhiều bất đồng được tổ chức tại tòa soạn tờ báo cộng sản l’Humanité.
Chủ đề chính của cuộc đối thoại là « giá lao động, giá tư bản, chủ nghĩa xã hội-tự do và thỏa ước tránh nhiệm » mà chính phủ đang cố gắng thực thi. L’Humanité nhấn mạnh không khí đối thoại giữa hai lãnh đạo là « lịch sự », « lắng nghe nhau », cho dù cuộc tranh luận là « không khoan nhượng ». Theo l’Humanité, « sự tò mò gợi nên từ cuộc gặp chưa từng có này cho thấy thái độ mong đợi các ý tưởng mới và một nền chính trị tái khởi sắc ». Tờ báo cộng sản tự hào vừa là một bên tham gia, vừa là nơi diễn ra cuộc đối thoại này.

Việt Nam đấu giá máy bay ‘ma’

·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

16.12.2014
Một chiếc máy bay vô thừa nhận sẽ được Việt Nam mang giá đấu giá, 7 năm sau khi bị bỏ lại tại sân bay Nội Bài.
Chiếc Boeing 727 do hãng hàng không Royal Khmer Airlines, Campuchia, quản lý đã bị hỏng nặng và không có khả năng cất cánh.
Ông Lưu Văn Đoan, Trưởng Phòng pháp chế, Cục Hàng không Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết rằng chiếc máy bay này đã nằm ở một góc sân bay quốc tế ở phía bắc Việt Nam suốt nhiều năm qua.
Ông Đoan nói:
“Máy bay của Campuchia, vì lý do kỹ thuật, bị bỏ lại sân bay Nội Bài từ năm 2007. Sau đó, không có ai quay lại để di dời máy bay khỏi Việt Nam. Cục Hàng không Việt Nam đã thông báo với phía Campuchia, tức là nơi máy bay đăng ký và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng mà đến giờ phút này, không ai đến nhận lại. Chắc là chúng tôi sắp tới sẽ tìm cách di dời máy bay và cũng có thể có hình thức mang ra phát mại để thu hồi lại một phần chi phí máy bay đỗ tại sân bay. Nó chiếm dụng sân đỗ nên phải trả lệ phí đỗ là trên 600 nghìn đôla Mỹ”.
Chưa rõ là cuộc đấu giá sẽ được tiến hành dưới hình thức như thế nào, và số tiền thu về có bù đủ vào khoản mà Việt Nam đã bỏ ra hay không.
Các hình ảnh đăng tải trên báo Việt Nam cho thấy một chiếc máy bay sơn màu đỏ, trắng, trên mình có ghi chữ “Air Dream” và cờ của Campuchia.
Theo ông Đoan, đây là một hãng của Campuchia, nhưng đã phá sản, và Cục Hàng không Campuchia cho biết, máy bay đã bị xóa đăng ký khỏi sổ đăng bạ máy bay của nước này.
Hồi năm 2007, chiếc máy bay Boeing 727 của Royal Khmer Airlines đã được phía Việt Nam cấp giấy phép bay theo như quy định của pháp luật.
Tin cho hay, Air Dream là một hãng hàng không thuê bao đặt trụ sở ở Campuchia, nhưng đã ngưng hoạt động sau một thời gian ngắn vận hành.
Năm 2007, chiếc Boeing 727, máy bay duy nhất của hãng này, thuê lại của Royal Khmer Airlines, đã bay chặng giữa Siem Reap, Campuchia và Hà Nội, Việt Nam.
Air Dream sau đó phá sản và bỏ mặc chiếc máy bay của hãng dầm mưa dãi nắng ở Việt Nam nhiều năm qua.












1 comment:

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts