Nguyễn Tấn Sang một
quái vật mù chữ,nói nhưng không hiểu mình nói gì: CHXHCNVN đã đặt bút ký
và công nhận những văn bản quan trọng về nhân quyền của LHQ mà
nước CHXHCNVN đã đâm đầu làm thành viên
cuả
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
(tiếng Anh: United Nations Human Rights Council)
là một tổ chức trực thuộc Đại
Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
- Châu Phi: Algérie, Cameroon, Djibouti, Gabon, Ghana, Mali, Mauritius, Maroc, Nigeria, Sénégal,
Nam Phi, Tunisia và Zambia.
- Châu Á: Bahrain, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Jordan, Malaysia, Pakistan, Philippines,
Hàn Quốc, Ả Rập Xê-út
và Sri Lanka.
- Đông Âu: Azerbaijan, Séc, Ba Lan, România, Nga và Ukraina.
- Châu Mỹ La tinh và vùng Carribe: Argentina, Brasil, Cuba, Ecuador, Guatemala, Mexico, Peru và Uruguay.
- Tây Âu và các quốc gia khác: Canada, Phần
Lan, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland.
Nhóm 2016 là nhóm 14 nước mới trong hội đồng gồm 47 ghế
mà nhiệm kỳ 3 năm chấm dứt vào năm 2016, được bầu vào ngày 12 tháng 11 năm 2013
bởi đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để thay thế nhóm 2013.[3] ,[4]
- Phi châu: Algeria, Morocco, Nambia, Nam Phi
- Ấ châu: Trung Quốc, Maldives, Ả Rập Xê-út,
Việt Nam
- Đông Âu: Nga, Macedonia
- Châu Mỹ Latin & Caribik: Cuba, Mexico
- Tây Âu & các nước khác: Pháp, Anh Quốc
Ủy ban Nhân quyền hay Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (tiếng
Anh: Human Rights Committee) là một cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
gồm 18 chuyên gia độc lập có nhiệm vụ thẩm tra các báo cáo định kỳ 4 năm một
lần của 162 nước thành viên Liên Hiệp Quốc về việc thực hiện Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và
Chính trị, và giải quyết các khiếu nại nhân
quyền của các cá nhân là công dân của 112 nước tham gia vào Nghị định thư bổ sung I.[3][4]
Ủy ban họp 3 lần trong một năm, mỗi lần kéo dài 4 tuần (kỳ họp mùa
xuân tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp
Quốc ở New York, mùa hè và mùa thu tại Genève).[1][2]
Đây là một trong 9 ủy ban thuộc hệ thống nhân quyền Liên Hiệp Quốc chịu trách
nhiệm giám sát việc thực hiện các công ước về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.[5]
Các quốc gia đã phê chuẩn Nghị định thư bổ sung I phải cho phép
mọi công dân nước đó gửi các khiếu nại về tình hình nhân quyền và các vi phạm
nhân quyền trong nước cho Ủy ban Nhân quyền. Tương tự, Ủy ban giám sát cả việc
bãi bỏ án tử hình ở những nước đã phê chuẩn Nghị định thư bổ sung II.[4]
Cần tránh nhầm lẫn Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc với tổ chức cao hơn là Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc,
cơ quan giám sát thực hiện Hiến
chương Liên Hiệp Quốc và chủ yếu chỉ là nơi đại diện các nước gặp gỡ và
thảo luận về các vấn đề nhân quyền. Trong khi đó, Ủy ban Nhân quyền là một cơ
quan gồm 18 chuyên gia nhân quyền độc lập được các nước đề cử và không đại diện
cho nước họ mang quốc tịch. Nhiệm kỳ của họ kéo dài 4 năm và nửa số chuyên gia
được bầu lại hai năm một lần tại cuộc họp của Đại
Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Cũng cần tránh nhầm lẫn với Ủy ban Nhân quyền (United Nations Commission on Human Rights)
đã chấm dứt hoạt động vào năm 2006 và được thay thế bằng Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc đã đề cập trên.
********
Không để hình thành hội, nhóm bất hợp pháp
Chủ
tịch nước yêu cầu ngành công an kịp thời xử lý các yếu tố gây mất an ninh, trật
tự trong nội địa, trong nội bộ ngay từ đầu và ngay tại cơ sở, góp phần ngăn
chặn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Sáng 30/12, Bộ Công an đã tổ chức tại Hà Nội hội nghị Công an
toàn quốc lần thứ 70 và tổng kết 30 năm đổi mới công tác công an.
Phát biểu khai mạc, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an
nêu rõ: Đây là hội nghị rất quan trọng, đánh dấu chặng đường vẻ vang 70 năm xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng CAND; tiếp tục đổi mới, kế thừa,
phát huy những bài học kinh nghiệm của 70 kỳ tổ chức hội nghị Công an toàn
quốc, tập trung thảo luận: Thành tựu, bài học kinh nghiệm qua 30 năm đổi mới
công tác công an; tình hình, kết quả công tác bảo vệ an ninh quốc gia, đấu
tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; việc chấp hành
pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm; các giải pháp xây dựng lực lượng Công
an trong sạch, vững mạnh...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn
mạnh: Trong năm qua, lực lượng CAND thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng,
Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật trên lĩnh vực bảo vệ
an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng, góp phần đổi mới và hoàn thiện các chủ
trương, chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Đặc biệt, lực lượng CAND giữ được thế chủ động chiến lược, phát
hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực
thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ; giữ vững ổn định chính trị, bảo
vệ an toàn các mục tiêu quan trọng về chính trị, đối ngoại, kinh tế, văn hóa,
xã hội, quốc phòng, an ninh; kiềm chế được hoạt động của các loại tội phạm,
nhất là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công
nghệ cao, tội phạm ma túy. Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự được
tăng cường.
Chủ tịch nước cho rằng thời gian tới, tình hình thế giới và khu
vực còn tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, bất
trắc, khó lường. Quan hệ giữa các nước lớn vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, kiềm
chế lẫn nhau, chi phối các quan hệ quốc tế. Các nước tiếp tục điều chỉnh chiến
lược, liên kết, hình thành những tập hợp lực lượng mới trong khu vực và trên thế
giới. Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực địa chính trị quan trọng, kinh tế
phát triển năng động của thế giới, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biên giới, biển, đảo tiếp tục gia
tăng.
Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các
thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng,
hoạt động khủng bố và hình thái chiến tranh mới.
Đặc biệt, năm 2015 là năm nước ta có nhiều sự kiện quan trọng,
năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, kết thúc nhiệm
kỳ Đại hội lần thứ XI của Đảng, cũng là năm diễn ra Đại hội đảng các cấp, tiến
tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Đây là thời điểm các thế lực thù địch ráo
riết thực hiện “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, bạo loạn lật đổ; tập
trung chống phá Đại hội Đảng các cấp, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ ta với nhiều thủ đoạn tinh vi, thâm độc hơn, nhằm xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta.
Công tác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, các loại tội phạm có xu hướng gia
tăng với quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp, nguy hiểm, manh động,
táo tợn hơn.
Chủ tịch nước nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu đặt ra cho lực lượng
CAND là trong mọi tình huống phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính
trị, của toàn dân, toàn quân, dựa vào dân, không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ
XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích
quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn
hóa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định...
Chủ tịch nước cũng yêu cầu lực lượng công an phải nắm chắc, phân
tích, đánh giá, dự báo sát, đúng tình hình; tích cực, chủ động tham mưu, đề
xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp bảo đảm an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội; tăng cường bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; phòng
ngừa, phát hiện, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo
loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động; bảo vệ tuyệt đối an toàn đại
hội đảng các cấp và Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn tình trạng lộ, lọt, mất
an ninh an toàn thông tin, đặc biệt là thông tin mạng, an ninh tư tưởng, văn
hóa. Kịp thời xử lý các yếu tố gây mất an ninh, trật tự trong nội địa, trong nội
bộ ngay từ đầu và ngay tại cơ sở, góp phần ngăn chặn các biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”, không để hình thành các hội, nhóm bất hợp pháp, tổ chức
chính trị đối lập trong nội địa. Chủ động phòng, chống khủng bố, bạo loạn, gây
rối an ninh, trật tự và các tình huống có thể xảy ra, bảo đảm giữ vững an ninh,
trật tự trong phạm vi cả nước, nhất là các địa bàn chiến lược, trọng điểm, các
thành phố lớn.
- Theo
VOV
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks