Yêu
cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô
NGHỆ
SĨ KIM CHI : QUỐC HỘI NÀY KHÔNG PHẢI CỦA DÂN
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview
by Yahoo
|
|||||||
|
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-10-15
2014-10-15
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Người dân vào đến trụ sở
Văn phòng Quốc Hội số 22 Hùng Vương, nơi tiếp dân thì bị bảo vệ ngăn cản.
Đại diện của nhóm Mạng
Lưới Bloggers Việt Nam hôm nay không thực hiện được kế hoạch trao văn bản ‘Yêu
cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô’ tại cả hai nơi là Hà Nội và Sài Gòn.
Không tiếp/đóng cửa
Theo đúng kế hoạch được công khai trên mạng Internet từ ngày đầu
tuần, đại diện của Mạng Lưới Bloggers Việt Nam thực hiện ‘Điều chúng tôi muốn
biết’ ở cả hai nơi là Hà Nội và Sài Gòn vào sáng ngày 15 tháng 10 đến tại trụ
sở Ban Dân Nguyện ngay tại thủ đô Hà Nội và Văn phòng Quốc hội ở phía nam tại
Sài Gòn để trao văn bản ‘Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô’.
Tuy nhiên theo những người tham gia thì ở cả hai nơi họ đều
không thể vào bên trong gặp người phụ trách để thực hiện việc trao văn bản như
đã định.
Tại Hà Nội, anh Vũ Quốc Ngữ, một trong những người tham gia nhóm
khoảng 20 người có mặt tại Ban Dân Nguyện vào sáng ngày 15 tháng 10 kể lại như
sau:
Đến trước tòa nhà đó thì họ chặn lại, có cả người mặc quân phục,
có người mặc đồ dân sự. Họ nói ở đây không tiếp đơn từ gì mà đây chỉ là nơi làm
việc của Quốc hội; nếu muốn gửi đơn từ gì thì về số 1 Ngô Thì Nhậm ở quận Hà
Đông. Chúng tôi không được vào tòa nhà của quốc hội đó.
Đến trước tòa nhà đó thì họ chặn lại, có cả người mặc quân phục,
có người mặc đồ dân sự. Họ nói ở đây không tiếp đơn từ gì mà đây chỉ là nơi làm
việc của Quốc hội
Vũ Quốc Ngữ
Ở Sài Gòn, anh Bùi Tuấn Lâm, người theo dõi sinh hoạt trao văn
bản như vừa nêu cũng cho biết:
Sáng hôm nay, ở Sài Gòn những anh em trong nhóm chủ chốt đi trao
hầu như đều bị an ninh canh giữ ở nhà hết rất ít người ra ngoài được. Còn tôi
không trực tiếp tham gia mà đóng vai người quan sát, ghi lại hình ảnh chứ không
ở trong nhóm trực tiếp sáng nay đến văn phòng Quốc hội. Khi tôi đến quan sát
thì văn phòng 2 Quốc hội đóng cửa, không làm việc. Tôi không biết bên trong có
làm việc hay không nhưng bên ngoài đóng cửa giống như nghỉ làm việc hoàn toàn.
Công an, an ninh, dân phòng, công an phường bố trí quanh khu vực đó rất nhiều,
hầu như anh em không tiếp cận được nơi đó và tôi không thấy đến đó để giao.
Tại Sài Gòn, trụ sở quốc hội hoàn toàn đóng kín cổng
Dư Luận Viên xuất hiện
Tại khu vực Văn phòng Dân Nguyện ở Hà Nội vào sáng ngày 15 tháng
10 ngoài lực lượng bảo vệ còn xuất hiện những người mặc thường phục nhằm chống
lại nhóm người đến trao văn bản. Anh Vũ Quốc Ngữ cho biết tình hình như sau:
Thanh niên mặc áo đỏ sao vàng đến ‘hục hặc’; và cũng có xô xát
một tí nhỏ thôi. Mọi người tránh không để sự việc xảy ra nặng nề nên cũng giải
tán.
Yêu cầu được biết
Nội dung của văn bản yêu cầu mà Mạng lưới Bloggers Việt Nam muốn
gửi đến Quốc hội để kiến nghị bạch hóa Hội nghị Thành Đô nêu rõ những thực tế
mà người dân chứng kiến xảy ra trên đất nước Việt Nam suốt gần một phần tư thế
kỷ qua với những thua thiệt trước Trung Quốc. Đó là lý do mà họ muốn biết tại
Thành Đô hồi đầu tháng 9 năm 1990, hai phía đã có những thỏa thuận gì.
ở Sài Gòn những anh em trong nhóm chủ chốt đi trao hầu như đều
bị an ninh canh giữ ở nhà hết rất ít người ra ngoài được...Công an, an ninh,
dân phòng, công an phường bố trí quanh khu vực đó rất nhiều, hầu như anh em
không tiếp cận được nơi đó và tôi không thấy đến đó để giao
Bùi Tuấn Lâm
Anh Vũ Quốc Ngữ nhắc lại:
Bởi họ căn cứ vào tình hình thực tế ở Việt Nam từ trước đến nay.
Từ năm 90 đến nay có nhiều chuyện mà phía Việt Nam nhân nhượng về chủ quyền đất
đai, chủ quyền biển đảo. Rồi về chính trị, kinh tế, văn hóa… Việt Nam quá lệ
thuộc. Cho nên một người bình thường cũng có phân tích, tìm hiểu thông tin trên
mạng. Và họ có một dấu hỏi rất lớn về sự việc xảy ra ở Thành Đô.
Tôi chưa được biết sự giải thích của họ, nhưng tôi nghĩ theo bản
chất của họ, họ không bao giờ bạch hóa việc đó ra vì có ảnh hưởng đến tính
chính danh của đảng, uy tín của đảng. Nếu công khai hóa ra, nhiều người dân
không còn tin tưởng vào đảng, nên họ không bao giờ tuyên bố ra dù có thật hay
không!
Anh Bùi Tuấn Lâm cũng nêu lên thắc mắc về hành xử của nhà cầm
quyền Việt Nam khiến người dân có quan tâm như anh thắc mắc và đòi hỏi được
biết:
Đương nhiên để thông tin về Hội nghị Thành Đô rõ ràng thì không
ai có đủ khả năng, đủ hiểu biết để xác định nó như thế nào; trừ khi nó được
bạch hóa một cách hoàn toàn.
Chính vì sự che đậy của phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ trước
đến giờ nó tạo ra những luồng dư luận. Gần đây, sau những vụ như giàn khoan
Trung Quốc đưa vào thì có nhiều hồ sơ từ phía Trung Quốc cũng như từ phía Việt
Nam của những người đối kháng; và từ phía Trung Quốc cũng đưa ra những dư luận
‘úp úp, mở mở’ về vấn đề đó. Theo tôi, vấn đề ‘chúng tôi muốn biết’ là bình
thường. Cho dù Hội nghị Thành Đô như thế nào, có đúng như những gì mà mọi người
đang lo lắng, hoặc không phải đi chăng nữa thì cũng cần thiết phải được bạch
hóa. Bởi vì đó gần như là ‘tiền đồ, tương lai’ của đất nước, của dân tộc.
Là nhà cầm quyền khi ký bang giao những gì với các nước khác cần
phải cho người dân biết. Chưa kể điều trước khi ký kết tại Hội nghị Thành Đô,
Việt Nam và Trung Quốc hầu như thù hằn nhau, sau khi Liên Sô sụp đổ còn lại hai
nước cộng sản, không biết Việt Nam muốn giữ thế và sự lãnh đạo nên đã làm những
gì với phía Trung Quốc để được chấp nhận vấn đề gọi là ‘bảo hộ’.
Tôi nghĩ gần đây Ban Tuyên giáo ra văn bản cho rằng có kích động
là điều sai lầm. Đúng nhất là họ không nên chuẩn bị một hồ sơ để phản bác lại
mà hãy công khai, minh bạch điều đó thì mọi chuyện sẽ sáng tỏ.
Vừa qua nhóm 61 đảng viên kỳ cựu và 20 cựu sĩ quan lực lượng vũ
trang Việt Nam cũng ra thư ngỏ yêu cầu đảng và chính phủ cần công khai những
điều đã ký kết với phía Trung Quốc tại cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô năm 1990.
Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng cộng sản Việt Nam gần đây cho phổ biến một
tài liệu về cuộc gặp đó; tuy nhiên nhiều người quan tâm vẫn cho rằng cách làm
như vậy là chưa thỏa đáng mà cần phải bạch hóa tất cả cho người dân biết.
ĐẾN QUỐC HỘI ĐÒI BẠCH
HÓA HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ
Tễu Blog
09h00 tại Hà Nội:
Sáng nay, theo lời hẹn trên mạng từ nhiều ngày trước, mặc dù bị
ngăn chặn tại nhà, bị đeo bám nhưng một số công dân thủ đô đã tới Ban Dân
Nguyện – 22 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội để trao cho Quốc hội một văn
bản “Yêu cầu Quốc
hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô”. Đặc biệt, có sự
tham gia của cụ Nguyễn Khắc Mai – 82 tuổi, một nhân sĩ trí thức đã từng giữ
chức Vụ trưởng của Ban Dân Vận TW, TBT Tạp chí Dân Vận và hiện là Giám đốc
Trung tâm Minh triết Việt Nam; Nghệ sỹ Điện ảnh, Đạo diễn Kim Chi.
Tin cho biết lực lượng chức năng cũng đã bám sát đoàn người, và đã
có bắt đi một công dân, đưa đi đâu hiện chưa rõ. (cập nhật lúc 11h00:
Người thanh niên bị bắt giữ đã được thả ngay sau đó).
Tại trụ sở Quốc hội ở Sài Gòn, các lực lượng chức năng đã có mặt
khá đông từ sớm. Một số công dân gửi Yêu sách bạch hóa Hội nghị Thành Đô đã có
mặt nhưng phải ra về, chọn một thời điểm khác để đến đưa văn thư.
Rất nhiều công dân Hà Nội và Sài Gòn đã bị chặn tại nhà hoặc đeo
bám sát sao, kể từ sáng sớm nay: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà, Nguyễn
Hồ Nhật Thành, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Văn
Đài, Hoàng Dũng, Nguyễn Vũ Bình, Lê Hồng Phong, Lê Hoàng, Lê Dũng ….
Đội phó nháy phó tay quay của công an Hà nội đón “khách” ngay đầu
đường Hùng Vương trước toà nhà Ban Dân nguyện của Quốc hội:
Các công dân đem văn thư yêu cầu tới Quốc hội nhưng đã bị ngăn
chặn không cho vào bên trong giữa vòng vây của đông đảo lực lượng an ninh Hà
Nội. Họ đã tự giải tán lúc 11h00.
Quyền Được Biết là một quyền phổ quát của mọi công dân và Hội nghị
Thành Đô có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh của dân tộc.
Sau đây là nội dung của bản yêu cầu:
YÊU CẦU QUỐC HỘI BẠCH HÓA HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ
Vào ngày 4 tháng 9 năm 1990, tại thành phố Thành Đô (Trung
Quốc) những người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Trung
Quốc đã ký kết nhiều điều khoản liên quan đến quan hệ giữa hai nước, đặc biệt
đến vận mệnh của Tổ quốc Việt Nam. Đến nay, sau gần một phần tư thế kỷ,
nhân dân Việt Nam vẫn hoàn toàn không biết nội dung của hội nghị này.
Tuy nhiên, kể từ sau Hội nghị Thành Đô, nhân dân Việt Nam đã chứng
kiến:
- Trên đất liền: Việt Nam mất vào tay Trung Quốc hàng trăm ki lô mét vuông
lãnh thổ do xương máu tiền nhân để lại và hàng ngàn hecta rừng đầu nguồn chiến
lược dưới các dự án cho thuê dài hạn hơn 50 năm. Bất chấp can ngăn của rất
nhiều trí thức và nhà quản lý tâm huyết, đảng chỉ đạo chính phủ cố tình thực
hiện dự án khai thác bauxite lỗ lã, gây hiểm họa khôn lường đối với môi trường
sống Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, hàng ngàn người Tàu vào chiếm ngự vùng chiến
lược hiểm yếu Tây Nguyên.
- Ngoài biển Đông: Hàng ngàn ki lô mét vuông vùng biển giàu tài nguyên và
huyết mạch giao thương của Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc. Ngư dân Việt
Nam mưu sinh trên ngư trường truyền thống bị lính Trung Quốc xua đuổi, bắt bớ,
đánh đập, giam cầm, sát hại, cướp đoạt tàu thuyền, ngư cụ. Các đảo Gạc Ma, Chữ
Thập… của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và đang bị biến thành
những căn cứ quân sự nguy hiểm, nhằm mở rộng tham vọng xâm lược của Bắc Kinh
đối với biển Đông.
- Về kinh tế: Kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc sâu sắc vào Trung Quốc. Bắc
Kinh nắm 90% gói thầu các dự án kinh tế trụ cột, chế ngự kinh tế Việt Nam; hiểm
họa đội quân người Trung quốc đi kèm, ăn ở, lập làng, lấy vợ, sinh con đẻ cháu
khắp 3 miền ngày càng gia tăng. Máy móc thiết bị lạc hậu, hàng hóa độc hại
Trung Quốc tràn ngập Việt Nam.
- Về chính sách đối với chiến sĩ và nhân dân: Để lấy lòng Bắc Kinh, sự kiện Trung Quốc
xâm lược Việt Nam vào các năm 1979 và 1988, tàn sát dã man đồng bào và chiến sĩ
nước ta bị cấm đề cập trong sách vở, báo chí; mọi hoạt động tưởng niệm đều bị
cấm đoán và đàn áp thô bạo; bia liệt sĩ bị chỉ đạo đục bỏ. Mọi cuộc biểu tình
chống Trung Quốc xâm lược, phản đối đường lưỡi bò bạo ngược, đều bị đàn áp dã
man. Những người dân tập Pháp Luân công ở Việt Nam cũng bị bắt bớ, tra tấn,
khủng bố.
- Về ngoại giao: Nhà nước Việt Nam đã tỏ ra e ngại kiện hành vi xâm lược
trắng trợn của Bắc Kinh ra các cơ quan tài phán quốc tế, kể cả vụ giàn khoan
HD-981. Cờ Trung Quốc thêm sao (5+1 sao) ngang nhiên tràn ngập trong các dịp
tiếp tân lãnh đạo Bắc Kinh do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức, và trình chiếu
công khai trên đài truyền hình trung ương.
Hội nghị Thành Đô có những nội dung gì? Những ai đã thỏa thuận
những gì để gây ra những hậu quả vô cùng tai hại trên, dẫn đến những Hiệp định phân
định biên giới trên bộ Việt-Trung, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ bất bình
đẳng? Còn những gì khác đã được bí mật thỏa thuận, uy hiếp sự tồn vong của dân
tộc mà chúng ta chưa biết?
Nếu không có sự minh bạch thì không chính phủ nào có thể bị quy
trách nhiệm. Phải chăng đây là lý do mà nhân dân bị tước đoạt quyền được biết
để những người nắm quyền lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm trước lịch sử dân tộc?
Những ai đã cam tâm bán rẻ xương máu tiền nhân và chiến sĩ đồng
bào cả nước? Những ai đang rắp tâm tiếp tục mặc cả với giặc trên lưng nhân dân?
Nhân dân phải được biết!
“Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra…” không thể chỉ là một khẩu hiệu tuyên
truyền suông mà phải được thực thi. Do đó, trong vai trò những người
dân làm chủ đất nước, chúng tôi yêu cầu các đại biểu Quốc hội, phải bạch hóa
ĐẦY ĐỦ VÀ CHÍNH XÁC TOÀN BỘ NỘI DUNG của Hội nghị Thành Đô.
Nếu yêu sách chính đáng này của những người dân yêu nước, muốn bảo
vệ quyền tự chủ và độc lập của nước nhà không được đáp ứng, thì điều đó chứng
tỏ rằng quả thật Hội nghị Thành Đô đã bán đứng tài nguyên, lãnh thổ, lãnh hải
và nền độc lập của Tổ Quốc. Sự im lặng của Quốc hội sẽ là câu trả lời
rõ ràng nhất cho toàn thể nhân dân về nội dung tệ hại và nguy hiểm của Hội nghị
Thành Đô.
Do đó, chúng tôi tin rằng Quốc hội sẽ trả lời nhanh chóng và nghiêm
túc những yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô. Chúng tôi tin rằng trong Quốc hội
vẫn còn có những đại biểu chưa quên những hy sinh xương máu của những chiến sĩ
đã nằm xuống ở các trận chiến biên giới Việt-Trung, Hoàng Sa, Trường Sa… để
hành xử đúng lương tâm người Việt Nam yêu nước.
______________
No comments:
Post a Comment
Thanks