Việt
Nam 'ở thế khó xử với Trung Quốc'
- 14 tháng 10 2014
Trả lời phỏng vấn với
BBC tiếng Việt trong buổi nói chuyện ra mắt sách 'South China Sea: the Struggle
for Power in Asia' tại Trường SOAS, London chiều 13/10/2014, ông Bill Hayton
cũng nói về khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu cho cuốn sách.
Bill Hayton:
Khi tôi bắt tay việc viết cuốn sách này, tôi thực sự muốn biết làm thế nào nhà
chức trách Trung Quốc đã vẽ đường chữ U tại Biển Đông và tôi tìm kiếm lời giải
thích hợp lý. Và tôi đi đến kết luận rằng thực ra đường chữ U là việc nhà chức
trách Trung Quốc vào thập niên 1930 đã hiểu nhầm và diễn dịch sai bản đồ của
Anh Quốc theo đó dẫn tới sự hiểu nhầm về sự liên hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam
Á. Tức là có sự hiểu nhầm là Biển Nam Trung Hoa là một phần thuộc về Trung
Quốc.
Tôi đã nói trong cuốn
sách rằng thật là kỳ quặc khi nhà chức trách Trung Quốc coi điểm cực nam thuộc
về chủ quyền của Trung Quốc là một bãi ngầm dưới mặt biển 22 mét và cách bờ
biển Borneo khoảng 100 km. Và câu trả lời dường như rất có thể là kết quả của
một lỗi dịch thuật.
BBC:
Các dự kiện lịch sử đóng vai trò gì trong tranh chấp chủ quyền?
Vấn đề hiện nay là ở chỗ
nhà chức trách Trung Quốc và người Trung Quốc tin rằng hoặc được dậy rằng Biển
Nam Trung Hoa hay Biển Đông là thuộc về Trung Quốc về mặt lịch sử. Điều cần làm
là nghiên cứu các dữ kiện lịch sử một cách trung lập để xem bên nào tuyên bố
phần nào họ có chủ quyền. Tức là thay vì nói là chúng tôi sở hữu toàn bộ Tây Sa
và Nam Sa hay Hoàng Sa và Trường Sa, các nước có thể nói rằng chúng tôi có thể
chứng minh được rằng chúng tôi là bên đã có chủ quyền về một hòn đảo này hay đảo
kia ở khu vực này hay khu vực kia và từ đó có thể bàn thảo với nhau.
Việt Nam ở trong vị thế
khó. Trung Quốc là láng giềng cận kề và là đối tác mậu dịch lớn nhất. Hai đảng
cộng sản có những quan hệ có thể xem là khá tốt với nhau. Do đó sẽ là dại dột
nếu Việt Nam cắt đứt hẳn liên hệ với Trung Quốc vì kinh tế của Việt Nam có thể
kiệt quệ, thất nghiệp sẽ là vấn nạn lớn. Do đó giới lãnh đạo Việt Nam dường như
tách tranh chấp chủ quyền ra thành một chuyện riêng biệt trong khi tiếp tục có
những mối quan hệ khác.
Tuy nhiên phía Trung
Quốc lại không hề tỏ ra có động thái nhượng bộ nào để phía Việt Nam có thể giải
thích với người dân của họ là hai bên ít nhất quan tâm tới việc đàm phán. Trung
Quốc từ chối nhượng bộ và làm tình hình tồi tệ hơn như trong vụ Bắc Kinh hạ đặt
giàn khoan gần đây. Chính phủ Việt Nam ở thế khó vì người dân nói rằng cần phải
cứng rắn hơn, tuy nhiên chính phủ có thể làm được gì? Vì nếu họ tiến hành một
cuộc chiến thì mọi chuyện sẽ không dẫn đến một kết cục tốt.
BBC:
Trong quá trình viết sách ông nhận được sự hợp tác ở mức nào từ nhà chức trách
và giới học giả tại Việt Nam và Trung Quốc?
Tôi từng được Học viện
Ngoại giao mời tới dự hội thảo về Biển Đông tại Việt Nam nhưng Bộ Công an Việt
Nam không cấp visa cho tôi. Quý vị có thể đã biết là tôi không thể tới Việt Nam
để nghiên cứu.
Tôi có tới Trung Quốc
nhưng dữ liệu thu lượm được cũng khiêm tốn. Phần lớn việc nghiên cứu được thực
hiện tại thư viện ở London và các nơi khác cùng với sự hỗ trợ đồng nghiệp tại
Đài Loan và kho dữ liệu của Đài Loan.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks