CHUYỆN “THẰNG
CUỘI” DU NAM
Tin
động trời: ĐCSVN muốn VN là 1 tỉnh của TQ vào năm 2020?
1 !Tin động trời: ĐCSVN muốn
VN là 1 tỉnh của TQ vào năm 2020?
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Hạ Đình Nguyên
Theo thông báo, Dương Khiết Trì sắp qua Việt
Nam.
Để tạo nên hòa âm cho chuyến đi của Dương,
truyền thanh và báo chí Trung Quốc đồng loạt đăng và phát các bài hướng dẫn dư
luận cho Việt Nam. Bài của Viện Nghiên cứu Quân sự Trung Quốc đăng trên báo
Thanh Niên Trung Quốc, với tựa đề “Việt Nam không dễ thoát Trung”, và bài phát
từ Tân Hoa Xã nói về chuyến đi “cầu hòa” của tướng Phùng Quang Thanh.
Nội dung của các lập
luận tuyên truyền trên là tái khẳng định tham vọng cố hữu bao lâu nay của họ về
chủ quyền Biển Đông và quan hệ khắng khít Việt-Trung trong “đại cục”. Tuy nội
dung rất cũ và quá thô thiển đối với công luận Việt Nam, nhưng một mặt cũng có
chất quyến rũ. Họ hy vọng là cung cấp nền tảng lý luận để củng cố cho thế lực
Việt Nam nào cảm thấy “mến” Bắc Kinh. Trì qua lần này là để gia cố lập trường
của họ. Các luận cứ xin được trích gọn mấy điểm chính như sau:
1. Khẳng định mối quan
hệ mật thiết và toàn diện.
Họ nói:
Mối quan hệ giữa hai
nước, hai đảng vì cùng ý thức hệ, từng vừa là đồng chí vừa là anh em,
ngoài kênh ngoại giao bình thường giữa 2 quốc gia, còn kênh đối ngoại liên lạc
giữa 2 đảng, 2 quân đội và nhiều cơ quan ban ngành 2 nước. Là “xu thế lớn phù
hợp lợi ích hai nước”.
Qua nội dung trên, Trung
Quốc tự tin về mối quan hệ rất sâu và toàn diện mà họ cho là đã đạt được, với
thế mạnh bao trùm trong nội bộ Việt Nam.
Điều này có nên xem là
họ hoàn toàn nói dối? Và có ăn khớp với nội dung trong “Thông báo chung” mà TBT
Nguyễn Phú Trọng đã ký kết cùng Hồ Cẩm Đào trong mục tiêu “đại cục” của họ?
Trong bài viết này họ dùng từ “xu thế lớn”. Việt Nam có đồng tình hay không?
Câu trả lời thuộc về TBT Nguyễn Phú Trọng.
2. Lấy kinh tế làm trục
chính.
Họ nói:
Việt Nam đã “học
tập” Trung Quốc mà “mở cửa” từ sau 1990 – (cái mốc Thành Đô?) nền kinh
tế của hai nước phát triển và đương nhiên là “phụ thuộc lẫn nhau”, nhưng
vì (VN) sai lầm ở Biển Đông mà thành “Đối đầu với Trung Quốc”, từ
đó đưa đến ý muốn “Thoát Trung” từ Chính phủ và các doanh nghiệp
Việt Nam (?). Nhưng – họ nói tiếp – quan hệ
kinh tế đặc biệt đó của Việt – Trung không phải do sức người có thể
xoay chuyển, mà là kết quả tất yếu của sự phát triển nền kinh tế thị trường 2
nước trong nhiều năm qua. Vì đặc điểm riêng, kinh tế Việt Nam trở
thành trọng điểm cho các hoạt động đối ngoại mà Việt Nam cần lấy đó làm
trục chính trong quan hệ ngoại giao với các nền kinh tế lớn trên thế
giới.
Ý tứ của đoạn này cực
hiểm nhưng không phải là không nhận ra: Gọi tư tưởng “Thoát Trung” với chủ thể
là “Chính phủ và doanh nghiệp”, chứ không nói là của Đảng hay nhân dân Việt
Nam, đồng thời đe dọa “không sức người có thể xoay chuyển…”.
Họ chỉa mũi nhọn vào tiếng nói thoát Trung là từ “Chính Phù” (lộ rõ là nói ai). Như
thế, về mặt tư tưởng họ đã chủ động gây mâu thuẩn, thẳng thắn và mạnh mẽ đưa
đao “xẻ dọc Trường Sơn”để thao túng!
Họ lại khuyên Việt Nam
lấy nền kinh tế “phụ thuộc lẫn nhau” này làm trục xoay cho chính sách đối ngoại
với các nền kinh tế khác, chứ không phải thay đổi nền kinh tế thành đa phương
và chủ động của Việt Nam, nhằm thoát khỏi phụ thuộc toàn diện vào Trung Quốc,
mà họ khẳng định “không sức người có thể xoay chuyển…”. Họ muốn kiềm giữ nền
kinh tế Việt Nam đang suy thoái trong vòng ảnh hưởng mà họ đang chi phối toàn
diện.
Ai cũng biết nền kinh tế
Việt Nam hôm nay là cái hồ chứa rác như thế nào của Trung Quốc. Theo hướng chỉ
đạo này, ít nhất là ý nghĩ, hay ý chí chủ quan của họ, thì Việt Nam không khác
gì một phần lãnh thổ thuộc Trung Quốc.
Lại hóa ra, Việt Nam
cũng đã “bắt chước” Trung Quốc đổi mới, từ sau cuộc họp Thành Đô 1990?
Họ đã nói ngược. Chính
vì “Thành Đô” mà cuộc đổi mới của Việt Nam phải khép lại, để trở thành nền kinh
tế khốn cùng như hôm nay.
Tội đồ lại trơ trẽn vỗ
ngực lập công!
3 -Quan hệ Việt – Mỹ là
không đáng tin cậy.
(Họ
nói)
Trong quan hệ Việt- Mỹ:
Họ nhấn mạnh về sự khác biệt về chế độ chính trị và ý thức hệ là hãy
còn đó, lại khác nhau cách nhìn cuộc chiến tranh Việt-Mỹ và
quan niệm về nhân quyền.
Họ khẳng định: Việt Nam
chỉ là vòng ngoài cùng trong hệ thống đồng minh của Mỹ,
Ukraine là một bài học, Mỹ không kịp trở tay khi có chuyện gì xảy ra. (Ý là
nhắc lại bài học 1989 mà Trung Quốc đã từng dạy?). Việc Mỹ bán vũ khí cho Việt
Nam là vì Mỹ muốn kiếm tiền, và dù cho như vậy, cũng không ngăn được sự phát
triển của Trung Quốc.
Đoạn này đã rõ, họ
khuếch đại, khai thác sự khác biệt Việt-Mỹ để gây mâu thuẩn.
Từ lâu, họ ra sức ngăn
cản sự xích lại gần Mỹ của Việt Nam, nhất là sau vụ giàn khoan và Biển Đông. Họ
không muốn Việt Nam trở thành một nước độc lập và dân chủ, không cho phép Việt
Nam từ bỏ ý thức hệ xảo trá áp đặt, đang đi ngược lại ý chí của nhân dân Việt
Nam, và cũng là ý chí của nhân dân Trung Quốc (Hong Kong đang là biểu tượng).
4- Chuyến đi của Tướng
Phùng Quang Thanh.
Bài báo cũng tường thuật
chuyến đi vừa rồi của tướng Phùng Quang Thanh trong dịp chuẩn bị Trì sắp qua
này.
Có 2 nội dung chính:
- Kể về binh nghiệp rất
dài và thành tích đầy đủ của tướng Thanh trong chiến tranh chống Mỹ theo hướng
ca ngợi, kể cả thành tích việc tướng Thanh đã cho giảm số quân để xây dựng
“tinh binh” (tinh và gọn), và các thành tích hiện đại hóa quân đội… Ý lộ rõ
ràng, là muốn nâng cao/xác lập thêm uy tín cho tướng Thanh đối với nhân dân
Việt Nam.
- Nội dung thứ hai là
kín đáo nhắc nhở cho tướng Thanh thấy rõ sự khác biệt Mỹ-Việt về ý thức hệ, thể
chế, rằng Mỹ bán vũ khí chỉ là nhu cầu “tái cân bằng” của Mỹ, rằng Việt Nam chỉ
nên chơi với Mỹ ở mức đủ để “giữ thăng bằng”, mong chen tìm chút lợi ích từ Mỹ
và các nước khác, chớ bước xa hơn, vì mối quan hệ đó là “không đáng tin cậy”.
Bài viết về tướng Phùng
Quang Thanh có ý nhấn mạnh quan hệ Việt-Mỹ là “không đáng tin cậy”, cho
ta thấy bài báo đã bày tỏ là “khá đáng tin cậy” tướng Thanh.
Bây giờ trong quán xá,
người ta hỏi nhau: Tướng Phùng Quang Thanh, thật ra là ai vậy?
Câu trả lời được rút ra
qua bài báo!
5- Các kết luận.
(Họ nói)
- Việt Nam và Trung Quốc
không có tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc đã “nhẫn nhịn đến kinh người”, và
kiên quyết khẳng định “Biển Đông thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại, không có
tranh chấp nào giữa Trung Quốc và Việt Nam mà vì Việt Nam tham dầu đã liên tục
đánh chiếm các đảo”. Bắc Kinh “kiên định không lay chuyển trong việc bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi hàng hải của mình ở Biển Đông”.
Đoạn này có lẽ không cần
bàn cãi. Việt Nam có câu: “Thà nói với đầu gối còn hơn!”.
KẾT LUẬN CỦA KẾT LUẬN
Có lẽ, không người Việt
Nam nào mong muốn chờ xem Dương Khiết Trì sắp qua nói gì! Mà chỉ mong muốn chờ
xem thái độ, tư tưởng của những người nghe Trì nói.
Điều đó sẽ thẩm định mức
độ nói dối của Thằng Cuội, và biết ai là những kẻ thích nghe lời Thằng Cuội nói
dối. Nhưng e rằng, và cũng khốn nạn thay, nếu Thằng Cuội đã nói lên một phần sự
thật?
Để tự “giữ thăng bằng”
cho mình, tôi có ý nghĩ lãng mạn rằng, Mỹ khuyên (hoặc cùng cùng bàn bạc – cho
oai) Việt Nam nên “nhẹ nhàng” với Trung Quốc, chờ đợi để “dìu dắt” nhân dân
Trung Quốc cùng đi theo hướng dân chủ hóa, và mềm lại, đừng có nôn nóng!
Chỉ e một nỗi, kẻ dắt
thì tụt phía sau, người được dẫn phía sau lại đang ở phía trước.
25-10-2014
H.Đ.N.
Thạc sĩ, tiến sĩ dỏm xúm nhau tàn phá làm nghèo
Đất Nước
Trần Bích Đăng
Hôm nay nhân đọc trên trang mạng báo điện tử Dân
Trí bài có tựa là “Quyền lực kinh doanh khổng lồ của ông Hà Văn Thắm” (http://dantri.com.vn/kinh-doanh/quyen-luc-kinh-doanh-khong-lo-cua-ong-ha-van-tham-986511.htm).
Trong đó có đoạn: “Sinh năm 1972, ông Thắm được cho là một trong những tỷ
phú có học vấn tốt tại Việt Nam. Nhà sáng lập Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group)
nắm trong tay bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học
Columbia Common Wealth (Mỹ) và bảo vệ Tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường
Đại học Công nghệ Paramount (Mỹ)”.
Tôi lên tìm trên mạng về
hai đại học này và khám phá đó là những đại học dỏm.
Thứ nhất về Đại học
Columbia Common Wealth (Mỹ):
Tiền thân của Đại học
Columbia Common Wealth là Columbia Pacific University (CPU).
CPU được mô tả là một
trường học không theo kiểu truyền thống mà là dạy từ xa (*) không được công
nhận ở California (Columbia Pacific University (CPU) was an unaccredited nontraditional
distance learning school in California).
* “Từ xa” vì thời ấy
chưa có “trực tuyến (online)”
Năm 1997, bang
California đưa ra Tòa buộc CPU phải đóng cửa, Phó Tổng chưởng lý Asher Rubin
của bang California gọi trường dạy từ xa này là “một nhà máy sản xuất bằng
tốt nghiệp đánh bẩy người tiêu dùng ở California trong nhiều năm qua” và “là
gian lận khách hàng, hoàn toàn là một sự lừa đảo“. Đơn kiện cũng gọi Đại
học Columbia Pacific như là một “hoạt động giả mạo” cung cấp “[bằng cấp] hoàn
toàn vô giá trị… để làm giàu cho những kẻ làm quảng bá bất lương của họ”.
Đại học Columbia Pacific
bị đóng cửa do án Tòa ngày 2/12/1999 – Thẩm phán Lynn Duryee lưu ý trong quyết
định của mình rằng: “Quyết định này không phải là có hay không có việc sinh
viên không hài lòng… Tôi cho rằng là đó không phải là thử nghiệm. Nó giống như
nói rằng, như các người đã biết, mại dâm không nên là bất hợp pháp vì nó đã làm
hài lòng các khách hàng. Đây không phải là một thử nghiệm”.
Ngay sau khi Columbia
Pacific University bị đóng cửa, chủ nhân của nó là ông Les Carr đã chuyển
trường đển Missoula, ở bang Montana và sau đó đổi tên thành “Columbia
Commonwealth University” (CCWU). Năm 2001, CCWU được dời lên bang Wyoming.
Nói về Đại học Columbia
Commonwealth, đây là những thông tin “đắng lòng” (hy vọng không có thêm các bậc
Thạc sĩ, Tiến sĩ nước ta đã từng tốt nghiệp ở đây).
Về văn bằng do CPU và
CCWU cấp:
California công nhận
bằng do CPU cấp trước ngày 25 Tháng Sáu 1997, là “có giá trị pháp lý” để sử
dụng trong tiểu bang. Bằng CPU cấp từ 25 tháng sáu năm 1997 đến về sau, là
“không có giá trị về mặt pháp lý” để sử dụng trong tiểu bang California (California
recognizes CPU degrees earned before June 25, 1997, as “legally valid” for use
in the state. CPU degrees earned on or after June 25, 1997, are “not legally
valid” for use in California).
Bang Michigan, riêng đối
với công chức, là không chấp nhận bằng cấp của CPU (Michigan, for state
civil service jobs only, does not accept degrees from CPU).
Bang Oregon tại một thời
điểm đã xếp các bằng cấp từ cả CPU và CCWU là “bằng cấp không được công nhận”
và do đó bị cấm sử dụng vào bất cứ việc gì chiếu theo luật của tiểu bang
Oregon. Việc sử dụng “bằng cấp không được công nhận” là vi phạm lệnh cấm và có
thể dẫn đến hình phạt dân sự. (Oregon at one time listed degrees from both
CPU and CCWU as “unaccredited degrees” and thus prohibited for various uses
under Oregon law. The use of “unaccredited degrees” in violation of this
prohibition can result in civil penalties).
Bang Texas xếp các bằng
cấp từ cả CPU và CCWU là “gian lận hoặc không đạt chuẩn” và do đó bị cấm vào
bất cứ việc gì chiếu theo luật Texas. Việc sử dụng bằng cấp “gian lận hoặc
không đạt chuẩn” là vi phạm lệnh cấm là một tội tiểu hình loại B ở Texas. (Texas
also lists degrees from both CPU and CCWU as “fraudulent or substandard” and
thus prohibited for various uses under Texas law. The use of “fraudulent or
substandard” degrees in violation of this prohibition is a Class B misdemeanor
in Texas).
Về “Paramount University
of Technology” :
Theo tờ báo Seattle
Times ngày thứ Tư 9 tháng 2/2005, trong bài “Cáo buộc các “lò sản xuất bằng
cấp” đổ xô đến (bang) Wyoming” (http://seattletimes.com/html/education/2002174735_diploma09.html)
có những chi tiết sau:
Chỉ nội [thành phố]
Cheyenne đã là quê hương của sáu đại học trực tuyến. Một ví dụ điển hình là
Paramount University of Technology, với một vài văn phòng ở tầng hầm ở trung
tâm thành phố. Gần đó, American City University chiếm một vài phòng trong một
tòa nhà xưa kia là một nhà thổ. (Cheyenne alone is home to six
distance-learning schools. A typical example is Paramount University of
Technology, with a couple of basement offices in a downtown mall. Nearby,
American City University occupies a couple of rooms in a building that once
housed a brothel).
“Chỉ với 16 giờ học, tôi
đã hoàn thành 40 phần trăm các yêu cầu của khóa học cho bằng thạc sĩ”, Claudia
Gelzer, một nhân viên của Ủy ban [Điều Tra của Thượng Viện] cho biết. (“With
just 16 hours of study, I had completed 40 percent of the course requirements
for a master’s degree,” said Claudia Gelzer, a committee staffer).
Ngoài ra báo Seattle
Times còn nhắc đến một đại học dỏm khác ở Cheyenne là “Kennedy-Western
University”. Tiếc là họ không kê hết tên mười đại học dỏm ở đây.
Tôi cũng kiếm ra hai
websites có lẽ có ích cho mọi người để có thêm thông tin mà đánh giá các ông
các bà thạc, tiến sĩ dỏm – phân biệt ai là thật ai là dỏm.
1. Danh sách các
Đại học được không công nhận của Bang Michigan (Michigan’s List of
Nonaccredited Colleges and Universities)
(Hai chữ Colleges and Universities
ở Mỹ đều mang nghĩa Đại học, Colleges thường là chỉ các Đại học cộng đồng nên
tôi tạm gồm cả vào chữ Đại học. Google dịch College là trường Cao đẳng mà Cao
đẳng ở Việt Nam là chưa phải Đại học, nên dịch như vậy chưa phù hợp).
2. Các trường
Đại học trực tuyến được công nhận (Accredited online Universities)
Mong rằng hai websites
này sẽ giúp Bộ Giáo dục và các tổ chức công quyền cũng như tư nhân biết mà loại
ngay những kẻ “trộm được quả trứng nó sẽ trộm đến con bò”, họ lường gạt chính
họ thì họ không thể nào trung chính chưa nói đến cái sự “dỏm” thì không thể nào
có thực tài để lo việc, nhất là việc xây dựng Đất Nước.
T.B.Đ.
Cái miếu thờ và vấn đề chủ quyền!
Hà Văn Thịnh
Miếu
thờ của FHS xây dựng trong Khu kinh tế Vũng Áng sắp hoàn thành. Ảnh tư liệu
Công
ty Formosa đã vi phạm một trong ba điều thiêng liêng nhất của
một dân tộc – quốc gia, đã coi thường luật pháp của nước sở tại, trắng trợn cắm
mốc chủ quyền văn hóa trên lãnh thổ nước ta!
Báo Người Lao
động, 10:57, 24.10.2014, cho biết: Bất chấp tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản bác
bỏ đề nghị xây dựng miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng Áng nhưng tập đoàn Formosa
Hà Tĩnh vẫn phớt lờ và tự ý xây dựng.
Trong Kinh Thánh (The
Bible) có đoạn: “Cain nói với Abel. Vả, khi hai người đương ở ngoài
đồng, thì Cain xông đến Abel em mình, và giết đi” (Sáng Thế Ký, 4.8).
Nhiều ngàn năm đã trôi
qua, không ít bậc thông thái đã cố giải mã một trong những điều bí ẩn lớn nhất
trong lịch sử loài người, rằng Cain đã nói gì với Abel?
Dan Brown, tác giả của
nhiều cuốn sách nổi tiếng, trong đó có tiểu thuyết đã được dựng thành phim Thiên
thần và Ác quỷ, lý giải rằng: Điều Cain đã nói liên quan đến ba vấn đề gây
ra mâu thuẫn ngàn đời của con người, không bao giờ giải quyết rốt ráo được, đó
là tranh chấp đất đai, tức quyền sở hữu; quyền tuyệt đối với ‘một nửa của
mình’ (ardhanghi – từ được dùng cách đây nhiều ngàn năm để nói về vợ,
trong Kinh Védas, Ấn Độ giáo) và, cái miếu thờ.
Dan Brown nhấn mạnh, cái
miếu thờ là của tao, tao không thể chia sẻ cho mày được. Cái miếu
thờ là văn hóa dân tộc, chủ quyền tinh thần - bản sắc, thuộc tính không
thể san nhượng, cầm cố; mà, nếu vi phạm, bất cứ dân tộc nào cũng có thể tự đánh
mất chính mình.
Người Việt Nam có câu
thành ngữ cảnh báo rất rõ rằng, cái gì để lâu cũng có thể hóa thành bùn!
Formosa phải dỡ bỏ ngay ý đồ cắm mốc chủ quyền văn hóa, tâm linh ngay trên lãnh
thổ nước ta!
Lý giải của Brown không
bất ngờ ở hai vế đầu nhưng thật sự gây nên ngỡ ngàng cho nhiều người đọc ở “cái
miếu thờ” bởi yếu tố văn hóa ít khi được coi trọng trong cuộc đời luôn tràn
ngập những đòi hỏi thực dụng từ cái lẽ sinh tồn.
Công ty Formosa đã vi
phạm một trong ba điều thiêng liêng nhất của một dân
tộc – quốc gia, đã coi thường luật pháp của nước sở tại, trắng trợncắm mốc
chủ quyền văn hóa trên lãnh thổ nước ta!
Không ai không biết ngay
từ thời xa xưa, cái hàng rào là bước đi đầu tiên để con người đánh dấu, khoanh
vùng chủ quyền (quyền chiếm hữu). Cấp độ cao hơn là xây đền thờ để khẳng định
dứt khoát quyền sở hữu – chủ quyền bất khả xâm phạm của người xây với vùng lãnh
thổ đã được mặc định đương nhiên, bất chấp sự phản đối của bất kỳ ai khác.
Không phải ngẫu nhiên mà
năm 692, Abd Al Malic đã cho xây Đền Vòm Mỏm Đá ngay trên nền ngôi đền thờ Chúa
Trời của cả đạo Do Thái và Công giáo. Các nhà sử học đều nhất trí rằng năm 692
là cột mốc đánh dấu sự ra đời của đế quốc Hồi giáo – Ả rập tại vùng Jerusalem.
Khu kinh tế Vũng Áng
được cấp phép cho tập đoàn Formosa chỉ đơn thuần nhằm mục đích kinh doanh có
thời hạn. Việc xây miếu thờ rõ ràng là sự xúc phạm cố ý đến chủ quyền của đất
nước ta. Sự tồn tại của cái vô thời hạn trong lòng cái hữu hạn, là điều hết sức
nghiêm trọng. Những hệ lụy là rất khó lường bởi ai dám đảm bảo khi hết thời hạn
kinh doanh, cái miếu thờ sẽ được dỡ bỏ mà không gây nên những tranh chấp
về chủ quyền; thậm chí, là cái cớ trực tiếp để gây chiến tranh?
Rất khó hiểu là UBND
tỉnh Hà Tĩnh không áp dụng chế tài kiên quyết đối với việc buộc Formosa phải dỡ
bỏ ngay lập tức, không điều kiện việc xây dựng trái phép. Lý do mà UBND tỉnh Hà
Tĩnh đưa ra là do vấn đề liên quan đến chuyện “tính chất nhạy cảm tâm linh và
đây cũng là vấn đề về chủ quyền” nên phải xin ý kiến của Bộ VH-TT-DL, là điều
không thể chấp nhận được. Chủ quyền đối với Vũng Áng là do chính quyền địa
phương quản lý, bảo vệ. Không ai có quyền vi phạm, chà đạp. Chẳng lẽ, mai này,
Formosa tàng trữ vũ khí, quân đội ngay trong khu vực kinh doanh của họ mà vẫn
không bị trừng trị?
Báo chí còn cho biết
hiện nay ở Vũng Áng, có trên 70% lao động người Trung Quốc – với số lượng nhiều
ngàn người là lao động không phép (chỉ có 800 trong tổng số 4.200 lao động có
phép, Dantri, 11:21, 8.10.2014)! Đây đích thị là cái cố tình sai
phạm chồng, sai phạm kép của Formosa mà mọi người Việt Nam yêu nước đều thực sự
lo lắng…
Nếu chủ quyền bị vi phạm
mà cứ loay hoay – “ải ải, rơm rơm” như người Hà Tĩnh vẫn nói, thì sinh ra chính
quyền để làm gì? Người Việt Nam có câu thành ngữ cảnh báo rất rõ rằng, cái gì
để lâu cũng có thể hóa thành bùn! Formosa phải dỡ bỏ ngay ý đồ cắm mốc chủ
quyền văn hóa, tâm linh ngay trên lãnh thổ nước ta!
Huế, 25.10.2014
H.V.T.
No comments:
Post a Comment
Thanks