Chùm
bài lên tiếng về công an “bôi lem” đất nước
Nguyễn Tuấn
Sao công an lại làm cái
việc khiến dư luận phê phán dữ dội như các bài dưới đây? Cũng phải nhận một sự
thật: các ông ấy đã “bó tay chấm com” trước thực tế đang xuống đến bờ vực thẳm.
Thôi thì cứ cảnh báo để khách nước ngoài lớ ngớ đến Việt Nam vì nghe báo chí và
chính khách trong nước lâu nay ca ngợi rằng đây là “xứ sở thiên đường, hạnh phúc
nhất nhì thế giới”, còn biết mà tự lo, vì cánh mình tuy đông đặc là vậy nhưng
vẫn đang phải chia nhau cắm đầu vào những chuyện “còn đảng còn mình” cấp bách
hơn nhiều. Vả lại, quét sạch bọn lưu manh, cướp đường, lừa đảo kia hết ráo đi
thì lúc cần đến chúng làm đội quân phá bĩnh người biểu tình chống Trung Quốc
xâm lược, biết lấy ai? Cùng là “anh em” cả, vuốt mặt phải nể mũi chứ!
Bauxite Việt Nam
1. Nói xấu đất nước: khó ai bằng công an
Công an TPHCM mới phát
tán một tờ rơi “Travel Safety” cảnh báo du khách nước ngoài về tình trạng tội
phạm ở thành phố. Nhưng điều đáng nói không chỉ cảnh báo về tội phạm, tờ rơi
còn vô tình nói xấu đất nước khá tồi tệ. Thật khó tưởng tượng công an có thể
nghĩ đến, chứ chưa nói làm, cái việc xấu xa này.
Tờ rơi viết bằng tiếng
Anh cảnh báo khách coi chừng mấy cái ví, bóp tiền; tránh đeo vòng vàng hay đồ
mắc tiền; khuyên du khách phải trả giá khi mua hàng; đừng tin tưởng vào đồng hồ
taxi; coi chừng bị dân xích lô và xe ôm “chặt chém”. Chẳng biết ai soạn nội
dung tờ rơi, mà cách viết hàm ý nói xấu đất nước, và tiếng Anh thì hết sức ngô
nghê, và sai văn phạm gần như hết thuốc chữa.
Thổi phồng tội
phạm
Cảnh báo về tội phạm, tờ
rơi viết câu văn sau đây: “Violent crime is very often in Ho Chi Minh City”
(Tội phạm bạo động xảy ra rất thường xuyên ở TPHCM). Không bàn tiếng Anh ngô
nghê, câu này rất nguy hiểm, bởi vì nó nhấn mạnh “tội phạm bạo động”, mà theo
định nghĩa là giết người, hãm hiếp, cướp có súng, và gây thương tích nghiêm
trọng. Trong thực tế, tội phạm ở các thành phố lớn như HCM là một thực tế, nó
xảy ra và gây tác hại cho du khách, nhưng đa số là ăn cắp, tiếng Anh là theft
hay petty theft, chứ không phải violent crime.
Tôi nghĩ câu này phản
ảnh không đúng thực tế, nhất là dùng trạng từ “very” là một sai lầm trong chiến
lược viết lách. Và, tần số xảy ra không phải là rất thường xuyên (very often)
như cái tờ rơi viết. Viết như thế thì ai mà dám đi du lịch ở Việt Nam?
Tôi đề nghị nên viết lại
cho thích hợp hơn: “Petty theft, including random pick-pocketing and purse
snatching, has recently become a concern in crowded shopping areas and tourist
locations. Please keep valuables out of eyesight when walking in the streets.
Keep purses and valuables in secure places when driving to avoid reach-in or
smash-and-grab thieves”.
Nói xấu tiểu
thương
Chúng ta ai cũng biết ở
VN đây đó (không phải tất cả mọi nơi) có nạn chặt chém du khách, nhưng không
nên viết như thế trên giấy trắng mực đen cho du khách. Ấy thế mà tờ rơi khuyên
du khách rằng: “Remember that negotiating is not rude, but expected. Get in the
spirit and secure yourself with reasonable prices. Never settle for the initial
offers, especially tourist areas.” (Nên nhớ rằng thương lượng không phải là mất
lịch sự, mà được kì vọng. [câu sau tôi không hiểu]. Không bao giờ chấp nhận giá
đầu tiên, đặt biệt là các khu du khách).
Rất khó hiểu tờ rơi muốn
nói gì ở đây! Câu đầu viết sai văn phạm nhưng có ý nói rằng trả giá không phải
là hành động bất lịch sự mà kì vọng. Trời! Lại còn viết thành ngữ “Get into the
spirit” (có nghĩa là vui vẻ đi tham dự liên hoan, tiệc tùng), nếu là người
không sống ở xứ nói tiếng Anh thì mấy ai hiểu câu vô duyên này? Thật ra, câu
này chẳng có ý nghĩa gì liên quan đến câu văn nói về trả giá cả. Nếu tôi là du khách
nước ngoài, tôi sẽ nghĩ VN là đất nước của những người nói thách, nói láo.
Nên viết lại cho lịch sự
hơn: “In established and brand-name shops, or in up-market malls, bargaining is
not accepted. However, in some shopping areas, particularly in popular tourist
spots, bargaining for a reasonable deal is an experience. Don’t accept the
first offer, but try to reach a price that is happy to both parties. A rule of
thumb is that the real price may be somewhere between 20% to 50% lower than
what is initially offered”.
Nói xấu tài xế
taxi
Tờ rơi viết một cách
khẳng định rằng đừng tin vào đồng hồ mét trong taxi! Nguyên văn là: “Do not
trust the taxi meter” (đừng tin vào đồng hồ mét trên xe taxi). Trong phần nội
dung, tờ rơi viết “Ripping off unsuspecting passengers is an art form for
dishonest driver. Stisk to reliable companies such as Vinasun taxi and Mailinh
taxi” (Chặt chém hành khách “ngây thơ” là một nghệ thuật của tài xế taxi. Nhớ
dùng dịch vụ các công ti đáng tin cậy như Vinasun và Mailinh).
Thật nguy hiểm! Vì câu
đầu nói rằng TẤT CẢ taxi ở TPHCM đều gian dối, và khách hàng không nên tin
tưởng vào đồng hồ mét. Tuy nhiên, câu dưới thì khá hơn (mà mâu thuẫn với câu
đầu), nhưng lại quảng bá cho Vinasun và Mai Linh! Tại sao các công ti khác cũng
làm ăn đàng hoàng mà không nhắc đến?
Tiếng Anh thì viết sai
chính tả. Hãi hùng nhất và ngỡ ngàng nhất là dám nói hành động “chặt chém”
khách là “nghệ thuật”! Thật hết ý!
Nên viết lại cho đàng
hoàng hơn: “Taxi is a comfortable way to get around the city. Taxi in Ho Chi
Minh City is relatively cheap, and taxi drivers are generally friendly to
tourists. A two-mile trip can cost between 1 USD and 1.5 USD (20,000 VND and
30,000 VND), depending on the traffic.
There are many trusted
and reputable taxi companies, including Vinasun, Mai Linh, Yellow Taxi, Hoàng
Long, [và công ti nào nữa], to name but a few. They all have prominent logos
which can easily be recognized.
However, be watchful of
scam taxi operators who imitate the logo colors, or a name that’s very similar
to those trusted companies. These scam operators can manipulate their meters to
over-charge unsuspecting tourists. These fake taxis usually operate outside the
Ben Thanh Market and the War Museum. For safety, do NOT take any taxi outside
the two locations”.
Tờ rơi còn vài đoạn khác
rất ngô nghê và không đáng được nhắc đến. Chẳng hạn như dạy du khách rằng “Xe
ôm” là “Motor bike hug”! Còn sai văn phạm (như “Pronouncing street name are
challenging”) thì đếm không xuể. Không sai văn phạm thì câu văn ngô nghê. Ngay
cả cái tiêu đề “Prevention is better than cure” (phòng ngừa tốt hơn điều trị)
đã vô duyên. Nói chung, bất cứ đoạn nào cũng có vấn đề. Vấn đề về ý tưởng, ý nghĩa,
danh dự dân tộc, văn phạm, ngữ vựng. Quá nhiều sai sót đến độ có thể nói là bó
tay. Không thể tưởng tượng một tờ rơi được soạn cẩu thả và nói xấu đất nước như
thế mà được phát cho du khách!
Tôi nghĩ phải viết lại
tờ rơi, và nên có tham vấn nghiêm chỉnh trước khi phát cho du khách. Nhưng việc
làm này không phải của công an, mà là thuộc phạm vi của kĩ nghệ du lịch.
N.T.
Chú thích:
2. Báo Việt Nam
tố công an ‘bôi nhọ’ đất nước
Công an Việt Nam (ảnh
minh họa)
Trong một bài báo mới
đăng hôm thứ Hai 27/10, báo Giáo dục Việt Nam công khai chỉ trích
phương pháp phòng chống tội phạm của Công an TP HCM.
Các sai phạm của cán bộ
chiến sỹ ngành công an gần đây không phải là không được phản ánh trên báo chí,
nhưng đây là một trong những lần hiếm hoi toàn ngành công an ở đô thị lớn nhất
Việt Nam bị chỉ trích nặng nề như thế này.
Bài viết của tác giả
Xuân Dương nói về “sáng kiến” phân phát tờ rơi cảnh báo tội phạm cho khách du
lịch nước ngoài của công an thành phố.
Bài này đặt câu hỏi:
“Công an TP HCM đã ‘sáng tạo’ ra kiểu bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an cả nước?”
Những tờ rơi mà Công an
phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 TPHCM phát cho khách du lịch có nội dung khuyến
cáo họ tự bảo vệ tài sản cá nhân ở nơi công cộng.
Trong đó có những câu
như: “Tội phạm bạo lực rất thường xảy ra ở TP HCM. Hãy giữ túi của quý vị ở
gần bên người, đừng mang trang sức quý và đừng phô trương máy ảnh hay điện
thoại”.
“Đừng tin đồng hồ trên
xe taxi. Ăn chặn tiền của khách là nghệ thuật của các lái xe không trung
thực. Hãy sử dụng các hãng taxi có uy tín như Vinasun và Mai Linh”.
Theo Giáo dục Việt
Nam, “đọc xong những dòng chữ in trên tờ rơi này, người Việt (và đương
nhiên cả người nước ngoài) buộc phải cho rằng Công an TP HCM đã ‘sáng tạo’ ra
phương cách ‘tốt nhất’ nhằm bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và
cũng là bôi nhọ thanh danh chính đội ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an cả
nước”.
Bài báo nhận xét việc
công an sở tại lưu ý người nước ngoài rằng tại thành phố mình đang quản lý
thường có tội phạm hay đồng hồ trên taxi không chính xác “thì mới thấy lần đầu
tại TP HCM và Việt Nam”.
“Không chỉ có thế, việc
một cơ quan nhà nước khuyến cáo du khách chỉ sử dụng dịch vụ của hai hãng taxi
Vinasun và Mai Linh còn là hành động vi phạm luật cạnh tranh trong kinh doanh
thương mại trên địa bàn thành phố”.
Nhiều lãnh đạo
Tờ rơi của Công an TP
HCM
Báo Giáo dục Việt
Nam cũng vạch ra một số bất cập khác trong hoạt động của Công an thành
phố.
Báo này nói Công an TP
HCM có tổng cộng tám vị lãnh đạo gồm bốn Thiếu tướng và bốn Đại tá.
“So sánh quân hàm và
chức vụ công an với bên quân đội, bốn đại tá tương đương bốn sư đoàn trưởng,
bốn thiếu tướng tương đương bốn tư lệnh/chính ủy quân đoàn hoặc tư lệnh/chính
ủy binh chủng. Giả thiết một quân đoàn gồm 3 sư đoàn thì cấp bậc của lãnh đạo
Công an TP HCM tương đương với cấp chỉ huy 16 sư đoàn chính quy!”
Bài báo đặt câu hỏi:
“Với đội ngũ lãnh đạo cao cấp như thế, bên dưới là một lực lượng hùng hậu gồm
công an phường, quận, thành phố, cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát
giao thông, các đội săn bắt cướp và còn một trung đoàn cơ động (khoảng 600
chiến sỹ) từ Bộ Công an chi viện, vậy tại sao tình hình vẫn tồi tệ, không được
cải thiện?”
Hiện Công an TP HCM
chưa có phản hồi gì về chỉ trích trực diện này.
Giáo dục Việt Nam
là tờ báo của Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam.
Tuy nhiên báo này được biết là có nhiều bài viết về mảng quân sự-quốc phòng.
3. “Tờ rơi”
– Vũ khí chống tội phạm của công an thành phố Hồ Chí Minh
Xuân Dương
27/10/14 07:06
Thảo luận (32)
(GDVN) – Công
an TP. Hồ Chí Minh đã “sáng tạo” ra kiểu bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an cả nước?
Dư luận chưa hết ngỡ
ngàng về cách xử lý của lãnh đạo Công an thành phố Hồ Chí Minh đối với nhóm
cảnh sát giao thông “xem ví và nhận tờ rơi” của người vi phạm giao thông thì
nay lại sửng sốt gấp bội khi thấy công an thành phố này đi phát tờ rơi
cho khách du lịch.
Công an TP. Hồ Chí Minh
phát “tờ rơi” cho du khách nước ngoài (ảnh Plo.vn)
Để chống các tệ nạn trên
đường phố, công an (CA) (phường Phạm Ngũ Lão) quận 1 thành phố Hồ Chí Minh (TP.
HCM) đã tổ chức phát tờ rơi cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là người nước
ngoài phải tự bảo vệ tài sản cá nhân khi đi lại nơi công cộng.Công an TP. Hồ
Chí Minh phát “tờ rơi” cho du khách nước ngoài (ảnh Plo.vn
Xin trích dẫn một số
dòng trên tờ rơi bản tiếng Anh: [1]
Violent crime is very
often in Ho Chi Minh City. Keep your bags close to your body, avoid wearing
precious jewelry and try not to be too flashy with your camera and phone (Tội
phạm bạo lực rất hay xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Hãy giữ túi xách của bạn
luôn bên người, không đeo các các đồ trang sức quý và cố gắng không để lộ liễu
máy ảnh và điện thoại di động)
Do not trust the taxi
meter… (đừng tin vào đồng hồ trên xe taxi)
Ripping off unsuspecting
passengers is an art form for dishonest driver. Stisk to reliable companies
such as Vinasun taxi and Mailinh taxi (Đây là hành động móc túi hành khách
một cách trắng trợn của lái xe không trung thực. Hãy lựa chọn các hãng taxi
đáng tin cậy như Vinasun và Mailinh).
Nếu để ý kỹ trang phục,
mũ bảo hiểm của hai tên cướp túi xách in ở góc trên bên phải tờ rơi, (nhất là
mũ bảo hiểm) người ta không cho rằng đó là hình ảnh ngổ ngáo của bọn tội phạm,
bạn đọc hãy tự đánh giá xem trông giống ai?
Đọc xong những dòng chữ
in trên tờ rơi này, người Việt (và đương nhiên cả người nước ngoài) buộc phải
cho rằng Công an TP. HCM đã “sáng tạo” ra phương cách “tốt nhất” nhằm bôi nhọ
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và cũng là bôi nhọ thanh danh chính đội
ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an cả nước.
Cảnh báo tội phạm không
phải là hiếm tại các thành phố lớn trên thế giới, nhưng công an sở tại lưu ý
người nước ngoài rằng tại thành phố mình đang quản lý “tội phạm bạo lực rất
thường xảy ra”, còn đồng hồ đo trên taxi đều “không thể tin được” thì mới thấy
lần đầu tại TP. HCM – Việt Nam. Không chỉ có thế, việc một cơ quan nhà nước
khuyến cáo du khách chỉ sử dụng dịch vụ của hai hãng taxi Vinasun và Mailinh
còn là hành động vi phạm luật cạnh tranh trong kinh doanh thương mại trên địa bàn
thành phố.
Nội dung tờ rơi được
công an đưa đến tận tay những du khách nước ngoài(Ảnh Plo.vn)
Tất cả các từ mà người
lịch thiệp có thể dùng để bình luận về nội dung tờ rơi này như “ấu trĩ, thiếu
hiểu biết, bất lực…” đều không lột tả hết những gì mà người dân muốn nói.
Tại Hội trường Quốc hội,
Đại tướng Trần Đại Quang cho rằng “lực lượng thù địch và tội phạm tìm mọi cách
chống phá lại các mục tiêu ổn định và phát triển của ta, chính vì vậy phải đánh
thẳng, đánh mạnh, đánh quyết liệt không để tồn tại “vùng cấm” trong phòng chống
tội phạm”.
Chủ trương và quyết tâm
của lãnh đạo Bộ Công an là như vậy nhưng vì sao người dân thành phố Hồ Chí Minh
buộc phải kêu lên: “Buổi tối chưa đến 18g mà nhà nhà đều lo đóng kín cửa. Muốn
buôn bán chút đỉnh để kiếm sống cũng không được, khi bưng cái bàn ra thì mất
cái bàn, đưa cái ghế ra mất cái ghế!
Buổi sáng mở cửa ai cũng nơm nớp lo không
biết trước nhà có người nào chết bởi sốc hoặc thiếu ma túy không (một người dân
cho biết chỉ trong một tháng đã có ba người chết ngay trước cửa nhà mình) [2].
Một báo điện tử có tiếng
tại Hà Nội đã cử một tổ phóng viên vào thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu thông tin
từ bạn đọc về dấu hiệu bảo kê của lực lượng có trách nhiệm; về những khối tài
sản bất minh của vài lãnh đạo và vấn nạn “nhận tờ rơi” quảng cáo của cảnh sát
giao thông, cảnh sát trật tự…, trong vòng vài tháng, nhóm phóng viên này đã thu
thập hàng loạt sự kiện liên quan đến lực lượng công an thành phố.
Theo chỉ huy
của nhóm phóng viên tờ báo, nếu công bố các tư liệu, không tránh khỏi sẽ có người
bị kỷ luật, thậm chí còn có thể bị xử lý hình sự.
Ngày 24/10/2014 ghé thăm
Cổng thông tin điện tử Công an thành phố Hồ Chí Minh, mục Lãnh đạo công an
TPHCM giới thiệu 08 vị lãnh đạo gồm bốn Thiếu tướng, bốn Đại tá [3].
So sánh quân hàm và chức
vụ công an với bên quân đội, bốn đại tá tương đương bốn sư đoàn trưởng, bốn
thiếu tướng tương đương bốn tư lệnh/chính ủy quân đoàn hoặc tư lệnh/chính ủy
binh chủng. Giả thiết một quân đoàn gồm 3 sư đoàn thì cấp bậc của lãnh đạo Công
an TP. HCM tương đương với cấp chỉ huy 16 sư đoàn chính quy!
Với đội ngũ lãnh
đạo cao cấp như thế, bên dưới là một lực lượng hùng hậu gồm công an phường,
quận, thành phố, cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, các
đội săn bắt cướp và còn một trung đoàn cơ động (khoảng 600 chiến sĩ) từ Bộ Công
an chi viện, vậy tại sao tình hình vẫn tồi tệ, không được cải thiện?
Trộm nghĩ, cái đám
“người nước lạ” đang rình rập nơi biên cương, hải đảo Tổ quốc ta nếu mà nhận
được tờ rơi, rằng “ở đây tội phạm bạo lực xảy ra rất thường xuyên, các người,
súng tiểu liên phải kẹp sát nách, ống nhòm, bộ đàm phải giấu cho kỹ, đừng có
hêu ra dễ bị cướp giật” thì chắc chắn cả quân lẫn tướng đều chạy “mất dép”,
mộng xâm lăng tự nhiên tan vỡ!
Vì sao ngày 6/10/2014,
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải yêu cầu: “Thành phố phải mở cao điểm tấn
công trấn áp tội phạm hình sự, buôn lậu, gian lận thương mại các tháng cuối năm
cho đến tết Nguyên đán với các biện pháp cụ thể, mạnh mẽ, quyết liệt…” [4].
Phó trưởng Công an xã Bà
Điểm (H.Hóc Môn, TP.HCM) phát biểu: “không chỉ người dân mà công an cũng thấy
bức xúc trước tình trạng lộng hành của những người nghiện, đồng thời là đối
tượng mua bán. Bởi có bắt thì cũng chỉ xử phạt hành chính rồi phải thả” [2].
Khoản 1 điều 195 Luật
hình sự: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào
việc sản xuất trái phép chất ma túy” quy định: “ Người nào tàng trữ, vận
chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái
phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm”.
Luật như thế tưởng đã
quá rõ song vì sao Công an TP. HCM lại cứ muốn áp dụng “Luật Xử lý vi
phạm hành chính” (về công tác cai nghiện và một số vấn đề về chương trình phòng
chống ma túy, mại dâm, HIV, AIDS) mà bỏ qua Luật Hình sự?
Không thể nói lãnh đạo
CA TP. HCM không biết có điều luật bỏ tù người mua bán ma túy, xin nhấn mạnh
luật ghi là “mua bán” chứ không phải là “buôn
bán”. Sử dụng hình thức phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý
vi phạm hành chính là không sai nhưng cho rằng “chỉ xử phạt hành chính rồi phải
thả” thực chất là cách ngụy biện. Nói cách khác đây là việc lách luật để cho rằng
các “đối tượng mua bán” ma túy không vi phạm khoản 1 điều 195 Luật Hình sự nên
không thể xử tù họ từ 1 đến 6 năm mà chỉ có thể “phạt hành chính”!
Phải chăng nhờ sự “quên”
Luật Hình sự của công an mà tội phạm ma túy tại TP. HCM chỉ chịu hình thức
“phạt hành chính”? Hay vì động đến luật là mất công, mất sức, tốn thời
gian nên tốt nhất là dùng cách phạt hành chính “cho khỏe”? Cũng có thể còn một
lý do khác là không có nhà tù nào chứa hết hơn hai vạn người tàng trữ, mua bán
ma túy nên đành cho họ sống chung với cộng đồng?
Có câu “thượng bất
chính, hạ tắc loạn”, khi cảnh sát giao thông nhận “tờ rơi”, vạch ví của người
vi phạm bị quay clip đưa ra công luận mà lãnh đạo Công an thành phố chỉ xử lý
hạ cấp bậc, không cho rằng đó là hành vi nhận hối lộ thì chuyện vi phạm của
chính lực lượng công an sẽ càng có điều kiện phát triển.
Xin trích dẫn ba trong
tám nguyên nhân mà Bộ trưởng Trần Đại Quang đã trình bày trước Quốc hội: [5]
“Thứ năm là công tác
phòng ngừa của các lực lượng chức năng còn có mặt hạn chế, có nơi chưa chủ động
ngăn chặn tội phạm.
Thứ bảy là cấp ủy ở một
số địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo; một số cán bộ phạm tội gây bức xúc
trong nhân dân.
Thứ tám là việc xử lý
trách nhiệm đối với người đứng đầu ở một số cơ quan đơn vị để xảy ra tiêu cực
tham nhũng chưa nghiêm”.
Đó là nguyên nhân chính
của tình trạng bạo lực, ma túy, mại dâm và các tội phạm kinh tế khác chứ không
phải chỉ là do dân trí thấp hay sự suy thoái đạo đức xã hội.
Nếu “việc xử lý trách nhiệm đối với người
đứng đầu ở một số cơ quan đơn vị để xảy ra tiêu cực, tham nhũng chưa
nghiêm” thì người dân hay du khách, dù đã nhận tờ rơi của cảnh sát khu
vực, cũng vẫn phải chuẩn bị “tờ rơi” khác để đề phòng, còn bọn tội phạm một khi
đã chuẩn bị sẵn “tờ rơi” trong túi thì lại có thể ung dung để tiếp tục…
phạm tội!
X.D.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://plo.vn/do-thi/phat-to-roi-nhac-du-khach-canh-giac-voi-nan-cuop-giat-o-sai-gon-504556.html
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks