Đại Học chăn Trâu




Tuesday, 14 October 2014

Kết luận giải quyết tố cáo đối với 4 cán bộ thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý


http://saohomsaomai.files.wordpress.com/2013/06/aa62d-babui-baocaoningaymaicobieutinh-danlambao.jpg?w=570&h=562



Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương:


Kết luận giải quyết tố cáo đối với 4 cán bộ thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

Đăng Bởi Một Thế Giới -
Ông Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: TL
Ngày 8.10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra Thông báo về Kỳ họp thứ 25 và 26 của Ủy ban với nhiều nội dung quan trọng đã được xem xét, quyết định thông qua.

Theo đó, trong các ngày 18, 19.8 và 2, 3.10.2014, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (khóa XI) đã họp kỳ thứ 25 và 26. Đồng chí Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì cuộc họp.

Tại 2 kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét và kết luận các nội dung sau:
1. Về giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận giải quyết tố cáo đối với 4 trường hợp cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý


Nội dung tố cáo tập trung phản ánh về việc: Thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý; vi phạm quy định về giải quyết đơn thư tố cáo; bao che, không xử lý cán bộ vi phạm kỷ luật và pháp luật; độc đoán, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, lợi dụng danh nghĩa tập thể để áp đặt ý đồ cá nhân; lạm dụng quyền hạn, cố ý chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện không đúng một số chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ; sử dụng kinh phí chưa tiết kiệm; vi phạm các quy định về công tác cán bộ; về quản lý, sử dụng đất đai…

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, làm rõ: Có nội dung tố cáo đúng một phần, có nội dung tố cáo có cơ sở, có nội dung chưa có cơ sở hoặc không đúng; có trường hợp người tố cáo và nội dung tố cáo còn mang tính suy diễn cá nhân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, 1 trường hợp không có khuyết điểm, vi phạm; 3 trường hợp có khuyết điểm nhưng chưa đến mức phải xem xét, xử lý trách nhiệm.]

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tập thể và cá nhân liên quan nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm; chỉ đạo xử lý dứt điểm những vấn đề đã kết luận đối với cá nhân, tập thể thuộc thẩm quyền quản lý; báo cáo kết quả bằng văn bản với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
2. Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể và cá nhân:
Đối với Đảng đoàn và đồng chí Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Đảng đoàn có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện Quy chế làm việc, bổ nhiệm cán bộ; đồng chí Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện Quy chế làm việc của Thường trực Trung ương Hội, vi phạm quy định của Luật Đấu thầu và Luật Thi đua khen thưởng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm; đồng chí Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kiểm điểm nghiêm túc trước Đảng đoàn và Đảng ủy Cơ quan Trung ương Hội về các khuyết điểm, vi phạm nêu trên. Kết quả kiểm điểm báo cáo bằng văn bản với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3. Xem xét, quyết định và đề nghị thi hành kỷ luật đối với đảng viên:
- Đối với đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách do vi phạm quy định của Ngành, vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm. Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Tây Ninh nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về những khuyết điểm, vi phạm trong công tác cán bộ, xử lý cán bộ vi phạm và trong làm kinh tế để cải thiện đời sống cho cán bộ, chiến sỹ...

- Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư quyết định hình thức kỷ luật khai trừ Đảng đối với đồng chí Nguyễn Tố Tranh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long do vi phạm pháp luật.

4. Kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng:
- Đối với Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Tháp, qua kiểm tra nhận thấy: Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp có nhiều chuyển biến. 
Các cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng và thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát của cấp mình; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện tương đối toàn diện công tác kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định.

Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả một số cuộc kiểm tra, giám sát còn hạn chế; công tác giám sát, quản lý cán bộ chưa chặt chẽ, còn để xảy ra trường hợp cán bộ chủ chốt cấp huyện được điều động về tỉnh, bổ nhiệm rồi mới phát hiện vi phạm, phải xử lý. 

Ủy ban Kiểm tra thực hiện chưa đồng đều các nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ kiểm tra tài chính cơ quan tài chính của cấp uỷ cùng cấp; việc chủ động phát hiện, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm còn ít, chủ yếu qua giải quyết tố cáo nên hạn chế tác dụng ngăn ngừa.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Tháp rút kinh nghiệm về những hạn chế, tồn tại; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đạt kết quả, hiệu quả cao hơn.

- Đối với Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Việc thực hiện chức năng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức Đảng đoàn, Ban cán sự đảng là vấn đề mới và còn một số vướng mắc, nhưng Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam đã lãnh đạo và chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác kiểm tra trong Cơ quan và hệ thống hội nông dân các cấp, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. 

Thời gian tới đề nghị Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục lãnh đạo tổ chức, nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hoá các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát đầy đủ và toàn diện hơn trong quy chế làm việc để chỉ đạo thực hiện.

5. Xem xét kết quả kiểm tra tài chính đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng:
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý tài chính, tài sản cơ bản bảo đảm theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. Chỉ đạo các cơ quan chức năng bảo đảm kinh phí hoạt động công tác đảng và cơ sở vật chất, tài sản cố định; tổ chức thực hiện quản lý, thu, chi nguồn Quỹ dự trữ theo quy chế của cấp ủy, góp phần phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa chỉ đạo việc thẩm định phương án tự chủ của các đơn vị để có căn cứ xác định phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành; việc chấp hành chế độ, định mức tại một số đơn vị được kiểm tra còn có khoản chi chưa đúng quy định, hạch toán chưa đúng chế độ kế toán...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng phát huy ưu điểm và chỉ đạo khắc phục những vấn đề tồn tại.
6. Giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 2 đảng viên: Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định giữ nguyên hình thức kỷ luật khai trừ và cảnh cáo đối với 2 trường hợp do vi phạm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

7. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông qua Báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về hướng dẫn công tác nhân sự ủy ban kiểm tra các cấp nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng.
Theo Chinhphu.vn



 

Hai quan chức Thừa Thiên - Huế nghênh ngang đùa dư luận

Đăng Bởi Hà Văn Thịnh -
Nhà của ông Trần Phùng, 211 đường Bùi Thị Xuân, đang xây “phình bụng” ra phía đường.

Quan chuyên “chăm lo” cho khối đoàn kết toàn dân thì lại đang công khai... làm chao đảo khối đoàn kết, nếu không muốn dùng từ nặng hơn.

>>Vụ hai quan chức đùa dư luận: “Chừ tui liều mạng luôn”
Trên con đường mới mở ở khu Bầu Vá, Kiệt 211 - chưa biết đến khi nào nó sẽ... gặp(?) đường Bùi Thị Xuân, Phường Đúc, Huế - có hai cảnh nhức nhối “ung dung tự tại”, nghênh ngang đùa giỡn với dư luận, mỉa mai cái đúng, bỡn cợt điều nên...

Phía bên kia là đoạn đường đã trải nhựa xong nhưng bên này đất vẫn còn nham nhở. Sự thể giản dị lắm: Nhà của ông Hồ Viết Tư, đương kim Phó GĐ Sở Tư pháp, không chịu di dời bất kể tiền dân của nước đang phơi nắng, dầm sương ngóng đợi, trông chờ.

Cách đó chưa đến 50m lại một sự chềnh ềnh kệch cỡm, mà dẫu khách quan nhất cũng chẳng thể nào chịu nổi: Nhà của ông Trần Phùng, đương kim Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thừa Thiên Huế, ở ngay đầu ngã ba đường, công nhiên xây lấn – phình “bụng” ra phía lề đường gần hai mét – trong khi cả dãy nhà dân phải đập sát sạt theo đúng quy định.

Hai cảnh tượng trên thách thức kỷ cương, phép nước và chắc chắn, thách thức mọi nỗi đau của người dân. Hai ông quan phụ mẫu hàng tỉnh dường như chẳng hề biết đến cái nỗi bức xúc (phải nói thẳng là phẫn nộ) của người dân khi “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”  - thực sự là những bằng chứng rõ ràng, phản ánh không thể đầy đủ hơn về nỗi bất công.

Làm sao người dân có thể tin tưởng vào bộ máy công quyền khi quan cao nhất nhì về luật pháp thì thế, quan chuyên “chăm lo” cho khối đoàn kết toàn dân thì lại đang công khai... làm chao đảo khối đoàn kết.
Con đường dở dang đang “chờ” nhà của ông Phó GĐ Sở Tư pháp  
Ông Phó GĐ Sở Tư pháp lập luận ra sau khi tất cả mọi người dân đều chấp hành lệnh di dời từ bộ máy mà trong đó ông là một trong những thành viên chủ chốt nhưng phớt lờ cái lệnh mà chính ông là một người có trách nhiệm – thành viên gián tiếp, đã ban hành? Phải chăng vì muốn “nhà nước” bồi thường cho... tư nhân một số tiền lớn hơn nên đường cứ phải chờ nhà, dân cứ phải chờ quan?

Ông Chủ tịch Mặt trận không thể nào biện minh nổi là việc xây nhà trái quy định đó, tự nó, đã phủ định mọi điều tốt đẹp mà ông nhân danh quyền lực để rao giảng: Sự thách thức cố ý hàm nghĩa coi thường  dân, đứng trên dân, với một “đẳng cấp” khác dân(?), đã được mặc định hiển nhiên.
Sự “đùa giỡn” với kỷ cương, phép nước của hai ông quan chắc hẳn đã lâu lắm rồi nên nếu đến quán cà phê buổi sáng gần Kiệt 211, đường Bùi Thị Xuân, sẽ được nghe 4 câu vè chua chát:
Em ơi Bầu Vá có về
Kiệt thì chẳng có, đường thì cập kênh
Bởi chăng Tư tỉnh (quan tỉnh) tư tình
Cùng ông Phùng trận (mặt trận) muốn phình bụng ra...

Đừng hy vọng có được niềm tin, sự ủng hộ của dân khi quan chức cứ lộng hành, tung tăng mọi thứ quyền lực. Các cơ quan có trách nhiệm về xây dựng, quy tắc đô thị... trả lời sao trước những sự thật phản văn hóa trên đây?

Trao đổi với PV Một Thế Giới chiều 10.10, ông Hồ Viết Tư, đương kim Phó GĐ Sở Tư pháp, nói: “Chừ tui liều mạng luôn”
 Hà Văn Thịnh


Tiếp vụ quan chức đùa dư luận: PGĐ sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế: Chừ có cắt chức cũng chả vấn đề gì cả!

Motthegioi

Đăng Bởi Lê Đình Dũng – 15:52 11-10-2014
Ông Hồ Viết Tư: “Họ không cho tôi làm người lương thiện”. Ảnh: L.Đ.Dũng.

Trả lời về việc khi mình đang là Phó giám đốc sở nhưng không chịu dời nhà, giao mặt bằng làm đường, không sợ tai tiếng, ông Tư, nói: “Chao ôi anh sợ chi chuyện nớ em. Chừ có cắt chức anh thì chả có vấn đề gì cả. Nhưng mất của anh 200 triệu đồng thì cuộc đời làm phó giám đốc của anh có bòn được 2 chục triệu đâu…


>>“Chừ tui liều mạng luôn”

>> Hai quan chức Thừa Thiên – Huế nghênh ngang đùa dư luận
Ngày 11.10, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP.Huế đã trao đổi với Một Thế Giới về vụ việc ông Hồ Viết Tư – Phó giám đốc sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế – không di dời nhà trên tuyến đường mở rộng vào khu quy hoạch Bàu Vá (phường Đúc, TP.Huế).

Ông Thành cho biết: “Trường hợp của anh Tư tôi thấy để lâu quá nên vừa rồi thành phố có họp, tôi đã chỉ đạo hội đồng tư vấn. Theo đó, chấp nhận đền bù thêm cho ông Tư gần 10 m2 đất, công văn này chúng tôi đã gửi lên tỉnh chờ giải quyết hay không. Còn việc điều chỉnh đền bù theo giá mới cho ông Tư như các hộ khác thì chúng tôi là cấp dưới, đã 3 lần đề nghị lên tỉnh nhưng tỉnh không đồng ý nên chúng tôi phải chấp hành”.

Về vấn đề này, ông Hồ Viết Tư khẳng định: “Dứt khoát anh phải đòi bằng được”.
 Ông Tư dứt khoát đòi bồi thường theo giá hiện tại mới cho đập nhà. Ảnh: L.Đ.Dũng.
Ông Tư nói: “Làm lãnh đạo là không có quyền khiếu nại à? Trước khi làm lãnh đạo thì tôi phải làm công dân đã, tôi khiếu nại với tư cách công dân chứ không phải làm lãnh đạo là cúi đầu chịu thiệt, bởi pháp luật là công bằng, ai cũng được hưởng”.
Ông Tư khẳng định thêm: “Tôi là lãnh đạo thì tôi phải càng khiếu nại hơn nữa, bởi vì mình đã từng đi giải quyết việc người ta mà tại sao việc mình không giải quyết được”.
Một người dân buôn bán trên kiệt 211 cho biết, tuyến đường này làm gần 7 năm rồi mà vẫn chưa hoàn thành, ở đây ai cũng di dời hết rồi chỉ còn mỗi nhà ông Tư. Vì vướng nên thi công ì ạch bụi bẩn, nước đọng quanh năm.
“Tiệm của tôi buôn bán đồ hàng bẩn suốt. Nếu anh em chòm xóm thì mình góp ý cho nhau nhỏ nhẹ được đằng này ông ấy là quan nên mình khó mà nói, mà cũng không dám nói. Không biết ở trên họ giải quyết thế nào mà nhà ông vẫn nằm y đó”, người dân này cho biết.
Trả lời về những dư luận đang xì xào, ông Hồ Viết Tư nói: “Chính dân họ nói cũng đúng, tại thấy cái nhà nó án ngữ giữa đường vậy. Nhưng mà may nhà tôi còn án ngữ nên cấp thẩm quyền họ mới xem xét đấy, chứ những người họ đã dỡ nhà đi thì chả ai nói cho họ một câu đâu”.
Không sợ cách chức
 Ông Tư nói thẳng là không sợ cách chức nhưng kiên quyết đòi bằng được số tiền đáng được hưởng của mình. Ảnh: L.Đ.Dũng.

Phó giám đốc sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế nói thẳng rằng: “Tinh thần tôi đã chuẩn bị toàn bộ, đã báo cáo với cấp thẩm quyền khi nào giải quyết cho tôi thì tôi dỡ nhà đi ngay tức khắc. Mà chính họ không cho tôi làm người lương thiện”.

Trả lời về việc khi mình đang là Phó giám đốc sở tại sao lại không sợ tai tiếng, ông Tư, nói: “Chao ôi anh sợ chi chuyện nớ em. Chừ có cắt chức anh thì chả có vấn đề gì cả. Nhưng mất của anh 200 triệu đồng thì cuộc đời làm phó giám đốc của anh có bòn được 2 chục triệu đâu. Anh có hối lộ tham nhũng chi đâu mà được, đâu vì anh tham nhũng hối lộ quá nhiều rồi nên coi thường mấy trăm triệu đó đâu”.

Phóng viên: Nhiều người có ý rằng tại sao ông là một quan chức nhưng sao không gương mẫu trong việc hỗ trợ chính quyền giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng?

Ông Hồ Viết Tư: “Vì anh gương mẫu nên mới thiệt thòi như vậy, chứ anh ù lì thì giờ đã có đất, được hết. Nhờ cái gương mẫu nên anh mới cực như ri đây”.
Phóng viên: Nhưng có ý kiến vì một câu chuyện nhỏ đó thì làm gì phải làm căng trong lúc mình là đảng viên mà không đi đầu, chịu thiệt hơn?
Ông Hồ Viết Tư: “Tại sao đảng viên phải chịu thiệt. Mà thiệt của anh không ít mô, xin lỗi em làm gì kiếm được vài trăm triệu, ai ăn cướp của em vài đồng em chịu được không? Đây là tài sản của anh, được nhà nước bảo hộ như pháp luật nói nên không có quyền lực nhà nước nào đem đi cướp tài sản của anh hết”.
Phóng viên: Nếu lệnh trên áp xuống thì sao?
Ông Hồ Viết Tư: “Anh không chịu. Chính con người biết pháp luật như anh không thể khuất phục sai trái được. Anh khuất phục nữa thì răng, anh còn làm gương cho thiên hạ nữa chứ. Nếu thành phố chỉ giải quyết cho anh một phần, nếu không giải quyết hết thì anh lên tỉnh, tỉnh không giải quyết thì anh đi trung ương. Không ai cấm phó giám đốc đi kiện ở trung ương cả. Bởi vì khi đi làm việc thì anh là phó giám đốc, còn khi đi kiện thì anh là công dân”.
Trong khi đó, ông Trần Phùng (Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế) cho biết: “Hiện tại tôi đang gấp rút cải tạo lại ngôi nhà cho đúng quy hoạch. Mình làm cán bộ nên nhiều khi phải chịu thiệt một tí. Còn nếu được giải quyết thỏa đáng thì tốt quá”.
 Ông Trần Phùng (bìa phải): “mình là cán bộ nên nhiều khi phải chịu thiệt một tí”. Ảnh: L.Đ.Dũng.

  
  •  
  •  
  •  
  • inShare

Theo tin của tờ Tuổi Trẻ, ngày 08/10/2014 vừa qua, bùn đỏ đã tràn ra từ một hồ thải quặng ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đúng hơn đây phải gọi là bùn màu đỏ, màu của đất bazal và tuy bùn đỏ này không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật sự, nhưng sự kiện này một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về tác hại của việc khai thác bauxite Tây Nguyên đến môi trường và đời sống của người dân trong khu vực, ấy là chưa kể những thiệt hại về kinh tế và nguy cơ về an ninh quốc phòng.

Tai nạn nói trên xảy ra vào lúc mà chính phủ Việt Nam vẫn để cho Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản ( TKV ) tiếp tục kế hoạch “làm thí điểm” khai thác bauxite, với nhà máy Tân Rai, Lâm Đồng đã đi vào hoạt động và nhà máy Nhân Cơ, Đak Nông sắp hoàn tất việc xây dựng, bất chấp nhiều lời cảnh báo của các nhà trí thức, các nhà khoa học.
Tháng tư vừa qua, một lần nữa họ đã ra một kiến nghị gởi các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đề nghị dừng ngay cả hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, vì theo họ, cả hai dự án này đều không được thực hiện đúng với chính những yêu cầu mà Bộ Chính trị đề ra khi cho phép “làm thí điểm” khai thác bauxite Tây Nguyên. Bức thư ngỏ cho rằng : “ Trong điều kiện hiện nay của đất nước việc khai thác bô-xít Tây Nguyên chỉ đem lại những thua lỗ nặng nề cho nền kinh tế, gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, xã hội cho Tây Nguyên nói riêng và cho cả nước nói chung.”
Nhưng không những không dừng hai dự án “thí điểm”, bộ Công thương Việt nam còn đề nghị chuyển từ khai thác bauxite sang sản xuất nhôm, điều mà theo các nhà trí thức, các nhà khoa học, sẽ còn gây thiệt hại nhiều hơn nữa cho đất nước.
Nhân vụ bùn màu đỏ tràn ra ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, ngày 08/10 vừa qua, RFI Việt ngữ phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc, một trong những người đầu tiên ký vào kiến nghị yêu cầu dừng hẳn hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ.
 RFI: Kính thưa nhà văn Nguyên Ngọc, trước hết, theo ông, thông tin về vụ bùn đỏ tràn ra ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai đáng ngại như thế nào?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Hôm nay ( 08/10 ) có xảy ra vụ vỡ bờ của một đập cách nhà máy Tân Rai khoảng 4 cây số, tức là cũng nằm trong phạm vi dự án Tân Rai. Ở đấy, người ta rửa quặng bauxite, tức là quặng nằm trong đất bazal, rồi có một băng chuyền dài 4 cây số đưa quặng đó vào nhà máy. Trong nhà máy, quặng đã được rửa rồi sẽ được luyện thành alumina.
Hồ bị vỡ hôm nay là hồ chứa những chất bám vào quặng, tức là đất bazal cho nên bùn đó cũng có màu đỏ. Nhưng đó không phải là bùn đỏ như lâu nay ta vẫn nói trong quy trình luyện bauxite. Tức là sau khi quặng được chuyển từ băng chuyền dài 4 cây số nói trên vào nhà máy. Khi quặng được luyện thì sẽ ra một chất thải, đó mới là bùn đỏ thật sự. Hồ chứa bùn đỏ đó thì nằm ngay trước nhà máy.
Trước khi có dự án bauxite lớn ở Tây Nguyên và nhà máy bauxite Tân Rai, ở vùng Bảo Lâm, Bảo Lộc đã có Công ty Hóa chất miền Nam cũng đã làm cái việc rửa quặng bauxite và gởi quặng đó về Sài Gòn để chế biến ra alumina. Làm cũng nhỏ thôi, nhưng cũng có một loại nước đỏ do màu đất chảy ra đường phố gần Bảo Lộc. Trước đây, người dân ở đó cũng đã phản đối việc đó, là vì nước đó bẩn. Nước có màu đỏ là vì nó có chất sắt, cho nên cũng có một chất độc nhất định.
RFI:Thưa ông, tuy bùn màu đỏ đó không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật sự, nhưng các hồ chứa bùn đỏ độc hại cũng có thể bị tràn ra ngoài?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Nguyên nhân là do mấy hôm nay ở miền Trung, cũng như Tây Nguyên nói riêng mưa rất lớn do ảnh hưởng gió mùa phía Bắc. Chính mưa lớn đã làm tràn hồ đuôi quặng, chứ không phải làm tràn hồ chứa bùn đỏ kế nhà máy. Nhưng dầu sao nó cũng bảo động cho ta một điều thế này:
Tôi đã đến chổ hồ bùn đỏ gần nhà máy. Theo quan sát của tôi thì hồ này không thể bị vỡ, nhưng tôi sợ là nếu mưa to quá sẽ bị tràn, mà tràn ra thì rất nguy hiểm. Mà Lâm Đồng là vùng mưa nhiều nhất ở Tây Nguyên. Ở Tây Nguyên tuy là có sáu tháng mưa và sáu tháng nắng, nhưng tập trung cao nhất là trong hai tháng, cho nên nguy cơ tràn ra là rất nhiều.
Thứ hai, ở hồ bùn đỏ “chính thức” có hai lớp vải đặc biệt lót ở dưới để chất động không thấm xuống nước ngầm. Đó là một loại vải có độ bền đặc biệt. Vừa qua, tôi thấy vải này có nhiều chỗ bị rách và nước bùn thấm xuống đất, tức là có thể thấm xuống nước ngầm.
Tuy hôm nay chỉ có hồ đuôi quặng bị tràn ra, nhưng sự kiện này cho thấy là việc tràn hồ đỏ chính thức là khả năng hoàn toàn hiện thực.
RFI: Theo ông bùn đỏ tràn ra hôm nay có tác hại như thế nào?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Như tôi nói vừa rồi, đất bazal có màu đỏ vì nó có sắt và như vậy khi chảy vào nước sinh hoạt hay nước sản xuất thì đều gây ô nhiễm cả, gây nguy hại cho đời sống người ta, phá hoại hoa màu, và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tuy độ ô nhiểm không nặng nề như bùn đỏ từ trong nhà máy làm alumina.
Nhưng như tôi đã báo động ở trên, với lượng mưa như hiện nay, hồ bùn đỏ ở đây cũng sẽ tràn ra. Bùn đỏ đó rất độc. Thậm chí vừa rồi có người chết, tức là không biết làm thế nào, mà xe đổ bùn đỏ này lên người một công nhân, khiến người này chết, cho thấy bùn đỏ độc như thế nào.
Có hai cách giữ bùn đỏ đó. Thứ nhất là giữ ướt, như hiện nay ta đang làm. Giữ ướt kiểu này thì nguy hiểm vì nó dễ tràn ra môi trường. Cách thứ hai là giữ khô, nhưng lại có một nguy hiểm khác là bụi độc, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và nếu lan ra vùng sản xuất thì sẽ phá hoại toàn bộ vùng sản xuất ấy. Cho nên bùn đỏ là vấn đề nan giải của sản xuất bauxite.
RFI:Ông có vẫn cho rằng các dự án bauxite Tây Nguyên là không có lợi về mặt kinh tế?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Cách đây mấy năm tôi cùng với anh Nguyễn Thành Sơn, một chuyên gia về mỏ, nghiên cứu rất nhiều về bauxite Tây Nguyên, cũng như tham gia phản biện về bauxite Tây Nguyên, chúng tôi đã viết bài nói về 10 lý do không nên khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Cho đến nay, chúng ta chỉ mới làm thí điểm ở hai nhà máy, nhà máy Tân Rai đã sản xuất và nhà máy Nhân Cơ sắp hoàn thành. Qua hai thí điểm này, những điều mà chúng tôi đã báo động lần lượt bộ lộ ra, trước hết là về kinh tế.
Gần đây có một báo cáo của bộ Công Thương, dựa trên tư liệu của tập đoàn TKV, đơn vị chủ thầu, bảo rằng khai thác bauxite không có vấn đề gì cả, rất là tốt. Chúng tôi đang tập trung phản biện cái báo cáo này. Đây là một báo cáo hết sức vô trách nhiệm này, hoàn toàn không dựa trên thực tế của hai nhà máy đang làm thí điểm.
Về kinh tế thì càng ngày càng lỗ, mặc dù cái tính đầu vào đã có rất nhiều gian dối, không tính đầy đủ cái đầu vào. Thứ hai, tập đoàn TKV, đơn vị chủ thầu thì liên tục xin giảm các loại thuế môi trường, thuế khoáng sản..., mà vẫn cứ lỗ. Như vậy về mặt kinh tế không có lý do gì để làm bauxite cả. Họ cũng bảo là trong bao năm nữa sẽ hết lỗ, nhưng cũng chẳng có căn cứ gì để nói như vậy. Ngoài ra, cái việc bán không có ai mua, ngoài Trung Quốc, tức là bán chỉ có một người mua, là rất nguy hiểm.
RFI: Về mặt vận chuyển bauxite, thì từ lâu các nhà kinh tế cũng đã cảnh báo về chi phí rất tốn kém. Theo quan sát của ông thì việc vận chuyển bauxite còn đang gây ra những vấn đề gì về giao thông, ô nhiễm?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Về vận tải thì chúng tôi cũng đã báo động từ rất lâu. Thậm chí chúng tôi đã đi khảo sát rất cụ thể những đường chính: đường 28, đường 55, đường từ cảng Kê Gà lên. Chúng tôi cũng đã báo động là cảng Kê Gà không thể vận chuyển bauxite được, nhưng không ai nghe, và cuối cùng thì bây giờ cũng phải bỏ cảng Kê Gà và phải sử dụng một đường dân sinh, đường 20 từ Đà Lạt qua Bảo Lộc.
Xe chở bauxite thường là 40 tấn, 50 tấn, mà cây cầu trên đường dân sinh đó chỉ chịu được 25 tấn. Bây giờ có một chuyện rất buồn cười: xe chở bauxite đến cầu thì phải dừng lại, hạ hàng xuống, chia đôi ra, đi qua cầu rồi quay trở lại chở nửa kia. Cứ như thế qua từng cây cầu trên đường 20 đó. Còn bây giờ nếu nâng cấp con đường này lên thì phải tính lại đầu vào, giá cả.
Đó là chưa nói những ảnh hưởng lên đời sống nhân dân, gây ô nhiễm và gây nguy hiểm về giao thông của dân. Ngay ở Bảo Lâm, tức là khu vực xung quanh nhà máy đó, việc vận chuyển cũng đã làm ô nhiễm và làm rối loạn đời sống của dân ở đấy. Sản xuất của người ta bị ảnh hưởng nặng nề.
RFI: Còn những người dân tộc thiểu số tại các khu vực được giải tỏa để làm nhà máy bauxite, họ được tái định cư như thế nào, họ sinh sống ra sao?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Về việc tái định cư ở đấy, chúng tôi đã đến quan sát các làng do TKV dựng lên cho người Cơ Ho. Hôm chúng tôi đến thăm họ, các bà cụ khóc, vì đồng bào dân tộc bản địa ở đấy không thể nào sống trong những nhà ống kiểu thành phố. Họ không nuôi bò được, mà nuôi gà cũng không. Rẫy thì ở rất xa. Họ bảo không có gì để kiếm sống được cả. Việc tái định cư chưa có nơi nào làm được cả.
Việc đào tạo sử dụng lao động có kỹ thuật cho người dân tộc tại chổ cũng chưa có nơi nào làm được. Về việc hoàn thổ, tức là khôi phục lại rừng thì có làm được đâu?
Tất cả những điều đó chúng tôi đã báo động từ 5,6 năm nước. Từ khi bắt đầu dự án bauxite, nhưng người ta vẫn cứ làm!
RFI: Trong báo cáo vừa qua, bộ Công thương còn đề nghị là từ chuyển từ làm thí điểm bauxite sang sản xuất nhôm. Theo ông, sản xuất nhôm thì có tác động ra sao?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Nói như thế là nói bừa, vô trách nhiệm! Điện ở đâu mà làm nhôm? Điện bây giờ đang thiếu như thế, mà như ta đã biết, cái khâu từ alumina làm ra nhôm là tốn điện rất nhiều. Với giá điện ở Việt Nam hiện nay thì không thể làm nhôm được. Làm alumina đã lỗ rồi. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ alumina và nhôm ở Việt Nam không có nhiều như thế. Bán ra ngoài thì chỉ có Trung Quốc mua thôi. Chưa nói đến đời sống xã hội bị xáo trộn, khiến văn hóa cũng bị đảo lộn.
Ấy là chưa nói đến mặt an ninh quốc phòng. Lao động của Trung Quốc, lao động không có tay nghề được đưa vào đấy, trong khi lao động của mình thì không sử dụng hết. Lao động nước ngoài tràn vào, thâm nhập vào trong đời sống người dân trong làng. Ở một vùng đất có tính chất chiến lược như Tây Nguyên, chưa biết nguy cơ lâu dài ra sao.
RFI: Tháng tư vừa qua, các nhà trí thức, các nhà khoa học, đã ra một thư ngỏ, mà ông tham gia ký tên, gởi chính phủ để yêu cầu dừng ngay các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên. Chính phủ có đã hồi đáp thư ngỏ này chưa?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Chúng tôi đã ra thư ngỏ vì thấy rằng, trước đây, khi có những phản biện như vậy, Bộ Chính trị đã quyết định chỉ làm thí điểm hai nhà máy và trên cơ sở kết luận về thí điểm đó mới quyết định có tiếp tục làm hay không.
Sau khi đã đi khảo sát hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, chúng tôi đã kiến nghị dừng xây nhà máy Nhân Cơ và chuẩn bị đóng cửa luôn nhà máy Tân Rai, tức là dừng toàn bộ các dự án bauxite Tây Nguyên. Nhưng cho tới nay, chúng tôi chưa hề nhận được phản hồi cho bất cứ kiến nghị nào, thậm chí không nhận được trả lời từ đơn vị chủ thầu là TKV.
RFI:Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 
__.Lãnh đạo CHXHCNVN theo giặc Tàu!
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiF93Ps09O_b0dzWDvh_XIue9-u8P37Q07IwKIJYV8CRXbubejJASP91tcNEChPaL2kQcCA2akFCPtOoy_SFPkWzz94uEGXozR3-hbq_Vjr2qDObFjXYm81WcBk5-XDLMZF4HURAsnIAJHy/s1600/Tutru-tancanbinh-danlambao.jpg
http://saohomsaomai.files.wordpress.com/2013/06/aa62d-babui-baocaoningaymaicobieutinh-danlambao.jpg?w=570&h=562http://www.vietthuc.org/wp-content/uploads/2011/10/VTT-75-OCT-14-VN-MADE-IN-CHINA.jpg
Thằng dâng bauxite-Tây Nguyên cho xâm lược !

http://kientruc.vn/images/baoxaydung.com.vn/2010/7/KVuAEP5NLmez.jpg


Tiếng nói Diên Hồng !

http://kyvancuc.files.wordpress.com/2013/01/remember.jpg
06.07.2014, Ngày Hát Cho Biển Đông tại Washington DC, Hoa Kỳ.                         
http://images.firstcovers.com/covers/flash/n/no_more_dictator-1029701.jpg?i

Chương trình phát thanh ngày 13/10/2014


Không chê bai tuổi trẻ Việt Nam

Dân oan biểu tình trước Phủ Chủ tịch phản đối bắn phao hoa


Một nền giáo dục phản tiến bộ

Kỷ Niệm 1 Năm chương trình TKCCT khởi chạy lại



__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts