Đại Học chăn Trâu




Wednesday, 31 December 2014

Sự thật nào đang diễn ra trong cung đình Việt Nam?

Sự thật nào đang diễn ra trong cung đình Việt Nam?












Sao Băng (viet-studies) - Ngày 5/1, Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nhóm họp Hội nghị thứ 10, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 16 Ủy viên Bộ Chính trị và chốt lại nhân sự cấp cao cho bộ máy Nhà nước khóa tới.

Hội nghị này được kéo lùi so với thời điểm dự kiến ban đầu khoảng một tháng và cũng trong khoảng thời gian kéo lùi này, dư luận trên mạng xã hội “thưởng thức”những “bữa tiệc”được cho là mở màn một cuộc tranh chấp quyền lực khốc liệt chuẩn bị diễn ra ở Ba Đình, bởi những “tay súng” không chuyên.

Nổi bật nhất trong đó là blog có tên “chân dung quyền lực”, tập trung đánh vào một Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam, người đang là ứng cử viên số một cho ghế Thủ tướng nhiệm kỳ tới bắt đầu từ năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc, bằng một loạt bài với những tiêu đề rất giật gân, nhưng nội dung không có gì đặc biệt và cũng không có gì gây sốc, lại còn tỏ ra khá ngây ngô trong viêc lắp ráp các sự kiện, hình ảnh khiến cho chiến dịch “lột tả” chân dung quyền lực này, càng lúc càng giống như màn hài kịch, thua xa cả về đẳng cấp lẫn trí tuệ của trang “quan làm báo” từng xuất hiện vào tháng 5/2012, thời điểm Đảng cộng sản Việt Nam muốn huy động tổng lực để kỷ luật ông Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng như thế cũng đủ cho giới truyền thông trong nước gần như nín lặng, với tâm lý lo sợ đó là cuộc chiến của các ông lớn giành ghế trước Đại hội 12,  dây vào không phải đầu cũng phải tai. Chính nghĩa là điều đươc họ xếp xuống ưu tiên sau cùng trong các nhiệm vụ cần thực hiện của báo chí nhà nước. Tổng biên tập của các tổng biên tập, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban tuyên giáo Trung ương, ông Đinh Thế Huynh, còn đang mải hân hoan với chức vụ cao hơn, và như theo thông lệ trong cung đình cộng sản, thân ai nấy lo.

Không khó để đoán ra người đứng sau blog “chân dung quyền lực” là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhóm lợi ích của ông, đối tượng trực tiếp bị đe dọa miếng ăn một khi ông Nguyễn Xuân Phúc nắm quyền. Bởi ông Dũng chưa từng ưa vị cấp phó là người kế nhiệm mình trong tương lai. Sự lành lặn và may mắn của ông Phúc khiến ông này luôn là cái gai trong mắt thượng cấp.

Song ông Nguyễn Tấn Dũng đã đi vào những ngày cuối cùng trong cuộc đời làm chính trị của mình và có lẽ cũng không còn nhiều tâm trí cho sát phạt. Với hai quy chế mới đề ra trong Đảng từ đầu nhiệm kỳ 11, là danh sách ứng cử viên Bộ Chính trị phải do chính Bộ Chính trị đề ra cho Trung ương bỏ phiếu chứ không có chuyện “nhẩy dù” vào giữa Đại hội và Trung ương Đảng khóa cũ sẽ bỏ phiếu cho nhân sự Trung ương Đảng khóa mới, thì ông Dũng không còn cơ hội nào.

Bởi hồi Hội nghị Trung ương 6, diễn ra vào tháng 10/2012, gần như 100% Bộ Chính trị đã thống nhất kỷ luật ông Dũng vì những cáo buộc “mắc sai lầm nghiêm trọng liên quan đến bản thân và gia đình”. Theo quy tắc của Đảng, đã bị kỷ luật, thì không còn trong diện quy hoạch.

Cùng với đó, sự kiện cựu Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, tay chém giết số một của Thủ tướng Dũng, dù đã an hưởng tuổi già, vẫn bị truy bức trả lại nhà và lăng nhục trên toàn hệ thống truyền thông nhà nước, là một tấm gương tày liếp cho những Ủy viên Trung ương đương nhiệm còn đang lưu luyến với ông Dũng.

Tất cả những điều đó cho thấy, mặc dù trong suốt thời gian qua, Thủ tướng Dũng nổ như súng liên thanh trên truyền hình Việt Nam và trong những lần tiếp khách quốc tế, ông ngồi dạng chân hết cỡ như để cố khoe một thứ rất to của mình, như khoe thứ quyền lực vô biên của ông bao trùm bộ máy công quyền từ trung ương đến địa phương, thì vẫn không giấu được ánh mắt đã bạc nhược và mái tóc chỉ một ngày không nhuộm cũng bạc trắng chân.

Trong hai nhiệm kỳ làm Thủ tướng, điều tốt đẹp duy nhất mà ông Dũng làm được cho dân là lệnh bắt buộc toàn dân phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hồi 2007. Điều tốt đẹp cuối cùng lúc này mà ông đang cố làm, là vớt vát chút danh dự cuối cùng. Tất cả những chân rết phụng sự Thủ tưởng Dũng như Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Nguyễn Chí Vịnh…đều không có trong danh sách quy hoạch ủy viên Bộ Chính trị cho khóa tới.

Như vậy, có thể thấy rằng không có sự thật nào “đáng sợ” về một cuộc chiến đang diễn ra trong cung đình Việt Nam, bởi vì những kẻ cần ra đi chắc chắn đã phải ra đi. Tất cả đều đã an bài. Có một hay mười các blog như “chân dung quyền lực” thì cũng không làm nên một bất kỳ nhiễu loạn nào mà nhiều người đã vội hình dung sẽ giống như thời kỳ vỡ trận ở Đại hội 11.

Đó là thành công duy nhất mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm được trong nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư của mình. Song với việc nhắm ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Hà Nội kế vị chỉ vì muốn lưu truyền yếu tố Bắc Kỳ, ông Trọng và sự trong sạch của ông, với tiếng lú mà ông không phủ nhận, sẽ bị người đàn em này sớm đổ xuống sông xuống biển.

Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục đứng trước bờ vực suy thoái, ngay cả khi ĐH 12, không khó để dự báo, diễn ra suôn sẻ, thành công.

Sao Băng
29/12/2014




Một thách thức cho người đấu tranh
















Mặc Lâm (RFA) - Cộng đồng mạng lại nổi sóng khi cây bút Nguyễn Ngọc Già với tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, 48 tuổi bị bắt tại Q. 7 thành phố HCM. Mặc dù bản tin không nói lý do nhưng nếu quả thật là Nguyễn Ngọc Già thì ông có thể bị truy tố với những tội danh khác nhau từ 258 tới 88 như của nhà văn Nguyễn Quang Lập.

Viết và bày tỏ chính kiến của mình trước các vấn đề chính trị là một nhu cầu của trí thức. Không được đăng bài viết của mình trên báo chính thống thì mở trang blog cá nhân ngay cả trên Facebook. Tuy nhiên trang blog tại Việt Nam hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của nhà nước và muốn thoát khỏi cái vòng vây chặt chẽ đó không ít người chọn giải pháp che dấu danh tính và gửi bài viết của họ tới những trang mạng nổi tiếng có người truy cập cao. 

Thắng lợi không nhỏ của người bị bắt 

Giải pháp này được tác giả Nguyễn Ngọc Già chọn và trong suốt 6 năm trời hoạt động trong im lặng Nguyễn Ngọc Già đã tạo cho mình một tên tuổi và người đọc nhất định. Ban đầu là những bài viết nhẹ nhàng, gợi mở dần dần ngòi bút cứng cáp hơn, với những chứng lý thuyết phục Nguyễn Ngọc Già đến với diễn đàn mở của thế giới mạng cùng sự sắc nét rất riêng tư. Các bài viết chính luận pha trộn thời sự bên lề đã mang đến cho người đọc không ít gợi mở về một vấn đề nào đó. 

Nguyễn Ngọc Già bất chấp các khu vực nhạy cảm dễ mang phiền lụy cho ông vì sống ngay trong lòng chế độ. Ông nhiều lần cho biết sẽ không thể nào tránh được sự theo dõi của công an văn hóa lẫn công an bảo vệ chính trị vì ông viết và chuyển bài viết trên mạng vốn là lĩnh vực chuyên môn của an ninh mạng Việt Nam. 

Những thú nhận của tác giả Nguyễn Ngọc Già cho thấy sự khao khát được viết của một cây bút bất an. Bất an vì những biến động chung quanh đời sống đã đẩy ông vào con đường viết lách và khi đã viết thì viết tới cùng, tới tâm điểm của vấn đề, tới sự phản động phải có để thay đổi dù ông biết rằng sự thay đổi ấy rất mong manh và khó xảy ra ít nhất trong lúc này. 

Hai trang mạng ông đóng góp bài vở nhiều nhất là Dân Làm Báo và Dân Luận. Càng nổi tiếng sự lo lắng của an ninh về ông càng nhiều và có lẽ lệnh bắt giữ ông đã được ký cùng lúc với nhà văn Nguyễn Quang Lập, như một sức cộng dồn gây sức ép lên các ngòi viết khác.

Bắt giữ một người đã chuẩn bị tư thế bị bắt là một thất bại của những kẻ tham mưu. Nguyễn Ngọc Già không ngạc nhiên vì ông chấp nhận bị bắt như thua một canh bạc do đồng vốn của ông quá ít so với nhà nước. Ông chỉ có tư duy, sự khao khát tự do và một chiếc computer nhỏ bé. Dù vậy chống lại guồng máy khổng lồ để được lên tiếng đã là một thắng lợi không nhỏ ngay cả khi ông chọn con đường nguy hiểm nhất.

Việc bắt bớ có lẽ sẽ gây phản ứng tiêu cực tới không ít người viết blog từng có những bài viết mạnh mẽ và sắc nét. Nhà báo Phạm Thành cũng là chủ nhân trang blog Bà Đầm Xòe cho biết nhận xét của ông, trước tiên ông thú nhận khi viết blog là chấp nhận như Nguyễn Ngọc Già đã từng chấp nhận:

-Việc bủa vây tìm mọi cách o ép dọa nạt rồi bắt bớ luôn luôn hiện diện trong đầu. Lúc nào cũng xác định rằng mình đã chơi blog như thế này thì không biết sẽ bị chính quyền bắt vào lúc nào và tâm lý này có lẽ không chỉ ở Phạm Thành mà ở rất nhiều blogger khác tại Việt Nam.

Có lẽ cũng có những người người ta sẽ bỏ blog thí dụ như trước đây Bọ Lập đã từng bỏ hai ba lần rồi nhưng nếu quan sát trên mạng thì chưa có blog nào bỏ cả mà chủ yếu người ta điều chỉnh vấn đề mà người ta đề cập cũng như mức độ thể hiện tron đó tức là cái phản ứng vấn đề mà họ đề cập cũng như họ sẽ xem lại từ ngữ họ sử dụng, biểu đạt. Họ sẽ biểu đạt nó khác đi thôi chứ còn bỏ thì họ không bỏ.

Chủ trương thủ tiêu tiếng nói đối lập là bản chất bất di bất dịch của cộng sản từ xưa đến nay. Lúc nào nó nới ra thì do một cái gì đó buộc nó phải nới ra thôi chứ còn trong thâm tâm trong bản chất của nó lúc nào cũng tìm mọi cách tiêu diệt phía đối lập. Đấy là con đường tồn tại của họ và đồng thời cũng dẫn tới sự diệt vong của họ bởi vì anh không thể nào tiêu diệt tiếng nói đối lập mãi được. Hai nữa ở Việt Nam những người đã xác định đấu tranh thì người ta không lùi bước đâu kể cả tôi cũng thế thôi tôi chấp nhận.

Phản ứng trái ngược của việc bắt blogger

Đối với anh Nguyễn Lân Thắng một người có chính kiến và theo đuổi con đường dấn thân vì dân chủ nhân quyền khẳng định việc làm của chính quyền sẽ không bao giờ có kết quả vì họ không thể nào bắt hết những người như Nguyễn Ngọc Già hay Nguyễn Quang Lập:

- Tôi nghĩ việc bắt ba blogger cùng lúc như vậy thì đó là đòn cảnh báo đối với blogger Việt Nam và việc này nó sẽ tác động không nhỏ đối với những cây viết trên mạng. Nhưng tôi nghĩ rằng tiến trình chuyển đổi của xã hội Việt Nam xảy ra không phải sự thay đổi này nó đến từ những ngòi viết mà thực sự nó đến từ những yếu kém về cư xử của kinh tế xã hội cho nên rồi lại sẽ có những cây viết khác, những người hoạt động khác sẽ nổi lên và việc đàn áp như vậy là vô nghĩa thậm chí nó còn góp phần tác động tạo nên những người hoạt động còn mạnh mẽ hơn.

Vấn đề của người viết là bày tỏ thái độ. Vấn đề của nhà nước khi bắt giữ họ cũng là cách bày tỏ thái độ của nhà cầm quyền. Hai thái độ đối lập đưa ra hình ảnh chân thực nhất về tính chất dân chủ mà Việt Nam lựa chọn đi theo. Bài viết dù có nhẹ nhàng căn cơ và tích cực tới đâu nhưng khi đã dính tới các lĩnh vực nhà nước không muốn cho dân chúng biết sẽ trở nên nguy hiểm vì vậy giới quan sát nhân quyền thế giới nhanh chóng thấy được con bài chưa lật tẩy của chính sách đàn áp blogger.

Đàn áp vì không muốn họ phân tích từng vụ việc xảy ra trên mặt bằng chính trị Việt Nam. Sự phân tích của những ngòi viết như Nguyễn Ngọc Già chỉ mang tới cho người đọc những thông tin khác với cách diễn giải của nhà nước và do đó gây bất lợi cho việc cai trị vì định hướng thông tin không hiệu quả.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc Human Rights Watch đặc trách Á châu sự vụ cho biết nhận định của ông về việc các blogger liên tiếp bị bắt vào thời gian gần đây:

- Chính phủ Việt Nam rõ ràng đang sợ hãi những chính kiến bày tỏ trên mạng Internet và trong khi mọi người chuẩn bị ăn mừng năm mới thì chính phủ càn quét quyền tự do diễn đạt của người dân mà không có một dấu hiệu nào do dự hay nhẹ tay. Chính quyền Việt Nam đáng ra phải khuyến khích người dân đưa ra những đóng góp ý kiến của họ về các vấn đề đất nước và cho phép họ đối thoại với chính quyền trong các lĩnh vực xã hội, chính trị hay kinh tế nhưng thay vì vậy chính quyền đã đóng sập cánh cửa trước mọi phát biểu của người dân.

Tôi rất ngạc nhiên khi chính phủ Việt Nam thực hiện hành động này trước năm mới và tôi tin chính phủ các nước sẽ gửi thông điệp rõ ràng tới chính phủ Việt Nam rằng Hà Nội không được các nước hoan nghênh trước các hành động đàn áp có tính mâu thuẫn nghiêm trọng với công ước quốc tế về tôn trọng nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết. Hà Nội cũng phải tự xấu hỗ khi có các động thái đi ngược lại với điều mà họ đã báo cáo trước cơ quan nhân quyền quốc tế về những gì mà họ nói là đã đạt được.

Bắt Nguyễn Ngọc Già này người dân sẽ có Nguyễn Ngọc Già khác viết cho họ đọc. Nhà nước rồi đây lại phải bỏ công sức truy tìm những ngòi bút không theo định hướng của mình và con đường lẩn quẩn ấy chỉ làm suy yếu thêm chế độ. Đã có biết bao người bị bắt nhưng sự sợ hãi lan tỏa thì xem ra không được như nhà nước mong muốn.





Nhân Quyền Việt Nam một năm nhìn lại

Nguyễn Thu Trâm, 8406 (Danlambao) - Vậy là Việt Nam đã trải qua đúng một năm trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, sau khi được đắc cử vào ngày 12 tháng 11 năm 2013, tại khóa họp thứ 68. Nhưng thật đáng tiếc, trong tư cách thành viên của một tổ chức danh giá này, nhà nước cộng sản Việt Nam lại tiếp tục lập lại những bước đi lầm lạc trong bóng tối gian ác của chủ nghĩa cộng sản và đã tiếp tục lập những thành tích nhân quyền đầy ô nhục và đáng xấu hổ.

Tất nhiên để được bầu vào tổ chức này, vào ngày 7 Tháng 11 năm 2013 Việt Nam đã cho thế giới ăn một quả lừa thật đáng giá bằng cách cam kết tham gia Công ước chống Tra Tấn và Trừng Phạt hoặc Đối Xử Tàn Nhẫn, Vô Nhân Đạo Làm Mất Phẩm Giá khác của Liên Hiệp Quốc - United Nations Convention Against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment (UNCAT). Bởi vì sau khi đã cam kết tham gia công ước này rồi các tù nhân chính trị và lương tâm vẫn tiếp tục bị ngược đãi, bị tra tấn, bị trừng phạt, bị đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo và bị chà đạp lê nhân phẩm của họ ở khắp tất cả các nhà tù trong cả nước. Thậm chí vẫn có không ít các nghi phạm bị bắt giam rồi bị tra tấn cho đến chết trong các trại tạm giam trong thời gian điều tra xét hỏi, khi chưa xác định được liệu các nghi can đó có thực sự phạm tội hay không.

Tất nhiên vốn là một nhà nước dối trá, tráo trở và khủng bố cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục liếm lại những gì chúng đã nhổ ra, tiếp tục chà đạp lên những điều chúng đã cam kết cho nên dẫu đã là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, với vai trò giám sát, theo dõi các vấn đề về nhân quyền ở các quốc gia thành viên nhằm kịp thời ngăn chặn những hành động vi phạm nhân quyền, vô nhân đạo, phản dân chủ của các chính phủ đó đối với nhân dân của họ, thì ngược lại, cộng sản Việt Nam càng vi phạm nghiêm trọng về các quyền làm người, quyền sống căn bản của người dân Việt Nam bằng những hành động trấn áp, khủng bố, bắt giam và truy tố một cách tùy tiện những người yêu nước, đấu tranh ôn hòa bằng ngôn luận trong nỗ lực cải cách dân chủ và thăng tiến đất nước.

Để lừa bịp các tổ chức quốc tế nhân quyền và các quốc gia hằng quan tâm đến thực trạng nhân quyền ở Việt Nam, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ thiện chí cải cách dân chủ, cải thiện nhân quyền bằng cách phóng thích một số tù nhân lương tâm đã bị hành hạ trong các nhà tù qua nhiều chục năm và đến nay đã cận kề với lưỡi hái tử thần, như các ông Bảo Giang Nguyễn Tuấn Nam, cựu dân biểu Lê Văn Tính, Cựu Sĩ Quan QLVNCH Trần Tư... Đồng thời cũng "cho sang Mỹ chữa bệnh theo nguyện vọng của cá nhân đối với hai tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Nhưng mặt khác nhà cầm quyền cũng không quên tăng cường sách nhiễu đàn áp và khủng bố, hành hung, thậm chí là mưu sát các cựu tù nhân lương tâm khác bằng đủ mọi tủ đoạn đê hèn và bẩn thỉu nhất. Không những chỉ bản thân những cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Vi Đức Hồi, Phạm Văn Trội, Nguyễn Vũ Bình, Huỳnh Ngọc Tuấn, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Minh Hoàng, Trương Minh Đức, Nguyễn Đan Quế, Thích Thiện Minh... bị hành hung, bị khủng bố và mưu sát mà thân nhân của họ cũng thường xuyên bị sách nhiễu và khủng bố. Không những chỉ các nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Hoàng Vy, Huỳnh Thục Vy, Trần Thị Nga, Tuyến Xích Lô, Nguyễn Kim Tiến... cùng các dân oan bị hành hung, bị mưu sát mà cả thân nhân của họ cũng thường xuyên nhận được những lời đe dọa đến an ninh tính mạng từ phía nhà cầm quyền. Không những chỉ các tù nhân lương tâm bị ngược đãi và tra tấn cả tinh thần lẫn thể xác một cách man rợ trong các nhà tù mà thân nhân của họ ở quê nhà cũng thường xuyên bị sách nhiễu và khủng bố. Phải chăng đây là tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội? Phải chăng đây là tính đặc trưng của một nhà nước "của dân, do dân và vì dân" kiểu Hồ Chí Minh?

Vụ việc dàn dựng cảnh gây rối trật tự cộng cộng gây tắc nghẽn giao thông trên trên một tuyến giao thông nông thôn liên xã Mỹ An Hưng - Long Hưng thuộc huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp vào ngày 12 tháng 02 năm 2014 để hành hung dã man các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, để giam giữ họ và để truy tố phạt tù các nhà hoạt động nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh chẳng những là một hành động đốn mạt đến mức không thể đốn mạt hơn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Việt Nam là thần dân của họ, mà còn là một sự chà đạp thô bỉ lên những cam kết mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đưa ra trước cộng đồng quốc tế về những cải thiện về dân chủ và nhân quyền khi Việt Nam đàm phán để gia nhập vào tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO từ tháng 01 năm 1995 cho đến tháng 01 năm 2007, khi họ ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc năm 2013 và ngay cả vào thời điểm này khi Việt Nam đang tiếp tục đàm phán để gia nhập Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương CPP. Vậy thì nhà nước cộng sản Việt Nam là kiểu nhà nước gì, liệu có gì khác biệt so với kiểu nhà nước Hồi Giáo IS, và liệu các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay có thua gì những tên trùm khủng bố Bin Laden, Ayman al-Zawahiri, Nasir al Wuhayshi, Ibrahim Hassan al-Asiri, Moktar Belmoktar, Abu Muhammad al-Julani, Abu Bakr al-Baghdadi và Sirajudin Haqqani...? Liệu tập đoàn lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn San và Hồ Chí Minh cùng thuộc hạ có thua gì các trùm diệt chủng Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Iêng Sary... về mức độ dã man tàn bạo?

Việc hành hung cả ông Emmanuel Ly Batallan Tổng lãnh sự Pháp tại thành Hồ vào ngày 05 tháng 11 vừa qua khi ông Tổng Lãnh Sự ghé thăm cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển tại nhà cựu tù nhân chính trị Phạm Minh Hoàng trên đường Bà Hạt, Sài gòn và việc liên tục bắt giam các nhân sĩ, trí thức Việt Nam là những người bày tỏ chính kiến của mình trên trang nhật ký cá nhân Hồng Lê Thọ vào ngày 29 tháng 11, Nguyễn Quang Lập vào ngày 6 tháng 12 và việc bắt giữ ông Nguyễn Đình Ngọc (theo một số thông tin có thể là Nguyễn Ngọc Già) vào ngày 27 tháng 12 vừa qua cho thấy sự mỉa mai đến chua chát về một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lại có những hành vi vi phạm nhân quyền đến mức thô bạo và có hệ thống đến thế. Như thế này đây liệu đã đủ tiêu chuẩn để Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang... và đồng bọn được sánh vai với các nhà độc tài đẫm máu nhất của thế kỷ: Enver Pasha (Thổ Nhĩ Kỳ), Kim Il Sung (Bắc Hàn), Hồ Chí Minh (miền Bắc Việt Nam), Pol Pot (Campuchia), Saddam Hussein (Iraq), Yahya Khan (Pakistan), Hideki Tojo (Nhật Bản), Vladimir Lenin (Liên Xô), Chiang Kai-shek (Trung Quốc), Adolf Hitler (Đức), Joseph Stalin (Liên Xô), Mao Trạch Đông (Trung Quốc). Và Như thế này đây đã đủ chưa các tiêu chí để cộng đồng quốc tế xếp Việt Nam vào hạng nhà nước khủng bố?

VÀ ĐÂY, NHỮNG TÊN ĐỘC TÀI KHÁT MÁU NHẤT THẾ KỶ 20 VÀ 21

Enver Pasha (Thổ Nhĩ Kỳ)
Số người tử vong: 1,1-2,5 triệu
Năm cầm quyền: 5 (1913-1.918)
Tội phạm: diệt chủng người Armenia
Chế độ: Quân Sự
Nguyên nhân chết : thiệt mạng trong chiến đấu

Kim Il Sung (Bắc Hàn)
Số người tử vong: 1,6 triệu
Năm cầm quyền: 46 (1.948-1.994)
Tội phạm tàn ác nhất: chiến tranh ở Hàn Quốc
Loại chế độ: cộng sản
Nguyên nhân chết: cơn đau tim

Hồ Chí Minh (miền Bắc Việt Nam)
Số người tử vong: 1,7 triệu +
Năm cầm quyền: 24 (1945-1969)
Tội phạm tàn ác nhất: chiến tranh ở Việt Nam
Loại chế độ: cộng sản
Nguyên nhân của sự chết: suy tim

Pol Pot (Campuchia)
Số người chết 1,7-2,4 triệu
Năm nắm quyền: 4 (năm 1975-1979)
Các tội phạm tàn ác nhất: nạn diệt chủng ở Cam-pu-chia
Loại chế độ: cộng sản
Nguyên nhân của cái chết: bệnh tim

Saddam Hussein (Iraq)
Số người chết: 2 triệu
Năm nắm quyền: 34 (1.969-2.003)
Tội phạm tàn ác nhất: diệt chủng người Kurd
Loại cai trị: độc tài
Nguyên nhân của sự chết: bị treo cổ

Yahya Khan (Pakistan)
Số người chết từ 2-12000000
Năm nắm quyền: 2 (1969-1971)
Tội phạm tàn ác nhất: diệt chủng ở Bangladesh
Loại chế độ cai trị : quân chủ
Nguyên nhân của cái chết: unknown

Hideki Tojo (Nhật Bản)
Số người chết: 4 triệu
Năm nắm quyền: 3 (1.941-1944)
Các tội phạm tàn ác nhất: giết hại thường dân trong chiến tranh thế giới thứ II
Loại chế độ : quân sự
Nguyên nhân của sự chết: bị treo cổ ngày 23 tháng 12, 1948

Vladimir Lenin (Liên Xô)
Số người chết: 4 triệu
Năm nắm quyền: 7 (1917-1924)
Tội phạm tàn ác nhất: Chiến tranh dân sự ở Nga
Loại chế độ: cộng sản
Nguyên nhân của sự chết:Giang mai do quan hệ với gái điếm

Hirohito (Nhật Bản)
Con số nạn nhân: 6 triệu
Năm nắm quyền: 62 (1926-1989)
Các tội phạm khủng khiếp nhất: vụ thảm sát ở Nam Kinh
Loại chế độ: quân chủ
Nguyên nhân của sự chết: bệnh ung thư

Chiang Kai-shek (Trung Quốc)
Số người chết: 10 triệu
Năm nắm quyền: 18 (1928-1949)
Tội phạm tàn ác nhất: sự cố 228 (giết mổ tại Đài Loan vào năm 1947)
Loại chế độ : quân chủ 
Nguyên nhân của sự chết: suy thận

Adolf Hitler (Đức)
Số người chết từ 17 đến 20 triệu
Năm nắm quyền: 11 (1.934-1945)
Tội phạm tàn ác nhất: Holocaust
Loại chế độ: phát xít
Nguyên nhân của cái chết: Tự sát

Joseph Stalin (Liên Xô)
Số người chết 40-62 triệu
Năm nắm quyền: 12 (1941-1953)
Tội phạm tàn ác nhất: hệ thống Gulag
Loại chế độ: cộng sản
Nguyên nhân chết: cơn đau tim

Mao Trạch Đông (Trung Quốc)
Số người chết từ 45 đến 75 triệu
Năm nắm quyền: 34 (1.943-1.976)
Tội phạm tàn ác nhất: nạn đói lớn tại Trung Quốc
Loại chế độ: cộng sản
Nguyên nhân chết: cơn đau tim

Trọng, Sang, Dũng Hùng

Liệu các nhà độc tài Sang, Trọng, Hùng, Dũng có đoán định được cái chết của mình sẽ bằng hình thức nào vào ngày tàn của chế độ cộng sản Việt Nam chưa? Ngay cả ở bên kia thế giới, oan hồn của hàng triệu nạn nhân của chế độ cộng sản cũng sẽ khó lòng để cho các vị được yên. Hãy ăn năn tội và hãy có những việc làm có ý nghĩa trước muôn dân khi còn chưa quá muộn!




No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts