'Đã
đến lúc công bố mật ước Thành Đô?'
10 Phát biểu gây sốc của
giới cầm quyền CSVN
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Việc công bố các văn bản
như mật ước Thành Đô giữa lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo Trung Quốc gần một phần
tư thế kỷ về trước là điều Việt Nam nên làm hiện nay, theo một sử gia về lịch
sử Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tuy nhiên, sự kiện cuộc
gặp cấp cao đó đã diễn ra 'quá lâu' và nay giới nghiên cứu 'không còn quan tâm'
nữa, theo một chuyên gia khác về lịch sử Đảng từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
Song nếu cần tìm hiểu về
hội nghị này, thì những ai quan tâm nên tiếp cận với Văn phòng Trung ương của
Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn theo chuyên gia này.
Trong khi đó, Hội nghị
Thành đô là một sự kiện vẫn còn tác động tới đường lối và cán bộ của bộ máy
lãnh đạo của Việt Nam ngày nay, điều được gọi là 'Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch',
theo một cựu lãnh đạo cấp Vụ ngành ngoại giao Việt Nam.
Trước hết, trao đổi với
BBC hôm 17/10/2014, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, trực thuộc Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nêu quan điểm về mức độ quan tâm của giới
nghiên cứu tới cuộc gặp cấp cao từng xảy ra từ năm 1990 vốn đang được dư luận
Việt Nam 'quan tâm' trở lại gần đây:
Quan tâm là quan tâm từ
cái thời ấy thôi, chứ bây giờ giới nghiên cứu cũng không quan tâm nhiều lắm,
chủ yếu là bên chính trị thôi. Bởi vì đấy là thuộc về lĩnh vực quan hệ giữa hai
đảng, hai nhà nước, còn chúng tôi về lịch sử không được am tường những vấn đề đó
PGS. TS Nguyễn Trọng
Phúc, Viện Lịch sử Đảng
"Quan tâm là quan
tâm từ cái thời ấy thôi, chứ bây giờ giới nghiên cứu cũng không quan tâm nhiều
lắm, chủ yếu là bên chính trị thôi," Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc nói.
'Hỏi Văn phòng TƯ Đảng'
Khi được hỏi Hội nghị
được cho là có vai trò mở ra bình thường hóa quan hệ giữa Việt - Trung sau
nhiều năm xung đột, chiến tranh căng thẳng, tại sao lại không được giới nghiên
cứu quan tâm, giáo sư Phúc đáp:
"Bởi vì đấy là
thuộc về lĩnh vực quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước, còn chúng tôi về lịch sử
không được am tường những vấn đề đó.
"Cứ liên lạc với
chỗ Văn phòng Trung ương Đảng thì may ra người ta biết."
Hôm thứ Sáu, khi được
hỏi về việc có nên giải mật để công bố hay bạch hóa trước công luận và tại Quốc
hội các văn kiện liên quan 'mật nghị', hay 'mật ước Thành Đô 1990 hay không, kể
cả các văn bản, văn kiện chỉ đạo đường lối, sách lược, chính sách liên quan
'chịu tác động' từ Hội nghị này, một sử gia khác về lịch sử Đảng nói:
"Tôi nghĩ rằng văn bản nào chăng nữa thì
độ mật, độ bí mật gì đó, nếu có, thì nó chỉ có giá trị trong thời hạn nhất
định.
"Và nếu có những
văn bản như thế, thì tôi nghĩ cũng nên hoàn toàn công khai. Hoàn toàn nên công
khai, chứ không có gì phải giữ bí mật quá lâu," Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển
từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói.
"Nhưng chỉ có điều
Việt Nam cầm văn bản đó, thì Việt Nam công khai đến đâu, đến cấp nào, đấy là
một câu chuyện.
"Phía Trung Quốc
thì nói thật là có những tài liệu đến nay đã hơn nửa thế kỷ rồi, bây giờ người
ta cũng chẳng công khai. Phía Trung Quốc thì rõ ràng rất khó lấy được tài liệu
chính thức từ phía họ.
"Còn phía Việt Nam,
các tài liệu đã công khai rất nhiều, nhưng tôi nghĩ không phải là đã hết. Mà
chắc chắn là vẫn còn những điều gì đó mà chưa công khai, thì văn bản đó tôi
nghĩ, nếu có, thì nên công khai.
"Để cho nhân dân,
để cho cán bộ, để cho tất cả mọi người có thể hiểu được thực sự, thực hư lúc
bấy giờ, trong bối cảnh như vậy, với tư cách là những cá nhân, không phải với
tư cách là một tập thể, đương nhiên những cá nhân có trọng trách và trách
nhiệm, thì đã có những thỏa hiệp như thế nào với phía Trung Quốc về câu chuyện
này. Đấy tôi nghĩ là điều nên làm."
'Thất thố ngoại giao?'
Tôi nghĩ rằng văn bản
nào chăng nữa thì độ mật, độ bí mật gì đó, nếu có, thì nó chỉ có giá trị trong
thời hạn nhất định. Và nếu có những văn bản như thế, thì tôi nghĩ cũng nên hoàn
toàn công khai. Hoàn toàn nên công khai, chứ không có gì phải giữ bí mật quá lâu
PGS. TS. Vũ Quang Hiển,
ĐHQG Hà Nội
Hôm 15/10/2014, một cựu
cán bộ ngoại giao của Việt Nam, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu,
Trung Quốc, nói với BBC một số nguyên tắc về ngoại giao và thể thức (protocol)
ngoại giao có thể đã bị Trung Quốc vượt qua và đem lại lợi thế cho mình trong
cuộc mật đàm.
Ông Dương Danh Dy nói:
"Phê phán tại sao Hội nghị đó có những kết quả như thế này, như thế kia,
nói thế thì nó đụng nhiều người."
"Tôi biết chuyện
này khá rõ nhưng chưa tiện nói bây giờ, bởi vì Trung Quốc rõ ràng có ý định
trong chuyện đưa một số nhà lãnh đạo Việt Nam vào bẫy, mắc bẫy của họ.
"Chẳng hạn như
chuyện phía Trung Quốc họ bảo rằng để rất kính trọng ba đồng chí lão thành của
Đảng Cộng sản Việt Nam, thì họ để ba ông ở ba biệt thự khác nhau, thế thì những
ông đã già bảy mươi, tám mưới như ông Phạm Văn Đồng, ông Đỗ Mười, ông Nguyễn
Văn Linh lúc đó thì làm sao mà hội ý được với nhau...?"
Cũng hôm thứ Tư, một cựu
quan chức khác ở Bộ Ngoại giao Việt Nam, người không muốn tiết lộ danh tính,
nói với BBC:
"Một số cán bộ ngoại giao cấp cao có thể
đã tiếp cận được văn bản và các tài liệu, nhưng việc được phép phổ biến, công
bố tới đâu, có những nguyên tắc hạn chế."
Theo cựu nhân viên ngoại
giao này, phía Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ các nội dung đàm phán, ký kết, kể
cả những điều được cho là 'phụ lục' nhưng lại có vai trò như những nguyên tắc
chỉ đạo cho bình thường hóa và cả 'hậu bình thường hóa' lẫn 'tái cấu trúc' quan
hệ và chiến lược 'quan hệ, hợp tác' giữa hai nước dài hạn, điều mà Việt Nam lâu
nay vẫn gọi là 'các thỏa thuận cấp cao' và 'sự kế tục'.
Trong đó cụ thể có các
nguyên tắc 'chỉ đạo' đàm phán không chỉ liên quan tình hình chính trị và điều
kiện tái lập quan hệ nhất thời mà còn các phương châm 'chỉ đạo chiến lược và
lâu dài' về giải quyết tranh chấp, xung đột trong quá khứ và thực tế khi đó để
lại và một số ràng buộc chính trị dưới danh nghĩa 'quan hệ về ý thức hệ' liên
Đảng v.v...
'Hội chứng Nguyễn Cơ
Thạch'
Hôm 17/10, một cựu lãnh
đạo cấp Vụ phó ở Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng hậu quả của Hội nghị
Thành Đô vẫn còn 'đang tác động' tới tâm lý của lãnh đạo, cán bộ và đường lối
của Việt Nam hiện nay trong quan hệ liên quan Trung Quốc.
Theo ý kiến này, việc
ông Nguyễn Cơ Thạch, khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao, bị Trung Quốc 'gây áp lực' với Việt Nam và đặt
điều kiện phải 'loại bỏ' để bình thường hóa quan hệ, đã gây ra một 'nỗi sợ' với
giới chức không chỉ trong ngạch ngoại giao của Việt Nam, suốt từ đó đến nay,
trong các quan hệ, công việc của nhà nước liên quan Trung Quốc.
Hội chứng Nguyễn Cơ
Thạch là việc Trung Quốc đã khống chế toàn bộ lãnh đạo Việt Nam để dần dần thực
hiện những chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam
Ông Đặng Xương Hùng, cựu
Vụ phó Bộ Ngoại giao
"Hội chứng Nguyễn
Cơ Thạch là việc Trung Quốc đã khống chế toàn bộ lãnh đạo Việt Nam để dần dần
thực hiện những chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam," cựu Lãnh sự
Việt Nam tại Thụy Sỹ, nguyên Vụ Phó Bộ Ngoại giao, ông Đặng Xương Hùng nói.
"Trong đó không chế
về mặt đối ngoại, khống chế về mặt tổ chức nhân sự cũng như cơ cấu nhà nước của
Việt Nam, làm sao có lợi nhất đối với Trung Quốc."
Theo cựu quan chức ngoại
giao nay đang tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ, việc này tạo thành một hội chứng đáng
kể mà theo ông:
"Bất cứ nhân vật
nào lên đều không dám đụng tới Trung Quốc và không dám nói nhiều, không dám
đứng ra như dạng ông Nguyễn Cơ Thạch đã đứng ra công khai chống lại việc bình
thường hóa quan hệ với Trung Quốc (đặt dưới các điều kiện bất lợi cho Việt Nam)
thì sẽ bị 'xử lý'.
"Nhiều nhân vật sau
này, khi đụng chạm đến vấn đề Trung Quốc, khi đụng chạm giải quyết vấn đề biên
giới cũng như vấn đề biên giới, cũng như những vấn đề về tranh chấp với Trung
Quốc ở Biển Đông cũng như thế, đều có những dấu hiệu của hội chứng Nguyễn Cơ
Thạch.
"Tức là rất sợ
những ý kiến cả nhân của mình về vấn đề quan hệ với Trung Quốc... rất sợ Trung
Quốc sẽ xử lý qua việc khống chế lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và làm ảnh
hưởng đến chức vụ của mình với những quyền lợi và lợi ích của mình trong cơ cấu
nhà nước."
'Can thiệp nhân sự?'
Cũng hôm 17/10, khi được hỏi có thể có một khả
năng tác động sâu và cao như vậy từ phía Trung Quốc vào nhân sự lãnh đạo của
Việt Nam hay không, thông qua trường hợp được cho là đã xảy ra với cố Ngoại
trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch, PGS Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội
bình luận thêm:
"Cách gây sức ép
của Trung Quốc trên tất cả các mặt, kể cả về mặt nhân sự nếu như Trung Quốc có
thủ đoạn như vậy, tôi nghĩ là hoàn toàn có thể có.
"Nhưng vấn đề đặt
ra là ví dụ nhân sự như ông Nguyễn Cơ Thạch mà Trung Quốc không thích bởi vì
sao? Nguyễn Cơ Thạch có thể có quan niệm đối ngoại khác, nó rộng mở hơn, nó
thoáng hơn, mà người Trung Quốc không muốn Việt Nam có một nhân vật như vậy ở
trong giới lãnh đạo cao cấp.
"Có thể họ gây sức
ép đòi hỏi không nên như vậy, không nên thế nọ, không nên thế kia, cái điều đó
người Trung Quốc có thể làm lắm, tôi cũng tin là người Trung Quốc có thể làm
các điều này.
Văn bản của Ban Tuyên
giáo... thì nó có thật đấy. Họ đưa ra để giải thích vấn đề Thành Đô, nhưng
chúng tôi hoài nghi sự giải thích đấy ở chỗ không biết là có đến nơi, đến chốn
không, và chúng tôi đang muốn là Quốc hội phải thành lập một Ủy ban nghiên cứu
và bạch hóa vấn đề này
Ông Nguyễn Khắc Mai, cựu
Vụ phó Dân Vận TƯ Đảng
"Tức là về mặt nào
đấy có thể nói là họ muốn can thiệp vào vấn đề nhân sự của riêng Việt Nam.
"Nhưng về phía Việt
Nam, ai là người thay ông Nguyễn Cơ Thạch, và người đó có làm theo ý đồ của
Trung Quốc hay không, đấy lại là một việc khác và người Trung Quốc không thể
lãnh đạo, không thể chỉ đạo việc đó được," sử gia chuyên về lịch sử Đảng
từ Đại học Quốc gia nêu quan điểm.
Hôm 15/10, một quan chức
Vụ phó, thuộc Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói đang có yêu
cầu công khai ra Quốc hội Việt Nam về Hội nghị Thành Đô, ngay cả trước khi có
một tài liệu được cho là của Ban tuyên huấn Trung ương của Đảng về Hội nghị
được loan truyền trên mạng Internet.
"Văn bản của Ban
Tuyên giáo... thì nó có thật đấy. Họ đưa ra để giải thích vấn đề Thành Đô.
"Nhưng chúng tôi
hoài nghi sự giải thích đấy ở chỗ không biết là có đến nơi, đến chốn không, và
chúng tôi đang muốn là Quốc hội phải thành lập một Ủy ban nghiên cứu và bạch
hóa vấn đề này," ông Nguyễn Khắc Mai nói với BBC từ Hà Nội.
13 tướng Việt Nam thăm
Trung Quốc
- 16
tháng 10 2014
Đoàn đại biểu quân sự
cấp cao Việt Nam, dẫn đầu là Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
thăm Trung Quốc từ 16/10-18/10.
Báo Quân đội Nhân dân
đưa tin chuyến thăm này "nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn
diện giữa quân đội hai bên và bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng
song phương để duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác hữu nghị giữa nhân
dân và Quân đội hai nước".
Theo kế hoạch, khi ở Bắc
Kinh đoàn của ông Phùng Quang Thanh và phía Trung Quốc sẽ ký tắt bản Ghi nhớ kỹ
thuật về thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng.
Chuyến thăm được nói sẽ
"khẳng định hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng trong
quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước".
Hai bên mong muốn
"tạo nhận thức chung" về các vấn đề an ninh quốc tế, khu vực và mỗi
nước.
Nhận xét về chuyến đi,
chuyên gia Việt Nam - Giáo sư Carl Thayer từ Canberra, Úc châu, nói: "Tôi
cho rằng hai bên nay đang tập trung vào các chuyện quan trọng cụ thể nhằm
giải đáp cho quan ngại an ninh của mỗi nước".
"Hai bên cùng sẽ
tìm cách trấn an nhau về việc làm sao để quân đội đứng bên ngoài tranh chấp
biển đảo."
Ông cũng cho rằng trước
kỳ họp thượng đỉnh Apec sắp tới tại Bắc Kinh, Trung Quốc có thể muốn tỏ ra hòa
hoãn hơn.
Giảm căng thẳng
Thành phần đoàn của ông
Phùng Quang Thanh bao gồm nhiều tướng lĩnh hàng đầu Việt Nam, như Phó Tổng
tham mưu trưởng, Trung tướng Bế Xuân Trường; Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,
Trung tướng Lương Cường; tư lệnh các quân chủng Phòng không-Không quân, hải
quân, Quân khu 2, Quân khu 3...
Không thấy sự có mặt
của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, người được cho là đứng đầu ngành đối ngoại
quốc phòng.
Hai bên cùng sẽ tìm cách
trấn an nhau về việc làm sao để quân đội đứng bên ngoài tranh chấp biển đảo.
GS Carl Thayer
Chuyến đi của Đại tướng
Phùng Quang Thanh và đoàn quân sự cấp cao tiếp sau chuyến thăm Bắc Kinh của Ủy
viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.
Theo GS Carl Thayer,
quân đội hai nước có thể đang tập trung bàn những dàn xếp cụ thể để giảm
thiểu căng thẳng giữa hai bên, nhất là tại Biển Đông.
Tướng Thanh, trong bài
phát biểu tại Diễn đàn An ninh Shangri-La hồi cuối tháng Năm nói quân đội Việt
Nam và Trung Quốc cần "kiềm chế", "tăng cường hợp tác" và
"kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động" để tránh có "hành động ngoài
tầm kiểm soát".
Tuy nhiên, ông cho rằng
quan hệ Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện
nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.
Ông nói: "Trên thực
tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất
đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên
giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi."
"Quan hệ giữa Việt
Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển
tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi
cũng có những va chạm gây căng thẳng".
Đức im ắng về chuyến
thăm của ông Dũng?
- 16
tháng 10 2014
Truyền thông Đức khá im
lặng về chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam sang thăm nước này, mặc dù có một
bức thư kiến nghị của một nhóm nhân sỹ trí thức của Đức đề nghị Thủ tướng nước
chủ nhà lưu ý Việt Nam về một số vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền.
Trong chuyến thăm châu
Âu của mình, ông Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức cộng hòa liên bang Đức theo
lời mời của người đồng nhiệm Đức, bà Angela Merkel, trong các ngày từ 13 -
15/10/2014.
Tuy nhiên, theo một nhà
báo người Việt Nam từ Berlin, truyền thông Đức khá im lặng về chuyến thăm này.
Trao đổi với BBC hôm
16/10, nhà báo Lê Mạnh Hùng nói:
"Đúng là một điều
không thực may mắn lắm cho đoàn đại biểu của chính phủ Việt Nam, đứng đầu là
ông (Nguyễn Tấn) Dũng, qua châu Âu lần này, đặc biệt là qua Đức.
"Nó nằm vào đúng
thời kỳ mà có quá nhiều tin nóng bỏng mà dân chúng đang quan tâm như nào là
cuộc chiến chống IS (quân Nhà nước Hồi giáo), nào là dịch Ebola..."
Hôm thứ Năm, cũng từ
Berlin, một nhà quan sát nói với BBC:
Đúng là một điều không
thực may mắn lắm cho đoàn đại biểu của chính phủ Việt Nam, đứng đầu là ông
Dũng, qua châu Âu lần này, đặc biệt là qua Đức. Nó nằm vào đúng thời kỳ mà có
quá nhiều tin nóng bỏng mà dân chúng đang quan tâm như nào là cuộc chiến chống
IS nào là dịch Ebola
Nhà báo Lê Mạnh Hùng từ
Berlin
"Các báo lớn của
Đức, các trang mạng chủ chốt của Đức hầu như không có tin tức gì, hay tin chính
nào về chuyến thăm này. Tất nhiên là cách đưa tin tức của truyền thông Đức và
truyền thông ở Việt Nam khác nhau," nhà quan sát không muốn tiết lộ danh
tính này nói.
"Tôi cũng có đọc
qua bức thư của nhóm các nhân sỹ, trí thức, chính trị gia... gửi bà Merkel (Thủ
tướng Đức) nhân chuyến thăm của Thủ tướng của Việt Nam.
"Nhưng cách đưa tin
ở Đức khác với Việt Nam, ngay những bức thư như vậy cũng có nhiều và người ta
thường đợi khi có tác động, phản hồi từ bên nhận, mà đây là chính phủ Đức, thì
khi đó có thể người ta mới đưa tin, chứ không như bên Việt Nam."
'Còn phải chờ thời gian'
null
Hôm 07/10, ngay trước
thềm chuyến thăm Đức của ông Nguyễn Tấn Dũng, một Giáo sư từ thành phố Neustadt
thuộc phía Tây nước Đức cùng một nhóm 158 dân biểu liên bang, tiểu bang, dân
cử, các học giả, trí thức, nhân sỹ, linh mục, nghệ sỹ, nhà báo v.v... ký tên,
đã gửi thư cho bà Angela Merkel đề nghị nữ Thủ tướng Đức 'cứng rắn và mạnh mẽ'
yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do 'tức khắc và vô điều kiện' cho Luật sư
Lê Quốc Quân.
Bức thư do Giáo sư
Johannes Kals 'thay mặt các giáo sư và trí thức' tại châu Âu cũng đề cập việc
Việt Nam 'đe dọa sẽ san bằng Chù Liên Trì tại Thủ Thiêm' cũng như có 'chính
sách xóa sạch mọi cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm" và nhắc nhở chính quyền
Việt Nam rằng quốc gia này đã ký tên vào các Công ước Quốc tế về tôn trọng nhân
quyền và tự do tôn chính trị, cùng nhiều công ước quốc tế khác của Liên hợp
quốc.
"Tôi cũng tình cờ
đọc được bức thư này qua một số trang mạng cũng khá không phổ biến của cộng
đồng người Việt ở Đức, tôi nghĩ là nhóm nhân sỹ trí thức tập hợp được khá nhiều
nhân vật cũng quan trọng ở cả các đảng cánh tả, cánh hữu, hay đảng của chính bà
Merkel,
"Tuy nhiên tác động
của bức thư này ra sao thì còn phải chờ thời gian trả lời," nhà báo Lê
Mạnh Hùng nói thêm với BBC.
Tại cuộc họp báo ở thủ
đô Berlin sau cuộc gặp với người tương nhiệm Việt Nam, Thủ tướng Đức, bà Angela
Merkel, cho biết các nhà lãnh đạo EU và Châu Á sẽ thảo luận tranh chấp tại Biển
Đông tại cuộc họp thượng đỉnh ASEM tới diễn ra tại Milan.
Thủ tướng Việt Nam, ông
Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại quan điểm của Việt Nam rằng vấn đề lãnh thổ và tranh
chấp tại Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình.
Ông nhấn mạnh việc không
dùng tới vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực tại vùng.
Theo truyền thông Việt
Nam, sau chuyến thăm Đức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng
đỉnh Á - Âu lần thứ mười (ASEM 10) tại Milan, Ý từ ngày 16 - 17 tháng này và
sau đó, ông sẽ thăm Tòa thánh Vatican theo lời mời của Giáo hoàng Francis vào
ngày 18/10.
No comments:
Post a Comment
Thanks