Đại Học chăn Trâu




Wednesday, 29 October 2014

Nhân bài “Tránh độc quyền chân lí”

Nhân bài “Tránh độc quyền chân lí”

Nguyễn Tuấn

Nguyễn Tuấn
Bauxite Việt Nam
Đọc cái tựa đề trên [Tránh độc quyền chân lý] làm tôi hơi giật mình! Giật mình vì tưởng là có ai bật đèn xanh cho thảo luận về một “ism” khác ở Việt Nam. Nhưng không phải. Bài báo này hơi khó đọc, vì những lí giải không theo mạch logic, và phải đến cuối bài mới biết tác giả nói gì. Hoá ra, tác giả mong muốn có những cơ chế để các nhà khoa học phản biện, chứ không phải chuyện to tát như kêu gọi có cái nhìn khác ngoài chủ nghĩa Mác-Lê-Mao.

Có một câu trong bài viết làm tôi liên tưởng đến cuốn Những lời trăn trối của GS Trần Đức Thảo. Trong bài viết, tác giả cho biết: “Ở ta Bác Hồ luôn tôn trọng sự khác biệt. Bác lắng nghe ý kiến mọi tầng lớp nhân dân, những nhân sỹ của chế độ cũ, dám sử dụng những người ngoài đảng phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp kiến quốc”. Đúng là sau khi cướp chính quyền thì ông cụ có sử dụng mấy người cũ và cả cựu hoàng Bảo Đại, nhưng những người này đều lần lượt ra đi và không trở lại.

Do đó, nói dzậy mà hông phải dzậy, lời nói chưa chắc tương quan với việc làm. Theo nhận định của GS Trần Đức Thảo thì [trích] “ông cụ không chấp nhận một ai trong đám chung quanh là ngang mình. Vì thế mà không cần đến trợ lí, cố vấn, vì thế không lắng nghe một ai”. Ngay cả những người cùng thời với ông cụ và [nghe nói là] uyên bác hơn ông cụ như Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ đều bị cho ra rìa sớm. Ở một đoạn khác, GS Thảo viết “Anh phải biết là cho tới nay, những ai đã từng coi thường Người, từng tỏ ra ngang hàng với Người, thì sau đều đã vĩnh viễn bị loại ra khỏi tầm nhìn của Người. Không ít người đã mất mạng, mất cả xác vì dám có ứng xử tay ngang như thế đấy… Người ta ưa kể cho nhau nghe rằng: Tạ Thu Thâu đã chết mất xác vì câu nói: ‘Ngoài Bắc có Cụ, trong Nam có… tôi’…!”

Ai chưa biết Tạ Thu Thâu thì nên tìm hiểu qua wikipedia (1) sẽ biết ông này lẫy lừng như thế nào. Cái chết của ông cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn, nhưng đã có nhiều ngón tay chỉ về phía Bắc.

Thành ra, chẳng ai ngạc nhiên về độc quyền chân lí và độc quyền chủ nghĩa ở Việt Nam. Đó là chân lí Mác-Lê-Mao. Cái chân lí này nó vẫn ngự trị trong đời sống xã hội, và thậm chí có khi còn đứng trên quyền lợi dân tộc. Kêu gọi tránh độc quyền chân lí là tiếng kêu cần thiết nhưng có vẻ vô vọng trong bối cảnh hiện nay.
N.T.
* * *
Là người “ở trong chăn” chúng tôi biết nỗi khó khăn ghê gớm của ông Nguyễn Đăng Tấn khi dám lên tiếng đề xuất quyền được “nói khác” dưới một hình thức mềm mỏng, bóng bẩy, như bài báo ông viết trênTuần Việt Nam mà BVN đăng lên hôm nay. Tuy chưa nói thẳng vào vấn đề cần thiết nhất nhưng ai cũng hiểu và chia sẻ với ông, bởi lẽ, đối với một cơ chế toàn trị như ở Việt Nam, bước đầu hãy cứ yêu cầu chấp nhận phản biện như một cái quyền của tư duy là đã góp phần làm cho cả một cơ thể đang chết được hồi sinh trở lại. Ông đã phải hai lần mượn đến uy danh Hồ Chí Minh và hai lần trích dẫn Nghị quyết của Đảng nhằm che chắn cho lập luận của mình, đủ thấy, cái quyền nói khác  – nghĩa là công khai phơi bày sự nghĩ khác – của những người vẫn tự nguyện đứng trong hệ thống, từ lâu đến nay bị “đông cứng” đến thế nào.

Trong đời sống thực tế, một đất nước mà những kẻ quyền lực vì lợi ích riêng của phe nhóm mình, hoặc vì dốt nát, đưa ra các thứ đường lối chính sách này kia làm cho đất nước ngày càng lâm tình cảnh cùng cực, tan hoang, thế mà không có một chiếc “phanh” nào hãm lại – phản biện được lắng nghe – thì xã hội ấy lao xuống vực là không điều tránh khỏi.

Trong đời sống tinh thần, một kiểu trên nói dưới nghe răm rắp, ở đâu cũng vậy, thì mạch sống tư duy lâu ngày đương nhiên sẽ trở thành xơ cứng, như một khối băng rắn chắc, không còn ai phát kiến được tư tưởng gì hay, cứ lặp lại nhau từ trên xuống dưới, từ trung tâm tỏa đi khắp mọi ngoại vi. Cấp trên lặp nguyên xi sách vở đã được giản lược tối đa qua lời của những vị từng ngồi ghế trước mình, nhưng lặp kém thông minh hơn, kém tự tin hơn, do không có “uy”, nên cũng nhàm chán, cẩu thả, nhảm nhí hơn. Vốn đã là tín điều thì giờ đây lại là sự sơ lược hóa tín điều một cách vụng về, thụ động. Còn cấp dưới thì vừa lặp lại trên vừa lập tức tự phản bác ngay trong đầu như một vô thức của lương tri, nên vô hình trung trở thành những kẻ thấm thía sự vô vị của lời nói dối mà chính mình bất đắc dĩ phải đóng vai đồng lõa.

Đó là chỗ hài hước chua chát của một xã hội dần đi đến chỗ hoàn toàn thiểu năng trí tuệ. Xã hội chính thống ở Việt Nam đang tự hủy là như vậy đấy, cho nên ông Nguyễn Đăng Tấn là một cái mầm đáng để cho ta hy vọng, nếu như lời ông không bị rơi tõm vào quên lãng, vốn cũng là chuyện… muối bỏ bể thường tình ở nước ta.

Bauxite Việt Nam
Tránh độc quyền chân lý
Nguyễn Đăng Tuấn

Thời nào cũng vậy, nhân dân và tầng lớp trí thức luôn là những người khai phá ra những hạt vàng. Còn có nhặt được những hạt vàng hay không phụ thuộc vào trí tuệ của những người có trách nhiệm.

LTS:  Tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt trong xã hội đòi hỏi sự khoan dung và rộng ở. Sau khi  Mục Thông tin đa chiều/Tuần Việt Nam đăng tải bài viết về chia sẻ sự khác biệt, chúng tôi đã nhận được bài viết của tác giả Nguyễn Đăng Tấn. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tôn trọng sự khác biệt đã tồn tại từ khi có loài người. Nó chính là động lực của sự phát triển, và đồng nghĩa với những nấc thang của dân chủ.

Chữ “đồng” trong sự khác biệt
Bác Hồ khi nói về sự khác biệt có nhận xét thế này:
“Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. 

Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng những có điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.

Bác thường tìm chữ “đồng” trong muôn vàn sự khác biệt, đó cũng chính là cội nguồn sức mạnh tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chúng ta nói nhiều đến tôn trọng sự khác biệt, ý kiến khác biệt nhưng cũng có một thực tế, điều đó dễ nói mà… khó làm.

Lịch sử tư tưởng nhân loại không có gì khác chính là sự cùng tồn tại của những tư tưởng khác biệt, là cuộc đấu tranh của các trường phái tư tưởng để từ đó cùng phát triển. Khi so sánh sự phát triển tư tưởng phương Đông và phương Tây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phương Tây sở dĩ  triết học phát triển là bởi đề cao sự khác biệt còn phương Đông không phát triển bởi vẫn có sự triệt tiêu cái khác biệt.

Một lý thuyết ra đời phải có sự tranh luận cọ xát. Một sự phản biện bắt đầu từ lý luận, sau đó sàng lọc bằng thực tiễn. Cũng không phải cứ nhiều ý kiến đồng tình đã là khoa học và ngược lại. Câu chuyện nhà bác học Anhxtanh đưa ra  thuyết Tương đối là một ví dụ.
Nhiều tiên đoán và hệ quả của thuyết Tương đối khác biệt hẳn so với kết quả của vật lý cổ điển, đặc biệt khi đề cập đến sự trôi đi của thời gian, hình học của không gian, chuyển động của vật thể khi rơi tự do và sự lan truyền của ánh sáng. Những sự khác biệt như vậy khi đưa ra (1916) ai cũng ngơ ngác không hiểu và không ủng hộ, nhưng điều đó không có nghĩa là sai.  Và cứ nhìn vào lịch sử nhân loại, quốc gia nào sự khác biệt được đề cao, tôn trọng, quốc gia đó có nhiều nhà khoa học, nhiều bộ óc sáng tạo.

Ở phương Đông truyền thống tuy có đề cao lý tính nhưng còn một thứ “lý tính khác” cao hơn đó là ý chí của vua, người được coi là Thiên tử. Ý vua là ý trời, là tuyệt đối đúng và không ai được làm trái. Làm trái, nói trái là khi quân, bị khép vào tội chết. Mỗi lời nói của vua được coi như “khuôn vàng thước ngọc” quần thần phải răm rắp thực hiện. Bi kịch của phương Đông nói chung là vậy.

Tránh độc quyền chân lý
Từ định hướng tới giải pháp, còn rất cần sự vận động, điều chỉnh, thậm chí thay đổi. Những ý kiến phát hiện, mang tính khác biệt khi đó cũng rất cần được lắng nghe. Mặc dù khởi đầu, nó thường… trầy trật. Như trường hợp ông Kim Ngọc chẳng hạn.

Nói điều đó để thấy, về quy luật phát triển, không sự vật nào lại đứng yên một chỗ không vận động. Nên những ý kiến, đóng góp giúp cho nhận thức đúng luôn có vai trò to lớn. Ta nói tôn trọng sự khác biệt, ý kiến khác biệt chính là ở góc cạnh này. Và thời nào cũng vậy, nhân dân và tầng lớp trí thức luôn là những người khai phá ra những hạt vàng. Còn có nhặt được những hạt vàng hay không phụ thuộc vào trí tuệ của những người có trách nhiệm.
Ở ta Bác Hồ luôn tôn trọng sự khác biệt. Bác lắng nghe ý kiến mọi tầng lớp nhân dân, những nhân sỹ của chế độ cũ, dám sử dụng những người ngoài đảng phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp kiến quốc…

Nghị quyết của Đảng cũng luôn nhấn mạnh tôn trọng ý kiến khác biệt “Đối với những vấn đề mới đặt ra, những vấn đề phức tạp còn có những ý kiến khác nhau, phải cùng nhau nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, lắng nghe ý kiến của quần chúng, của các chuyên gia và cán bộkhoa học, phát huy tự do tư tưởng, tranh luận thẳng thắn, dân chủ” (Văn kiện Đảng toàn tập, tập 49, tr.267). Văn kiện Đảng toàn tập, tập 48, tr 555 cũng ghi rõ: Hết sức tránh tình trạng một mình độc quyền chân lý, còn mọi người thì chỉ có quyền chấp hành thụ động, không dám tranh luận. Chúng ta phải tạo ra thói quen biết thảo luận và tranh luận.

Trong thực tiễn, để tôn trọng ý kiến khác biệt phải gắn với sinh hoạt dân chủ. Không có dân chủ thì không thể tôn trọng ý kiến khác biệt, không có dân chủ thì nói như Bác Hồ, dân không dám mở miệng. “Dân chủ là phải để cho dân được mở miệng”.

Chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 4 (khóa XI), đây là Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng để chống suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống. Tuy nhiên không phải là triệt tiêu sự nói khác làm khác. Ở đây sự nói khác làm khác, đi ngược lại với lợi ích dân tộc, lợi ích của quần chúng nhân dân mới là sự suy thoái. Những ý kiến tâm huyết xây dựng sẽ luôn được quần chúng nhân dân ủng hộ.

Vừa qua Dự thảo qui chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội, trong nghiên cứu lý luận chính trị đã đề xuất trong đó có cơ chế để các nhà khoa học có nơi trình bày, phản biện những vấn đề quan trọng của đất nước. Đây là ý kiến đã được thảo luận và nhiều người ủng hộ, tiếc rằng việc triển khai còn chậm.

Tôn trọng ý kiến khác biệt không chỉ dừng lại ở nghị quyết hay những câu khẩu hiệu mà phải bằng hành động cụ thể; phải có những cơ chế chính sách để các nhà khoa học phản biện. Mọi người sẽ được tự do đóng góp đề ra những lý thuyết vì lợi ích của dân tộc, đó mới chính là chỉ dấu của sự phát triển, là động lực của sự phát triển.
N.Đ.T.




Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.













Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.















Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện


MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

TIẾN LÊN HONG KONG !




image





Preview by Yahoo



No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts