Nguyễn Hoài Vân
- NHÂN TRỊ VÀ PHÁP TRỊ
www.ducme.tv Phóng sự tài liệu Tổng thống Ngô
Đình Diệm - Tập 1
http://www.youtube.com/watch?v=pD1Elwnpr4A&list=PL72356A39F0532411
Chủ Nhật, ngày 12 tháng 10 năm 2014
Chúng tôi nhận thấy nhu cầu suy nghĩ về hai
khuynh hướng tổng quát ảnh hưởng trên mọi thể chế chính trị từ xưa tới nay : đó
là các khuynh hướng « Nhân » và « Pháp » thường được
đề cập đến trong tư tưởng chính trị của người Đông Á.
Dẫn Nhập :
- Trước hết, chúng tôi xin trình bày văn tắt các nguyên tắc căn bản của
Nhân trị và Pháp trị theo cách hiểu của người xưa.
- sau đó, sẽ xin bước sang sự phân định các yếu tố có tính cách tương đối « Nhân »
và tương đối « Pháp » trong các trào lưu tư tưởng hiện đại.
- Rồi, để cho vấn đề được thêm rõ nét, chúng tôi
sẽ phân tích hai mô hình tổ chức xã hội có tính cách tiêu biểu, là Tư Bản Chủ
Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa dưới các cách nhìn « Nhân » và
« Pháp ».
- Sau nữa, chúng ta mới rút tỉa vài ưu và khuyết điểm chính yếu của Nhân
cũng như Pháp trị.
- Trước khi kết luận, với ba vấn đề căn bản cần được đặt ra khi suy nghĩ về
Nhân và Pháp trị.
- Vào năm 2014 có thêm một số « phụ chú và tạp ghi », nhân
một buổi nói chuyện ở Hà Nội. Đoạn « viết thêm » để tránh những lẫn
lộn giữa khuynh hướng « Pháp trị » của Đông Á, với quan niệm « dân
chủ Pháp trị » của người Tây Phương, từ phiên bản 1991, được đưa vào các « phụ
chú và tạp ghi » này.
Khuynh hướng Nhân trị
Phát nguồn từ Đạo Nhân, tức từ một tổng hợp bổn
phận để con người có thể sống đúng với địa vị của mình đối với mọi người trong
xã hội và đối với vạn vật (« Nhân dã giả, nhân dã » - Mạnh Tử). Tập
hợp bổn phận này được xây dựng trên quan niệm mọi người đều cùng một bản thể
với nhau và cùng bản thể với vũ trụ vạn vật, ví như anh em một nhà, nên có bổn
phận phải nâng đỡ nhau để cùng triển nở tốt đẹp (Tử Hạ: « tứ hải chi nội
giai huynh đệ »- Trình Minh Đạo: « Vạn vật dữ ngã nhất thể dã »).
Bản thể ấy cũng là bản thể của Trời, khiến con người cũng như thiên nhiên đều
có phần linh thiêng tôn quý.
Áp dụng vào việc điều hành xã hội, Đạo Nhân cho ra những quan niệm
căn bản của lý thuyết Nhân trị:
Quan niệm con người:
Con người được quan niệm một cách toàn diện, với
phần vật chất, phần tinh thần và phần linh thiêng như vừa nói. Chính vì có phần
linh thiêng còn gọi là Thiên Tính này mà mọi người đều phải được kính trọng.
Quan niệm giáo dục
trong thuyết Nhân trị là tìm lại và dưỡng nuôi
cái Tính Trời tiềm tàng nơi mỗi cá nhân làm cho Tính ấy không bị tư dục che
lấp, để được thể hiện mạnh mẽ trong cuộc sống. Giáo dục ở đây chủ trương hướng
nội và tin tưởng vào Tính thiện trong mỗi con người.
Quan niệm lịch sử:
Thuyết Nhân trị cho chân lý, hay « Đạo »,
hiển lộ ở quá khứ, rồi dần dần lu mờ đi với thời gian. Vì thế, cần lấy người
xưa làm gương mẫu và đi tìm chân lý trong truyên thống. Đó là quan niêm lịch sử
tiến hóa theo chu kỳ.
Quan niệm xã hội
Xã hội được coi như một đại gia đình như ý nghĩa
câu « dân ngô đồng bào » của Trương Tái. Xã hội cũng có thể được ví
như một cơ thể lớn.
Quan niệm chính quyền
Trong thuyết Nhân trị nhà cầm quyền không khác
gì Cha, Mẹ, người dân, có bổn phận phải « thương dân như con đỏ ». Quan
niệm chính quyền này trọng bổn phận hơn là quyền hành.
Quan niệm pháp luật:
Pháp luật ở đây bị coi như chỉ là sự bổ túc cho một tập hợp quy ước gọi là
Lễ. Lễ là một thứ « luật » tự nhiên mà mọi người đều chấp nhận trong
thâm tâm mình. Lễ được hình thành từ những yếu tố bẩm sinh, tức phần nào từ cái
Tính Thiện nơi mỗi người, được cụ thể hóa bởi một quá trình giáo dục, đào
luyện. Khi Lễ không còn đủ để điều hành việc nhân sinh, người ta cực chẳng đã
mới phải dùng đến pháp luật.
Khuynh hướng Pháp trị
Phát nguồn từ trường phái Lão Trang và học thuyết của Tuân Tử. Học phái Lão
Trang chú trọng ở sự tuân theo định luật tự nhiên của vũ trụ, không làm gì
cưỡng lại định luật ấy mà dẹp bỏ mọi tư dục để cho định luật ấy tự nhiên « làm »
mọi việc qua mình. Đó là lý thuyết « Vô vi nhi vô bất vi »
(không làm nhưng không gì không làm).
Tuân Tử chủ trương không thể chờ đợi giác ngộ
định luật của Trời Đất, mà phải đặt ngay ra những quy luật làm tiêu chuẩn giải
quyết việc nhân sinh xã hội. Ông cho Đạo không phải là Đạo Trời, mà là Đạo
người. Ông cũng đề ra quan niệm con người mang tính ác, cần có những tiêu chuẩn
từ bên ngoài để theo đó sửa đổi, điều tiết.
Từ khái niệm « định luật của vũ trụ »
nơi Lão Trang đến sự phân biệt Đạo trời, Đạo người, của Tuân Tử, người ta đi
tới khái niệm « Pháp », tức một hệ thống quy luật điều khiển toàn bộ
nhân sinh hành vi có tính cách tuyệt đối, không được bàn cãi (Pháp bất nghị).
Trên nền tảng ấy, lý thuyết Pháp trị được hình thành với những yếu tố cơ bản
sau :
Quan niệm chính quyền:
Pháp gia chủ trương nhà cầm quyền không nên làm
gì cả, mà chỉ dựa vào « Pháp » để thưởng phạt người dưới. Vì ai cũng ham
được thưởng, sợ bị phạt nên sẽ đều tự động làm đúng « Pháp ». Đó là
thái độ « Vô vi nhi vô bất nhi » của Pháp gia, ảnh hưởng bởi Lão học.
Quan niệm này trọng quyền hành hơn bổn phận. Việc cai trị hoàn toàn dựa trên « Pháp »
nên có căn bản là Vô Tư, Vô Tình, khác với kuynh hướng Nhân trị coi việc công
như việc tư, coi người dưng như thuộc gia đình mình, trị nước như cha anh lo
cho con em trong nhà vậy. Pháp gia có thể từ bỏ chính gia đình mình, trong khi
người Nhân coi mọi người như người nhà, để cho dù thưởng hay phạt cũng không
quên cái thân tình ấy.
Quan niệm xã hội:
Xã hội ở đây là một cái máy lớn, hành động của
mỗi người đều phải phù hợp một cách chính xác với danh phận của mình như đã
được quy định bởi « Pháp ». Làm sai, làm thiếu, hay làm quá lố, làm
dư ra, đều bị trừng phạt. Công nhỏ quá hay công lớn quá đều mang tội (Hàn Phi
Tử, Thiên 7). Thật vậy, một cơ phận trong bộ máy không thể chạy nhanh hay chậm
hơn tốc độ đã được quy định.
Quan niệm lịch sử
của Pháp gia là quan niệm tân tiến, tức tin vào
sự tiến bộ, vào sự giải quyết các vấn đề nhân sinh trong tương lai, nhờ vào
việc đặt ra và thi hành « Pháp ». Khác với khuynh hướng Nhân trị
(lịch sử đi theo chu kỳ), lịch sử ở đây tiến theo đường thẳng. Pháp Gia Hàn Phi
cũng khẳng định điều kiện kinh tế quy định bước đi của lịch sử, trong khi Pháp
Gia Thương Ưởng đề ra một tiến trình của lịch sử dựa trên một loại biện chứng
pháp sơ khai, với từng giai đoạn mang mầm mống của sự tự hủy diệt, để hình
thành giai đoạn sau.
Quan niệm giáo dục
ở đây thiên về hướng ngoại , dựa trên việc rập khuôn theo một tiêu
chuẩn bên ngoài. Pháp Gia nghĩ con người mang Tính Ác, cần phải biến hóa cái
tính ấy đi cho phù hợp với « Pháp ». Từ đó, họ coi con người như gỗ
đá, có thể dư thì cắt bớt, thiếu thì chắp thêm (Hàn Phi – Hiển Học) họ cũng
quan niệm « Chính giáo hợp nhất » (Lý Tư) đặt giáo dục dưới sự kiểm
soát của nhà chính trị (dĩ lại vi sư), và triệt để bài bác văn học, coi đó như
nguồn gốc của sự chống lại « Pháp ».
Quan niệm con người:
Pháp gia coi con người như gỗ đá có thể đẽo gọt,
hay như cơ phận của một bộ máy, phải chạy đúng như đã được quy định. Với quan
niệm ấy, họ có thể tiêu diệt một phần xã hội theo chủ trương « lấy số
nhiều bỏ số ít » (dụng chúng nhi xả quả - Hàn Phi), khác với người Nhân,
tôn trọng mỗi người như một biểu hiện của Thượng Đế.
« Nhân » và « Pháp » trong trào lưu
tư tưởng hiện đại :
Ngày nay người ta có thể coi như thiên về « Nhân »
những tư tưởng quan niệm con người một cách toàn diện và từ đó tôn trọng con
người với tính cách « con người nói chung », đề cao sự ôn hòa rộng
rãi, chấp nhận những khác biệt, hướng về lý tưởng tự do, đặt nặng quyền lợi cá
nhân. Trên trường chính trị, đó là những thể chế dân chủ, đặc biệt là dân chủ
đa nguyên, là cách cầm quyền khách quan thực tế, là lý tưởng Nhân Quyền, là chủ
trương bảo vệ thiên nhiên.
Ngược lại các tư tưởng thiên về “Pháp” thu hẹp
định nghĩa con người, thí dụ như coi con người chỉ là con người kinh tế, con
người giai cấp, con người sinh lý, ý tưởng loại bỏ Thượng Đế trong đời sống con
người, hay những tư tưởng gián cách con người với Thượng đế, phủ nhận tính linh
thiêng tự nhiên của con người và vạn vật nơi vài tôn giáo mặc khải.
Các tư tưởng thiên về « Pháp » thường
quá khích, giáo điều chủ nghĩa, đề cao « Đồng » hơn là
« Hòa », trọng bình đẳng hơn tự do, bảo vệ quyền lợi cộng đồng (cộng
đồng đân tộc, Quốc gia, giai cấp, tôn giáo...) hơn quyền lợi cá nhân. Trên
trường chính trị, đó là những thể chế độc tài, là cách cầm quyền chủ quan duy ý
chí, là kinh tế chỉ huy, là những mô hình phát triển tàn phá thiên nhiên, phung
phí tài nguyên thiên nhiên. Nói rộng hơn, sự hệ thống hóa việc nhân sinh hành
vi, tức mọi chủ thuyết, ý thức hệ ... đều dễ thiên về « Pháp ». Thật
vậy nếu chấp nhận rằng con người có những phần vượt ngoài mọi sự lý luận thì
người ta buộc phải suy ra cái tác dụng căn bản của các hệ thống lý luận là thu
hẹp định nghĩa con người.
Hai mô hình tổ chức xã hội tiêu biểu dưới cái
nhìn “ Nhân” và “Pháp” :
Tư
Bản Chủ Nghĩa :
Có thể định nghĩa như một mô hình tổ chức xã hội
trong đó phương tiện sản xuất và phương tiện trao đổi nằm trong tay tư nhân. Tư
nhân đương nhiên là có khuynh hướng đặt Tư Lợi lên trên hết. Vì thế, một trong
những động cơ chính yếu của xã hội tư bản là Hiếu Lợi.
Để được lợi nhà tư bản luôn cố gắng đẩy mạnh Sản Xuất và Tiêu
Thụ.
Vì cần có người Tiêu Thụ nên Xã hội tư bản thường ôn hòa
rộng rãi, tôn trọng cá nhân và khuyến khích con người phát triển toàn diện.
Thật vậy, nếu hẹp hòi, quá khích, thì sẽ phải loại bỏ một phần xã hội, giảm bớt
số người tiêu thụ. Sự tôn trọng quyền lợi cá nhân cũng là hậu quả của tính hiếu
lợi. Lý do vì mỗi cá nhân là một người tiêu thụ, cần làm cho cá nhân ấy có một
mức sống nào đó, đủ để hăng hái tiêu thụ mỗi ngày một thêm lên. Mặt khác,
tính hiếu lợi cũng khiến nhà tư bản không ngần ngại cổ động sự phát triển con
người một cách toàn diện, vì điều này giúp gia tăng nhu cầu tiêu thụ. Mỗi bước
phát triển của các khía cạnh vật chất, tâm trí, tâm linh, tín ngưỡng ... của
con người đều tạo thêm những nhu cầu mới, mở ra những thị trường mới để nhà tư
bản có thể bán những sản phẩm liên hệ, từ cái lò vi ba tới các thần thánh, guru
… đủ loại.
Về chính trị, xã hội tư bản thường thiên về thể
chế dân chủ đa nguyên, tuy điều này còn tùy thuộc một số điều kiện khác. Lý do
vì phương tiện sản xuất và trao đổi là thực chất của quyền hành trong xã hội.
Quyền hành ấy vì nằm trong tay tư nhân nên dễ bị phân tán, đưa đến nhiều « đầu
mối nắm quyền » và nhiều « đầu mối phản quyền » tương ứng, tất
cả đều ảnh hưởng một cách tương đối trực tiếp vào đời sống chính trị. Tình
trạng này dễ đưa đến thể chế đa nguyên.
Vì ôn hòa rộng rãi, trọng quyền lợi cá nhân, đề
cao sự phát triển con người toàn diện và khuynh hướng Dân Chủ Đa Nguyên, nên xã
hội tư bản có nhưng nét thiên về Nhân Trị.
Thật ra, người ta đã nghĩ nhu cầu đẩy mạnh Sản Xuất có thể
đưa dến những phương pháp quản trị nhân công khắt khe, với sự bóc lột ngày càng
gia tăng. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này đã không xảy ra. Nhiều xã hội tư
bản đã đạt được phần nào đến sự quân bình giữa quyền lợi của người làm công,
cũng phải được coi như người tiêu thụ, và quyền lợi của chủ nhân, tùy thuộc vào
sự tiêu thụ này.
Điều cần nhận rõ là sự quân bình ấy chỉ có được
ở các nước tư bản tiên tiến. Tại các nước kém phát triển, người dân vì quá
nghèo nên gần như chỉ đơn thuần là « con người sản xuất » chứ chưa
được coi như « con người tiêu thụ » một cách đúng mức. Thế quân bình
như vừa nói trở nên lệch lạc, sự bóc lột có phần trội hơn việc đem lại cho
người dân một mức sống vừa đủ để họ có thể tham dự vào xã hội tư bản với tính
cách « người tiêu thụ ».
Nhiều yếu tố khác trong xã hội tư bản cũng có
khuynh hướng phản lại lý tưởng Nhân trị.
Thí dụ: nhu cầu thúc đẩy tiêu thụ thường đưa đến
đánh giá con người theo mức độ tiêu thụ của mình: anh « hơn » tôi, vì
anh có xe tốt hơn, nhà lớn hơn ... Điều này đương nhiên, là thu hẹp định nghĩa
con người, giam hãm con người trong khuôn khổ những quy luật và hệ thống giá
trị của sự tiêu thụ.
Thêm vào đó, nhu cầu sản xuất hàng loạt để giảm
giá thành của hàng hóa cũng khiến nhà tư bản tận dụng mọi phưng tiện truyền
thông, quảng cáo ... để làm cho mọi người phải lọt vào những khuôn mẫu tiêu
thụ, quanh một số mặt hàng được coi như « biểu tượng của đời sống văn minh ».
Ngoài ra xã hội tư bản dễ khuyến khích sự
phát triển lệch lạc, ích kỷ, với cách nhìn hiếu lợi, ngắn hạn, khó giải quyết
được những vấn đề căn bản trường kỳ của nhân loại. Điều này đưa đến sự chênh
lệch giàu nghèo càng ngày càng gia tăng và sự tàn phá thiên nhiên, phung phí
tài nguyên thiên nhiên một cách vô cùng tệ hại. Đó là những sắc thái
Phi Nhân của xã hội tư bản.
Xã Hội Chủ Nghĩa
được bàn đến ở đây là mô hình tổ chức xã hội thoát thai từ Chủ
Thuyết Marx. Chúng ta có thể định nghĩa Chủ Thuyết Marx như một quan
niệm lịch sử dựa trên thuyết Duy vật và biện
chứng pháp.
Biện chứng duy vật cho
rằng con người trong căn bản tùy thuộc vào các điều kiện vật chất. Vì thế, đa
số các học giả thuộc học phái Marx đã gặp nhiều trở ngại trong việc thừa nhận ý
niệm « con người nói chung ». Thật vậy, điều kiện vật chất luôn thay
đổi, khiến con người, được tin là bị quy định bởi vật chất, cũng buộc phải thay
đổi theo, và, như thế, không thể có được một thực thể gọi là « con người
nói chung », trường tồn, biệt lập với các đổi thay ấy. Các học giả này coi
ý niệm « con người nói chung » là một thần thoại không có thật.
Mặt khác, sử quan duy vật cho lịch sử là « lịch sử đấu
tranh giai cấp » (Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản) nên khi được đặt trong dòng
lịch sử, những điều kiện chính yếu quy định bản chất con người buộc phải là
những điều kiện đấu tranh và những điều kiện giai cấp (« Bản chất con
người là sự tổng hợp của những tương quan xã hội » - Marx - Luận cương 6
về Feuerbach.). Như vậy, theo các học giả này, con người là con người giai cấp
(và con người đấu tranh).
Cần nhắc lại là sử quan cũng như biện chứng duy
vật đều đã được nhận thấy nơi Pháp Gia thời Chu Tần, dù rằng lúc ấy mới ở trạng
thái sơ khai.
Hậu quả của ý tưởng không có “con người nói chung” mà chỉ có « con
người giai cấp », là : giữa
con người ở giai cấp này với con người ở giai cấp khác không có gì chung cả,
không cùng nhau chia sẻ những thành tố cấu tạo căn bản. Từ đó, người ta có thể
coi người của giai cấp khác như thuộc về một loài vật khác, để nếu cần thì thản
nhiên giết bỏ, như trừ sâu, trừ kiến. Đó chính là căn bản của « Thuyết
Phi Nhân » đã ngự trị trên học phái Marx và cái gọi là « thế
giới Cộng Sản » suốt nhiều thập niên, cho đến khi bị một số nhà tư tưởng
thuộc chính học phái này lên án hầu tìm cách xây dựng một « xã hội chủ
nghĩa nhân bản ».
Ngoài khả năng giết người như sâu kiến ấy, các
mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa được áp dụng trong « thế giới Cộng Sản » còn
mang nhiều đặc tính Pháp Trị khác, như: trọng bình đẳng hơn tự do, tập thể hơn
cá nhân, đấu tranh hơn hòa giải, kinh tế chỉ huy hơn kinh tế thị trường, thêm
vào với lề lối cầm quyền độc tài, duy ý chí, giáo điều chủ nghĩa.
Tuy nhiên, lý tưởng của học thuyết Marx là đi đến một « thiên đường »
gọi là « Xã Hội Cộng Sản Văn Minh » trong đó không còn
giai cấp, không còn đấu tranh, không có chính phủ và cũng không cần đến quyền
tư hữu. Xã hội lý tưởng này có một mức sản xuất cực cao, dư dùng cho mọi người
dân, và người dân cũng đạt đến một trình độ tự giác cực cao, khiến không còn
vấn đề chiếm hữu, không còn phải dùng đường lối đấu tranh để giải quyết các mâu
thuẫn. Sự hiện diện của chính phủ cũng không còn cần thiết. Xã hội lý
tưởng này phù hợp với khuynh hướng Nhân Trị.
Phê bình nhân trị và pháp trị:
Nhân Trị là một lý tưởng cao
đẹp, phù hợp với ước vọng của con người, dễ được con người chấp nhận và trong
sự áp dụng, dễ ứng phó với thực tại, dễ sửa sai hơn khuynh hướng Pháp Trị.
Tuy nhiên, Nhân Trị không phải lúc nào cũng áp
dụng được, mà tùy thuộc vào ba điều kiện chính yếu, đó là:
- mức sống vật chất của người dân
- trình
độ ý thức của họ
- và
tình trạng an ninh của quốc gia, bên ngoài cũng như bên trong.
Vì thế, Nho Gia đã đặt ra ba mục tiêu cốt yếu
cho việc chính trị, là: bảo vệ dân, lo cho dân no đủ và giáo dục dân. Có lẽ cổ
nhân đã muốn truyền lại một bài học thực tế, rằng: Nhân trị không phải chỉ là « làm »
Đạo Nhân, mà cũng là tạo điều kiện để Đạo Nhân có thể « làm » được .
Nếu không thì sẽ lại rơi trở vào lề lối chủ quan, duy ý chí, như trong khuynh
hướng Pháp Trị.
Pháp Trị vì duy ý chí nên ít
lệ thuộc hoàn cảnh, dễ thống nhất mục tiêu và phương tiện, thuận lợi cho việc
đấu tranh ngắn hạn. Ở thời xưa, nó làm cho quốc gia hùng cường mau lẹ (trường
hợp nước Tần). Thời nay, người ta thường dùng nó một cách hiệu quả trong việc
cướp chính quyền và giữ chính quyền một cách chắc chắn. Ngoài ra, việc sử dụng
Pháp Trị để xây dựng những đế quốc chuyên chế dường như đang trên đà giảm bớt,
tuy người ta vẫn không từ bỏ một hình thức đế quốc mới , có khi được gọi là « đế
quốc kinh tế ».
Cầm quyền theo khuynh hướng Pháp Trị có thể mang
đến nhiều nguy hại, vì ba lý do:
1) Pháp Trị rất dễ sai
lầm, vì quan niệm con người và sự vật một cách chủ quan, giáo điều, đưa đến tổ
chức xã hội xa rời thực tại, khó đáp ứng được với những đòi hỏi thực tế của
người dân nên dần dần cách biệt với dân, đi đến chỗ bị dân oán ghét .
2) Khi đã xa rời dân,
đi ngược lại với nguyện vọng của họ, thì muốn cho họ tiếp tục phục tùng mình,
nhà cầm quyền cần phải hà khắc, đàn áp, trừng phạt gắt gao, thậm trí giết bỏ
thẳng tay. Điều này đưa đến không khí căm hờn nặng nề trong xã hội , ít thuận
lợi cho sự hợp tác, và thường kết thúc trong những cuộc nổi dậy đẫm máu . Pháp
Trị dễ thống nhất mục tiêu và phương tiện của quốc gia trong ngắn hạn, nhưng
với thời gian nó lại hay đưa đến bất hợp tác, đối kháng, thậm chí đụng độ đẫm
máu, tiêu hao lực lượng.
3) Khi đã sai lầm, một xã hội Pháp Trị rất khó sửa sai, do
nguyên tắc « Pháp bất nghị » đã nói ở trên. Vì thế, khi cần thay đổi
một chính sách, người ta thường buộc phải lật đổ cả một chế độ, vừa tốn thì
giờ, vừa tốn hao tài nguyên xương máu.
Tóm lại,
Tuy lý tưởng Nhân trị
phản ảnh những ước vọng thâm sâu nhất của con người trong đời sống xã hội,
người ta vẫn buộc phải công nhận rằng không phải lúc nào điều kiện thực tế cũng
cho phép xây dựng xã hội lý tưởng này. Vì thế, khi suy nghĩ về Nhân và Pháp,
người ta cần
đặt ra ba vấn đề:
Thứ nhất, trong một thời điểm
nhất định, điều kiện thực tế cho phép thi hành một chính trị với bao nhiêu phần
« Nhân » bao nhiêu phần « Pháp » ?
Thứ nhì : trong tiến trình quản
lý quốc gía, làm sao để một mặt sáng suốt nhận thức những giai đoạn cần phải
thi hành Pháp Trị, mặt khác ngăn ngừa những sự lạm dụng việc này ?
Sau hết, người ta có thể tự
hỏi : thế nào là dung hòa Nhân và Pháp ?
Có lẽ câu trả lời là : nhìn về những giá trị căn bản của con người mà lập
Pháp, với một tinh thần rộng rãi , không cố chấp giáo điều, chủ thuyết, chấp
nhận sửa sai, thích nghi với thực tại (Pháp hữu nghị). Nói cách khác, là lấy
tinh thần Đạo Nhân mà lập Pháp.
Có thể được chăng ? Các bậc hiền giả sẽ luận bàn
vậy.
Nguyễn Hoài Vân
16/7/1991
Buổi họp của đội Cải
cách. Sự thật.
Tranh tuyên truyền.
Bà cụ bần nông lên tố cáo địa chủ
Đảng tử hình người có ruộng.
Điạ chủ và đầy tờ thời
Nguyễn Phú Trọng.
Đảng cướp đất người có
ruộng.
Chương trình phát thanh ngày 12/10/2014
[RadioCTM] - Trong chương
trình phát thanh ngày 12/10/2014, kính mời quý thính giả theo dõi các tiết mục:
Tiếng Nói Đa Nguyên – Một Thoáng Hương Xưa. (12/10/2014)
Những hệ quả của cuộc « Cải Cách Ruộng Đất »
Tiếng Nói Đa Nguyên
12/10/2014
0
RadioCTM - Thanh
Lan
Những hệ quả của cuộc « Cải Cách Ruộng Đất » [
16:34 ] Hide Player | Play in Popup | Download
Cải cách ruộng đất là một
sự kiện rất lớn ở miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Trên thực tế nó đã bắt đầu
vài năm trước đó khi đang CSVN chưa giành được quyền cai trị ở miền Bắc. Cuộc
cải cách nhằm lấy đất của tầng lớp địa chủ, phú nông chia cho nông dân nghèo.
Rất nhiều người đã bị giết chết trong các phiên tòa sơ xài hay còn gọi là
phiên tòa đấu tố địa chủ.
Mời quý thính
giả theo dõi nhận xét về sự kiện gây ra bao đau thương, tang tóc cho dân tộc
Việt Nam của Giáo sư Lưu Trung Khảo với phóng viên Thanh Lan.
Cải
cách ruộng đất là một sự kiện rất lớn ở miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Trên
thực tế nó đã bắt đầu vài năm trước đó khi đang CSVN chưa giành được quyền cai
trị ở miền Bắc. Cuộc cải cách nhằm lấy đất của tầng lớp địa chủ, phú nông chia
cho nông dân nghèo. Rất nhiều người ... (12/10/2014)
Những hệ quả của cuộc « Cải Cách Ruộng Đất » -
Radio Chân Trời Mới
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
Những hệ quả của cuộc « Cải Cách Ruộng Đất » - Radio Châ...
Cải cách ruộng đất là một sự kiện rất lớn ở miền Bắc Việt Nam sau năm 1954.
Trên thực tế nó đã bắt đầu vài năm trước đó khi đang CSVN chưa giành được quyền cai trị ...
|
|||||||
View on radiochantroimoi.com
|
Preview by
Yahoo
|
||||||
|
Cứ lễ lạc ăn chơi,
nợ nần con cháu trả
Cứ lễ lạc ăn chơi, nợ nần con cháu trả
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
Cứ lễ lạc ăn chơi, nợ nần con cháu trả
Song Chi.
Báo chí trong nước đưa tin Hà Nội long trọng kỷ niệm 60 năm “Ngày Giải phóng
Thủ đô” 10.10.1954-10.10.2014.
|
|||||||
View on www.facebook.com
|
Preview by
Yahoo
|
||||||
|
|||||||
Song Chi.
Báo chí trong nước
đưa tin Hà Nội long trọng kỷ niệm 60 năm “Ngày Giải phóng Thủ đô”
10.10.1954-10.10.2014. Một lễ kỷ niệm hoành tráng tại Trung tâm Hội nghị Quốc
gia với hơn 3500 quan chức đại biểu tham dự, nhiều hoạt động văn hóa xã hội, ca
nhạc chào mừng, cờ hoa biểu ngữ trang trí khắp các tuyến đường…Và hoạt động bắn
pháo hoa tưng bừng tại 30 điểm.
Một bài báo trên
VTC News (“Nếu chim hòa bình không bay được thì dân thông cảm”) đã
hé lộ kinh phí Hà Nội phải bỏ ra cho ngày lễ này là 800 tỷ đồng Việt Nam (gần
38 triệu USD). Riêng việc bắn pháo hoa khoảng 30 tỷ đồng Việt Nam (khoảng hơn
1, 4 triệu USD).
Đã có nhiều lời
chỉ trích, kể cả thư kiến nghị của một số người dân yêu cầu Hà Nội hủy bỏ bắn
pháo hoa tại 30 điểm vì quá lãng phí, nhưng rồi những người lãnh đạo nhà nước
cộng sản nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn tiến hành. Một số blogger bình luận:
Đúng là nhà nghèo chơi hoang. Lấp lánh rực rỡ chừng mươi, mười lăm phút mà bay
vèo 30 tỷ lên trời, tiền thuế mồ hôi nước mắt của người dân.
Trước đó, lãnh đạo
Hà Nội đã lên tiếng cãi chính về việc hủy bỏ bắn pháo hoa. Thế đấy. Pháo hoa đã
mua rồi, tiền “phần trăm” cũng đã bỏ trong túi ai đó rồi, hủy làm sao được. Ở
xứ này ý kiến, nguyện vọng của người dân là cái gì, như muỗi vo ve một lúc rồi
hết, chưa kể, quan chức chính khách Việt có mấy khi đọc báo “lề trái”, thế là
khỏi phải nghe thấy cái gì cả.
Mà đã thấm tháp gì
so với hồi kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, phóng tay đến 94 ngàn tỷ đồng
Việt Nam tức khoảng 4, 7 tỷ USD thời điểm đó. Dư luận rồi các đại biểu quốc hội
đã từng chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính và những người có trách nhiệm, nhưng
cũng chẳng hề có được con số cụ thể, minh bạch, rồi khi đại lễ qua đi, mọi
người cũng quên.
Đó là chưa nói,
nhiều công trình được gấp rút xây dưng chào mừng nhân dịp 1000 năm đó bây giờ
nhìn lại đã bị xuống cấp hư hại do làm ẩu, làm gấp ra sao.
Đã thành cái lệ ở
xứ Việt ta cứ mỗi khi có dịp là phải tổ chức cho thật to, thật hoành tráng, vẽ
ra đủ thứ để có cớ chi tiền ngân sách, có cớ chia nhau bỏ túi. Hết kỷ niệm mấy
chục năm ngày Quốc khánh 2 tháng Chín, lại mấy chục năm ngày thống nhất đất nước
30 tháng Tư, rồi kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, rồi trận Điện Biên Phủ trên
không….
Chỉ có chiến tranh
biên giới phía Bắc với Trung Cộng hay ngày mất Hoàng Sa, Trường Sa, cuộc chiến
với Khơ Me Đỏ là không thấy kỷ niệm, trái lại còn cố quên đi như hoàn toàn
không có. Mãi sau này internet, báo chí “lề trái” phát triển, nhà cầm quyền
biết có dấu cũng không được, mới thi thoảng cho nhắc đến mà thôi.
Trong cái sự tổ
chức ăn mừng những “chiến thắng trong quá khứ” ấy ngoài cái lý do mà ai cũng
biết là để tiêu tiền, và chia chác với nhau bất kể nền kinh tế nước nhà đang
kiệt quệ, đời sống nhân dân đang khốn khó, còn có những lý do thuộc về tâm
lý khác, của nhà cầm quyền.
Thứ nhất, bằng vào
sự “ăn mày dĩ vãng”, họ muốn sơn phết, tô vẽ lại cho bộ mặt và “tính chính
danh” của đảng cộng sản. Họ muốn nhắc đi nhắc lại với người dân rằng đảng cộng
sản đã có công đánh Pháp đuổi Mỹ, thống nhất đất nước, không một đảng phái nào
có thể so bì hay tranh giành được cái “công lao” ấy. Mặc dù họ thừa biết rằng
vào thời buổi có nhiều nguồn thông tin để kiếm tra như hiện nay thì một bộ phận
người dân Việt Nam đã thừa biết sự thật về “tính chính danh” ấy của đảng, về
nguyên nhân, mục đích, kể cả “những chiến thắng” của đảng cộng sản trong hai
cuộc chiến tranh với Pháp, với Mỹ và với chế độ VNCH vừa qua.
Thứ hai, mỗi một
lần lễ lạc, kỷ niệm là dịp để nhà cầm quyền lên dây cót tinh thần tự hào của
người dân, và “tự sướng”. Tự sướng về chiến thắng đã đành, tự sướng về những
“thành quả” đạt được.
Kỷ niệm 60 năm
ngày giải phóng thủ đô chẳng hạn, là dịp để nhắc lại những hình ảnh của Hà Nội
thời chiến tranh, thời bao cấp, thành phố cũ kỹ nghèo nàn không được xây dựng,
cuộc sống người dân khốn khó tằn tiện…để so sánh với bây giờ. Cái sự so sánh
bằng cách lộn sòng sự thật đó chỉ có thể có tác dụng với một số người Hà Nội,
người miền Bắc. Còn với người Sài Gòn hay dân miền Nam thì cứ mỗi lần kỷ niệm
ngày Thống nhất đất nước là người ta lại nhớ tới mức sống, nền kinh tế hay về
nhiều mặt khác, Sài Gòn và miền Nam thời đó so với các nước láng giềng ra sao
còn bây giờ thì thế nào, thành ra lại đâm phản tác dụng.
Nói là so sánh
bằng cách đánh tráo sự thật bởi vì không thể cứ so sánh với chính mình trong
quá khứ chiến tranh hay thời bao cấp, mà phải so sánh Việt Nam với các nước
láng giềng chung quanh và thế giới trong thời điểm hiện tại, sau cùng một
khoảng thời gian.
Phải nhìn lại Việt
Nam bây giờ thống nhất về mặt lãnh thổ thì đã rõ, nhưng đã thống nhất được lòng
người hai miền, trong và ngoài nước chưa; thống nhất nhưng có thực sự độc lập
hay luôn bị khống chế, điều khiển từ xa và luôn bị đe dọa bởi Trung Cộng, còn
cuộc sống của người dân đã thực sự có hạnh phúc tự do dân chủ hay chưa?
Ăn mừng hoành
tráng để mà làm gì khi số tiền hàng chục, hàng trăm tỷ đồng Việt Nam ấy lẽ ra
có thể tiết kiệm, làm nhiều việc có ích hơn cho dân. Khi mà người dân đa số vẫn
còn phải chạy ăn từng bữa. Khi xã hội vẫn còn đầy dẫy những câu chuyện thương
tâm như một em bé học sinh lớp 3 đạp xe đi học về vì đói quá mà loạng quạng ngã
xuống mương chết đuối, một người mẹ vì quá quẫn bách đã thắt cổ chết để chồng
con có chút tiền phúng điếu và để địa phương thương tình xét cho gia đình chị
vào sổ hộ nghèo, có thể vay vốn làm ăn, vay tiền cho con đi học; một người bán
vé số chỉ vì bị kẻ xấu lừa khoảng 3 triệu đồng (tức chưa đến 150 USD) mà phải
tự tử…
Có những ông bố bà
mẹ phải ngủ trong ống cống hay bán máu để nuôi con ăn học, có những bệnh nhân
phải chết chỉ vì không có nổi tiền đóng viện phí. Những người con Việt phải bỏ
nước ra đi làm thuê ở xứ người hay nhắm mắt chấp nhận những cuộc hôn nhân
khập khiễng với những ông chồng Đài, Hàn, Trung xa lạ để có chút tiền giúp cha
mẹ…
Ăn mừng hoành
tráng để làm gì khi cái được so với 60 năm “ngày giải phóng thủ đô” chẳng là gì
so với cái mất đi. Với Hà Nội, là mất đi cái hồn của thành phố, nếp sống thanh
lịch, tử tế của người Hà Nội xưa cũ. Còn lại một Hà Nội bây giờ tuy to hơn gấp
nhiều lần, nhà cửa đường xá xây mới nhiều, hàng hóa phong phú thừa mứa, đời
sống của một thiểu số là giàu có hơn hẳn. Nhưng đạo đức xã hội, những giá trị
về văn hóa, nếp sống, sự lương thiện tử tế của con người thì xuống cấp trầm
trọng.
Mà có riêng gì Hà
Nội, đó là tình trạng chung của cả nước sau 40 năm thống nhất!
Ăn mừng hoàng
tráng để làm gì khi mang tiếng là một Thủ đô ngàn năm tuổi, nằm trong số 17 thủ
đô rộng lớn nhất thế giới, mà kiến trúc quy hoạch lộn xộn, hệ thống thoát nước
kém gây ngập lụt, khói bụi ô nhiễm, giao thông hỗn loạn, hệ thống giao
thông công cộng chưa phát triển, nhà nhà mở cửa buôn bán xô bồ… Nói ngắn gọn,
Hà Nội vẫn chưa phải là một đô thị đúng nghĩa.
Còn người Hà Nội
bây giờ thì thường xuyên tạo nên hình ảnh mất thiện cảm trong mắt du khách nước
ngoài cũng như người dân cả nước nhìn vào bởi những thói xấu như hay chửi tục,
coi thường khách hàng với những kiểu “bún mắng cháo chửi”, không tôn trọng luật
lệ giao thông, rất hay phân biệt vùng miền, phân biệt người Hà Nội gốc với
người nhập cư…
Hãy nhìn sang nước
Đức cũng vừa mới kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, 25 năm thống nhất, tự
do, dân chủ và cường thịnh, họ mới đáng để ăn mừng thật sự.
Nhưng như những kẻ
điếc, câm, mù, những người lãnh đạo Hà Nội nói riêng và nhà cầm quyền nói chung
vẫn cứ tiếp tục tìm cách phá tiền, hết nghĩ ra kỷ niệm ngày lễ này lại đến dự
án xây cái kia làm cái nọ, cái nào cũng hàng trăm hàng ngàn tỷ đồng Việt Nam.
Cứ tiêu rồi con cháu đời sau trả, lo gì.
FB Song Chi
Chùa Liên Trì
Trong Chính Sách Đàn Áp Tôn Giáo Của Công Sản Việt Nam — Lien Tri Pagoda A
Victim Of The All-Out Effort To Suppress Religious Freedom In Vietnam By The
Communist Party of Vietnam
Huỳnh Trọng Hiếu
September 30, 20140 Bình Luận
September 30, 20140 Bình Luận
Chùa Liên Trì Trong
Chính Sách Đàn Áp Tôn Giáo Của Công Sản Việt Nam
Thời gian gần đây,
dư luận trong nước, hải ngoại và quốc tế hết sức phẫn nộ trước các cuộc đàn áp
nhân quyền được thực thi bởi Hà Nội, đặc biệt là chiến dịch triệt hạ các cở sở
tôn giáo không nằm dưới sự quản lý của Đảng.
Chùa Liên Trì là
một trong các trọng tâm của chính sách tiêu diệt tôn giáo được chính quyền nổ
lực thực hiện dưới danh nghĩa “ thực thi các biện pháp cưỡng chế hành chính”.
Thủ đoạn “quy kết” trách nhiệm cho các đơn vị hành chính nhỏ nhất tại địa
phương giúp chính quyền Hà Nội có đầy đủ các bằng chứng ngoại phạm trước sự
quan sát của quốc tế, giảm thiểu mọi nguy cơ dẫn đến bất lợi trong các cuộc đàm
phán với chính giới phương Tây.
Chúng tôi cung cấp
chi tiết thông tin về chùa Liên Trì như bằng chứng vi phạm nhân quyền trắng
trợn của chính phủ Việt Nam cho công luận am tường.
Chùa Liên Trì tọa
lạc trên bán đảo Thủ Thiêm đối diện khu Trung tâm Thành phố, địa chỉ 153 Lương
Đình Của, thuộc phường An Khánh, Quận 2, Sài Gòn. Được xây dựng vào những năm
1956 – 1957, do các Phật tử đóng góp để hiến cúng Cố Viện trưởng Viện Hóa đạo Hòa
thượng Thích Thiện Hoa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Ngôi chùa với diện
tích khoảng 800m vuông do Thượng tọa Thích Không Tánh tiếp quản và sử dụng vào
năm 1969. Sau năm 1975, Thầy Không Tánh nhiều lần xin phép chính quyền địa
phương tu sửa ngôi chùa, phục vụ cho việc cư trú của chư Tăng nhưng bị
chính quyền bác bỏ. Vị trú trì thường thổ lộ: “Hồi mới
tiếp quản, Liên Trì chỉ nhỏ như mái đình thôi, nhưng sau này, nhờ Phật tử cúng
dường nên có chỉnh sửa đôi chút cho khang trang. Sau năm 1975, Thầy muốn tu bổ
chánh điện, sửa lại tượng Phật cho trang nghiêm, xây thêm Tăng xá cho Tăng
chúng ở nhưng bị chính quyền cản trở, nhiều lần ra quyết định phạt vi phạm hành
chính vì xây dựng trái phép”.
Tình hình Phật giáo
ở Miền Nam sau năm 1975 bị chính quyền triệt tiêu và lũng đoạn sâu sắc. Dưới
chỉ thị của nhà cầm quyền, Ban trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố đã
ban hành Công văn chính thức không công nhận sự tồn tại hợp pháp của chùa Liên
Trì, không thừa nhận tư cách tu sĩ đối với Tỳ kheo Không Tánh. Đây cũng là thảm
trạng chung của các tu sĩ không chấp nhận sự can thiệp của Đảng vào sinh hoạt
đạo pháp.
Xin được nói thêm,
Thượng tọa Thích Không Tánh – thế danh là Phan Ngọc Ấn, là tu sĩ thuộc Giáo hội
Phật giáo Thống nhất. Năm 1976, ông bị chính quyền Cộng sản Việt Nam kết án 10
năm tù giam vì viết đơn kêu gọi nhà nước Việt Nam không ép buộc tu sĩ thực hiện
nghĩa vụ quân sự.
Năm 1987, ông được
thả sau khi mãn hạn tù. Đến năm 1992 ông bị chính quyền TP kết án 5 năm tù giam
và 5 năm quản chế vì tham gia các hoạt động khôi phục Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất cùng với vị Cố Tăng thống Hòa thượng Thích Huyền Quang.
Tháng 10 năm 1993,
ông được trả tự do về sinh hoạt tại chùa Liên Trì. Tháng 11 năm 1994, công an
TP ra lệnh bắt giam vị Tỳ kheo này khi ông tham gia cứu trợ nạn nhân lũ lụt ở
Đồng bằng Sông Cửu Long cùng với ngài Viện trưởng viện Hóa đạo Hòa thượng Thích
Quảng Độ.
Ngày 14/8/1995 Tòa
án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án Thầy 5 năm tù giam, với tội danh:
Phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
Nhà nước.
Sau khi mãn hạn tù,
Thầy Thích Không Tánh quay về sống tại Chùa Liên Trì và tiếp tục các hoạt động
đòi quyền Tự do Tôn giáo cũng như Nhân quyền cho Việt Nam.
Cuộc đời của vị
chân tu hiếm có này gắng liền với sự hy sinh vì đạo pháp và dân tộc được minh
chứng qua những năm tháng ngục tù. Chính quyền Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ
từ bỏ thủ đoạn, âm mưu nhằm triệt hạ uy tín của Thầy. Kế hoạch sử dụng các nữ
nhân viên an ninh quấy rối và vu cáo Ngài đã vấp phải sự phẫn uất của cộng đồng
Phật tử và nhiều thành phần dân chúng.
Với các hoạt động
tích cực để xây dựng và phát triển đạo pháp, Vị tu sĩ Phật giáo này trở thành
mối nguy và là trở lực không nhỏ cho kế hoạch xóa bỏ tôn giáo nói chung và
triệt tiêu Phật giáo nói riêng của đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 3/9/2014 Chủ
tịch Ủy ban Nhân dân Quận 2, TP HCM là ông Nguyễn Cư ký Quyết Định “phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại Cơ sở thờ tự Chùa Liên Trì trong khu quy
hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm”.
Bản Quyết Định quy
định mức bồi thường thiệt hại cho chùa Liên Trì với mức giá 5 tỷ bốn trăm triệu
đồng. Điều bất thường là nội dung của văn bản không nêu ra điều khoản nào về việc
hỗ trợ di dời tái định cư sau khi ngôi chùa bị giải tỏa. Với quyết định bất
thường trên, Chùa Liên Trì – cơ sở tôn giáo quan trọng của Tăng Đoàn phải đối
diện với nguy cơ bị xóa sổ vì không có nơi tái định cư để xây dựng.
Tưởng cũng tốt để
nói thêm, khu vực bán đảo này từng là nơi sinh sống của 15 ngàn hộ dân. Tuy
nhiên, việc chính quyền quận 2 cưỡng chế giải tỏa không đúng luật khiến cho 11
ngàn hộ dân phải đâm đơn khiếu kiện. Việc di dời mà không bố trí khu tái định
cư hoàn toàn trái với thông lệ từ trước đến nay
Quyết Định di dời
do chủ tịch UBND Quận 2 ký sẽ được giao cho các cơ quan: Chánh văn phòng UBND
Quận, Chủ tịch Hội đồng bồi thường, các sở ban ngành cấp Quận và địa phương
chịu trách nhiệm giám sát thực hiện.
Ngoài ra, văn bản
thu hồi đất thờ tự Chùa Liên Trì được gửi kèm với bản Phụ Lục do Hội đồng bồi
thường Khu đô thị mới Thủ Thiêm soạn thảo trong đó có các điều khoản mang tính
đe dọa cưỡng hành.
Tình hình hiện nay của
chùa Liên Trì, trao đổi với Thầy Thích Không Tánh, chúng tôi được biết:
Thầy Không Tánh với
tư cách trú trì của ngôi chùa đã gửi một bản kháng thư yêu cầu UBND quận và
UBND TP rút lại Quyết Định giải tỏa chùa Liên Trì. Thầy khẳng định:
“ Chúng tôi tuyệt đối không nhận tiền bồi thường. Trong
trường hợp Nhà nước Việt Nam muốn xóa sổ, hủy diệt cơ sở tôn giáo Chùa Liên Trì
thì hãy gửi Quyết Định cưỡng chế theo đúng trình tự luật pháp để các tôn giáo
hiệp thông, cầu nguyện”
“Điều Thầy lo lắng nhất hiện nay, khi chính quyền giải tỏa
san lấp mặt bằng rồi, không biết Tượng Phật sẽ đặt ở đâu, các hủ linh cốt không
biết bỏ đâu, hàng trăm vong linh không có chỗ nương nấu”
Tính đến thời điểm
này, chính quyền TP chưa có văn bản chính thức để phản hồi kháng thư của Thầy
Không Tánh. Theo thông báo trong Phụ Lục của Ủy ban bồi thường, ngày 30/9 sắp
tới, chính quyền sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất.
Chúng tôi thực sự
quan ngại trước quyết tâm xóa bỏ Chùa Liên Trì của chính quyền sở tại. Được
biết, chùa Liên Trì là nơi diễn ra các cuộc họp của các tổ chức xã hội dân sự
trong nước. Thượng tọa Thích Không Tánh thường tổ chức các buổi phát quà tri ân
các Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa, phát quà cho các bệnh nhân ung bứu, và
là nơi nương tựa của nhiều bà con dân oan.
Hiện nay, chỉ còn 3
cơ sở tôn giáo chưa bị thu hồi đó là chùa Liên Trì, Nhà thờ Thủ Thiêm, và nhà
thờ Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm. Chúng tôi được biết, chính quyền địa phương
đang ra sức loại bỏ các cơ sở tôn giáo này.
Quyết định thu hồi
đất đối với chùa Liên Trì – Cơ sở tôn giáo thuộc Tăng Đoàn Phật giáo Thống nhất
đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ các tổ chức tôn giáo, các Hội doàn dân sự
cũng như Phật giáo đồ tại Quốc nội và Hải ngoại.
Trong nước, Hội
đồng Liên Tôn ra Tuyên bố phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam triệt
hạ chùa Liên Trì. Các chức sắc tôn giáo của 5 tôn giáo lớn tại Việt Nam là Phật
giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài đồng lên tiếng phản đối Quyết Định
Vi Hiến của chính quyền.
Đã có nhiều nổ lực
trong cuộc vận động lấy chữ ký ủng hộ chùa Liên Trì, và chiến dịch này đang có
nhiều tiến triển tích cực.
Những hình ảnh hiện
nay về chùa Liên Trì có thể sẽ là những hình ảnh cuối cùng mà chúng ta nhìn
thấy. Ngày 30/9 tới đây, nơi đây có thể biến thành một bãi đất hoang tàn, những
thứ còn sót lại chỉ là tượng Phật đổ nát, tro cốt vung vãi trong cảnh đìu hiu,
các vong linh tảng mát khắp nơi không chỗ nương nhờ. Tiếng chuông chùa từ nay
vắng bặt để thay vào đó là các lời xưng tụng Chủ nghĩa Duy vật khoa học. Đời
sống tâm linh của cư dân ở đây sẽ mất dần nhường chỗ cho những tranh giật hỗn
độn theo lối tư duy vật chất quyết định ý thức.
Tiếp theo sau Liên
Trì sẽ là cơ sở tôn giáo nào nữa?
Sài Gòn
26/9/2014
Huỳnh Trọng Hiếu
Lien Tri Pagoda – A Victim of the All-Out Effort to
Suppress Religious Freedom in Vietnam by the Communist Party of Vietnam (CPV)
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề
biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị
để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế
đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng
tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay
bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ
cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ
đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm
thừa hàng quán.
Cha chết sớm mẹ bị
người ta bán
Sang bên Tàu vào động
bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng
bồi thường
Nghe người nói cán bộ
phường chia chác
Mình sống được nhờ tấm
lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát
ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét
bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ
xin hãy hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa
đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm
ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị
đến nhà thương
Chị đã chết từ trên
đường nhập viện.
Kẻ tông chị là đảng
viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã
biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ
còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn
lên đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng
rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt
bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được
đảng yêu thương
Nhưng còn có những
trại cô nhi viện
Uyển Thi
danlambaovn.blogspot.com
MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại
http://m.9gag.com/gag/6699050
Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.
Linh Nguyên
Ngốc ơi là
ngốc . Một lũ cán ngố đứng xếp hàng một để ... ngửi . Đúng là
một đám hề !
Còn mụ "y
tế" thì ... nếm . Chán ơi là chán ! Kết quả là đã 40
năm , VN vẫn còn thù lù hàng đống thực
phẩm độc hại và bẩn cuả bọn Chệt cộng tống sang . Hiện nay VNcs đang đứng đầu
bảng thế giới về ung thư , thì mụ "y tế " có "nếm" cho
lắm , cũng
bằng thừa .
Xem kết
quả , biết việc làm .
HY.
Cán Ngố
Gộc đi thanh tra kiểm soát...
Bó
tay Bó tay ! Hết ý, hết ý kiến.
Cùng
nếm, ngửi, gõ với các Bộ trưởng Ngố: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:
Mụ Kim Tiến, Bộ trưởng Y té (giếng) Ngố đi kiểm tra thực phẩm ở chợ như vầy nè
!!!!
Chị Kim Tiến, bộ chưởng Y tế đi kiểm tra thực phẩm ở chợ
Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và
ngu xuẩn thế này!
Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi
Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra
độ lún của mặt đường
CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN
DÂN'
Ngạo mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn
Già mà lắm con là lão Đỗ Mười
Mưu mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh
Nhẫn nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết
*
Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu
Tham nhũng đớn hèn là cậu y tá (Nguyễn Tấn
Dũng)
Ác thú lộng hành là Nguyễn Văn Hưởng
Gian manh, trí trá là Nguyễn Sinh Hùng
Cái gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa
*
Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền
Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng
*
Định hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng
Ghét trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh
Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang
Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải
*
Thầy gét bạn khinh là Hồ Đức Việt
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Đổi trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng
Triệt suy phù thịnh là Trần Đình Hoan
Đã dốt lại tham là Lê Thanh Hải
*
Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh
Cạn nghĩa cạn tình chính là Tô Lâm
Juda phản chúa là Nguyễn Đức Tri
Tình duyên lận đận là chị Kim Ngân
Vừa béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng
*
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Lên chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị
Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ
Tính tình ba phải là Phạm Gia Khiêm
Chưa từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo
*
Ăn tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh
Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn tỉ tham nhũng là Vinashin
‘Bà con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình
Ngậm thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng
*
Xôi thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng
Lừa thầy phản bạn là Trương Hòa Bình
Cướp, Giết la làng là Thống đốc Bình
Ăn no kín tiếng là Cao Đức Phát
Móc ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho
VN rồi mai cũng trong tay Tầu
Lửa trong Vùng đất của Tuyết: Các vụ
tự thiêu ở Tây Tạng
Bà con
hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu
cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một vị
ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng
trong tay Tầu ...
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=kpc3wmwKit0
Chiến
tranh biên giới Việt Trung năm 1979
http://www.youtube.com/watch?v=eEBkpsCwsDY
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu
The Legacy
http://www.youtube.com/watch?v=eQdFGr7NQ4o&list=PLCABD020D6B200061
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
https://www.youtube.com/watch?v=NTZGFJyF2pQ
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
https://www.youtube.com/watch?v=LSpiyHxlK5I
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
https://www.youtube.com/watch?v=P2Zbrz4iJbc
http://baomai.blogspot.com/2014/07/van-hoc-va-chinh-tri.html
http://baomai.blogspot.com/2014/07/israel-mot-at-nuoc-than-ky.html
http://baomai.blogspot.com/2014/07/ung-song-bang-su-doi-tra.html
http://baomai.blogspot.com/2014/07/hcm-chinh-la-thieu-ta-ho-quang-thuoc.html
Ha ha ha !
http://lh3.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
Hố hố hố !
http://lh6.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
Không biết làm thịt em nào trước
đây?
http://lh4.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
http://lh4.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
xem thêm
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung cộng
hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
https://www.youtube.com/watch?v=GwhBJ6Y-Aks
Nhà
báo Bùi Tín phản bác luận điệu xuyên tạc của báo QĐND ngày 26-08-2012.
https://www.youtube.com/watch?v=I2jL0S8GnoQ
SỐNG VỚI BỌN "ĐỈNH CAO TỘI ÁC" VIỆT CỘNG, "CHÚA TRÙM
THAM NHŨNG"
TỤI MÌNH CŨNG KHỐN NẠN VỚI CHÚNG NÓ, NÓI CHI CON NGƯỜI -
|
amp; lt; /div>
Nghệ sĩ Tạ Trí Hải nói
về cộng sản
Nghệ sĩ Tạ Trí Hải nói về cộng sản
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nghệ sĩ Tạ Trí Hải nói về cộng sản
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
__._,_.___
View attachments on the web
No comments:
Post a Comment
Thanks