Đại Học chăn Trâu




Monday 20 October 2014

CSVN VÀ TRUNG CỘNG SẼ SỤP ĐỔ THEO QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG SỬ QUAN CỦA K. MARX


CSVN VÀ TRUNG CỘNG SẼ SỤP ĐỔ THEO QUAN ĐIỂM
     DUY VẬT BIỆN CHỨNG SỬ QUAN CỦA K. MARX 

LM Nguyễn Văn Khải - Cộng Sản Là Phi Nhân Người Chống Cộng Sản Bao Giờ Cũng Có Chính Nghĩa





image





Preview by Yahoo


Cộng sản Việt Nam và Trung cộng sẽ sụp đổ theo quan niệm sử quan bình thường, vì 2 chế độ này là độc đoán, độc tài, rơi rớt lại của chế độ độc tài phong kiến, cho vua là con Trời, cha truyền con nối, lỗi thời, đi ngược lại trào lưu tiến bộ của lịch sử văn minh nhân loại, đo là đi đến mô hình tổ chức xã hội dân chủ tự do.

Có người khác thì lại cho rằng ngay dù xét dưới quan điểm duy vật lịch sử, lý thuyết của Marx mà cộng sản Việt Nam và Trung cộng  cho rằng là nên tảng của chế độ, thì 2 chế độ này cũng sẽ sụp đổ.

Chúng ta hãy xem xét quan điểm thứ nhì.
 Duy vật biện chứng sử quan của K. Marx (1)

Duy vật là gi

Chủ nghĩa duy vật ( le matérialisme) là một trường phái triết học cho rằng moi sự vật ở đều đến từ vật chất ( le matériel), ngược với chủ nghĩa duy ý ( l’idéalisme) cho rằng mọi sự vật đều đến từ ý tưởng (l’idée). Tiêu biểu cho trường phái duy vật thời xa xưa, người ta phải nó tới Démocrite ( 460-370 trước Tây Lịch), triết gia Hy lạp ; thời cận đại chúng ta phải kể tới K. Marx ( 1818-1883), triết gia người Đức gốc Do thái. Tiêu biểu cho trường phái duy ý, thời xa xưa , đó là Platon ( 428-348 trước Tây lịch) ; vào thời hiện đại là Hégel (1 770-1 831), triết gia Đức, thầy của K. Marx.

   Một câu nói nổi tiếng của Hégel, nó tiêu biểu cho trường phái duy ý, duy tư tưởng, duy lý lẽ ( le rationalisme), đó là : «  Tout ce qui est rationel est réel « , tất cả những cái gì hữu lý đều hiện thực. Marx đã dùng câu này, nhưng đổi ngược lại, đó là : «  Tout ce qui est réel est rationel », tất cả những gì hiện thực đều hữu lý. Người ta có thể nói Marx đã lấy toàn bộ tư tưởng của Hégel ; nhưng đổi ngược lại. Chính vì vậy mà Marx đã chỉ trích Hégel là lấy chân làm đầu và lấy đầu làm chân.

Thực ra để bàn sâu về vấn đề triết học : « Mọi sự vật đến từ đâu, đến từ ý tưởng hay đến từ vật chất ? », người ta đều không có câu trả lời dứt khóat. Nếu đi sâu vào, người ta bị lâm vào tình trạng : « Con gà để ra cái trứng hay cái trứng để ra con gà « . Đây là điều mà những người theo trường phái thực nghiệm ( le positivisme) đã ý thức rất rõ, nhưng những người duy vật không ý thức được điều này. (1)

Biện chứng là dịch từ tiếng «  la dialectique « , có gốc từ chữ La tinh «  dialegein « có nghĩa là đối thoại, bàn luận, sau được trường phái  Hùng biện dùng như một nghệ thuật tìm ra những mâu thuẫn của đối phương trong việc tranh luận, để thắng họ.

Chính Hégel đã làm sáng tỏ nguyên tắc biện chứng và áp dụng vào tiến trình phát triển của tư tưởng. Theo ông, tư tưởng con người sẽ trải qua tiến trình biện chứng từ Đề qua Phản Đề rồi tới Tổng Đề, có nghĩa là một tư tưởng được phát biểu ra, thì có tư tưởng khác phản lại, hai tư tưởng đối chọi nhau, rồi đi đến kết luận tức tổng đề ; rồi tổng đề lại biến thành đề, rồi có tưởng khác chống lại là phản đề. Cứ như thế tư tưởng con người đi từ cái gì chủ quan sang cái gì khách quan, đi từ cái gì là cá biệt, đặc thù, tới cái gì chung, cái gì toàn cầu.

Marx và Engels lấy phương pháp biện chứng của Hégel áp dụng cho trường phái duy vật của mình, cho rằng vạn vật biến chuyển theo biện chứng pháp. Engels viết rồi được nhắc lại bởi Staline :

« Thiên nhiên là viên đá thử vàng của biện chứng pháp và phải nói rằng khoa học thiên nhiên hiện đại đã cống hiến cho những thử thách này những vật liệu vô cùng quí giá và mỗi ngày một phong phú ; khoa học đã chứng tỏ rằng thiên nhiên cuối cùng ( en dernière instance) đã biến chuyển theo phương pháp biện chứng chứ không theo phương pháp siêu hình, nó không biến chuyển theo một chu kỳ lập lại như nhau, mà nó có một lịch sử thật sự. Về điểm này trước tiên chúng ta cần phải nhắc tới Darwin, người đã giáng một đòn nặng nề cho quan niệm siêu hình về thiên nhiên nhiên, bằng cách chứng minh rằng toàn thể thế giới hữu cơ ngày hôm nay, chẳng hạn như cây cỏ, động vật, tất nhiên trong đó có con người, chỉ là sản phẩm của một tiến trình phát triển có từ bao triệu năm nay. » (  Engels được nhắc lại bởi Staline trong quyển Les Questions du Léninisme – trang 788- NXB Norman Béthume - Paris 1969).

Về thuyết Darwin, chúng ta nên nhớ là Marx và Darwin cùng ở vùng Manchester, bên Anh, cách nhau độ 20 dặm khoảng hơn 20 cây số. Năm 1859, Darwin cho xuất bản quyển «  De l’Origine des espèces au moyen de la sélection naturelle «  ( Nguồn góc của những chủng loại qua phương tiên tuyển chọn tự nhiên ) ; cũng đồng thời là năm K. Marx cho xuất bản quyển Tư Bản Luận ( Le Capital) bằng tiếng Đức. Trong 2 người, Engels là người đọc quyển sách của Darwin trước và đã muốn dùng lý thuyết của Darwin để biện minh cho lý thuyết của mình ; nên đã khuyên Marx viết một bức thư cho Darwin và gửi tặng quyển Tư bản luận bằng tiếng Đức ; nhưng không được hồi âm. 

Mấy năm sau, quyển Tư bản Luận được dịch ra tiếng Anh, lần này Marx viết cho Darwin lần thứ nhì và gửi tặng quyển Tư Bản luận bằng tiếng Anh. Được trả lời ; nhưng rất lạnh nhạt, và Darwin nói rõ rằng lý thuyết của ông chỉ áp dụng cho loài vật chứ không cho loài người ; và tiến trình tiến hóa là một sự tự nhiên, tình cờ, chứ không theo một tiến trình nào cả. (1)

Thực ra, K. Marx ý thức rất rõ là không thể đi sâu vào phương diện triết học như trên đã nói là «  Vạn vật do đâu mà có, từ ý tưởng hay từ vật chất « , vì đi sâu vào chỉ lâm vào cảnh con gà đê trứng hay cái trứng đẻ ra con gà ; ngay cả phần duy vật biện chứng, vì vạn vật biến chuyển theo biện chứng là biến chuyển thế nào. Chỉ có Engels đi sâu vào vấn đề này, trong quyển sách Chống lại Dühring ( Anti-Dühring) nhưng có nhiều sai lầm, sau đó được nhắc lại bởi Staline, trong quyển Những nguyên tắc của chủ nghĩa Lénine ( Les Questios du Léninisme), một quyển Kinh thánh của những người cộng sản, và có tính cách  tuyên truyền chính trị hơn là nghiên cứu và khoa học.

Thật vậy, vật chất theo hiểu nghĩa bình thường là cây cỏ, hòn đá, cục đất, bảo vật chất biến chuyển theo biện chứng pháp là biến chuyển thế nào, cái gì là đề, cục đất hay con người, cái gì là phản đề cái cạy hay khúc gỗ, cái gì là tổng đề, con vật hay cái gì khác.
Ngay cả vật chất theo định nghĩa của Démocrite là cái nhỏ nhất không thể phân chia, thì đâu còn là đề, phản đề và tổng đề.

Với khoa học hiện đại, vật chất được định nghĩa là nguyên tử gồm Protron, Neutron và Electron, bởi nhà khoa học Đan Mạch Niels Bohr vào năm 1913, thì bảo rằng vật chất biến chuyển theo biện chứng pháplà biến chuyển thế nào trong một nguyên tử, cái gì là Đề, Protron hay Neutron, cái gì là Phản Đề, Electrong chăng. Câu hỏi này những nhà duy vật hiện đại cũng không có câu trả lời.

Điều mà Marx quan tâm và viết nhiều, đó là duy vật sử quan.
Duy vật biện chứng sử quan của K. Marx là gì

Quan niệm duy vật biện chứng sử quan của Marx, đó là ông chia xã hội ra làm 2 tầng, thượng tầng kiến trúc ( superstructure) và hạ tầng kiến trúc ( infrastructure). Theo ông hạ tầng kiến trúc chính là sức sản xuất kinh tế ( les forces productives) bao gồm sức lao động, phương tiện sản xuất và kỹ thuật sản xuất. Thượng tầng gồm Nhà nước (l’Etat), luật pháp, biểu hiện triết học, tôn giáo, văn hóa và nghệ thuật. Chính hạ tầng cơ sở quyết định thương tầng. 

Ở đây tôi không đi sâu vào việc phê bình Marx ; nhưng bề ngoài chúng ta thất cách phân chia xã hội này của Marx có vẻ khoa học và rõ ràng ; tuy nhiên nếu suy xét kỹ, sâu xa thì không, vì kỹ thuật sản xuất là đã dính lên thượng tầng. Marx ví hạ tầng cơ sở như chất chứa ( le contenu) và thượng tầng như đồ chứa ( le contenant). Một khi chất chứa tức sức sản xuất lớn mạnh, mà đồ chứa tức thượng tầng không lớn mạnh theo thì chất chứa sẽ phá vỡ bình chứa để tạo nên một bình chứa khác. Đó là quan niệm cách mạng của Marx.
Quan niệm cách mạng tất yếu của Marx

Marx cho rằng xã hội tư bản gồm 2 giai cấp, giai cấp chủ thì càng ngày càng ít và càng giầu ; giai cấp thợ thì càng ngày càng đông và càng nghèo ; hố ngăn cách càng ngày càng lớn, dẫn đến cách mạng tất yếu.

Marx viết :
«  Sự phát triển kỹ nghệ nặng đã đào hố dưới mảnh đất, trên đó giai tầng tư bản xây dựng lên hệ thống sản xuất và tư hữu của họ. Giai tầng tư bản đã tạo ra những kẻ đào mồ chôn họ. Sự sụp đổ của chế độ tư bản và chiến thắng của giai tầng vô sản là tất yếu. » ( K. Marx – Le manifeste du Parti communiste – trang 34 – Union générale d’ Editions – paris 1962).
Một câu hỏi đến với chúng ta, đó là tại sao cách mạng tất yếu không đến với những nước tư bản, mà cách mạng tất yếu lại đến với những nước cộng sản, đã đến với Liên sô, Đông Âu và sẽ đến với Trung Cộng, Việt Nam, với ngay cái nhìn duy vật biện chứng sử quan của Marx ?

Cách mạng tất yếu không xẩy ra tại những nước tư bản vì nhiều nguyên do, nhưng trong đó có 2 nguyên do chính. Đó là những nước tư bản biết tôn trọng quyền tư hữu, một nguyên động lực khiến con người làm việc, nên kinh tế tư bản trở lên trù phú. Thêm vào đó họ biết chấp nhận mô hình tổ chức xã hội dân chủ, tự do ; nên họ có khả năng thích ứng và sửa sai mạnh.

Cách mạng tất yếu lại xảy ra tại những nước tất nhiên cũng có nhiều nguyên do. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ nói đến 2 nguyên do chính : một bắt nguồn từ sự sai lầm của Marx về quyền tư hữu ; hai bắt nguồn từ quan niệm sử quan của Marx.

Thật vậy, Marx có nhiều sai lầm ; nhưng một trong những sai lầm to lớn đó là quan niệm về quyền tư hữu. Dựa vào công trình nghiên cứu của một vài nhà nhân chủng học, Marx cho rằng con người khi mới sinh ra không có đầu óc tư hữu. Sự quyết đóan này không có tính chất khoa học, vì những nghiên cứu mà Marx dựa vào mới chỉ là những điều kiện ắt có, chưa phải là những điều kiện dủ, để đưa đến kết luận.Và từ đó Marx đã kết luận, rồi suy diễn ra rằng xã hội loài người trở thành giai cấp vì con người bị nhiễm đầu óc tư hữu, Nhà nước hiện hữu là vì xã hội có giai cấp ; nay bãi bỏ quyền tư hữu, thì xã hội không còn giai cấp và Nhà nước tự biến mất. 

Đây là một sai lầm và một sự ảo tưởng to lớn của Marx. Nếu chúng ta xét những xã hội cộng sản từ ngày Lénine thành lập 1917 tới nay thì hoàn toàn ngược lại, quyền tư hữu không biến mất, Nhà nước không tự tắt như động từ mà Marx, Engels dùng, mà ngược lại Nhà nước không những tồn tại, mà còn đàn áp thợ thuyền, nông dân, người dân hơn bao giờ hết.

Marx sai lầm vì quyền tư hữu không thể bãi bỏ mà chỉ có thể chuyển nhượng. Marx sai lầm vì cho rằng quyền kinh tế quyết định ; nhưng ở những xã hội cộng sản, chính quyền chính trị quyết định tất cả.

Đảng cộng sản gồm những người làm chính trị cách mạng nhà nghề như Lénine, Mao trạch Đông, Hồ chí Minh, lợi dụng thời cơ, cướp chính quyền, áp dụng lý thuyết của Marx, bảo rằng bãi bỏ quyền tư hữu ; nhưng thực tế đã chuyển nhượng quyền tư hữu từ tay đại đa số dân sang tay một thiểu số cán bộ, đảng đoàn, xã hội cộng sản trở nên một xã hội vô cùng bất công, thay vì một xã hội công bằng như Marx ảo tưởng mơ ước : Một thiểu số đảng đoàn cán bộ nay trở thành những ông tư bản đỏ thì vô cùng giầu có ; đại đa số dân thì trở thành vô sản ; hố ngăn cách của tư bản cộng sản đỏ và dân trở nên vô cùng to lớn. Câu kêu gọi của Marx theo duy vật biện chứng sử quan trở thành :

«  Các ông tư bản cộng sản đỏ, các ông đang tự đào mồ chôn mình. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản là tất yếu. Nó đã xảy ra ở Liên Sô và Đông Âu. Nó sẽ xảy ra ở Việt Nam và Trung Cộng. »  

 Dù xét dưới góc cạnh sử quan bình thường hay duy vật biện chứng sử quan của K. Marx, những chế độ cộng sản từ ngày Lénine thành lập, cho tới ngày hôm nay, chỉ là một sự lừa đảo lớn nhất, một trang sử đau thương và đẫm máu nhất của nhân loại. 

(2) Chế độ cộng sản đã sụp đổ mảnh lớn ở Liên Sô và Đông Âu, chỉ còn 4 chế rơi rớt lại ở Việt Nam, Trung Cộng, Bắc Hàn và Cu ba. Nhất là 2 chế độ Cộng sản Việt Nam và Trung Cộng, ngày hôm nay tự nhân là đi theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chỉ là cái quái thai của xã hội chủ nghĩa, cũng như của chủ nghĩa tư bản.

   Bình thường, cái gì là quái thai thì sẽ chết. Đúng như lời của những người trong Đệ Nhị quốc Tế Cộng sản, như Bernstein, Kautski, Luxem bourg.
   Kautski cho rằng cách mạng cộng sản do Lénine làm ra là một cuộc cách mạng đẻ non, một quái thai, sớm muộn sẽ hoài thai.

   Bà Rosa Luxembourg, bạn của Lénine, thì cho rằng cách mạng của Lénine không phục vụ một ai, vì đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa cộng sản. Bà viết cho Lénine trong nhật ký của bà :
   «  Cái đảng độc tài và cái nhà nước độc tài mà anh dựng lên, anh bảo rằng nó phục vụ thợ thuyền và nhân dân ; nhưng trên thực tế nó chẳng phục vụ một ai cả ; vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội. Đó là tôn trọng tự do và dân chủ. »

   Thật vậy, những chế độ nào ngày hôm nay đi ngược lại tự do và dân chủ sẽ bị đào thải.
   Chế độ  Cộng sản Việt Nam và Trung Cộng, không những xét theo quan niệm  lịch sử bình thường, mà ngay cả theo duy vật biện chứng sử quan, cũng sẽ sụp đổ.

                                Paris ngày 20/03/2 010


                                       Chu chi Nam

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts