Dân
mang quan tài vây kín trụ sở Công an TP. Móng Cái
Video
về vụ Dân mang quan tài vây kín trụ sở Công an TP. Móng Cái
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview
by Yahoo
|
|||||||
|
Người nhà bị can Sửu kéo xe chở quan tài đến trụ
sở Công an TP. Móng Cái
Danviet - Thấy
người thân chết trong tư thế treo cổ trong nhà giam công an, nhóm hàng chục
người này cùng hàng trăm người dân hiếu kỳ đi theo đã mang quan lên trụ sở UBND
phường Bình Ngọc rồi sau đó là trụ sở Công an TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Những người này đặt quan tài kèm di ảnh trước
cổng công an TP. Móng Cái. Họ còn làm hỏng nhiều mái tôn ở đây và đẩy cửa để
xông vào trong trụ sở công an... tạo ra khung cảnh rất lộn xộn.
Người thân nạn nhân Sửu cho rằng, cái chết của
anh Sửu có nhiều bất thường.
Theo thông tin mới nhất từ phía Công an tỉnh
Quảng Ninh, can phạm Nguyễn Văn Sửu, sinh ngày 10.5.1973, đăng ký thường trú
tại khu 1, phường Bình Ngọc, thành phố Móng Cái, là nghi can trực tiếp sử dụng
súng tự chế bắn, gây thương tích cho anh Phạm Văn Mạnh - sinh năm 1988, đăng ký
thường trú tại khu 7, Phong Cốc, Quảng Yên, Quảng Ninh vào ngày 11.10 tại khu
vực biển Mũi Ngọc thuộc khu 1 phường Bình Ngọc.
Sửu bị Cơ quan CSĐT Công an thành phố Móng Cái
bắt ngày 14.10 theo lệnh bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự tại buồng giam số 07,
tầng 2 Nhà tạm giữ Công an TP. Móng Cái để phục vụ công tác điều tra theo quy
định của pháp luật. Khoảng 14 giờ 30 phút ngày 17.10, khi cán bộ Nhà tạm giữ
Công an TP. Móng Cái tiến hành kiểm tra các buồng giam can, phạm nhân theo định
kỳ, họ phát hiện Nguyễn Văn Sửu tử vong trong tư thế treo cổ.
Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng và
Công an thành phố Móng Cái khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xác
định can phạm Nguyễn Văn Sửu đã dùng mảnh vải xé ở ống quần, nối thành dây vắt
qua ô thoáng cửa ra vào buồng giam số 07 để tự tử. Sau khi kết thúc khám
nghiệm, Công an TP. Móng Cái đã lập biên bản và bàn giao thi thể can phạm
Nguyễn Văn Sửu cho gia đình để tổ chức mai táng theo nguyện vọng của gia đình.
Gia đình anh Nguyễn Văn Sửu đã đưa thi thể anh Sửu về nhà vào chiều ngày 17.10.
Tuy nhiên, đến 10h ngày 18.7, do có một số đối
tượng kích động, gia đình can phạm Nguyễn Văn Sửu chưa tổ chức mai táng mà đưa
thi thể Sửu đến trụ sở phường Bình Ngọc (thành phố Móng Cái) đòi yêu sách và có
ý đồ đưa đến trụ sở các cơ quan của thành phố Móng Cái.
Công an tỉnh đang chỉ đạo các lực lượng chức
năng tuyên truyền, giải thích đối với gia đình can phạm Nguyễn Văn Sửu; nắm
diễn biến, thu thập tài liệu để xử lý các đối tượng quá khích; đồng thời tăng
cường lực lượng, chủ động ngăn ngừa diễn biến phức tạp, đảm bảo AN-TT, không để
các đối tượng xấu lợi dụng kích động gây mất trật tự công cộng.
Dân Việt tiếp tục cập
nhật thông tin…
Tiếng
hú của loài vượn
Ông Bút (Danlambao) - Nhà cầm
quyền Cộng Sản rất giỏi trong việc tuyên truyền ngu dân, rất giỏi bưng bít
thông tin ở trong nước. Từ đó họ tưởng ở nước ngoài cũng ngờ nghệch, nên ra
ngoại quốc, tên lãnh đạo nào cũng mang một cái mặt nhơn nhơn, cững cững. Đặc
biệt trả lời báo chí phỏng vấn, hoặc tuyên bố những câu thậm chí ngốc!
Trong lúc gặp gỡ các học giả Viện Koerber
(Berlin, CHLB Đức) hôm 15/10/2014, câu hỏi được nêu ra:
- Trong thông điệp đầu năm 2014 của mình, ông đã
nói đến yêu cầu phải có dân chủ, minh bạch, trách nhiệm giải trình của nhà
nước... Ông đã nói đến dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Vậy trong bối
cảnh một đảng lãnh đạo, các khía cạnh dân chủ này được thể hiện như thế nào?
(NTD) Nguyễn Tấn Dũng trả lời:
Chúng tôi tin rằng nhân
quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan
của xã hội loài người. Việt Nam không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế
này. Vì vậy, trong Hiến pháp, pháp luật và chính sách đều nêu rõ dân chủ và
nhân quyền vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của
VN.
Hôm nay, VN đang tiến
hành những bước đi mạnh mẽ để hoàn thiện nhà nước pháp quyền, thể chế kinh tế
thị trường để bảo vệ và tăng cường hơn nữa các quyền tự do dân chủ của người
dân trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa...
Nhưng đương nhiên, ở bất
cứ đâu thì dân chủ cũng phải tuân thủ pháp luật, quyền tự do dân chủ của một cá
nhân không được xâm phạm quyền tự do dân chủ của người khác. Pháp luật VN quy
định và đảm bảo điều này.
Trong chế độ chính trị
của VN, chúng tôi vừa bảo đảm quyền tự do trực tiếp của người dân và quyền dân
chủ đại diện thông qua các cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật, phù
hợp với hoàn cảnh và điều kinh kinh tế xã hội của VN.
Ý câu hỏi "Một đảng lãnh đạo, thì dân chủ
được thể hiện như thế nào?" NTD chỉ nêu ra những giá trị và sự thiết yếu
của dân chủ, để đóng một bộ mặt của con người tiến bộ, biết trân quý giá trị
của dân chủ, nói chuyện với trí thức NTD sợ họ không hiểu pháp luật, nên nhắc nhở
"ở bất cứ đâu cũng phải tuân theo luật pháp..." câu trả lời vừa trật,
vừa thừa thãi.
NTD nói: "Bảo đảm quyền tự do trực
tiếp...." đó chỉ là đảng nói thôi, chứ thật tình người dân chẳng có quyền
gì cả, ngoài quyền im lặng. Này nhé thời đất nước nô lệ Pháp, người Việt đã làm
chủ báo, thời "Mỹ Ngụy kèm kẹp" ôi thôi khỏi nói, bất kể ai có tiền,
có chữ đều làm chủ báo được cả, bốn chục năm trước, người dân đã trưởng thành,
từ chức vụ Tổng Thống, tới Lưỡng Viện Quốc Hội, Hội đồng Tỉnh, Thành, bất kể chính
kiến, ai đủ tuổi, không can án, đều có quyền ứng cử, bốn chục năm sau dân hóa đần,
nên đảng cử dân "bầu." Quyền sở hữu tài sản không có, đảng muốn cướp
là cướp, vậy bảo đảm tự do, dân chủ cái gì?
NTD trả lời dài ngoằn, mấy tay trí thức vẫn
không hiểu, nên gằn tiếp:
Vậy từ đó đến nay, ông
đã tiến hành những biện pháp gì để tăng cường dân chủ trực tiếp?
NTD trả lời
Chúng tôi đã sửa đổi
Hiến pháp, được QH thông qua năm 2013, là một bước tiến rất quan trọng trong
việc bảo vệ và tăng cường quyền dân chủ và kinh tế thị trường. Tôi nghĩ các ông
nên đọc Hiến pháp mới của chúng tôi để hiểu thêm.
Xem kỹ câu hỏi "Từ đó đến nay" nghĩa
là từ thông điệp đầu năm 2014 của NTD, người hỏi muốn nhấn mạnh thiện chí thể
hiện sau cái thông điệp 2014, còn trước đó quá tệ, không cần bàn luận, NTD lôi
lại năm 2013, và chưng lên những mớ lý thuyết trong văn bản luật pháp, người ta
quá biết những thứ đó nhằm lòe và bịp không hơn, không kém. Câu hỏi nhắm về
"biện pháp" chứ không đòi xem văn bản. (lý thuyết) NTD nói riêng và
đảng CSVN nói chung, chưa phân biệt được quyền tự do dân chủ và kinh tế thị
trường. Tự do, dân chủ là quyền thiêng liêng, tối thượng của con người, kinh tế
thị trường là quyền tự do làm ăn, nếu thực sự được quyền tự do làm ăn, chỉ mới
đẳng cấp của con vật, như trâu bò, hay ngựa. Cần phải có quyền tự do, dân chủ
nữa, mới bảo đảm đúng phẩm chất của một con người, nhất là con người trên xứ sở
hơn bốn ngàn năm lập quốc, có truyền thống tự do dân chủ lâu đời, bắt đầu từ xã
thôn tự trị, Phụ Nữ Việt Nam tham gia bầu cử rất sớm...
NTD bảo người Đức "các ông nên đọc Hiến
pháp mới của chúng tôi để hiểu thêm." Nếu nói với Việt Kiều, tạm cho mỉa
mai, với người nước ngoài, câu nói trở nên ngớ ngẩn và xấc láo.
Báo CS viết NTD gặp những học giả nước Đức, kể
cũng đáng hoài nghi, học giả nào hoài hơi đi tiếp chuyện với đám vô học, có khi
họ sai mấy thằng gác parking lot vào nói chuyện, báo CS biết đếch gì, chỉ nổ
sảng.
Ra hải ngoại lãnh đạo nói như vậy, trong nước ôi
thôi vô cùng táo tợn. Trọng lú hở ra lời nào, lời nấy thúi như kí...t, đã chống
tham nhũng, còn sợ "mai kia sinh thù oán!" đòi bỏ điều 4 hiến pháp,
Lú bảo "mất đạo đức" đập chuột sợ bể bình, Trọng lú quên nghĩ rằng
hết chuột, bình kia cũng chỉ dùng đựng phân!
Mới đây gọi là chia xẻ với cử tri quân 1, Sang
mặt bư, mắt hí nói: "Chưa đẩy lùi tham nhũng, dân gay gắt là phải."
Nói như vậy ở quê tôi, gọi là nói dừa, tức nói thụi, người nói dừa thường là kẻ
bất trí, không có chính kiến, nên nói rỗng tuếch.
Có điều rất lạ kỳ, cán bộ CS từ có học tới thất
học, lời nói và việc làm của họ không có khoảng cách, không có sự khác biệt,
hao hao như nhau. Có lẽ quen sinh hoạt bầy đàn, họ đoàn kết nhất trí riết rồi
nó mới ra như vậy. Ở miền Nam ngày trước, cũng thì một vấn đề, anh học thức nói
nghe khác, anh học ít nói nghe khang khác, không hiểu XHCN họ ăn cái giống gì,
nói chuyện nghe nó "thống nhứt," y như từ một cái máy thu âm phát ra,
người người giống nhau, mọi miền cũng giống nhau, lạ quá!
Ngày nay cán bộ CS, vẻ ngoài rất sang trọng, áo
quần thượng hạng, ở biệt thự khủng, xe hơi sang bậc nhất, hình thức xem cũng
văn minh lắm, nhưng họ phát biểu cứ như tiếng hú của loài vượn trên non. Nhờ
nội dung phát biểu, mình tìm được cái nét man dã ngày xưa, qua cái vỏ bọc văn
minh của họ.
Thông
báo gửi các nhà Hảo Tâm
Thưa quí vị,
1/ Trước hết tôi thông báo tin vui: Anh Trần Đức
Thạch đã xuất viện ngày 16/10/2014. Sức khỏe của anh khá hơn nhiều, tuy nhiên
anh vẫn phải tiếp tục điều trị tại nhà cho ổn định. Anh đã về đến quê Nghệ An
vào tối hôm sau.
Vừa qua, Tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch mắc
bệnh nguy hiểm phải điều trị tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Trong thời gian anh Thạch nằm viện, một số đồng
bào quan tâm đã nhờ tôi chuyển tiền tới tay anh Thạch, gồm các quý vị:
Trần Phong, Nguyễn Hồng Lĩnh, Mai Dũng, Nguyễn
Tường Thụy, Cháu Bích Thảo, Dominic Pham, BUI MAN, MI V PHAM, TUNG LAM, Cha
Phan Văn Lợi (Huế), Nguyễn Ngọc Đóa, Chị Lê Thị Ngọc Tuyền California, Chị
Phượng California, Chị Hương SG, MINH DUC PHAM, CÔ NGỌC, Vu Phan, Chị Huong
Luu.
Tôi đã kê cụ thể, chuyển tiền (và cả phiếu
chuyển tiền) đầy đủ cho anh Trần Đức Thạch. Đồng thời, cung cấp cho anh nick
facebook, email, số điện thoại của người gửi để anh Thạch cảm ơn và xác nhận.
Anh Thạch cũng trích một phần nhờ tôi giúp đỡ
người khác theo yêu cầu của anh ấy.
Có một số người gửi cho anh Thạch mà không có
thông tin về bản thân, chỉ thấy tên trong phiếu chuyển tiền. Đó là các trường
hợp của các quý vị:
BUI MAN, MI V PHAM, TUNG LAM, Nguyễn Ngọc Đóa,
CÔ NGỌC, TU THI NGUYEN.
Vì vậy rất mong quí vị bổ sung để anh Thạch biết
ân nhân của mình là ai, giúp anh xác nhận, cảm ơn.
Anh Thạch có nick facebook là Thacht Trant, số điện
thoại: 01667545705
Tôi cần nói rõ hơn là, khi tỏ ý muốn cộng đồng
giúp đỡ ai đó, tôi đều gợi ý hãy chuyển trực tiếp cho người đó hoặc nhờ người
quen chuyển giúp. Tuy nhiên nhiều nhà hảo tâm vẫn gửi tiền nhờ tôi chuyển, vì
vậy tôi phải có trách nhiệm làm chu đáo phần việc của mình. Trường hợp anh
Thạch, khi bắt đầu có người gửi qua tôi, tôi đã bàn với vợ chồng anh để anh chị
nhận trực tiếp nhưng vợ chồng anh cho biết như thế sẽ khó cho anh chị và yêu
cầu tôi cứ nhận hộ.
Sau khi đón anh Thạch từ bệnh viện về, anh Thạch
cho biết, sự giúp đỡ của đồng bào đối với anh rất thiết thực, nếu không có sự
giúp đỡ ấy, không biết rồi sẽ ra sao.
2/ Ngoài ra, một số quí vị gửi tiền, không ghi gửi
cho ai, cũng không thấy nhắn tin hay gửi thư, chỉ thấy tên trên phiếu chuyển
tiền. Rất mong quý vị cho biết danh tính và mục đích gửi để chúng tôi thực hiện
theo đúng ý muốn của quý vị.
Đó là các trường hợp của các quý vị:
Tuyết Lê, TIEN NGUYEN, THANG THI TRAN, HUNG
TRAN, DUC CONG NGUYEN, THANH DANG
Xin các quý vị liên lạc với tôi theo:
Số diện thoại: +84 982 485 952
Ngày 19/10/2014
Trân trọng
Nguyễn Tường Thụy
Tuổi
trẻ Việt Nam từ sức bật của gương sáng Thế giới Nobel Hòa Bình Malala
Yousafzai, và Joshua Wong dân chủ hóa Hồng Kông
Giáo Già (Danlambao) - Cùng với tấm gương của
Josua Wong trong cuộc biểu tình tại Hong Kong mấy tuần qua; cùng với Malala
Yousafzai với giải Nobel Hòa Bình 2014; tất cả là nguồn cổ vũ lớn cho
tuổi trẻ Việt Nam, cho sức bậc mạnh thêm của những Lê Thị Công Nhân, Phạm
Thanh Nghiên, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi, Đào Trang
Loan, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Thị Yến Trang…; của Mạng lưới Blogger VN,
của những buổi Dã Ngoại Nhân Quyền, những buổi Café Nhân Quyền, những buổi họp
mặt tâm tình…; đặc biệt của phong trào “Tôi Muốn Biết" ngày
càng lan rộng từ quốc nội đến hải ngoại… Sức sống của họ là sức sống của dân
tộc như một dòng sông tuôn chảy, như những mạch nước ngầm trong lòng đất, triền
miên chảy… để… như Trần Trung Đạo nói “Khi chuyến tàu lịch sử dừng lại bên
sân ga thế hệ, các em đã chọn bước lên như hai ngàn năm trước hai người phụ nữ đất
Mê Linh chọn lựa”…
*
Tin được Thụy My đưa lên đài
RFI ngày 10-10-2014 cho biết: “Giải Nobel hòa bình hôm nay 10/10/2014 vừa được trao cho cô
gái Pakistan 17 tuổi Malala Yousafzai – khôi nguyên trẻ nhất
trong lịch sử giải này, và nhà hoạt động Ấn Độ Kailash Satyarthi, để tặng
thưởng cho quá trình chiến đấu chống bóc lột trẻ em và cho quyền được học hành
của thanh thiếu niên”.
Bản tin cho biết thêm:
“Đang trong lớp học vào
thời điểm công bố giải, Malala Yousafzai [xem hình], chỉ mới 17 tuổi, là người
trẻ tuổi nhất trong lịch sử 114 năm của giải Nobel. Trước đó chỉ có Lawrence
Bragg, người Anh gốc Úc 25 tuổi cùng chia giải Nobel vật lý với người cha vào
năm 1915. Thủ tướng Nawar Sharif ngay sau đó đã gởi tin nhắn chúc mừng, gọi
Malala là ‘niềm tự hào của Pakistan’.
Được tin người con gái mới 17 tuổi được vinh dự nhận giải Nobel
Hòa Bình này nhiều nguồn tin được đưa lên mạng cho biết thêm nhiều chi tiết về
Malala như sau:
“Ngày 9 tháng 10 năm
2012, trên một chiếc xe buýt, Malala Yousafzai (sinh năm 1997) và các bạn cùng
nhau chuyện trò và hát hò với các thầy cô giáo. Vừa mới thi cuối học kỳ, ai
cũng vui vẻ. Nhưng khi chiếc xe vừa ra khỏi thành phố Mingora, Pakistan thì có
hai người đàn ông cầm súng chận lại. Chúng bước lên xe, hỏi: ‘Đứa nào là Malala
Yousafzai?’ Mọi người đều im lặng, nhưng một cách tự phát, một số em quay nhìn
Malala. Theo hướng mắt ấy, hai tên sát thủ nhận diện ra ngay được Malala. Không
nói không rằng, một tên giơ súng lên, chĩa thẳng vào em. ‘Đoành! Đoành’. Hai
phát súng vang lên khô khốc. Một phát trúng đầu và một phát trúng cổ. Sẵn trớn,
tên sát thủ bấm cò, bắn thêm hai phát nữa vào đám bạn của Malala khiến hai em
bị thương. Xong, chúng xuống xe. Và tẩu thoát. Hai tên sát thủ ấy thuộc nhóm
Hồi giáo cực đoan Taliban vốn hoạt động rất mạnh trong khu vực Mingaro,
Pakistan. Vấn đề là: Tại sao các tên Hồi giáo quá khích lại muốn giết một nữ sinh
mới 15 tuổi như vậy? Lý do: Taliban ra lệnh cấm toàn bộ phụ nữ đến trường và
tham gia các hoạt động xã hội. Với chúng, phụ nữ, từ trẻ em đến người lớn,
không cần biết chữ và chỉ được phép quanh quẩn trong nhà. Mà Malala lại không
chấp nhận điều đó. Em vẫn bướng bỉnh đến trường, hơn nữa, còn cổ vũ các bạn nữ
của mình đến trường. Việc cổ vũ của Malala có tầm ảnh hưởng rất rộng, khi em,
vào năm 2009, lúc mới 12 tuổi, nhận viết blog cho đài BBC tại Anh. Trong các
bài viết, Malala mô tả cuộc sống tại quê nhà của em, Swat Valley, nơi Taliban
đang chiếm đóng. Em hô hào việc phổ cập giáo dục cho phụ nữ, một điều trái với
chủ trương của Taliban. Năm sau, báo New York Times cử phóng viên Adam B.
Ellick sang Pakistan làm một bộ phim tài liệu về cuộc đời của em, từ đó, tên
tuổi em vang dội khắp nơi như một nhà hoạt động nhân quyền, đặc biệt nữ quyền
trong một quốc gia Hồi giáo. Chính vì thế, Taliban xem em như một kẻ thù và ra
lệnh phải hạ sát em. Bản án tử hình em được đăng tải rộng rãi trên báo chí địa
phương, thậm chí, còn được nhét dưới cửa nhà em. Cảnh giác, nhưng Malala không
hề sợ hãi. Em vẫn tiếp tục đến trường và tiếp tục vận động các bạn gái của mình
đi học. Hậu quả là em bị bắn trên chuyến xe buýt của trường. May, dù bị trọng
thương nhưng em vẫn không chết. Các bác sĩ Pakistan đã tận tình cứu chữa cho em
qua khỏi cơn nguy hiểm ban đầu. Nhiều bệnh viện lớn ở Tây phương hứa sẽ điều
trị cho em. Gia đình em chọn bệnh viện Queen Elisabeth Hospital Birmingham ở
Anh, nơi nổi tiếng điều trị các quân nhân bị thương tật. Sau mấy tháng nằm
viện, sức khoẻ của em được khôi phục. Đầu năm 2013, em đi học trở lại tại
Birmingham. Hơn nữa, em lại tiếp tục cuộc vận động cho quyền được đi học của
phụ nữ. Tháng 7 năm 2013, Malala được mời nói chuyện tại trụ sở Liên Hiệp Quốc
về vấn đề phổ cập giáo dục; tháng 5, 2013, em được nhận bằng Tiến sĩ danh dự
của trường University of King’s College tại Halifax, Canada; mấy tháng sau,
nhận được giải Sakharov về tự do tư tưởng của Quốc hội Âu châu. Dần dần em trở
thành một thiếu niên (teenager) nổi tiếng nhất trên thế giới. Khẩu hiệu ‘Tôi là
Malala’ (I am Malala) xuất hiện trong hầu hết các cuộc vận động giáo dục cho nữ
giới, kể cả chiến dịch phổ cập giáo dục do Uỷ ban Giáo dục Toàn cầu của Liên
Hiệp Quốc tổ chức. Báo Times, số ra ngày 29 tháng 4 năm 2013 xếp Malala vào
danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới, ở đó, hình của em được đăng
ngay trên trang bìa. Và bây giờ, em nhận được giải Nobel Hòa bình (cùng với
Kailash Satayarthi, người Ấn Độ). Ở tuổi 17, em là người nhận giải Nobel trẻ nhất
trong lịch sử hơn trăm năm của giải thưởng có uy tín nhất thế giới này…”
Phát biểu với báo giới sau khi giải thưởng được loan báo cô Malala
Yousafzai nói Giải Nobel Hòa Bình 2014 cô nhận được không phải dành riêng cho
cô, mà cho tất cả những trẻ em không có tiếng nói. Thông điệp cô muốn gửi tới
trẻ em trên toàn thế giới là các em nên đứng lên vì quyền của mình.
Cô nói cô mong muốn tất cả trẻ em đều được đến trường.
Cô Malala cũng ca ngợi người cùng đoạt Giải Nobel Hòa bình năm nay
với cô, ông Kailash Satyarthi, một nhà hoạt động Ấn Độ cổ súy cho quyền trẻ em.
Cô nói công việc của ông Satyarthi chống lại nạn nô lệ trẻ em hoàn toàn khơi
nguồn cảm hứng cho cô. Cô nói thêm là việc chọn ra một người Hồi giáo Pakistan
và một người Ấn Độ theo Ấn giáo cùng chia sẻ giải thưởng này là một thông điệp
của tình thương yêu giữa hai quốc gia và hai tôn giáo. Cô cho biết cô đã điện
đàm với ông Satyarthi và hai người quyết định cùng làm việc với nhau không chỉ
về vấn đề giáo dục mà còn trong lĩnh vực thúc đẩy hòa bình giữa hai quốc gia.
Malala và Satyarthi sẽ chia đôi giải thưởng trị giá 1,1 triệu đô la.
Mặt khác, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc tế cũng lên tiếng
hoan nghênh sự kiện này. Một trong những chuyên gia hàng đầu về Nam Á trong tổ
chức, ông Mustafa Kadri, từ London nói với đài VOA rằng “Không thể coi ngày hôm nay là đích đến cuối cùng
hoặc là thời điểm chỉ để ghi nhận các nỗ lực của họ tính tới lúc này.”
Ông nói hiện nay quyền của trẻ em đang bị đe dọa nghiêm trọng và mọi người phải
nhận thức được nhu cầu cần tăng đôi các nỗ lực toàn cầu.
Trước người con gái 17 tuổi Malala Yousafzai của Pakistan nhận
giải Nobel Hòa Bình; ở Hồng Kông, người con trai 17 tuổi Joshua Wong [xem
hình] cũng đã nổi bật trong cuộc biểu tình đòi dân chủ mà tới nay đã kéo dài
hơn 2 tuần lễ, tuy chưa mang lại kết quả, do thái độ không nhượng bộ của chính
quyền Hồng Kông và Bắc Kinh, nhưng nó đã mang lại nhiều phấn khởi ngay từ buổi
đầu phát động.
Cho đến giờ, chưa ai biết kết quả cuộc biểu tình đòi phổ thông đầu
phiếu cho người dân Hồng Kông vào năm 2017 tới đây có đưa đến kết quả mong muốn
hay không; nhưng cách hành xử của các sinh viên biểu tình trong 17 ngày qua đã
để lại trong lòng mọi người những ấn tượng rất đẹp. Nhiều hình ảnh tiêu biểu
cho cuộc biểu tình được cho là “tuyệt vời” của các em, được giới truyền thông
cả chuyên nghiệp lẫn tự do đưa lên tràn ngập các trang mạng xã hội, gồm: cảnh
các sinh viên học sinh ngồi ở ngoài đường giúp nhau làm bài tập, dùng bình điện
dự trữ charge phones và tablets cho người tham dự, làm thông dịch cho giới
truyền thông, phát thức ăn nước uống cho nhau, và thức đến khuya để đi nhặt
từng cọng rác nơi giới biểu tình “chiếm đóng”. Thậm chí trong lúc trời đổ mưa
tầm tã, sinh viên biểu tình còn cầm dù che cho người cảnh sát đứng đối diện,
qua hàng rào cản…
Dù vậy, tin mới nhứt được Đức Tâm đưa lên đài RFI ngày 15-10-2014
cho biết từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy gửi về bài tường
trình: “Hiển nhiên, vụ bạo hành
mới của cảnh sát sẽ như đổ thêm dầu vào lửa đối với phong trào bất phục tùng
dân sự hiện đang đấu tranh đòi phải có một hệ thống chính trị thực sự dân chủ
tại Hồng Kông. Vào khoảng 3 giờ sáng, sau nhiều giờ xô xát, đôi khi dữ dội, với
một bên là cảnh sát dùng dùi cui, khí bột tiêu cay và bên kia là những người
biểu tình chỉ có cây dù và chai nước, cảnh sát lại một lần nữa tìm cách tấn
công để giải tán đám đông chiếm giữ đường phố và ngăn chặn lối vào văn phòng
Trưởng đặc khu Hồng Kông. Thế nhưng, vào lúc có một người biểu tình đã bị bắt,
tay bị trói bằng dây nhựa, thì một nhóm cảnh sát, trong số đó có người mặc
thường phục, đã quật người này xuống đất, và đánh đập tàn bạo. Một dân biểu
thuộc đảng Công dân (Civic Party), thuộc phe đối lập đã quay được toàn bộ cảnh
này và cuộn băng video đã được phát trên kênh truyền hình chính thức. Hình ảnh
bộ mặt và thân thể người biểu tình bị đánh sưng vù đã gây nỗi kinh hoàng. Ngay
lập tức, cảnh sát lên án vụ bạo hành này và cho biết viên cảnh sát dính líu
trong vụ đánh đập người biểu tình đã bị trừng phạt và thông báo thêm là trong
vụ xô xát vào đêm qua, có 4 cảnh sát bị thương và 55 người biểu tình bị bắt
giữ”
Trong khi đó tin được BBC loan đi cho biết: “…kênh truyền hình địa phương TVB chiếu cảnh
một người biểu tình bị cảnh sát kéo sang một bên và đánh đập. Daniel Cheng,
một phóng viên tường thuật vụ này, nói với hãng thông tấn AFP rằng ông cũng
bị cảnh sát đánh”. Ông nói: "[Cảnh sát] túm lấy tôi, có hơn 10 cảnh sát viên, và họ
đánh tôi: đấm, đá, dùng cùi chỏ. Tôi cố nói với họ tôi là phóng viên nhưng họ
không nghe".
Rõ hơn nữa, theo tin đài VOA, người biểu tình bị cảnh sát hành
hung đó tên Ken Tsang. Sau khi được tin anh bị bắt, Nghị viên Alan Leong, Chủ
tịch Đảng Công dân, đã phái các luật sư tới Học viện Cảnh sát, nơi anh Tsang bị
giam. 9 tiếng đồng hồ sau đó, toán luật sư đã hộ tống anh Tsang cùng với 7
người biểu tình khác tới bệnh viện. Nghị viên Leong nói: "Việc sử dụng vũ lực, sử dụng sức mạnh của
cảnh sát, trong trường hợp này là một vụ lạm quyền trắng trợn. Chúng tôi yêu
cầu cảnh sát bắt giam ngay lập tức 6 cảnh sát viên này và tiến hành các cuộc
điều tra hình sự."… Những người biểu tình mỗi lúc một đông đã kéo
tới Viện Lập pháp trong lúc các nghị viên chuẩn bị cho phiên họp đầu tiên sau
kỳ nghỉ hè. Phó Chủ tịch Hội đồng Độc lập về Khiếu tố Cảnh sát, ông Lam Tai Fai
nói rằng ông hiểu được sự tức giận của công chúng. Các tổ chức nhân quyền trên
khắp thế giới, kể cả Hội Ân xá Quốc tế, đã cùng nhau lên án sự thô bạo của cảnh
sát Hồng Kông. Ông Law Yuk Kai, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Hồng Kông
nói rằng vụ hành hung đó vi phạm luật lệ của Hồng Kông về tra tấn, theo đó các
giới chức lạm quyền có thể phải lãnh án tù chung thân. Ông yêu cầu giới hữu
trách đưa các cảnh sát viên đó ra trước ánh sáng công lý. Trong lúc Trưởng quan
Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh tuyên bố hủy bỏ kế hoạch tham dự phiên họp
của Viện Lập pháp vào ngày mai vì căng thẳng leo thang các sinh viên
cho biết họ nhất định sẽ tiếp tục ở lại trên đường phố…
Tuy nhiên, trước đó, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP ngày
13/10/2014, một số người đến từ Hoa Lục đã dũng cảm xuất hiện tại các cuộc biểu
tình nổ ra cách đây hai tuần, góp sức cho phong trào đòi dân chủ cả về mặt hậu
cần lẫn tinh thần. Những người này đã bộc lộ công khai những gì bị cấm đoán
nghiêm ngặt tại Trung Quốc. Phát biểu với hãng tin Pháp, một nữ sinh viên xã
hội học 21 tuổi đến từ tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, cho biết: “Tại Hoa lục, ai cũng có thể bị tống vào
tù vì niềm tin của mình”. Người nữ sinh viên xin được giấu tên này đã tỏ
ý hết sức hoan hỉ nhưng cũng rất thận trọng khi tham gia biểu tình. Cô không
bao giờ trò chuyện bằng tiếng quan thoại, chỉ dùng tiếng Quảng Đông lơ lớ
‘giọng Đài Loan’, và luôn tập hợp với các bè bạn phương Tây trong cùng trường
đại học của cô ở Hồng Kông, và luôn che mặt để cha mẹ của cô ở Quảng Đông không
bị ‘bất kỳ rắc rối nào‘. Cũng theo AFP, rất khó mà xác định được xem có bao
nhiêu người đến từ Hoa Lục ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông như trường hợp
nữ sinh viên kể trên, nhưng bản thân sự tồn tại của những người này đã củng cố
thêm kịch bản ác mộng đối với chính quyền Bắc Kinh, vốn hết sức lo
sợ về một hiệu ứng đôminô, với phong trào từ Hồng Kông lan truyền vào đất liền,
tuy khả năng mở rộng phong trào qua Đại Lục rất ít. Dầu vậy, cô cũng cho biết
là trang facebook của cô đã biến thành bãi chiến trường từ khi cô bắt đầu công
bố hình ảnh của các cuộc biểu tình từ nơi cô ở tại Hồng Kông.
Riêng VN, ngày 12.10.2014 phóng viên Trà Mi của đài VOA đã có bài viết cho
biết “Một cô gái trẻ người
Việt hải ngoại gác bỏ công việc bận rộn hằng ngày, một mình sang tận Hong Kong
để ủng hộ cuộc biểu tình vì dân chủ của giới trẻ tại đây và để học hỏi kinh
nghiệm giúp thúc đẩy dân chủ cho Việt Nam. Cô Nancy Nguyễn, định cư tại bang
California, cho biết chuyến đi tuy ngắn ngủi 1 tuần nhưng rất đáng giá vì cô
được tận mắt chứng kiến, trực tiếp cảm nhận, và chia sẻ sức mạnh từ nỗi khát
khao dân chủ của các bạn đồng trang lứa ở Hong Kong làm nên sự kiện lịch sử gây
chú ý công luận thế giới.”
Trà Mi cho biết Tạp Chí Thanh Niên VOA có cơ hội trao đổi với
Nancy sau 3 ngày cô đặt chân tới Hong Kong, hòa vào dòng người biểu tình phản
đối sự kèm kẹp của Trung Quốc và kêu gọi quyền tự do bầu chọn người lãnh đạo.
Nancy Nguyễn nói:
“…Mình nghe ở đây họ
biểu tình rất ôn hòa và có những cách tránh bạo động trên cả tuyệt vời. Qua đây
mình thấy đúng là như vậy. Họ có cách tổ chức biểu tình không thể ngờ tới. Họ
phục vụ cả việc charge pin điện thoại và máy móc cho phóng viên tác nghiệp. Các
bạn trẻ xin một góc ở siêu thị để charge pin miễn phí cho mọi người. Ai đi qua
tự để phone xuống, sau 2-3 tiếng ăn cơm xong chạy lại lấy, rất trật tự. Những
lối lên ở quảng trường chỗ biểu tình, các bạn trẻ mang các vật dụng ra để làm
thành các bậc thang để người ta bước lên cho dễ. Ngay lối đi đó luôn có 2-3 bạn
đứng canh để bảo đảm an toàn. Trên các ngã đường, họ đều dặn nhau là phải giữ
bình tĩnh và phải dọn dẹp sạch sẽ. Một khối người rất đông mà không có một cọng
rác trên đường phố là điều bất ngờ. Họ dọn ngay tại chỗ, rồi sau đó có các bạn
tình nguyện ở lại để quét rác.” [xem hình]
Khi được Trà Mi hỏi: “Ở hải ngoại cũng có nhiều người trẻ có cùng mong muốn như Nancy,
có nhiều hoạt động và các phong trào vận động hướng về Việt Nam. Bạn nghĩ gì về
các hoạt động của giới trẻ người Việt hải ngoại?” Nancy
Nguyễn trả lời:
“Người Việt hải ngoại đã
làm những việc này suốt 40 năm qua và càng ngày các hoạt động càng quy mô hơn,
có tầm vóc hơn. Vài năm gần đây song song với các phong trào ở Việt Nam, các
phong trào ở hải ngoại cũng lớn mạnh lên rất nhiều và mình cảm thấy rất vui, có
hy vọng. Mình có viết lên facebook của mình, chia sẻ rằng người trẻ Hong Kong
có một suy nghĩ cực kỳ đơn giản rằng tất cả những việc họ làm có thể nguy hiểm
tới tính mạng hay tương lai của họ, nhưng Hong Kong cần họ. Mình chỉ hy vọng
tất cả những bạn trẻ ở Việt Nam có thể nói được điều đó, có thể dấn thân. Việt
Nam cần họ. Có quá nhiều thứ để học hỏi từ họ, thứ nhất là sự tổ chức, thứ hai
là sự sáng tạo. Mình không nghĩ một ngày nào đó nếu người Việt xuống đường thì
sẽ giống như Hong Kong hôm nay. Nhưng những gì mình thấy hôm nay, mình vẫn hy
vọng một ngày nào đó có khả năng và cơ hội truyền đạt lại cho các bạn trẻ ở Việt
Nam.”
Trên facebook Nancy Nguyễn tâm sự: “…Những người khởi xướng đầu tiên, cho phong
trào đòi dân chủ làm chấn động cả thế giới hôm nay, là những người rất rất trẻ.
Trẻ đến nỗi theo ‘cái nhìn Việt Nam’ thì các bậc phụ huynh có lẽ sẽ bảo các bạn
ấy nên về bú cho xong bình sữa. Nói thế để biết rằng, thưa các bạn sinh viên,
thanh niên Việt Nam, các bạn không hề là quá nhỏ cho cuộc chơi chính trị. ĐỪNG
BAO GIỜ cho phép bất cứ ai bảo với bạn rằng ‘nhãi con biết gì’, hay ‘đã có
người lớn lo!’ vì chính các bạn cũng hiểu rằng tất cả những điều đó đều là ngụy
biện!... Nếu ai đó nói các bạn chưa đủ trưởng thành, hãy hỏi họ câu này: Tổng
bí thư thứ nhất của đảng Cộng sản Việt Nam tham gia chính trị lúc mấy tuổi, và
được bổ nhiệm chức vụ tổng bí thư lúc mấy tuổi? Không ai, không cá nhân hay tổ
chức nào được quyền bảo các bạn còn quá trẻ. Và, nên nhớ, các bạn không hề là
quá trẻ để thay đổi vận mệnh đất nước này, dân tộc này… 90 triệu người Việt Nam
là chúng ta! Là chính chúng ta! Chứ không phải ai khác. Chính các bạn, chứ
không phải là ai khác, sẽ phải là những con người làm nên cuộc đổi thay… Đừng
bao giờ để bất cứ ai bảo với bạn rằng, Việt Nam nhỏ bé, phải đối đầu với Trung
Quốc một cách khôn ngoan. Bởi chính các bạn hiểu sâu sắc rằng: Đó cũng là nguỵ
biện! Hong Kong không có đến một người lính của riêng mình… Nhưng chính trong
khó khăn đó, Hong Kong làm cả thế giới nghiêng mình ngả mũ. Đừng bao giờ cho
phép bất cứ ai bảo các bạn hãy bỏ cuộc chỉ vì Việt Nam yếu hơn Trung Quốc nhiều
lần. Vì chính các bạn biết rằng sức mạnh của tập thể còn mạnh mẽ gấp triệu lần
súng đạn… Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, vì đó là phần Người nhất trong mỗi một con
người… Ngày hôm nay Hong Kong xuống đường, bao giờ sẽ đến Việt Nam?… Bạn biết
không, đôi khi, những điều phi thường nhất lại được diễn tả bằng những điều
bình thường nhất trong cuộc sống… Chỉ đến khuya nay, khi ngồi lại bên nhau
trong bữa tối, nhìn các bạn và vội vài miếng cơm trong cơn đói mèm, tôi ngắm họ
ăn say sưa đến quên cả trời đất, mới chợt nhớ ra một điều mình đã quên mất từ
lâu: các bạn ấy cũng chỉ là những con người… Thế giới nói về sinh viên Hong
Kong như những chiến binh, những người hùng. Còn tôi, tôi thấy họ Người lắm,
như chính tôi, NHƯ CHÍNH BẠN. Họ bảo với tôi, họ không hề gan dạ, quả cảm như
báo chí ca ngợi. Họ cũng hèn nhát, cũng sợ hãi, Đại Lục có tất cả, còn họ, họ
có gì?… Họ thừa nhận hết, rằng họ cũng sợ bị thanh trừng, sợ từ nay về sau có
thể cuộc sống của họ sẽ không bao giờ còn như trước nữa. Rồi học hành, rồi công
việc, rồi cả mẹ cha… Có vài người đã khóc. Trong giọt nước mắt không đủ nặng để
lăn trên gò má, chỉ đủ để làm khóe mắt long lanh dưới ánh đèn siêu thị, tôi
thấy được những cuộc đời trần trụi. Rồi họ nhìn tôi, kiên nghị: Nếu bảo chúng
tôi không sợ hãi, thì đó là nói láo, nhưng nếu Hong Kong cần, chúng tôi cũng
vẫn sẽ dấn thân, bởi vì, Hong Kong cần chúng tôi… Ở Hong Kong, tôi thấy được sự
vĩ đại của những con người bình thường. Và chính sự bình thường đó, làm nên
điều vĩ đại… Việt Nam ơi!… Hãy tỉnh dậy đi!… Có một điều tôi nhận được từ
chuyến đi này, đó là, tôi không đơn độc. Đó, có lẽ là kỷ vật quý giá nhất mà
chuyến đi mang lại cho tôi. Và bạn tôi ơi, nay tôi tặng nó lại cho tất cả mọi
người: TÔI KHÔNG ĐƠN ĐỘC, VÀ BẠN CŨNG VẬY!…” [Xem
hình Nancy Nguyễn đứng tại khu Central Mong Kok, Hongkong, phía sau là các sinh
viên Hongkong tập trung đòi dân chủ].
Phần VN, ở tại VN, một bạn trẻ tên Phúc, sống tại quận Hà Đông, Hà
Nội, chia sẻ:“…Theo Phúc, hiện tại,
giới sinh viên Việt Nam đã bắt đầu nóng lên, nghĩa là thành phần ủng hộ sinh
viên Hồng Kông đã tăng rất cao, theo cách này hoặc cách khác, giới sinh viên
Việt Nam thể hiện sự đồng cảm của họ. Có nhóm tổ chức buổi thảo luận nhỏ về giá
trị dân chủ cũng như tương lai đất nước khác nhau như thế nào giữa dân chủ và
độc tài bằng một bữa tiệc sinh nhật ngụy trang hoặc bữa cà phê nhỏ chừng năm,
bảy người. Cũng theo chỗ tìm hiểu và chia sẻ thông tin của Phúc qua trang mạng
xã hội facebook thì hiện nay, ở các làng khu vực có nhiều trường đại học tại Hà
Nội cũng như làng đại học Thủ Đức, Sài Gòn, hầu như hệ thống an ninh đã siết
chặt một cách bất thường, các chốt chặn bất ngờ xuất hiện khắp các lối ra vào ở
các làng đại học mà theo Phúc nhận xét thì đây là một dấu hiệu khá nhạy cảm…
Câu chuyện biểu tình ở Hồng Kông chỉ là câu chuyện khởi sự cho mùa xuân dân chủ
khắp các châu lục. Nơi nào còn chìm trong nạn độc tài chuyên chế, nơi ấy sẽ có
những mùa đấu tranh dân chủ chất ngất hào khí của tuổi trẻ… Phúc cho rằng cuộc
cách mạng dân chủ của giới trẻ Hồng Kông cũng như nhiều cuộc cách mạng dân chủ
khác ở các nước độc tài trên khắp thế giới là những cuộc cách mạng bắt buộc
phải xảy ra, không thể tránh khỏi, điều này nằm trong qui luật bảo tồn nòi
giống của thế giới con người. Và nhu cầu tiến bộ là nhu cầu quan trọng giống
như máu phải luân lưu trong cơ thể…”
Nói về giới trẻ VN,
được mời phát biểu trong buổi ra mắt sách Chánh Luận Trần Trung Đạo tại
Sacramento, Giáo sư Trần Minh Xuân [xem hình] đã cho biết ông không biết tác
giả mấy tuổi, nhưng ông biết tác giả trẻ hơn Giáo Già rất nhiều, và văn phong
của tác giả cũng cho thấy Trần Trung Đạo rất trẻ, nhứt là khi tác giả nói về
tuổi trẻ VN, trong đó có người con gái cùng ở xứ Quảng Nam với tác giả tên Huỳnh
Thục Vy, mà trong một bài viết có tên “Những
cánh én của mùa xuân dân tộc”, viết tặng 3 người con gái còn rất
trẻ là Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy và Trịnh Kim Tiến, tác giả đã nhận xét: “Thục Vy sinh năm 1985 tại Tam Kỳ. Tình yêu quê
hương và nỗi đau mười năm tuổi thơ là những ngày đi thăm cha trong tù, đã hun
đúc tâm hồn của cô bé xinh đẹp, hồn nhiên lớn lên bên dòng sông Bàn Thạch,
Quảng Nam thành một nhà lý luận chính trị vững vàng. Kiến thức Thục Vy dẫn
chứng trong các bài viết vượt trội hơn tuổi tác và điều kiện trưởng thành thiếu
thông tin bên ngoài mà em đã phải trải qua…”
Về 2 người con gái trẻ còn lại có tên trong bài viết, Trần Trung
Đạo đã có những lời thơ viết cho Trịnh Kim Tiến, người con gái có
cha là ông Trịnh Xuân Tùng, bị công an đánh chết như sau:
Khi em khóc cha bị Công
An đánh chết
Đồng bào khóc cùng em
Thanh niên, sinh viên,
học sinh khóc cùng em
Sài Gòn khóc cùng em
Hà Nội khóc cùng em
Trong nước khóc cùng em
Ngoài nước khóc cùng em
Những giọt nước mắt chảy
vào sông
Sông mỗi ngày thêm rộng
Những giọt nước mắt hòa
trong biển
Biển mỗi ngày mặn hơn
Những giọt nước mắt nhỏ
trên cánh đồng khô
Đất mỗi ngày thêm màu
mỡ.
Có dân tộc nào trên trái
đất này
Lịch sử được đong bằng
nước mắt
Nguyễn Trải khóc cha bên
ải Nam Quan
Đặng Dung khóc cha trước
khi trầm mình xuống biển
Người con gái của anh
Ngụy Văn Thà khóc cha ngã xuống ở Hoàng Sa
Người con gái của anh
Trần Đức Thông khóc cha ngã xuống ở Trường Sa
Những người mang trên
lưng nhiều quá khứ
Nhưng hy sinh vì một
tương lai.
Khi em xuống đường vì
Hoàng Sa, Trường Sa
Đồng bào bước cùng em
Thanh niên, sinh viên,
học sinh bước cùng em
Sài Gòn bước cùng em
Hà Nội bước cùng em
Trong nước bước cùng em
Ngoài nước bước cùng em
Có dân tộc nào trên thế
giới này
Lịch sử được đo bằng
những đôi chân bước
Từ chiếc khố che thân
với hai bàn chân rỉ máu
Cuộc hành trình gian nan
về phương nam của tổ tiên hơn bốn ngàn năm.
(Bài thơ cho người con gái xuống đường)
Về Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Trung Đạo viết: “Đỗ Thị Minh Hạnh đã chọn lựa đứng lên để
đi cùng
dân tộc, sống với nỗi
đau của dân tộc và dâng hiến đời mình để làm cánh én cho mùa xuân dân tộc”.
Tác giả cũng có bài thơ cho Đỗ Thị Minh Hạnh như sau:
Lịch sử đang chờ em để
bước sang trang
Dân tộc vịn vai em để đi
cùng nhân loại
Những người chết đang
bắt đầu sống lại
Những người đi đang lần
lượt quay về.
Và tác giả nói thêm là “Đã qua rồi thời đại của anh hùng cá nhân, minh quân, minh chủ.
Ngày nay, mỗi cá nhân là một tập hợp thu hẹp chứa đựng các mối quan hệ chằng
chịt, phức tạp và phụ thuộc vào nhau của cộng đồng xã hội, dân tộc và nhân
loại. Chính các em, chứ không ai khác sẽ là những lãnh đạo, những minh quân của
thời đại mình” và viết thêm: [xem hình Trần Trung Đạo tại
hội trường ra mắt sách - Photo: BXK] [Hình dưới, từ trái: Đỗ Thị Minh Hạnh,
Huỳnh Thục Vy và Trịnh Kim Tiến].
Đất nước mình không có
hôm nay
Nếu hai ngàn năm trước
không có bà Trưng, bà Triệu
Và sẽ tiếp tục sống
trong độc tài nô lệ
Nếu không có những người
con gái như em
Dòng sông dài và phiến
đá chông chênh
Nhưng nếu tất cả đều co
ro, sợ hãi
Nếu tất cả đều đứng
nhìn, e ngại
Dân tộc này rồi sẽ ra
sao?
Em bước vào tù khi tuổi
mới hai mươi
Tuổi đẹp nhất của thời
con gái
Bên ngoài trại giam, mùa
xuân đang qua và không trở lại
Nhưng trong trái tim em,
xuân mãi mãi không tàn
Hạnh phúc của em là hạnh
phúc của dân oan
Của những con người
không có quyền được nói
Niềm vui của em là niềm
vui của đàn em thơ mới lớn
Của những mái đầu bị xóa
mất màu xanh…
Về vấn nạn Trung quốc, Giáo sư Trần Minh Xuân có cùng quan điểm
với tác giả Chính Luận Trần Trung Đạo; đó là Trung Quốc rất sợ dân tộc
VN, cho dầu cấp lãnh đạo CSVN là những thái thú của chúng. Chúng sợ VN có
dân chủ rồi thì Hoa lục cũng sẽ “tanh bành” ra thành nhiều mảnh như chúng đã
“bấy nhậy” ở thời Xuân Thu Chiến Quốc và thời Đông Châu Liệt Quốc; đến thời Tần
Thủy Hoàng cho dầu có độc tài gian ác hơn CSVN nó cũng sụp đổ.
Cùng với tấm gương của Josua Wong trong cuộc biểu tình tại Hong
Kong mấy tuần qua; cùng với Malala Yousafzai với giải Nobel Hòa Bình 2014; tất
cả là nguồn cổ vũ lớn cho tuổi trẻ Việt Nam, cho sức bậc mạnh thêm
của những Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Hoàng
Vi, Nguyễn Thảo Chi, Đào Trang Loan, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Thị Yến
Trang…; của Mạng lưới Blogger VN, của những buổi Dã Ngoại Nhân Quyền, những
buổi Café Nhân Quyền, những buổi họp mặt tâm tình…; đặc biệt của phong trào “Tôi
Muốn Biết” [xem hình] ngày càng lan rộng từ quốc nội đến hải ngoại… Sức
sống của họ là sức sống của dân tộc như một dòng sông tuôn chảy, như những mạch
nước ngầm trong lòng đất, triền miên chảy… để… như Trần Trung Đạo nói “Khi chuyến tàu lịch sử dừng lại bên sân ga thế
hệ, các em đã chọn bước lên như hai ngàn năm trước hai người phụ nữ đất Mê Linh
chọn lựa”…
Ngày 15 tháng 10 năm
2014
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề
biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để
ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế
đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng
tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay
bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn
cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ
đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm
thừa hàng quán.
Cha chết sớm mẹ bị người
ta bán
Sang bên Tàu vào động
bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi
thường
Nghe người nói cán bộ
phường chia chác
Mình sống được nhờ tấm
lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu
ơ
Mất mẹ cha đời đói rét
bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin
hãy hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa
đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất
bên đường
Khi mọi người đưa chị
đến nhà thương
Chị đã chết từ trên
đường nhập viện.
Kẻ tông chị là đảng viên
say xỉn
Sợ liên quan chúng đã
biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn
mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên
đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng
rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé
vơi buồn
Trẻ ăn mày không được
đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại
cô nhi viện
MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại
Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải
chúng muốn làm gì thì làm.
TIẾN LÊN HONG KONG !
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview
by Yahoo
|
|||||||
|
Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát ....Pó tay pó tay ! hết ý hết ý
Cùng nếm, ngửi, gõ với các bộ trưởng: Kim Tiến -
Khôi Nguyên - La Thăng:
Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành động
kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
Ối
trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi
Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông
đi kiểm tra độ lún của mặt đường
CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ
NHÂN DÂN'
Ngạo mạn, dâm ô chính
là Lê Duẩn
Già mà lắm con là lão
Đỗ Mười
Mưu mô quỷ quyệt là Lê
Đức Anh
Nhẫn nhục sống lâu là
Võ Nguyên Giáp
Chưa nói đã cười là
Nguyễn Minh Triết
Giả danh Mác xít là Lê
Khả Phiêu
Cái gì cũng nhặt là Tô
Huy Rứa
Không bộ nào chứa là Nguyễn
Thiện Nhân
Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời, né tránh là
Nguyễn Hải Chuyền
Miệng lưỡi dịu mềm là
Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là
Đinh La Thăng
Ghét trung yêu nịnh là
Lê Hồng Anh
Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen đánh giặc miệng
là Trương Tấn Sang
Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải
*
Thầy gét bạn khinh là Hồ Đức Việt
Đổi trắng thay đen là
Trương Vĩnh Trọng
Triệt suy phù thịnh là
Trần Đình Hoan
Đã dốt lại tham là Lê
Thanh Hải
Ăn vụng nói dại là Đinh
Thế Huynh
Tình duyên lận đận là
chị Kim Ngân
Vừa béo vừa dâm là Tòng Thị
Phóng
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Lên chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị
Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ
Tính tình ba phải là
Phạm Gia Khiêm
Chưa từng thanh liêm là
Nguyễn Thế Thảo
Ăn tiền tàn bạo là
Nguyễn Đức Nhanh
Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn tỉ tham nhũng là
Vinashin
‘Bà con’ Thủ Tướng là
Phạm Thanh Bình
Coi Tây Tạng
trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu
Preview
by Yahoo
|
|||||
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài
cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp
nữa!
Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi
Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...
Chiến tranh biên giới Việt Trung
năm 1979
Battlefield Vietnam -
Part 01: Dien Bien Phu The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
|
|
Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm
thịt em nào trước đây?
xem thêm
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung cộng hành
hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
SỐNG
VỚI BỌN "ĐỈNH CAO TỘI ÁC" VIỆT CỘNG, "CHÚA TRÙM THAM
NHŨNG"
TỤI
MÌNH CŨNG KHỐN NẠN VỚI CHÚNG NÓ, NÓI CHI CON
NGƯỜI -
|
/div>
Nghệ
sĩ Tạ Trí Hải nói về cộng sản
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks