Hà Sĩ Phu: HIẾN KẾ DIỆT CHUỘT - đập "bình" phải đập cái bình...phong
Tổng bí thư Trọng có dám “đập bình diệt
chuột”?
Phạm Chí Dũng
Giới về hưu và đặc biệt
tầng lớp cách mạng lão thành ở Việt Nam – với không ít người còn trung trinh
với quá khứ oanh liệt của đảng – chắc chắn không thể hài lòng với tâm thế “đập
chuột sợ vỡ bình” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Anh hùng thời nội chiến”
Phát ngôn “chuột và
bình” giống như lời tự sự của ông Trọng mới đây trước cử tri Hà Nội là cử chỉ
mới nhất báo trước cuộc chiến chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam rất
có thể sẽ không đi đến đâu.
Vào năm ngoái, ông Trọng
còn tỏ ra cứng cáp hơn với vài lần tuyên ngôn răn đe về những đối tượng “ăn của
dân không chừa thứ gì” – nói theo từ ngữ của bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch
nước.
Còn năm trước nữa –
2012, người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam dường như được khích lệ bởi sự kiện
tấm màn Bạc Hy Lai bị rũ bỏ ở Trung Quốc.
Nhưng rốt cuộc, năm đó đã kết thúc
với việc rơi lệ của Tổng bí thư trước nụ cười bí ẩn của các nhóm lợi ích.
Nửa đầu năm 2014 đã trôi
qua cũng như những năm dĩ vãng, nghĩa là không để lại ấn tượng gì. Thậm chí
ngay cả công cuộc kê khai tài sản quan chức, vốn đã có thâm niên hơn 10 năm từ
ngày khai sinh chủ trương này, cũng chỉ đem lại kết quả như một kỷ lục Guiness,
khi chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và 1 người bị xử lý kỷ luật
bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực, trong tổng số 944.425
trường hợp kê khai tài sản thu nhập năm 2013.
Nhưng điều có vẻ trái
khoáy là chỉ sau khi xảy ra vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ở
Biển Đông và đặc biệt chuyến du ngự của Dương Khiết Trì – Ủy viên quốc vụ viện
Trung Hoa đến Hà Nội, người ta mới thấy một chút nhúc nhích của các cơ quan
đảng. Dường như đã có một văn bản chỉ đạo nội bộ và kiên quyết hơn của Ban bí
thư trung ương đối với các ngành và tỉnh thành về việc tăng cường chống tham
nhũng.
Tương tự như Trung Quốc,
giới chức về hưu “không cho hạ cánh an toàn” bị lôi ra đầu tiên. Những trường
hợp nổi cộm là các cựu tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong
Tranh và Trần Văn Truyền. Sau đó dẫn đến
quan chức đương nhiệm với khối tài sản khủng “mồ hôi nước mắt” là ông Ngô
Văn Khánh – Phó tổng thanh tra chính phủ. Cả ba quan chức này đều là “người
chính phủ”.
Trong vài tháng qua,
hiện tượng dần lộ ra là bản thân ngành công an cũng tỏ ra chân thành hơn đôi
chút trong việc nhìn nhận và xử lý những cán bộ cảnh sát lộng quyền lẫn lộng
hành. Số bị xử lý chủ yếu rơi vào trường hợp nhũng nhiễu, đánh dân, tương đồng
với Công ước chống tra tấn mà Nhà nước Việt Nam đã hứa thực hiện trước Liên
hiệp quốc. Người ta đang lờ mờ nhìn ra một phiên bản “diệt ruồi”, dù chỉ là
“ruồi mới đẻ”, mà đảng và ngành công an triển khai như Trung Quốc vào năm 2012.
Thế nhưng không phải bao
giờ quyết tâm cũng làm nên sự nghiệp lớn. Không phải là một Tập Cận Bình với
tầm vóc chiến lược và đặc biệt ít bị soi móc tì vết về tài sản cá nhân, tổng bí
thư Việt Nam có lẽ còn cần đến nhiều tố chất để trở thành một “anh hùng thời
nội chiến”.
“Đập bình diệt chuột”
Nếu trong hệ thống ngân
hàng Việt Nam tồn tại đến 6 loại quan hệ sở hữu chéo và tình thế đang trở nên
quá khó để tách bạch chúng, thì nạn tham nhũng đang ăn sâu vào các nhóm thân
hữu chính sách đến mức nếu đảng không trị từ nóc thì đừng trông mong gì vào
tính thành khẩn của những đối tượng “ăn hết lấy gì mà tiêu” – nói theo từ ngữ
của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về báo cáo kinh tế – xã hội mới đây của
Chính phủ.
Một ví dụ nhỏ có thể cho
thấy tính nghiêm minh của đảng vẫn chỉ là một điều khôi hài. Quyết định thanh
tra đối với Tổng công ty Đường sắt VN là hoàn toàn hợp lẽ, khi đơn vị này đã có
quá nhiều dấu hiệu “ăn” nguồn vốn ODA. Vào tháng 8/2014, đã có tín hiệu TCT
Đường sắt VN bị soi xét, khi Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng phải quyết định tước
một loạt dự án nhận nguồn ODA của “con sâu” này. Chỉ có điều, người nhận trách
nhiệm tổ chức thanh tra lần này lại là ông Ngô Văn Khánh – một quan chức cũng bị
dư luận xem là “sâu mọt”. Vào tháng 3/2014, báo Người Cao Tuổi đã tung hê vấn
đề tài sản cá nhân của ông Khánh, nhưng rốt cuộc ông này không bị mệnh hệ gì.
Điều cốt yếu là nếu Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể có được một can thiệp nhỏ như thay đổi nhân
sự thanh tra TCT Đường sắt VN, chiến dịch “diệt ruồi” của ông sẽ có nhiều nguy
cơ bị phá sản, hoặc nếu không thất bại hoàn toàn thì cũng chẳng thể gọi là
thành công.
Thậm chí, ngay cả mức
thành công theo cách bình bầu thi đua “hoàn thành nhiệm vụ” cũng trở nên xa vời
hơn, khi người được xem là “cánh tay phải của Tổng bí thư” – Trưởng ban nội
chính trung ương – gần như đã bị “loại khỏi vòng chiến đấu” với căn bệnh ung
thư hành hạ ở Hoa Kỳ.
Sau suýt soát bảy chục
năm tồn tại, lần đầu tiên đảng Cộng sản VN phải đối mặt với nguy biến tan vỡ
rất lớn bởi nạn tham nhũng từ chính trong lòng nó. Vài năm qua, nhiều đảng viên
cao cấp lão thành đã tranh luận công khai về việc chỉ cần “diệt chuột” hay nên
“đập bình” để xóa đi làm lại tất cả.
Song tâm thế thận trọng
đến mức khó hiểu và khó chấp nhận của người đứng đầu đảng đang trở thành vật
cản quá lớn đối với chính sự tồn tại của ông, và hầu như chắc chắn làm liên lụy
cả những nhân sự do ông giới thiệu cho đại hội 12 của đảng vào năm 2016.
Lịch sử đã không ít lần
chứng nghiệm kết cục tự đào thải của các chính khách bởi lý do đơn giản là họ
không thể vượt qua chính lằn ranh sợ sệt bản thân. Với Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng và ê kíp của ông, thời gian để “làm nên chuyện lớn” chỉ còn hơn một năm –
cơ hội cuối cùng nhưng khá ngắn để phiên bản dù chỉ một phần nhỏ thành tích “đả
hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình.
Hãy chờ xem những người
bên đảng có dám đứng thẳng để “đập bình diệt chuột” hay không.
P.C.D.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks