Đại Học chăn Trâu




Sunday, 28 April 2019

BÀI 70: CÁC TỔNG THỐNG MỸ VÀ VIỆT NAM (Phần II)


K/C QÚY VỊ Bài viết "CÁC TỔNG THỐNG MỸ VÀ VIỆT NAM" (Phần II) của VŨ LINH. [Xin và0 DIỄN ĐÀN TRÁI CHIỀU để đọc Phần I, nếu cần]. 

 

XIN QÚY VỊ HẰNG QUAN TÂM TỚI QUÊ MẸ VN CHUYỂN TIẾP ĐẾN ĐỒNG BÀO TRONG NƯỚC BÀI & TIN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ TỒN VONG CỦA DÂN VIỆT??!! ĐA TẠ!

 

 

NGUYỄN THÀNH

BĐH ỦY BAN CÔNG LÝ & HOÀ BÌNH VÌ HOÀNG SA & TRƯỜNG SA VIỆT NAM 

TTK HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM CALIFORNIA NK 1994-1996

 

****************************************

 

DIỄN ĐÀN TRÁI CHIỀU - Thứ Bảy, 27 Tháng Tư ĐEN 2019


 

BÀI 70: CÁC TỔNG THỐNG MỸ VÀ VIỆT NAM (Phần II)

Vũ Linh

Tuần này, chúng ta bàn qua phần hai của bài nhận định về vai trò của các tổng thống Mỹ trong việc mất trọn miền Nam VN vào tay VC.
Ba tổng thống Johnson, Nixon, và Ford sẽ được bàn qua trong phần này.
     Đây là giai đoạn chiến tranh VN lên cao điểm, rồi đi đến kết cuộc bi thảm mà ta đã biết.

4. TT Johnson. Dân Chủ 1963 – 1968
TT Kennedy bất ngờ bị ám sát chết ba tuần sau khi TT Diệm bị giết. Nhiều người tin dị đoan sẽ gọi là ‘quả báo’? TT Johnson lên thay thế, một năm sau ông ra tranh cử và đắc cử, làm tổng thống chính danh chứ không còn là ‘tổng thống ngáp’ sau khi TT Kennedy chết, nhưng 4 năm sau đó, quyết định không ra tranh cử nữa.
TT Johnson, dân ‘cao bồi’ Texas thứ thiệt, chủ trương cứng rắn hơn TT Kennedy. Ngay từ đầu, ông muốn tiếp tục hậu thuẫn TT Diệm, phản đối lại mọi đề nghị đảo chánh, chống ngay cả những áp lực đẩy cố vấn Nhu ra ngoài vòng quyền lực. Ngay sau khi nhậm chức, ông đã muốn can dự mạnh, nhưng vì phải ra tranh cử cuối năm 1964, nên phải dè dặt, tuyên bố sẽ không cho “thanh niên Mỹ chết trong đồng ruộng Á Châu” và đả kích mạnh thái độ ‘diều hâu’ cực đoan của ứng cử viên CH ông Barry Goldwater.
Sau khi đắc cử, ông mau mắn lật ngược chính sách, can thiệp mạnh vào nam VN, nhất là sau khi tình hình VN suy xụp mau chóng qua các ‘chỉnh lý’ không ngừng của các tướng lãnh.
TT Johnson quyết tâm sẽ không là tổng thống Mỹ đầu tiên thua trận hay bỏ rơi đồng minh. Trong thời gian đầu, ông được hậu thuẫn của đảng DC khi đó nắm đa số tại cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện. Đảng CH diều hâu cũng hậu thuẫn tuy họ đòi hỏi những biện pháp can thiệp còn mạnh hơn nữa. Quốc hội biểu quyết cho TT Johnson toàn quyền đánh BV sau vụ tàu Maddox bị tàu VC bắn, qua Nghị Quyết Tonkin –Tonkin Resolution- chỉ có đúng 2 phiếu chống so với 98 phiếu thuận tại Thượng Viện, với 0 phiếu chống và 416 phiếu thuận tại Hạ Viện. Mở màn cho các chiến dịch dội bom Bắc Việt kéo dài qua tới thời TT Nixon.
Cái nhức răng cho TT Johnson là ông là người có khuynh hướng cấp tiến nặng, có tham vọng lớn muốn thay đổi xã hội, tung ra các chương trình cấp tiến để thực hiện cái mà ông gọi là Great Society, nhưng kẹt chiến tranh VN, vừa tốn tiền quá mức, vừa gây phân hóa lớn trong chính trường cũng như trong dư luận quần chúng, là những cản trở vĩ đại cho giấc mộng Great Society.
Sau vài năm đầu thậm thụt leo thang từng bước, đưa đến việc hơn nửa triệu quân Mỹ tham gia cuộc chiến mà vẫn không thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’, ông tìm cách ‘tháo chạy’ nhưng không tìm ra lối thoát.
Những cố gắng mở đường nói chuyện với VC qua nhiều ngã đều thất bại. Ngay cả sau khi Mỹ và VC thỏa thuận gặp nhau tại Paris tháng 5/1968 sau khi VC thảm bại trong vụ tổng công kích Mậu Thân, hai bên cũng chẳng đi đến một thỏa thuận nào hết, tranh cãi cả mấy tháng trời về những chuyện lẩm cẩm như hình thù cái bàn họp. Thật ra, VC cố tình trì hoãn để đợi bầu cử tổng thống Mỹ cuối 1968. Khi hai bên chuẩn bị nói chuyện cũng là lúc TT Johnson đã công khai tuyên bố ông không ra tranh cử lại, trong khi các ứng cử viên tổng thống của đảng DC, trong đó có các thượng nghị sĩ Eugene McCarthy, George McGovern và Robert Kennedy, đều công khai muốn Mỹ rút khỏi VN.
TT Johnson là người chịu trách nhiệm mang hơn nửa triệu quân Mỹ vào VN, ‘chiếm’ quyền trực tiếp điều hành cuộc chiến từ quân sự đến chính trị, với những hậu quả tốt cũng như xấu. Tốt vì hiển nhiên đã cứu miền Nam khỏi một đại bại ngay từ những năm 65-66 khi quân lực VNCH gần như tan hàng vì những chỉnh lý của các tướng, chỉ lo đánh lẫn nhau chứ không lo đánh VC nữa. Xấu vì đúng như TT Eisenhower và TT Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp trực tiếp quá mạnh, đã khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho VC một vũ khí tuyên truyền vô giá là “lính da trắng Mỹ chỉ là thay thế lính da trắng Pháp thôi”.
Qua việc TT Johnson can thiệp mạnh, nhiều người nghe theo tuyên truyền của CS cho rằng việc đó thể hiện tính ‘đế quốc’ của Mỹ. Thật ra, nếu hiểu người Mỹ rõ thì sẽ biết quyết định can thiệp mạnh của TT Johnson chẳng qua là đúng theo tính người Mỹ, làm gì cũng muốn mình là người lấy quyết định trọn vẹn, không tin người khác có khả năng làm được việc, nhất là khi thấy cấp lãnh đạo VNCH, từ TT Diệm đến các tướng lãnh, đều đã đi từ thất bại này đến thất bại khác.
Đáng tiếc thay, chính quyền Mỹ cũng không khá hơn, đã đưa ra hết chiến lược sai lầm này đến chính sách trật bét nọ, luôn đi theo VC nhưng chậm hơn một bước. Ban đầu, Mỹ chờ đợi một cuộc chiến quy ước lớn kiểu Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn, thì VC chơi du kích chiến. Khi Mỹ chuyển qua chống du kích trong rừng thì VC tổng công kích thành phố. Khi Mỹ lo bảo vệ thành phố và lùng du kích VC trong núi, thì VC xua thiết giáp tràn qua biên giới.
TT Johnson coi cuộc chiến như một cuộc đấu võ chính trị trong đó quân sự chỉ là công cụ. Tất cả các chiến dịch quân sự lớn, tất cả các cuộc đánh bom BV, đều phải được Tòa Bạch Ốc ô-kê dựa trên tính toán chính trị, từ nhu cầu, ý nghiã, đến hậu quả. Rồi lại còn phụ thuộc vào phân tích thống kê điện toán –computer data analysis- theo kiểu tỷ lệ địch chết so với số lượng đạn bắn, số làng đã bình định so với số bom đã thả,... Nhiều chuyên gia đã nhận xét không sai là cuộc chiến không phải do các tướng bốn năm sao điều hành trên chiến trường, mà là do các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, chuyên gia tranh cãi lý thuyết chính trị và phân tích thống kê, làm việc trong phòng lạnh tại Tòa Bạch Ốc hay Ngũ Giác Đài, chỉ nhìn thấy những con số thống kê, chưa bao giờ thấy một giọt máu hay nghe một phát súng nổ.
Mỹ thua vì không hiểu mà cũng chẳng bao giờ muốn tìm hiểu những yếu tố tâm lý chính trị đặc thù của VC nói riêng và VN nói chung, mà chỉ trông cậy vào hỏa lực. Lý luận của người Mỹ: Mỹ đã diệt tan cả Đức lẫn Nhật, luôn cả Trung Cộng tại Bắc Hàn, mà đâu có cần tìm hiểu tâm lý của Hitler, Hirohito hay Mao gì đâu, sao bây giờ phải thắc mắc chuyện mấy ông nông dân Việt nghĩ gì? Ngay cả các tướng tá, sĩ quan VNCH nghĩ gì, Mỹ cũng chẳng cần biết.
Cái sai lầm của lập luận này là Đức, Nhật và Trung Cộng đều dùng hỏa lực của họ chống lại hỏa lực của Mỹ, và họ thua; trong khi VC không dùng hỏa lực mà dùng chiến tranh gặm nhấm. Vũ khí chính của VC là lấy lòng dân bằng đủ cách, từ dụ dỗ ngon ngọt đến lừa gạt xảo trá nhất đến khủng bố và giết thẳng tay, tùy đối tượng. Với mục đích kéo dài cuộc chiến, gặm nhấm vào tính kiên nhẫn của dân Mỹ. Trong khi HCM nói chuyện “100 năm trồng người” thì người Mỹ chỉ nhìn thấy 4 năm nhiệm kỳ một tổng thống.
Dĩ nhiên là VC cũng phải dùng hỏa lực, nhưng chỉ để ‘dứt điểm khi thời cơ chín mùi’. Ở đây ta thấy ngay cái sai lầm của cấp lãnh đạo VC, quá chủ quan, quá tin tưởng vào tuyên truyền của chính mình, tưởng ‘cơ hội dứt điểm’ đã tới với Mậu Thân 68 và Mùa Hè 72, để rồi cả hai lần đều ôm đầu máu, chết lính như rạ. ‘Cơ hội dứt điểm’ chỉ thực sự đến với VC năm 75 khi quốc hội DC Mỹ đã cắt đứt cuống rốn cung cấp bom đạn và xăng nhớt cho QLVNCH.
Chính sách của TT Johnson tiêu biểu cho chính sách đối ngoại cũng như quân sự của các tổng thống của đảng DC: bao đồng muốn can dự nhưng lại nhát tay, vừa đánh vừa run vì sợ TC nhẩy vào. Khi TT Johnson được mật báo có cả ba trăm ngàn lính TC ở BV, ông tiếp tay VC dấu nhẹm tin này vì sợ đụng độ lớn với TC.

5.     TT Nixon. Cộng Hòa 1969 – 1974
TT Johnson không ra tranh cử lại, đảng DC đưa PTT Hubert Humphrey ra chống lại cựu PTT Richard Nixon. Ông Nixon thắng.
Ông Nixon khi ra tranh cử bảo đảm ông đã có “kế hoạch bí mật” để chấm dứt chiến tranh VN. Sau này, kế hoạch bí mật đó được bật mí và mọi người thấy đó là giải quyết cuộc chiến VN bằng cách nói chuyện thẳng với các đàn anh đang đỡ đầu VC là Liên Xô và Trung Cộng, trao đổi quyền lợi dựa trên tính toán địa chính trị toàn cầu, trong khi chỉ điều đình với VC về chi tiết đình chiến, rút quân, và trao trả tù binh.
TT Nixon nhìn cuộc chiến VN dưới nhiều khiá cạnh:
-                Cuộc chiến VN là một vi khuẩn vĩ đại gây phân hóa không hàn gắn được trong xã hội và chính trị Mỹ, làm tê liệt tất cả mọi chương trình nội bộ hay ngoại giao của Mỹ. Chưa kể tốn kém quá mức về tiền bạc và nhất là sinh mạng thanh niên Mỹ. Mà lại không thấy giải pháp nào khi khối CS quốc tế vẫn kiên trì giúp VC và VC nghiến răng thí mạng cùi tới cùng. Ông cho rằng việc cần phải làm là một mặt củng cố quân lực VNCH qua sách lược gọi là ‘Việt Nam hóa’, mặt khác điều đình với Liên Xô và TC chấm dứt hay ít nhất giảm mạnh viện trợ quân sự của họ cho VC, như vậy sẽ giúp cho VNCH một cơ hội đánh nhau ngang tay với VC, và trong cuộc chiến ‘ngang tay’ đó, TT Nixon tin tưởng VNCH sẽ chỉ thắng hay huề, không thể thua.
-                Nhưng quan trọng hơn nữa trong cái viễn kiến quốc tế của TT Nixon, cuộc chiến VN là một chất keo kết nối khối CS, nhất là Nga và Tàu, mà nếu Mỹ chấm dứt can thiệp thì chất keo sẽ tan và mấy ông CS sẽ túm đầu đánh nhau túi bụi. Khối CS quốc tế đang bị chi phối bởi việc dành ảnh hưởng giữa hai ông anh lớn, Mỹ cần phải triệt để khai thác phân hóa đó để tạo ra thế chân vạc, ‘tam quốc tân thời’, chứ hai ông CS lớn đó ngồi với nhau thì Mỹ khó chống đỡ.
TT Nixon đã có viễn kiến xa hơn tất cả mọi người. Sau khi chiến tranh VN chấm dứt, quan hệ Liên Xô - Trung Cộng đổ vỡ hoàn toàn, không hàn gắn được. Sau đó, ngay cả TC cũng đánh VC trong khi VC đánh Căm-Pu-Chia. Chuyện ‘môi hở răng lạnh’ biến thành răng cắn cho đứt môi.
Phải thẳng thắn nhìn nhận chiến tranh VN là một hột cát kẹt trong con mắt của Mỹ, không có một ích lợi nào mà chỉ làm cộm mắt. TT Nixon thực sự muốn chấm dứt chiến tranh VN. Nhưng cũng không khác TT Johnson, ông không muốn là tổng thống đầu tiên thua trận, nhất là thất hứa không bảo vệ đồng minh. Thất hứa đó, ông sợ Mỹ sẽ phải trả giá quá cao khi Mỹ và khối Liên Xô-TC còn đang tranh dành ảnh hưởng trên các quốc gia đệ tam. Mỹ bỏ miền Nam VN quá dễ dàng sẽ khiến các quốc gia đệ tam cân nhắc việc làm đồng minh với Mỹ.
Điều ông hy vọng là sẽ có thể điều đình trên đầu VC, tức là điều đình thẳng với Liên Xô và TC để hai xứ đàn anh này ép VC chấp nhận một giải pháp nào đó mà sẽ không có bên nào thắng bên nào thua, chấm dứt chiến tranh VN theo mô thức Triều Tiên, duy trì tình trạng hai miền trong khi chờ đợi thống nhất có thể cả chục năm sau.
TT Nixon sai lầm và thất bại vì ông đã không tính trước sự chống đối quá mạnh của đối lập DC và nhất là không tính Watergate.
Đảng DC thất bại với TT Johnson nhất quyết không cho ông CH Nixon thành công. Trong suốt thời gian nắm quyền, ông Nixon đã gặp phải chống đối tuyệt đối của phe đối lập DC và TTDC thiên tả suốt ngày bôi bác miền Nam và ca tụng VC, chưa kể hàng vạn người xuống đường biểu tình liên tục cả mấy năm trời. Chỉ trong 4 năm nhiệm kỳ đầu, TT Nixon đã bị Hạ Viện DC biểu quyết hơn 80 lần, trung bình 3 tuần một lần trong suốt bốn năm liền, đòi TT Nixon chấm dứt can dự vào cuộc chiến.
Tháng Chạp 1969, Thượng Viện DC thông qua luật Church-Cooper (thượng nghị sĩ DC Frank Church của Idaho, và CH John Cooper của Kentucky) cấm triệt mọi hoạt động quân sự -hành quân hay dội bom- trên lãnh thổ Lào. Đường mòn Hồ Chí Minh được các nghị sĩ DC Mỹ bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Năm 1974, VNCH bất lực nhìn VC chuyển quân và súng đạn ào ạt vào Nam VN qua đường mòn bây giờ đã thành xa lộ HCM. TT Nixon muốn đánh bom, nhưng bị vướng xình lầy Watergate, không đủ hậu thuẫn chính trị để vượt qua luật Church-Cooper.
Tháng 6, 1970, Thượng Viện DC thông qua tu chính Church-Cooper cấm chính quyền Nixon không được chi một đồng nào cho cuộc chiến tại Căm-Pu-Chia, cấm gửi lính qua hay đánh bom xứ này luôn. Đến phiên các mật khu VC trên đất Căm-Pu-Chia được Thượng Viện DC Mỹ bảo đảm an toàn. VC di chuyển bộ tư lệnh từ “R” ở Nam VN qua Căm–Pu-Chia.
Năm 1973, lấy cớ Hiệp Định Paris đã ký, TNS Church lại cho thông qua luật mới cắt hết mọi viện trợ quân sự cho ba nước Việt-Miên-Lào. QLVNCH hết nhận được viện trợ quân sự. Cũng năm 1973, quốc hội thông qua luật War Power Act, Quyền Tham Chiến, bắt tổng thống phải xin phép quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng. Vì Hiệp Định Paris đã chấm dứt chiến tranh VN, nếu Mỹ trở lại VN thì sẽ coi như mở đầu một cuộc chiến mới, phải có sự chấp thuận của quốc hội do DC nắm đa số tại cả hai viện. (Cả hai luật cắt viện trợ hoàn toàn và cấm tham chiến khi đó được tân nghị sĩ Joe Biden ủng hộ)
Trong khung cảnh ‘nội chiến’ với đối lập DC đó, TT Nixon lại dính vào vụ Watergate, dĩ nhiên bị TTDC và DC triệt để khai thác, cuối cùng ép ông phải từ chức.
Câu hỏi không bao gi có câu trả lời: nếu TT Nixon không bị DC chặt chân trói tay và dính lầy Watergate thì số phận VN sẽ ra sao? Hiệp Định Paris sẽ như thế nào? Ông sẽ đối phó thế nào khi thấy VC chuyển quân giữa ban ngày trên xa lộ HCM? Ông sẽ phản ứng ra sao khi VC xé Hiệp Ước Paris, tung thiết giáp chiếm Nam VN năm 75?
Nhiều người VN trách cứ TT Nixon và nhất là cố vấn Kissinger đã gian trá, lừa gạt VNCH, bán đứng VNCH cho Trung Cộng, để bảo vệ Do Thái.
Luận cứ này có đúng nhưng cũng sai. Đúng ở điểm TT Nixon muốn tìm giải pháp rút khỏi VN và nhiều khi đã không hoàn toàn chân thật với TT Thiệu, vì nhu cầu bảo vệ quyền lợi Mỹ cũng như thực hiện sách lược ‘tam quốc’ của ông, trong khi ông lại không muốn TT Thiệu công khai chống vì ông sợ mang tiếng phản đồng minh, do đó đã dấu TT Thiệu nhiều chuyện. Không đúng ở điểm TT Nixon muốn bán đứng VNCH cho TC với bất cứ giá nào, để bảo vệ Do Thái. Tố Kissinger “bán đứng VN để bảo vệ Do Thái” là một luận cứ thô thiển dễ ăn khách vì Kissinger là Do Thái. Cũng chỉ là một giả thuyết nằm trong câu chuyện hư cấu thế lực ngầm Do Thái thao túng cả thế giới. Thật ra, Do Thái chưa bao giờ là một yếu tố quan trọng trong việc giải quyết chiến tranh VN.
TT Nixon cố gắng tìm một giải pháp để VNCH có thể tồn tại lâu dài, qua những cuộc dội bom Căm-Pu-Chia và nhất là những cuộc dội bom trên Hà Nội mùa Giáng Sinh 72, nhưng mỗi lần ông ra tay mạnh là một lần bị khối DC ra luật mới trói tay thêm.
Luận cứ TT Nixon bán đứng miền Nam thật ra là do phe DC tung ra để chạy tội sau khi mất miền Nam, dấu nhẹm tất cả những biểu quyết của khối DC tại quốc hội đã khoá chặt tay TT Nixon. Nếu quốc hội đã ra luật cắt mọi viện trợ quân sự, cấm Mỹ dội bom trên cả bốn vùng, nam và bắc VN, Lào và Căm-Pu-Chia, cấm cả tổng thống không được tham chiến trở lại thì cho dù TT Nixon muốn giữ miền Nam thì ông có cách nào? Làm sao có thể nói TT Nixon là người chịu trách nhiệm về việc bỏ/mất VNCH? Điều ngạc nhiên phải nói là việc ông đã cứng cựa, cầm cự dai dẳng được 4 năm, vớt vát đến cùng, trước khi ký Hiệp Định Paris.
TT Nixon bị phe đối lập DC đánh đến độ không còn giữ được cái ghế của ông, làm sao giữ được cả miền Nam VN?

6.     TT Ford. Cộng Hòa 1974 – 1976
TT Ford nhậm chức sau khi TT Nixon từ chức. Ông thừa hưởng một nước Mỹ đang bị khủng hoảng nặng chưa từng thấy và phải tập trung mọi nỗ lực để cứu con bệnh Mỹ, trong khi uy tín ông không có bao nhiêu vì chỉ là tổng thống ‘ngáp’ do Nixon chỉ định chứ không ai bầu (tuy ông có được quốc hội phê chuẩn). Trong chuyện VN, ông hoàn toàn bị trói tay bởi Hiệp Định Paris cũng như các luật Church-Cooper.
Khi VC rầm rộ chiếm miền Trung, ào ạt nam tiến, TT Ford tìm mọi cách cứu giúp. Ông yêu cầu quốc hội cho lính Mỹ trở lại viện cớ không phải để cứu nam VN, mà là để cứu lính và dân Mỹ còn đang ở VN. Ông cũng yêu cầu quốc hội cho tháo khoán khẩn cấp 720 triệu tiền viện trợ quân sự đã được phê chuẩn cho tài khoá 75 nhưng chưa tháo khoán. Những yêu cầu này bị quốc hội DC bác bỏ. Nhưng TT Ford vẫn bất chấp, trong những ngày cuối, cho chở hàng loạt vũ khí, đại bác, súng đạn qua cho VNCH, lấy cớ thay thế hao mòn, trên nguyên tắc được Hiệp Định Paris cho phép. (Những chuyến bay này chở bom đạn đến, khi rời VN thì chở qua Mỹ hàng ngàn trẻ mồ côi VN; chuyến bay đầu tiên, họa vô đơn chí, rớt ngay tại Tân Sơn Nhất, cả trăm trẻ em bị chết)
Cuối tháng Tư 75, khi VC gõ cửa Sàigòn, quốc hội DC cũng bác luôn yêu cầu của TT Ford xin viện trợ khẩn cấp 300 triệu để tăng cường bảo vệ thủ đô Sàigòn và phần còn lại của miền Nam trong khi chờ đợi (hy vọng?) các bên điều đình lại. Cận ngày mất nước khi không còn hy vọng gì, TT Ford xin chuyển số 300 triệu này qua một quỹ đặc biệt giúp chuyên chở và định cư tại Mỹ khoảng 200.000 quân cán chính VNCH mà ông cho rằng chắc chắn sẽ bị VC giết sau khi họ chiến thắng. Đề nghị này cũng bị quốc hội DC bác.
Mãi đến ngày 23/5, ba tuần sau khi VNCH đã mất, trong khi cả vạn người Việt đang chờ tại Guam và Wake, và sau những vận động mạnh của TT Ford trong hậu trường, quốc hội mới biểu quyết chấp nhận 130.000 người Việt đầu tiên tỵ nạn. Ở đây, phải ghi nhận khi đó, tân thượng nghị sĩ Joe Biden đã là tiếng nói chống đối mạnh nhất.

KẾT
Nhìn vào thực tế lịch sử, VN từ thời Quốc Gia VN đến Đệ Nhất rồi Đệ Nhị Cộng Hòa, cũng kể luôn cả chế độ VC tại miền Bắc, trước sau vẫn chỉ là quân chốt trên bàn cờ chính trị thế giới. Quân chốt của Mỹ và quân chốt của khối CS quốc tế, trong một cuộc chiến ‘ủy nhiệm’ không hơn không kém. Việc đánh hay giúp VN –QG hay CS- luôn nằm trong những tính toán lớn của các đại cường. Cấp lãnh đạo VN từ CS đến QG, có tiếng nói rất nhỏ và quyền hành còn nhỏ hơn nữa.
Dù vậy, cũng không thể nói cấp lãnh đạo VN hoàn toàn không có trách nhiệm. Về phiá quốc gia, những chuyện như Bảo Đại ăn chơi trác táng không lo việc nước, hay TT Diệm xây dựng nên một quốc gia thịnh vượng và ổn định, nhưng sau đó phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trở nên độc đoán, hay các tướng lãnh đảo chánh trên danh nghiã để đánh VC hữu hiệu hơn, nhưng rồi vì tham vọng cá nhân liên tục chỉnh lý lẫn nhau, bán cái việc đánh VC cho Mỹ, các sư sãi ‘chống chiến tranh’, linh mục ‘chống tham nhũng’, sinh viên ‘chống bắt lính’, ký giả ‘đi ăn mày’, nhân sĩ ‘đòi quyền sống’, các chính khách thời cơ ‘cẳng giữa’, những cuộc triệt thoái hỗn độn qua những quân lệnh bất nhất, rồi cuộc đầu hàng vô điều kiện quá nhanh thay vì cầm cự ít lâu để tìm cách điều đình,… cuối cùng đưa đến mất nước, đó chính là những phần trách nhiệm lớn của người Việt quốc gia, không phải là lỗi của Johnson hay Nixon hay Kissinger gì hết.
Những sai lầm đó đưa đến sự hy sinh cao cả nhưng oan uổng của một số tướng lãnh oai hùng tuẫn tiết vì nước và những sĩ quan và lính can trường chiến đấu đến cùng dù biết vô vọng.
Những lập luận "Mỹ tháo chạy" hiển nhiên không sai lắm, nhưng dù sao cũng vẫn là cách các quan chức miền Nam xiả tay đổ thừa mà không dám nhận phần trách nhiệm của chính mình.
Nhiều chính khách và tướng lãnh có trách nhiệm lớn trong cuộc chiến đã viết sách hay nói chuyện. Hầu hết đều khoe mình đúng và tài giỏi, để đổ thừa tất cả sai lầm lên đầu người khác. Điều đáng buồn là hình như những vị này, trong đó có nhiều vị bỏ quan bỏ lính ôm vợ con chạy, đã không có một vị nào đủ can đảm đứng ra nhận sai lầm của chính mình, công khai có một lời xin lỗi người dân và nhất là xin lỗi người lính miền Nam, từ lính chủ lực tới địa phương quân, nghiã quân, nhân dân tự vệ và cảnh sát, và nhất là vợ con của lính, là những nạn nhân khốn khổ thật sự trong cuộc chiến bi thảm kéo dài 30 năm.

**************************************************************************************************************************************

Ma túy vào VIỆT NAM như chỗ không người???!!!
Song Chi -  RFA  April 22-2019

Những ngày gần đây có khá nhiều tin tức bắt giữ các vụ tàng trữ, vận chuyển ma túy từ các ngả đường khác nhau vào VN -qua cửa khẩu biên giới phía Bắc và qua đường biên giới phía Tây-Nam, với số lượng ma túy “khủng”, như:
-Ngày 14.4: "An Giang bắt giữ vụ vận chuyển 26,6 kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam" (Infp.net), Và 'Bắt thêm ba đối tượng đường dây vận chuyển 26,6 kg ma túy xuyên quốc gia (Báo Nhân dân Điện Tử). Theo bài báo thứ hai:
“Liên quan vụ bắt giữ 26,6kg ma túy tại cửa khẩu Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang, trưa 14-4, Công an tỉnh An Giang cho biết, đây là đường dây buôn bán vận chuyển ma túy xuyên quốc gia từ Campuchia vào Việt Nam do các đối tượng tại TP Hồ Chí Minh và đồng bọn thực hiện.
30kg ma túy tổng hợp, gồm: 31.850 viên thuốc lắc, một ký Ketamine và 17,8kg ma túy đá. Tất cả số ma túy trên đều được cất giấu trong các gói trà và thực phẩm chức năng để ngụy trang”. 
Thủ phạm là người Việt.
-Ngày 20.4: “Hơn 1,1 tấn ma tuý ở Sài Gòn chung đường dây với các vụ ở miền Trung” (VNExpress). Thông tin từ bài báo:
“Lô ma tuý lớn nhất từ trước đến nay bị Công an TP HCM bắt giữ có cùng thủ đoạn đóng ma tuý trong gói trà, giấu vào loa thùng" “Bị bắt cùng tang vật 1,1 tấn hàng đá giấu trong các loa thùng, Yeh Ching Wei (33 tuổi), Chiang Wei (31 tuổi, cùng quốc tịch Đài Loan) thừa nhận từng nhiều lần nhập cảnh vào Việt Nam theo lệnh của ông trùm là người Trung Quốc. Họ có nhiệm vụ nhận ma tuý đá được đóng trong các gói trà, đem giấu vào các thiết bị điện tử, hàng mỹ nghệ để vận chuyển đi nơi khác.”
Trước đó là hàng loạt vụ khác:
-Ngày 17.2, tại Hà Tĩnh" "Lực lượng chức năng đã bắt giữ xe ô tô biển Lào và một đối tượng người Lào là chủ hàng; 12 gùi hàng có 294 kg ma túy đá cùng một số tang vật liên quan" (Báo Tổ Quốc).
-Ngày 7.3 "Phá đường dân vận chuyển lượng lớn ma túy từ Lào vào Việt Nam" (Báo Nhân Dân), "bắt hai đối tượng, thu 600 nghìn viên ma túy tổng hợp, 36 bánh heroin và một xe ô tô.
-Ngày 19.3, Mộc Châu, Sơn La: "Bắt đối tượng vận chuyển số ma túy 'khủng' (Báo An Ninh Thủ Đô), số lượng thu giữ được gồm 11.800 viên hồng phiến; 1 kg ma túy đá; thủ phạm là người Việt.
-Ngày 23.3: “Vụ vận chuyển 300kg ma túy tại TP.HCM: Thu giữ thêm 276kg ma túy đá”, VTC. 
Bài báo cho biết:
“Chiều 23/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – Bộ Công an cho biết, đơn vị vừa phối hợp với cơ quan Hải quan và Cảnh sát Philippines bắt giữ thêm 276kg ma túy đá trong đường dây buôn bán trái phép chất ma túy do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu."
Ảnh minh họa: Những thủ phạm Lào bị bắt vị vận chuyển ma túy vào Việt Nam. Courtesy of quangbinh.gov.vn
Trước đó, chiều 20/3, tại quận Bình Tân, TPHCM, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – Bộ Công an chủ trì phối hợp với các đơn vị, tỉnh thành liên quan tiến hành bắt giữ 11 đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy đá từ Lào qua khu vực cửa khẩu Bờ Y về TPHCM. Tang vật thu giữ là 300kg ma túy đá.
Công an cũng đã chặt đứt 2 mắt xích của đường dây này tại Hà Tĩnh và Quảng Bình, thu giữ hơn 500kg ma túy đá.”
Đài VOA Ban Việt Ngữ cũng đưa tin: "VN bắt 16 nghi phạm Trung Quốc trong đường dây ma túy Đông Dương".
-Ngày 11.4: "Phá đường dây vận chuyển ma túy từ nước ngoài về Hải Phòng" (Báo Nhân Dân Điện tử", tantg vật là hơn 17 nghìn viên thuốc lắc (MDMA) vaq2 hơn 1 kg ma túy đá (ketamine), thủ phạm là 2 người Việt 'vận chuyển ma túy từ Campuchia về Hải Phòng và các tỉnh lân cận tiêu thụ."
-Ngày 18.4: "Nghệ An: Vụ gần 1 tấn ma túy đá 'bỏ quên' bên vệ đường: Lộ diện kẻ cầm đầu là người Đài Loan (Báo Bảo vệ Pháp luật). Như vậy, sơ sơ chỉ trong vòng vài tháng trở lại đây, chúng ta đả có thể tìm thấy khá nhiều vụ phá án như vậy. Thủ phạm có thể là những người Việt, thường là nằm trong những đường dây mua bán ma túy lớn, hoặc là người nước ngoài, trong đó có nhiều vụ đứng phía sau là những ông trùm người Trung Quốc.
Lọt thỏm giữa vô số tin tức cướp giết hiếp, ấu dâm, những vụ tiêu cực khác ở VN, chưa kể những tin chấn động trên thế giới thời gian gần đây như vụ cháy Nhà thờ Đức Bà tại Paris, vụ khủng bố hàng loạt nhà thờ Thiên Chúa giáo, khách sạn làm chết và bị thương hàng trăm người ở Sri Lanca… có bao nhiêu người thực sự chú ý đến những vụ bắt giữ ma túy này? Nhưng những ai quan tâm thì bàng hoàng, rúng động vì số lượng các vụ việc, khối lượng ma túy bị phát hiện, từ đó đặt ra rất nhiều câu hỏi.
Ngoài những vụ buôn bán ma túy đưa vào tiêu thụ trong nước, có những vụ VN chỉ là trạm trung chuyển trong những đường dây ma túy lớn tại khu vực. Từ bao giờ VN đã gần như trở thành một điểm trung chuyển ma túy như vậy? Lực lượng công an tại các cửa khẩu, tỉnh thành của VN làm việc như thế nào mà VN cứ như ngôi nhà mở toang các cửa cho ma túy tha hồ vào?
Trên facebook của mình, nhà báo Vũ Kim Hạnh viết: ”2,6 tấn ma túy đá, nhơn nhơn vận chuyển trên đường từ Nghệ An vào TPHCM, bị bắt TPHCM, vài ngày sau lại bị bắt ở Nghệ An và TPHCM khởi tố, trong chỉ 5 ngày. Trời, tưởng tượng nổi không, cứ như cút bắt tấn tấn ma túy đá. Một lần được "sampling" đã toi một cuộc đời mà tấn tấn?
Nói gì khác hơn là ma túy đá đang xuyên thủng các cửa khẩu, băng băng thẳng tiến vào Việt Nam và được tàng trữ, phân phối ở các TP lớn, trong đó trọng điểm là TPHCM, vào ra, di chuyển thong dong NHƯ CHỐN KHÔNG NGƯỜI?
Nhớ lại, đúng 1 tháng trước, ngày 20/3/2019, TPHCM bắt được 300 kg ma túy đá ở quận Bình Tân trong bàng hoàng: Lương ma túy lớn quá, họ cân tang vật cứ như cân khoai? Lúc đó, thiếu tướng Phan Anh Minh - phó giám đốc Công an TP.HCM - cho biết: thực tế là Việt Nam, trong đó, TPHCM đang trở thành một nơi trung chuyển ma túy.
"Một trong các nguyên nhân là trách nhiệm của cơ quan thi hành pháp luật, kiểm soát cửa khẩu còn sơ hở, sơ hở hơn rất nhiều so với các nước Đông Nam Á. Bị bắt ở Việt Nam, tội phạm không sợ bị dẫn độ vì tương trợ tư pháp của ta với các nước không tốt, nhiều nước không hợp tác với Việt Nam" - ông Minh nói. 
1 tháng sau lời cảnh báo của Tướng Phan Anh Minh công an vẫn bắt được những vụ vận chuyển, ồ ạt đổ hàng đá về TP với số lượng gấp nhiều lần, kiểu cách tích trữ, vận chuyển táo tợn, thách thức hơn. TPHCM cứ phải oằn mình truy đuổi bọn tội- phạm -giết- người –hàng- loạt kiểu “thả gà ra đuổi” vậy làm sao chịu nổi ?
Theo tôi, điều đáng sợ nhất, kinh hoàng nhất lại là đang thể hiện sự bất lực nhất là chuyện ngăn chận đường dây buôn ma túy QT đang đổ vào VN, biến VN thành sào huyệt bọn tội phạm xuyên quốc gia với qui mô, tầm cỡ “chuyên nghiệp”, khổng lồ đến khủng khiếp. Cứ nhìn ma túy chạy nghênh ngang trong các TP thì hiểu là các cửa khẩu biên giới đang rất lỏng lẻo như thả lỏng, bỏ mặc cho ma túy tràn vào.”
Chỉ một lượng ma túy nhỏ thôi là đã đủ làm hỏng đầu óc, sức khỏe một con người. Mà vụ nào cũng hàng trăm kg, thậm chí cả tấn ma túy các loại.
Tội phạm buôn ma túy đi vào VN có đủ mọi tầng lớp, mọi con đường, kể cả dưới vỏ bọc vào VN để kinh doanh, ma túy được cất giấu đủ kiểu khác nhau, con đường đi cũng “thiên hình vạn trạng”, khi thì qua cửa khẩu đi đường bộ, khi đi đường sông, lúc lại theo đường máy bay: báo Thanh Niên số ra ngày 19.3 “Vận chuyển ma túy qua đường hàng không: 3 án tử hình, 1 án chung thân”, thủ phạm là người Việt; báo Hải quan số ra ngày 26.3 “Vận chuyển trái phép ma túy trên tuyến hàng không vẫn “nóng"
Đó là chưa nói đến những câu hỏi còn nhức nhối hơn:
Những vụ bắt giữ được này chiếm bao nhiêu tỷ lệ so với những vụ chưa bị phát hiện? Sau khi phát hiện và bắt giữ hàng đống ma túy, có khi nào, vì lòng tham của ai đó hoặc vì một sơ hở nào đó, số lượng ma túy kia lại âm thầm được tuồn ra thị trường trở lại?
Có ai nghĩ đến chuyện phải tích cực quản lý, giám sát tại các cửa khẩu? Phải tăng mức phạt đến cỡ nào để đủ sức răn đe loại tội phạm này, kể cả người nước ngoài?
Nhưng có những nguyên nhân không thể chối cãi là lòng tham của một số người Việt tiếp tay với người nước ngoài đầu độc chính đồng bào mình cộng với nạn tham nhũng của giới công an, nhà cầm quyền đã biến VN như nhà không chủ, tội phạm ma túy tha hồ ra vào, lộng hành!
Lạnh người nghĩ tới tương lai của người Việt, vốn đã bị đầu độc dần dần hàng ngày hàng giờ bao lâu nay bởi những công trình, nhà máy làm ăn bất chấp đạo đức lương tâm, cứ tha hồ xả khói, xả chất thải, làm ô nhiễm môi trường, tàn phá thiên nhiên; bởi thực phẩm “bẩn”, tẩm đủ loại hóa chất tràn lan ngoài thị trường và rồi thì ma túy. Trong đó có rất nhiều vụ là do các tập đoàn, đối tác, thủ phạm người Trung Quốc. Bởi với họ, VN vừa thuận tiện “sông liền sông núi liền núi”, vừa là một trong những quốc gia dễ vào làm ăn nhất, quan chức dễ mua chuộc nhất.
Có ai làm những cuộc khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc về mức độ nghiện ma túy gia tăng như thế nào và ảnh hưởng của ma túy đến sức khỏe, tinh thần của người Việt nói chung và giới trẻ VN nói riêng không?

@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@


Phó bí thư thường trực Thành ủy TP. HCM Trần Lưu Quang


"Ma túy bắt ở TP. HCM quy ra tiền không đếm nổi số 0"

Tuổi Trẻ Online 20/04/2019

Sáng 20-4, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị kiểm tra đánh giá việc triển khai, thực hiện nghị quyết 33 - khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn TP.HCM. Trưởng đoàn kiểm tra là ông Võ Văn Thưởng - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tuyên giáo trung ương.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Lưu Quang nói TP.HCM là nơi "nước chảy chỗ trũng", có cả nước sạch và nước không sạch. Ông nói lượng ma túy bắt trên địa bàn TP hiện nay tính bằng tấn, hàm lượng gần như tinh khiết, có khi tới 99%, giá trị nếu tính bằng tiền Việt thì không đếm nổi số 0. Nếu so với trước đây thì khủng khiếp lắm

Ông đưa ra một số lý giải cho việc này. Thứ nhất là việc các thế lực chọn Việt Nam làm địa bàn trung chuyển ma túy thay thế cho Thái Lan. Chính phủ Thái Lan đã đầu tư hàng tỉ USD cho hệ thống soi chiếu hiện đại nhất thế giới, phát hiện gần như tất cả các trường hợp vận chuyển nên các thế lực chọn Việt Nam làm địa bàn trung chuyển thay thế. Sau khi Việt Nam đánh mạnh vào Sơn La thì có xu hướng chuyển vào phía Nam. Nguyên nhân thứ hai, theo ông, là hệ lụy từ cải cách hành chính không thể tránh được. Đó là hiện nay khi xuất khẩu hàng qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất và Cát Lái có khái niệm luồng xanh, các doanh nghiệp không có vi phạm gì trước đây thì qua luồng này không cần khai báo. 


******************************************************************************************************************************
On Tuesday, April 23, 2019, 5:35:01 PM PDT, > From: Thuy_Ban TB Subject: 


Hàng loạt thực phẩm “dính độc” bị trả về bán cho người dân Việt Nam tiêu thụ!!!

__._,_.___

Posted by: Thanh Nguyen 

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts