Kể từ hội nghị Thành Đô, Trung Quốc
chi phối Việt Nam
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Mật
ước Thành Đô phải được bạch hóa
Yêu cầu Quốc hội bạch hóa
Hội nghị Thành Đô
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Lãnh
đạo Việt Nam và Trung Quốc tại hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên, năm 1990(internet)
Một tài liệu gọi là « Tài liệu truyên truyền nội bộ về cuộc gặp
cấp cao Việt Nam – Trung Quốc tại Thành Đô tháng 9/1990 », được cho là của
ban tuyên huấn trung ương Đảng phổ biến xuống các chi bộ, hiện đang được lưu
hành trên mạng. Tài liệu này phản bác thông tin cho rằng tại hội nghị đó, Việt
Nam đã chấp nhận sẽ trở thành một khu tự trị của Trung Quốc vào năm 2020, cũng
như bác bỏ thông tin về việc Trung Quốc gây sức ép lên Việt Nam về nhân sự lãnh
đạo.
Trả lời RFI Việt ngữ, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt
Nam tại Bắc Kinh, cho biết ông không tin là đoàn Việt Nam tại hội nghị Thành Đô
năm 1990 đã chấp nhận cho Việt Nam trở thành một khu tự trị của Trung Quốc. Tuy
nhiên nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc khẳng định là tại hội nghị đó
Bắc Kinh đã gây sức ép buộc Việt Nam phải loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh- Hà
Nội. Ngày 14/10/2014.14/10/2014Nghe
Việt Nam sẽ có TPP?
Các Bộ trưởng Thương mại và đại diện các nước
tham dự phiên họp về Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP ở Singapore tháng 12,
2013.
·
·
·
Tin
liên hệ
14.10.2014
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi là một cơ
hội tuyệt vời giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng, đặc biệt trong thời điểm này
khi Việt Nam đang rất muốn thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn về kinh tế vào Trung
Quốc. Tổng thống Barack Obama cũng muốn hoàn tất đàm phán TPP trong năm nay khi
ông thực hiện chuyến công du tới châu Á vào cuối năm.
Với việc Mỹ đang muốn
xoay trục về châu Á, các chính sách của Mỹ đang có nhiều ưu tiên hơn đối khu
vực này nhất là khi Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh để bành trướng trên
biển Đông. Việt Nam đang rất muốn đạt được thỏa thuận này với Mỹ - một thị
trường quan trọng nhất của Việt Nam. Nhưng các chuyên gia nói rằng còn có nhiều
rào cản cho tiến trình đàm phán và có nhiều thách thức cho Việt Nam khi tham
gia TPP.
TPP được coi là một “hiệp định thương mại bậc nhất của thế kỷ 21
khi nó gói gọn trong đó 40% lượng GDP toàn cầu và 1/3 thương mại toàn thế
giới,” theo lời phát biểu của bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry trong lễ kỷ
niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Doanh Nghiệp Mỹ-ASEAN (US-ABC) vừa được tổ chức
tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
Ông Kerry đã kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ gây ảnh hưởng đến
quốc hội để thông qua TPP:
"Chúng tôi cần các bạn giúp đỡ để đạt được TPP với quốc hội
Mỹ và người dân Mỹ. Và chúng tôi cần các bạn gọi điện, tổ chức các cuộc gặp mặt
để đưa quốc hội vào cuộc."
Chủ tịch US-ABC, ông Alexander Feldman, nói với VOA Việt Ngữ rằng
TPP đối với Việt Nam thực sự là một sự thay đổi diện mạo và nó sẽ mở ra cơ hội
cho các doanh nghiệp của cả 2 bên.
Việt Nam tham gia đàm phán TPP từ cuối năm 2010. Các đối tác của
hiệp định bao gồm Mỹ và 10 nước khác trung khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo
số liệu thống kê của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, năm 2009, Mỹ đứng đầu về đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam với tổng số tiền đầu tư là 9.8 tỷ đô la. Trong 1 số
năm gần đây, các công ty của Mỹ đã nằm trong số những nhà đầu tư lớn nhất tại
Việt Nam.
Tuy nhiên còn có nhiều rào cản từ cả 2 phía Mỹ và Việt Nam.
Ông Murray Hiebert, phó giám đốc tổ chức nghiên cứu Đông Nam
Á Sumitro Chair thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS, nói các nhà
chức trách Mỹ cho rằng Việt Nam là những nhà thương thuyết khó khăn nhất:
"Một trong những rào cản lớn nhất, theo tôi nghĩ, là Mỹ vẫn
chưa cho Việt Nam một tiếp cận thị trường tốt và tôi đã nói chuyện với các nhà
thương thuyết bên phía Việt Nam của bộ Công Thương, họ nói rằng nếu họ có một
tiếp cận tốt vào thị trường Mỹ thì có nghĩa là thuế nhập khẩu lên hàng may mặc
sẽ giảm nhiều và do đó sẽ dễ dàng giải quyết nhiều vấn đề khác."
Các vấn đề về nhân quyền trong đó có việc cải cách thể chế liên
quan đến vai trò của công đoàn lao động cũng đang là những vấn đề mà Việt Nam
vấp phải trong quá trình đàm phán TPP với Mỹ.
Ngoài ra các giới chức Việt Nam cũng lo ngại về các điều khoản của
Mỹ yêu cầu các sản phẩm dệt may và những sản phẩm may mặc đầu vào xuất sang Mỹ
phải có nguồn gốc từ Mỹ hoặc từ các nước trong khối TPP. Hiện nay các mặt hàng
này của Việt Nam đang có nguồn chủ yếu từ nước láng giềng Trung Quốc không phải
là thành viên của TPP.
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam của
trường Đại Học New South Wales, cảnh báo về điều này:
"Tại thời điểm này có một sự mất cân bằng thương mại vô cùng
lớn và thậm chí một số mặt hàng xuất khẩu như may mặc, giày dép đang phụ thuộc
vào các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. Khi Việt Nam gia nhập TPP có nghĩa là
thuế xuất cao hơn – bởi vì TPP muốn các nước sử dụng nguyên liệu từ các nước
thành viên. Do đó, Việt Nam phải tìm cách làm thế nào để thay thế các nguyên
liệu nhập từ Trung Quốc bằng các nguồn từ các nước thành viên."
Khi tham gia TPP, thuế suất nhiều mặt hàng sẽ phải giảm dần đến
mức % và các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam, nhất là từ các nước không tham
gia TPP, sẽ được hưởng lợi từ những quy định này. Có lẽ nhận thấy được lợi thế
này, trong thời gian qua nhà đầu tư Trung Quốc tham gia ngày càng nhiều vào các
lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam. Chỉ tính riêng dệt may từ năm 2013 trở lại đây
đã có khoảng 90% số doanh nghiệp tham gia là của Trung Quốc.
Chuyên gia về Việt Nam, ông Jonathan London của trường Đại học
Thành Thị Hồng Kông cũng có quan điểm tương tự. Ông nói rằng “TPP có một số yếu
tố có thể có hại cho nền kinh tế của Việt Nam” và Việt Nam có thể sẽ mất nhiều
thứ nếu không biết tận dụng nó:
TPP sẽ mở rộng cơ hội cho những công ty dù là nước ngoài ở Việt
Nam xuất khẩu sang Mỹ - thị trường quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng có một
nghịch lý mà theo nhiều người, một nhóm có lợi nhất nếu theo TPP ở Việt Nam có
thể chính là những công ty của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Chúng ta chưa rõ
tương lai quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc như thế nào. Nhưng nếu quan hệ
Việt Nam-Trung Quốc không xấu đi một cách kinh khủng thì một nhóm sẽ ăn lợi
nhất với TPP ở Việt Nam là những công ty của Trung Quốc. Tại sao? Bởi vì họ sẽ sử
dụng Việt Nam như một sân khấu để xuất khẩu sản phẩm của họ sang thị trường Mỹ.
Giáo sư Thayer nói “về lâu dài Việt Nam cần phải có TPP để có được
tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Mỹ, cải thiện nền kinh tế và tạo một vị thế mạnh
mẽ hơn để đương đầu với Trung Quốc về sau này.”
Do vậy mà Việt Nam đang vô cùng mong muốn tham gia khối nắm giữ
40% kinh tế thế giới này nhưng điều đó không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định
của Việt Nam. Ông Carl Thayer cho biết:
Obama vẫn chưa thực hiện một bước tiến nào cho thấy Mỹ sẽ thông
qua TPP.
Hầu như là mọi thứ sẽ xảy ra sau bầu cử giữa kỳ. Việt Nam muốn tham
gia TPP, muốn có được miễn thuế. Nhưng nó không hoàn toàn phụ thuộc vào Việt
Nam. Nó phụ thuộc vào tổng thống Mỹ, mà chủ yếu là vào việc đàm phán với Nhật
Bản để nới lỏng tình trạng này. Và nó phụ thuộc vào ông Obama sẽ thuyết phục
được quốc hội bỏ phiếu thông qua TPP hay không. Do đó nó nằm ngoài khả năng của
Việt Nam.
Chủ tịch US-ABC Feldman cũng nói rằng còn có nhiều rào cản về
chính trị cho quá trình này:
"Chúng tôi có bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 nên mọi việc đều
đang bị dừng lại. Nhưng hy vọng rằng sau cuộc bầu cử giữa kỳ và vào kỳ họp sau
bầu cử và trước khi quốc hội mới nhóm họp, chúng tôi có thể đưa TPP ra quốc
hội. Có thể sau kỳ bầu cử này chúng tôi sẽ bàn bạc thực sự nghiêm túc để đưa ra
những vấn đề chính còn tồn đọng."
Việt Nam được coi là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP trong số
các nước thành viên. Theo bản phân tích về kinh tế vĩ mô Việt Nam của HSBC, thu
nhập quốc dân Việt Nam đến năm 2020 sẽ tăng khoảng 10% nếu vào được TPP. Theo
một nghiên cứu đánh giá về tác động của TPP lên các nền kinh tế của các nhà
kinh tế học của trường Đại học Brandeis, GDP của Việt Nam có thể tăng 35.7%
trong vòng thập niên tới. Ông Thayer nói:
"Nếu không tham gia TPP sẽ là một bất lợi cho Việt Nam.
Nếu
Việt Nam không toàn cầu hóa, không hội nhập thì Việt Nam sẽ bị bỏ lại phía sau.
Và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nói rằng sự nguy hiểm lớn nhất mà Việt Nam phải
đối mặt là bị bỏ lại phía sau."
Dù cách nào thì Việt Nam cũng có lợi nếu tham gia TPP. Nhưng chiến
lược lớn hơn của Việt Nam phải là xuất hàng vào thị trường Mỹ. Như dù có TPP
hay không thì theo giáo sư London Việt Nam “cần phải tập trung phát triển quan
hệ toàn diện với Mỹ. Đó mới là cách để Việt Nam có một phương hướng kinh tế mới
trong bối cảnh Trung Quốc đang thách thức chủ quyền.”
Công an tấn công đốt phá nhà tang lễ người
H'mong ở Cao Bằng
Gia Minh,
biên tập viên RFA, Bangkok
2014-10-14
2014-10-14
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Tháng 12 năm 2013, công an chỉ huy một lực lượng
dân quân hùng hậu cũng đã tấn công phá nát các nhà tang lễ của người H'Mong ở
Cao Bằng
Người dân tộc H’mong tại xóm
Khủy Vin, xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cho biết hôm nay họ bị chính
quyền địa phương đến đốt phá nhà để đồ tang lễ và một số người dân phản đối
biện pháp đó đã bị đánh đập và có ba người bị nặng.
Một phụ nữ địa phương kể lại với phóng viên
Gia Minh, Đài Á Châu Tự do như sau:
Người dân: Đúng 7 giờ sáng nay, gồm có các lực lượng bên công an, dân
quân, dân phòng đi 12 chiếc xe đến đập phá nhà tang lễ của bà con.
Gia Minh: Nhà tang lễ đó
nằm ở địa phương nào?
Người dân: Đây là ở xóm
Khủy Vin, Xóm Ly Bôn, huyện Cao Bằng.
Gia Minh: Họ có thông báo
cho bà con không và họ đập phá ra sao?
Người dân: Họ không thông
báo gì và khi lên thì đập phá luôn. Bà con khi thấy họ lên đông thì đã cất hết
đồ tang lễ đi rồi, chỉ còn hai tấm fibro nhưng họ đánh đập bà con rồi đổ dầu,
xăng đốt hết hai tấm fibro che đồ tang lễ đó. Họ đánh đập bà con và lôi sang
chỗ khác.
Họ không thông báo gì và khi lên thì đập phá
luôn. Bà con khi thấy họ lên đông thì đã cất hết đồ tang lễ đi rồi, chỉ còn hai
tấm fibro nhưng họ đánh đập bà con rồi đổ dầu, xăng đốt hết hai tấm fibro che
đồ tang lễ đó
Một người dân tộc
H’mong
Gia Minh: Hiện trường chỗ
đó còn gì không?
Người dân: Họ đổ xăng cháy
hết rồi, chỉ còn gạch thôi.
Gia Minh: Ai ra và bị đánh
đập như thế?
Người dân: Bà con ra và có
3 người bị thương nặng; số còn lại bị khóa và bị đánh thôi, chứ không bị nặng.
Ba người bị thương nặng đang đưa đi cấp cứu; nhưng chỉ đi tìm thuốc nam chữa
cho họ chứ không đưa đến bệnh viện. Ba người bị thương nặng gồm bà Lý Thị Thào
bị đánh vào mặt chảy máu, hai anh Hoàng văn Trung và Dương văn Anh có một người
bị đánh vào lưng.
Gia Minh: Lâu nay chính quyền
nói với bà con thế nào và hôm nay mới có biện pháp?
Người dân: Họ nói nhiều
điều trong đó có không cho đặt ở chỗ đó và làm như thế là sai.
Gia Minh: Người ta nói
không được nhưng vì sao bà con vẫn đặt?
Người dân tộc H'mong vô vọng bảo vệ Nhà tang lễ trước lúc nhà tang
bị tấn công và tàn phá năm 2013
Người dân: Đó là chỗ cũ đã
qui định từ trước đến nay. Dù họ đốt cháy hết rồi nhưng khi có người chết thì
làm xong tang bà con vẫn cất đồ ở chỗ đó. Đất đó là của ông Lý Văn Phòng, già
làng ở đây.
Gia Minh: Lâu nay có một
số người bị bắt và bị đi tù rồi, vậy nguyện vọng của bà con là gì?
Về đạo Dương Văn Mình thì cho đến nay chưa
được chính phủ công nhận là một đạo theo pháp luật qui định. Chúng tôi làm tốt
chính sách pháp luật, chính sách dân tộc tại địa phương không có gì trái, vi
phạm pháp luật của chúng tôi cả
ông Nông Văn Phong
Người dân: Nguyện vọng của
bà con là vì không sai nên quyết đấu tranh đến cùng làm thế nào để cho và con
có thể sử dụng những đồ tang lễ đó.”
Xin được nhắc lại những người H’mong vừa nói
thuộc nhóm thực hành tín ngưỡng do một đồng hương của họ là ông Dương Văn Mình
chủ xướng cách đây hơn 20 năm. Theo nhóm này thì họ xóa bỏ những tập tục ma
chay, cưới xin bị cho là lạc hậu của người H’mong.
Họ dựng nhà tang lễ để giữ những vật dụng để
đưa tang người chết; tuy nhiên chính quyền địa phương trong thời gian gần đây
cho triệt hạ. Một số người H’mong phản đối đã bị bắt và bị tuyên án tù.
Chúng tôi liên lạc với Ban Dân tộc, Hội đồng
Nhân dân tỉnh Cao Bằng, để hỏi về thông tin mà người dân địa phương cho biết,
thì ông Nông Văn Phong, phó ban trả lời như sau:
“Về đạo Dương Văn Mình thì
cho đến nay chưa được chính phủ công nhận là một đạo theo pháp luật qui định.
Chúng tôi làm tốt chính sách pháp luật, chính sách dân tộc tại địa phương không
có gì trái, vi phạm pháp luật của chúng tôi cả. Tuy nhiên ở đây xuất phát từ
việc phải làm từng bước, chứ không phải dân đòi hỏi thì phải làm ngay được đâu,
còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chính sách pháp luật ở trong nước. Nó ảnh hưởng,
nó trái với chính sách pháp luật mà chính phủ đang mong muốn là xóa đói giảm
nghèo cho dân, mong muốn phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội tại địa phương. Ở
đây có những vi phạm pháp luật, chúng tôi đang làm nhiệm vụ tuyên truyền chứ
không phải bắt bớ đánh đập dân, đưa dân đi tù gì cả.”
Trong khi đó thông tin cho
biết vào ngày mai 15 tháng 10, tại Bắc Kạn sẽ diễn ra phiên xử phúc thẩm ba
người H’mong là Hoàng Văn Sự, Hoàng Văn Sinh, Dương Văn Thành. Ba người này bị
kết án tù trong phiên sơ thẩm hồi tháng 7 vừa qua với cáo buộc ‘lợi dụng các
quyền tự do dân chủ’ theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Đài chúng tôi sẽ theo dõi
phiên phúc thẩm để gửi đến quí vị những thông tin mới nhất liên quan những
người H’mong vì muốn bảo vệ thực hành tín ngưỡng của họ mà bị tù tội.
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay
bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn
cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ
đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm
thừa hàng quán.
Cha chết sớm mẹ bị người
ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ
phường chia chác
Mình sống được nhờ tấm
lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu
ơ
Mất mẹ cha đời đói rét
bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin
hãy hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa
đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất
bên đường
Khi mọi người đưa chị
đến nhà thương
Chị đã chết từ trên
đường nhập viện.
Kẻ tông chị là đảng viên
say xỉn
Sợ liên quan chúng đã
biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn
mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên
đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng
rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé
vơi buồn
Trẻ ăn mày không được
đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại
cô nhi viện
MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại
Đây là thời đại siêu xa lộ
tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.
Linh Nguyên
No comments:
Post a Comment
Thanks