Đại Học chăn Trâu




Thursday, 30 November 2017

Báo động: Sách giáo khoa tiếng Việt của TS Bùi Hiền đã được xuất bản




----- Forwarded Message -----
From: 'BMH' via PhucHungViet <
Sent: Wednesday, November 29, 2017 5:42 PM
Subject: VC sửa Tiếng Việt: Xoá văn hoá Việt để thôn tính và tiêu diệt dòng giống Việt! & Báo động: Sách giáo khoa tiếng Việt của TS Bùi Hiền đã được xuất bản...



Xin chuyển đến QuÝ Vị, Quý N và CH....

Thảm họa...Báo động....

VC sửa Tiếng Việt: Xoá văn hoá Việt để thôn tính và tiêu diệt dòng giống Việt! 

Báo động: Sách giáo khoa tiếng Việt của TS Bùi Hiền đã được xuất bản..

Xin mời Quý Vị xem để tường...



BMH
Washington, D.C 


PGS.TS Bùi Hiền không dám ra khỏi nhà sau khi nghe nữ Ca Sỹ nói về việc cải cách Tiếq Việt của ông.

Mời Quý Vị nghe Cô Anh Chi nói về vẹm Bùi Hèn…








Báo động: Sách giáo khoa tiếng Việt của TS Bùi Hiền đã được xuất bản

Báo động: Chết rồi đồng bào ơi! Đây không chỉ là hành động tiêu diệt chữ Việt mà còn tiêu diệt cả dân tộc Việt. Khi tổ chức cuộc Hội Thảo Ngữ Học toàn quốc tại Đại học Qui Nhơn và đưa đề tài nầy vào thảo luận tức là đảng CSVN đã có chủ trương này rồi. Tên TS Bùi Hiền chỉ làm theo chỉ thị của đảng chứ không phải là sáng kiến cá nhân. Bây giờ Bộ Giáo Dục lại xuất bản bộ sách giáo khoa tiếng Việt lóp 1 thì đủ thấy rõ ràng đảng CSVN muốn xóa bỏ chữ Việt để những sách giáo khoa Lịch Sử trở thành vô dụng và các thế hệ mai sau không biết gì về những cuộc xâm lược dã man của phương Bắc cũng như sự chống trả của tổ tiên chúng ta ngày xưa. Từ đó dễ nhồi vào sọ lũ trẻ ý tưởng lệ thuộc Trung quốc về mọi mặt hay nói cách khác là để Việt Nam dễ trở thành một phần lãnh thổ của Trung quốc. Chí nguy! Chí nguy!

Không là đề xuất nữa, đã xuất bản bộ SÁC ZÁO XOA “Tiếq Việt” của BỘ ZÁO ZỤK” dành cho lớp 1…Chúng ta nghĩ sao nếu chữ ‘luật giáo dục’ phải viết là ‘luật záo zụk’, ‘nhà nước’ là ‘n’à nướk’… Nhưng đó là cách viết cải tiến mà PGS-TS Bùi Hiền đề xuất trong một cuốn sách mới xuất bản gần đây.

 -

Điều này gây ra nhiều tranh luận không chỉ trong giới chuyên môn mà cả những người đang sử dụng tiếng Việt.
Hôm nay, trên mạng, đã xuất hiện 1 hình ảnh trang bìa của cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 viết theo kiểu mới.
Chữ viết của tiếng Việt hiện tại chưa hợp lý?
Đó là cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam – Hội nhập và phát triển (tập 1) dày 2.200 trang, do nhà xuất bản Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn hồi tháng 9.
Trong rất nhiều bài viết của các nhà ngôn ngữ học, có bài “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của tác giả Bùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt gây nhiều tranh cãi.
PGS-TS Bùi Hiền (Nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy – học phổ thông) cho biết: “Từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở cấp tiểu học, trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư…”.
Những bất hợp lý mà PGS Bùi Hiền đưa ra, đó là hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).
“Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại”, tác giả Bùi Hiền chia sẻ.
Từ đó, PGS Hiền kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước. Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.
Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
PGS-TS Bùi Hiền cho biết: “Đề xuất của tôi có nhiều nhà ngôn ngữ họ thấy hợp lý vì chữ viết mới có một nguyên tắc thống nhất. Nhưng cũng có nhiều ý kiến phản bác vì cho rằng nếu cải tiến vậy sẽ phức tạp, có nhiều hệ lụy. Ví dụ kho tư liệu đồ sộ cũ chuyển sang chữ viết mới thì sẽ xử lý như thế nào.
Và để thay đổi sẽ phải mất rất nhiều thời gian: thay đổi nhận thức, thay đổi cách học, cách dạy, sách giáo khoa cũng phải thay đổi, các văn bản, sách, báo, rồi lập trình chữ viết trên máy tính… Phải thay đổi từng bước một. Nhưng chỉ cần mất 1-2 năm là quen dần”.
Bù lại, theo PGS Hiền, cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết các thiếu sót, bất cập không nhất quán trước đây gây khó khăn cho người dùng (dẫn mắc lỗi chính tả), giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ. Ngoài ra, còn tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy, trên máy tính.





Kỷ niệm 426 năm ngày sinh Cha Alexander Rhodes, 
người khai sinh chữ Quốc ngữ (15/3/1591 – 2017)


17155689_455850321417921_824731054655270838_n
Thái Hà (13.03.2017) – Kỷ niệm 426 năm ngày sinh Cha Alexander Rhodes, người khai sinh chữ Quốc ngữ (15/3/1591 – 2017)
Khi đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.
Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam.
Với linh mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành nên cuốn từ điển Việt – Bồ – La.
Thực tế, chính việc bổ sung phần La tinh của cha Alexandre De Rhodes đã trở thành đóng góp quan trọng bậc nhất giúp hình thành nên chữ viết theo lối La tinh mà sau đó nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam.
Đánh giá về vai trò của linh mục Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh nên quốc ngữ Việt Nam, tờ Nguyệt San MISSI do các linh mục Dòng tên người Pháp quản lý đã từng viết nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông, đại lược như sau: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, cha Alexandre De Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”.
Quả vậy, khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách in quyển từ điển và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ tại nhà in Vatican – Roma, thì cha Alexandre De Rhodes đã giải phóng cho nước Việt Nam về chữ quốc ngữ.
Bởi lẽ trước đó, tương tự như Nhật Bản và Cao Ly (Triều Tiên), thì người Việt Nam sử dụng lối chữ viết tượng hình, biểu ý của người Tàu hoặc chữ nôm do tự sáng chế và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Cao Ly mới chế biến ra chữ viết riêng của họ, nhưng vẫn không theo cách viết La tinh nên bị hạn chế nhiều. Còn người Nhật Bản thì sau nhiều lần thử nghiệm chế biến lối chữ viết khác, nhưng cuối cùng đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình, biểu ý của người Tàu.
Trong khi đó, chính người Tàu dưới chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông cũng đã từng tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Alexandre De Rhodes, đã tiến bộ trước người Tàu đến hơn ba thế kỷ rưỡi (1651 – 1017 – tính từ năm in cuốn từ điển Việt – Bồ – La đến thời điểm hiện nay.
Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Alexandre De Rhodes khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai Dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, chính cha Alexandre De Rhodes là người hệ thống hóa, hoàn tất công trình làm ra chữ quốc ngữ thành công vào năm 1651, tức là năm mà cuốn tự điển Việt – Bồ – La chào đời tại nhà in Vatican – Roma.
Thế nên, chính tại nhà in Vatican ở Roma là nơi mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình, và chính năm 1651 cũng là năm khai sinh chính thức của chữ quốc ngữ Việt Nam.
Theo đó, chữ viết theo lối La tinh ban đầu được các nhà truyền giáo đặt nền móng cho việc sử dụng trong cộng đồng Ki-tô giáo Việt Nam, đến khi được người dân Việt Nam chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, thì mặc nhiên nó đã tự mình được nâng cấp thành chữ quốc ngữ.
Ghi nhận công nghiệp của cha Alexandre De Rhodes đối với xứ sở, năm 1941, một tấm bia kỷ niệm nhân ngày sinh nhật thứ 350 của cha đã được dựng ở gần bên bờ Hồ Gươm trước cửa đền bà Kiệu – Hà Nội. Đến năm 1957, khi Hà Nội thuộc sự quản lý của chính quyền Cộng Sản thì bia đã bị gỡ bỏ.
Chính quyền Sài Gòn cũ đặt tên ông cho một con đường tọa lạc trước mặt Dinh Độc Lập, nay là Dinh Thống Nhất, đối xứng với phía bên kia là đường Hàn Thuyên, tên danh sĩ được ghi nhận có công phát triển và phổ biến lối chữ Nôm. Sau năm 1975, chính quyền cộng sản đổi tên đường thành Thái Văn Lung và bây giờ thì đã trả lại tên cũ là Alexandre De Rhodes cho con đường này.
Về tiểu sử: Nguyên, cha Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ) sinh ngày 15/03/1591 (hay 1593?) tại vùng Avignon, miền nam nước Pháp. Gia đình ông thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia), tổ tiên sang tị nạn ở vùng Avignon là đất của Giáo Hoàng. Ông gia nhập Dòng Tên tại Roma năm 1612, thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Đầu năm 1625, cha Alexandre De Rhodes đến Việt Nam bắt đầu từ Hội An. Cha bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của cha. Nhưng cuộc đời truyền giáo của cha ở đây rất gian nan, trong vòng 20 năm, cha bị trục xuất đến sáu lần. Đến năm 1645, cha bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Cha mất ngày 5/11/1660 ở Iran, thọ 69 tuổi.
Hiện nay, ở Việt Nam đã từng xuất hiện ý kiến phủ nhận công lao đóng góp của cha Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh chữ quốc ngữ, một trong số họ nêu quan điểm : “Alexandre De Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện “gậy ông đập lưng ông” mà thôi. [1]
Riêng đối với công chúng, thì:
– Lối chữ viết đã trở thành quốc ngữ của xứ sở với chín mươi triệu đồng bào cả trong và ngoài nước cùng sử dụng;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện những dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ thuở hồng hoang đến nay;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện lời ru “Ầu ơ …” ân cần của mẹ từ ngày sinh ra ta làm kiếp người;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện sự yêu thương giữa những thành viên trong gia đình, giữa những đôi tình nhân, giữa những người tri kỷ …
– Lối chữ viết được dùng thể hiện ca từ những nhạc phẩm bất tử như Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng, Trưng Nữ Vương, Lòng mẹ, Tình ca …
– Lối chữ viết mà dân ta có thể tự hào là riêng biệt trong khi rất nhiều quốc gia khác, kể cả nhiều cường quốc vẫn còn phải vay mượn (Úc, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Ấn Độ, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Đại Hàn …);
Thì người khai sinh của lối chữ viết ấy chắc chắn phải là ÂN NHÂN của xứ sở mình, bất kể đến quốc tịch của họ, bất kể đến tôn giáo của họ và bất kể đến động cơ của họ khi khai sinh lối chữ ấy !
Và với chế độ :
– Lối chữ viết được Ông Hồ Chí Minh dùng để viết lời Tuyên ngôn độc lập khai sinh chế độ;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện Hiến pháp quy định sự độc tôn chính trị của Đảng Cộng Sản;
– Lối chữ viết được dùng trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, hành chính, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa …
– Lối chữ viết mà hơn 700 tờ báo của chế độ đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 24.000 vị tiến sĩ khoa bảng quốc gia đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 400 trường Đại học, cao đẳng các loại và hàng vạn trường học các cấp đang dùng;
Nhưng lại không mấy ai trong số họ nhắc đến ngày sinh nhật của cha Alexandre De Rhodes, người có công khai sinh lối chữ viết mà nghiễm nhiên đã là quốc ngữ của xứ sở, như là một trong những ân nhân của dân tộc này thì thật là đáng thất vọng !
Tôi tin rằng, xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân!
LS Đặng Đình Mạnh
12-3-2017
Nguồn @Đinh Hữu Thoại


-----Original Message-----
From: Truong Hung
To:
Sent: Wed, 29 Nov 2017 7:31
Subject: VC sửa Tiếng Việt: Xoá văn hoá Việt để thôn tính và tiêu diệt dòng giống Việt!
VC sửa Tiếng Việt: Xoá văn hoá Việt để thôn tính và tiêu diệt dòng giống Việt!

Người Việt Yêu Nước (Danlambao) - Đất nước VN chúng ta lúc này đang quá đa đoan, người dân như sống trong dầu sôi lửa bỏng với bao nhiêu chuyện sinh tử, mọi người đang điên đầu vỡ óc, lại thêm một anh chàng “thiến sĩ” CS lên cơn điên bất tử, đề nghị sửa đổi chữ Quốc Ngữ, là loại văn tự duy nhất của VN đã tồn tại từ thế kỷ 17, cách đây hàng 400 năm, khiến cả nước rối loạn!

Chữ Việt được hình thành do công lao của Đức Giám Mục Bá Đa Lộc và nhiều Giáo Sĩ Công Giáo từ Tây Phương sang VN truyền đạo thời đó, đã dày công nghiên cứu, sáng chế, tu chỉnh, hệ thống hóa cho dân ta có một loại chữ viết riêng, để tách ra khỏi ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Tàu chệt. Và cho đến nay, chúng ta đã sở hữu được một kho tàng văn học vô cùng phong phú, với hằng hà sa số những bộ sách quý, những bộ tài liệu giá trị ngàn đời vượt thời gian, những bộ sách lịch sử, khoa học, những tác phẩm văn học, thi ca, truyện tích và cả đạo đức, mà chúng ta hằng trân trọng giữ gìn để cho muôn đời con cháu được học hỏi, được thấm nhuần, được vun đắp, trở nên những con người với đầy đủ kiến thức về nhân bản, kỹ thuật, khoa học và cả văn chương. Ấy thế mà đã từng có những anh trí thức, tiến sĩ CS nổi máu anh… khùng muốn sửa đổi cho nó… “tiến nhanh, tiến mạnh lên XHCN”! Ai cũng biết máu CS là tham danh và tham lợi, kể cả những “trí thức” do CS đào tạo ra, bởi đó trong thời CS cướp nước cướp quyền để cỡi đầu dân Việt, không ít lần có những “thiến sĩ đỏ” từng múa may quay cuồng muốn sửa đổi cả nền văn học VN theo “định hướng XHCN”! CS uốn nắn, biến đổi bản chất con người VN từ thanh cao, nhân nghĩa xuống thành bất nhân thô bỉ và mọi rợ, khiến cả thế giới khinh thường, nay chúng lại muốn sửa đổi cả văn chương chữ nghĩa của dân tộc ta, đẩy chúng ta phải “xuống hố cả nút” (XHCN) nữa sao đây?

Nhân vật muốn “một tay xoay cả vũ trụ” đó chính là “thiến xĩ ráo xư” Bùi Hiền, anh ta đề nghị sửa đổi cách viết, “xáng chế” các mẫu tự mới thay cho cách viết cũ của chữ Việt, lấy lý do là để đọc và viết cho nhanh gọn lẹ. Học theo cách của anh thì trẻ con sẽ viết được nhanh hơn, nhà in sẽ gọn nhẹ hơn và… đỡ tốn giấy tốn mực hơn, (ví dụ anh ta đề nghị dùng chữ ‘q’ (một chữ) , thay cho chữ ‘ng, ngh’ (nhiều chữ) khi viết! Tôi không có đủ khả năng và thời giờ để đưa vào đây những bằng chứng về cách thay đổi khùng điên và phá hoại ấy, vì thiết nghĩ các nhà chuyên môn đã đưa lên báo chí quá nhiều và đầy đủ. Tôi chỉ nói lên nỗi bức xúc của một người dân thường trước nạn “quốc phá gia vong” do CS VN gây nên, mà việc này là một, thuộc về lãnh vực văn hóa. Theo những gì anh CS Bùi Hiền lý giải, thì “xáng kiến” này của anh ta được “vận dụng” để đáp ứng cho tình trạng… thiếu hụt tiền bạc, phá sản ngân hàng đang diễn ra trong nước, hầu sớm đưa cả nước tiến… xuống XHCN đói nghèo mạt rệp, vô sản chuyên chính! Té ra là “thiến sĩ” muốn “cắt mạng văn học” để cứu nguy cái “tổ cò” CS, e sắp rớt khỏi cành cây mà lộn cổ xuống ao, vì một trong những lý lẽ anh ta giải thích cho việc “cắt mạng văn hóa” này là để đỡ thời gian học, đỡ giấy bút trong việc biên soạn, in ấn các văn bản, đỡ được tới 20%, lẽ ra phải tốn 100 thì còn 80 chục! 

Mọi người dân trong nước và trên toàn thế giới đang hoang mang không biết CS VN định phá tan đất nước thế nào nữa đây! Nhưng câu hỏi nào, vấn đề nào rồi cũng có câu trả lời. Nhiều người nhìn thấy sự điên khùng phi lý của nó (cái cuộc cắt mạng chữ nghĩa của tên Bùi Hiền), thì cho rằng CS đang cơn bĩ cực, rối loạn tơi bời do đấu đá thanh trừng nội bộ và hết tiền tiêu, nên chỉ thị cho tên khùng điên này bày ra cái trò khỉ để cho dân chúng chúi vào đó chửi bới mà quên thực trạng thập phần nguy hiểm cho cuộc sống. Nhưng ông giáo sư Nguyễn Minh Thuyết thì lên tiếng rằng: “Nếu thay đổi như ông Bùi Hiền, thì toàn bộ kho tàng văn học với hàng triệu tác phẩm cũ sẽ biến thành…đồ cổ, các thế hệ sau này khi học theo con đường đề nghị của Bùi Hiền sẽ không thể đọc được các sách vở cũ…”, tôi mới nhận ra rằng: thôi rồi, đây có thể là âm mưu của Tàu cộng, muốn xóa sạch nền văn hóa của ta, để con cháu ta không còn đọc được tư tưởng, đạo đức và nhất là lịch sự của cha ông, để TC đưa vào những tư tưởng phản động, đầu độc con cháu của ta, khiến chúng quên hẳn nguồn gốc, tổ tiên, tinh thần Việt, và dễ dàng đón nhận sự nhào nặn nhồi nhét tư tưởng Tàu, lịch sử văn hóa Tàu! Rồi ông bà cha mẹ sẽ không thể dạy được con cháu mình, vì trở ngại về chữ nghĩa, do cháu con thì không đọc được sách cũ, thế hệ già thì không thể đọc viết theo cách mới mà chúng bị VC bắt học, nguy hiểm và thâm độc vô cùng! Giữa thế hệ già và thế hệ trẻ sẽ bị chia cắt từ văn hóa đến tình cảm, đưa đến gia đình tan nát, xã hội đảo điên, tất cả sách vở cũ bị vứt bỏ vì thế hệ trẻ sẽ không đọc được, còn thế hệ già cũng không đọc được các sách vở mới do không còn thời gian để học, chưa kể các giao tiếp giữa VN và thế giới cũng bế tắc, vì người nước ngoài không đọc hay viết được tiếng Việt mới thì làm sao giao tiếp? Và xã hội mới sẽ tách thế hệ của chúng ta ra khỏi nó: một cuộc đảo điên hỗn loạn chưa từng có, dân tộc VN kể như chấm dứt, như vậy không phải ý định của Tàu cộng thì của ai?

Ngoài ý kiến của ông GS Thuyết, trên đài BBC còn có cuộc hội luận mà diễn giả chính là một nhà ngôn ngữ học VN đang sống ở Anh quốc (xin miễn nói tên), cho nhận định và ý kiến về vấn đề này như sau (tôi chỉ nêu vài điểm chính chứ không thể ghi nhận hết các ý phát biểu của ông): “Tôi ngần ngại nói về điểm tích cực trong đề nghị “sửa chữ Việt” của ông Bùi Hiền, hầu như không có!”. Để đánh giá về “vụ việc kinh khiếp” này, ông nêu lên một trường hợp khác của một “thiến sĩ” CS khác là Nguyễn Lân, từng cho ra đời một “quái thai văn học” là một bộ tự điển tiếng Việt dày hàng ngàn trang, trong đó thu thập và giải nghĩa từ ngữ Việt, ca dao tục ngữ Việt, mà một nhà nghiên cứu khác sau khi đọc xong cũng cho ra một bộ sách hàng ngàn trang tương ứng, ông đã nêu ra sơ sơ hơn 2000 sai lỗi của cuốn tự điển, từ lỗi viết sai chính tả đến lỗi giải thích sai nghĩa tiếng Việt, và cả những câu tục ngữ ca dao viết không đúng, khiến hiểu cũng sai! Một ví dụ được ông nêu lên để chứng minh “tài ngâm cứu” của nhà “học giả” (đúng là học GIẢ chứ không có học THẬT) Nguyễn Lân là câu tục ngữ viết sai: “vịt già, gà TO”, thay vì câu đúng là “vịt già, gà TƠ ”. Dân gian thì nói vịt phải là vịt già, còn gà phải là gà tơ thì thịt mới ngon (chứ gà to và già chẳng ma nào muốn ăn!), trong khi “thiến sĩ” CS thì vừa viết sai TƠ thành TO, vừa hiểu sai ý của cổ nhân! Từ đó nhà ngôn ngữ học Việt đang ở Anh quốc nêu trên mới đánh giá là nhà “ngâm cứu” CS kia đã học… mót ngoài đường, chứ không phải nghiên cứu trong sách vở, và ông kết luận về cuốn tự điển của “thiến sĩ” Nguyễn Lân là: “nếu để lại thì chỉ là một kỷ niệm buồn, đáng xấu hổ cho nền văn học VN, và gây hại cho các thế hệ mai sau”! Một lời nói rất tinh tế và chính xác, nói lên giá trị thật của các trí thức, văn hào, tiến sĩ của VC!

Trở về với anh chàng Bùi Hiền mới đây, nhà ngôn ngữ học nêu trên cũng nhận định: “việc đề nghị sửa đổi ngôn ngữ văn tự của một quốc gia nếu có, phải là việc của chính quyền, và là công trình nghiên cứu của hàng trăm, hàng chục nhà chuyên môn, trong những tháng năm dài chuyên tâm làm việc, rồi mới cân nhắc và đưa ra đề nghị, nhưng không được làm xáo trộn nề nếp cũ, kể cả việc học hành, ấn loát, chứ không phải cái kẻ vô danh tiểu tốt, đơn thương độc mã, mới tòi ở đâu ra, sức kém tài hèn mà tuyên bố ông ổng như vậy được, chưa kể nếu trẻ con học theo đó thì sẽ…phát điên, không thể học được”! Còn về thực tế sẽ không bớt tốn kém chút nào, mà còn phí phạm gấp bội, vì chỉ riêng ngành giáo dục, sẽ tiêu tốn hàng tỷ tỷ để in lại sách giáo khoa, và báo chí sẽ không có ai thèm đọc cái thứ chữ nhố nhăng đó, có đọc cũng không thể hiểu gì! Và còn hàng triệu thứ rắc rối khác trong đời sống xã hội như nhiều bài viết khác đã đưa lên! 

Chỉ sơ qua đã thấy rõ cái phi thực, bất khả thi của cái đề nghị quái đản trên. Vì thế hãy miễn bàn thêm những chuyện mông lung, mà chúng ta phải bám sát điểm trọng yếu của nó, đó là mục đích chính của vụ này: Tên Bùi Hiền đã không hề đưa ra được lý do hay cơ sở chính đáng nào để sửa đổi chữ Quốc Ngữ cả! Hắn chẳng qua chỉ là một kẻ háo danh, nên bị VC gian manh lợi dụng chỉ thị cho hắn đưa ra một việc rồ dại, nhưng là đúng ý của VC, đã theo lệnh Tàu cộng mà âm mưu xóa sạch nền văn học, đạo đức, tâm linh cũng như nhân bản của chúng ta từ ngàn đời, được lưu trong sách sử, nhất là xóa sạch lịch sử Việt. Việc vô hiệu hóa toàn bộ sách vở cũ nhằm để xóa quá khứ, khiến đám hậu duệ sau này mất hẳn nguồn gốc, hầu Tàu cộng dễ đồng hóa và xóa sổ toàn dân tộc ta! Đây mới là vấn đề cốt cán cần được mọi người quan tâm.

Nhắn lời đến những tên “tiến sĩ, trí thức, học giả… vô học” CS, có ngu dốt thì đi làm cu li kiếm miếng mà ăn, chứ đừng có viết sách, đề nghị điên khùng gây phiền toái cho nhiều người, làm hại cho dân tộc, và làm nhục quốc thể!

Để giữ nước và bảo toàn giống nòi, toàn dân phải vùng lên quét sạch sớm bọn bán nước và cướp nước, kể cả những bọn tay sai tự nguyện làm công cụ cho CS!

29/11/2017






​ 

CHƯỞI TIẾN SĨ "BUỒI" HIỀN

Tổ bố tiên sư tiến sĩ Hiền
Mẹ ông sinh lộn giống bò điên
Giáo sư, tiến sĩ ngu như lợn
Dẫu xuống đáy mồ chẳng được yên

Ta muốn chưởi cha lão họ “Buồi”
Chưởi hoài chưởi mãi nếu còn hơi
Chưởi mười dòng tộc tên hư não
Quốc ngữ nước ta đem giỡn chơi

Ta chưởi để cho ngươi bớt ngu
Mang danh tiến sĩ dốt hơn bò
Cá tra một lứa làm gian tặc
Kế hoạch của Tàu, lệnh chóp bu..?!

Ng Tr Hưng: 29-11-2017
--

For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.

__._,_.___

Posted by: hungthe 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts