Nhật
ký những cuộc thăm viếng bất thường
Đăng bởi Eric hwang vào Thứ Ba, ngày 21
tháng 10 năm 2014 | 21.10.14
Kha Lương Ngãi
* Tác giả gửi bài trực
tiếp cho VNTB
|
Nhà
văn Kha Lương Ngãi, người đứng giữa trong một lần đến thăm người tù
thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu.
|
Kể từ khi Trung Quốc khiêu khích cắt
cáp, ngăn cản hoạt động khai thác dầu khí của VN, đỉnh cao là khi
TQ ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 để khai thác dầu khí
ở vùng biển thuộc chủ quyền của VN, làm bùng lên ngọn lửa sôi sục biểu tình
chống TQ xâm lược khắp cả nước, tôi đã được được Đảng, chính quyền,
đoàn thể, mặt trận TQ, hội cựu chiến binh phường và an ninh thuộc Bộ Công
an, an ninh TP. HCM đặc biệt quan tâm thăm viếng. Sự quan tâm càng trở
nên đặc biệt hơn khi tôi tham gia vào “nhóm 72” ký kiến nghị sửa
đổi Hiến pháp, tham gia ký kiến nghị 61 đòi “đổi mới thể chế chính trị từ độc tài
toàn trị, chuyển hóa hòa bình sang dân chủ đa nguyên” . . .
Nhật ký “thăm viếng”,
tiếp xúc xin ghi lại như sau:
Những cuộc tiếp xúc có
vẻ thân tình, lắng nghe tôn trọng nhau
Nếu không kể các cuộc canh giữ, chốt
chặn, rượt đuổi, đeo bám, cưỡng ép uống cà phê của các nhóm “an ninh đường phố” chuyên ngăn chặn biểu tình thì thỉnh
thoảng tôi còn được các sĩ quan an ninh thuộc Bộ công an và sĩ
quan an ninh TP HCM mời cafê; mời nhâm nhi bia Đức, “trao đổi” chuyện thời sự
chính trị hơi “vĩ mô” và có vẻ thân tình, lắng nghe tôn trọng nhau.
. . Tất cả các cuộc gặp giữa tôi với các viên sĩ quan an ninh từ đó
đến nay đều là những cuộc gặp trao đổi dù đôi khi có khác biệt quan điểm
nhưng vẫn lịch sự, thẳng thắn, có văn hóa. Đôi khi vì sự khác biệt và vì nhiệm
vụ dẫn đến việc tôi bị mất tự do đi lại, bị làm phiền. . . thì viên sĩ
quan an ninh gây phiền cho tôi đã lịch sự nhắn tin: “Chú ơi, hôm nay chú thông
cảm cho cháu về cái “vai ác” mà cháu phải đóng nha chú!”
Vì có sự cởi mở, lắng nghe nhau nên có
vài lần tôi đã không ngần ngại tâm sự với các bạn an ninh rằng: “ Các cháu còn
trẻ, học nhiều, hiểu biết rộng và có nhiều thông tin. . . nên
các cháu thừa biết đâu là xu thế phát triển của thời đại dân chủ, văn
minh, tiến bộ, đi theo hướng đó là có lợi cho dân cho nước, bảo vệ được độc lập
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và đâu là con đường chỉ đưa đất nước đến lệ
thuộc, nhân dân bị nô lệ áp bức, tủi nhục, lầm than! Chú tin và hy vọng các
cháu biết nhìn thấy xu thế để tự biết mình phải làm gì có lợi cho dân,
cho nước và cũng chính là có lợi cho các cháu”.
Tôi cũng đã không ngần ngại chuyền tay
các tài liệu như: Thư của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt gởi Bộ chính trị năm
1995, đính kèm 5 bài báo trút hết ruột gan tâm huyết của cụ Nguyễn Trung; Thông
điệp 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đính kèm các bài báo của giáo sư Tương
Lai, Chu Hảo, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Trung, Hoàng Xuân Phú. . . Qua đó , tôi
đã không ngần ngại bộc lộ rõ với các bạn an ninh rằng: Đây là những tài liệu
quý, đánh giá đúng tình hình đất nước, chỉ ra con đường và giải pháp cứu nước,
cứu Đảng, chỉ ra đường lối 4 kiên định mà TBT Nguyễn Phú Trọng đang lèo
lái, thúc ép dân mình phải nhắm mắt đưa chân theo đường lối “kinh tế thị
trường định hướng XHCN” u mê, chỉ dẫn đến áp bức nhân dân và quy phục kẻ
thù cùng ý thức hệ Mac- Lê- Mao để cầu mong được bảo hộ Đảng độc
quyền cai trị mà thôi!
Ngoài những cuộc gặp như
kể trên, có 2 cuộc gặp cấp phường , cũng có vẻ thân thiện, rầm rộ, ồn ào. . .,
nhưng tôi lại nhận ra sự bất thường, xin được kể lại:
Cuộc thăm viếng của đoàn đại biểu phường lần thứ nhất
(sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan
Hải Dương 981 gây ra biểu tình sôi sục, chấn động khắp cả nước )
Vào một buổi chiều, anh công an khu vực
điện thoại báo cho tôi: “ Sáng mai 9g có phái đoàn trên quận đến thăm gia
đình anh”. Tôi nhận lời và phái đoàn đến thăm gia đình tôi sáng hôm sau
gồm có 7 vị, không phải là phái đoàn của Quận như thông báo mà là thuộc cấp
phường, có 5 vị đại diện Đảng, Đoàn thể, Mặt trận TQ, Hội CCB phường, và có
điều lạ là có tới 2 vị công an mặc sắc phục cùng dự. Tuy phái đoàn hùng
hậu và có đầy đủ thành phần ban bệ, có cả công an mặc sắc phục như vậy mà không
hiểu sao cả đoàn cứ đùn đẩy nhau, ấp úng không thốt ra được cái lý do đích thực
của cuộc thăm viếng, buộc tôi phải mở lời : Thôi tôi hiểu rồi, ngoài việc
các anh chị đến thăm viếng gia đình tôi thì có phải các anh chị đến đây
vì đoán biết tôi có đi biểu tình chống Trung Quốc, vì tôi đã tham
gia ký nhiều văn bản thuộc nhóm 72 và DĐ XHDS. . ., và gần đây, tôi vừa
mới ký tên trong danh sách 42 người “ kiến nghị lãnh đạo thành phố tổ
chức biểu tình lên án Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ
quyền lãnh hải VN”. . . Có phải vậy không?
Lời mở đầu của tôi làm cho không khí
cuộc “thăm viếng” trở nên cởi mở. Sau đó, lần lượt, lưa thưa các câu hỏi,
các lời khuyên được phái đoàn nêu ra ( nêu ra cho có vì nhiệm vụ cấp trên
giao), đại loại như:
- Đúng là anh đã có ký vào danh sách
kiến nghị biểu tình 42 người phải không?
- Dạ, có - Tôi trả lời
- Sao anh lại ký như vậy? Anh nghĩ xem,
anh ký tên như vậy có tác dụng gì tốt không?
- Chuyện quốc gia đại sự giữa 2 nước VN-
TQ vốn là láng giềng hữu nghị là việc rất nhạy cảm. TQ là nước lớn, VN ta là
nước nhỏ phải tránh khiêu khích, cực đoan. Đảng, nhà nước ta từng lãnh đạo
kháng chiến thắng lợi, nhất định sẽ có đủ bản lĩnh, sẽ có chủ trương khôn
khéo, hãy tin và chờ đợi. . . Không nên nóng vội làm lớn chuyện sẽ không có lợi
. . .
- Khi lãnh đạo TP chưa có chủ trương thì
anh không nên tham gia biểu tình, ký văn bản này, văn bản kia làm chi, dễ bị
hiểu lầm đó!
Sau những câu hỏi và góp
ý như kể trên của các vị đại diện Đảng, Đoàn thể, Mặt trận. . . (cả 2 vị công
an từ đầu tới cuối chỉ chăm chú nghe), tôi đã chân thành cảm ơn cuộc viếng thăm
thể hiện sự quan tâm và đáp lời :
“Sự việc quý anh chị đến thăm gia đình
tôi trong lúc này và đặt ra một số câu hỏi làm cho tôi hiểu nỗi lo về những
cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược đã và
sắp xảy ra mà tôi tham gia. Tôi xin nói rõ và nhờ quý anh chị chuyển lời đến
cấp chỉ đạo các cuộc thăm viếng này rằng: Cũng chính vì lo như quý vị, đúng ra
là tôi vừa lo, vừa sợ nữa đó! Tôi lo sợ mất nước, lo sợ chánh quyền sụp
đổ. . ., nên tôi cùng rất nhiều đảng viên cộng sản yêu nước cấp tiến và các
tầng lớp nhân dân yêu nước mới cùng tham gia biểu tình và ký nhiều kiến
nghị, góp ý với Đảng và nhà nước để góp phần cho Đảng và nhà
nước tốt hơn, hoàn thiện hơn để Đảng lãnh đạo chống xâm lược, bảo
vệ tổ quốc đang lâm nguy , để Đảng còn có cơ may tiếp tục cầm quyền, lãnh
đạo. Nói thật, chúng tôi rất lo sợ Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo và nhà nước
sẽ bị sụp đổ vì quan liêu tham nhũng, thoái hóa biến chất do độc tài Đảng
trị , độc quyền kinh tế và bất lực trước kẻ thù Bắc kinh xâm lược. . .”.
Tôi vốn yêu Đảng và chế độ này chân thành
khờ dại đến mức khi Liên Xô sụp đổ tôi đau đớn nước mắt đầm đìa vì luyến tiếc
cái thành trì của CNXH, chỗ dựa niềm tin của VN và cách mạng thế giới bị sụp
đổ; năm 1992 tại Đại hội Đảng TP, trong tâm trạng lo sợ Đảng và chế độ ta sụp
đổ vì tham nhũng quan liêu như Liên Xô (lúc đó tôi lầm tưởng LX sụp đổ là vì
tham nhũng quan liêu) , tôi đã nghẹn ngào đọc tham luận với tâm trạng căm
thù, khinh ghét bọn tham nhũng trong Đảng cầm quyền – Tôi đau buồn, khinh ghét
bởi tôi biết rất rõ tất cả bọn tham nhũng đều là đồng chí của tôi. Vì vậy
tôi đã kiến nghị sửa văn kiện Đại hội Đảng, đưa nguy cơ tham nhũng ở vị
trí thứ 3 lên nguy cơ hàng đầu. Kiến nghị của tôi bị phủ định và đặt nghi vấn:
Nước nào, chế độ nào mà chả có tham nhũng, tại sao tôi lại đặt vấn đề
một cách nghiêm trọng như thế? Tôi có ý gì, muốn gì mà đòi đưa nguy cơ
tham nhũng lên hàng đầu?
Cũng vì cái tình yêu Đảng chân thành khờ
dại dẫn đến thất vọng ê chề, nên ngày 8/3/2004 tôi đã đau buồn rơi lệ khi
viết đơn xin ra khỏi Đảng với lý do ghi rõ: Vì mất niềm tin sự lãnh đạo
của Đảng và vì muốn góp một tiếng chuông cảnh báo cuối cùng với
Đảng (vì Đảng và nhà nước đã ngày càng thoái hóa biến chất do
độc tài chính trị, độc quyền kinh tế ). Nói tóm lại, tôi tham gia biểu
tình hay hưởng ứng bất cứ phong trào XHDS nào cũng chỉ vì muốn góp phần
cho Đảng và nhà nước tốt hơn, vì dân vì nước hơn.
Tiếp lời tôi, vị chủ tịch Hội cựu
chiến binh nói vui vui, nửa đùa nửa thật: Anh Ngãi à, xu thế phát
triển luôn đi tới. Vậy thì khi Đảng có quyết định đổi mới như anh mong
muốn thì anh có làm đơn xin gia nhập Đảng trở lại không? Tôi vui vẻ đáp
lời ngay: Tôi sẽ nộp đơn ngay, nhưng biết đâu, lúc đó Đảng của các
anh trở nên cao giá, sợ các anh sẽ không cho tôi vào! Tất cả cùng cười,
cuộc thăm viếng kết thúc
Cuộc thăm viếng cấp
phường lần hai
Khác với cuôc thăm viếng nhà tôi lần
trước cách nay hơn 4 tháng, cuộc thăm viếng lần này với lý do là phái đoàn
Đảng, đoàn thể phường đến thăm chúc mừng mẹ tôi thọ 97 tuổi. Cuộc
thăm viếng đã diễn ra vào 9g sáng ngày thứ Bảy 11/10/2014, đoàn khách đến thăm
viếng nhà tôi lần này chỉ gồm : Tổ trưởng dân phố, phó bí thư chi bộ khu phố và
chủ tịch Hội cựu chiến binh phường (số đại biểu chỉ có 3 vị, không có thành
phần công an như lần trước).
Nghe tin có phái đoàn của phường đến
mừng thọ, mẹ tôi vui mừng, sai bảo con cháu chuẩn bị trà bánh trái cây để
tiếp đoàn. Đúng 9g phái đoàn phường tới. Sau nghi thức chúc mừng, tặng quà (2
hộp trà sâm ), hỏi han chuyện ăn, ngủ, khen xã giao: Cụ bà thọ 97 tuổi mà
vẫn còn minh mẫn, tai không điếc, mắt tỏ còn đọc báo được .v. v. Được khen, mẹ
tôi vui thật, nhưng chưa kịp vui thì được ông chủ tịch Hội CCB phường ngập
ngừng gợi ý : Hay là anh đưa cụ vào trong nghỉ cho khỏe để bọn mình còn có
chuyện tâm sự với nhau. Tôi vội đưa mẹ tôi vào phòng trong, chợt dự đoán . . .
và hơi bất ngờ.
Quả đúng như tôi dự đoán: Việc phái đoàn
của phường đến mừng thọ, tặng quà cho mẹ tôi chỉ là cái cớ. Mục đích chính là
đến gặp tôi, đặt vấn đề :
- Nghe nói gần đây anh lại có ký cái văn
bản gì đó phải không? – Ông chủ tịch Hội CCB phường ngập ngừng hỏi tôi.
- Có phải cái văn
bản 61 đảng viên ký phải không anh? - Tôi hỏi lại.
- Ờ, đúng rồi , sao
anh ký chi vậy?
Tôi chưa kịp trả lời thì ông phó bi thư
chi bộ khu phố tự giới thiệu nguyên là cán bộ ngày xưa cùng hoạt động trong
phong trào sinh viên với anh Huỳnh Tấn Mẫm chen vào với lời khuyên:
- Tụi mình ai cũng
yêu nước, ai cũng lo cho vận nước đang ngửa nghiêng... Nhưng làm gì
cũng nên cân nhắc lợi hại anh Ngãi à!
Ông tổ trưởng dân phố
nguyên là trung tá an ninh vũ trang bảo vệ TWC MN tiếp lời ông phó bí thư
chi bộ khu phố:
- Đúng đó, anh Ngãi là
nhà báo, anh cứ viết báo góp ý đi, chứ anh ký cái này cái kia mà lại đưa lên
mạng internet là bất lợi lắm.
Ông chủ tich Hội CCB lại
thêm vào:
- Dù mục đích anh tham gia ký kiến
nghị xuất phát từ thiện chí góp ý xây dựng, nhưng tham gia ký kiến nghị mà lại đưa lên mạng internet, anh không sợ bị
hiểu lầm và anh sẽ bị rủi ro hay sao?
Qua những câu hỏi và lời khuyên như kể
trên buộc tôi phải hiểu ra: Việc chỉ đạo thực hiện cuộc “thăm
viếng và góp ý” này có lẽ không chỉ cho riêng tôi mà chắc là diễn ra đại
trà, rộng khắp, có mục đích, ẩn ý!? Vì vậy tôi đã đáp lời: Ngày xưa tôi và các
anh cùng với hàng triệu người dân yêu nước đi theo Đảng làm cách mạng “chống
Mỹ xâm lược cứu nước. . .”. Khi ấy, vì yêu nước, tôi và các anh có ngại chi
gian khổ, tù đày, bom rơi, đạn nổ sống- chết cận kề đâu!? Vậy thì
nay trước hiểm họa mất nước bởi “thù trong , giặc ngoài” -
“giặc ngoài” chính là kẻ thù đội lốt “bạn láng giềng 4 tốt, 16 chữ vàng”,
“ thù trong” chính là phe nhóm “4 kiên định” đang cầm quyền, thao túng, lại
cùng hội cùng thuyền, cùng ý thức hệ Mac-Lê-Mao với kẻ thù xâm lược. Tình
thế như vậy, buộc chúng ta lại một lần nữa phải đứng lên góp phần
cứu nước như ngày xưa. Và chính
vì vậy nên tôi ký kiến nghị 61, ủng hộ lực lượng yêu nước cấp tiến trong
Đảng nhằm đấu tranh đẩy lùi, tiến tới loại trừ đường lối “4
kiên định” trong Đảng để Đảng tự chuyển hóa hòa bình thể chế chính trị từ độc
tài toàn trị sang dân chủ đa nguyên để cứu nước - mà vì làm
như vậy, dù cho có “ bị hiểu lầm “dẫn đến phải bị rủi ro” như các anh
vừa có ý “cảnh báo”, tôi cũng đành phải chấp nhận “bị rủi ro” mà
thôi !
NHẬT KÝ VỀ
NHỮNG CUỘC VIẾNG THĂM BẤT THƯỜNG (tiếp theo)
Kha Lương Ngãi
Tưởng rằng “Nhật ký thăm
viếng bất thường” còn lâu lắm mới có dịp kể tiếp, nhưng không ngờ, hôm qua
(21/10/2014) và 9 giờ sáng hôm nay (22/10/2014) tôi lại “hân hạnh”được thăm
viếng. Vậy xin được tiếp tục Nhật ký về những cuộc thăm
viếng bất thường:
- Cuộc thăm viếng vào
buổi chiều 21/10/2014, thật ra, như mọi khi, là cuộc mời nhâm nhi bia Đức của
một “bạn an ninh” để trao đổi những chuyện thời sự cùng quan tâm và đề cập đến
những câu hỏi đại loại như: Chú có ý kiến gì về việc TQ vừa hoàn tất việc xây
sân bay quân sự ở đảo Gạc ma, cùng lúc với việc phái đoàn quân sự cấp cao của
VN gồm 13 vị tướng do Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh dẫn đầu đi thăm
TQ? Vì sao chú lại không nhận lời mời tham gia Ban lãnh đạo “Hội nhà báo độc lập”
và Ban chủ nhiệm “Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng“? Thứ Sáu tuần rồi chú có đi dự cà
phê với “Hội nhà báo độc lập” ở đường Đinh Công Tráng Q1 không?…
- Cuộc thăm viếng lúc 9
giờ sáng 22/10/2014 là của phái đoàn phường gồm 04 vị, trong đó có một vị là
công an khu vực rất hiền, trưởng đoàn là vị phó bí thư đảng ủy phường rất trẻ.
Khởi đầu cuộc thăm viếng vẫn là thăm hỏi sức khỏe mẹ tôi, dù việc này mới diễn
ra 11 ngày trước.
Hai cuộc thăm viếng lần
này do 02 cơ quan khác nhau thực hiện (cơ quan an ninh và cơ quan Đảng đoàn thể
phường), diễn ra cách nhau không quá 15 giờ và cách cuộc thăm viếng lần trước
cũng của phái đoàn phường chỉ có 11 ngày. Như vậy là cái sự thăm viếng
được diễn ra khá dồn dập, nhất là các cuộc thăm viếng của phường (5 tháng 03
lần).
Ngoài việc nêu lý do mở
đầu cuộc thăm viếng có tính cách xã giao thông thường như kể trên, thì chủ đích
các cuộc thăm viếng, gặp gỡ lần này, nhất là của phái đoàn phường đã thể hiện
qua các câu hỏi: Vì sao tôi ký tên vào “Thư ngỏ 61”? Tôi có biết nội dung “Thư
ngỏ 61” đòi đổi mới thể chế chính trị, tức là đòi dân chủ, đa nguyên, là chống
Đảng, chống chế độ XHCN không? Và tiếp theo là những lời khuyên thân tình, cởi mở
nhưng khá lúng túng và thiếu tự tin.
Tuy đối tượng và thời
điểm của hai cuộc thăm viếng, gặp gỡ tôi khác nhau, nhưng chủ đích thì giống
nhau và đều cởi mở, thân tình, nên tôi đã đáp lời:
Thưa quý anh chị!
Lần trước, khi tôi nhận
được lời khuyên của quý anh chị: Không nên tham gia biểu tìnhchống TQ, không
nên ký cái này cái kia khi Đảng và Nhà nước chưa có chủ trương, tôi đã trả lời
rằng: Tôi phải làm như thế vì tôi sợ mất nước vào tay TQ xâm lược, tôi sợ chế
độ sụp đổ vì độc tài Đảng trị, độc quyền kinh tế. Nay, quý vị lại hỏi và khuyên
tôi về việc tôi đã ký “Thư ngỏ 61” thì tôi xin trả lời rằng (với phái đoàn của phường):
“Thư ngỏ 61” là tâm huyết, trí tuệ của những người Cộng sản yêu nước cấp tiến
đã từng giữ những trọng trách của Đảng và Nhà nước; đặc biệt, nó hoàn toàn phù
hợp với tư tưởng, quan điểm, quyết sách… thể hiện rõ qua “Thư gởi Bộ chính trị
năm 1995” của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt”; và nó cũng rất phù hợp với tư
tưởng, quan điểm: “đổi mới thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh
mẽ quyền làm chủ của Nhân Dân…”thể hiện rõ qua “Thông điệp 2014” của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng; “Thư ngỏ 61” góp ý, đấu tranh, thúc đẩy chuyển hóa hòa bình “Đảng
cộng sản độc tài toàn trị” trở thành “Đảng cộng sản dân chủ”
trong hệ thống chính trị đa nguyên; “Thư ngỏ 61” ủng hộ tư tưởng, quan điểm,
đường lối của những người cộng sản yêu nước cấp tiến, đấu tranh đẩy lùi tư
tưởng, quan điểm “độc
tài Mao-it, 4 kiên định” quỵ lụy kẻ thù TQ xâm lược, thủ tiêu dân chủ trong
Đảng, áp bức Nhân Dân; “Thư ngỏ 61” chỉ tác động, thúc giục Đảng đổi mới, hoàn
thiện để cứu nước, cũng chính là cứu Đảng.
Vì cùng chủ đề, mục đích
nói chuyện, nên trong cuộc trò chuyện với phái đoàn của phường sáng 22/10, tôi
đã nói lại câu chuyện đã nói với anh “bạn an ninh” chiều ngày hôm trước:
Hôm nay nhân trò chuyện
về nỗi lo tình hình đất nước, tôi xin nhắc lại với quý anh chị nỗi lo cách nay
khoảng 20 năm, khi đó Đảng đề ra “4 nguy cơ” (chệch hướng, diễn biến hòa bình,
tham nhũng, tụt hậu) cần ngăn chận cho kỳ được. Nay tôi thấy tình hình đất nước
ta không phải bị lâm nguy bởi “4 nguy cơ” mà đang lâm nguy chỉ bởi “2 nguy cơ”
– Đó là nguy cơ hay nói đúng nghĩa hơn – Đó là “hiểm họa thù trong, giặc
ngoài”. Giải quyết được 2 hiểm họa này thì đương nhiên sẽ giải quyết thành
công các nguy cơ khác trong đó có nguy cơ tham nhũng.
“Thù trong”phá hoại
đất nước, xã hội từ trong ruột và làm nội ứng cho giặc ngoài. Không có “thù
trong” thì “giặc ngoài” khó mà mon men thôn tính, xâm lược. “Giặc ngoài” đe dọa
VN hiện nay chính là TQ xâm lược đội lốt “đồng chí tốt, bạn bè tốt, láng
giềng tốt, đối tác tốt và cùng chung Đại cục như anh em trong một nhà”.
“Thù trong” chính là phe nhóm theo đường lối “Độc tài toàn trị, 4 kiên
định”cùng ý thức hệ Mac – Lê – Mao, cùng hội cùng thuyền với với kẻ thù Bắc
Kinh xâm lược.
Như vậy rõ ràng là: muốn
chống “giặc ngoài” để bảo vệ Tổ quốc thì phải đẩy lùi, loại bỏ “thù trong”, mà
“thù trong” lại đang nắm chặt, thao túng cả hệ thống chính trị độc tài. Vì vậy,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 là thử thách sống còn của Đảng, của đất nước.
Nếu Đảng chuyển hóa hòa bình sang dân chủ thành công thì còn Nước, nếu thất bại
thì mất Nước, Nhân Dân lại lâm cảnh nô lệ, tủi nhục, lầm than…
Trước thử thách sống còn
như vậy, “Thư ngỏ 61” ra đời góp phần đánh thức lương tri và lòng yêu nước của
hơn 3 triệu đảng viên CS, ủng hộ lực lượng cộng sản yêu nước cấp tiến đấu tranh
đẩy lùi, tiến tới loại bỏ đường lối “độc tài 4 kiên định”, chuyển hóa hòa bình “Đảng cộng sản độc tài” thành
“Đảng cộng sản dân
chủ” tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12.
Tôi mong quý vị có mặt
tại cuộc thăm viếng này cùng với 3 triệu đảng viên hãy cùng góp phần cho xu
thế dân chủ đích thực tại Đại hội 12 thắng lợi để cùng cứu nước.
Cuộc “thăm viếng” sáng
ngày 22/10/2014 đến đây kết thúc trong sự cởi mở vui vẻ.
K.L.N.
Tác giả gửi BVN
No comments:
Post a Comment
Thanks