Đại Học chăn Trâu




Monday, 27 November 2017

Khi Mỹ Vẽ Lại Lịch Sử Cuộc Chiến VN

 

Về một bài viết của ông Lữ Giang:

Khi Mỹ Vẽ Lại Lịch Sử Cuộc Chiến VN

Xin cám ơn ông Lữ Giang đã giới thiệu trong bài viết “Khi Mỹ Vẽ Lại Lịch Sử Cuộc Chiến VN” những tài liệu khả tín về chiến tranh Việt Nam để chúng ta có thể tìm hiểu những sự thật. Thí dụ như :
. Nghị Quyết NSC 5429/2 ngày 20/8/1954.
. Gravel Edition, The Pentagon Papers, Volume I, Beacon Press, Boston, 1971, p. 204 : Là kế hoạch thực hiện Nghị Quyết NSC 5429/2 ngày 20/8/1954.
Đồng cảm với ông Lữ Giang trong nhận định : Mỹ đã tạo ra lý do đổ quân vào Việt Nam để thực hiện cuộc chiến mà Mỹ muốn.
Nhận định này phù hợp với những chứng cứ từ Tổng Thống Johnson và Bộ Trưởng Quốc Phòng MaNamara mà bộ phim tài tiệu The Vietnam War đã đưa ra : Mặc dù không tin vào chiến thắng, không biết cuộc chiến sẽ đi về đâu, nhưng Tổng Thống và Bộ Trưởng Quốc Phòng vẫn cứ tăng quân, đổ thêm vũ khí, mở rộng chiến tranh ! Nhưng, mở rộng chiến tranh là tiêu thụ thêm nhiều vũ khí, là gây thêm chết chóc và đau thương cho cả 2 dân tộc Việt và Mỹ !
The New York Times, tờ báo uy tín của nước Mỹ và thế giới, ngày 6/7/2009 có bài viết của Tim Weiner với đầu tựa “Robert S. McNamara, Architect Of A Futile War, Dies At 93” [1] (Robert S. McNamara, Kiến Trúc Sư của cuộc chiến vô ích, chết ở tuổi 93) đã hé lộ những bí mật phũ phàng và đau đớn về Chiến Tranh Việt Nam. Theo đó:
. McNamara được coi là kiến trúc sư của “Chiến Tranh Việt Nam”
. Ngay từ tháng 4 1964, Thượng Nghị Sĩ Wayne Morse, Dân Chủ bang Oregon, đã gọi Chiến Tranh Việt Nam là “Cuộc Chiến Của McNamara”. Ông McNamara rất vui khi được xác định như thế và nói “tôi sẽ làm mọi chuyện để chiến thắng”
. Tổng Thống Johnson đã nói về ông McNamara: “Ông ấy giống như một cái búa hơi đập liên tục. Không người nào có thể thay thế ông ấy. Ông ấy đã rất cực nhọc và thật là hoàn hảo”
. Nhưng năm 1995, ông McNamara đã đứng lên chống lại hành vi của mình trong chiến tranh, đã thú nhận trong một cuốn hồi ký rằng "sai lầm, sai lầm khủng khiếp." Đổi lại, ông đã phải đối mặt với một một cơn bão lửa khinh miệt.
Vậy thì, đã có một sự thật phũ phàng và đau đớn cho cả hai dân tộc Việt Mỹ, đó là : Ít nhất là ngay từ tháng 4 1964, giới chính trị gia cao cấp Mỹ đã biết về ý đồ của chính quyền sẽ mở rộng cuộc “Chiến Tranh VN” trước khi lính Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng sau đó 1 năm (tháng 3 1965). Cuộc đổ bộ đã không xin phép chính phủ Phan Huy Quát của Việt Nam! Như thế là đã rõ rằng, Chiến Tranh VN là ý đồ đã được hoạch định từ lâu trước đó đến nỗi Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, kiến trúc sư của cuộc chiến, cũng cảm thấy quá phức tạp và không hiểu nổi. Như vậy cũng có nghĩa là Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara và Tổng Thống Johnson cũng không được biết gì ở một cuộc cờ lớn hơn của những con người (bí ẩn, trên cao) đã thiết kế ra cuộc chiến. Bởi lẽ đó, sau này ông McNamara đã phải thốt lên rằng “Chúng ta đã giết người không cần thiết” :
“Chiến tranh (Việt Nam) quá phức tạp, vượt quá khả năng hiểu biết của con người", ông (McNamara) kết luận. "Sự đánh giá của chúng ta, sự hiểu biết của chúng ta, không đầy đủ. Và, chúng ta giết người không cần thiết” (Theo The New York Times, 6/7/2009, Tim Weiner, “Robert S. McNamara, Architect Of A Futile War, Dies At 93) [1]
Chiến Tranh VN, phũ phàng và đớn đau : Giết người không cần thiết (theo một ý đồ định trước !)
Tuy nhiên, xin có vài lưu ý đến ông Lữ Giang để bảo đảm tính xác thực của những nhận định hay kết luận của ông :
. Sẽ là không thuyết phục khi dùng mục đích chiến tranh của Mỹ để biện hộ cho “chính nghĩa” của anh em ông Ngô Đình Diệm, bởi lẽ không thể chính nghĩa khi mà không có Ngô Đình Diệm này thì người Mỹ cũng sẽ tìm ra nhiều Ngô Đình Diệm khác thay thế để phục vụ cho mục đích của họ. Bởi lẽ, sẵn tiền bạc và quyền lực, hỏi tay sai lúc nào mà chẳng có ? Bằng cớ là, “đạo đức cao vời vợi” như Hòa Thượng Thích Quảng Độ mà còn nhận hằng năm cả trăm ngàn đô la để phục vụ cho ý đồ “nhân quyền và tự do tôn giáo” của họ kia mà ! (Nhận từ quỹ NED, qua trung gian của ông Võ Văn Ái, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế Paris)
. Về việc thành lập Đảng Cần Lao, một chi tiết quan trọng về sự can thiệp vào chủ quyền Việt Nam của Mỹ để mở ra chiến tranh như ông đã trình bày, nhưng tại sao ông lại không trưng ra chứng cớ trong khi ông nói rằng “chúng tôi sẽ căn cứ vào sử liệu do Mỹ công bố” ? Như vậy, liệu có thể tin vào nhận định này của ông hay không ?
. VềSố quân VNCH đóng chốt và hành quân ở Lào có lúc lên đến khoảng 170.000 người.” Xin ông vui lòng đưa ra bằng chứng. Nếu không có, xin ông hãy xin lỗi người đọc về sự sơ xuất, nhất là rất khó để tin một Thiếu Tá có thể điều hành một đạo quân 170 ngàn binh lính.

“Chính phủ Ngô Đình Diệm đã ký hiệp ước với Lào cho Quân Lực VNCH đóng chốt ở Tchépone và Mường Phín, đồng thời giao cho Thiếu Tá Trần Khắc Kính, Phó Giám Đốc Sở Liên Lạc, mở các cuộc hành quân trên đất Lào để ngăn chận Cộng quân xâm nhập vào miền Nam. Số quân VNCH đóng chốt và hành quân ở Lào có lúc lên đến khoảng 170.000 người. Cộng quân khó xâm nhập được.” (Lữ Giang, Vẽ Lại Lịch Sử Cuộc Chiến VN, 12/10/2017)

Sai sót là chuyện thường tình của con ngưới, chúng ta có thể thông cảm. Tuy nhiên, xin ông Lữ Giang hãy đưa lời giải thích hoặc xin lỗi cho những sai sót. Đó là lòng tự trọng để chúng tôi có thể tiếp tục tin vào kiến thức uyên bác và trình độ lý luận khách quan của ông.

Khách Quan.


[1]
Robert S. McNamara, Architect of a Futile War Dies at 93
Published: July 6, 2009

Robert S. McNamara, the forceful and cerebral defense secretary who helped lead the nation into the maelstrom of Vietnam and spent the rest of his life wrestling with the war’s moral consequences, died Monday at his home in Washington. He was 93.
Skip to next paragraph His wife, Diana, said Mr. McNamara died in his sleep at 5:30 a.m., adding that he had been in failing health for some time.
Mr. McNamara was the most influential defense secretary of the 20th century. Serving Presidents John F. Kennedy and Lyndon B. Johnson from 1961 to 1968, he oversaw hundreds of military missions, thousands of nuclear weapons and billions of dollars in military spending and foreign arms sales. He also enlarged the defense secretary’s role, handling foreign diplomacy and the dispatch of troops to enforce civil rights in the South.
“He’s like a jackhammer,” Johnson said. “No human being can take what he takes. He drives too hard. He is too perfect.”
As early as April 1964, Senator Wayne Morse, Democrat of Oregon, called Vietnam “McNamara’s War.” Mr. McNamara did not object. “I am pleased to be identified with it,” he said, “and do whatever I can to win it.”
Half a million American soldiers went to war on his watch. More than 16,000 died; 42,000 more would fall in the seven years to come.
The war became his personal nightmare. Nothing he did, none of the tools at his command — the power of American weapons, the forces of technology and logic, or the strength of American soldiers — could stop the armies of North Vietnam and their South Vietnamese allies, the Vietcong. He concluded well before leaving the Pentagon that the war was futile, but he did not share that insight with the public until late in life.
In 1995, he took a stand against his own conduct of the war, confessing in a memoir that it was “wrong, terribly wrong.” In return, he faced a firestorm of scorn.
 “Mr. McNamara must not escape the lasting moral condemnation of his countrymen,” The New York Times said in a widely discussed editorial, written by the page’s editor at the time, Howell Raines. “Surely he must in every quiet and prosperous moment hear the ceaseless whispers of those poor boys in the infantry, dying in the tall grass, platoon by platoon, for no purpose. What he took from them cannot be repaid by prime-time apology and stale tears, three decades late.”

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 

Public Contrition
Mr. McNamara left the bank when he turned 65, after his wife died, and for a time he tried to unwind and get away, taking a 140-mile hike up to the 18,000-foot level of Mount Everest. But within two years, he began to speak out against the nuclear arms race. In 1995, 14 years after leaving public life, he published his denunciation of the Vietnam War and his role in it, “In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam” (Times Books/Random House), for which he was denounced in turn.
Unlike any other secretary of defense, Mr. McNamara struggled in public with the morality of war and the uses of American power.
“We are the strongest nation in the world today,” Mr. McNamara said in “The Fog of War,” released at the time of the 2003 invasion of Iraq. “I do not believe that we should ever apply that economic, political, and military power unilaterally. If we had followed that rule in Vietnam, we wouldn’t have been there. None of our allies supported us. Not Japan, not Germany, not Britain or France. If we can’t persuade nations with comparable values of the merit of our cause, we’d better re-examine our reasoning.”
 “War is so complex it’s beyond the ability of the human mind to comprehend,” he concluded. “Our judgment, our understanding, are not adequate. And we kill people unnecessarily.”




No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts