Quân đội của Đảng hay
của Nhân dân?
Đặng TrungGửi tới BBC từ Tp HCM
- 8 giờ trước
Một cảnh trong vở 'Lời thề thứ chín' của tác giả
Lưu Quang Vũ
Nhà thơ - kịch tác gia Lưu Quang Vũ đã mất do
tai nạn không lâu sau khi hoàn thành vở kịch “Lời thề thứ chín”. “Lời thề thứ
chín” ở đây là một trong mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân
Việt Nam, có nội dung:
“Khi tiếp xúc với dân sẽ làm đúng ba điều răn:
"không lấy của dân" – "không dọa nạt dân"- "không quấy
nhiễu dân" và ba điều nên: "kính trọng dân" – "giúp đỡ
dân" – "bảo vệ dân", để gây lòng tin cậy đối với dân chúng, thực
hiện quân dân nhất trí giết giặc cứu nước”.
Vở kịch nói về những người chiến sỹ sau khi vi
phạm lời thề thứ chín (cướp đồ của người đi đường) đã trốn khỏi chiến trường.
Trớ trêu là khi về quê một đồng đội, họ lại gặp cảnh quan chức cướp đất của dân
và giam cầm người cha vô tội.
Không thể chịu nổi cảnh bất công này, những
người chiến sỹ đã bắt giam tên quan chức địa phương để giải cứu cha của đồng
đội.
Đau đớn ở chỗ, người bị những các chiến sỹ kia
cướp đồ và đang cùng các sỹ quan chỉ huy đi truy lùng những kẻ bỏ trốn thì lại
là quan chức địa phương đã hoàn toàn xa cách quần chúng để xảy ra những sự việc
bắt bớ người dân vô tội.
Những người truy lùng hô hào những người lính bỏ
trốn phải ra đầu hàng vô điều kiện và chịu hình phạt tội cướp của dân. Còn
những người lính lại ra điều kiện phải xử tội tên quan chức đã ăn cướp và bỏ tù
dân oan ức.
Đôi bên đều có người phạm tội và đôi bên đều đòi
công lý. Những cái xấu cuối cùng cũng không thể lẩn tránh và phải đối đầu với
nhau trong những việc sai trái liên quan đến nhau.
Lời thề thứ nhất
Lời thề quan trọng nhất, đứng đầu trong Mười lời
thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam là đề tài được nhiều người
nhắc đến gần đây. Nội dung nguyên bản của nó năm 1944 là: “Hy sinh tất cả vì tổ
quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít
Nhật-Pháp và bọn Việt gian phản quốc, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước
độc lập và dân chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới”.
Nhưng sau này đã được sửa thành: “Hy sinh tất cả
vì tổ quốc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực
hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực
vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và chủ nghĩa xã hội”.
Đây là cơ sở để các phương tiện truyền thông đại
chúng khi nhắc đến Quân đội Nhân dân Việt Nam, thay vì “Trung với nước, hiếu
với dân” thì lại nói “Trung với Đảng, hiếu với dân”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây cũng khẳng
định lại: “Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo Quân đội
nhân dân Việt Nam. Sự lãnh đạo quân đội không thể phân chia cho bất kỳ một cá
nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác.
“Phi chính trị hoá quân đội là thủ đoạn cực kỳ
nham hiểm của thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng nước ta, tách rời quân
đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho quân đội không còn
là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước”
Hình như không có ai nói cho Tổng bí thư Trọng
rằng: Người dân là những người lập nên đảng phái, đảng phái chỉ thể hiện ý chí
nguyện vọng của nhân dân mà thôi. Nếu ý chí người dân đổi khác, họ có thể giải
tán đảng hoặc lập ra một đàng mới tiến bộ hơn.
Cái ý muốn Quân đội chỉ để phục vụ một đảng phái
thật nguy hiểm. Nếu một lúc nào đó nhân dân không muốn theo đảng nữa thì quân
đội sẽ cầm súng bắn vào người dân chăng?
Quân đội sẽ biến mất theo Đảng Cộng sản ư?
Không! Quân đội là để bảo vệ đất nước và bảo vệ nhân dân chứ không phải bảo vệ
Đảng. Đến lúc đó, ý nghĩa nguyên bản của Quân đội mới thấy rõ.
Hãy thử hình dung, nếu một lúc nào đó Quân đội
nhân dân được Đảng điều đi để dập tắt một cuộc biểu tình của nhân dân. Trong
cuộc biểu tình do không chịu nổi sự áp bức của giai cấp thống trị đó, có cả
những người cha người mẹ, người anh người chị của những người lính trong hàng
ngũ Quân đội nhân dân. Điều này có thể xảy ra lắm chứ, vì những sai trái diễn
ra khắp mọi nơi.
Những người quân nhân đó sẽ làm gì, nghe theo
Đảng và cầm súng bắn vào người thân của mình ư? Hay giống như trong vở kịch
“Lời thề thứ chín”, người lính sẽ thực thi công lý cho người dân, cầm súng bỏ tù
những người đã hành hạ người thân của họ?
Nếu làm theo cách thứ hai thì vẫn còn may cho
Đảng, vì Đảng còn có cơ hội ăn năn. Còn nếu quân đội vẫn còn là “công cụ bạo
lực sắc bén” tiêu diệt tất cả những ai chống lại Đảng, và nếu cả mấy chục triệu
người dân Việt Nam đều đứng dậy và ngã xuống trước đầu súng của Quân đội nhân
dân, đến lúc ấy sẽ chỉ còn Đảng và Quân đội sống với nhau trên dải đất hình chữ
S này mà thôi.
No comments:
Post a Comment
Thanks