Đại Học chăn Trâu




Wednesday 17 December 2014

Báo chí Bắc Kinh thừa nhận công an Trung Quốc tra tấn ép cung.


media

Báo chí Bắc Kinh thừa nhận công an Trung Quốc tra tấn ép cung.

Do đâu xảy ra nhiều vụ án oan khiên tại Trung Quốc làm người vô tội chết thay cho kẻ phạm tội ?Tiếp sau vụ tử hình một thanh niên Nội Mông mà 18 năm sau nạn nhân mới được giải oan gây chấn động công luận Trung Quốc, báo chí do đảng Cộng sản kiểm soát buộc phải nhìn nhận tình trạng công an tra tấn ép cung để ngụy tạo bản án.

Trong một lời thú nhận hiếm thấy trên báo chí Trung Quốc, tờ Daily China, ấn bản tiếng Anh của Nhân Dân Nhật Báo, trong bài xã luận ngày 16/12/2014 nhìn nhận : tại Trung Quốc, không hiếm trường hợp chính quyền cấp trên gây sức ép cho công an điều tra và tòa án địa phương giải quyết nhanh chóng một vụ án mạng.
Do vậy, cũng không hiếm trường hợp công an dùng biện pháp tra tấn để bắt nghi can khai theo chỉ đạo mà hệ quả là người bị tình nghi phải bị kết án nặng nề trong khi không có chứng cớ cụ thể, rõ ràng để buộc tội.

Theo AFP, giới lãnh đạo đảng Cộng sản đã hứa hẹn xây dựng một nhà nước « thượng tôn pháp luật theo đặc tính Trung Quốc » nhưng các chuyên gia tin vào lời hứa này lại cho rằng cần phải gia tăng kiểm soát từ trung ương thay vì cải cách theo lối tam quyền phân lập của Tây phương, tư pháp phải độc lập với nhà nước.

Sở dĩ Báo chí Trung Quốc phải nhìn nhận tệ ạn ép cung vì từ hai ngày nay, hơn 300 triệu người đã bày tỏ sự bất bình trên mạng điện tử tiếp theo một vụ án oan vừa được phơi bày. Cách nay 18 năm, một thanh niên Mông Cổ 18 tuổi bị tử hình vì một vụ giết người và hiếp dâm.

Thanh niên này không phải là thủ phạm mà còn trợ giúp nạn nhân và chạy đi kêu cứu. Bất chấp kêu oan của gia đình, Hugjiltu bị hành quyết vài tuần sau đó. Mãi đến năm 2005, một người thuộc sắc dân Hán tự khai anh ta là thủ phạm thì vụ án mới được xử lại. Hôm qua 15/12 chánh án địa phương chấp nhận minh oan, xin lỗi cha mẹ nạn nhân và thường mạng một số tiền khoảng 5000 đô la.

Daily China nhân dịp này kêu gọi Tòa án tối cao « chỉ đạo » cho tòa án Sơn Đông xét lại trường hợp một tử tù bị hành quyết năm 1995 nhưng sau đó một người khác đã nhận chính ông ta là thủ phạm giết người.

mediaBáo cáo của RSF về tự do báo chí 2014 Documents collection
Ads by CloudScoutAd Options

Theo báo cáo tổng kết 2014 của Phóng viên Không biên giới (RSF) công bố ngày 16/12/2014, Trung Quốc là nước tống giam các nhà báo nhiều nhất thế giới. 66 nhà báo bị sát hại, trong đó có hai người bị thảm sát man rợ. Có đến 119 trường hợp nhà báo bị bắt cóc, trong đó có 40 người vẫn đang bị giữ làm con tin.

Trung Quốc dẫn đầu danh sách các nước nghiệt ngã nhất với các nhà báo : 17% phóng viên chuyên nghiệp và 44% nhà báo công dân hiện đang phải ngồi tù. Tiếp theo là Erythée, Iran, Syria, Ai Cập, những nhà tù lớn đối với các nhà báo chuyên nghiệp – không thay đổi mấy so với năm ngoái. Riêng Việt Nam thì chủ yếu các blogger là đối tượng dễ bị tống giam.

Tổng cộng trên thế giới có 178 phóng viên chuyên nghiệp và 178 nhà báo công dân đang bị ngồi tù, 139 người phải đi tị nạn, 1.846 người bị đe dọa hoặc hành hung. Ukraina giữ kỷ lục về các vụ hành hung nhà báo (215 vụ), tiếp theo là Venezuela (134), Thổ Nhĩ Kỳ (117), Libya (97) và Trung Quốc (84).

RSF tố cáo đảng Cộng sản Trung Quốc « huy động công an côn đồ mặc thường phục để cản trở các nhà báo đưa tin về những cuộc biểu tình, một kiểu bạo lực thân thể và cả thóa mạ, được xuất sang Hồng Kông một cách nguy hiểm ».

Bên cạnh nguy cơ bị tù tội, các nhà báo còn bị sát hại và bắt cóc. Tổ chức Phóng viên Không biên giới nhận định : « Hiếm khi việc sát hại các nhà báo lại được tiến hành với cách tuyên truyền tàn bạo như thế », với video quay cảnh hai phóng viên Mỹ James Foley và Steven Sotloff bị chặt đầu.

Hai phần ba các vụ giết hại xảy ra tại các khu vực có chiến tranh. Cũng như trong năm 2013, Syria là quốc gia nguy hiểm nhất với 15 vụ hạ sát nhà báo, tiếp đến là lãnh thổ Palestine, miền đông Ukraina, Irak, Libya. Theo RSF, những thủ phạm muốn « ngăn cản thông tin độc lập và những phán xét từ bên ngoài ». Các kiểu hăm dọa đa dạng cho đến nỗi số lượng các nhà báo phải đi tị nạn cao gấp đôi so với năm ngoái.

Các vụ bắt cóc tăng 37%, đặc biệt cao tại Ukraina (33 trường hợp), Libya (29), Syria (27), Irak (20) ; chủ yếu do các đợt tấn công của tổ chức Nhà nước Hồi giáo và tình hình mất an ninh ở Libya. Hiện nay có 40 nhà báo chuyên nghiệp và 3 blogger vẫn đang là con tin bị giam giữ, trong đó 90% là các nhà báo địa phương.

Từ năm 2005 đến nay, tổng cộng có đến 720 nhà báo đã bị sát hại. Năm 2014, dù xảy ra các vụ chặt đầu man rợ gây sốc cho toàn thế giới, vẫn là năm có số phóng viên bị giết hại ít nhất trong vòng 10 năm qua.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts