Đại Học chăn Trâu




Saturday 18 October 2014

Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990


Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990

Phỏng vấn Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa về Thảm Họa Bắc Thuộc




image





Preview by Yahoo


Huỳnh Tâm (Danlambao) - Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung-Việt... Hai bên ký kết "Kỷ yếu hội nghị" đồng thuận bình thường hóa quan hệ song phương. Cuộc đàm phán bí mật, đảng cộng sản Việt Nam không tiết lộ và cũng không công bố cho toàn nhân dân Việt Nam biết một sự kiện lịch sử quan trọng. Đến ngày 5/11/1991, Đỗ Mười Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và Võ Văn Kiệt Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung-Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán Bắc Kinh (钓鱼台国宾馆).

Một phần tư liệu về Hội nghị bí mật Thành Đô 1990, được tiết lộ bởi "Lý Bằng Nhật ký ngoại sự" (鹏外事日记 ) và "Hợp tác phát triển Hòa Bình (和平发展合), ngoài ra tác giả công bố hơn 230 bức ảnh phụ trang, phần lớn đã được công bố tại Trung Quốc. Nguồn: Công bố bởi Nhà xuất bản Tân Hoa Xã.


Chúng tôi xin tóm lược một luồng thông tin giới thiệu tới độc giả như để tham khảo những tài liệu sau này về Hội Nghị Thành Đô 1990:

Lý Bằng (Li Peng) viết hai cuốn Hồi ký "Nhật ký ngoại sự", và "Hòa Bình phát triển hợp tác", đó là những cuốn sách nhật ký chú trọng phần hoạt động đối ngoại của Lý Bằng đã từng là Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ (NPC).

Bài này trích trong cuốn "Nhật ký ngoại sự" và "Hòa bình phát triển hợp tác" của tác giả Lý Bằng. NXB Tân Hoa xã xuất bản. Nguồn: people.com.cn. [1]

Hàng trước từ trái sang: 1) Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư. (3) Phạm Văn Đồng, (4) Nguyễn Văn Linh (bên phải Giang Trạch Dân), (5) Giang Trạch Dân (áo xám đứng giữa), (6) Lý Bằng, (7) Đỗ Mười, (9) Hồng Hà (bìa phải) và Đinh Nho Liêm. Ảnh chụp tại Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)

Hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam: "Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc!" [2] 

Lý Bằng "Nhật ký ngoại sự" (外事日). Về hình thức ghi lại quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Việt như sau:

Cuối những năm 1970. Việt Nam đưa quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt đụng đáy hết thuốc chữa. Tháng 12 năm 1986, thời đó Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đương quyền, tình hình quốc tế thay đổi, đặc biệt là ở Đông Âu, Liên Xô bị tan rã. Nguyễn Văn Linh tìm kiếm chính sách, điều chỉnh lại bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc-Việt Nam.

Sau khi hai bên Trung-Việt thông qua đường liên lạc, đồng ý hội nghị bí mật vào ngày 03 - 04 tháng 9 năm 1990. Nguyễn Văn Linh và Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười chấp nhận đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên. 

Thứ Sáu, ngày 26 tháng 12 năm 1986. Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời vào tháng 7. Nguyễn Văn Linh được đắc cử Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tại Đại hội 6 đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ Bảy, ngày 26 tháng 8. 

Hôm nay, Việt Nam tuyên bố rằng "Rút toàn bộ quân đội của Việt Nam ra khỏi Campuchia". Lần này, tạo ra các điều kiện để giải quyết "trơn tru" cho mọi thuận lợi của vấn đề Campuchia, đồng thời làm "sạch" các chướng ngại bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.

Thứ Tư, ngày 6 tháng 6. 

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hẹn gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei) [3] tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn (Văn Linh), hy vọng cho một lần đầu, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hai đảng, đồng thời mong sớm được đàm phán tại Trung Quốc.

Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8. 

Giới thiệu chuyến viếng thăm nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc, gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mục đích giải tỏa những vấn đề hai nước, hai đảng..., tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông cho biết hoàn toàn tán thành.

Thứ Hai, ngày 27 tháng 8.
Về đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh theo những dự thảo liên quan, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Theo quan điểm của Thế vận hội Châu Á (Asian Games), sắp tới tổ chức tại Bắc Kinh, nhưng cuộc họp này liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ song phương Trung-Việt, đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ được bố trí ở Thành Đô.

Thứ Năm, ngày 30 tháng 8.
Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đi đến Thành Đô để đàm phán nội bộ với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có ban hành lời mời phía Việt Nam. Bây giờ thử xem Việt Nam trả lời thế nào.

Chủ Nhật, ngày 02 tháng 9.
15 giờ 30, tôi lên chiếc máy bay chuyên cơ, cất cánh từ vùng ngoại ô sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 00 đến sân bay Thành Đô. Chúng tôi di chuyển bằng ô-tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Kim Ngưu tân quán (宾馆金牛), Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang chờ đợi. Đồng chí Giang Trạch Dân đáp một chiếc bay chuyên cơ đến Thành Đô chậm hơn tôi nửa giờ sau, tôi đến Thành Đô. 08 giờ 30 tối. Đến 11 giờ đêm, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi chính sách cho cuộc đàm phán với phía Việt Nam vào ngày mai.

Thành Đô thứ Hai, ngày 03 tháng 9. 

Buổi sáng, tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân tiếp tục nghiên cứu các nguyên tắc tiến hành đàm phán với phía Việt Nam.

Khoảng 14 giờ 00, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng cùng đến Kim Ngưu tân quán Thành Đô (成都宾馆金牛) [4]. Giang Trạch Dân và tôi chào đón họ tại tầng lầu 1. Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, mặc veston cà phê, phong thái học giả. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười mái tóc bạc trắng cũng có thái độ mạnh mẽ, mặc veston màu xanh. Họ là những người trên bảy mươi tuổi, và Phạm Văn Đồng thị giác mắt nheo đục, mặc veston đại cán phù hợp với màu xanh, ông cũng là cựu chiến binh Trung Quốc.

Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)

Buổi chiều, cuộc đàm phán bắt đầu, Nguyễn Văn Linh lần đầu tiên thực hiện một bài phát biểu dài. Mục đích mong muốn bày tỏ giải quyết các vấn đề Campuchia càng sớm càng tốt, đồng thời đàm phán việc thành lập Hội đồng tối cao của Campuchia là một phần ưu tiên, không nên loại trừ bất kỳ bên nào, không thể bày tỏ sự miễn cưỡng để can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh có vẻ chỉ muốn bày tỏ thái độ tuyên bố về nguyên tắc, trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. Cuộc đàm phán tiếp tục cho đến 8 giờ 00, sau 08 giờ 30 mới bắt đầu mở tiệc buổi tối. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh?

Thứ Ba, ngày 04 tháng 9. 

Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Tại thời điểm này, có thể nói những vấn đề nêu ra trong đàm phán đã đi đến sự đồng thuận một cách khá thỏa đáng, cùng quyết định soạn thảo một bản "Kỷ yếu hội nghị". 

14 giờ 30, trong hai bên Trung-Việt tổ chức một buổi lễ ký kết tại khách sạn trên tầng số 1 Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt đồng ký do Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ tương ứng. Đây là một bước ngoặc lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đọc câu thơ của Lỗ Tấn "Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù" (Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu). Tặng cho các đồng chí Việt Nam. Về vấn đề này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra hài lòng.

16:00, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 như vậy đã đến nơi.

Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội 7
Thứ Bảy, ngày 29 tháng 6 năm 1991.

Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được đắc cử Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố vấn. Những giai điệu tổng thể của Đại hội 7, Đảng cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh kiên trì giáo lý chủ nghĩa xã hội, tham gia vào các cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu nghị Việt-Xô, Việt-Trung. Tinh thần của Đại hội 7 có lợi cho việc cải thiện quan hệ song phương Trung-Việt.

Bắc Kinh thứ ba, ngày 30 tháng 7.

Buổi chiều, tôi đã gặp gỡ các đại diện đặc biệt của Lê Đức Anh của Ủy ban Trung ương Việt Nam và Hồng Hà. Họ yêu cầu mở cuộc họp cấp cao Trung-Việt tổ chức tại Việt Nam. Tôi cho rằng, để nhân dân hai nước có sự chuẩn bị trước, để cho ASEAN và các nước khác không nảy sinh nghi ngờ, hai bên Trung-Việt. Cần tiến hành cuộc đáp ứng, gặp ở các cấp thứ trưởng và bộ trưởng ngoại giao trước đã, như cuộc họp cấp cao, phía Trung Quốc cho rằng không có vấn đề về nguyên tắc. Ngày hôm sau Tổng bí thư Giang Trạch Dân sẽ trả lời chính thức với phía Việt Nam. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, cả hai đối tác thông qua tham khảo ý kiến​​ và giải quyết. Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực về thương mại, bưu chính, vận chuyển, thanh toán ngân hàng, khôi phục giao thông đường bộ.

Thứ Ba, 17 giờ 00, ngày 05 tháng 11. 

Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đã tổ chức lễ đón chính thức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tại quảng trường ở ngoài cửa phía đông Đại lễ Đường Nhân dân. 

Tiếp đó, chúng tôi tổ chức tiến hành cuộc đàm phán. Đỗ Mười có thái độ rất rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Đồng chí Giang cho biết, sau khi quan hệ song phương một thời quanh co, nay đã trải qua một quãng đường gập ghềnh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam có thể ngồi lại với nhau để tiến hành cuộc đàm phán cấp cao mang ý nghĩa quan trọng. Đây là một kết thúc của các cuộc đàm phán trong quá khứ, hướng tới tương lai, nó đánh dấu sự bình thường hóa trong quan hệ hai nước, sẽ có tác động sâu sắc đến sự phát triển của quan hệ song phương. Đỗ Mười nói rằng, bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời cũng giúp ích cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới. Tiếp đó, tổ chức bữa tiệc.

Thứ Tư, ngày 06 tháng 11.
Buổi chiều, tôi đàm phán với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt, bầu không khí rất tốt. Đầu tiên tôi nêu ra rằng Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Tổng Bí thư Đỗ Mười đã tiến hành đàm phán khả quan, đã trao đổi đầy đủ quan điểm. Về vấn đề Đài Loan, thái độ Võ Văn Kiệt thể hiện rất tốt. Tôi điểm qua các vấn đề về vay nợ, biên giới, người dân tị nạn… trong cuộc hội đàm. Hai bên đồng ý sau này sẽ không bàn tới nữa. Với các dự án vay vốn do phía Việt Nam vừa đề xuất, tôi đã hứa sẽ cho khảo sát các dự án của phía Việt Nam. Về vấn đề Campuchia, tôi nêu rõ, thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia đã được ký tại Paris, việc thực hiện thỏa thuận vẫn đòi hỏi các bên phải tiếp tục nỗ lực. 

Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆)

Thứ Năm, ngày 7 tháng 11. 

Buổi chiều, Hiệp định Thương mại Trung-Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới giữa hai nước đã được ký kết và thỏa thuận tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆). Các lãnh đạo đảng và chính phủ hai nước đã dự lễ ký kết, sau đó, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân chia tay Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi du lịch đến Quảng Châu, Thẩm Quyến và đến thăm những nơi khác.




Kho Xăng dầu Vân Phong Petrolimex: Cửa ngõ mở toang và quả bom nổ chậm?












Phan Châu Thành (Danlambao) - Những ngày này, phong trào Chúng Tôi Muốn Biết đang đẩy mạnh yêu cầu chính quyền CSVN bạch hóa nội dung Hội nghị Thành đô của họ với Trung cộng từ một phần tư thế kỷ trước, đi đầu là ba cô gái tuổi xấp xỉ con gái tôi – Phương Uyên, Kim Tiến và Thanh Nghiên- làm tôi càng mến phục, nhưng tôi không có kỳ vọng gì nhiều vào đó. Bởi vì theo tôi, đó sẽ là phong trào phải rất bền bỉ dài lâu và đi vào cuộc sống đại chúng thì mới hiệu quả, nên dục tốc thì bất đạt, như tăng tốc ở chặng 5km đầu trong cuộc đua Marathon vậy. Thế cho nên tôi vẫn tập trung suy nghĩ, thu thập thông tin và viết bài cho Lề Dân về những điều tôi nghĩ đang là những nguy cơ ngay trước mắt người Việt chúng ta. 

Và Kho cảng Xăng dầu ngoại quan Vân Phong của Petrolimex là một vấn đề như thế - với những nguy cơ an ninh, an toàn và kinh tế. Với bài này, tôi xin chỉ nói về nguy cơ an ninh quốc gia và an toàn từ nó, về nguy cơ kinh tế xin dành dịp sau.

Tại sao cần cảnh giác với Kho cảng Xăng dầu Vân Phong (KCXD VP) của Petrolimex?

Kho cảng Xăng dầu Ngoại quan Vân Phong của Petrolimex (Petrolimex Bonded Terminal – Van Phong) nằm trên đảo Mỹ Giang phía Nam vịnh Vân Phong đi vào hoạt động từ tháng 5/2012. KCXD VP là kho xăng dầu lớn nhất (và hiện đại nhất?) VN hiện nay có sức chứa 515,000 tấn xăng dầu sau giai đoạn 1 đã xong từ tháng 5/1012, (dự kiến giai đoạn 2 sẽ là 1,2 triệu tấn và giai đoạn 3 sẽ là trên 2 triệu tấn), do liên doanh Petrolimex với hai nhà đầu tư Đài loan và Trung quốc vận hành, vốn đã đầu tư là trên 130 triệu đôla Mỹ không kể hạ tầng và đất đai biển đảo biếu không để “kêu gọi đầu tư”…

Đầu tiên là an ninh dự trữ năng lượng: có mà bị mất

Với dung tích trên nửa triệu tấn xăng dầu trong kho, KCXD VP về nguyên tắc đã nâng cao dự trữ năng lượng hydrocarbon của VN lên khoảng 3-4 ngày (từ 10 ngày không nhập xăng dầu vẫn tồn tại lên 13-14 ngày, mức an toàn của một quốc gia là 30 ngày…), và nó có khả năng cung cấp đến 10%-20% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước – tùy khả năng khai thác. Petrolimex chỉ có khả năng khai thác quay vòng 5-6 lần dung tích kho/năm, tức khoảng 3 triệu tấn/năm hay gần 10% tổng tiêu thụ xăng dầu nội địa, trong khi ở Thái, Sing, Malay… con số này là 12-14 lần, (tại sao thế thì là vấn đề “tế nhị hệ thống CS” khác, không thể đề cập chi tiết thêm ở đây do không đủ chỗ và thời gian…).

Thế nhưng, chỉ vài tháng sau khi khánh thành, liên doanh KCXD VP đã vội vã cho công ty kho vận của Singapore Vopak thuê trọn giá rẻ như bèo vì không thể khai thác hiệu quả! Thành ra, tiền của dân nước đi vay, công sức xây dựng trên 5 năm trời ròng rã, đất đai san gạt phá hủy môi trường… chỉ để cho một công ty của Singapore trục lợi khẳm – “tay không bắt cả đồn giặc”… phục vụ mình. Công ty Singapore này còn còn thuê luôn Petrolimex VP vận hành kho cho mục tiêu khai thác thị trường VN và khu vực của họ… Thế là, mục tiêu an ninh dự trữ năng lương quốc gia của VN đi tong – nó đã về tay Trung cộng và Đài loan qua trung gian Singapore…

Tại sao đầu tư xong lại phải cho thuê đi? Là vì nếu tự khai thác thì không chỉ lỗ to mà sẽ còn lòi ra nhiều vấn đề nguy khốn khác cho Petrolimex do úa trình đầu tư đã “lỡ” tạo ra rồi…

An toàn môi trường biển bị xâm hại nghiêm trọng

KCXD Vân Phong của Petrolimex là công trình độc hại với môi trường nên có một hạng mục quan trọng trị giá đến 8 triệu đôla là cụm xử lý nước thải nhiễm xăng dầu trước khi hàng ngày bơm ra biển phải đảm bảo dưới 20 ppm (dưới 20 phần triệu) để bảo vệ sinh thái biển. Tuy nhiên, do hàng loạt sai lầm, vô trách nhiệm, tham nhũng tràn lan… của chủ đầu tư Petrolimex và các nhà thầu mà nó “chỉ định” ngay từ giai đoạn thiết kế, mua thiết bị, thi công, nghiệm thu vận hành mà hạng mục quan trọng đó (do hai Công ty Xây lắp Xăng Dầu I và III của Petrolimex cùng làm) không vận hành được nhưng vẫn được nghiệm thu. Thế là, từ hai năm nay KCXD VP hàng đêm lén lút bơm trực tiếp ra biển hàng trăm, hàng ngàn tấn nước thải nhiễm xăng dầu nặng làm chết sinh vật biển, hủy hoại môi trường biển Vân Phong…

Đầu tiên là cá tôm và vi sinh vật biển ven bờ âm thầm chết hết, biến vùng nước biển xung quanh KCXD VP dần thành vùng nước chết… Nguồn lợi thủy sản ven bờ của một loạt xã ven biển bên đảo Mỹ Giang bị tiêu diệt lặng lẽ. Để che giấu điều này, Petrolimex chỉ thị cho công ty Petrolimex Vân Phong cấm ngư dân đánh cá ven bờ và cấm dân chài (phụ nữ, trẻ em) đi bắt cá tôm, sò ốc… bằng tay xung quanh khu vực KCXD VP…

Tuy nhiên, Mỹ Giang là hòn đảo nằm ngay cửa vịnh Vân Phong ở phía Nam của vịnh, cạnh dòng chảy đổi lưu chính của cả vịnh Vân Phong vốn là vựa cá lớn và nổi tiếng bậc nhất miền Trung với thị trấn Vạn Giã (vạn giã chài đánh cá) sầm uất là trung tâm, nên sự ô nhiễm và hủy diệt môi trường biển của KCXD VP sẽ nhanh chóng “được” lan tỏa ra khắp vịnh bán kín Vân Phong có tiềm năng lớn quí giá thuộc loại hạng nhất VN và khu vực ĐNA, với diện tích mặt nước là trên 70,000 ha nuôi trồng đánh bắt hải sản của miền Trung (gấp đôi quốc gia Singapore…), trong vòng vài năm tới. Đến khi đó mới nói đến ô nhiễm môi trường, mới ra tay, thì tôi sợ là chỉ có bó tay, sẽ là quá muộn… 

Đó là tội ác. Khi nói ra điều này, tôi đã phải mất nhiều thời gian công sức củng cố lại chứng cớ, cả về kỹ thuật “bảo vệ môi trường” hiện nay của KCXD VP đến tình trạng môi trường biển đang bị hủy hoại của Vân Phong do KCXD VP đang gây ra, nhưng vẫn là chưa đủ, chưa hết nên xin có dịp công bố sau… Ai muốn kiểm tra hãy đến xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, Khách Hòa hỏi cư dân, ngư dân nơi đó…

Đến lơ lửng an toàn cháy nổ gây thiệt hại và hủy hoại môi trường

Một “đặc sản kỹ thuật” nữa của KCXD VP “lớn và hiện đại nhất VN” của Petrolimex là hệ thống PCCC và an toàn cháy nổ của nó, về lý thuyết ở mức khá cao so với VN, vì có hai hệ thống bọt chống cháy (foams) và nước biển luôn sẵn sàng với áp lục dương cho mọi bể chứa để phòng khi…

Thế nhưng, cả hai hệ thống trên vào ngày khánh thành vẫn không hoạt động được (mà vẫn được nghiệm thu…). Và kho cảng XD VP đã bắt đầu nhận xuất xăng dầu từ 2012 mà thực tế là không có hệ thống cứu hỏa hay PCCC nào hoạt động bình thường cả.

Đầu tiên là hệ thống bọt chống cháy, trước ngày nghiệm thu nó bị rò rỉ phun nước/bọt ra như công viên nước tại hàng trăm điểm! Lý do: do nhà thầu phụ (Công ty Xây lắp Xăng dầu I của Petrolimex ở Hà Nội) đã mua và lắp thiết bị/vật liệu dổm của TQ đễ “ăn chia” với nhau mấy trăm ngàn đôla, nên nó “phải thế thôi”. Nhưng các sếp PCCC của Khánh Hòa và của Tập đoàn Petrolimex đã được “đấm mõm kỹ càng” nên hệ thống bọt PCCC vẫn được thông qua/nghiệm thu bằng cách: cho một xe cứu hỏa chở nước chạy lòng vòng trong khu kho bồn xăng dầu trong khi họ bơm nhập-xuất xăng dâu để… nghiệm thu! Đến nay, gần 2 năm sau, cái xe bồn chở nước đó vẫn… chạy tốt! Nhưng hàng đêm nó còn thêm một chức năng “khai thác” mới là chở xăng dầu “ăn cắp tập thể” trong kho ra bơm bán sỉ cho các cây xăng ở ngay ngã ba Huyndai-VNS trên Quốc lộ 1 ở Ninh Hòa (đường độc đạo vào KCXD VP), chia nhau. Thật là trong cái “họa” cái cái “may”… đại họa!

Còn hệ thống PCCC bằng nước biển sẵn sàng ở áp lực cao thì sao? Vì nước biển tuy có sẵn nhưng có muối và hà sẽ làm rỉ tắc ống van, bơm, bồn… từ bên trong nếu vật liệu của chúng không phù hợp chống ăn mòn và hà bám trước khi chúng có thể chống cháy, thế là Công ty Xây lắp Petrolimex III ở Sài Gòn (nhà thầu được chỉ định cho việc này, như Cty XL Petrolimex I được chỉ định cho hệ Foam PCCC vậy) sáng kiến thay nước biển dưới áp lực sẵn (stand-by pressure) bằng nước ngọt và nước đã diệt hà (marine growths) bằng khí chlorua… để giảm rất nhiều chi phí mua vật liệu (ống thép, co cút…) và thiết bị (bơm, van…)… chia nhau vui vẻ (hàng triệu đôla?). Thế nhưng hệ thống chlorua (chlorinating system), do một nhà thầu VN được chỉ định khác làm, lại quá nhỏ và thường xuyên không hoạt động được nên thực chất nước biển để cứu hỏa vẫn còn hà và có muối nên sẽ phá hủy hết hệ thống ống/van/bơm PCCC vốn mua rất rẻ chỉ cho nước ngọt… Thế là Petrolimex Vân Phong chỉ dám chạy hệ nước cứu hỏa 1 lần để nghiệm thu rồi đáp chiếu (sợ nước biển làm hư hết từ trong), trong khi theo yêu cầu là phải chạy hệ thống này hàng tháng thì nó mới sẵn sàng cho sự cố cháy nổ nếu có… Có nghĩa là đến nay, sau gần hai năm đáp chiếu, hệ thống nước PCCC của KCXD VP nếu cần đến sẽ không có khả năng cứu hỏa, vì nó bị khí hậu biển phá hỏng rồi…

Có thể nói, với cả hai hệ cứu hỏa PCCC đã “ngỏm tỏi”, KCXD VP thực chất chỉ còn là một quả bom nổ chậm nguy hiểm khổng lồ chứa đến 510,000 tấn xăng dầu, treo lơ lửng trên đầu nhân viên vận hành và dân cư các xã Ninh Phước, Ninh Yển lân cận… Nó có thể phát nổ bất cứ lúc nào “đẹp trời” và lấy đi sinh mạng nhiều người vô tội, hủy hoại tài sản và môi trường cửa vịnh Vân Phong trong chớp mắt…! Tất cả chỉ là vấn đề thời gian… Không ai có thể may mắn mãi với hệ thống “an toàn” cháy nổ như thế.

An toàn, an ninh biên giới bờ biển: KCXD VP đã mở cổng và bỏ ngỏ cho Tàu?

Tại sao tôi nói KCXD VP đã bị “mở cổng” và “bỏ ngỏ” cho Tàu? Đó là về điều kiện ghé thăm của “khách lạ” vào bờ đã được Petrolimex “vô tình” chuẩn bị chu đáo, còn điều kiện canh gác “khách lạ” mời vào ở KCXD VP cũng đã được lục lượng Biên phòng và Chính quyền chủ động “dọn bãi” rất chu đáo…

Chúng ta biết, bán đảo Vân Phong tạo nên vịnh bán kín Vân Phong khổng lồ là địa điểm rất nhạy cảm về địa chính trị, cụ thể là về an ninh bờ biển, vì nó là nơi đất liền VN tiến xa ra Biển Đông về phía Đông nhất (về kinh độ nó gần Trường Sa và Hoàng Sa nhất) điểm Cực Đông trên đất liền của VN. Thế mà từ nhiều năm nay hàng loạt các đồn biên phòng ven biển xưa vốn ở đó – tại gần Cực Đông và những điểm xung quanh, từ mũi Đại Lãnh (Phú Yên) đến hòn Chà Là (Ninh Hòa) đã bị Biên phòng VN xóa bỏ hẳn và rút sâu vào bờ. Những vị trí bờ biển trọng yếu nhất lại bị chính quyền CSVN bỏ hoang, không ai canh giữ, canh chừng “khách lạ” Tàu… Vì thế tôi nói vùng biển Vân Phong (hàng trăm km bờ biển, hàng nhiều chục đảo lớn nhỏ) đã bị bỏ ngỏ cho Tàu vào khi chúng muốn?

Còn KCXD VP Petrolimex đã “mở cổng” cho Tàu? Đó là vì rất ít ai biết VN có một cảng biển lớn và hiện đại duy nhất có thể cập cảng cho tầu dầu cỡ 150,000-300,000 DWT tức cho cả tuần dương hạm và hàng không mẫu hạm của TQ cập cảng dễ dàng nhanh chóng, tại chính KCXD Vân Phong. Hệ thống trên của KCXD VP do chính nhà thầu TQ thắng thầu và xây dựng trong suốt 5 năm (thời gian xây dựng mà TQ bỏ thầu là hai năm…), trị giá trên 30 triệu đôla. Từ 2007 đến 2012 nhà thầu TQ đã độc chiếm một khu ngoài của đảo Mỹ Giang và mặt biển mà chính quyền VN cũng không vào được – để thi công hệ thống cầu cảng đó (dài tổng cộng khoảng 1500m và vươn ra mực nước sâu trên 20-24m), cho đến khi họ bàn giao lại mặt biển và bờ biển có cầu cảng trễ mất 3 năm… Chính cái cầu cảng nước siêu sâu đó cho tuần dương hạm, theo tôi, là cổng mở sẵn cho Tàu cộng đổ bộ bằng tàu biển lớn dễ dàng và an toàn, nhanh gọn vào miền Trung VN với quân số lớn... Từ đó, Tầu cộng có thế khống chế và chia cắt chia cắt Bắc Nam (ở Đèo Cả và đèo Phục Tượng), dẽ dàng tiếp cận và chiếm cao nguyên - lên Đắk Lak theo Quốc lộ 26…

Như vậy, hệ thống cầu cảng biển nước sâu hiện đại cho tàu lớn đến 300,000 dwt, lớn nhất VN hiện nay, của KCXD Vân Phong Petrolimex, cũng đã đang nằm trong tay vận hành của một công ty Tàu đội lốt Đài loan/Singapore… nên tôi nói cổng vào VN từ Biển Đông cho Trung cộng đã được xây dựng và mở sẵn chờ…"khách lạ"!

Đó là chưa kể, trong 5 năm chúng làm cầu cảng, không người Việt nào được vào khu vực cảng hiện nay, không ai biết Tàu cộng có thể đã làm gì ngấm ngầm với hệ thống cầu cảng đó. Nay, nếu cần (khi có biến) chúng có thể cho nỏ nổ tung luôn cúng cả kho xăng dầu VP thì cũng đâu có gì lạ…

Kết luận trong băn khoăn đau xót

Chỉ ra KCXD Vân Phong Petrolimex một thời gian ngắn tôi đã kịp nhận ra các mối nguy hại, nguy hiểm trên của nó đối với môi trường, an ninh dự trữ năng lượng, an toàn cháy nổ và an ninh quốc gia, như tôi chia sẻ trên, nên tôi cứ băn khoăn chả lẽ chỉ có mình mình nhìn ra những điều đó, trong khi có hàng ngàn người từng tham gia dự án KCXD VP…?

Nhất là về an ninh quốc gia, ai cũng có thể lên Google Earth hay Maps để thấy cái cửa ngõ từ Biển Đông của VN đã bị mở sẵn bằng hệ thống cầu cảng hiện đại và lớn nhất VN như thế nào…, chả lẽ những người có trách nhiệm là đảng CSVN và chính quyền hiện nay lại không biết? Cái KCXD VP Petrolimex là cảng duy nhất ở VN có thể đón tàu dầu loại ULCC lớn nhất như thế, đâu phải là cái kim trong bọc phải đợi ngày lòi ra?

Vì thế, tôi đau lòng phải tự kết luận rằng, dường như chúng – CSVN đã và đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng chớp nhoáng của Tàu cộng vào Việt Nam rồi! Và KCXD VP của Petrolimex là một con ngựa thành Toa như thế. Đó không chỉ là bán nước mà còn là tiếp tay kẻ cướp nước mình! Tội này của CSVN rồi sau này dân Việt ta sẽ tính sao đây?

Còn hôm nay, người Việt ơi, hãy cảnh giác! KCXD Vân Phong Petrolimex đang là cửa ngõ mở toang và quả bom nguy hiểm cho đất nước ta!




No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts