Ngô Nhân Dụng -
Chúng Tôi Muốn Biết Thành Ðô 2014
Thứ Ba, ngày 14 tháng 10 năm 2014
www.ducme.tv -Cà Phê Tối- Ns Trúc Hồ: Hướng về
sự vẹn toàn lãnh thổ và Quyền Con Người
Ngày hôm nay, hai
cuộc biểu tình được tổ chức tại Hà Nội và Sài Gòn, đòi đảng Cộng Sản Việt Nam
công bố các thỏa hiệp họ đã ký kết với đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Hội Nghị
Thành Ðô, Tứ Xuyên, năm 1990. Cuộc biểu tình này là hoạt động công khai đầu
tiên của phong trào “Chúng Tôi Muốn Biết.”
Ðảng Cộng Sản
Việt Nam sẽ đàn áp; và guồng máy tuyên truyền của họ sẽ tố cáo hai cuộc biểu
tình này là hành động chống Trung Quốc. Nhưng thực ra, mục đích của quý vị phát
động phong trào “Chúng Tôi Muốn Biết” không chỉ nhắm vào Trung Cộng. Mục tiêu
chính là Muốn Biết. Công dân bất cứ quốc gia nào cũng có quyền biết những người
cầm đầu đã và đang dẫn đất nước đi theo con đường nào. Ngày hôm nay, dân Việt
Nam đòi được biết rõ hơn về Hội Nghị Thành Ðô, liên quan đến Trung Cộng; họ có
quyền đòi biết rõ hơn về số nạn nhân trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất; và chắc
chắn người dân muốn biết số tiền bốn tỷ mỹ kim do công ty Vinashine vay rồi
thua lỗ, tiền bạc chạy đi đâu nhanh thế? Hội Nghị Thành Ðô chỉ là một trong
hàng ngàn chuyện người dân muốn biết. Lý do gây ra cuộc biểu tình ngày hôm nay
không phải chỉ là Hội Nghị Thành Ðô, mà là đường lối cai trị bí mật của đảng
Cộng Sản Việt Nam.
Một người xướng
xuất cuộc biểu tình Chúng Tôi Muốn Biết là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Ông giải
thích: “Từ khi đảng Cộng Sản lãnh đạo đất nước... theo kiểu của họ thì nhân dân
có được biết gì đâu. Chính sách, chủ trương của họ hoàn toàn bí mật. Từ những
năm 64-65 lúc thì ngả về Trung Quốc, lúc thì ngả về Nga. Những hiệp ước bí mật
của đảng cộng sản với Trung Quốc và Liên Xô cũng như các chính sách khác, nhân
dân hoàn toàn không được biết... ngay Quốc Hội mà [cũng] không biết được nữa là
nhân dân!”
“Chủ trương của
họ hoàn toàn bí mật,” điều này ai cũng phải đồng ý với ông Nguyễn Xuân Nghĩa;
kể cả những người làm việc trong Ban Tuyên Giáo hay làm cho đài BBC.
Không
những đảng Cộng Sản chủ trương bí mật, họ còn thường hãnh diện về tính chất bí
mật của họ. Một khối bí mật được Việt Cộng kiên trì bảo vệ, thường huênh hoang
khi đem ra khoe, là những bí mật trong đời sống của Hồ Chí Minh. Ba chục năm
trước tôi đọc một tập hồi ký của nhiều đảng viên Cộng Sản cao cấp viết về những
lần họ gặp Hồ Chí Minh, trước khi ông về hang Pắc Bó.
Cuốn sách tên là
Về Nguồn, mà nhà xuất bản giải thích đó là nghĩa hai chữ Pắc Bó. Tôi còn nhớ
tên mấy tác giả, như Phùng Chí Kiên, Lê Quảng Ba, Hoàng Văn Hoan, Trịnh Ðông
Hải, hình như có cả ông Giáp, ông Ðồng. Nói chung, họ thuật lại những lần họ
gặp và làm việc với ông Hồ; nhưng tôi không còn nhớ ông nào kể chuyện gì. Có
người đang ở Côn Minh, Vân Nam hay đâu đó, làm nhân, bỗng có một đứa bé đến đưa
cho tấm giấy, trên đó viết, đại khái: “Em hẹn gặp cậu ở... (trước một quán ăn
hay đầu một cây cầu trong thành phố).” Biết là đồng đảng hẹn gặp nhau, đúng
ngày giờ tới nơi thì chẳng thấy ai cả. Ðợi một hồi mới có một người đi qua, ăn
mặc như một phú gia Tàu, đeo kính gọng vàng, quần áo Tây phương chải chuốt, với
bộ ria đen nhánh. Ði qua đi lại mấy lần, “Xì thẩu” mới dừng chân, nói nhỏ bằng
tiếng Việt: “Ði với tôi.” Ði một quãng đường xa mới được cho biết, đó là Hồ Chí
Minh! Mỗi tác giả đều kể chuyện “Bác” với nhiều hành tung bí ẩn như vậy. Có lúc
trên đường đi từ Pắc Bó lên biên giới Việt-Trung, mọi người đều cải trang như
một gia đình đi kiếm ăn phương xa. Tới một làng người dân tộc thiểu số, có gia
đình đang khóc lóc vì đứa con hay bà vợ bị bệnh hiểm nghèo, “Bác” đã đóng vai
một ông thầy cúng chuyên trừ tà chữa bệnh. Tác giả kể ông Hồ đã thắp nhang, thì
thào khấn khứa với những thần chú không ai hiểu. Hai bàn tay ông bắt quyết, rồi
ông cất giọng hát một bài văn cúng bằng thứ tiếng nói của giống dân nào không
biết; hai tay cầm bó nhang múa may. Ðúng là hình ảnh một ông thầy cúng chuyên
nghiệp! Sau đó, “bác cháu” được đãi một bữa xôi, gà.
Ðọc cuốn hồi ký
Về Nguồn rất thích thú, không biết lúc đó nhà văn Trần Ðĩnh còn được mời viết
giúp mấy tác giả đó hay không! Nhưng cuốn sách đã đạt chỉ tiêu; ai đọc cũng
thấy Hồ Chí Minh không những đáng tự hào là người “giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê
Nin” sớm nhất, mà còn là một nhân vật xuất quỷ nhập thần như mới từ trong Thủy
Hử bước ra.
Bây giờ lại có
chuyện các cán bộ Tuyên Giáo Cộng Sản Việt Nam nêu thắc mắc. Họ không tin rằng
trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất ông Hồ lại bịt râu tới chứng kiến cuộc đấu tố bà
Nguyễn Thị Năm, như nhà văn Trần Ðĩnh kể trong cuốn Ðèn Cù. Vì Ban Nghiên Cứu
Lịch Sử Ðảng không thấy sự kiện đó được ghi chép ở đâu cả. Họ muốn kết luận
Trần Ðĩnh bày đặt ra câu chuyện để nói xấu lãnh tụ của họ.
Khi nghe nhà báo
BBC nhắc đến thắc mắc trên, tôi tưởng rằng vị cán bộ Tuyên Giáo muốn phủ nhận
việc ông Hồ đi coi đấu tố. Cho nên, trong bài trước mục này đã bàn rằng chuyện
ông Hồ có hay không đến xem cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm không quan trọng, mà
quan trọng nhất là quyết định “giết, hay không giết” nhà tư sản nổi tiếng đã
nuôi nấng, che chở cho bao nhiêu cán bộ cộng sản trong thời bí mật.
Nhưng sau
khi đọc bài trước, một độc giả đã viết nhắc nhở rằng quý vị cán bộ Tuyên Giáo
không coi chuyện ông Hồ có hay không đến coi đấu tố là quan trọng bằng chuyện
mô tả ông đã bịt râu! Bộ râu của ông Hồ đã trở thành một vật linh thiêng đối
với các cháu ngoan. Ðem bịt râu ông lại là một tội lớn. Có một họa sĩ trong nhà
tù “cải tạo,” muốn chứng tỏ mình đã quy thuận, bèn đi vẽ chân dung ông Hồ.
Trong nhà tù đâu có bút, mực, họa sĩ lấy than củi vẽ, thay thế nét bút chì. Ông
hí hửng đem nộp cán bộ, nghĩ rằng bữa sáng mai sẽ được phát thêm cho một cục
cơm cháy, không ngờ lại bị chửi! Anh vẽ Bác bằng que than đun bếp, đúng là anh
đã bôi nhọ Bác rồi!
Cho nên các cán
bộ Tuyên Giáo hậm hực, cáu kỉnh chỉ vì Trần Ðĩnh đã bịt râu ông Hồ! Nhưng trong
thời gian 1953 đó, nhiều lần ông Hồ đi thăm thú các nơi, chắc chắn ông phải cải
trang. Mà quan trọng nhất là phải che kín bộ râu của ông. Ông Hồ đã có lúc đóng
vai một phú gia để ria đen, đeo kính gọng vàng; có lúc ông còn làm thầy phù thủy
bắt quyết chữa bệnh, thì chuyện bịt râu có ghê gớm gì đâu mà phải lo! Quý ông
Tuyên Giáo hăng hái quá khích bảo vệ bộ râu ông Hồ! Ban Tuyên Giáo Bắc Hàn mà
nghe ai nói lãnh tụ muôn vàn kính yêu Kim Ỉn và Kim Ủn phải che mặt chắc cũng
phẫn nộ như vậy.
Chắc cũng trong
tinh thần đó, mới có tài liệu mới phổ biến, nói rằng “Ban Tuyên Giáo Trung Ương
Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã có lời giải thích với các chi bộ về Hội Nghị Thành
Ðô.” Theo tài liệu kể trên, Ban Tuyên Giáo đã cải chính một mối hoài nghi trong
dư luận dân Việt Nam. Họ minh xác rằng tại Hội Nghị Thành Ðô, “Trong hội đàm,
trao đổi không hề có vấn đề phía Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự, không
hề có cái gội là sự thỏa thuận rằng: “Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung
Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020...”, như thông
tin trên một số trang mạng, blog đã đưa...” Tôi không biết tài liệu này có xác
thực hay không, nhưng có gọi điện thoại hỏi Ban Tuyên giáo chắc cũng chẳng ích
lợi gì. Vì chính họ vẫn kiên định thực hành lời của Tổng Thống Nguyễn Văn
Thiệu: Ðừng tin những gì Ban Tuyên Giáo nói nhé!
Ngay trong mấy
dòng trên, Ban Tuyên Giáo đã tránh không nói đến một sự thật: Không phải chỉ có
“một số trang mạng, blog” đã đưa tin Việt Nam biến thành khu tự trị của Trung
Quốc; mà còn nhiều người đã lên tiếng trước, các blogger chỉ nhắc lại mà thôi.
Một người là Thiếu Tướng Lê Duy Mật, từng chỉ huy mặt trận Hà Giang trong cuộc
chiến tranh chống Trung Cộng năm 1979. Ông đã gửi thư cho các lãnh đạo đảng
Cộng Sản yêu cầu phải công bố những thỏa hiệp tại Hội Nghị Thành Ðô, để biết rõ
vấn đề Việt Nam biến thành khu tự trị, được coi là do các cơ quan báo chí Trung
Cộng như Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời Báo đưa ra. Ba tháng rồi, ông Tướng Lê Duy
Mật không nghe ai trả lời. Tháng trước, lại có 20 sĩ quan cao cấp viết thư nêu
lên cùng một thắc mắc. Ðại Tá Bùi Văn Bồng, một trong 20 cựu sĩ quan ký tên,
đặt câu hỏi rằng nếu Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu đưa tin như thế thì phải đập lại
ngay, nói rằng không hề có việc đó. Tại sao Trung Quốc đưa tin như thế? Ban
Tuyên Giáo cũng không trả lời.
Ví thử tài liệu
trên đây là không có thực, nghĩa là Ban Tuyên Giáo đảng Cộng Sản Việt Nam không
bao giờ cải chính gì về Hội Nghị Thành Ðô cả, thì người dân còn ngạc nhiên hơn
nữa. Vì trước một vấn đề sôi nổi trong dư luận dân chúng như thế, tại sao các
ông lại cứ ngậm miệng làm thinh, trong khi đó lại đi nêu thắc mắc về chuyện ông
Hồ bịt râu hay không bịt râu bao giờ? Cái bộ râu của ông Hồ quý, hay đất đai,
rừng biển của nước Việt Nam mới quý?
Những người tổ
chức cuộc biểu tình ngày hôm nay, cô Nguyễn Phương Uyên, cô Phạm Thanh Nghiên,
và ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tin rằng đất nước Việt Nam mới quý. Cho nên họ đòi
phải công bố những thỏa hiệp giữa Trung Cộng và Việt Cộng tại Hội Nghị Thành
Ðô.
Vì cũng như những người dân Việt yêu nước khác, họ biết lời ông Nguyễn Cơ
Thạch, một bộ trưởng Ngoại Giao, đã nói về Hội Nghị Thành Ðô, “Một thời kỳ Bắc
thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu.”
Từ Linh - Ðỗ Mười,
Người, Chuột, Cách Mạng Gõ
Thứ Ba, ngày 14 tháng 10
năm 2014
NHÂN TỐ BÍ ẨN
Ðỗ
Mười
|
Mấy hôm nay tôi cứ nghĩ về ông Đỗ Mười. Hơn nữa,
tôi tưởng tượng tôi là Đỗ Mười. Rồi tôi tự hỏi: Nếu là ông, tôi sẽ làm gì trong
cảnh đất nước bị Tàu uy hiếp này? Và câu trả lời là: Tôi không cần làm gì cả.
Hoặc, tôi có thể làm rất nhiều. Tùy tôi, cái tôi cá nhân, không phải cái tôi
tập thể do Đảng chỉ đạo. Tùy tôi là người hay là chuột.
Tôi thử đi tìm Đỗ Mười
nhưng chẳng thấy mấy. Bác cứ như “người bí ẩn”, như “nhân tố bí ẩn”, như “người
đi trên mây” ấy. Wikipedia phiên bản tiếng Anh bảo có rất ít thông tin về Đỗ
Mười, dù thông tin trên Wikipedia tiếng Anh về bác cựu Tổng Bí thư này dài gấp mười
lần bài trênWikipedia tiếng Việt.
Nhưng, có lẽ lý do chính
có ít thông tin về bác là vì bác thực sự không có gì đáng nói, tính theo tiêu chuẩn
“đáng nói” về một lãnh tụ trên thế giới, dù lãnh tụ ấy thành hay bại, minh quân
hay bạo chúa.
Có ý kiến cho rằng: Bác
Mười cũng giống như Xuân tóc đỏ – cậu trai nhặt banh sân quần, nhờ số đỏ mà lên
– bác Mười nghe đồn xuất thân hoạn lợn - Wikipedia nói bác vốn là thợ sơn nhà
(house painter) – nhờ có Đảng mà lên, và Đỗ Mười, hay Mười tóc bạc, cũng chẳng
khác gì Phiêu tóc tiêu, Mạnh tóc nhuộm, hay Trọng tóc trắng, nói chung tất cả
đều đỏ. Đó là ý kiến có chiều chế nhạo, vì xuất thân và may mắn là một chuyện,
còn việc họ làm lại là chuyện khác. Tôi vẫn tin một người không đáng kể là vì
người ấy không là, không làm, hoặc không có gì đáng được nhắc đến, chứ không vì
người ấy xuất thân hèn mọn hay số đỏ gặp hên.
MỘT ĐỖ MƯỜI
Nói như trên, thực ra
cũng hơi oan cho bác Mười. Vì bác vẫn có ít nhất là một điều hết sức “đáng kể”:
Bác là người duy nhất còn sống, trong số 90 triệu dân Việt đang sống, đã tham
gia mật nghị Thành Đô bên Tàu vào tháng 9 năm 1990. Các bác tham gia khác như
Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng đều quy tiên cả rồi. Và có tham gia thì chắc là
bác biết cả về thỏa thuận Thành Đô, được đồn đãi là thỏa thuận bán nước Việt
cho Tàu, đồng ý cho Việt trở thành phiên bang, thuộc quốc, vùng tự trị, hay
tỉnh lỵ gì đó của Tàu.
Nhưng, tuy là người duy
nhất biết rõ, đến giờ bác Mười lại không nói gì. Và như thế, đó sẽ là điều
“đáng kể” thứ hai về Đỗ Mười, lịch sử sau này không thể bỏ sót, nếu bác không
đột biến và quyết định mở miệng. (Cũng có khi tuy tham gia nhưng bác Mười lại
không biết gì, hoặc không được biết gì, và nếu vậy thì quả là không còn gì để
nói nữa.)
Đáng kể cũng vì trong
những tuần đầu sau ngày 1/5/2014, ngày Tàu cắm giàn khoan 981 ở Việt Nam, trong
khi cả nước sôi sục, dân xuống đường, trí thức lên tiếng… thì Đỗ Mười im lặng,
y như Nguyễn Phú Trọng im lặng, Lê Khả Phiêu im lặng, Nông Đức Mạnh im lặng, kể
cả Quốc hội cũng không dám ra nghị quyết lên án, không dám kiện kẻ quấy rối nhà
mình… Họ ứng xử cứ như Biển Đông là chuyện người, không liên quan đến mình, dù
các bác mấy năm nay vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường, không ai á khẩu.
Thực vậy, trong đám tang
Tướng Võ Nguyên Giáp ngày 13/10/2013, cả bốn bác Mười Phiêu Mạnh Trọng đều có
mặt nghiêm chỉnh, bộc lộ cảm xúc vừa phải, rõ ràng là không ai liệt giường.
Còn
bác Mười thì vào ngày 25/1/2014, tuy gần 100 tuổi nhưng bác vẫn có vẻ sung sức
và cười mãn nguyện khi nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng do ông Trọng trao, lưng
bác vẫn thẳng và khỏe để bắt tay ông Phiêu, ôm hôn ông Sang, nhận hoa ông Mạnh.
Bài “Đồng chí Đỗ Mười nhận
huy hiệu 75 tuổi Đảng” trên trang điện tử của
Chính phủ đăng cùng ngày còn trích lời ông Trọng khen bác Mười “Trong những năm
gần đây, tuy tuổi đã cao, nhưng đồng chí tiếp tục miệt mài nghiên cứu, tích cực
tham gia đóng góp nhiều ý kiến cho Đảng và Nhà nước.” Còn bác Mười nhân dịp này
cũng “… nguyện tiếp tục tuyệt đối trung thành với Đảng; nghiêm chỉnh chấp hành
Điều lệ Đảng, Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước; không làm điều gì
ảnh hưởng đến uy tín và thanh danh của Đảng; ra sức bảo vệ Đảng….”
Hỏi: Những vị như Đỗ
Mười tuy không làm được nhiều điều đáng kể cho dân cho nước nhưng vì sao họ cứ
tuyệt đối, nghiêm chỉnh, ra sức trung thành, chấp hành và bảo vệ Đảng thế nhỉ?
Đáp: Họ chỉ đang làm một việc đơn giản là “ăn cây nào, rào cây nấy.” Chắc là
vậy. Nhưng, phải chăng khi cây Đảng mãi đỏ, mặc cho cây đời mãi đen, thì dường
như bi kịch là đây, hài kịch cũng là đây.
TẬP THỂ BAO CHE ANH
Xét cho cùng thì những
vị như Đỗ Mười không làm được nhiều điều đáng kể, có lẽ, phần lớn cũng chẳng
phải lỗi tại họ, mà tại cái cơ chế nó thế, họ chỉ là lá nhỏ trên cây đỏ.
Cơ chế Đảng đẻ ra những
diễn viên, và các vị Tổng Bí thư, trong đó có Đỗ Mười, chỉ là những hình nhân
mấp máy môi, hoặc đi đứng đưa tay giơ chân theo mười ngón tay giựt dây của Đảng.
Và một khi tập thể kiểm
soát cá nhân thì một loạt câu hỏi được đặt ra: Vai trò của cá nhân nằm đâu?
Quyền của cá nhân nằm đâu? Cá nhân ấy có ‘vô nhiễm’ trách nhiệm không? Cá nhân
ấy có vô tội không khi Đảng phạm phải những sai lầm chết người, từ Cải cách
Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, xét lại chống Đảng, đánh miền Nam, đánh tư sản,
kinh tế mới, học tập cải tạo, thỏa thuận Thành Đô, xóa bỏ ký ức chiến tranh
chống Tàu 1979, thờ 16 vàng 4 tốt, khai thác bô-xít, cho Tàu thầu rừng đầu
nguồn, im lặng ngoan hèn khi giặc Tàu cắm giàn khoan, nhưng cùng lúc trấn áp bỏ
tù người biểu tình yêu nước…?
Rõ là khi tập thể bao
cấp trách nhiệm, thì cá nhân sẽ trốn chui trốn nhủi trong ngóc ngách của tập
thể để được an toàn. Trăm sự cứ việc đổ đầu Đảng, còn cá nhân gần như vô can,
“còn Đảng còn mình” nghĩa là còn Đảng là còn chỗ nấp an toàn.
Và khi đã là hình nhân,
thì hình nhân bằng đất, bằng bùn, bằng sắt, có xuất thân bần nông, đầu bếp, y
tá, thợ sơn, hoạn lợn hay thày giáo chăng nữa cũng chẳng có nghĩa gì. Cơ chế
Đảng vừa cho chỗ nấp, vừa cho phép những kẻ kém tài, bảo thủ, tâm tha hóa nhưng
khéo chơi trò chính trị, luôn tuyên bố “tuyệt đối trung thành với Đảng”… được
chiếm ghế lớn, quyền cao, được ngồi trên đầu dân, được múa may quay cuồng với
tư cách một cá nhân bất khả xâm phạm – dĩ nhiên là múa may quay cuồng trong tay
và dưới chân những kẻ sai bảo khác.
TẬP THỂ THIÊU SỐNG ANH
Tập thể bao bọc anh,
nhưng đó mới chỉ là một vế, vì nói ngược lại cũng không sai, bi và hài kịch
diễn ra cùng lúc.
Tập thể tuy bao che
trách nhiệm cho cá nhân, nhưng tập thể cũng có thể hy sinh cá nhân bất cứ lúc
nào. Tập thể có thể thiêu sống cá nhân như thiêu sống vật tế thần, nhân danh sự
ổn định và an toàn của tập thể. Chuyện “con hổ” Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên
Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Tàu, một thời bất khả xâm phạm vừa sa
bẫy là một ví dụ rất điển hình.
Với người dân cũng vậy,
dư luận trong dân có thể kết án Đảng chung chung, nhưng dân vẫn nhìn rất rõ
những cá nhân đang chui nhủi đàng sau lưng Đảng.
Và khi một tập thể sụp
đổ, như hàng loạt các Đảng Cộng sản đã sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô năm
1989-1991, thì những cá nhân sẽ hiện nguyên hình tội đồ. Nếu mượn cách ví von
mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng thì có thể nói: Những tội đồ hiện nguyên hình
ấy gợi nhớ hình ảnh những con chuột lột, ướt nhão thảm hại và run lẩy bẩy trước
ánh mắt mọi người nhìn vào, đúng lúc cái bình (phong) là Đảng vỡ tan tành.
Có lẽ, đó chính là điều
mà các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đang trăn trở, vào lúc cái bình phong
rách nát không còn che chắn được bao lâu nữa cơn cuồng phong là sự phẫn nộ của
dân chúng. Có lẽ đó cũng là điều mà bốn vị Tổng Bí thư cũ và mới đang trăn trở.
TRƯỜNG KỲ IM LẶNG
Cũng không chỉ bốn ông
Mười Phiêu Mạnh Trọng, nhiều trí thức đã từng trăn trở điều vừa kể, có vị trí
thức còn đề nghị cả một kế sách cho bác Trọng thoát hiểm con tàu Titanic Đảng
đang chìm. Ngày 23/6/2014, nhà trí thức Hạ Đình Nguyên đã lên tiếng khuyên ông
Nguyễn Phú Trọng từ chức. Kết bài “Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng trở thành thái hậu Dương Vân Nga, tại sao không?” ông Nguyên viết:
“Gỡ nhục cho mình,
tháo ách cho nước, làm đối phương kinh ngạc, giá như Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng cùng nhân dân xoay trục, mà khẳng khái đứng dậy trao ghế cho người khác,
như Thái hậu Dương Vân Nga đã làm! Đất nước sẽ phát triển, Biển Đông sẽ bình
yên, thế đứng của Việt Nam sẽ bền vững. Và ông sẽ được toàn dân xem xét, có thể
được tôn vinh về nhân cách. Bám ghế thêm hai năm, rồi thui thủi ra về với một
linh hồn rách nát, phỏng thân thế sự nghiệp có ra gì! Cái vinh quang chân chính
sao không nắm lấy?”
Nhưng bác Trọng vẫn im
lặng. Hay là bác cũng có ngẫm nghĩ? Rồi từ đó đến nay, nhiều người tâm huyết đã
tiếp tục lên tiếng, đưa ra những lời kêu gọi, nhưng ông Trọng, ông Sang, ông
Dũng, ông Mười, ông Phiêu, ông Mạnh vẫn đều đều im lặng.
Họ im lặng khi ngày
28/7/2014, 61 đảng viên tâm huyết với Đảng gửi “Thư ngỏ” đến Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể Đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam (ĐCSVN), yêu cầu:
“Trước tình thế hiểm
nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ
động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội,
chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế
chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa…”
“Là người chủ đất
nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam
– Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận
Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc
Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…”
Họ tiếp tục im lặng như
không có gì xảy ra khi báo mạng Dân Quyền ngày 13/8/2014 đăng
bài “Bí mật Thành Đô: sao
không hỏi ông Đỗ Mười” của tác giả Trần
Phi Đông. Xin trích:
“Ông Phạm Văn Đồng đã
mang tiếng với công hàm 1958 và đã quy tiên. Ông Nguyễn Văn Linh cũng đã chết
từ lâu. Người biết nhiều thông tin nhất về hội nghị Thành Đô là ông Hồng Hà
cũng đã qua đời…”
“Còn một người duy
nhất vẫn còn sống, và nghe nói tuy tuổi cao nhưng vẫn còn khỏe và minh mẫn: ông
Đỗ Mười ở ngay đường Phạm Đình Hồ, Hà Nội.”
“Sao thiếu tướng Lê
Duy Mật, đại tá Nguyễn Đăng Quang và 61 vị đảng viên trong nhóm TN61 không đến
chất vấn ông Mười?”
“Sao người dân không
kéo đến trước nhà ông Đỗ Mười và cử đại điện vào chất vấn ông?…”
“Đến hỏi ông Đỗ Mười
đi. Đến ngay kẻo muộn!”
“Dẫu ông Mười không
nói gì như ban lãnh đạo hiện thời của Đảng CSVN thì sự hiện diện của người dân
trước nhà ông đòi chất vấn ông cũng có rất rất nhiều ý nghĩa.”
Họ im lặng khi ngày
2/9/2014, 20 cựu sĩ quan lên tiếng trong “Kiến nghị của một số
cựu sĩ quan Lực lượng Vũ trang Nhân dân gửi Lãnh đạo nhà nước và Chính phủ
CHXHCN Việt Nam”:
“Là người chủ và
người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác
hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân
dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ
trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và
chủ quyền của Quốc gia… yêu cầu Chủ tịch [Trương Tấn Sang] và Thủ tướng cho
chúng tôi và Nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990.”
Kiến thì kiến, nghị thì
nghị, các bác vẫn một mực im lặng, cứ như “im lặng theo Đảng là vàng.” Hay, như
trên đã nói, các bác thực ra chỉ là hình nhân, không bị giựt dây thì cứ nín
lặng, rũ xuống, vô hồn?
IM LẶNG LÀ LỬA
Nhưng, bình tĩnh mà xét
thì sự im lặng của các bác chỉ là một phản ứng thụ động, theo thói quen, đầy
tính chủ bại, và rất nguy hiểm cho bản thân các bác. Im lặng không là vàng, mà
là lửa sẽ thiêu rụi kẻ ngậm miệng khi dân cần họ nói.
Bác Đỗ Mười, cũng như thất
cả các vị khác, đều có thể nhân danh cá nhân mình và lên tiếng, lên tiếng để
rửa sạch vết nhơ đã im lặng đồng lõa với sai lầm. Đó là cơ hội cuối cùng, trước
khi quá trễ.
Ngoài tư cách Đảng viên,
tư cách lớn nhất của các bác là tư cách công dân nước Việt, hơn nữa, tư cách
của một con người, và đã là người thì cần biết tôn trọng sự thật và biết lo
toan cho sự an nguy của cộng đồng.
Bác Mười cũng chỉ là dân
nằm dưới luật pháp cơ mà. Hay là bác và Đảng hồi nào giờ vẫn ngồi ngoài, ngồi
trên, ngồi chồm hổm trên luật pháp và dân vẫn mặc kệ?
Chợt nghĩ, sao Quốc hội
không yêu cầu Đỗ Mười lên tiếng, và nếu bác bất tuân thì phải xử như mọi người
bất tuân khác. Hay Quốc hội không làm được vì bác Mười và các vị trong Bộ Chính
trị đang có “kim bài miễn tử” bất khả xâm phạm? (Gần đây, trong khi nhà báo
Gordon Chang – trên National Interest, 24/8 – nói Tập Cận Bình đang “xé nát” Đảng Cộng sản Tàu vì chống tham nhũng không chừa cả Ủy viên
Ban Thường trực Bộ Chính trị, thì nhà báo đấu tranh dân chủ nổi tiếng ở Hoa
lục, La Xương Bình (Luo Changping) – trên Foreign Policy, 6/8 – lại
yêu cầu Tập phải mạnh dạn “xé” nát kim bài miễn
tử rốt ráo hơn nữa,
vì mọi người, bất kể đó là ai, đều phải nằm dưới pháp luật.)
Vấn đề nằm ở chỗ này: Vì
sao Đảng, Bộ Chính trị và các ông Tổng Bí thư mới cũ cứ im lặng trường kỳ trước
lời kêu gọi đổi mới chính trị, bỏ chủ nghĩa, trả tự do cho tù nhân lương tâm,
đối thoại với dân, bạch hóa thông tin, báo chí tự do, bầu cử tự do, tam quyền
phân lập… dù nhiều người đã khuyến cáo đó là lối thoát duy nhất, là sinh lộ giữa
đất chết, cho nước, cho dân, cho cả Đảng?
SƯỚNG NGAY
Chợt xem truyền hình,
tôi biết được thêm một chút về tâm lý con người, và điều này hé mở giải đáp cho
câu hỏi trên. Tóm tắt là: Bác Đỗ Mười, cũng như các lãnh đạo Đảng khác, im lặng
trường kỳ trước lời kêu gọi và ta thán của dân là vì các bác không thể “hoãn
cái sự sung sướng” của quyền lực trước mắt, dù là để cho toàn dân, toàn Đảng và
bản thân có thể sung sướng gấp trăm sau này. Nói nôm na thì họ muốn “sướng
ngay”, thay vì phải “chống cám dỗ hôm nay” để “mai sướng”.
Chuyện được kể trên kênh
NatGeo (National Geographic) trong loạt chương trìnhBrain Games, Mùa 3, chiếu vào đầu tháng 10/2014.
Có 9 đứa trẻ 6 tuổi, các
bé đứng trước một thử thách đơn giản: Nếu nhịn thèm được 15 phút trước một cái
bánh kem ngon lành, thì mỗi em sẽ có không phải một, mà là ba cái bánh kem ngon
lành. Nói cách khác, nhịn một thì được ba, và chỉ cần nhịn 15 phút.
Thử thách bắt đầu. Từng
trẻ, trong căn phòng riêng được quan sát từ kiếng ngoài, tự đưa ra chiến thuật
chống thèm cho riêng mình:
Bé thì đọc 24 chữ cái
a,b,c,d,e,f… Bé thì đếm số 1,2,3,4,5,6…
Nhưng 24 chữ cái thì đọc
khoảng 45 giây là xong, không giúp bé trụ được 15 phút, và càng đếm thời gian
thì càng thấy thời gian qua lâu hơn. Cái bánh thì nằm đó hớ hênh mời mọc, 15
phút nhịn dài không chịu được.
Có hai bé trai cùng ngồi
một phòng, hai bé khuyến khích nhau kiềm chế. Bé thứ nhất bảo: “Đừng ăn!” Bé
thứ hai đáp: “Yeah! Tớ sẽ không ăn, tớ nghe cậu!”
Trong khi đó, một bé gái
cố chống thèm bằng cách đẩy ghế ra thật xa chiếc bàn có bánh, bé hiểu “xa mặt
thì cách lòng”. Phút thứ 11 trôi qua, phút thứ 12 trôi qua. Nhưng đến phút 13,
bé lại từ từ nhích ghế, nhích ghế gần lại chiếc bàn có bánh… Rồi khi đến nơi,
thay vì dùng tay, bé gục mặt xuống, dùng miệng ngoạm chiếc bánh mà ăn ngon
lành. Có lẽ bé nghĩ nếu không dùng tay thì không phạm lỗi, nào ngờ “toeeeee…”
tiếng còi báo thất bại reo lên, bé thua cuộc khi chỉ còn 1 phút nữa là hết!
Với hai bạn trai ‘phối
hợp tác chiến’ trên kia thì sau 14 phút trôi qua, bỗng cậu bé bên phải đổi ý.
Không hiểu sao, cậu vội vàng cầm chiếc bánh nhét hết vào miệng nhai ngồm ngoàm,
như vừa ăn vừa giấu. Trong khi cậu bên trái tay cầm bánh, nhưng dứt khoát không
ăn, và chiến thắng.
Kết quả là trong 9 trẻ
trải qua thử thách chống thèm, có 5 bé thành công, nhịn ăn bánh trong 15 phút,
để được hưởng gấp ba.
THUA CHẮC
Kết thử thách, người dẫn
chương trình vừa kể đưa ra hai nhận xét đáng chú ý:
Thứ nhất: Chiến lược
chống cám dỗ chỉ bằng ý chí, tức cứ ngồi trước cám dỗ rồi bụng bảo dạ phải cầm
lòng là một chiến lược tất thua và thua tất! Cần biết rời xa cám dỗ, làm cho
đầu óc mình bận rộn với việc khác, quên cám dỗ đi.
Thứ hai: Khả năng chống
cám dỗ (khổ trước, sướng sau), trong quá trình tiến hóa của người, mới chỉ được
phát triển 200.000 năm nay ở bán cầu não trước, trong khi bản năng buông mình
theo cám dỗ để được sướng ngay lại là bản năng thâm căn cố đế của con người từ
thuở hồng hoang triệu triệu năm trước.
Rút lại thì chống cám dỗ
(khổ trước, sướng sau), hoặc buông theo cám dỗ để mình bị dụ dỗ (sướng ngay,
bất kể ngày mai) nói lên khả năng tiến hóa của một con người, và có lẽ cũng nói
lên sự trưởng thành hay trẻ con của cả một dân tộc.
Lịch sử loài người có lẽ
cũng sẽ đánh giá một dân tộc, hay các cá nhân, bằng tiêu chuẩn đơn giản đó
thôi: Họ có dám chịu khổ hôm nay vì sự thật, tình thương, nhân quyền, dân sinh,
dân trí, dân chủ ngày mai, hay chỉ biết sướng ngay hôm nay bất chấp đó là cái
sướng của kẻ nô lệ quỳ gối, hay của thú vật chỉ thích chăm sóc cho cái bụng, bộ
phận sinh dục hay bộ lông, ổ nằm của mình.
CÁCH MẠNG GÕ
Nếu biểu tượng của cuộc
biểu tình Chiếm đóng Trung Tâm ở Hong Kong vào tháng 10/2014 là người cầm dù,
thì biểu tượng của cuộc đấu tranh vì sự thật và tình người, vì lương tâm và dân
chủ ở Việt Nam có lẽ là hình ảnh của người đàn bà nông dân, áo bà ba, quần
thụng, đi dép, đầu đội nón, đặc biệt là bà đưa bàn tay lên gõ cửa nhà các vị
lãnh đạo. Đó sẽ là cuộc “Cách mạng gõ”, hoặc “Cách mạng mõ”.
Ngoài ca hát, hô khẩu
hiệu, người biểu tình có thể mang theo mỗi người một thanh tre và một chiếc dùi
nhỏ, để vừa đi vừa gõ, như người gõ cửa, như thằng Mõ. Hàng chục, hàng trăm
nghìn tiếng gõ sẽ vang lên, gõ để đánh thức lương tâm người cộng sản, để họ rời
chỗ nấp sau tấm bình phong rách nát, hay chỗ nấp trong cái bình vôi méo mó chật
chội, để đứng thẳng dậy, thoát kiếp chuột hèn và ướt mèm, vươn vai trở lại làm
người, làm người dân.
Ngày mai, sẽ có đứa cháu
của ông Đỗ Mười, 17 tuổi, có thể cũng tên Phong như Hoàng Chi Phong, đến gõ cửa
nhà ông, hỏi ông về Thành Đô. Rồi sẽ có một trong 61 Đảng viên ký Thư ngỏ ngày
28/7 đến nhà ông gõ cửa. Rồi sẽ có một hay mười vị cựu sĩ quan viết Kiến nghị
ngày 2/9 đến nhà ông gõ cửa. Nói chung, hễ công an ngơi canh gác lúc nào là sẽ
có người đến gõ cửa nhà ông Đỗ Mười lúc đó. Rồi có thể sẽ có hàng trăm, hàng
ngàn người, trong đó có rất đông các phụ huynh chở con mình đi học, tụ tập
trước nhà ông lúc 6 giờ mỗi sáng để gõ tre, gõ mõ đánh thức ông dậy. Mỗi người
cũng có thể sẽ mang theo một hòn cuội nhỏ, đặt trước nhà ông. Rồi nhiều mùa lá
đỏ héo úa trôi qua, lâu ngày cuội nhỏ sẽ thành gò to, dưới chân gò sẽ có tấm
bảng ghi “Nơi đây ngày trước là nhà ông Đỗ Mười”.
(Cũng xin mở ngoặc để
kết, có lẽ không thừa: Vì ông Đỗ Mười là người duy nhất sót lại của Thành Đô,
ông cũng nên hết sức cẩn trọng, biết đâu đang có thế lực đen tối nào đó muốn
ông im lặng vĩnh viễn.)
© 2014 Từ Linh & pro&contra
Đoàn
Nam Sinh - Vỡ nợ... chuông sắp gióng, giờ sắp điểm!
Thứ
Hai, ngày 13 tháng 10 năm 2014
Chả cần phải là nhà
kinh bang tế thế gì thì ai cũng thấy, tiền xuất khẩu không thể bằng
chi ra để nhập khẩu. "Tổng số dư ngoại tệ do xuất cảng của VN
không đủ để nhập ...thuốc tây". Lời của nhà lãnh đạo ngoại thương
đấy.
Thế thì in tiền ra trên cơ sở gì ? Sản xuất, dịch vụ và
khai thác tài nguyên. Sản xuất nông nghiệp nhé, có hơn tiền nhập
thuốc sâu phân bón nhưng không bù được cho mất mát tài nguyên và tác
hại môi trường, kể cả con người.
Sản xuất lâm sản toàn nhập gỗ về, kể cả nhập theo kiểu
"nhập nhằng" bên Lào, bên Kam. Rừng đâu nữa ? Đất rừng giờ
trồng keo bán dăm gỗ giấy, chẳng khác gì trồng mì trên đất nông
nghiệp, chẳng bù cho đất sẽ kiệt.
Công nghiệp và tiểu thủ công chết dở. Bốn năm mươi năm nay
chỉ ăn vay chứ có sáng tạo được gì. Nếu có cũng mướn pa-tăng của
người ta, nhờ nhượng quyền của người ngoài. Hầu hết chỉ gia công,
bán sức lao động không chuyên giá rẻ.
Dich vụ thì thôi nhé, như ngành du lịch thì khách du chỉ
một đi không trở lại, vì có gì cải tiến mới lạ đâu, ngoài bán cái
cảnh quan, không khí. Chuyện dịch vụ này nhiều nổi. Không có sex thì
không có tourism. Luật lệ lôi thôi, thì chết. Ngành nào cũng chết vì
hành lang pháp lý dở hơi, chỉ vòi bên nguyên moi bên bị.
Chỉ cái luật vận chuyển hàng hóa đường thư, đường bay,
đường biển đến giờ chưa ổn. Xảy ra việc thì cứ tham khảo thông lệ
quốc tế, luật quốc tế, ta thì không, chết chưa. Nhỡ bị thiệt hại
hãng vận chuyển chỉ đền cho có lệ.
Khai thác tài nguyên thì bán rẻ bèo. Cụ thể tỉnh X cấp
hơn 200 giấy phép khai thác, thuế thu được mỗi năm 4 tỉ (chắc hơn
nhiều nhưng vào túi riêng). Không đủ tiền sửa đường, mà làm đường
thì xin trên bộ.
Ta chỉ xuất thô, không chế biến gì thêm vì chế biến kiểu
gì, bán cho ai cũng phải mua công nghệ của họ. Phức tạp. (Quan trên
ngu lâu, khó thuyết phục). Bán thô thì trên dưới nghe dễ thủng, OK
ngay. Duy chỉ có xuất phụ nữ đi "lấy chồng", xuất ô-sin,
xuất cơ bắp,...là lãi trọn.
May mà nhờ người vượt biên, người lập nghiệp xa xứ, kể
cả ô-sin, gái đĩ gửi kiều hối cho nhà, không thì chết tươi ngay.
Bao lâu nay làm đường sá, xây cầu cảng, mở rộng đô
thị,...bằng tiền vay. Vay bao nhiêu, nợ công đến đâu thì chính phủ
ngậm hột thị, dấu như mèo dấu cứt. Sao khó minh bạch thế ? Đơn giản thôi
vì vay chủ yếu từ bên Tàu, thế chấp bằng non nước. Nói ra sợ dân
tình nổi loạn, chửi cho là cõng rắn..., là rước voi..., là mãi quốc
cầu vinh thân phì gia,...
Cho vay/ đầu tư được thì cột được: Đầu tư vào Bảo Tàng
thì nắm được ngành Văn hóa; đầu tư công nghệ truyền hình thì nắm
được bộ Thông tin truyền thông, báo chí; đầu tư vào sách, vào máy
tính bảng thì nắm được ngành Giáo dục;... Cho vay làm cao tốc Pháp
vân, Lào Kai, Quảng Nam, Dầu Giây,...rồi sẽ Hà đông, Quảng Ninh, Lạng
sơn,... đủ cột cả bộ KH&ĐT, bộ GTVT,...
Kế hoạch bao lâu nay của Tàu là dùng tiền và thể chế
chính trị để thực hiện 4 thông: Thông đường (đường bay, đường bộ và
đường biển), thông hàng (nhập hàng quá cảnh), thông tiền (dùng ND tệ)
và thông quân (lực lượng bảo vệ quyền lợi quốc ngoại). Là hết, Việt
Nam trở thành phiên thuộc.
Gần đây Quốc Hội lộ tin vay chủ yếu để ăn xài, thực chất
là để trả lương cho một bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả, lại nhũng
lạm khắp nơi. Râm ran chuyện vỡ quỹ Bảo hiểm Xã hội, rồi đáo nợ nọ
kia không trả nổi. Thực số mỗi đầu người gánh nợ công khoảng ngàn đô
là thấp, nhưng cứ dấu giếm mãi. Bình ruồi bảo chỉ 2-3 trăm, nay thú
thực hơn 5 trăm ngàn tỉ nợ xấu.
Đã có hàng trăm thứ thuế phí bổ đầu người dân, mà đi
học vẫn phải mua chữ, đi viện vẫn mua chỗ nằm, cơm thuốc. Mà lại mua
đắt nữa chứ. Có "thiên đường" nào táng tận thế này trên
cõi người không ?
Nào là bẫy thu nhập trung bình, nào là già háp,...đủ
mọi lời, mọi cấp, từ giới khoa học trong nước cho đến nhà kinh tế
thân hữu cảnh báo, nhưng trển vẫn không nghe ra. Giặc xây sân bay, hải
cảng trên đất cướp của nhà mình cũng không dám kêu kiện. Sợ nó đòi
nợ thì lộ bem chuyện nhân nhượng từ thời '91.
Nhưng rồi cũng phải nói thật ra, khi dân thôi hợp tác với
nhà nước. Kệ họ, chẳng ai quan tâm. Hỏi cả bộ máy công sai này sẽ
sống bằng gì, sống ở đâu ? Ai cho vay nữa mà vay. Chỉ ngưng kiều hối
3 tháng là tiêu tán đường.
Vỡ nợ là chuyện chắc chắn, trong tương lai gần. Có dám
đứng đầu gió để đưa đất nước qua cơn hay quỵ hẳn thì cũng chính lúc
này.
Toàn Đảng, toàn quân và toàn thể dân nước ơi, chuông sắp
gióng, giờ sắp điểm.*
Lê Diễn Đức (RFA) - Phủi tay, lẩn trốn và bao biện
Thứ Ba, ngày 14 tháng 10 năm 2014
Tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành đại dịch không thuốc chữa. Lấy tiền
ngân sách tức là tiền thuế của dân, vay vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng và
phát triển đất nước, vừa được tiếng thơm là làm đất nước thay đổi, nhưng cũng
là cơ hội bằng vàng để các quan chức rút ruột công trình bỏ túi riêng.
Nhưng ăn mà biết nhìn trước nhìn sau đã đành, đằng này đã ăn bẩn
nhưng khi sản phẩm tạo ra có vấn đề thì "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ
túi".
Vụ đứt cầu treo ở Lai Châu gây thiệt mạng 9 người và hàng chục
nguời bị thương là một tai nạn nghiêm trọng.
Thoạt đầu người ta đổ lỗi cho đoàn người đưa tang đông, đi không
đều bước để xảy ra cộng hưởng tải trọng lên cầu. Nhưng cuối cùng, sau khi điều
tra Bộ Giao thông Vận tải đã khẳng định, "việc chế tạo ắc neo tăng đơ có
hai sai sót lớn là không đúng thiết kế và không tuân thủ quy trình kỹ thuật.
Cụ
thể, tiết diện ắc neo thực tế tại vị trí nhỏ nhất khoảng 25 cm2 chỉ bằng khoảng
50 % tiết diện chịu lực thiết kế; bề mặt lỗ ắc neo tăng đơ lồi lõm, biểu hiện
không được gia công chế tạo đúng yêu cầu kỹ thuật, có khả năng khi chế tạo đã
sử dụng biện pháp gia nhiệt thổi thủng chiều dày. Điều này sai với chỉ dẫn kỹ
thuật trong hồ sơ thuyết minh thiết kế do Tư vấn thiết kế là Công ty tư vấn
công nghiệp Lào Cai lập".
Biết rõ vậy mà sự việc cũng nhanh chóng chìm vào
im lặng. Không thấy một ai chịu trách nhiệm, kỷ luật. Một sự vụ đáng ra phải
được lập hồ sơ truy tố những người thiết kế, thi công. Nhưng rồi dân chúng chỉ
kêu ca và tuyệt vọng, bởi vì quyền làm cho ra nhẽ không nằm trong tay họ.
Vào mùa mưa năm 2013, các nhà máy thủy điện miền Trung đã xả lũ,
dân bị chết trôi hàng chục người. Đây là một tội ác. Nó không chỉ diễn ra vào
năm nay mà trong những năm trước đều có tình trạng xả lũ bừa bãi để bảo vệ đập
nước, làm chết người, phá huỷ hoa màu. Xả lũ đương nhiên phải có người thực
hiện, theo lệnh của ai, vào thời điểm nào. Nếu điều tra đến nơi đến chốn sẽ
không khó tìm ra thủ phạm.
Một bài viết trên "Baodatviet.vn" đã lên tiếng: “Bộ Công
thương thay vì nhận lỗi lại loanh quanh phủ nhận, bênh vực thủy điện, Bộ Công
thương phải chịu trách nhiệm, không thể đẩy trách nhiệm cho người dân”.
Và rốt cuộc người ta kết luận rằng, việc xả lũ đã làm đúng quy
trình!
Đúng với cái quy trình gây ra cái chết cho hơn năm chục người,
chưa kể các tổn thất vật chất khác! Mạng người dân lao động rẻ rúng như con vật.
Trên thế giới có nhiều công trình thuỷ điện, nhưng không thấy đâu
có nhiều vấn đề như ở Việt Nam, đặc biệt nhà máy thuỷ điện nào cũng tồn tại
nguy cơ vỡ đập vào mùa mưa. Người ta đã làm gì với toàn bộ thiết kế, thi công?
Hay cũng làm đúng "quy trình"?
Khắp nước Việt Nam, nhiều con đường cao tốc được xây dựng làm thay
đổi bộ mặt đất nước, nhưng ngặt một nỗi giá thành thì cao ngất nhưng đưa vào sử
dụng thì chỉ một thời gian ngắn đều bị lún, nứt thảm hại. Con đường cao tốc dài
nhất Việt Nam, Nội Bài-Lào Cai, khánh thành chỉ sau hai ngày đã có đoạn nứt
toác dài tới 70 mét.
Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Nguyễn Văn Nên nói rằng vết
nứt đó “không là một vấn đề lạ”! Mỉa mai quá, không có gì lạ thật!
Bộ Giao Thông Vận tải sau khi kiểm tra thì cho hay rằng, các khâu
thiết kế, thi công đều thực hiện đúng quy trình! Đã đúng quy trình thì cho dù
nứt, lún cũng chẳng có ai chịu trách nhiệm!
Lại còn vứt tiền vô tội vạ! Dự án Làng Văn hoá - Du lịch các dân
tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) đầu tư hơn 3.200 tỷ, với hai đường lớn 6 làn ô
tô, trải nhựa rộng thênh thang, nhưng hiện không một bóng người qua lại, nhà
chờ xe, lan can ven đường hoen gỉ, xiêu vẹo, như một khu bỏ hoang. Thành phố Hà
Nội từng tuyên truyền là "nơi tái hiện những giá trị văn hoá đặc sắc của
54 dân tộc Việt Nam để giới thiệu với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, là
điểm tham quan lý tưởng cho nhân dân trong nước cũng như khách du lịch quốc tế
và là biểu tượng sinh động để các nước trên thế giới hiểu được chính sách dân
tộc của Việt Nam"!
Trên Facebook, nhà văn Nguyễn Đình Bổn viết:
"Bất kỳ ai, nhìn thấy bức ảnh được chia sẻ trên facebook này
đều cảm thấy phẫn nộ và bất lực. Người mẹ trẻ đi xe máy chở con, có vẻ như học
mẫu giáo trở về nhà, trên con đường của một thành phố lớn nhất nước, thành phố
được ngợi ca "văn minh hiện đại" đã gần như chìm trong dòng nước lũ.
Một chiếc xe hơi trờ tới, dù bị ngã, hình như đang kẹt chân, nhưng người mẹ trẻ
vẫn dùng một bàn tay để chặn đầu chiếc xe hơi, cố bảo vệ con mình, trong khi đó
bàn tay bé bỏng của em bé, thảng thốt níu lưng áo mẹ khi cơ thể em gần như chìm
sâu trong nước, trong sự tuyệt vọng!
Ai chịu trách nhiệm về vần đề này? Báo chí từng đăng tải những ông
quan đầu ngành ngành thoát nước đô thị nhận lương trên cả tỷ đồng/năm. Họ ngồi
đó để làm gì và khi thành phố chìm sâu trong nước thì đổ thừa do mưa lớn hay
triều cường?
Ai là người chịu trách nhiệm khi chấp nhận xây dựng khu đô thị Phú
Mỹ Hưng mà có nhiều kỹ sư và nhà khoa học từng phản biện, chỉ ra rằng làm như
vậy chính là xây một con đê vĩ đại ngăn sự thoát nước về phía trũng của Sài
Gòn? Và điều này đã trở thành nhãn tiền khi Sài Gòn mưa là ngập, mưa lớn là có
"sóng bạc đầu" trên đường phố?"
Ngập nặng sau cơn mưa lớn ở Saigon
Gần đây nhất, hôm 8 tháng 10, 2014, đập chứa bùn đỏ của dự án
bauxite Tân Rai bị vỡ, lượng bùn bị tràn ra ngoài và đổ xuống cuối hồ Cai Bảng
ước khoảng 5.000 m3.
Ông Nguyễn Văn Ngữ, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Lâm
Đồng, cho biết, không gây thiệt hại về người và thiết bị và mẫu nước tại hồ
thải quặng bị vỡ với độ PH trung tính (6-7), không có hóa chất, không độc hại,
không gây ảnh hưởng sinh thái trong lòng hồ và không gây thiệt hại đến vườn
tược, hoa màu của người dân.
"Đây là bùn đất đỏ đã qua lắng rửa nên hoàn toàn không độc
hại, không phải bùn đỏ đang trong quá trình khai thác", ông Ngữ nói.
Thế nhưng, ông Nguyễn Thành Sơn, người có nhiều
gắn bó với dự án Bauxite Tây Nguyên, hiện là giám đốc quản lý dự án Than đồng
bằng sông Hồng, lại nói khác:
"Ở dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều có hai loại chất thải: chất
thải của nhà máy alumina là bùn đỏ độc hại và nguy hiểm, chất thải của nhà máy
tuyển quặng bauxite là “quặng đuôi” cũng độc hại, nhưng ít nguy hiểm hơn. Nếu
ai đó khẳng định hồ thải quặng đuôi không nguy hại là không đúng. Bất cứ hồ
(bãi) thải quặng đuôi nào cũng nguy hại, do có chứa rất nhiều khoáng vật của
kim loại nặng và hợp chất hóa học khác nhau chưa được xử lý. Về mặt lý thuyết,
hồ thải quặng đuôi chỉ ít nguy hại hơn hồ thải bùn đỏ".
"Người dân “hoang mang” không đáng lo ngại bằng việc cách đây
chưa đến một tháng, hội Khoa học công nghệ Mỏ của Tập đoàn Than (TKV) còn có
văn bản báo cáo với Đảng, Chính phủ, và Quốc hội rằng: hồ bùn đỏ ở Tân Rai đều
“trong tầm kiểm soát”.
"Đơn giản như hồ thải quặng đuôi mà còn bị vỡ, không kiểm
soát được, thì ai dám tin rằng hồ bùn đỏ “trong tầm kiểm soát”! Chủ quan, và ấu
trĩ của Tập đoàn Than là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “đi
vướng núi, về mắc sông” của cả hai dự án bauxite hiện nay", ông Sơn nói.
Dự án Khai thác bauxite Tây Nguyên đã gây ra nhiều ý kiến tranh
cãi không những về việc sử dụng công nghệ Trung Quốc lạc hậu, mà còn vấn đề an
ninh, quốc phòng, hiệu quả kinh tế, hậu quả xã hội và tác động đối với môi
trường sinh thái.
Theo ước tính của một số chuyên gia, giá bán alumin FOB (tại cổng
nhà máy) khoảng 340 USD/tấn trong khi giá thành sản xuấtlà 375 USD/tấn. Giá
xuất khẩu alumin của Vinacomin tính từ bờ biển tối đa khoảng 345 USD/tấn. Nếu
tính chi phí tiêu thụ (vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt) khoảng 25 USD/tấn và thuế
xuất khẩu 20%, mỗi tấn alumin sẽ lỗ khoảng 124 USD. Nếu được miễn cả thuế xuất
khẩu thì mỗi tấn alumin sẽ lỗ ít nhất 55 USD, tức lỗ ít nhất 33 triệu USD mỗi
năm.
Chỉ mỗi việc đào tài nguyên lên bán mà phải chịu lỗ lại gánh theo
hậu quả môi trường do làm ăn tắc trách. Khi có lũ quét chưa biết sẽ ra sao.
Nhưng "chủ trương lớn của Đảng" thì cứ làm, bởi vì có làm thì mới có
"ăn'!
Khi đồng tiền chia chác đã nằm yên trong két hay ở các tài khoản
nuớc ngoài, phủi tay, chạy trốn trách nhiệm và bao biện là nghề chuyên nghiệp
của quan chức cộng sản Việt Nam. Một vài con thiêu thân hạng quèn như trong vụ
PMU 18 hay Vinashine, Vinalines... mang ra xử chỉ là trò trình diễn mị dân, giả
dối.
No comments:
Post a Comment
Thanks