Đại Học chăn Trâu




Monday, 25 April 2016

Người Việt ồn ào



Date: Sun, 24 Apr 2016 06:01:56 +0000
From: giaosuk
Subject: *&* - Người Việt ồn ào


                                                                                       Việt Ồn Ào

Tôi không biết người Mỹ, nói chung, có trầm lặng hay không. Nhưng tôi biết chắc một điều: Người Việt chúng ta, nói chung, thì rất ồn ào.

Tôi không nói đến những sự ồn ào khi xem bóng đá hay trong các cuộc tranh tài khác. Ở đâu cũng vậy. Văn hoá thể thao hay văn hoá lễ hội là văn hoá của đám đông và của sự ồn ào.
Ở đây, tôi chỉ giới hạn trong đời sống hàng ngày.

Với giới hạn như thế, tôi có cảm tưởng, sự ồn ào của người Việt là một điều rất đáng nói.

Ồn ào từ ngoài đường phố. So với các đường phố trên thế giới, đường phố Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn, đứng đầu là Sài Gòn và Hà Nội, có hai đặc điểm nổi bật nhất: lộn xộn và ồn ào. Chuyện lộn xộn thì chúng ta đã bàn trong bài về văn hoá giao thông; còn chuyện ồn ào thì cũng đã được nhiều người đề cập. Tôi đã từng nghe nhiều người bạn vốn du lịch nhiều, nhận xét: Chưa thấy đường phố nào ồn ào như đường phố ở Việt Nam.

Đi xe, từ xe hơi đến xe gắn máy, người ta bóp còi inh ỏi liên tục. Ở ngoại quốc, lái xe, thỉnh thoảng chúng ta cũng bóp còi. Mục đích chủ yếu của việc bóp còi là để nhắc nhở chiếc xe phía trước điều gì đó, chẳng hạn, đèn đã xanh nhưng họ vẫn tiếp tục ngừng lại. Ở Việt Nam, bóp còi chủ yếu là để nhắc nhở những người lái xe khác, trước mặt và chung quanh, là mình đang… lái xe.

Để họ nhường đường hoặc đừng quẹo ẩu. Thành ra, bắt chước Descartes, có thể nói, ở Việt Nam, “Tôi bóp còi, vậy tôi hiện hữu!” Hậu quả của “triết lý” đó là, theo ghi nhận của mấy người bạn và người quen của tôi, ở Việt Nam, hai bộ phận trong xe hơi và xe gắn máy dễ bị hư nhất là: kèn và thắng. Hầu như lúc nào chúng cũng hoạt động liên tục.

Ồn gần ngang ngửa với đường phố là chợ. Trong tiếng Việt có thành ngữ “ồn như chợ” hay “ồn như chợ vỡ”. Không có chợ nào đang hoạt động và có khách mà lại hoàn toàn im lặng. Nhưng độ ồn của nhiều chợ, nhất là các chợ ở Tây phương, thường rất chừng mực. Nói cho đúng: ở đó có nhiều tiếng động hơn là tiếng ồn. Thỉnh thoảng có vài chợ, một lúc nào đó, có người cầm loa phóng thanh quảng cáo hay chào mời khách hàng. Nhưng, thường, trong cả chợ, chỉ có một vài người chào mời hay quảng cáo như thế. Khi cửa hàng này dùng loa phóng thanh thì cửa hàng khác im lặng. Chợ Việt Nam, ngược lại, hầu như lúc nào cũng ồn. Tiếng chân lê trên dép nhựa. Tiếng chào hàng. Tiếng trả giá. Tiếng cãi cọ. Tiếng cười nói. Tiếng nhạc mở từ trong các tiệm. Ồn nhất là tiếng rao hàng. Ra ngoại quốc, người Việt vẫn giữ nguyên thói quen rao hàng rất ồn ào như thế. Cứ vào các khu chợ Việt Nam thì thấy. Đại khái: “Xoài tươi, 20 đô một thùng đây! Mại dzô!”, “Sầu riêng mới nhập từ Thái Lan, 3 đô một ký đây! Dzô đi bà con ơi!”. Thường người ta không nhường nhau. Mạnh ai nấy gào. Người bên cạnh gào to thì mình cố gào cho to hơn nữa. Cuộc chiến giành khách được thể hiện, trước hết, bằng độ lớn của những tiếng mời khách.

Cũng ngang ngửa với chợ là quán nhậu. Vào các quán bia rượu của Tây phương, người ta dễ thấy cảnh từng nhóm ngồi vừa uống vừa chuyện trò rù rì với nhau. Ở các quán nhậu Việt Nam thì khác hẳn. Nhậu, người Việt Nam thường có một thói quen mà người ngoại quốc hiếm khi có: ép. Uống một mình hình như người ta không thấy… dzui. Người ta phải mời người khác: “Cụng ly!” Vào cuộc, cụng. Nhậu ngà ngà rồi, cũng cụng. Đã ngất ngư, cũng cụng nữa. Người nào không tự nguyện cụng ly thì bị ép. Trong quán nhậu, lúc nào cũng nghe lảnh lói những tiếng mời ép như tiếng hô xung trận: “Dzô!” hay “Trăm phần trăm!” Ngoài chuyện mời hay ép, người ta còn bày cách phạt nhau. Đến muộn: phạt! Uống ít, phá mồi nhiều: phạt! Uống mà không say thì không “đã”. Mà đã say thì nói nhiều. Nhiều nhất là chuyện tiếu lâm. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong các quán nhậu, lâu lâu người ta lại cười rú lên.

Ngay trong các lớp học, người Việt Nam cũng ồn. Lớp toàn sinh viên Việt Nam càng ồn. Ở các lớp xen kẽ vừa sinh viên ngoại quốc vừa sinh viênViệt Nam, theo kinh nghiệm đi dạy gần cả 20 năm của tôi, đám sinh viên Việt Nam cũng thường có thói quen nói chuyện trong lớp nhiều nhất. Trong các cuộc họp hành hay hội nghị cũng thế. Trên bục, diễn giả cứ nói; ở dưới, thính giả cứ tự nhiên chụm đầu vào nhau rì rầm. Thỉnh thoảng lại cười rinh rích trông rất hả hê.

Nhưng không phải chỉ ở ngoài đường, ngoài chợ, trong quán nhậu, trong lớp học hay hội trường, người Việt mới ồn. Tôi muốn nói thêm: ở đâu người Việt Nam cũng ồn. Cái ồn không ở hoàn cảnh mà ở cái giọng. Nói chung, theo tôi, phần lớn người Việt Nam có giọng nói và tiếng cười khá to. Dĩ nhiên không phải tất cả. Nhưng có nhiều, rất nhiều. Có thể nói là đa số.

Ở trường học, ngồi trong văn phòng, nghe rộ lên những tiếng cười rổn rảng; chưa kịp nghe giọng, tôi đã biết ngay: người Việt! Thỉnh thoảng cũng nhầm: không phải người Việt. Mà là người Hoa! Thì cũng…đồng văn cả!

Thật ra, nếu đi thi giọng, chưa chắc giọng người Việt đã lớn. Có khi ngược lại. Có điều, ở chỗ công cộng, người Tây phương thường hãm âm thanh lại cho… vừa đủ nghe. Còn người Việt thì không. Ở đâu và lúc nào cũng thường chỉ có một “volume”. Lại là volume ở độ cao nhất.

Tại sao có hiện tượng như thế?

Trong cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” (bản dịch của Nguyễn Hồi Thủ, nxb Văn Nghệ, California, 1991), Bá Dương cũng ghi nhận là người Trung Quốc, đặc biệt là người Quảng Đông, cũng rất ồn ào. Ông cũng đặt câu hỏi: Tại sao? Rồi ông trả lời: “Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng là mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình.” (tr. 40).

Tôi không nghĩ đó là trường hợp của người Việt Nam. Tôi cho tính ồn ào chỉ là tàn tích của xã hội nông nghiệp. Ngay cả hiện nay, đa số người Việt vẫn còn sống ở nông thôn. Tuyệt đại đa số người Việt từ trung niên trở lên, ngay trong thành phần trí thức, cũng có gốc gác nông thôn.

Đời sống nông thôn khác đời sống thành thị ở nhiều phương diện, nhưng quan trọng nhất, theo tôi, là ở quan hệ giữa nhà ở và nơi làm việc: cả hai, thật ra, là một. Nhà để ở đồng thời cũng để làm việc. Người ta may vá trong nhà, dệt cửi trong nhà, đan lát trong nhà. Người ta phơi lúa ngoài sân, giã thóc ngoài sân; nuôi heo, nuôi gà, nuôi vịt trong vườn; trồng trọt cây trái và rau cỏ cũng trong vườn. Nhà, do đó, được kiến trúc theo lối đa chức năng; rất ít khi chia phòng, ngay cả nhà của phú hộ. Ý niệm riêng tư hầu như không có. Ngủ, phần lớn là ngủ chung; ba bốn người trên chiếc giường. Giường, phần lớn đặt sát bên nhau, ở một góc nào đó, không có vách ngăn. Có khi người ta ngủ ngay trên chiếc phản đặt giữa nhà.

Từ nhà này sang nhà khác, cũng không ai cần báo trước. Cứ xồng xộc bước thẳng vào nhà. Không thấy chủ ở nhà trên thì đi thẳng xuống nhà dưới; không thấy nữa thì đi tuốt ra sau vườn. Nói chuyện, người ta cũng không cần đến gần nhau. Người mẹ vừa nấu ăn trong bếp vừa lớn tiếng la rầy con đang chơi trước sân, dặn dò chồng đang lúi húi đào đất sau vườn, hay tâm tình với bà hàng xóm bên cạnh. Không có ý niệm riêng tư, không ai “care” đến chuyện làm phiền người khác vì giọng nói hay tiếng cười rổn rảng hoặc chói lói của mình.

Ở thành thị thì khác. Nơi ở và nơi làm việc thường là hai không gian khác nhau. Sáng, người ta đến hãng, sở hay công ty làm việc với nhiều người khác: đó là không gian lao động và cũng là không gian công cộng. Tối, người ta mới về nhà nghỉ ngơi: Nhà trở thành không gian để nghỉ ngơi và hoàn toàn có tính chất riêng tư. Để bảo vệ tính riêng tư, nhà người ta lúc nào cũng cửa đóng then cài. Ngay trong nhà, giữa người này và người nọ cũng có những sự riêng tư nhất định. Mỗi người một phòng riêng. Không phải lúc nào người ta cũng có thể xồng xộc vào phòng nhau.
 
Thậm chí, ở phòng này, người ta cũng không muốn làm phiền người ở phòng bên cạnh. Nhạc chỉ mở vừa đủ cho mình nghe. Và nói, người ta cũng chỉ nói vừa đủ cho người đối thoại nghe. Tiếng ồn, do đó, bị xem như một sự xúc phạm và vi phạm vào sự riêng tư của người khác. Có thể nói “điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe” hầu như là quy luật của đời sống thành thị.

Những thói quen ăn to nói lớn, bất chấp sự riêng tư và quyền có sự im lặng của người khác được nuôi dưỡng trong nền văn hoá nông nghiệp kéo dài cả hàng ngàn năm ăn sâu vào chúng ta, không dễ gì mai một, ngay khi chúng ta đã ở thành phố, kể cả các thành phố đã được đô thị hoá rất cao ở Tây phương. Còn ở các thành phố mang nhiều chất nông thôn như ở Việt Nam thì khỏi phải nói.

Sự tồn tại của người-Việt-ồn-ào không chừng còn lâu. Có khi sang tận thế kỷ 22.
 
                        Nguyễn Hưng Quốc


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Thursday, 21 April 2016

Báo Thiếu Nhi: 6-7-8-9-10 (1971)



Thieunhi_6.pdf




Thieunhi_7.pdf




Thieunhi_8.pdf




Thieunhi_9.pdf




Thieunhi_10.pdf


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?40_n=C4=83m_qu=C3=A1_=C4=91=E1=BB

Monday, 18 April 2016

Từ điển Ngôn ngữ của Đảng cộng sản Việt Nam


Cập nhất lần chót: 02/27/2013

Mời các bạn đóng góp!
(Tất nhiên, tôi sẽ giữ kín tên các "cộng tác viên" muốn ẩn danh)



CÔNG TRÌNH TỰ PHÁT CỦA THÂN HỮU VIET-STUDIES
(KHÔNG DÍNH LÍU GÌ ĐẾN ĐCSVN)
Từ điển Ngôn ngữ của Đảng cộng sản Việt Nam
(2012-2013)
 (Sẽ được thường xuyên cập nhật, sắp xếp lại)




NHÓM (tạm thời):
 
Phản động | Thoái hoá | Láng giềng | Nội bộ
Kinh tế | Chế độ | Giáo dục | Văn hoá (!)
Đảng | Thái độ | Sáo ngữ | Chưa biết xếp vào đâu


PHẢN ĐỘNG
THOÁI HOÁ
LÁNG GIỀNG
NỘI BỘ

  • thành phần xấu
  • kẻ xấu
  • đối tượng xấu
  • phần tử xấu
  • chân rết
  • lề trái, lề phải
  • (bọn) manh động
  • chúng, thằng, nó

  • phản động
  • con bài chính trị
  • thâm căn cố đế
  • Mỹ Nguỵ

  • tụ tập
  • tập họp đông người
  • khiếu kiện nhiều người
  • tuần hành biểu tình
  • dân oan khiếu kiện

  • kích động chống phá
  • điên cuồng chống phá
  • chống phá nhà nước
  • chống phá đảng
  • bạo động lật đổ
  • lật đổ chính quyền nhân dân

  • xuyên tạc tình hình
  • trắng trợn vu cáo
  • (bị) lôi kéo
  • trái phép
  • xúi giục
  • bôi xấu
  • bôi nhọ
  • quả tang
  • lật tẩy
  • tự thú
  • vạch mặt
  • điểm mặt
  • luận điệu
  • sản phẩm ngoài luồng

  • cơ quan chức năng
  • lực lượng chức năng
  • chuyên gia bút chiến
  • dự luận viên (chữ của ông Hồ Quang Lợi)
  • vào cuộc
  • bao cao-su đã qua sử dụng
  • mời đến làm việc (ở đồn công an)
  • theo quy định pháp luật


  • diễn biến hoà bình
  • thế lực thù địch
  • tự diễn biến
  • tự chuyển hoá
  • (có) yếu tố nước ngoài
  • tự tiêu cực
  • thế lực thù địch trực tuyến (online hostile force)
  • giãy chết

  • bộ phận không nhỏ
  • xã hội đen
  • tạm thoái trào
  • chia rẽ nội bộ

  • làm trái
  • tha hoá
  • hủ lậu
  • tiêu cực
  • lung lạc
  • ngấm ngầm
  • nhen nhúm
  • cố tình
  • nguỵ biện
  • hồ đồ
  • lập luận quanh co
  • thiếu trách nhiệm
  • gây hậu quả nghiêm trọng
  • bị xao động
  • những biểu hiện lệch lạc
  • nhạy cảm hoá


  • Trung Quốc
  • tên côn đồ
  • nước lạ
  • tàu lạ
  • giặc lạ (vd: hai bà Trưng chống giặc lạ)
  • nước lớn
  • môi hở răng lạnh
  • 16 chữ vàng
  • núi liền núi, sông liền sông
  • văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan
  • người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh (vd: lời Nguyễn Chí Vịnh)

  • đường lưỡi bò
  • biển đảo
  • cắt cáp
  • làm đứt cáp (khác cắt cáp!)
  • ghe giã cào
  • cõng rắn cắn gà nhà

  • xã hội chủ nghĩa anh em
  • bè bạn quốc tế
  • bè bạn năm châu
  • thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới
  • hữu nghị



  • sâu, bầy sâu
  • cấp lãnh đạo
  • lãnh đạo
  •  "trên"
  • thủ trưởng
  • (xử lý) nghiêm
  • nghiêm chỉnh
  • giao ban
  • chỉ đạo
  • nhắc nhở
  • trảm
  • hỏi mồi

  • xin lỗi
  • xin hứa
  • xin thề
  • phê bình, tự phê bình
  • yêu thương đồng chí
  • đồng thuận cao
  • trù úm
  • sờ gáy
  • cố tình làm nhục
  • đấu đá nội bộ

  • cánh hầu
  • cậu đánh máy
  • bộ 3 bất khả thi của Việt Nam
  • nửa giải Nô-ben
  • quên ở nhà
  • chính chủ
  • gà Bắc Giang
  • gà lậu
  • tiền polymer
  • hốt liền (xem Nguyễn Bá Thanh)
  • vui thú điền viên
  • chim mồi (CSGT)
  • CÁ (công an)
  • bóc lịch
TÊN RIÊNG
  • đồng chí X
  • đồng chí 4
  • Tư ếch sờ
  • Hùng móm
  • Trọng lú
  • Dũng bựa
  • Tư ngơ
  • Thuý polymer
  • Đinh La Thăng
  • La mãi mà vẫn không Thăng
  • Đinh Thế... Thôi
  • Vương Đình Huệ
  • Cao Minh Quang
  • Nguyễn Thiện Nhân


KINH TẾ
CHẾ ĐỘ
GIÁO DỤC
VĂN HOÁ (!)

  • kinh tế thị trường
  • định hướng xã hội chủ nghĩa
  • quy luật phát triển
  • đi tắt đón đầu
  • kinh tế mũi nhọn
  • đầu tàu
  • hoá rồng
  • tái cơ cấu
  • tái cấu trúc
  • nội lực

  • cưỡng chế
  • đất
  • súng hoa cải
  • khu đất vàng
  • giải toả
  • thu hồi đất
  • đền bù
  • nhà xã hội
  • bất động sản
  • bong bóng (bất động sản)
  • phá băng (bất động sản)

  • anh cả đỏ
  • quả đấm thép
  • doanh nghiệp nhà nước
  • tập đoàn
  • tổng công ty
  • ngân hàng
  • tổng giám đốc
  • nghề họp và nhậu (các TGĐ tự nhận với nhau)
  • thân nhân tổng giám đốc
  • chủ tịch hội đồng quản trị
  • thân nhân hội đồng quản trị
  • nợ xấu
  • công nghiệp không khói (vd: mãi dâm, du lịch)

  • xé rào
  • cởi trói
  • sân sau
  • chồng chéo
  • bêtông cốt tre
  • lôcốt
  • nhóm lợi ich
  • lợi ich nhóm
  • nộp phí là yêu nước


  • đỉnh cao trí tuệ
  • vĩ đại
  • loài người tiến bộ
  • văn minh nhân loại
  • đời đời nhớ ơn
  • vinh quang muôn năm
  • ngày mai tươi sáng
  • chính nghĩa sáng ngời
  • chân lí sáng ngời
  • từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
  • thừa thắng xông lên
  • dưới lá cờ vẻ vang của đảng
  • tính tiên phong của đảng ta
  • đảng là đạo đức, là văn minh
  • cần kiệm liêm chính chí công vô tư
  • dân chủ gấp vạn lần
  • tập trung dân chủ
  • Người (viết hoa)
  • sống mãi
  • lẽ sống
  • điểm tựa
  • sự nghiệp chúng ta
  • hệ thống chính trị
  • sợi chỉ đỏ xuyên suốt
  • chủ nghĩa anh hùng
  • một lòng một dạ
  • bộ phận không thể tách rời
  • nhận thức sâu sắc
  • lãnh đạo tài tình
  • thành công tốt đẹp
  • ấm lòng nghĩa đảng, tình dân
  • cái tâm và cái tầm
  • đồng tâm, đồng chí, đồng ý, đồng lòng (vd: lời Nguyễn Phú Trọng)
  • công bằng, dân chủ, văn minh
  • toàn đảng, toàn quân, toàn dân
  • tính đảng
  • tính giai cấp
  • bản chất giai cấp
  • đấu tranh (tranh đấu)
  • tồn vong
  • đạo đức Hồ Chí Minh
  • học tập đạo đức Hồ Chí Minh
  • tư tưởng Hồ Chí Minh
  • thi đua
  • (phần thưởng, danh hiệu) cao quý
  • bước tiến tất yếu của lịch sử
  • còn đảng còn mình
  • xa rời lý tưởng
  • dân chủ giả hiệu
  • bệnh thành tích
  • thành tích chủ nghĩa
  • tự sát
  • diệt gọn
  • hiến kế
  • truyền lửa
  • nội hàm
  • trao đổi lý luận (xem bài này)


  • hạt giống đỏ
  • đại học đẳng cấp quốc tế
  • đại học chất lượng cao
  • đại học xuất sắc
  • học tại chức
  • đào tạo liên thông
  • hợp tác quốc tế
  • tỵ nạn giáo dục
  • chảy máu chất xám
  • vì tương lai con em chúng ta
  • vì tương lai con em chúng tao
  • xã hội hoá
  • dạy thêm học thêm
  • dạy sô, chạy sô
  • chạy trường
  • đi thầy đi cô (hoặc "đi thầy cô": đi quà hay tiền cho thầy cô để mua điểm)
  • đạo văn
  • nhà giáo ưu tú
  • IQ cao
  • bằng dỏm
  • bằng giả
  • đạo sách
  • viện sĩ
  • tiến sĩ
  • 2 vạn tiến sĩ
  • n không (n = 2, 3, 4....)
Y TẾ

  • bệnh lạ
  • chữa bệnh cứu người
  • bữa ăn gây bệnh (xem Bộ trưởng y tế)
  • bệnh tiêu chảy cấp
  • cò bệnh viện


  • văn hoá từ chức
  • khu, xóm văn hoá
  • cửa quyền
  • trên bảo dưới không nghe
  • buôn vua
  • chạy chức, chạy quyền
  • chạy
  • cải thiện
  • nhân thân
  • quen thân
  • đầy tớ
  • bầu (bóng đá)
  • người nhà
  • vợ
  • bồ nhí
  • chân dài
  • con cháu
  • con dâu
  • con rể
  • con ông cháu cha (COCC)
  • con các cụ cả (CCCC)
  • ém
  • bồi dưỡng
  • quà
  • phong bì
  • chống tham nhũng
  • bôi trơn
  • rút ruột
  • moi tiền
  • một cửa
  • chạy án
  • chạy tội
  • cháy vé
  • ăn gian
  • đầu nậu
  • bảo kê
  • băng đảng
  • lách luật
  • nhục hình
  • khen thưởng
  • hiệp sĩ
  • thọc gậy bánh xe
  • đểu
  • độc chiêu
  • giả nai (phụ nữ khai tuổi ít hơn)
  • trên thuận dưới quà
ĐẢNG
THÁI ĐỘ
SÁO NGỮ
CHƯA BIẾT SẮP VÀO ĐÂU

  • Đảng ta
  • đồng chí
  • dân
  • Bộ Chính trị
  • hội đồng lý luận trung ương
  • ban tuyên giáo
  • nhà tư tưởng (cán bộ ban Tư tưởng Trung ương tự xưng)
  • cơ cấu
  • bộ sậu
  • tổng bí thư
  • nguyên tổng bí thư
  • thủ tướng
  • chị thủ tướng
  • con gái thủ tướng
  • con trai thủ tướng
  • phò mã
  • phó thủ tướng
  • bộ trưởng
  • thứ trưởng
  • người cầm đầu
  • tư lệnh ngành
  • thống đốc ngân hàng nhà nước
  • đại biểu quốc hội
  • chủ tịch quốc hội
  • dí dỏm
  • thương tật
  • 50 năm tuổi đảng
  • cách mạng lão thành
  • quan hệ công chúng
  • biệt kích văn nghệ


  • nhất trí
  • cầu thị
  • sắt son
  • đồng lòng
  • tự giác
  • phản tỉnh
  • quán triệt
  • triệt để
  • dứt khoát
  • quyết liệt
  • quyết tâm
  • khẳng định
  • kiên định
  • kiên trì
  • thành khẩn
  • đinh ninh
  • bộc trực
  • day dứt
  • bức xúc
  • yếu kém
  • tiêu cực
  • nhạy cảm
  • phản cảm
  • hụt hẫng
  • tự sướng
  • quản
  • quản lý
  • siết
  • thắt chặt
  • lan toả
  • đăng đàn
  • uốn nắn
  • ra quân
  • vào cuộc
  • vu cáo
  • chém gió
  • nói vo
  • nói không
  • "sốc"
  • vững tay lái
  • không chòng chành xao động
  • từng bước
  • ai cũng biết rằng
  • chân thành lắng nghe


  • đi vào chiều sâu
  • đi vào cuộc sống
  • trước sau như một
  • gắn bó mật thiết
  • chủ trương lớn (của Đảng và Nhà nước)
  • bản lề
  • đột phá
  • bước ngoặt
  • nhất trí cao
  • dân chủ cao
  • bản lĩnh chính trị
  • tầm cao mới
  • tăng sức chiến đấu (cho đảng viên)
  • lợi bất cập hại
  • lấy lại lòng tin
  • nguy hiểm khôn lường
  • đậm đà bản sắc dân tộc
  • nhiệm vụ trọng tâm
  • cái nhìn chiến lược
  • khúc ruột ngàn dặm
  • con ngươi của mắt mình
  • hết sức quan tâm
  • quan tâm sâu sắc
  • dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong
  • đi sâu đi sát quần chúng
  • bà con
  • trí thức



  • đến thăm và làm việc
  • chỉ đạo hội nghị
  • nhiệt liệt chào mừng
  • kính thưa các đồng chí lãnh đạo đảng
  • tiếp thu ý kiến chỉ đạo
  • ân cần thăm hỏi và động viên
  • thay mặt
  • đề nghị chính phủ hỗ trợ

  • đánh giá cao
  • tuy nhiên, bên cạnh những...
  • bước đầu thành công tốt đẹp
  • bước đầu có những tiến bộ đáng kể
  • cơ bản hoàn thành
  • cơ bản là tốt
  • thành công là cơ bản
  • tuy nhiên còn một vài tồn tại
  • không có Đảng yếu kém chỉ có nhân dân yếu kém

  • ai cũng là con của bác Hồ
  • diễn biến phức tạp
  • Gú gờ chấm Tiên Lãng
  • phóng viên bấm nút (xem Hồ Quang Lợi)

  • "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên"
  • Dù gái hay trai chỉ hai là đủ"




NGẠN NGỮ
(Đang sắp xếp lại)

Trọng mà chẳng Sang, chỉ hèn
Dũng mà không Hùng, chỉ gấu.

Hung hăng như Đinh La Thăng
Quệ xệ như Vương Đình Huệ

Cười như Mạnh
lạnh như Anh
ăn như Dũng
mếu như Trọng
im lặng như Hùng
tỉ tê như Sang
vội vàng như Rứa.

Thanh Vịnh nổ Bình Bình
(Tứ lựu đạn)

Đảng là mẹ, Bác là cha
Bác Hồ đã mất : Đảng ta góa chồng
Anh Chinh, anh Duẩn, anh Đồng
Lăm le lại muốn làm chồng Đảng ta

(ca dao 1969)

Sai lầm là cả Trung ương
Cớ sao lại bắt Trần Phương một mình
Sai lầm là cả Triều đình
Cớ sao lại bắt một mình Trần Phương?
(Về sai lầm giá lương tiền)

Ngày xưa Đại tướng cầm quân
Ngày nay Đại tướng cầm quần chị em

Đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người?
(Nguyễn Phú Trọng)

Chết vì Đảng là cái chết rất lãng

Sông Cầu là đầu câu chuyện
Ba số 5 vừa nằm vừa ký
 

Đi đâu rồi biết đi đâu
Đi đâu cũng được, đi đầu vẫn hơn

"Mười năm phấn đấu không bằng một lần cơ cấu"

Nhất hậu duệ
Nhì quan hệ
Ba tiền tệ
Bốn trí tuệ
Còn lại là mặc kệ

Nhất thân
Nhì thế
Tam tiền
Tứ chế

Tiền là tiên là Phật
Là sức bật của tuổi trẻ
Là sức khỏe của tuổi già
Là cái đà danh vọng
Là cái lộng che thân
Là cán cân công lý
Ôi, tiền là hết ý

Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt
Lươn lẹo luồng lách lại leo lên

Thanh cha (tra) thanh mẹ thanh gì?
Hể có phong bì là nó thanh kiêu* (thank you)

Ghế thì ít, đít thì nhiều

(Thủ tục) đầu tiên là (thủ tục) tiền đâu

Vào Đảng đi cho quần chúng trong sạch

Nhà mặt phố bố làm to

Ba mươi tết thầy giáo tháo giày đi chợ
Mùng một tết giáo chức dứt cháo đón xuân sang

Bốn quý mỗi năm ở cơ quan nhà nước:
Quý một là quý ăn chơi
Quý hai chỉnh huấn, quý ba đào hầm
Quý tư là quý cuối năm:
Kiếm thêm gạo thịt về thăm ông bà

Có tai như điếc
Có mắt như mù
Có miệng như câm

Ăn như tu.
Ở như tù.
Làm như phu.
Nói như ... lãnh tụ.
Đến khi về hưu mới biết mình .... ngu!

Việt Minh, Việt Cộng, Việt kiều,
Trong ba Việt ấy, Đảng yêu Việt nào
Việt Minh tuổi đã hơi cao
Việt Cộng ốm yếu xanh xao, gầy mòn
Việt kiều như gái còn son
Đảng yêu đảng quý như con trong nhà…

"Đảng hiểu tôi"

Bá Thanh ra Ba Đình
Nhiệm vụ: tự chặt tay mình
Vậy: làm sao cho không chảy máu
Để: tự cứu mình và đồng chí mình?

Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi
Chiến khu thu lúa chú khiêng rồi
Thi đua chi nữa thua đi mãi
Kháng chiến làm chi khiến chán thôi

Dép râu giẫm nát đời non trẻ
Mũ tai bèo che khuất nẽo tương lai

Bồ là phở, vợ là cơm
Sáng chở cơm đi ăn phở
Chiều chở phở đi ăn cơm
Tối cơm về nhà cơm, phở về nhà phở

Nhân dân thiếu gạo thiếu mì
Mày lên vũ trụ làm gì hả Tuân?
---
Ai lên vũ trụ thì lên
Riêng tôi ở lại ghi tên mua mì
---
Khi đáp xuống, mẹ của Phạm Tuân đến mừng, bà nói khẽ:
Sao không xin gạo xin mì
Xin lên vũ trụ làm gì hỡi Tuân?
---
Một thằng lên vũ tru(trụ)
Một trăm thằng đến Mos-cu(Moscow)
Một nghìn thằng nhậu lu bù
Hàng triệu "thằng" quần hở cu

Lao động là vinh quang
Lang thang là chết đói
Hay nói là ở tù
Lù khù đi kinh tế mới
(1985-86)

Khi đi chơi không bàn chuyện công việc
Khi làm việc không bàn chuyện ăn nhậu
Khi ngồi nhậu không bàn chuyện triều đình
Khi làm tình không thảo luận nghị quyết.

Mọi người làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe
Mọi người làm việc bằng năm
Để cho cán bộ vừa nằm vừa ăn
(Hợp tác xả)


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts