Đại Học chăn Trâu




Thursday 22 August 2019

Tại sao TT Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch?

 

Subject: Tại sao TT Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch?


                                                                       


                    
 

Subject: Tại sao TT Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch?


                                                                       


                     Tại sao TT TRUMP để ý và muốn mua Greenland của Đan Mạch ?


Tại sao ông Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch? - Ảnh 3.
Băng trôi phía sau thị trấn Kulusuk ở Greenland vào ngày 16-8 - Ảnh: AFP.

        Greenland có diện tích lên tới 2.166.086km2 và 44.087km bờ biển, nhưng chỉ có vẻn vẹn 57.000 dân, và đã có cơ chế bán tự trị từ tháng 6-2009.

        Hiện Greenland vẫn nhận từ Đan Mạch một khoản trợ cấp hằng năm là 3,6 tỉ kroner (hơn 627 triệu USD) chưa kể các chi phí quốc phòng, an ninh trật tự, cứu cấp trên biển, khảo sát địa chất... Quyền tự trị của Greenland có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với cục diện cả vùng địa cực do vai trò chiến lược của hòn đảo này tại đây.


                                                                                        Sức hấp dẫn của “quốc gia mỏ”:
        Theo ước tính, khu vực Bắc cực chứa tới 30% lượng khí thiên nhiên và 13% dầu mỏ chưa khai thác của thế giới. Còn theo Viện Nghiên cứu địa chất Đan Mạch GEUS thì Greenland là một trong 20 “quốc gia mỏ” của thế giới, với các mỏ sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, bạch kim, kim cương, hồng ngọc, còn có thủy diên (molybdenum)*, đất hiếm, uranium...
        Trong những năm gần đây tình trạng băng tuyết tại Bắc cực tan nhanh do biến đổi khí hậu, tuy có làm những Chuyên gia môi trường lo ngại, nhưng lại giúp triển vọng khai thác thương mại những nguồn tài nguyên phong phú tại đây thành hiện thực. Đó là chưa nói tới khả năng mở ra hải lộ mới trên Bắc Băng Dương, có thể rút ngắn thời gian hành trình từ Âu sang Á tới 40%.

        Trong phiên họp đầu năm nay của Hội đồng Bắc cực tổ chức tại Tromsoe (bắc Na Uy), các nước TC, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ, Ý, khối EU cùng bảy Tổ chức quốc tế đã đồng loạt nộp đơn xin tham gia Hội đồng với tư cách Quan sát viên. 
        Trong số các tổ chức thì ngoài các tập đoàn khai thác dầu khí và khoáng sản, còn có Tổ chức Green Peace (Hòa bình xanh) do sự lo ngại về những tác động xấu lên môi trường nơi đây, một khi các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên được khai triển ào ạt.
        Hội đồng Bắc cực thành lập năm 1996, gồm những nước có quyền lợi trực tiếp tại khu vực Bắc cực là Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland, Mỹ, Canada, và Nga. 

        Tuy nhiên chỉ vài năm gần đây Hội đồng mới trở thành một nhân tố quan trọng trong sự hợp tác giữa các thành viên, ví dụ như trong công tác cứu cấp tại Bắc Băng Dương, hay đối phó với thảm họa, chẳng hạn như khi có sự  tràn dầu, và nay là trước cuộc đua khai thác nguồn tài nguyên.
        Sự tham gia của EU cùng sáu nước và bảy Tổ chức nói trên tất nhiên sẽ có những đóng góp nhất định cho Hội đồng Bắc cực, nhưng nhiều thành viên Hội đồng, đặc biệt là Canada và Nga, tỏ ra không mấy hào hứng trước viễn cảnh có sự tham gia của những quốc gia hàng tỉ người như Ấn Độ hay TC.
                       


                                                                                        Chinatown ở thủ phủ Nuuk (Greenland )!
        Hiện các công ty Mỹ (Alcoa), Anh, Úc, TC, và Hàn Quốc đang ra sức đẩy mạnh hoạt động thăm dò và khai thác mỏ tại Greenland. 
        Có tám dự án đang được khai triển cùng nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, đường sắt, cảng biển. Tuy nhiên sự phát triển của Greenland cũng đưa tới nhiều vấn đề phức tạp.
        Khó khăn đầu tiên là nguồn nhân lực trên đảo rất hạn chế, mà các chủ Đầu tư, nhất là TC và Hàn Quốc, không muốn thuê mướn lao động Đan Mạch do mức lương và các chế độ lao động quá cao. 
        Dự kiến khi tám dự án nói trên chính thức đi vào hoạt động sẽ cần khoảng 30.000 cán bộ công nhân kỹ thuật nhập cư - bằng hơn một nửa dân số trên đảo. 

        Chỉ riêng mỏ sắt Isua của Công ty London Mining, liên kết với TC, có vốn đầu tư 13 tỉ kroner (226,4 triệu USD), đã cần tới 3.000 lao động, đó là chưa tính đến hàng loạt dự án đang chờ được cấp phép hay khai triển.
        Sự hiện diện của quá nhiều lao động nhập cư cũng như việc chính quyền địa phương đồng ý cho các nhà Đầu tư TC trả lương công nhân thấp hơn mức lương tối thiểu tại đây sẽ tác động không nhỏ đến môi trường sinh hoạt trên đảo và thị trường lao động Đan Mạch. 
        Giờ thì nhiều nhà báo Đan Mạch đã gọi thủ phủ Nuuk của Greenland là “Chinatown” vì đi đâu cũng gặp người TC!
        Nhưng điều khiến nhiều người lo lắng nhất là vấn đề khai thác uranium. 
        Từ năm 1988 Đan Mạch và Greenland đã ký một thỏa thuận có hiệu lực 20 năm về việc khai thác uranium như một sản phẩm phụ (by-product) khi khai thác đất hiếm tại Kvanefjeld và Kringlerne, phía Nam Greenland. 
        Thỏa thuận này giới hạn lượng uranium thu được khi chiết xuất đất hiếm là 60 gam/tấn đất (60ppm).
        Tuy nhiên khảo sát cho thấy lượng uranium thu được khi chiết xuất đất hiếm tại mỏ Kvanefjeld lên tới 350 ppm/tấn, gần gấp sáu lần mức bình thường. Nay thì thỏa thuận này đã đáo hạn, và đất hiếm cũng như uranium là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của Greenland, nên có khả năng sau kỳ bầu cử 12-3, chính quyền tự trị sẽ mau chóng áp dụng chính sách mới về khai thác và xuất cảng uranium trên đảo.

                                                                                                                                                                        “ Đồn lũy ” kiểm soát Bắc Cực ?

     Vấn đề Greenland đã gây nên nhiều tranh cải trong Quốc hội Đan Mạch.  Các đảng đối lập mạnh mẻ chỉ trích chính phủ Liên đảng cầm quyền đã trao cho Greenland quyền hạn quá rộng để giải quyết các vấn đề như:  Khai thác tài nguyên thiên nhiên, và cơ chế nhập cư lao động …
     Họ cũng tỏ ra bực tức khi Đan Mạch hầu như bị gạt ra khỏi cuộc đua dành quyền khai thác tài nguyên mỏ tại Greenland.
     Hơn thế nữa, Nghị sĩ Claus Hjort Fredericksen (Đảng Tự do) còn lên tiếng cảnh báo nguy cơ TC dùng Greenland như một “ đồn lũy “ để dành quyền kiểm soát Bắc cực.
     Theo ông:  TC có cả khả năng tài chính lẫn sự kiên nhẫn để củng cố ảnh hưởng của họ tại khu vực Bắc cực chiến lược ( Berlingske 29-1-2013 ).
     Thủ tướng Hell Thorning-Schmidt cho rằng:  “ Một khi Greenland đã tự trị về hành chính, thì Đan Mạch phải tôn trọng quyền tự quyết của Greenland đối với tài nguyên thiên nhiên của họ, và trách nhiệm trước hết thuộc về chính phủ tiền nhiệm đã ủng hộ cơ chế tự trị của đảo này” .

     Người dân Greenland tất nhiên rất phấn khởi trước tương lai công-nghiệp-hóa, vì nếu lấy giá trị ước tính của tài nguyên chưa khai thác trên đảo chia cho số dân, thì ai cũng là Triệu phú Đô la Mỹ.
     Tuy nhiên, những nhà Hoạt động Môi trường lại lo lắng về các tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái, cũng như nếp sống, vàtruyền thống của người Inuit tạ Greenland.

           MINH THƯ ( Theo Spiegel, IPS ).   ./. 
          






                                                                                                                                                                                               
__._,_.___

Posted by: van tran 


Tại sao ông Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch? - Ảnh 3.
Băng trôi phía sau thị trấn Kulusuk ở Greenland vào ngày 16-8 - Ảnh: AFP.

        Greenland có diện tích lên tới 2.166.086km2 và 44.087km bờ biển, nhưng chỉ có vẻn vẹn 57.000 dân, và đã có cơ chế bán tự trị từ tháng 6-2009.

        Hiện Greenland vẫn nhận từ Đan Mạch một khoản trợ cấp hằng năm là 3,6 tỉ kroner (hơn 627 triệu USD) chưa kể các chi phí quốc phòng, an ninh trật tự, cứu cấp trên biển, khảo sát địa chất... Quyền tự trị của Greenland có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với cục diện cả vùng địa cực do vai trò chiến lược của hòn đảo này tại đây.


                                                                                        Sức hấp dẫn của “quốc gia mỏ”:
        Theo ước tính, khu vực Bắc cực chứa tới 30% lượng khí thiên nhiên và 13% dầu mỏ chưa khai thác của thế giới. Còn theo Viện Nghiên cứu địa chất Đan Mạch GEUS thì Greenland là một trong 20 “quốc gia mỏ” của thế giới, với các mỏ sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, bạch kim, kim cương, hồng ngọc, còn có thủy diên (molybdenum)*, đất hiếm, uranium...
        Trong những năm gần đây tình trạng băng tuyết tại Bắc cực tan nhanh do biến đổi khí hậu, tuy có làm những Chuyên gia môi trường lo ngại, nhưng lại giúp triển vọng khai thác thương mại những nguồn tài nguyên phong phú tại đây thành hiện thực. Đó là chưa nói tới khả năng mở ra hải lộ mới trên Bắc Băng Dương, có thể rút ngắn thời gian hành trình từ Âu sang Á tới 40%.

        Trong phiên họp đầu năm nay của Hội đồng Bắc cực tổ chức tại Tromsoe (bắc Na Uy), các nước TC, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ, Ý, khối EU cùng bảy Tổ chức quốc tế đã đồng loạt nộp đơn xin tham gia Hội đồng với tư cách Quan sát viên. 
        Trong số các tổ chức thì ngoài các tập đoàn khai thác dầu khí và khoáng sản, còn có Tổ chức Green Peace (Hòa bình xanh) do sự lo ngại về những tác động xấu lên môi trường nơi đây, một khi các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên được khai triển ào ạt.
        Hội đồng Bắc cực thành lập năm 1996, gồm những nước có quyền lợi trực tiếp tại khu vực Bắc cực là Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland, Mỹ, Canada, và Nga. 

        Tuy nhiên chỉ vài năm gần đây Hội đồng mới trở thành một nhân tố quan trọng trong sự hợp tác giữa các thành viên, ví dụ như trong công tác cứu cấp tại Bắc Băng Dương, hay đối phó với thảm họa, chẳng hạn như khi có sự  tràn dầu, và nay là trước cuộc đua khai thác nguồn tài nguyên.
        Sự tham gia của EU cùng sáu nước và bảy Tổ chức nói trên tất nhiên sẽ có những đóng góp nhất định cho Hội đồng Bắc cực, nhưng nhiều thành viên Hội đồng, đặc biệt là Canada và Nga, tỏ ra không mấy hào hứng trước viễn cảnh có sự tham gia của những quốc gia hàng tỉ người như Ấn Độ hay TC.
                       


                                                                                        Chinatown ở thủ phủ Nuuk (Greenland )!
        Hiện các công ty Mỹ (Alcoa), Anh, Úc, TC, và Hàn Quốc đang ra sức đẩy mạnh hoạt động thăm dò và khai thác mỏ tại Greenland. 
        Có tám dự án đang được khai triển cùng nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, đường sắt, cảng biển. Tuy nhiên sự phát triển của Greenland cũng đưa tới nhiều vấn đề phức tạp.
        Khó khăn đầu tiên là nguồn nhân lực trên đảo rất hạn chế, mà các chủ Đầu tư, nhất là TC và Hàn Quốc, không muốn thuê mướn lao động Đan Mạch do mức lương và các chế độ lao động quá cao. 
        Dự kiến khi tám dự án nói trên chính thức đi vào hoạt động sẽ cần khoảng 30.000 cán bộ công nhân kỹ thuật nhập cư - bằng hơn một nửa dân số trên đảo. 

        Chỉ riêng mỏ sắt Isua của Công ty London Mining, liên kết với TC, có vốn đầu tư 13 tỉ kroner (226,4 triệu USD), đã cần tới 3.000 lao động, đó là chưa tính đến hàng loạt dự án đang chờ được cấp phép hay khai triển.
        Sự hiện diện của quá nhiều lao động nhập cư cũng như việc chính quyền địa phương đồng ý cho các nhà Đầu tư TC trả lương công nhân thấp hơn mức lương tối thiểu tại đây sẽ tác động không nhỏ đến môi trường sinh hoạt trên đảo và thị trường lao động Đan Mạch. 
        Giờ thì nhiều nhà báo Đan Mạch đã gọi thủ phủ Nuuk của Greenland là “Chinatown” vì đi đâu cũng gặp người TC!
        Nhưng điều khiến nhiều người lo lắng nhất là vấn đề khai thác uranium. 
        Từ năm 1988 Đan Mạch và Greenland đã ký một thỏa thuận có hiệu lực 20 năm về việc khai thác uranium như một sản phẩm phụ (by-product) khi khai thác đất hiếm tại Kvanefjeld và Kringlerne, phía Nam Greenland. 
        Thỏa thuận này giới hạn lượng uranium thu được khi chiết xuất đất hiếm là 60 gam/tấn đất (60ppm).
        Tuy nhiên khảo sát cho thấy lượng uranium thu được khi chiết xuất đất hiếm tại mỏ Kvanefjeld lên tới 350 ppm/tấn, gần gấp sáu lần mức bình thường. Nay thì thỏa thuận này đã đáo hạn, và đất hiếm cũng như uranium là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của Greenland, nên có khả năng sau kỳ bầu cử 12-3, chính quyền tự trị sẽ mau chóng áp dụng chính sách mới về khai thác và xuất cảng uranium trên đảo.

                                                                                                                                                                        “ Đồn lũy ” kiểm soát Bắc Cực ?

     Vấn đề Greenland đã gây nên nhiều tranh cải trong Quốc hội Đan Mạch.  Các đảng đối lập mạnh mẻ chỉ trích chính phủ Liên đảng cầm quyền đã trao cho Greenland quyền hạn quá rộng để giải quyết các vấn đề như:  Khai thác tài nguyên thiên nhiên, và cơ chế nhập cư lao động …
     Họ cũng tỏ ra bực tức khi Đan Mạch hầu như bị gạt ra khỏi cuộc đua dành quyền khai thác tài nguyên mỏ tại Greenland.
     Hơn thế nữa, Nghị sĩ Claus Hjort Fredericksen (Đảng Tự do) còn lên tiếng cảnh báo nguy cơ TC dùng Greenland như một “ đồn lũy “ để dành quyền kiểm soát Bắc cực.
     Theo ông:  TC có cả khả năng tài chính lẫn sự kiên nhẫn để củng cố ảnh hưởng của họ tại khu vực Bắc cực chiến lược ( Berlingske 29-1-2013 ).
     Thủ tướng Hell Thorning-Schmidt cho rằng:  “ Một khi Greenland đã tự trị về hành chính, thì Đan Mạch phải tôn trọng quyền tự quyết của Greenland đối với tài nguyên thiên nhiên của họ, và trách nhiệm trước hết thuộc về chính phủ tiền nhiệm đã ủng hộ cơ chế tự trị của đảo này” .

     Người dân Greenland tất nhiên rất phấn khởi trước tương lai công-nghiệp-hóa, vì nếu lấy giá trị ước tính của tài nguyên chưa khai thác trên đảo chia cho số dân, thì ai cũng là Triệu phú Đô la Mỹ.
     Tuy nhiên, những nhà Hoạt động Môi trường lại lo lắng về các tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái, cũng như nếp sống, vàtruyền thống của người Inuit tạ Greenland.

           MINH THƯ ( Theo Spiegel, IPS ).   ./. 
          



On Aug 18, 2019, at 11:25 AM, Cat Ha > wrote:
Hoàn toàn không nên  tán thành việc Mỹ mua Greenland hay bất cứ đất nào khác trên Địa Cầu.  Chính sách bành trướng lãnh thổ kiểu đế quốc từ những thế kỷ trước là vị kỷ và đã lỗi thời.  Nước Mỹ chưa nghèo và không nên "vĩ đại trở lại" bằng chính sách bá quyền nước lớn, chèn ép các dân tộc và quốc gia nhỏ hơn.

On Sat, Aug 17, 2019 at 8:42 PM 'chuyenbai' via Phụng Sự Xã Hội <> wrote:


----- Forwarded Message -----

Subject: Tại sao TT Trump muốn mua Greenland- Aug 17, 2019

TT Trump và Greenland
Lịch Sử, Các Lý Do Mua, các Phản Đối
Lời giới thiệu: Đây là những gì tôi tổng hợp được từ một số báo Mỹ.  Phù hợp với thời buổi net, tôi cô gắng không viết dài. Tóm tắt là trong lịch sử, HK đã mua nhiều đất từ Nga, Pháp, Đan Mạch. Nếu Greenland có những tiềm năng như các quặng sắt, chì, kẽm, kim cương, vàng, các nguyên tố đất hiếm, uranium và dầu. Và phần lớn trong số đó hiện chưa được khai thác, do thực tế là, 80% đất nước được bao phủ bởi một tảng băng. Nhưng do sự nóng lên toàn cầu, dải băng đó đang tan chảy nhanh chóng - mùa hè cùng việc HK đã có một căn cứ ở đây thì việc muốn mua Greenland cũng là điều dễ hiểu. Huống chi Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới. Trump sẽ “chú ý” đến chi tiết này vì lẽ Trump luôn muốn Hiệp Chủng Quốc HK là number one. Tuy vậy, Greenland không thuộc Đan Mạch nữa. Greenland đã tự trị từ 2009. Sự chống đối chỉ có lác đác ở vài người. Khi cần có thể trưng cầu dân ý Greenland. Tôi không biết khoảng 56.000 cư dân Greenland đang có đời sống ra sao, có tiếp cận với internet toàn cầu sâu rộng hay không? Nếu Có thì nhiều % là đa số sẽ thích được là công dân một cường quốc thế giới.

GREENLAND-ĐỊA LÝ
Là thuộc địa của Đan Mạch vào những năm 1720, Greenland đã có một chính phủ tự trị từ năm 2009 như một phần của Vương quốc Đan Mạch. Dân số Greenland có khoảng 56.000 người. Khối đất băng giá, nằm giữa đại dương Bắc Cực và Đại Tây Dương, có diện tích tổng cộng 2,18 triệu km2. Quân đội Hoa Kỳ có một căn cứ không quân lớn ở đảo đảo phía tây bắc, với 600 nhân viên tại chỗ.Mặc dù về mặt địa lý là một phần của lục địa Bắc Mỹ, Greenland vẫn gắn liền với chính trị và văn hóa với châu Âu. Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới. Năm 1979, Đan Mạch đã trao quyền cai trị tại nhà cho Greenland và năm 2008, Greenlanders đã bỏ phiếu ủng hộ Đạo luật Tự trị, chuyển giao quyền lực từ chính phủ Đan Mạch cho chính quyền Greenlandic địa phương.
Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ, một lãnh thổ của Hoa Kỳ tại vùng biển Caribbean, thực sự đã được Đan Mạch bán cho Hoa Kỳ vào năm 1917, với giá 25 triệu đô la. Năm 1946, Hoa Kỳ đề nghị trả 100 triệu đô la cho Greenland sau khi ban đầu xem xét một thỏa thuận hoán đổi liên quan đến một phần của Alaska.
Dân số Greenland có khoảng 56.000 người. Là vùng đất băng giá, nằm giữa đại dương Bắc Cực và Đại Tây Dương, có diện tích tổng cộng 2,18 triệu km2. Quân đội Hoa Kỳ có một căn cứ không quân lớn ở đảo đảo phía tây bắc, với 600 nhân viên tại chỗ.
Tạp chí Phố Wall đưa tin hôm thứ Năm rằng Trump đã nêu ra với các cố vấn về triển vọng mua Greenland, một khối đất băng giá 2,18 triệu km2, một phần tự trị của Đan Mạch. Mặc dù chưa được xác nhận bởi Trump hoặc Tòa Bạch Ốc nhưng  câu chuyện đã lan truyền trên các trang tin tức quốc tế và trở thành điểm nhấn.
Trump dự kiến ​​sẽ có chuyến thăm  Đan Mạch vào ngày 2 và 3 tháng 9, nơi ông sẽ cùng Thủ tướng Mette Frederiksen và Thủ tướng Greenland, Kim Kielsen. Hòn đảo sẽ là một trong một số vấn đề trong chương trình nghị sự. 

PHẢN ỨNG CỦA THẾ GIỚI VÀ GREENLAND
Morten Skovgaard, người sáng lập trang Facebook "Đưa Trump Baby đến Đan Mạch!" đã ký một thỏa thuận với các nhà hoạt động Hoa Kỳ để mang khinh khí cầu phản đối tới Copenhagen cho chuyến thăm ngày 2 tháng 9 của Trump. Ông nói với The Local  "Chúng tôi đã được xác nhận từ nhóm Hoa Kỳ rằng khinh khí cầu có sẵn và họ đang làm việc ",   "Tôi hoàn toàn không lo lắng về việc gây quỹ cộng đồng, vì tôi đã được liên hệ với các chủ sở hữu công ty, những người sẵn sàng trả toàn bộ chi phí để đưa khinh khí cầu đến Đan Mạch. Nó giống như một ngón tay giữa khổng lồ, được bơm khí heli vào Trump", có cái đốm lớn màu vàng khổng lồ này, do đó thật khó để bỏ qua nó, hoặc chỉnh sửa nó.
Skovgaard  hy vọng rằng khinh khí cầu sẽ gây khó khăn cho những người ủng hộ của Trump khi giới thiệu ông là người nổi tiếng ở Đan Mạch trong chuyến thăm của ông. Skovgaard nói thêm “Chúng tôi biết rằng tổng thống Mỹ ghét những gì đánh cắp sự chú ý khỏi Trump.
Vào Tháng 7 2018, một khinh khí cầu, lần đầu tiên bay trong các cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm Vương quốc Anh của TT Trump. Bức tranh biếm họa là Donald Trump trong một chiếc tã với điện thoại thông minh trong tay  khiến tổng thống Mỹ tức giận. Ông nói với The Sun “Tôi đoán khi họ đưa ra những lời giới thiệu khiến tôi cảm thấy không được chào đón, thì không có lý do gì để tôi đến London nhưng tôi đã từng yêu London, từng  ở đó trong một thời gian dài”.
Skovgaard, nói "Tôi đã thành lập nhóm vào thứ năm và hôm nay chúng tôi có hơn 7.000 người, chúng tôi có thể sẽ đạt 10.000 trong vài ngày. Các cuộc biểu tình khác của Trump là khoảng 15.000 người vì vậy điều này chắc chắn đã đánh cắp tất cả sự chú ý của truyền thông." Ông hy vọng nhờ vào bong bóng bay sẽ thu hút nhiều người   biểu tình chống Trump hơn
Aaja Chemnitz Larsen, một trong hai chính trị gia,  QH Đan Mạch, nói rằng, nếu các báo cáo được xác nhận, bà sẽ kiên quyết phản đối mọi cách tiếp cận từ Trump. Aaja nói : “Greenland đã có một chính phủ tự trị từ năm 2009 như một phần của Vương quốc Đan Mạch. Tôi nói “không, cảm ơn vì người Mỹ đã mua Greenland từ Đan Mạch. Tôi muốn tăng cường mối quan hệ giữa Greenland và Đan Mạch. Một điều quan trọng nữa là Greenland không phải là hàng hóa có thể bán được. Đan Mạch không thể chỉ cần đi trước và làm điều đó.  Tôi có thể lo lắng về loại hình xã hội mà chúng tôi có nếu Greenland trở thành người Mỹ chứ không phải là người Đan Mạch.”

Larsen đại diện cho đảng Inuit Ataqatigiit, một nhóm cánh tả ủng hộ độc lập kinh tế và chính trị cho Greenland. Cô cũng cho biết cô thấy Greenland có nhiều điểm tương đồng với Đan Mạch hơn là với Hoa Kỳ.
Ông Esp Espersen : ý nghĩ về việc Đan Mạch bán 50.000 công dân của mình sang Mỹ là hoàn toàn điên rồ. Vấn đề không nên được đưa ra để thảo luận trong chuyến thăm cấp nhà nước của Trump tới Đan Mạch vào tháng tới.

TẠI SAO TT TRUMP MUỐN MUA GREENLAND
Trump đã nhiều lần hỏi các cố vấn nếu Hoa Kỳ có thể mua Greenland https://www.wsj.com/articles/trump-eyes-a-new-real-estate-purchase-greenland-11565904223


Tại sao Tổng thống Mỹ muốn mua một hòn đảo được bao phủ 80% bởi một tảng băng và nơi có ít hơn 60.000 người thực sự sống? Chính ông Trump đã không nói - chưa - nhưng có một vài lý do rõ ràng.
Đó là:
Đầu tiên là vì Greenland được cho là rất giàu tài nguyên thiên nhiên - bao gồm quặng sắt, chì, kẽm, kim cương, vàng, các nguyên tố đất hiếm, uranium và dầu. Và phần lớn trong số đó hiện chưa được khai thác, do thực tế là, 80% đất nước được bao phủ bởi một tảng băng. Nhưng do sự nóng lên toàn cầu, dải băng đó đang tan chảy nhanh chóng - mùa hè này, các nhà khoa học NASA đã quan sát thấy hai trong số những vụ tan chảy lớn nhất trong lịch sử Greenland - và sự xói mòn của tảng băng này dự kiến ​​sẽ giúp việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Greenland trở nên khả thi hơn .
Thứ hai là vì lý do địa chính trị. Hoa Kỳ đã có một chỗ đứng ở Greenland - Căn cứ không quân Thule - và, như Tạp chí Phố Wall, đã  ghi chú: "Tọa lạc 750 dặm về phía bắc của vòng Bắc cực, nó bao gồm một trạm radar là một phần của một hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của Mỹ. Các cơ sở cũng được sử dụng bởi Bộ chỉ huy Không gian Không quân Hoa Kỳ và Bộ chỉ huy Không gian vũ trụ quốc phòng khu vực Bắc Mỹ."
Thứ ba, Trump là một người đàn ông rất quan tâm đến di sản của ông. Mua Greenland sẽ là một gạch đầu dòng lớn trong lý lịch tổng thống của ông.
Theo Thelocal:
Hoa Kỳ đã thực sự theo đuổi việc mua Greenland trước đó, theo một nhà sử học người Đan Mạch tên là Tage Kaarsted. Năm 1946, Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Byrnes - phục vụ dưới thời Tổng thống Harry Truman - đã giới thiệu ý tưởng này với Ngoại trưởng Đan Mạch tại một cuộc họp của Liên Hợp Quốc tại New York.  Gần 100 năm trước đó, Ngoại trưởng William Seward - mới mua lại Alaska của Hoa Kỳ - dường như đã tìm mua Greenland từ người Đan Mạch.
Một trong những lần cuối cùng Hoa Kỳ mua đất từ nước ngoài là vào năm 1867, khi Seward dàn xếp việc mua Alaska từ người Nga với giá 7,2 triệu đô la. Nó đã bị chỉ trích nặng nề vào thời điểm đó - và đã trở thành "Folly của Seward" trong sách lịch sử. Hoa Kỳ cũng đã mua các đảo Philippines từ Tây Ban Nha vào năm 1898 với giá 20 triệu đô la và Quần đảo Virgin từ Đan Mạch vào năm 1917 với giá 25 triệu đô la. Việc mua lại đất nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ đã diễn ra trước đó - chính xác là năm 1803 - khi HK đồng ý Mua Louisiana của  Pháp. Hoa Kỳ đã trả 15 triệu đô la vào thời điểm đó cho vùng đất chiếm gần một phần tư lãnh thổ hiện tại của nước Mỹ.
KẾT LUẬN: Các bạn có thích TT Trum mua Greenland không? Câu trả lời của Hoàng Lan Chi  là CÓ. Lý do : 1) Tiềm năng quặng mỏ. 2) Đã có căn cứ không quân. 3) Mở mang bờ cõi. 4) Hiệp Chủng Quốc HK sở hữu HÒN ĐẢO LỚN NHẤT THẾ GIỚI : rất thú vị. Các ngành giải trí sẽ được phát triển ở đây có nghĩa công dân HK có thêm nhiều việc làm.
Hoàng Lan Chi
8/2019


--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************


                                                                                                                                                                         
Subject:  Đảo băng Greenland nóng bất thường, du khách mặc áo thun như mùa hè.




                        Đảo băng Greenland nóng bất thường, du khách mặc áo thun như mùa hè.

·                        Quốc Thăng.
·        
·          
·          
                   Nhiệt độ lên tới 22 độ C ở Greenland trong những ngày đầu tháng 8, khiến cho những khối băng khổng lồ ở đây tan nhanh bất thường, dấu hiệu rõ rệt của tình trạng biến đổi khí hậu.


.

Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 1
Sau khi châu Âu trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, sóng nhiệt tiếp tục tràn lên phía Bắc gây ảnh hưởng đến đảo Greenland, nơi có 82% diện tích được bao phủ bởi băng. Các nhà Khoa học ước tính chỉ riêng trong ngày 1/8, nơi đây mất đi 12,5 tỷ tấn băng. Băng tan dẫn tới sự hình thành của các sông trên bề mặt lớp băng ở Greenland. Ảnh: AP.

Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 2
Một chiếc thuyền chở khách du lịch đi qua miệng núi băng Ilulissat, trong thời tiết nắng nóng bất thường ở Greenland vào hôm 30/7. Nhiệt độ ở khu vực này lên tới 22 độ C trong những ngày này mặc dù trước đây rất hiếm khi có ngày nào nhiệt độ vượt quá 10 độ C trong những tháng mùa hè. Ảnh: Getty.

Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 3
Tảng băng khổng lồ ẩn sau những lớp mây. Viện Khí tượng Đan Mạch cho biết: Dải băng Greenland mất tổng cộng 197 tỷ tấn băng trong tháng 7. Ảnh: Getty.

Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 4
Băng tan hình thành những dòng sông trên chính lớp băng này của Greenland. Ảnh: AP.

Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 5
Ở một số chỗ có những miệng hố đưa nước ngọt chảy thẳng xuống đại dương ở dưới lớp băng. Ảnh: AP.

Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 6
Trong khi đó ở trên khu vực Greenland lục địa, dòng nước hình thành từ băng tan trở thành những cơn lũ ống chảy xiết. Ảnh: AP.

Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 7
Nhiệt độ cao bất thường khiến một số loài hoa dại nở trên đảo Greenland. Ảnh: Getty.

Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 8
Nhiệt độ cao bất thường cũng khiến khách du lịch có thể mặc áo thun khi đến thăm Greenland trong những ngày này. Ảnh: Getty.

Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 9
Đây là núi băng Eqip Sermia ở Greenland, với những vách núi cao 200 mét so với mặt nước biển. Vị trí của núi băng này nằm cách Bắc Cực khoảng 350 km, nhưng nó đã ngắn lại khoảng 3 km so với năm 1912, dấu hiệu cho thấy khối lượng băng bị mất đi là rất lớn. Ảnh: Getty.

Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 10
Hình ảnh được chụp bởi vệ tinh Landsat 8 cho thấy nước chảy trên bề mặt băng ở phía Tây bắc Greenland, gần rìa lớp băng hôm 30/7. Nước từ băng tan chảy thẳng xuống Đại Tây Dương. Ảnh: NASA.

Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 11
Băng tan cũng tạo thành những hồ nước trên bề mặt lớp băng ở Greenland. Ảnh: Getty.

Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 12
Bức ảnh chụp từ máy bay cho thấy những dòng nước tạo thành những con sông băng trên bề mặt lớp băng của Greenland. Ảnh: Getty.


Dao bang Greenland nong bat thuong, du khach mac ao phong nhu mua he hinh anh 13
Nước băng chảy cuồn cuộn gần núi băng Sermeq Avangnardleq trên Greenland hôm 4/8. Ảnh: Getty.        

                                         Hết.
__._,_.___

Posted by: van tran                      
__._,_.___

Posted by: van tran 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts