ĐỪNG
LẤY ĐỘC GIẢI ĐỘC – GIÁ NHƯ NỐI TIẾP GIÁ NHƯ
Tô Văn Trường
Đất nước này
không phải là của riêng, tài sản sở hữu riêng của nhóm lợi ích và những người
cầm quyền. Những vấn đề kinh tế trọng đại đụng tới quốc kế dân sinh phải được
công khai minh bạch trong cả nước và có sự đồng thuận, giám sát của cả nước.
Trước hết, là phải
tạo ra một cơ hội để cho các nhà quản lý, các nhà lập chính sách và các nhà
khoa học cùng nhau thảo luận để có sự đồng thuận cao, đáp ứng được lòng mong
mỏi và kỳ vọng của nhân dân.
Giá như chủ trương khai
thác bô xít chỉ có tính chất thử nghiệm, quy mô nhỏ, công nghệ tiên tiến, nhà
máy đặt ở ven biển (để không phải vận chuyển xút, than lên Tây Nguyên và nếu
có sự cố thì bùn đỏ chỉ thải ra biển) thì chắc công luận không phải chứng
kiến việc tranh cãi dai dẳng, quyết liệt trong suốt thời gian qua.
Giá như lãnh đạo Đảng –
Nhà nước và những người có trách nhiệm trực tiếp liên quan đến dự án bô xít Tây
Nguyên phân biệt rõ ràng quyền lực và năng lực thì cũng không dẫn tới hậu quả
không thể che đậy được về mặt kinh tế và môi trường.
Giá như những người có
trách nhiệm quản lý điều hành đất nước thực sự coi trọng trí thức, thì lòng tin
của giới trí thức không bị xói mòn như ngày nay.
Giá như nhiều quyết định
đã được đưa ra không bởi những người có quyền lực làm việc theo nhiệm kỳ, không
biết hay không chịu lắng nghe người có năng lực trong lĩnh vực cụ thể mà người
lãnh đạo cần biết, thì người dân đã không phải gánh chịu mọi hệ lụy…
Tiếc thay, lịch sử lại
không có hai từ “giá như”!
Khai thác mỏ
Tôi đọc tài liệu của
người bạn, chuyên gia nước ngoài gửi về, thấy đào mỏ là đụng
đến “long mạch” nghĩa là đến hệ thống nước tự nhiên đặc biệt là nước ngầm, phá
vỡ sự trao đổi sinh học và hóa học giữa nước khoáng và đất.
Từ khoáng vật tinh chế
sản phẩm dù theo quy trình hỏa luyện (pyrometallury), thủy luyện (hydrometallury)
hay điện luyện (electrometallury) đều gây ô nhiễm môi trường thiên nhiên. Phương
pháp hỏa luyện sinh ra nhiều bụi trộn với sulfur dioxit và carbon dioxit là hai
khí có hiệu ứng nhà kính. Phương pháp thủy luyện ít gây ô nhiễm không khí nhưng
lại làm ô nhiễm nguồn nước. Phương pháp điện luyện quy tụ cả 2 vấn đề về môi
trường không khí và nước thải tuy khối lượng phải xử lý ít hơn phương pháp hỏa
luyện và thủy luyện.
Khai thác mỏ thường cần
dùng nhiều đến hóa chất và điện năng vì thế đối với những quốc gia không có khả
năng tích tụ về vốn cần rút ra bài học “Dutch Disease – căn bệnh Hà Lan” hay là
lời nguyên tài nguyên mà cộng hòa Nauru là ví dụ điển hình.
Nhà máy điện phân
nhôm
Qua phương tiện thông
tin đại chúng, người dân mới được biết gần đây đã động thổ
xây dựng nhà máy điện phân nhôm ở Lâm Đồng. Theo tôi hiểu, người ta
đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhưng bây giờ mới đang
thành lập Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước, chẳng khác gì coi như việc đã rồi.
Tôi đã tham gia một số Hội đồng khoa học thẩm định cấp Nhà nước nên thấu hiểu
nỗi éo le, trách nhiệm của các nhà khoa học dưới sức ép của chủ trương lớn!
Theo tôi, việc luyện
nhôm chỉ là hy vọng gỡ gạc được phần nào trong chuyện đã rồi của dự án bô xit
Tây Nguyên (Nhân Cơ và Tân Rai). Cần lưu ý, đừng lấy độc giải độc, dễ dẫn
đến tiền mất, tật mang.
Muốn làm nhôm phải
nghiên cứu thật kỹ vì đòi hỏi tốn nhiều điện năng và tác động lớn đến môi
trường. Ta có cryolite (làm chất trợ dung) không? Điện cực có sản xuất
được không? Bây giờ người ta đã làm điện cực tự thiêu kết bằng than anthracite
và vài chất hỗn hợp khác.
Trước đây, Liên Xô sản
xuất nhiều nhôm vì có mấy thuận lợi: Giá thủy điện rất rẻ, nguyên liệu để
sản xuất alumin (nhôm oxit) lại là đá thải của một mỏ khai thác quặng để sản
xuất phân lân ở bán đảo Kolskii, cũng không tốn kém gì thêm.
Thập niên 1960, người ta
xây một nhà máy luyện nhôm ở Mourenx, tây nam nước Pháp để lợi dụng nguồn điện
sản xuất từ mỏ khí tự nhiên gần đó. Sau khi nguồn khí tự nhiên đó cạn, người ta
xây nhà máy luyện nhôm tại Dunkerque miền bắc nước Pháp và phải xây một nhà máy
điện hạt nhân để phục vụ nhu cầu luyện nhôm.
Còn ta bây giờ thì rất
khác, chỉ có một ưu thế là có bauxite (mà ngay việc khai thác nó và làm alumin
(nhôm oxit) đã lắm chuyện rồi).
Nhôm là kim loại thông
dụng, rẻ tiền, nhưng để sản xuất 1 tấn nhôm cần đến 2 tấn alumin, nửa tấn
cacbon và 15.000 kwh, nhu cầu điện rất lớn mà điện khó tải đi xa.
Trong chuỗi xử lý
bauxite thành nhôm thì có khâu cần đến natri hydroxyt (xút) nên nhà máy điện
phân bauxite thành nhôm phải được kèm thêm một nhà máy hóa chất này.
Nhưng luyện nhôm thì tốn
điện nên mới nghĩ tới chuyện TKV làm thủy điện hoặc EVN chuyển vài nhà máy thủy
điện cho TKV. Cũng có thể đổi vài nhà máy thủy điện của EVN lấy mấy nhà máy
nhiệt điện của TKV ở Cẩm Phả vì giá thành điện từ thủy điện rẻ hơn từ nhiệt
điện nhiều… Tuy nhiên, xin lưu ý đừng quên nước ta hiện đang thiếu điện (nhập
khẩu của cả Trung Quốc), cần phải cân đối cho các ngành sản xuất ưu tiên (vì lý
do an ninh và tính toán chi phí-lợi ích).
Chuyên gia Trần Minh
Huân, băn khoăn đặt vấn đề về luyện nhôm với suất đầu tư US$ 575 triệu cho công
suất 300 nghìn tấn là thấp nhất thế giới!?
Thường suất đầu tư từ US$ 4.000 đến 5.000/tấn nhôm lỏng (molting – từ bể điện phân chảy ra). Doanh thu lên tới US$ 1,35 tỷ cho sản lượng 300 nghìn tấn, giá nhôm đến 2017 cao đến mức thế sao? Vấn đề tiêu hao điện như thế nào? Mức tiên tiến thế giới hiện nay là 12.750 kWh/t Al (nhôm lỏng), 13.200 kWh/t Al (nhôm ingo-thỏi cục lớn).
Tiêu hao điện cực mức tiên tiến là 400-410 kg/t Al. Còn phát thải fluorine khoảng 0,5 kg/t Al.Thông thường, nhà máy lớn như vậy có xưởng điện cực, có cán nhôm và làm billets.
Không rõ thiết bị điện 1 chiều lấy từ nước nào, Rio Tinto-Alcan có công nghệ AP50 và 60 (dòng điện 570 và 600 kA) cho bể điện phân có công suất 4,3-4,5 tấn nhôm/ngày. Công suất nhà máy điện phân nhôm lớn nhất thế giới hiện nay là 720 nghìn tấn Al, với 2 dãy bể, mỗi dãy 360 bể, áp dụng AP 500 ở Ả Rập và Ấn Độ .
Thường suất đầu tư từ US$ 4.000 đến 5.000/tấn nhôm lỏng (molting – từ bể điện phân chảy ra). Doanh thu lên tới US$ 1,35 tỷ cho sản lượng 300 nghìn tấn, giá nhôm đến 2017 cao đến mức thế sao? Vấn đề tiêu hao điện như thế nào? Mức tiên tiến thế giới hiện nay là 12.750 kWh/t Al (nhôm lỏng), 13.200 kWh/t Al (nhôm ingo-thỏi cục lớn).
Tiêu hao điện cực mức tiên tiến là 400-410 kg/t Al. Còn phát thải fluorine khoảng 0,5 kg/t Al.Thông thường, nhà máy lớn như vậy có xưởng điện cực, có cán nhôm và làm billets.
Không rõ thiết bị điện 1 chiều lấy từ nước nào, Rio Tinto-Alcan có công nghệ AP50 và 60 (dòng điện 570 và 600 kA) cho bể điện phân có công suất 4,3-4,5 tấn nhôm/ngày. Công suất nhà máy điện phân nhôm lớn nhất thế giới hiện nay là 720 nghìn tấn Al, với 2 dãy bể, mỗi dãy 360 bể, áp dụng AP 500 ở Ả Rập và Ấn Độ .
Về vấn đề môi trường:
Quá trình điện phân thải ra một lượng chất thải chứa flo: perflorocarbon và
hydro florua ở dạng khí, natri florua, nhôm florua và cryolite không dùng hết.
Nhà máy điện phân nhôm tốt nhất thì có thể đạt 0,5 kg/tấn nhôm. Hydro florua
rất độc đối với cây trồng quanh nhà máy. Khí perflorocarbon là khí nhà kính
mạnh và tồn tại lâu dài trong môi trường.
Nếu áp dụng qui trình
Soderrburgh: điện cực anode được làm từ hỗn hợp than đá anthracite-coke-hắc ín
và dầu mỏ là chất liên kết, thì sẽ tạo ra lượng khí phát thải lớn đó là
polycyclic aromatic hydrocarbon vì hắc ín tiêu tan trong bể.
Bài học “kỳ tích sông Hàn”
Từ bauxite nhìn rộng ra
tình hình đất nước hôm nay vẫn loay hoay câu chuyện nợ công, nợ xấu, tái cấu
trúc với áp lực “nguy cơ vỡ trận”, suy cho cùng vẫn là tài nguyên con người.
Thập niên 60 Hàn Quốc là
một trong các nước nghèo đói, lạc hậu nhất Châu Á nhưng đã làm nên “Kỳ tích
sông Hàn” là nhờ biết phát huy tổng lực của đội ngũ các nhà khoa học trong rất
nhiều lĩnh vực, có vai trò vô cùng to lớn của lãnh đạo Hàn Quốc. Kỳ tích sông
Hàn là một thành công dựa trên nhiều sự thất bại đắng cay và rút kinh nghiệm
của rất nhiều nhà khoa học, cùng các nhà doanh nghiệp và hàng ngũ lãnh đạo. Họ
dấn thân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không như ở ta làm dở, làm
hư, có khi còn được điều chuyển hoặc quy hoạch lên chức cao hơn thì đừng có mơ
đến “kỳ tích sông Hồng”!
Từ đầu thập niên 90,
Việt Nam đã cử nhiều đoàn sang thăm quan học hỏi “mô hình tổ chức” và “mô
hình sở hữu” của các Chebon ở Hàn Quốc để làm các “quả đấm thép” cho nền kinh
tế VN nhưng lại chỉ học mót được mỗi cái phần ngọn. Thay vì học “quản lý” theo
đúng nghĩa của nó thì ta chỉ thích “quản trị”!
1.
Hàn Quốc không thấy có ý định trở thành trung tâm tài chính của châu Á. Họ ăn
phải “quả tạ” khủng khoảng tài chính năm 1997 nên đã học được bài học nhớ đời.
2.
Hàn Quốc ngay từ đầu đã đặt trọng tâm vào công nghiệp. Các đại học và trung tâm
nghiên cứu tập trung vào khoa học, nghiên cứu công nghệ chứ không tập trung vào
chủ nghĩa Mác-Lê hay kinh tế tài chính như ở ta.
3.
Hàn Quốc đề cao, coi trọng khoa học công nghệ. Số lượng các bằng phát minh,
sáng chế mua của nước ngoài tăng liên tục trong những năm tiến hành công nghiệp
hóa. Đáng chú ý là Hàn Quốc biết lựa chọn xu thế hiện đại của làn sóng công
nghiệp và kết hợp với giáo dục đào tạo nguồn nhân lực.
4.
Hàn Quốc dựa vào vay vốn nước ngoài để phát triển chứ không khuyến khích FDI
(đầu tư trực tiếp của nước ngoài). Họ muốn nắm công nghệ, do đó sẵn sàng mua,
để học và từ đó phát triển lên.
5. Việt
Nam thì chỉ ham FDI vì để cho Tây làm hết mình chẳng cần làm, hay học, miễn là
thu được vốn do góp đất và đem đầu tư vào địa ốc là tốt nhất. Thu hồi đất của
dân không công khai, minh bạch, giá rẻ mạt, gây nên bất an, bất ổn xã hội,
khiếu kiện triền miên của những người nông dân khốn cùng.
6.
Hàn Quốc dựa vào phát huy doanh nghiệp tư nhân chứ không dựa vào doanh nghiệp
quốc doanh. Tổng thống Pak Cheung He, thân sinh ra bà tổng thống hiện nay Pak
Geun-hye, ông nổi tiếng là độc tài nhưng rất giỏi về kỹ trị, biết chọn những doanh
nghiệp tư nhân có quá trình thành đạt, đẩy vốn cho vay, giúp họ phát triển,
v.v.
Các câu hỏi còn
bỏ ngỏ
Từ dự án bô xit Tây
Nguyên, nhìn rộng ra cả nước, còn biết bao nhiêu câu hỏi liên quan đến định
hướng phát triển của đất nước, đến nhiệm vụ điều chỉnh mô hình tăng trưởng từ
tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng xanh, bền vững. Câu hỏi được đặt ra là ngành
kinh tế mũi nhọn của chúng ta là ngành nào? Có phải là ngành du lịch dẫn đến
đầu tư phát triển các khách sạn, các sân gôn, các casino, các sân bay (Vân Đồn,
Long Thành…), bến cảng mọc lên như nấm và các dịch vụ khác có liên quan kể cả
dịch vụ xiếc? Có phải là ngành lọc hóa dầu dẫn đến phải đưa Nhân Hội vào bổ sung
quy hoạch không? Có phải là gang thép dẫn đến Formosa và khởi công xây dựng nhà
máy luyện thép tại Lào Cai, thì với sản lượng đó, liệu các doanh nghiệp luyện
cán thép Việt Nam có tồn tại, cạnh tranh được không? Miền Trung phải đi vào
khai thác và phát huy thế mạnh là kinh tế rừng và kinh tế biển hay kinh tế du lịch?
v.v…
Giá như chúng ta biết
nhìn lại mình, vượt lên chính mình, rút kinh nghiệm từ tấm gương của ‘kỳ tích
sông Hàn” và mô hình phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới “Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường,
xã hội dân sự” thì đã không phải cứ mãi loay hoay, mò mẫm đi tìm
mô hình phát triển cho đến cuối thể kỷ này vẫn chưa biết hài hình nó ra làm
sao!
Thay cho lời kết
Đất nước này không phải
là của riêng, tài sản sở hữu riêng của nhóm lợi ích và những người cầm quyền.
Những vấn đề kinh tế trọng đại, đụng tới quốc kế dân sinh phải được công khai
minh bạch trong cả nước và có sự đồng thuận, giám sát của cả nước. Trước hết,
là phải tạo ra một cơ hội để cho các nhà quản lý, các nhà lập chính sách và các
nhà khoa học cùng nhau thảo luận để có sự đồng thuận cao đáp ứng được lòng mong
mỏi và kỳ vọng của nhân dân.
T.V.T.
Tác giả gửi BVN
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks