Đại Học chăn Trâu




Friday, 1 November 2019

HIẾN CHƯƠNG 2000 TOÀN VĂN




----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <>
Sent: Tuesday, October 29, 2019, 12:07:37 AM EDT
Subject: PHẦN II (KTTT 116): HIẾN CHƯƠNG 2000 - TOÀN VĂN





HIẾN CHƯƠNG 2000
TOÀN VĂN
(đã thông qua Đại Hội Thế Giới Công Bố Hiến Chương 2000 ngày 25-26 tháng 11 năm 2000 tại Paris, Pháp Quốc)

LỜI MỞ ĐẦU

Cụm từ "ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC" do người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam vay mượn, đặt dưới tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộâng Hòa trước đây, và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam từ 1976, đã chẳng đạt được phần nào tiêu đích, như được phân tích rõ trong bản Tuyên Ngôn của Hiến Chương 2000, công bố cùng lúc với bản TOÀN VĂN này.
Trước tình trạng đen tối của đất nước, bất kể sự tồn vong của dân tộc, tâïp đoàn Cộng Sản Việt Nam vẫn tìm mọi cách bám chặt chuyên chính để tiếp tục vơ vét, thu tóm mọi đặc quyền đặc lợi, không đếm xỉa đến sự thống khổ của nhân dân. Đó là một tội ác - tiếp nối muôn vàn tội ác man rợ mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gây ra trong hơn nửa thế kỷ qua. HIẾN CHƯƠNG 2000 ra đời tố cáo trước loài người các tội ác chống nhân loại và sự vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ Hà Nội, đồng thời khởi động cuộc tranh đấu cho các quyền Dân Sinh, Dân Chủ của người dân Việt trong nuớc. Cùng lúc, Hiến Chương cố gắêng phác họa những nguyên tắc làm nền cho việc xây dựng một nước Việt Nam mới tự do, dân chủ thực sự. Cao trào giải thể Cộng Sản từø cuối thập niên 80 đến nay trên khắp thế giới cho thấy việc dẹp bỏ chủ thuyết Mác - Lê và chế độ TOÀN TRỊ là đáp ứng nguyện vọng người dân - nhất là qua biến cố Nam Tư đầu tháng 10 năm 2000. Việc dẹp bỏ chủ thuyết Mác - Lê, trong đó có lý thuyết đấu tranh giai cấp vô cùng tai hại, cũng là tiền đề để chế độ mới huy độâng được toàn lực Dân Tộc cho xây dựng và phát triển. Nhân dân Việt Nam phải dứt khóat với chế độ Cộng Sản mới có triển vọng đạt được ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH-PHÚC thực sự và mới kiến tạo được một quốc gia HÙNG CƯỜNG - TỰ QUYẾT. Về mặt lý luận, HIẾN CHƯƠNG 2000 - tức "HIẾN CHƯƠNG NHÂN QUYỀN - XÂY DỰNG DÂN CHỦ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC" của người Việt - là TUYÊN NGÔN CẬP NHẬT NHẤT MANG TÍNH THỜI ĐẠI CỦA NHỮNG NGƯỜI DÂN CHỦ VIỆT NAM, phủ định chủ thuyết Mác - Lê và mô thức "Kinh Tế Thị Trường theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghiã".
TIẾT I

TỘI ÁC VÀ VI PHẠM NHÂN QUYỀN CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tiếp nối các công bố thế giới về tội ác của các chế độ Cộng Sản, mà nổi tiếng nhất là "Quyển sách đen về Chủ Nghiã Cộng Sản" do Sử Gia Pháp Stephane Courtois chủ biên (1), ghi nhận các chế độ Cộng Sản trên thế giới tính gộp lại đã giết hại trên 100 triệu người, trong đó Cộng Sản Việt Nam đã giết trên một triệu nhân mạng; Hiến Chương 2000, hôm nay, khăúng định các tội ác chống nhân loại của Cộng Sản Việt Nam còn nhiều hơn gấp bội.
Aùp dụng đến kỳ cùng "lý thuyết đấu tranh giai cấp" trong học thuyết Mác Xít, chủ trương thay đổi xã hội bằng độc tài và bạo lực, chế độ Cộng Sản tại Việt Nam - qua quá trình hơn nửa thế kỷ cai trị - đã chủ động gây ra các tội ác chống nhân loại, từ tàn sát hàng ngàn chiến sĩ quốc gia yêu nước thời kỳ 1945-1947, giết hại hàng chục ngàn tín đồ Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo thời kỳ 1945-1954, đến thi hành các cuộc đấu tố dã man ở Miền Bắc trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất thập niên 50, tiến hành cuộc chiến thôn tính Miền Nam bằêng vũ lực giết hại hàng triệu nhân mạng. Tội ác chấn động bị Quốc Tế phanh phui là vụThảm sát Mậu Thân ở Huế với hàng ngàn nạn nhân bị sát hại tập thể dưới các hình thức chôn sống, bửa sọ v.v. Sau khi cưỡûng chiếm Miền Nam, họ tiếp tục chánh sách dã man bằèng cách đày ải hàng trăm ngàn công chức, cán bộ, sĩ quan của chế độ Miền Nam trong các trại tù cải tạo hoặïc các khu Kinh tế mới. Khoảng 500,000 người khác đã vùi thây nơi biển cả, trong rừng sâu trên tổng số hơn hai triệu người khước từ thiên đường Cộng Sản liều chết ra đi tìm Tự do sau 1975. Hàng chục ngàn gia đình bị tước hết sản nghiệp và bị đuổi đi Kinh tế mới không sống nổi phải bỏ về thành phố không nơi nương tựa trong chiến dịch cải tạo công thương nghiệp năm 1978. Chưa hết, Cộng Sản Việt Nam còn tàn ác vét của nhân dân đến tận cùng xương tủy qua nhiều cuộc "đổi tiền" sau tháng 4-1975, làm cho hàng triệu gia đình mất hết vốn làm ăn, lâm vào cảnh nghèo khổ, nhiều gia đình tự tử.
Rất nhiều tổ chức đang chuẩn bị hồ sơ và nhân chứng đưa Đảng Cộng Sản Việt Nam và những kẻ chủ mưu ra trước các cơ cấu thẩm quyền quốc tế về các tội ác chống nhân loại, dựa trên các điển hình đã nghiên cứu được về các vụ Nuremberg, Rwanda, Bosnia-Herzagovina, Pinochet, Khmer-Rouge, Trung Quốc (Lý Bằng); và các trường hợp khác viện dẫn đạo luật "the U.S. Alien Tort Claim Act" để kiện thủ phạm các tội ác chiến tranh hoặc chống nhân loại bên ngoài Hoa Kỳ, để đòi bồi thường thiệt hại, trước các tòa án Hoa Kỳ.
Hiến Chương 2000 khẳng định việc sử dụng công lý để hóa giải các hận thù quá khứ như là một nguyên tắc quan trọng phải tuân theo. Ngoài ra, nó còn có tác dụng cảnh báo các thế hệ tương lai tránh lập lại vết xe cũ. Nguyên tắc này đi song song với chính sách hòa giải dân tộc được tuyên bố công khai qua việc cấm tuyệt đối việc trả thù..
Nhưng các tội ác chống nhân loại của Cộng Sản Việt Nam mới chỉ là một phần của thảm họa Cộng sản. Việc vi phạm nhân quyền trầm trọng, có hệ thống và sâu rộng của chế độ Cộng Sản Hà Nội còn tác hại lớn lao và sâu đậm đối với Dân Tộc hơn nhiều.
Kể từ ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ) ra đời (10-12-1948) để tuyên xưng những quyền tự do cơ bản của con người, rồi hai công ước Quốc Tế Nhân Quyền là Công Ước về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (1966), Công Ước về các Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa (1966), cùng với trên 50 bản công ước quốc tế khác ra đời; cộng đồng quốc tế đã xác quyết rằng nhân quyền và các quyền tự do căn bản có tính toàn cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau, và khẳng quyết đó là những định chuẩn văn minh của nhân loại mà không có bất cứ một ai, một tập đoàn hay một quốc gia nào có quyền chối bỏ.
Tất cả các quốc gia đã ký vào các văn kiện đó đều có nghiã vụ phải thi hành. Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam đã phê chuẩn các công ước liên quan đến nhân quyền này vào ngày 24-9-1982. Nhưng từ bấy đến nay gần 20 năm qua, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã ngày càng vi phạm một cách cố tình và có hệ thống các chuẩn mực nhân quyền đã được quốc tế thừa nhận.
Với 30 điều khoản, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã xác lập rõ ràng các quyền tự do dựa vào nguyên tắc cơ bản: "Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi" (Điều 1). Tuyên Ngôn này đã bị vi phạm như sau:
* Quyền điều khiển việc nước (Điều 21), được nhắc lại trong Bản Phụ Đính TNQTNQ, biểu quyết ngày 9-12-1998 bởi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (Điều 8); cùng với Tuyên Ngôn Dân Chủ Warsaw (TNDCW), ngày 27/6/2000 (nguyên tắc thứ nhất) - quy định quyền tham dự việc nước và chọn đại biểu qua phổ thông đầu phiếu, trung thực và đa đảng, thực tế hoàn toàn nằm trong tay Đảng Cộng Sản qua Điều 4 Hiến Pháp của nước CHXHCNVN khẳng định sự độc tôn của Đảng Cộng Sản trong việc trị nước, từ chối đối lập và mọi hình thức sinh hoạt chính trị đa nguyên, đa đảng. Điều 4 Hiến Pháp CSVN ngược với các quy định trong bản Phụ Đính TNQTNQ nơi các điều 3 và 4, và ngay cả Nghị Định 31/CP ngày 14-4-97 cũng vi phạm Điều 3 và 4 của Phụ Đính này.
* Quyền được sống như một con người trong việc mưu cầu hạnh phúc và an toàn thân thể, cũng như được đối xử công bằng và bình đẳng (các Điều 1, 2, 3, 7), được ghi nhận đồng thời trong Tuyên Ngôn Dân Chủ Warsaw, hoàn toàn không được tôn trọng. Người dân có thể bị bắt giam, nhà cửa bị lục soát bất cứ lúc nào mà không cần án lệnh của tòa án (Nghị định 31/CP về "quản chế hành chánh" do Thủ Tướng Võ Văn Kiệt ký). Con em khi thi vào đại học được xếp loại 14 thành phần trong đó ưu tiên dành cho gia đình các đảng viên Cộng Sản. Công bằèng và bình đẳng cho toàn dân không bao giờ có được dưới cơ chế chuyên chính dùng tham nhũng và hối lộ như phương cách trị nước, điều hành xã hội và duy trì sự trung thành của cán bộ với Đảng Cộng Sản.
* Quyền tự do hội họp và lập hội (Điều 20), được nhắc lại rõ ràng hơn trong Điều 5 của Bản Phụ Đính cũng như trong Tuyên Ngôn Warsaw, đều bị Cộng Sản Việt Nam bác bỏ: Không ai được tự do hội họp và lập hội, dù là để tranh đấu và biểu dương một cách hòa bình.
* Quyền được đi lại và cư trú, được làm việc và buôn bán để sinh sống hoặc mưu cầu tư lợi cũng như theo đuổi tư hữu là những quyền sơ đẳng và căn bản của mỗi con người (các Điều 13, 14, 17, 23) đều đã bị chế độ hộ khẩu và công an trị kềm chế và tước đoạt một cách ngang nhiên bất chấp mọi nỗi than oán của người dân. Ngoài ra, quyền được tự do nghiên cứu khoa học và sáng tạo (Điều 15, khoản 3, Công Ước Quốc tế về Các Quyền Kinh Tế - Xã Hội và Văn Hóa), quyền được khuyến khích và phát triển các liên hệ và hợp tác quốc tế về khoa học và văn hóa (Điều 15, khoản 4,Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Kinh Tế - Xã Hội - Văn Hóa), không được nhà cầm quyền CSVN áp dụng cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, văn nghệ sĩ v.v. Không ai được tự do sáng tác hoặc xuất ngoại nghiên cứu, trao đổi khoa học, nếu không được Đảng lựa chọn.
* Quyền được tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do tôn giáo (các Điều 18, 19, 20), được cập nhật rõ hơn trong Điều 6 Phụ Đính, và cũng được ghi rõ trong Tuyên Ngôn Warsaw - đều bị vi phạm, qua hệ thống báo chí độc tôn và một chiều của Đảng, cấm đoán báo chí tư nhân, cấm xuất bản tư nhân. Báo chí và các cơ quan truyền thông đều nằm trong tay Đảng Cộng Sản Việt Nam và chỉ phục vụ cho mục tiêu độc tôn và khống chế của Chủ Nghiã Cộng Sản (2). Chế độ Cộng Sản cấm thành lập nghiệp đoàn tư. Còn chính sách tôn giáo chủ yếu biến các giáo hội thành tay sai, phục vụ chính sách của Đảng. Chỉ có các giáo hội quốc doanh - trực thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ và dưới chiếc dù Mặt Trận Tổ Quốc - là có tư cách "pháp nhân", các giáo hội truyền thống dân lập không được hoạt động và bị øtriệt hạ đến kỳ cùng (3)
Trong Bản Phụ Đính, nơi Phần B, Điều 2 nói rõ nghiã vụ và trách nhiệm của mỗi quốc gia phải bảo vệ và thực thi nhân quyền. Điều 12 Phụ Đính ghi rõ khi nhà cầm quyền vi phạm nhân quyền, người dân có quyền phản kháng trong ôn hòa. Đây là cơ sở Quốc Tế Nhân Quyền để người dân Việt Nam đứng lên đòi hỏi các quyền Dân Sinh, Dân Chủ trong những ngày sắp tới.
Tất cả các quyền trên và các quyền khác nữa đều đã được Tuyên Ngôn Warsaw long trọng xác nhận một lần nữa hôm 27-6-2000.
TIẾT II

HỆ QUẢ CỦA CHUYÊN CHÍNH TRÊN CÁC BÌNH DIỆN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM

Chế độ cộng sản do Hồ Chí Minh thiết lập tại miền Bắc từ 1954 và tại miền Nam từ 1975 một mặt lập lại những điều tệ hại của họ Hồ trong thế kỷ XV, như Nguyễn Trãi đã bố cáo trước Quốc Dân trong "Bình Ngô Đại Cáo": "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ…"ï; mặt khác du nhập chủ nghĩa cộng sản ngoại lai (cuồng Minh), dầy xéo tổ quốc và dân tộc .
Sự ngoan cố chống lại trào lưu tiến hóa của lịch sử bằng cách duy trì cốt lõi chủ thuyết Mác - Lê Nin qua mô thức vá víu: "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa" (Trung Cộng), được theo đuôi bởi Việt Nam dưới tên gọi tương tự: « kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa», chắc chắn chỉ kéo dài sự hấp hối của chủ nghĩa Cộng Sản, hoàn toàn không có khả năng cải tử hoàn sinh. Sự vận hành của nền kinh tế thị trường - mà nguyên lý là tự do lưu hoạt, tư doanh là nền tảng, tự do và sáng kiến cá nhân, và nền "pháp trị" đúng nghiã, đòi hỏi phải có một nền chính trị, hành chánh, luật pháp và xã hội tương hợp, tức là một chế độ Tự Do, Dân Chủ "thực sự"; không thể nào vá víu bằng « định hướng xã hội chủ nghĩa » lỗi thời, chỉ nhằm phục vụ cho Đảng, Nhà Nước và tập đoàn cán bộ ăn trên ngồi trốc - qua hệ thống xí nghiệp quốc doanh lụn bại, lỗ lã và thiệt hại trầm trọng cho ngân sách. Các Xí Nghiệp Quốc Doanh còn là hang ổ của bọn tham nhũng, móc ngoặc, chia chác, lũng đoạn toàn bộ xã hội. Khó thể nào duy trì "hệ thống quốc doanh" bệnh hoạn làm chủ đạo mà có thể phát triển nền kinh tế quốc dân một cách hiệu quả được.
Với việc ký kết Thương Ước Việt - Mỹ ngày 13-7-2000 và viễn tượng Việt Nam sẽ gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) trong tương lai, "Định hướng xã hội chủ nghiã" lại càng cần phải được "gở bỏ û sớm để nền kinh tế Việt Nam có thể đáp ứng được bối cảnh toàn cầu hóa và thời đại thông tin mà những năm vừa qua, nền kinh tế này đã tỏ ra xuống dốc và đầy khuyết hỏng, không làm thế nào đáp ứng nổi cuộc cạnh tranh khốc liệt toàn cầu.
Song song với kinh tế xã hội chủ nghiã lụn bại, các tội ác và việc vi phạm nhân quyền, chế độ Cộng Sản còn thập phần tai hại bởi nền văn hóa Mác Xít mà chế độ này áp đặt trên toàn dân.
Xét rằng văn hóa Mác Xít là lực lượng quan trọng hàng đầu bảo vệ chủ nghiã Cộng Sản, bên cạnh bạo lực chuyên chính của công an và quân đội; HIẾN CHƯƠNG 2000 đặt trọng tâm vào việc giải trừ văn hóa Mác Xít như là tiền đề giải phóng con người khỏi sự áp đặt, nô dịch, khôi phục lại các yếu tính Nhân Bản và Tự Do, từ đó chế độ mới, sau khi giải thể chế độ Cộng Sản, mới có thể huy động được toàn lực Dân Tộc để xây dựng và phát triển đất nước.
Trong công cuộc này, HIẾN CHƯƠNG 2000 chủ trương các hướng lớn sau đây:
- Phải làm mọi cách chấm dứt "hận thù". Nguyên ủy ý thức hệ của hận thù có nguồn gốc từ lý thuyết "đấu tranh giai cấp" trong học thuyết Mác Xít. Bởi vậy muốn chấm dứt "hận thù", phải xóa bỏ lý thuyết "đấu tranh giai cấp", và rộng hơn là chủ nghiã Cộng Sản, trên đất nước. Còn lý thuyết đấu tranh giai cấp, không bao giờ có sự hòa hợp giữa mọi thành phần dân tộc để cùng chung sức phát triển quê hương đến chổ cường thịnh.
- Giải pháp đối với văn hóa độc hại Mác Xít:. Đó là thứ văn hóa thể hiện chủ nghiã độc tôn chuyên chính và loại trừ văn hóa truyền thống để biến thành văn hóa một chiều, mà nội dung chủ yếu là tuyên truyền Cộng Sản. Để xây dựng nước Việt Nam mới, trước hết phải xóa bỏ nền văn hóa áp đặt này - còn gọi là văn hóa "Tam Vô". Văn hóa Mác Xít gây cảnh huynh đệ tương tàn , phá hoại nếp sống và truyền thống tốt đẹp của gia đình, hũy diệt tôn giáo truyền thống, gây xung đột giữa cá nhân, họ hàng, thân nhân và các thành phần xã hội, chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là củng cố quyền lực và phục vụ một chủ nghiã quốc tế không tưởng. Cần xóa bỏ ngay châm ngôn: "Yêu nước là yêu chủ nghiã xã hội", vì nó phản văn hóa và phản Dân Tộc, chỉ phục vụ tối yếu cho Đảng CSVN.
- Xây dựng nền giáo dục Việt Nam mới: Giáo dục không phải chỉ nhằm đào tạo nên những cán bộ nhắm mắt theo mệnh lệnh cấp trên hay những chuyên viên biết sử dụng máy móc tối tân, mà là đào tạo con người nắm được các tinh lý để xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội an lạc, quốc gia phú cường, và nhân loại hòa bình thịnh vượng. Giáo dục Cộng Sản đặt trên nguyên lý "hồng hơn chuyên" và "phục vụ Đảng hơn là nhân quần xã hội", bởi vậy nó đã đưa đến một nền giáo dục xuống cấp, thiếu hiệu quả kinh tế, bó rọ, mua bán bằèng cấp, dùng bợ đở xu nịnh và hối lộ tham nhũng để tiến thân. Từ năm 1954, giáo dục ở Miền Bắc đã chỉ nhắm về lượng, khiến cho khả năng chuyên môn và trình độ nói chung của người được đào tạo rất thấp kém. Chương trình giáo dục cưỡng bách nhồi sọ về chủ thuyết Mác Lê và tuyên truyền chủ nghiã Cộng Sản. Hậu quả là nhân tài thui chột, khoa học kỹ thuật lạc hậu, quản trị tồi tàn, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước bị định hướng lệch lạc thành phục vụ cho một đảng, một chủ nghiã sai lầm. Nền giáo dục ấy phải được xóa bỏ, thay vào bằng một nền giáo dục với các nguyên tắc chỉ hướng lớn: ĐẠI CHÚNG - NHÂN BẢN - TIẾN BỘ - KHAI PHÓNG, đặt nặng khoa học - kỹ thuật, chuyên ngành và kiến thức tổng quát có ích lợi cho cuộc sống, thay vì tuyên truyền chính trị, thu thập tinh hoa thế giới và phát triển năng lực cũng như khiếu thông minh, sáng tạo của cá nhân, nhằm theo kịp cuộc cách mạng tin học, cách mạng truyền thông kỹ thuật siêu dẫn, kinh tế tri thức, và cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa, nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Phải dứt khoát từ bỏ hẵn lý thuyết vô sản chuyên chính, chủ trương độc quyền giáo dục và chính sách giáo dục ngu dân chỉ nhằm phục vụ Đảng, chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử và tầm tra lý lịch trong giáo dục. Aùp dụng phổ quát một nền giáo dục toàn dân, tăng tiến về mọi lãnh vực và phát triển mọi tầng lớp dân tộc.
TIẾT III

MẶT TRẬN KẾT HỢP ĐẤU TRANH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VIỆT NAM

Vấn đề Việt Nam chủ yếu gồm hai phần: (1) kết hợp đấu tranh để xóa bỏ chủ nghiã Cộng Sản, chấm dứt chế độ toàn trị; và (2) thiết lập nền dân chủ chân chính trên đất nước. Sáng kiến Hiến Chương 2000 nêu bật các nguyên lý và đường lối giải quyết vấn đề gai góc nhất là "kết hợp đấu tranh", như sau:
- Từ kinh nghiệm đấu tranh giải thể Cộng Sản của Đông Aâu và Nga; sáng kiến và mô hình Hiến Chương 77 của Tiệp Khắc - với ý hướng kết hợp những người dân chủ Tiệp không phân biệt nguồn gốc xuất thân từ hàng ngũ Cộng Sản hay không Cộng Sản - được xem là có giá trị thực tế, có thể áp dụng cho trường hợp Việt Nam.
Việt Nam hiện nay thuận lợi hơn Tiệp Khắc vào những năm 70, do mặt trận dân chủ và nhân quyền phát triển hơn, cũng như trào lưu dân chủ, nhân quyền đang dâng cao khắp thế giới, xu hướng toàn cầu hóa vềà kinh tế và trào lưu dân chủ đã trở thành xu thế không thể nào đi ngược hoặc chống lại được.
- Trong bối cảnh quốc nội - quốc tế hiện nay, sáng kiến Hiến Chương 2000 do Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Việt Nam đề nghị đã đem lại một luồng gió mới, và những người tranh đấu cho nền dân chủ Việt Nam - trong suốt hơn một năm qua - đã tích cực khởiï thảo và hoàn tất Hiến Chương này. Hiến Chương thể hiện nguyên tắc "một mặt trận chung những người dân chủ Việt Nam không phân biệt nguồn gốc". Mối quan tâm về Việt Nam và phương hướng giải quyết vấn đề - qua công cuộc khởi thảo Hiến Chương 2000 - đã được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi giới, gồm cả chính giới quốc tế, trong đó có thư "ủng hộ tinh thần" từø Văn Phòng Tổng Thống Václav Havel - một trong những người phát ngôn chính của Hiến Chương 77 Tiệp Khắc, gửi đến người lãnh đạo Liên Minh vào đúng ngày khai mạc Hội Nghị Quốc Tế về Dân Chủ tại Warsaw, 26-6-2000.
- Các chiến sĩ dân chủ nguyên từ hàng ngũ Cộng Sản, nay đang chống lại Đảng, trong vai trò khởi thảo và tranh đấu để Hiến Chương 2000 biến thành hiện thực, là thành phần quan trọng tối yếu, một khi mà những người có thực tâm tranh đấu chấm dứt chuyên chính và xây dựng nền dân chủ đúng nghiã cho Việt Nam từ hàng ngũ này lôi cuốn được sự hưởng ứng của những người tiến bộ đang lãnh đạo hoặc làm việc cho chế độ và đại chúng - thành phần quyết định thắng lợi của các cuộc tranh đấu và chuyển hóa đất nước sang dân chủ như tại Nam Dương, Nam Tư mới đây, và tại nhiều nước khác - trong các chiến dịch đòi hỏi các quyền dân sinh, dân chủ bên trong Việt Nam; bên cạnh vai trò hiệp đồng không thể thiếu của các thành phần và tổ chức chống Cộng quốc nội - hải ngoại, kể cả các cộng đồng Việt Nam hải ngoại, trách nhiệm việc vận động quốc tế và vận động đồng bào - đặc biệt đồng bào các tôn giáo như Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành. Hiến Chương 2000 đặt trên nguyên lý hợp tác không cần thống hợp về mặt tổ chức, rất dễ cho mọi lực lượng chính trị, tôn giáo và dân tộc tham gia, sẽ dẫn đến một "Diễn Đàn Công Dân" rộng lớn - có khả năng phát động các phong trào tranh đấu và đòi hỏi trong nước, mà hệ quả là cuộc cách mạng tối hậu sẽ bùng no,å giống cuộc Cách Mạng Nhung Tiệp Khắc, khi số lớn những người tiến bộ từ hàng ngũ Cộng Sản đã đồng ý với các nguyên tắc của Hiến Chương, gia nhập và dùng nền tảng Hiến Chương để tranh đấu chống lại Đảng Cộng Sản chủ trương bám chuyên chính đến kỳ cùng.
- Sau khi công bố, Hiến Chương 2000õ trở thành nền tảng chung cho cuộc tranh đấu của những người dân chủ Việt Nam, mà nội dung là các nguyên tắc nhân quyền và dân chủ đã đạt được qua quá trình tiến lên về nhân quyền và dân chủ của nhân loại, từ các cuộc cách mạng nhân quyền và dân quyền tới Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các công ước quốc tế liên hệ, và gần đây nhất: Tuyên Ngôn Dân Chủ Warsaw do 107 nước cùng ký vào ngày 27-6- 2000. Trên cơ sở Hiến Chương 2000ù, các chiến sĩ dân chủ trong lòng chế độ có lý cơ phát động đấu tranh mà khó bị đàn áp vì đây chính là các nguyên tắc đã được quốc tế thừa nhận và Việt Nam ký kết.
- Qua "Diễn Đàn Công Dân" - thành lập tại Đại Hội Thế Giới công bố Hiến Chương 2000 ngày 25-26 tháng 11 năm 2000 tại Paris, Hiến Chương 2000 trở thành ngọn cờ Dân Chủ để tập hợp dân tộc. Đó là con đường chấm dứt chuyên chính Cộng Sản không đổ máu mà các nhà sáng lập Hiến Chương, rút kinh nghiệm của Tiệp Khắc, đã đề xướng và đang tranh đấu để Hiến Chương biến thành hiện thực.
TIẾT IV

TRANH ĐẤU CHO CÁC QUYỀN CĂN BẢN CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT VÀ MÔ HÌNH DÂN CHỦ VIỆT NAM

Hiến Chương 2000 - mà sứ mạng là tranh đấu để hình thành nền dân chủ đầu tiên của đất nước, trong giai đoạn đầu, sẽ phát động đòi hỏi các quyền tối thiết như được ghi nơi Điều 4 TUYÊN NGÔN của Hiến Chương 2000. Trong khi đó, toàn bộ các Nhân Quyền và Dân Quyền căn bản phổ quát - mang nội dung tiến bộ của Hiến Chương Nhân Quyền Canada và các văn kiện cùng loại của các nước dân chủ, có điều chỉnh với hoàn cảnh và điều kiện Việt Nam, và các chỉ hướng có tính chiến lược của mô hình dân chủ Việt Nam với viễn kiến HÙNG CƯỜNG - TỰ QUYẾT cho Dân Tộc, được ghi nhận trong Tiết IV của bản Toàn Văn này.
A- CÁC NGUYÊN LÝ BẢO ĐẢM MỘT NỀN DÂN CHỦ THỰC HỮU CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG TƯƠNG LAI
- Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm. Nguyên lý này hoàn toàn ngược lại sự xúc phạm nhân phẩm con người dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam, hậu quả của sự áp dụng "lý thuyết đấu tranh giai cấp".
- Thể chế tương lai của Việt Nam thiết yếu phải nhìn nhận, tôn trọng, và thực thi các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người.
- Các tự do và các quyền căn bản thực hữu là các quyền đòi buộc trực tiếp đối với quốc gia. Quốc gia phải thiết chế các cơ cấu để thực thi chứ không chỉ nhìn nhận các quyền đó.
B- HIẾN CHƯƠNG 2000 VÀ CÁC QUYỀN CĂN BẢN PHỔ QUÁT
Ngoài những quyền được đòi hỏi ngay trong giai đoạn đầu của Điều 4 Tuyên Ngôn, Hiến Chương 2000 tuyên nhận các quyền căn bản được cổ võ và áp dụng khắp các nước có nền dân chủ thực hữu. Đối với trường hợp Việt Nam, một số quyền này chỉ có thể được thực thi với sự ra đời của quốc hội và hiến pháp mới của nước Việt Nam dân chủ:
Các Quyền Tự Do căn bản:
Bên cạnh các quyền tự do lập hội, ngôn luận, tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, cư trú, an toàn thân thể nơi Điều 4 Tuyên Ngôn và Tiết I ToànVăn, Hiến Chương 2000 tuyên nhận: quyền được bảo đảm một trình độ giáo dục tối thiểu miễn phí; quyền tự do học và thực hành nghề nghiệp theo ý thích của mình; quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn việc làm, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp; quyền tự do sở hữu các phương tiện sản xuất và phương tiện sinh hoạt, chính quyền không được tịch thu hay tước đoạt tài sản của công dân một cách độc đoán.
Các Quyền Dân Chủ:
Ngoài quyền bầu cử, ứng cử đã dẫn - mà ý dân, tính trung thực và đa đảng là quan trọng, Hiến Chương 2000 tuyên nhận: quyền kiến nghị chính phủ sửa đổi cách thức điều hành công việc quốc gia, mà không bị đe dọa, bắt bớ; quyền được hưởng bình đẳng chính trị trong bầu cử, ứng cử cũng như trước luật pháp đối với mọi cá nhân hoặc đảng phái; quyền được xử dụng dịch vụ của các cơ quan công quyền và quyền tham gia vào việc điều hành chính quyền, trực tiếp hay thông qua các đại diện dân cử của mình; quyền không bị xâm phạm liên hệ đến tài sản, danh dự, nhân phẩm, đời tư của cá nhân, gia đình và thư tín, kể cả điện thư; quyền thu thập, tường thuật và phổ biến tin tức và bình luận liên hệ đến Tự Do báo chí và xuất bản, và các hạn chế - nếu có.
Các Quyền Pháp Định:
Tòa án độc lập với Hành pháp; Quyền không bị lục xét và bị tịch thu tài sản, vật dụng một cách vô lý, đặc biệt là vì lý do chính kiến; Quyền không bị giam giữ hoặc cầm tù một cách cưỡng bách hoặc độc đoán; Bắt giữ phải có lý do và quyền có được luật sư biện hộ, phải có trát của tòa; Luật sư và luật sư đoàn hoàn toàn độc lập đối với Nhà Nước và đảng phái, chỉ chịu trách nhiệm với thân chủ và đứng trên quyền lợi của thân chủ mình mà biện hộ; Quyền liên hệ đến các nghi can; và quyền không bị những cách đối xử hoặc hình phạt khác thường và tàn ác, như tra tấn, đánh đập, hành hạ nhục hình.
Các quyền Bình Đẳng:
Quyền được bình đẳng trước luật pháp, được luật pháp bảo vệ và phục vụ như nhau, không bị kỳ thị về chủng tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, hay các đặc tính khác. Ngoại lệ là các luật lệ, chương trình, biện pháp của chính phủ nhằm giúp đở các thành phần yếu kém trong xã hội vì lý do chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, tàn tật thể chất hay tinh thần v..v. Quyền của các nhóm sắc tộc thiểu số được đối xử bình đẳng trước pháp luật như mọi người khác và được tự do theo văn hóa mình, sử dụng ngôn ngữ mình, giảng và hành đạo theo tôn giáo mình.
C- CÁC CHỈ HƯỚNG CÓ TÍNH CHIẾN LƯỢC CỦA MÔ HÌNH DÂN CHỦ VIỆT NAM
Ngoài việc tranh đấu cho các quyền căn bản phổ quát được thực thi đúng nghiã tại Việt Nam, tiến đến một nền dân chủ thực hữu mà các nguyên lý tối thượng đã được đề cập ở A, cộng với khung sườn cơ bản về mặt hành xử và thể hiện dân chủ,với ba nguyên tắc chủ yếu: (1) Chủ quyền thuộc về toàn dân - tức phải có bầu cử tự do, (2) Mọi khuynh hướng phải có quyền tham dự trong việc quản trị đất nước - tức không chấp nhận toàn trị, mà phải có dân chủ đa đảng và phải có các quyền tự do căn bản để hành xử dân chủ, như đã đề cập nơi Tiết I và Tiết IV của bản Toàn Văn và nơi Điều 4 Tuyên Ngôn của Hiến Chương 2000, (3) Các quyền phải cân bằng nhau và kiểm soát lẫn nhau, tức Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp phải độc lập; nền dân chủ tương lai của Việt Nam với viễn kiến HÙNG CƯỜNG - TỰ QUYẾT cho Dân Tộc, phải thể hiện các nguyên tắc chỉ hướng sau:
- Xây dựng nền kinh tế thị trườøng đúng nghiã có sự thúc đẩy, hỗ trợ và tác động, điều kiểm của nhà nước, với mức độ tân tiến hóa và khả năng cạnh tranh cao, nhằm thích ứng với nền kinh tế toàn cầu hóa và thời đại thông tin của thế giới.
- Hội nhập cả ba yếu tố Tự Do, Dân Chủ và Phát Triển với nhau. Tậäp thể nào lãnh trách nhiệm phục vụ Dân Tộc phải quan niệm vấn đề Phát Triển một cách chính xác:
Phát Triển không thể chỉ hạn chế vào kế hoạch tăng gia sản xuất và kỹ nghệ hóa.
Phát triển là tăng gia và củng cố sự TỰ DO của con người về mọi phương diện.
Phát triển là giải phóng con người bằng cách cung cấp đủ phương tiện đối với nhu cầu căn bản của cuộc sống (thực phẩm, quần áo, nhà cửa, xe cộ v.v.) cùng các phương tiện vệ sinh và y tế (bảo đảm sức khỏe toàn dân), nhưng phát triển cũng là trọng TỰ DO của Dân về đủ mọi phương diện.
Phát triển cũng là làm sao cho Dân Tộc hãnh diện vì góp phần tích cực vào sự tiến bộ không ngừng của toàn thể nhân loại.
- Đối với trường hợp Việt Nam, Dân chủ phải vừa là một định chế vừa là một lý tưởng giúp bảo vệ và xây dựng giang sơn.. Kế hoạch khởi thủy phải là du nhập lý tưởng dân chủ vào giáo dục học đường để các học sinh yêu chuộng lý tưởng dân chủ ngay từ khi còn bé.
- Dân Việt phải sẵn sàng chiến đấu cho các tự do của mình để bảo đảm giữ vững nền dân chủ mà mình sẽ thiết lập. Nếu người dân Việt chưa sẵn sàng chiến đấu cho Tự Do thì mọi chế độ Dân Chủ đều chỉ có tính cách giả tạo, không thực chất.
- Phải dứt khoát với ý nghĩ dựa vào ngoại bang: Cường quốc nào cũng có những quyền lợi của họ mà họ đặt lên hàng đầu. Dựa vào cường quốc nào để tranh đoạt và củng cố quyền lực phe nhóm, tập đoàn, cũng đều là nguồn gốc của nội chiến, như kinh nghiệm cuộc chiến tranh Việt Nam 1945 - 1975 đã chứng minh.
- Người dân phải có năng lực đứng lên khởi động "ngọn triều dân tộc" dưới sự lãnh đạo của các nhà ái quốc, tầng lớp sĩ phu và các nhà hoạt động cách mạng có viễn kiến, có tổ chức, có tinh thần dân tộc và khoa học, và không cam tâm làm tay sai ngoại bang, để (a) chống lại áp lực của ngoại bang trong trường hợp họ muốn Dân Tộc trở thành lệ thuộc, nhờ sức mạnh tổùng hợp của toàn dân, (b) giữ vững quê hương không bị ngoại xâm hoặc nội xâm - kiểu tay sai chủ thuyết hoặc hành động cho ngoại bang - khiến đất nước thành lệ thuộc. Hướng nền kinh tế vào con đường phát triển đã vạch ra nơi cuối Tiết II và Tiết IV/C (đoạn về xây dựng nền kinh tế thị trường) để đưa nền kinh tế tiến nhanh, tạo đủ sức mạnh vật chất và kỹ thuật cao nhằm xây dựng nền quốc phòng hữu hiệu.
- Cần phải xây dựng cho Việt Nam một thế đứng độc lập, tự chủ, không lệ thuộc nước ngoài, và tránh được chiến tranh giữa các cường quốc dùng lãnh thổ Việt Nam làm trường thí nghiệm:
Do Việt Nam nằm trên trục giao thông huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương, chiếm giữ một vị thế địa dư-chính trị độc đáo trên bàn cờ thế giới, đất nước ta trở thành đối tượng của các thế lực tương tranh quốc tế muốn chiếm ưu thế trên bàn cờ Đông Dương và Đông Nam Á.
Để dung hòa quyền lợi các cường quốc và để tránh tương tranh giữa các đối lực quốc tế tại Việt Nam, giúp đất nước Việt Nam yên ổn phát triển, Hiến Chương 2000 tranh đấu cho một nền tự do dân chủ và một thế đứng của Việt Nam không ngã hẵn hoặc lệ thuộc vào một cường quốc nhất định nào.
Ở thời đại toàn cầu hóa hiện nay; Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Trung Quốc làø các cường lực đang tìm đến sự cân bằng thiết yếu cho hòa bình và ổn định tại Đông Dương và Đông Nam Á. Thiết tưởng một giải pháp hợp tác thân hữu với mọi nước, đặc biệt là các nước trong khu vực Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) và các cường quốc - không kể là Hoa Kỳ, Cộng Đồng Aâu Châu, Nga, Nhật, hay Trung Quốc, mà không ngã hẵn vào một thế lực nào, của Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, sẽ đáp ứng được thế cân bằng chiến lược vừa nói. Thế đứng này có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực và thiết yếu cho sự sinh tồn và phát triển của Việt Nam và Đông Dương.
Mục tiêu chiến lược của Việt Nam tiếp theo cuộc cách mạng chấm dứt chế độ toàn trị là phát triển kinh tế gia tốc trên cơ sở tham gia kinh tế thị trường toàn cầu hóa, xây dựng, củng cố Hòa Bình khu vực và Hoà Bình thế giới, phát triển dân chủ. Việt Nam phải vừa là môi trường hòa hợp giữa ảnh hưởng của mọi nước trên thế giới quan tâm đến Việt Nam và Đông Dương, lại vừa là nơi tương ngộ Đông Tây trong tinh thần phát triển ý niệm "toàn cầu" mới của nhân loại.
TIẾT V

CÔNG CUỘC THỰC THI HIẾN CHƯƠNG 2000

- Hiến Chương 2000 của các phong trào dân chủ Việt Nam là sự kiện quan trọng trong lịch sử tranh đấu của các lực lượng dân chủ Việt Nam chống lại Đảng Cộng Sản Việt Nam, chấm dứt chế độ "toàn trị".
- Đại Hội Thế Giới của các phong trào dân chủ Việt Nam ngày 25 & 26/11/2000 tại Paris, Pháp Quốc, sẽ bàn xét và phân công cụ thể về kế hoạch thực thi Hiếân Chương 2000.
- Các thành viên ký kết Hiến Chương 2000 - cho tới ngày Đại Hội Paris 26/11/1000 - đồng ý thành lập một bộ phận các Phát Ngôn Viên đại diện Hiến Chương 2000 - gồm những người đã tích cực thảo hoạch hoặc tham vấn và nắm vững nội dung Hiến Chương, gồm có:
* Hoa Kỳ: Giáo Sư NGUYỄN CAO HÁCH (tổng quát), Giáo Sư LÊ ĐÌNH CAI (chuyên môn)
* Canada và Úc: Tiến Sĩ NGUYỄN BÁ LONG (tổng quát), Luật sư LÂM CHẤN THỌ (chuyên môn)
* Tây Aâu: Giáo Sư VŨ QUỐC THÚC (tổng quát), Tiến Sĩ LÊ ĐÌNH THÔNG (chuyên môn),
* Đông Aâu, Nga và Quốc Nội: Nhà Tranh Đấu PHẠM HOÀNG (tổng quát), Chiến Sĩ Dân Chủ DƯƠNG VĂN THƯỞNG (chuyên môn)
Đại diện của Bộ Phận Phát Ngôn Viên là Tiến Sĩ NGUYỄN BÁ LONG, sẽ cùng với một cơ cấu thường trực và Ban Cố Vấn được thành lập tại Đại Hội Paris, trách nhiệm giải quyết các vấn đề nẩy sinh từ sự công bố và thực thi Hiến Chương 2000. Các vấn đề chi tiết sẽ bằng: (1) đường lối tham khảo thích hợp, hoặc (2) các phiên họp đặc biệt của những người đã tham gia hoặc ký kết Hiến Chương 2000 - cho đến chiều 26-11-2000 - bổ túc thêm.
- Sự tham gia Hiến Chương 2000 của các cá nhân và tổ chức - Quốc Nội và Hải Ngoại - sau ngày Đại Hội Paris, có tính cách mở ngõ (*).
- Ủy Ban Phối Hợp Quốc Nội - Hải Ngoại và DIỄN ĐÀN CÔNG DÂN - được thành lập để khởi động các phong trào tranh đấu cho các quyền dân sinh, dân chủ của người dân Việt trong nước - được công bố tại Đại Hội.
- Tiểu Ban Thẩm Định Hiến Chương, gồm các vị sau, đã được chuyển trình và thông qua dự thảo Hiến Chương trước khi chuyển ngữ và đưa ra Đại Hội Thế Giới của các phong trào dân chủ Việt Nam: Giáo Sư NGUYỄN CAO HÁCH, Giáo Sư VŨ QUỐC THÚC, HÒA THƯỢNG THÍCH TÂM CHÂU, HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC LƯỢNG, Cựu Thượng Nghị Sĩ LÊ TẤN BỬU, Hiền Tài NGUYỄN THANH LIÊM, BS NGUYỄN ĐÌNH LÝ, HỌC GIẢ NGUYỄN ĐĂNG TRÚC, Tiến Sĩ NGUYỄN HỌC TẬP, GS NGUYỄN CAO THANH (Chủ Tịch HĐĐH, GHPGVNTTG), Nhà Tranh Đấu PHẠM HOÀNG (UBĐH Người Việt Đông Âu), Người Dân Chủ xuất thân từ hàng ngũ Cộng Sản: Ông DƯƠNG VĂN THƯỞNG (nguyên thư ký cho Trần Xuân Bách, Uûy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Đảng), Ôâng PHẠM TRỌNG CANG (Nguyên Trợ Lý cho Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Điạ Chất Trần Đức Lương, nay là Chủ Tịch Nước), Tiến Sĩ VNTRÍ, Tiến Sĩ NGUYỄN VĂN TRẦN, GS PHẠM CAO DƯƠNG, Nhà Văn DOÃN QUỐC SỸõ, Tiến Sĩ LÊ THIỆN NGỌ (Cộng Đồng Người Việt Tiểu Bang Washington, Hoa Kỳ), Nhà Văn CHU TẤN (CĐNVQGHN), Giáo Sư PHAN NGÔ (VNQDĐ), Chiến Hữu ĐOÀN THÁI (ĐV), Chiến Hữu VÕ ĐẠI TÔN (LMQPVN), Cựu Tướng LÝ TÒNG BÁ (tướng lãnh QLVNCH)Ù, Chiến Hữu LỤC PHƯƠNG NINH (LLQNVNHN & NHÓM THIỆN CHÍ), Chiến Hữu ĐẶNG VĂN TIÊN (Bộ Phận TT Cơ Động/Tổng Thống Phủ -VNCH), Oâng PHẠM VĂN ÚT (cựu Chủ Tịch Hạ Viện VNCH).
- Bảy Nhóm Học Giả đã phụ trách tổng hợp và đúc kết bảy phần dự thảo Hiến Chương 2000 được đứng đầu bởi: Nhóm I: Giáo Sư Lê Đình Cai, Nhóm II: Tiến Sĩ Lê Đình Thông, Nhóm III: Giáo Sư Nguyễn Cao Hách, Nhóm IV: Luật Sư Lâm Chấn Thọ và Luật Sư Trần Văn Thuận, Nhóm V: Oâng Lê Doãn Kim và Giáo Sư Nguyễn Cao Thanh, Nhóm VI: Tiến Sĩ Nguyễn Bá Long, Nhóm VII: Nhà Tranh Đấu Phạm Hoàng và Tiến Sĩ Lê Thiện Ngọ (**). Ban Chuyển Ngữ gồm: GS Vũ Quốc Thúc, TS Lê Đình Thông (tiếng Pháp), GS Nguyễn Cao Hách, Tiến sĩ Lê Thiện Ngọ, GS Lê Đình Cai, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Long và Ronald V. Colucci (tiếng Anh). Riêng Oâng Lê Doãn Kim được mời thụ ủy Nhóm V/A chỉ trách nhiệm đến ngày Nhóm Oâng đúc kết xong là chấm dứt và Oâng không còn tham dự trong các tiến trình sau đó của Hiến Chương.
Các phong trào dân chủ Việt Nam tham gia Hiến Chương 2000 cam kết sẽ làm hết sức mình đểõ khởi động phong trào tranh đấu cho các quyền dân sinh, dân chủ của người dân tại quốc nội như được ghi rõ trong Tuyên Ngôn và Hiến Chươngï 2000 Toàn Văn.

Paris, ngày 26 tháng 11 năm 2000
Thay mặt các thành viên ký kết Hiến Chương 2000

Bộ Phận Phát Ngôn Viên:
Giáo Sư NGUYỄN CAO HÁCH, Giáo Sư LÊ ĐÌNH CAI (Hoa Kỳ).
Tiến Sĩ NGUYỄN BÁ LONG, Luật sư LÂM CHẤN THỌ (Canada và Uùc).
Giáo sư VŨ QUỐC THÚC, Tiến Sĩ LÊ ĐÌNH THÔNG (Tây Aâu)
Nhà Tranh Đấu PHẠM HOÀNG, Chiến Sĩ Dân Chủ DƯƠNG VĂN THƯỞNG (Đông Aâu, Nga & Quốc Nội)

Đại Diện Bộ Phận Phát Ngôn Viên:
Tiến Sĩ NGUYỄN BÁ LONG


Cước chú:
(1) Stephane Courtois (Ed.): Le Livre Noir du Communisme, nxb Robert Laffont, Paris, 1997
(2) Luật Báo Chí năm 1999 và công văn tổ chức lại mạng lưới báo chí toàn quốc ký bởi Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm hiệu lực từ 1-7-2000, công bố bởi Thứ Trưởng Văn Hóa Thông Tin Phan Khắc Hải ngày 30-6-2000.
(3) Nghị định về hoạt động tôn giáo số 26/1999/ND/CP ký ngày 19-4-1999.
----------------
(*) Vấn đề "trang nhà" để phục vụ cho mục đích này và các vấn đề khác nữa về nhân sự, tài chánh có thể được đưa ra và giải quyết tại Đại Hội
(**) Ngoài các Nhóm Soạn Thảo, còn có các Học Giả và Chuyên Viên Tham Vấn cho từng Nhóm, gồm thành viên LMCLLDTVN như GS Vũ Quốc Thúc, BS Nguyễn Đình Lý, cựu TNS Lê Tấn Bửu (Trưởng Lão PGHH), hoặc là Chuyên viên độc lập bên ngoài như LS Lê Chí Thảo, nhà nghiên cứu chiến lược Nguyễn Cao Quyền, cùng với các Học Giả chuyên ngành nổi tiếng của VN từ các Đại Học California (Irvine), Rice, Stanford, Harvard v.v.
__._,_.___

Posted by: Alex Tran





Attachment hi`nh: Trang 20 - KTTT 116


KỶ NIỆM 19 NĂM HIẾN CHƯƠNG 2000
Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN


(Hình xem attachment trang 20 - KTTT 116)


 
Đại Hội Thế Giới Công Bố Hiến Chương 2000 chiều 26/11/2000 tại Hội Trường Quốc Tế FIAP - Paris (nguồn: Phong Trào Hiến Chương 2000). Hình trên là Chủ Tọa Đoàn của Đại Hội và TS Nguyễn Bá Long đang công bố TUYÊN NGÔN của Hiến Chương 2000; hai hình dưới là cánh trái và cánh phải của Hội Trường (FIAP) nơi Đại Hội diễn ra

*     *     *
Tới ngày
26-11-2019 sẽ đúng là ngày KỶ NIỆM 19 NĂM HIẾN CHƯƠNG 2000. Nhưng năm nay, 2019, Phong Trào Hiến Chương 2000 sẽ tiến hành Đại Lễ Công Bố Kết Quả Giải Năm Kỷ Hợi 2019 và Kỷ Niệm 19 năm Hiến Chương 2000 vào tối Thứ Bảy 16/11/2019 tại Dim Sum King Seafood Restaurant, 421 Dundas St. West (Lầu 3), Toronto (vì vấn đề tổ chức, diễn giả, và hội trường phải ăn khớp nhau). Nhân biến cố  này, chúng tôi ghiù lại tiến trình khởi thảo và Đại Hội Thế Giới Công Bố Hiến Chương 2000, khá là công phu và tốn nhiều thời gian, kéo dài từ tháng 9-1999 đến 26-11-2000, gồm các công tác kể theo thứ tự thời gian, như sau:
- Tháng 9 và 10/1999: Đề xuất  ý tưởng về khởi thảo Hiến Chương 2000 bởi TS Nguyễn Bá Long  trên tờ Đối Lực #36 (tháng 9-1999) và được công bố tại cuộc Hội Thảo Chính Trị  tháng 10-1999 tại Charlotte, North Carolina, do Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghiã Quốc Gia Charlotte - NC tổ chức.
- Tháng 11 và tháng 12-1999:  Công cuộc thăm dò, tham khảo và lấy ý kiến  hải ngoại và quốc nội về việc khởi thảo Hiến Chương 2000 đã được tiến hành. TUYÊN NGÔN của HIẾN CHƯƠNG 77 Tiệp Khắc lần đầu tiên được đăng tải trên tờ Đối Lực #38 (tháng 12,1999, trang 13), như là tài liệu tham khảo căn bản thiết yếu cho việc soạn thảo Hiến Chương 2000. Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN (nhóm đề xuất) đã kêu gọi các hàng thức giả quan tâm đến vấn đề ở trong nước và hải ngoại đóng góp ý kiến về khảo hướng cũng như nội dung liên hệ đến việc soạn thảo Hiến Chương 2000 của các phong trào dân chủ VN.
- Tháng 1 và 2 năm 2000: Ủy Ban Vận Động Khởi Thảo Hiến Chương 2000 được thành lập và danh sách của Ủy Ban được đăng tải trong số Khai Thác Thị Trường 37(tháng 1-2000)..
- Tháng 3-4-5/2000: tiến  trình tham  khảo và đóng góp ý kiến hải ngoại - quốc nội tiếp tục và một cuộc Hội Thảo Chính Trị quyết định  về vấn đề khởi thảo Hiến Chương 2000 được tổ chức tại Paris - Pháp vào ngày 1-4-2000, do GS VŨ QUỐC THÚC và TS LÊ ĐÌNH THÔNG chủ trì. Các phái đoàn từ Đông Âu (hướng dẫn bởi Nhà Tranh Đấu PHẠM HOÀNG), Canada (TS NGUYỄN BÁ LONG), Tây Âu (GS VŨ QUỐC THÚC, GS LÊ ĐÌNH THÔNG), và nhiều vị khác, hợp thành Chủ Tọa Đoàn của cuộc Hội Thảo. Rất đông các giới quan tâm đã tham gia cuộc hội thảo (cộng đồng, hội đoàn, nhân sĩ, chuyên gia, luật gia và các đảng phái, ước lượng cả trăm người) cho thấy một sự  chú ý đặc biệt của cộng đồng và các giới người Việt tranh đấu ở Paris về chủ đề khởi thảo Hiến Chương 2000. Rất nhiều ý kiến trái ngược nhau đã được phát biểu trong cuộc Hội Thảo, có lúc căng thẳng đến nổi tưởng chừng rằng cuộc vận động sẽ không thành. Nhưng may thay, vào giai đoạn đó (năm 2000), mọi người đều có ý muốn làm cái gì đó để thúc đẩy chuyển biến tại VN, cho nên cuối cùng ý kiến xúc tiến soạn thảo Hiến Chương đã được số đông biểu quyết chấp thuận; và Ủy Ban Khởi Thảo Hiến Chương 2000 Chính Thức ra đời và được công bố trong số Khai Thác Thị Trường #38 (tháng 4-2000), với nhiều người Cộng Sản thức tỉnh tham gia Ủy Ban.
Ủy Ban Khởi Thảo Hiến Chương 2000 gồm 7 Nhóm Học Giả, Chuyên Gia và Nhà Tham Vấn, và Nhóm Thứ Tám là “Tiểu Ban Thẩm Định Hiến Chương”.
- Tháng 6-2000: Phân công nghiên cứu, soạn thảo và chủ đề cho từng lãnh vực được gửi đến từng nhóm một. Mỗi nhóm gồm Bộ Phận Soạn Thảo (5, 7 vị học giả và chuyên gia), Bộ Phận Tham Vấn (gồm một số nhà chuyên môn khác thâm cứu về lãnh vực hoặc vấn đề), và cuối cùng là Tổng Hợp và Đúc Kết (1 đến 2 vị).
7 Nhóm gồm có:
(1) Nhóm 1: Viết về: “Vi phạm nhân quyền của chế độ CSVN đi ngược lại Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế liên hệ...” (Bộ Phận Soạn Thảo: TS Lê Đình Cai, TS Nguyễn Văn Trần, TS Nguyễn Bá Long, LS Lâm Chấn Thọ, LS Trần Văn Thuận, LS Nguyễn Gia Khánh; Phụ trách tổng hợp và đúc kết: GS LÊ ĐÌNH CAI; Tham Vấn: một học giả về CSVN thuộc Đại Học Stanford, California)
(2) Nhóm 2: Viết về: “Hệ quả của CHỦ THUYẾT VÀ CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHÍNH... Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghiã không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế toàn cầu hoá và thời đại thông tin” (Bộ Phận Soạn Thảo: TS Lê Đình Thông, KS Phạm Anh Dũng, LS Nguyễn Gia Khánh, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Hồng Sơn, Nhà Tranh Đấu Phạm Hoàng; Tổng Hợp và Đúc Kết: GS LÊ ĐÌNH THÔNG; Tham Vấn: GS Vũ Quốc Thúc)
(3) Nhóm 3: Viết về: “Trào lưu dân chủ và việc hình thành nước Việt Nam mới” (Bộ Phận Soạn Thảo: GS Nguyễn Cao Hách, TS Nguyễn Văn Trần, TS Nguyễn Học Tập, TS Lê Thiện Ngọ, Học Giả Đỗ Thái Nhiên, Ảo Giản Phan Ngô; Tổng Hợp và Đúc Kết: GS NGUYỄN CAO HÁCH; Tham Vấn: một Học Giả về Chính Trị và Dân Chủ thuộc Đại Học Harvard)
(4) Nhóm 4: Viết về: “Giải quyết các hậu quả của chế độ chuyên chính CSVN: vấn đề truy tố những người phạm các tội ác chống nhân loại và các vấn đề khác...Giải pháp” (Bộ Phận Soạn Thảo: LS Lâm Chấn Thọ, LS Trần Văn Thuận, Nhà Báo Nguyễn Lý Tưởng, LS Nguyễn Gia Khánh, Học Giả Trần Gia Phụng, Người Cộng Sản Thức Tỉnh Dương Văn Thưởng và Phạm Trọng Cang, cựu tù chính trị Phạm Anh Dũng, Phạm Hoàng, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Hồng Sơn. Tổng Hợp và Đúc Kết: LS LÂM CHẤN THỌ/LS TRẦN VĂN THUẬN; Tham Vấn: Quang Chính VTH, LS Lê Chí Thảo,  TS Nguyễn Văn Trần).
(5) Nhóm 5 (a & b): Viết về: “Xây dựng nước Việt Nam mới, con người, văn hóa, xã hội và chính trị phải như thế nào để huy động được toàn lực dân tộc. Thế đứng của Việt Nam trên các phương diện chủ quyền dân tộc, khu vực, vùng, thế giới, và tương quan với các đại cường” (Bộ Phận Soạn Thảo: Ông Lê Doãn Kim, LS Nguyễn Ngọc Hải, GS Lê Đình Cai, Cựu TNS Lê Tấn Bửu, Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ, Học Giả Nguyễn Đăng Trúc, GS Nguyễn Cao Thanh, Học Giả Mạc Ngọc Pha, TS Bửu Sao, Việt Chi Nguyễn Hữu Quang, Học Giả Trần Gia Phụng. GS Nguyễn Thiên Thụ; Tổng Hợp và Đúc Kết: Ông LÊ DOÃN KIM (phần “Thế đứng chính trị”), GS NGUYỄN CAO THANH (phần “Văn hóa, xã hội, con người); Tham Vấn: GS Phạm Cao Dương, BS Nguyễn Đình Lý, Nhà Chiến Lược Nguyễn Cao Quyền).
(6) Nhóm 6: Viết về: “Trận tuyến chính trị chung của người dân chủ Việt Nam tạo lập bởi Hiến Chương 2000 để chấm dứt chuyên chính và đóng góp của người Cộng Sản Thức Tỉnh” (Bộ Phận Soạn Thảo: TS Nguyễn Bá Long, TS Nguyễn Văn Trần, Nhà Tranh Đấu Phạm Hoàng, Người CS Thức Tỉnh Phạm Trọng Cang, Dương Văn Thưởng, Học Giả Nguyễn Đăng Trúc, Nhà Văn Chu Tấn, Nhà Phân Tích Chính Trị Võ Huệ, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Hồng Sơn, Nhà Báo Nguyễn Thuyên; Tổng Hợp và Đúc Kết: TS NGUYỄN BÁ LONG; Tham Vấn: TS VNTrí (Pháp), Ông Phạm Văn Út (Hoa Kỳ)
(7) Nhóm 7: Viết về: “Kêu gọi mọi giới đồng bào tham gia, đóng góp, phổ biến, và tranh đấu để Hiến Chương biến thành hiện thực” (Bộ Phận Soạn Thảo: Nhà Tranh Đấu Phạm Hoàng, TS Lê Thiện Ngọ, Người CS Thức Tỉnh Dương Văn Thưởng và Phạm Trọng Cang, Học Giả Mạc Ngọc Pha, Học Giả Đỗ Thái Nhiên, Nhà Văn Chu Tấn; Tổng Hợp và Đúc Kết: PHẠM HOÀNG (phần “Đông Âu và trong nước”), TS LÊ THIỆN NGỌ (phần “hải Ngoại”); Tham Vấn: GS Nguyễn Cao Thanh, Cựu TNS Lê Tấn Bửu, Học Giả N.G.Tường (GS, VN)
(8) Tiểu Ban Thẩm Định Hiến Chương (cuối tháng 7-2000): GS Nguyễn Cao Hách, GS Vũ Quốc Thúc, Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Cựu TNS Lê Tấn Bửu, Quang Chính VTH, Tiến Sĩ V.N. Trí, Ông Dương Văn Thưởng, Ông Phạm Trọng Cang, BS Nguyễn Đình Lý, Học Giả Nguyễn Đăng Trúc, TS Nguyễn Học Tập, GS Phạm Cao Dương, GS Nguyễn Cao Thanh, TS Lê Thiện Ngọ, Nhà Văn Chu Tấn, GS Phan Ngô (VNQDĐ), Chiến Hữu Đoàn Thái (ĐV), cựu Tướng Lý Tòng Bá, cựu Trung Tá Lục Phương Ninh, Ông Đặng Văn Tiên, Ông Phạm Văn Út (cựu Chủ Tịch Hạ Viện VNCH), và một số học giả các đại học danh tiếng trên thế giới cũng như một số vị từng lãnh đạo VNCH.
- Tháng 7-2000: mỗi nhóm soạn thảo đề xuất một bản đúc kết của Nhóm, dài tối đa 1 trang giấy đánh máy, gửi về Nhóm Điều Hợp mà vị Điều Hợp Tổng Quát (General Coordinator) là TS NGUYỄN BÁ LONG, tại Toronto, Canada.
- Tháng 8-2000: Nhóm Điều Hợp đúc kết tất cả các công trình soạn thảo của 7 Nhóm Học Giả và Chuyên Gia thành Dự Thảo Hiến Chương 2000, và trình lên Tiểu Ban Thẩm Định Hiến Chương để lấy ý kiến từng vị. Tiến trình duyệt lại Hiến Chương tiến hành làm 3 bước, cho tới lần trình cuối cùng lên Tiểu Ban Thẩm Định Hiến Chương và nhận được sự đồng ý chung của đại đa số. Đến cuối tháng 8 là cơ bản Dự Thảo Hiến Chương đã hoàn thành (gồm bản TUYÊN NGÔN và TOÀN VĂN) và được chuyển sang ban chuyển ngữ.
- Tháng 9-2000: Công tác chuyển ngữ bản Hiến Chương sang tiếng Anh và tiếng Pháp được tiến hành cũng như  địa điểm và tổ chức của Đại Hội Thế Giới Công Bố Hiến Chương 2000 được ấn định. Ban chuyển ngữ tiếng Pháp và tiếng Anh gồm có: GS Vũ Quốc Thúc, TS Lê Đình Thông (tiếng Pháp); GS Nguyễn Cao Hách, TS Lê Thiện Ngọ, GS Lê Đình Cai, TS Nguyễn Bá Long, và Ronald V. Colucci (tiếng Anh). Riêng ông Lê Doãn Kim được mời thụ ủy Nhóm 5/A chỉ trách nhiệm đến ngày nhóm ông đúc kết xong là chấm dứt vàông không còn tham dự trong các tiến trình sau đó của Hiến Chương.
- Tháng 10 và tháng 11-2000: Công tác chuẩn bị Đại Hội Công Bố Thế Giới Hiến Chương 2000 được xúc tiến, và Đại Hội được tiến hành vào các ngày 25 và 26/11/2000 tại Hội Trường Quốc Tế FIAP - Paris. Tuyên Ngôn của Hiến Chương 2000 (Manifesto) được chính thức công bố vào lúc 3.00PM tại Hội Trường Quốc Tế FIAP. Nhiều giới Hàn Lâm, Luật Học, Chính Trị, Cộng Đồng, Đảng Phái, Truyền Thông, Báo Chí, và các phái đoàn đến từ Hoa Kỳ, Canada, Đông Âu, Pháp, Ý, Hòa Lan, đã tham dự Đại Hội. Đại diện các đài VOA, BBC, RFI đều có mặt. Phong Trào Hiến Chương 2000 đã được thành lập tại Đại Hội này và mỗi năm Phong Trào đều có tổ chức Giải “THƠ VĂN - LÝ LUẬN - HÀNH ĐỘNG” để thúc đẩy công cuộc tranh đấu trong nước. Năm nay là Đại Lễ Công Bố Kết Qủa Giải Năm Kỷ Hợi 2019 và Kỷ Niệm 19 Năm Hiến Chương 2000, sẽ được tổ chức tối Thứ Bảy 16-11-2019 (7.00PM) tại Dim Sum King Seafood Restaurant, 421 Dundas St. West (Lầu 3), Toronto. Sẽ có nhiều phái đoàn từ Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada về tham dự Đại Lễ, với  2 Diễn Giả nổi tiếng:

(1)  Giáo Sư Tiến Sĩ LÊ ĐÌNH THÔNG
- Giáo sư Quan hệ quốc tế (Đại học Paris X -Nanterre)
- Trưởng nhóm Hội luận Ngoại giao tại Paris (cố GS Vương Văn Bắc, cố GS Nguyễn Phú Đức, GS Vũ Quốc Thúc).
- Tham gia Hiến Chương 2000 (cùng Gs Vũ Quốc Thúc, GS Lê Mộng Nguyên, cố GS Nguyễn Cao Hách).
- Chuyên viên Luật Quốc tế (Conseil pontifical “Justice et Paix” - 1995)
- Tác giả nhiều biên khảo, trong số có :
    *
Le bouddhisme zen au Vietnam (Sorbonne, 1992),
    *
La Pensée navale vietnamienne (Fondation pour les études de défense nationale, 1992),
    *
La marine vietnamienne avant l’arrivée des Français (Economica, 1992),
    *
Les relations spéciales en Indochine (Paris, 1994),
    *
Những vấn đề cấp thiết của Việt Nam (Paris, 1995),
    *
Triết học nhân bản của Thánh Gioan-Phaolô II biến đổi cục diện thế giới (Paris, 2014), v.v..
- Thuyết trình tại nhiều diễn đàn.
- Trả lời phỏng vấn (RFI, VOA, BBC, RFA).
- Giải Thưởng Thi Văn Tiếng Pháp Đại Học Sorbonne

(2)Tiến Sĩ NGUYỄN BÁ LONG
- Học giả Chuyên về Lý Thuyết Cách Mạng
- Tổng Đại Diện kiêm Phát Ngôn Viên Hiến Chương 2000
- Chủ Nhiệm các báo Khai Thác Thị Trường (từ 1990, sau Cách Mạng Đông Âu), Đối Lực và diễn đàn Vietmarketing
- Người điều hợp hàng trăm học giả và chuyên gia nổi tiếng hải ngoại khởi thảo Hiến Chương 2000 của các phong trào dân chủ VN: công bố tại Hội Trường Quốc Tế FIAP - Paris chiều 26/11/2000
- Tác Giả & Dịch Giả nhiều công trình Đại Học và Nghiên Cứu từ thập niên 60 - thế kỷ 20 (tại Sài Gòn) và trong 3 thập niên qua tại Canada:
    *
Lý Thuyết Giá Cả và Sung Dụng Tài Nguyên
(dịch của Leftwich, Xây Dựng - Sài Gòn, 1969),              
    *
Căn Bản Mới về Hoạch Định Phát Triển (có sự cộng tác của GS Phạm Nguyên Hanh - Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ, và Lê Qúy Đính - Chuyên Gia Cao Cấp Bộ Kế Hoạch VNCH) (Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1973),
    *
Tuyển Tập Thi Ca Ái Quốc - Mùa Xuân Khởi Nghiã (Ed.) (Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN - Toronto, Canada, 2003),
    *
Tuyển Tập Kỷ Niệm 10 Năm Phong Trào Hiến Chương 2000: 2000-2010 (Ed.) (Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN - Toronto, Canada, 2010),
    * “Chaos Theory on the Turbulence and Ruin of the Socialist Republic of Vietnam”
(Lý Thuyết Loạn Biến về Sự Sụp Đổ của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam) (sẽ xuất bản),
   * và hàng trăm bài chính luận bằng tiếng Anh và tiếng Việt trên các báo
Khai Thác Thị Trường & Phúc Trình Doanh Thương VN Đối Lực, từ thập niên 90 thế kỷ 20.
- Đã tổ chức nhiều cuộc Hội Thảo Chính Trị và Đại Hội Chính Trị tại Hoa Kỳ, Pháp, Canada, từ thập niên 90 - thế kỷ 20.
- Đã mở ra các Giải “Thơ Văn - Lý Luận - Hành Động” cho Hải Ngoại và Quốc Nội hàng năm, kể từ 2001 cho đến nay, và các Đại Lễ Công Bố Kết Quả Giải “Thơ Văn - Lý Luận - Hành Động” cũng như Kỷ Niệm Hiến Chương 2000 hằng năm. Năm nay là Đại Lễ Kỷ Niệm Năm Thứ 19 Hiến Chương 2000.

*     *     *

Trong quá trình từ ngày thành lập Phong Trào Hiến Chương 2000 (26/11/2000) cho đến nay, Phong Trào đã tổn thất và được bổ sung các vị sau đây:
(1) TỔN THẤT
* Lãnh đạo:
- Cố Thủ Tướng VNCH NGUYỄN BÁ CẨN (Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn, Phong Trào Hiến Chương 2000), qua đời ngày 20-5-2009 sau khi đề xuất hồ sơ THỀM LỤC ĐỊA MỞ RỘNG CỦA VNCH (Ông Đại Diện cho trên 300 đoàn thể, cộng đồng, Hội Đoàn và Nhân Sĩ uy tín của người Việt Hải Ngoại đề xuất hồ sơ trên lên LHQ vào ngày 11-5-2009, đúng hạn quy định của LHQ về vấn đề này).
- Cố GS NGUYỄN CAO HÁCH, nhà lãnh đạo biểu tượng của Phong Trào Hiến Chương 2000, qua đời ngày 21-9-2011, đến 21-9-2019 là đúng 8 năm, đã được tưởng niệm trong số Đối Lực 195, tháng 9-2019.
- Cố TNS LÊ TẤN BỮU (trong Ban Cố Vấn), qua đời sáu năm trước đây tại Washington D.C.
* Cán bộ cơ sở:
- Cụ HUỲNH HỮU HIỆU, Trưởng Phân Bộ  Toronto của Phong Trào Hiến Chương 2000, qua đời ngày 5-9-2015 tại Brampton.
- Chiến Hữu NGUYỄN QUỐC THÁI, thành viên nồng cốt của Phong Trào, qua đời ngày 28-7-2016 tại Toronto.
(2) BỔ SUNG
* Lãnh đạo:
- Thi Sĩ CUNG TRẦM TƯỞNG, Phụ trách về lãnh vực văn hóa của Phong Trào Hiến Chương 2000. Tham gia Phong Trào vào đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21.
- Tiến Sĩ NGUYỄN QUANG HIỆP, Phụ Tá cho vị Tổng Đại Diện kiêm Phát Ngôn Viên Hiến Chương 2000, từ năm 2014.
* Cán bộ cơ sở:
  - Chiến Hữu VƯƠNG MINH HOÀNG, được bổ nhiệm Phó Trưởng Phân Bộ Toronto đặc trách Tổ Chức của Phong Trào Hiến Chương 2000 kể từ 25-11-2018.
- Ca Sĩ XUÂN MAI, được bổ nhiệm Trưởng Ban Văn Nghệ của Phong Trào Hiến Chương 2000, kể từ 25-11-2018.

Ở các trang trước, BTC đã đăng lại các bản văn chính thức của Hiến Chương 2000 được thông qua Đại Hội Thế Giới Công Bố Hiến Chương 2000 ngày 25-26/11/2000 tại Paris. Vì thiếu chổ nên chúng tôi chỉ đăng bản TOÀN VĂN bằng tiếng Việt, còn bản TUYÊN NGÔN (Manifesto) đã được đăng tải bằng cả ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp.

Ghi chú: Bài viết trên đây được lấy tài liệu từ số báo Khai Thác Thị Trường #39, tháng 7-8-9/2000 (Chủ đề: Coordinators of the 7 Groups who draft Charter 2000), các phần về tiếng Anh và tiếng Việt, từ trang 16 đến trang 31. Vào thời kỳ đó, tờ Khai Thác Thị Trường trong giai đoạn tiến hành khởi thảo và Đại Hội Hiến Chương 2000, giao dịch nhiều với các chính phủ và chính giới quốc tế, nên có nhiều bài vở tiếng Anh.  Trong những năm gần đây, vì quá nhiều bài tham gia bằng tiếng Việt, nên số trang còn lại dành cho phần tiếng Anh và tiếng Pháp giảm đi nhiều.
__._,_.___

Posted by: Alex Tran 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts